HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC PHẬT
HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC PHẬT
Là người học Phật, trước tiên chúng ta phải quy y Tam Bảo, và thọ ngũ giới.
Thế nào là quy y Tam Bảo ?
Quy là quay về.
Y là nương theo, là căn cứ vào, (y chỉ)
Quy y Tam Bảo là quay về, nương theo Tam Bảo.
Tam Bảo là gì ?
Tam Bảo là ba của báu dành cho chúng sanh. Trong đó
Phật bảo : Là người đã giác ngộ, đã thấu hiểu chân lý tối thượng của thiên nhiên và nhân sinh. Người đã phát tâm đại từ bi, chỉ dẫn cho chúng sinh phương pháp để thoát ra khỏi "sinh tử luân hồi", thoát khỏi biển khổ ở đời.
Pháp bảo : Là các phương pháp Phật nói ra để chúng sinh theo đó mà tu hành với mục đích "Giải thoát khỏi luân hồi", thoát khỏi các khổ đau, phiền não mà ai cũng gặp ở đời.
Tăng bảo : Là các vị tu hành theo phương pháp của đức Phật đề ra để giải thoát khỏi luân hồi. Là các vị tự nguyện bỏ nhà, xuất gia theo học Phật pháp. Họ là những người giữ gìn Phật pháp trường tồn ở thế gian, là những người thay mặt đức Phật để làm ruộng phước cho thế gian, để chúng sinh gieo hạt giống trong đạo Phật, để chúng sinh kết duyên với đạo Phật.
Do đó, khi chúng ta :
QUY Y PHẬT tức là đem thân tâm mình tin tưởng vào đức Phật, đem thân mạng mình giao phó cho đức Phật, Vì thế ta không được tin và theo vào bất cứ Thượng đế nào khác, hay các loại Thiên địa quỷ thần nào khác.
QUY Y PHÁP tức là chúng ta chỉ tin tưởng vào giáo pháp mà đức Phật đã dậy (gọi là Phật pháp) không tin theo các loại kinh sách nào của ngoại đạo.
QUY Y TĂNG tức là chúng ta chỉ tin tưởng các vị tăng xuất gia là những người hộ trì, giữ gìn giáo pháp của đức Phật. Không nghe theo bất cứ ai dụ dỗ mình theo niềm tin của họ.
(còn tiếp)
Thế nào là quy y Tam Bảo ?
Quy là quay về.
Y là nương theo, là căn cứ vào, (y chỉ)
Quy y Tam Bảo là quay về, nương theo Tam Bảo.
Tam Bảo là gì ?
Tam Bảo là ba của báu dành cho chúng sanh. Trong đó
Phật bảo : Là người đã giác ngộ, đã thấu hiểu chân lý tối thượng của thiên nhiên và nhân sinh. Người đã phát tâm đại từ bi, chỉ dẫn cho chúng sinh phương pháp để thoát ra khỏi "sinh tử luân hồi", thoát khỏi biển khổ ở đời.
Pháp bảo : Là các phương pháp Phật nói ra để chúng sinh theo đó mà tu hành với mục đích "Giải thoát khỏi luân hồi", thoát khỏi các khổ đau, phiền não mà ai cũng gặp ở đời.
Tăng bảo : Là các vị tu hành theo phương pháp của đức Phật đề ra để giải thoát khỏi luân hồi. Là các vị tự nguyện bỏ nhà, xuất gia theo học Phật pháp. Họ là những người giữ gìn Phật pháp trường tồn ở thế gian, là những người thay mặt đức Phật để làm ruộng phước cho thế gian, để chúng sinh gieo hạt giống trong đạo Phật, để chúng sinh kết duyên với đạo Phật.
Do đó, khi chúng ta :
QUY Y PHẬT tức là đem thân tâm mình tin tưởng vào đức Phật, đem thân mạng mình giao phó cho đức Phật, Vì thế ta không được tin và theo vào bất cứ Thượng đế nào khác, hay các loại Thiên địa quỷ thần nào khác.
QUY Y PHÁP tức là chúng ta chỉ tin tưởng vào giáo pháp mà đức Phật đã dậy (gọi là Phật pháp) không tin theo các loại kinh sách nào của ngoại đạo.
QUY Y TĂNG tức là chúng ta chỉ tin tưởng các vị tăng xuất gia là những người hộ trì, giữ gìn giáo pháp của đức Phật. Không nghe theo bất cứ ai dụ dỗ mình theo niềm tin của họ.
(còn tiếp)
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC PHẬT
Sau khi các bạn thọ Tam Qui rồi, tiếp theo là thọ ngũ giới.
Các bạn nên đăng ký ở một chùa nào gần nhà để được thọ Tam Qui, ngũ giới. Vì thọ giới phải có giới sư chứng nhận thì giới hạnh mới thành tựu.
Trong kinh Phạm Võng (Kinh về giới luật), dạy rằng :
Già chết gần kề, Phật pháp sắp diệt, chư Phật tử, vì muốn đắc đạo nên nhất tâm cần cầu tinh tấn. Chư Phật do nhất tâm cần cầu tinh tấn nên đặng chứng quả "Vô Thượng Chánh Giác" huống là các pháp lành khác.
Nhân lúc còn mạnh khỏe, các Phật tử phải nên gắng sức siêng tu pháp lành . Đâu nên chẳng gấp cầu đạo lại chần chờ đợi già yếu. Còn mong mỏi thú vui gì.
Ngày nay đã qua
mạng sống giảm dần
Như cá cạn nước
nào có vui chi !!!
Các Phật tử! Lắng nghe : Sau khi đức Phật diệt độ, trong thời mạt pháp, phải nên tôn kính giới pháp này. Trì giới này thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như người bệnh được lành, như người tù được thả, như kẻ đi xa được về nhà. Nên biết rằng giới pháp này là đức thày sáng suốt của đại chúng, không khác đức Phật còn ở đời.
Nếu không có lòng sợ tội, thì tâm lành khó nẩy nở. Cho nên trong kinh có lời dạy : "Chớ nên xem thường những lỗi nhỏ mà cho là không hại, giọt nước dầu nhỏ mà lần đầy cả chum lớn. Lúc tạo tội chừng trong giây phút mà phải cả nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa ngục. Một phen mất thân người, thời muôn kiếp khó đựơc lại.
Sắc trẻ không dừng, dường như ngựa chạy. Mạng người vô thường, mau hơn nước dốc. Ngày này dầu còn, khó bảo đảm được ngày mai. Đại chúng, mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn . Chớ biếng nhác trễ lười, phóng túng , ngủ nghỉ. Ban đêm phải nhất tâm niệm Phật, tham thiền, chớ để thời gian luốn qua vô ích, mà sau này phải ăn năn.
Các bạn nên đăng ký ở một chùa nào gần nhà để được thọ Tam Qui, ngũ giới. Vì thọ giới phải có giới sư chứng nhận thì giới hạnh mới thành tựu.
Trong kinh Phạm Võng (Kinh về giới luật), dạy rằng :
Già chết gần kề, Phật pháp sắp diệt, chư Phật tử, vì muốn đắc đạo nên nhất tâm cần cầu tinh tấn. Chư Phật do nhất tâm cần cầu tinh tấn nên đặng chứng quả "Vô Thượng Chánh Giác" huống là các pháp lành khác.
Nhân lúc còn mạnh khỏe, các Phật tử phải nên gắng sức siêng tu pháp lành . Đâu nên chẳng gấp cầu đạo lại chần chờ đợi già yếu. Còn mong mỏi thú vui gì.
Ngày nay đã qua
mạng sống giảm dần
Như cá cạn nước
nào có vui chi !!!
Các Phật tử! Lắng nghe : Sau khi đức Phật diệt độ, trong thời mạt pháp, phải nên tôn kính giới pháp này. Trì giới này thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như người bệnh được lành, như người tù được thả, như kẻ đi xa được về nhà. Nên biết rằng giới pháp này là đức thày sáng suốt của đại chúng, không khác đức Phật còn ở đời.
Nếu không có lòng sợ tội, thì tâm lành khó nẩy nở. Cho nên trong kinh có lời dạy : "Chớ nên xem thường những lỗi nhỏ mà cho là không hại, giọt nước dầu nhỏ mà lần đầy cả chum lớn. Lúc tạo tội chừng trong giây phút mà phải cả nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa ngục. Một phen mất thân người, thời muôn kiếp khó đựơc lại.
Sắc trẻ không dừng, dường như ngựa chạy. Mạng người vô thường, mau hơn nước dốc. Ngày này dầu còn, khó bảo đảm được ngày mai. Đại chúng, mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn . Chớ biếng nhác trễ lười, phóng túng , ngủ nghỉ. Ban đêm phải nhất tâm niệm Phật, tham thiền, chớ để thời gian luốn qua vô ích, mà sau này phải ăn năn.
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC PHẬT
Khi đức Phật kết giới, ngài dạy rằng :
"Hiếu thuận với cha mẹ, Sư tăng, Tam Bảo. Hiếu thuận là pháp chí đạo. Hiếu gọi là giới, cũng gọi là cấm ngăn".
Giới : là giới hạn, không được vượt qua.
Tại sao Hiếu thuận lại là giới ? : Tại vì người có lòng hiếu thuận thì không dám làm gì trái ý cha mẹ, Phật tử không dám làm gì trái ý Sư tăng, Tam Bảo. Mà cha mẹ và Sư Tăng, Tam Bảo cũng chỉ muốn những điều tốt đẹp nhất con con mình, hoặc cho Phật tử. Cho nên không muốn con mình hay Phật tử làm những điều xấu xa, tạo thành ác nghiệp. Do đó Phật đặt ra giới để cấm ngăn những việc mà Phật tử không được làm.
Đức Phật dạy :
1) GIỚI SÁT SANH
Nếu Phật tử , hoặc tự mình giết, bảo người giết, phuơng tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết. Nhân giết, duyên giết, cách thức giết, nghiệp giết.
Phàm tất cả loài hữu tình, có mạng sống, đều không được có ý giết. Là Phật tử lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ bi,lòng hiếu thuận, lập thế cứu giúp chúng sanh, mà trái lại tự phóng tâm nỡ lòng sát sanh, Phật tử này phạm "giới sát"
2) GIỚI TRÔM CƯỚP
Nếu Phật tử tự mình trộm cướp, bảo người trôm cướp, phuơng tiện trộm cướp, nhẫn đến dùng bùa chú để trộm cướp. Nhân trộm cướp, duyên trộm cướp, cách thức trộm cướp, nghiệp trộm cướp.
Tất cả tài vật có chủ dầu là của quỷ thần hay của kẻ giặc cướp, nhẫn đến một cây kim, một ngọn cỏ đều không được trộm cướp. Là Phật tử, lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, thường giúp cho mọi người được phước, được vui, mà trái lại, trộm cướp tài vật của người, Phật tử này phạm "giới trộm cướp".
"Hiếu thuận với cha mẹ, Sư tăng, Tam Bảo. Hiếu thuận là pháp chí đạo. Hiếu gọi là giới, cũng gọi là cấm ngăn".
Giới : là giới hạn, không được vượt qua.
Tại sao Hiếu thuận lại là giới ? : Tại vì người có lòng hiếu thuận thì không dám làm gì trái ý cha mẹ, Phật tử không dám làm gì trái ý Sư tăng, Tam Bảo. Mà cha mẹ và Sư Tăng, Tam Bảo cũng chỉ muốn những điều tốt đẹp nhất con con mình, hoặc cho Phật tử. Cho nên không muốn con mình hay Phật tử làm những điều xấu xa, tạo thành ác nghiệp. Do đó Phật đặt ra giới để cấm ngăn những việc mà Phật tử không được làm.
Đức Phật dạy :
1) GIỚI SÁT SANH
Nếu Phật tử , hoặc tự mình giết, bảo người giết, phuơng tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết. Nhân giết, duyên giết, cách thức giết, nghiệp giết.
Phàm tất cả loài hữu tình, có mạng sống, đều không được có ý giết. Là Phật tử lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ bi,lòng hiếu thuận, lập thế cứu giúp chúng sanh, mà trái lại tự phóng tâm nỡ lòng sát sanh, Phật tử này phạm "giới sát"
2) GIỚI TRÔM CƯỚP
Nếu Phật tử tự mình trộm cướp, bảo người trôm cướp, phuơng tiện trộm cướp, nhẫn đến dùng bùa chú để trộm cướp. Nhân trộm cướp, duyên trộm cướp, cách thức trộm cướp, nghiệp trộm cướp.
Tất cả tài vật có chủ dầu là của quỷ thần hay của kẻ giặc cướp, nhẫn đến một cây kim, một ngọn cỏ đều không được trộm cướp. Là Phật tử, lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, thường giúp cho mọi người được phước, được vui, mà trái lại, trộm cướp tài vật của người, Phật tử này phạm "giới trộm cướp".
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC PHẬT
3) GIỚI DÂM
Nếu Phật tử tự mình dâm dục, bảo người dâm dục, với tất cả phụ nữ, các loài cái, loài mái, cho đến Thiên nữ, quỷ nữ, Thần nữ, cùng phi đạo mà hành dâm: Nhân dâm dục, duyên dâm dục, cách thức dâm dục, nghiệp dâm dục.
Là Phật tử, đối với tất cả không được cố ý dâm dục,. Lẽ ra phải có lòng hiếu thuận, cứu độ tất cả chúng sinh, đem pháp thanh tịnh khuyên dạy người, mà trái lại không có tâm từ bi, làm cho mọi người sanh việc dâm dục, không lựa súc sanh, cho đến hành dâm vợi mẹ con, chị em trong lục thân, Phật tử này phạm "Giới Dâm"
4) GIỚI VỌNG
Nếu Phật tử, tự mình nói vọng ngữ, bảo người vọng ngữ, phương tiện vọng ngữ: Nhân vọng ngữ, duyên vọng ngữ, cách thức vọng ngữ, nghiệp vọng ngữ. Nhẫn đên không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, hoặc thân vọng ngữ, tâm vọng ngữ.
Là Phật tử, lẽ ra phải luôn luôn chánh ngữ, chánh kiến và cũng làm cho tất cả chúng sanh có chánh ngữ, chánh kiến, mà trái lại làm cho mọi người tà ngũ, tà kiến, tà nghiệp. Phật tử này phạm "Giới Vọng"
5) GIỚI BÁN RƯỢU
Nếu Phật tử tự mình bán rượu, bảo người bán rượu : Nhân bán rượu, duyên bán rượu, cách thức bán rượu, nghiệp bán rượu. Tất cả rượu không được bán, vì rượu là nhân duyên sanh tội lỗi.
Là Phật tử, lẽ ra phải làm cho chúng sanh có trí tuệ sáng suốt, mà trái lại, đem sự say mê điên đảo cho tất cả chúng sanh, Phật tử này phạm "Giới bán rượu".
6) GIỚI UỐNG RƯỢU
Nếu Phật tử cố uống rượu, mà rượu là thứ làm cho người uống sanh ra vô số tội lỗi. Nếu tự tay trao chén rượu cho người uống, sẽ mang ác báo : Năm trăm đời không tay, huống là tự uống. Cũng chẳng được bảo người và chúng sanh uống rượu, huống là tự mình uống. Nếu mình cố uống, cùng bảo người uống, Phật tử này phạm "Giới uống rượu".
Đức Phật dậy tiếp : Tất cả đại chúng phải nên thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết, biên chép quyển giới pháp Phật tánh thường trụ để lưu thông mãi mãi. Tất cả chúng sanh xoay vần truyền dạy lẫn nhau không dứt. Do đây được gặp chư Phật, được chư Phật trao tay. Đời đời khỏi hẳn ba ác đạo, thác sanh trong loài người hay cõi trời.
Nếu Phật tử tự mình dâm dục, bảo người dâm dục, với tất cả phụ nữ, các loài cái, loài mái, cho đến Thiên nữ, quỷ nữ, Thần nữ, cùng phi đạo mà hành dâm: Nhân dâm dục, duyên dâm dục, cách thức dâm dục, nghiệp dâm dục.
Là Phật tử, đối với tất cả không được cố ý dâm dục,. Lẽ ra phải có lòng hiếu thuận, cứu độ tất cả chúng sinh, đem pháp thanh tịnh khuyên dạy người, mà trái lại không có tâm từ bi, làm cho mọi người sanh việc dâm dục, không lựa súc sanh, cho đến hành dâm vợi mẹ con, chị em trong lục thân, Phật tử này phạm "Giới Dâm"
4) GIỚI VỌNG
Nếu Phật tử, tự mình nói vọng ngữ, bảo người vọng ngữ, phương tiện vọng ngữ: Nhân vọng ngữ, duyên vọng ngữ, cách thức vọng ngữ, nghiệp vọng ngữ. Nhẫn đên không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, hoặc thân vọng ngữ, tâm vọng ngữ.
Là Phật tử, lẽ ra phải luôn luôn chánh ngữ, chánh kiến và cũng làm cho tất cả chúng sanh có chánh ngữ, chánh kiến, mà trái lại làm cho mọi người tà ngũ, tà kiến, tà nghiệp. Phật tử này phạm "Giới Vọng"
5) GIỚI BÁN RƯỢU
Nếu Phật tử tự mình bán rượu, bảo người bán rượu : Nhân bán rượu, duyên bán rượu, cách thức bán rượu, nghiệp bán rượu. Tất cả rượu không được bán, vì rượu là nhân duyên sanh tội lỗi.
Là Phật tử, lẽ ra phải làm cho chúng sanh có trí tuệ sáng suốt, mà trái lại, đem sự say mê điên đảo cho tất cả chúng sanh, Phật tử này phạm "Giới bán rượu".
6) GIỚI UỐNG RƯỢU
Nếu Phật tử cố uống rượu, mà rượu là thứ làm cho người uống sanh ra vô số tội lỗi. Nếu tự tay trao chén rượu cho người uống, sẽ mang ác báo : Năm trăm đời không tay, huống là tự uống. Cũng chẳng được bảo người và chúng sanh uống rượu, huống là tự mình uống. Nếu mình cố uống, cùng bảo người uống, Phật tử này phạm "Giới uống rượu".
Đức Phật dậy tiếp : Tất cả đại chúng phải nên thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết, biên chép quyển giới pháp Phật tánh thường trụ để lưu thông mãi mãi. Tất cả chúng sanh xoay vần truyền dạy lẫn nhau không dứt. Do đây được gặp chư Phật, được chư Phật trao tay. Đời đời khỏi hẳn ba ác đạo, thác sanh trong loài người hay cõi trời.
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC PHẬT
Trong kinh Lăng nghiêm, Đức Phật dạy A Nan :
- Nguơi dậy người đời tu Tam Ma Địa, trước nhất phải chấm dứt dâm dục, ấy là lời dạy bảo rõ ràng, trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ nhất của chư Phật.
- A Nan ! Nếu chẳng dứt dâm dục mà tu thiền định, cũng như nấu cát muốn thành cơm, dù trải qua trăm ngàn kiếp, cũng chỉ là cát nóng.
Tại sao ? Vì cát vốn chẳng phải là cơm vậy.
Cũng thế, nếu lấy tham dâm mà cầu diệu quả của Phật, dẫu được khai ngộ, cũng chỉ là gốc dâm. Cội gốc đã thành dâm thì phải trôi lăn trong tam ác đạo, chẳng thể thoát khỏi, vậy làm sao có thể tu chứng đạo Niết Bàn ! Phải khiến thân tâm đều dứt hết sự dâm, cả cái dứt cũng chẳng có, thì mới có thể hy vọng chứng quả Bồ Đề.
- Như lời Ta thuyết gọi là Phật thuyết, chẳng thuyết như thế là tà ma thuyết.
- A Nan ! Lại chúng sanh lục đaọ trong thế giới, nếu tâm chẳng sát hại, thì chẳng theo dòng sanh tử tuơng tục.
- Người tu chánh định, cốt ra khỏi trần lao, Nếu tâm sát hại chẳng trừ, thì chẳng thể ra khỏi. Dẫu có nhiều trí tuệ, thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại, ắt phải lạc vào đạo quỷ thần. Hạng trên thành Đại lực quỷ, hạng giữa thành phi hành dạ xoa và các loại quỷ soái, hạng dưới thành địa hành la sát. Các loại quỷ thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng thành đạo vô thượng. Sau khi Ta diệt độ, trong đời mạt pháp, loại quỷ thần này sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng được đạo Bồ Đề.
- A Nan ! Sở dĩ ta tạm cho hàng Tỳ Kheo ăn ngũ tịnh nhục, việc này đều do thần lực của Ta hóa thành, vốn chẳng có sinh mạng. Vì xứ Bà La Môn đất đai phần nhiều giá lạnh, lại thêm cát đá, rau cỏ chẳng sanh, nên Ta dùng sức đại bi tạm thời hóa ra, giả danh là thịt cho các người được ăn. Nhưng tiếc thay, sau khi Như Lai diệt độ, người mang tên Phật tử lại ăn thịt chúng sanh !
- Các nguơi nên biết, những người ăn thịt, dù được khai ngộ tựa như Tam Ma Địa, nhưng đều là giống La Sát, khi hết phước báu phải chìm đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật. Những người như thế, giết nhau, nuốt nhau, ăn nhau không thôi, làm sao được ra khỏi luân hồi !
- Nguơi dạy người đời tu Tam Ma Địa, phải dứt trừ sát sanh, , ấy là dạy rõ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ hai của chư Phật !
- A Nan ! Nếu có người chẳng dứt sát hại mà tu thiền định, cũng như người tự bịt lỗ tai ,lớn tiếng kêu to, mà mong người khác chẳng nghe. Bọn này gọi là muốn giấu mà càng lộ. Hàng Tỳ Kheo trong sạch và chư Bồ Tát đi trên đường tẻ còn chẳng dẫm lên trên cỏ, huống chi là nhổ cỏ. Làm sao người có lòng đại bi lại ăn thịt chúng sanh ?
- Nếu Tỳ Kheo chẳng mặc tơ lụa, chẳng mang giáy dép da cừu, chẳng ăn những tô lạc, đề hồ... thuộc bộ phận thân thể của chúng sanh, thì Tỳ Kheo này nơi thế gian gọi là chơn giải thoát, khi nợ xưa trả sạch thì chẳng sanh vào tam giới.
Tại sao ? Vì dùng những bộ phận thân thể của chúng sanh để ăn mặc, thì phải trả nợ chúng sanh. Như người ăn thóc lúa mọc từ đất thì chân chẳng lìa đất. Cũng vậy, người mà đối với thân thể của chúng sanh chẳng ăn chẳng mặc, Ta nói người này là chơn giải thoát.
- Như lời Ta thuyết gọi là Phật thuyết, chẳng thuyết như thế gọi là ma thuyết.
- A Nan ! Lại như chúng sanh lục đạo trong thế giới, tâm chẳng trộm cắp thì chẳng theo dòng sinh tử tuơng tục.
- Người tu hành chánh định, cốt ra khỏi trần lao, nếu tâm trộm cắp chẳng trừ thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí tuệ, thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt tâm trộm cắp, ắt phải lạc vào tà đạo. Hạng trên thành linh tinh, hạng giữa thành yêu mỵ, hạng dưới thành kẻ tà. Bọn tà đạo kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng đã thành đạo vô thượng. Sau khi ta diệt độ, trong đời mạt pháp, bọn tà ma kia sôi nổi trong thế gian, che dấu sự gian dối, tự xưng là thiện tri thức, đã được pháp Thượng Nhân, lừa gạt kẻ không biết, khiến lạc mất Bản Tâm. Hễ họ đến chỗ nào thì người chỗ đó gia tài tiêu tán.
- Ta dạy các Tỳ Kheo tùy nghi khất thực, xả bỏ lòng tham, mới thành đạo Bồ Đề. Các Tỳ Kheo chẳng tự nấu ăn, huyễn thân tạm gởi nơi tam giới, thị hiện một đời sinh tử, đi rồi chẳng về (giải thoát sanh tử thì ra khỏi luân hồi, chẳng về tam giới). Tại sao bọn giặc mặc áo đạo Phật, giả mạo Tỳ Kheo, buôn bán Như Lai, tạo đủ thứ nghiệp, đều nói là Phật pháp ! Kỳ thật, họ chẳng phải là người chánh thức xuất gia, có thọ giới Tỳ Kheo của đạo Tiểu thừa. Do vậy khiến vô số chúng sanh mắc phải nghi lầm, đọa địa ngục A Tỳ.
Ngươi dạy người đời tu Tam Ma Địa, thì phải dứt tâm trộm cắp, ấy là lời dạy rõ ràng, trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ ba của chư Phật
- A Nan ! Nếu chẳng dứt tâm trộm cắp, mà tu thiền định, cũng như người lấy nước rót vào cái bình thủng, dù trải qua vô số kiếp cũng không thể đầy.
- Nếu hàng Tỳ Kheo, ngoài y bát ra, mảy may không tích trũ, xin ăn có dư, bố thí cho kẻ đói. Giữa nơi nhóm họp, chắp tay đảnh lễ chúng, có người đánh mắng, xem như khen ngợi, quyết định xả bỏ thân tâm. Với tất cả chúng sanh, cộng chung một da thịt xương máu. Chẳng lấy thuyết bất liễu nghĩa của Như lai làm của mình, rồi dạy lầm mà hại cho kẻ sơ học, thì Phật ấn chứng người đó được chơn Tam Muội.
- Như lời ta thuyết gọi là Phật thuyết, chẳng thuyết như thế, gọi là ma thuyết.
- A Nan ! Chúng sanh lục đạo trên thế giới, dù nơi thân tâm chẳng còn SÁT, ĐẠO, DÂM, nếu mắc phải đại vọng ngữ thì với Tam Ma Địa chẳng được trong sạch, thành giống ma ái kiến lạc mất giống Phật.
Chưa đắc quả, nói đã đắc, chưa chứng ngộ nói đã chứng. Như bảo người khác rằng :"Nay tôi đã được quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, cho đến Bồ Tát Thập Địa". Hoặc vì cầu sự thù thắng bậc nhất nơi thế gian, hoặc vì tham sự cúng dường, bảo họ lễ sám. Bọn Nhất Xiển Đề này tiêu diệt giống Phật, như người lấy dao chặt cây Đa La (cây này hễ gãy thì chẳng sống được nữa), Phật thọ ký người ấy mất hẳn thiện căn, chẳng có chánh kiến, chìm đắm trong tam ác đạo, chẳng thể thành tựu chánh định.
Ta phó chúc các Bồ Tát và A La Hán, sau khi Ta diệt độ, nên ứng thân trong thời mạt pháp, hiện đủ thứ hình tướng cứu độ chúng sanh bị luân chuyển. Hoặc làm Sa Môn, Bạch Y Cư Sĩ, vua chúa, quan lại, đồng nam, đồng nữ, ....như thế cho đến dâm nữ, quả phụ, kẻ gian dối, trộm cắp, đồ tể v.v...làm cộng sự với họ, khen ngợi Phật thừa, khiến thân tâm họ được vào Tam Ma Địa. Trọn chẳng tự nói ta là chơn Bồ Tát, chơn A La Hán, tiết lộ mật nhân của Phật đẻ khinh kẻ hậu học, chỉ trừ đến khi lâm chung, cần có sự phó chúc cho người nối pháp, làm sao người ấy lại mê hoặc chúng sanh, tự tạo tội, thành đại vọng ngữ, để vào ngục A Tỳ.
- Ngươi dạy người đời tu Tam Ma Địa, sau cùng phải dứt trừ đại vọng ngữ, ấy là lời dạy rõ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ tư của chư Phật.
- A Nan ! Nếu chẳng dứt đại vọng ngữ, cũng như lấy phẩn khắc hình cây chiên đàn, muốn được mùi thơm thì chẳng có chỗ đúng.
- Ta dạy Tỳ Kheo " TRỰC TÂM LÀ ĐẠO TRÀNG", tất cả hạnh nơi tứ oai nghi còn chẳng giả dối, làm sao lại tự xưng đã được pháp Thượng Nhân, ví như người nghèo tự xưng là vua , chỉ tự cầu tội chém, huống là trộm cắp danh hiệu của Pháp Vương !
- Cần phải biết nhơn địa chẳng chơn thì chiêu quả quanh co, nếu như thế mà cầu đạo Bồ Đề, cũng như người muốn tự cắn rốn mình, đâu thể thành tựu.
- Nếu các Tỳ Kheo , tâm ngay thẳng như dây đàn, tất cả chơn thật, vào Tam Ma Địa, hẳn không kẹt ma sự, Ta ấn chứng người ấy thành tựu Bồ Tát vô thượng tri giác.
Như Lời Ta thuyết gọi là Phật thuyết, chẳng thuyết như thế tức là ma thuyết.
- Nguơi dậy người đời tu Tam Ma Địa, trước nhất phải chấm dứt dâm dục, ấy là lời dạy bảo rõ ràng, trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ nhất của chư Phật.
- A Nan ! Nếu chẳng dứt dâm dục mà tu thiền định, cũng như nấu cát muốn thành cơm, dù trải qua trăm ngàn kiếp, cũng chỉ là cát nóng.
Tại sao ? Vì cát vốn chẳng phải là cơm vậy.
Cũng thế, nếu lấy tham dâm mà cầu diệu quả của Phật, dẫu được khai ngộ, cũng chỉ là gốc dâm. Cội gốc đã thành dâm thì phải trôi lăn trong tam ác đạo, chẳng thể thoát khỏi, vậy làm sao có thể tu chứng đạo Niết Bàn ! Phải khiến thân tâm đều dứt hết sự dâm, cả cái dứt cũng chẳng có, thì mới có thể hy vọng chứng quả Bồ Đề.
- Như lời Ta thuyết gọi là Phật thuyết, chẳng thuyết như thế là tà ma thuyết.
- A Nan ! Lại chúng sanh lục đaọ trong thế giới, nếu tâm chẳng sát hại, thì chẳng theo dòng sanh tử tuơng tục.
- Người tu chánh định, cốt ra khỏi trần lao, Nếu tâm sát hại chẳng trừ, thì chẳng thể ra khỏi. Dẫu có nhiều trí tuệ, thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại, ắt phải lạc vào đạo quỷ thần. Hạng trên thành Đại lực quỷ, hạng giữa thành phi hành dạ xoa và các loại quỷ soái, hạng dưới thành địa hành la sát. Các loại quỷ thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng thành đạo vô thượng. Sau khi Ta diệt độ, trong đời mạt pháp, loại quỷ thần này sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng được đạo Bồ Đề.
- A Nan ! Sở dĩ ta tạm cho hàng Tỳ Kheo ăn ngũ tịnh nhục, việc này đều do thần lực của Ta hóa thành, vốn chẳng có sinh mạng. Vì xứ Bà La Môn đất đai phần nhiều giá lạnh, lại thêm cát đá, rau cỏ chẳng sanh, nên Ta dùng sức đại bi tạm thời hóa ra, giả danh là thịt cho các người được ăn. Nhưng tiếc thay, sau khi Như Lai diệt độ, người mang tên Phật tử lại ăn thịt chúng sanh !
- Các nguơi nên biết, những người ăn thịt, dù được khai ngộ tựa như Tam Ma Địa, nhưng đều là giống La Sát, khi hết phước báu phải chìm đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật. Những người như thế, giết nhau, nuốt nhau, ăn nhau không thôi, làm sao được ra khỏi luân hồi !
- Nguơi dạy người đời tu Tam Ma Địa, phải dứt trừ sát sanh, , ấy là dạy rõ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ hai của chư Phật !
- A Nan ! Nếu có người chẳng dứt sát hại mà tu thiền định, cũng như người tự bịt lỗ tai ,lớn tiếng kêu to, mà mong người khác chẳng nghe. Bọn này gọi là muốn giấu mà càng lộ. Hàng Tỳ Kheo trong sạch và chư Bồ Tát đi trên đường tẻ còn chẳng dẫm lên trên cỏ, huống chi là nhổ cỏ. Làm sao người có lòng đại bi lại ăn thịt chúng sanh ?
- Nếu Tỳ Kheo chẳng mặc tơ lụa, chẳng mang giáy dép da cừu, chẳng ăn những tô lạc, đề hồ... thuộc bộ phận thân thể của chúng sanh, thì Tỳ Kheo này nơi thế gian gọi là chơn giải thoát, khi nợ xưa trả sạch thì chẳng sanh vào tam giới.
Tại sao ? Vì dùng những bộ phận thân thể của chúng sanh để ăn mặc, thì phải trả nợ chúng sanh. Như người ăn thóc lúa mọc từ đất thì chân chẳng lìa đất. Cũng vậy, người mà đối với thân thể của chúng sanh chẳng ăn chẳng mặc, Ta nói người này là chơn giải thoát.
- Như lời Ta thuyết gọi là Phật thuyết, chẳng thuyết như thế gọi là ma thuyết.
- A Nan ! Lại như chúng sanh lục đạo trong thế giới, tâm chẳng trộm cắp thì chẳng theo dòng sinh tử tuơng tục.
- Người tu hành chánh định, cốt ra khỏi trần lao, nếu tâm trộm cắp chẳng trừ thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí tuệ, thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt tâm trộm cắp, ắt phải lạc vào tà đạo. Hạng trên thành linh tinh, hạng giữa thành yêu mỵ, hạng dưới thành kẻ tà. Bọn tà đạo kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng đã thành đạo vô thượng. Sau khi ta diệt độ, trong đời mạt pháp, bọn tà ma kia sôi nổi trong thế gian, che dấu sự gian dối, tự xưng là thiện tri thức, đã được pháp Thượng Nhân, lừa gạt kẻ không biết, khiến lạc mất Bản Tâm. Hễ họ đến chỗ nào thì người chỗ đó gia tài tiêu tán.
- Ta dạy các Tỳ Kheo tùy nghi khất thực, xả bỏ lòng tham, mới thành đạo Bồ Đề. Các Tỳ Kheo chẳng tự nấu ăn, huyễn thân tạm gởi nơi tam giới, thị hiện một đời sinh tử, đi rồi chẳng về (giải thoát sanh tử thì ra khỏi luân hồi, chẳng về tam giới). Tại sao bọn giặc mặc áo đạo Phật, giả mạo Tỳ Kheo, buôn bán Như Lai, tạo đủ thứ nghiệp, đều nói là Phật pháp ! Kỳ thật, họ chẳng phải là người chánh thức xuất gia, có thọ giới Tỳ Kheo của đạo Tiểu thừa. Do vậy khiến vô số chúng sanh mắc phải nghi lầm, đọa địa ngục A Tỳ.
Ngươi dạy người đời tu Tam Ma Địa, thì phải dứt tâm trộm cắp, ấy là lời dạy rõ ràng, trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ ba của chư Phật
- A Nan ! Nếu chẳng dứt tâm trộm cắp, mà tu thiền định, cũng như người lấy nước rót vào cái bình thủng, dù trải qua vô số kiếp cũng không thể đầy.
- Nếu hàng Tỳ Kheo, ngoài y bát ra, mảy may không tích trũ, xin ăn có dư, bố thí cho kẻ đói. Giữa nơi nhóm họp, chắp tay đảnh lễ chúng, có người đánh mắng, xem như khen ngợi, quyết định xả bỏ thân tâm. Với tất cả chúng sanh, cộng chung một da thịt xương máu. Chẳng lấy thuyết bất liễu nghĩa của Như lai làm của mình, rồi dạy lầm mà hại cho kẻ sơ học, thì Phật ấn chứng người đó được chơn Tam Muội.
- Như lời ta thuyết gọi là Phật thuyết, chẳng thuyết như thế, gọi là ma thuyết.
- A Nan ! Chúng sanh lục đạo trên thế giới, dù nơi thân tâm chẳng còn SÁT, ĐẠO, DÂM, nếu mắc phải đại vọng ngữ thì với Tam Ma Địa chẳng được trong sạch, thành giống ma ái kiến lạc mất giống Phật.
Chưa đắc quả, nói đã đắc, chưa chứng ngộ nói đã chứng. Như bảo người khác rằng :"Nay tôi đã được quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, cho đến Bồ Tát Thập Địa". Hoặc vì cầu sự thù thắng bậc nhất nơi thế gian, hoặc vì tham sự cúng dường, bảo họ lễ sám. Bọn Nhất Xiển Đề này tiêu diệt giống Phật, như người lấy dao chặt cây Đa La (cây này hễ gãy thì chẳng sống được nữa), Phật thọ ký người ấy mất hẳn thiện căn, chẳng có chánh kiến, chìm đắm trong tam ác đạo, chẳng thể thành tựu chánh định.
Ta phó chúc các Bồ Tát và A La Hán, sau khi Ta diệt độ, nên ứng thân trong thời mạt pháp, hiện đủ thứ hình tướng cứu độ chúng sanh bị luân chuyển. Hoặc làm Sa Môn, Bạch Y Cư Sĩ, vua chúa, quan lại, đồng nam, đồng nữ, ....như thế cho đến dâm nữ, quả phụ, kẻ gian dối, trộm cắp, đồ tể v.v...làm cộng sự với họ, khen ngợi Phật thừa, khiến thân tâm họ được vào Tam Ma Địa. Trọn chẳng tự nói ta là chơn Bồ Tát, chơn A La Hán, tiết lộ mật nhân của Phật đẻ khinh kẻ hậu học, chỉ trừ đến khi lâm chung, cần có sự phó chúc cho người nối pháp, làm sao người ấy lại mê hoặc chúng sanh, tự tạo tội, thành đại vọng ngữ, để vào ngục A Tỳ.
- Ngươi dạy người đời tu Tam Ma Địa, sau cùng phải dứt trừ đại vọng ngữ, ấy là lời dạy rõ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ tư của chư Phật.
- A Nan ! Nếu chẳng dứt đại vọng ngữ, cũng như lấy phẩn khắc hình cây chiên đàn, muốn được mùi thơm thì chẳng có chỗ đúng.
- Ta dạy Tỳ Kheo " TRỰC TÂM LÀ ĐẠO TRÀNG", tất cả hạnh nơi tứ oai nghi còn chẳng giả dối, làm sao lại tự xưng đã được pháp Thượng Nhân, ví như người nghèo tự xưng là vua , chỉ tự cầu tội chém, huống là trộm cắp danh hiệu của Pháp Vương !
- Cần phải biết nhơn địa chẳng chơn thì chiêu quả quanh co, nếu như thế mà cầu đạo Bồ Đề, cũng như người muốn tự cắn rốn mình, đâu thể thành tựu.
- Nếu các Tỳ Kheo , tâm ngay thẳng như dây đàn, tất cả chơn thật, vào Tam Ma Địa, hẳn không kẹt ma sự, Ta ấn chứng người ấy thành tựu Bồ Tát vô thượng tri giác.
Như Lời Ta thuyết gọi là Phật thuyết, chẳng thuyết như thế tức là ma thuyết.
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC PHẬT
Sau khi đã thọ tam qui, ngũ giới rồi, bây giờ chúng ta mới học đến giáo pháp của Đức Phật.
Ngày đầu tiên giảng đạo, Đức Phật gặp năm anh em Kiều Trần Như ở vườn Lộc Uyển, và ngài đã giảng cho họ về "Tứ Diệu Đế"
Thế nào là Tứ Diệu Đế ?
Chữ Tứ là bốn
Chữ Đế là sự thật
Chứ Diệu là kỳ diệu.
Tứ diệu đế là : Bốn sự thật kỳ diệu. Nó kỳ diệu ở chỗ nào ?
Kỳ diệu ở chỗ : Bốn sự thật này có thể giúp con người thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Tứ Diệu Đế gồm có những gì ?
Tứ Diệu Đế gồm có các sự thật sau đây:
Đây là đau khổ;
Đây là nguyên nhân sinh ra đau khổ;
Đây là sự chấm dứt đau khổ;
Đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.
1) KHỔ ĐẾ : Ai đã sống lâu đều biết rằng cuộc đời đầy đau khổ,
- Sinh ra là khổ (con khóc mẹ đau)
- Lão khổ : già cả mặt mũi nhăn nheo, không được tuơi đẹp, đau lưng nhức mỏi, thân thể yếu ớt, đi đứng lom khom, mắt mũi kèm nhèm, tai nghe không rõ, trí óc lú lẫn v.v...
- Bệnh khổ : Tất nhiên là bị bịnh gì cũng khổ. Thông thường thì nóng sốt, cổ khô, miệng đắng, thân thể mỏi nhừ , nhức đầu chóng mặt, v.v... Còn mỗi loại bịnh lại có nỗi khổ riêng v.v...
- Tử khổ : Tất nhiên ai cũng sợ chết, bởi vì khi sắp chết thì phải trải qua những điều đau đớn như con cua bị bỏ trong nước sôi, dẫy dụa một hồi rồi mới hết.
Ngoài ra khi còn sống lại thường gặp những cái khổ sau :
- Cầu bất đắc khổ : Thí dụ như chúng ta sắp bước qua một khoa thi. Ai cũng cầu mong cho mình đỗ đạt, đổi đời. Nhưng kỳ thi ấy mình bị trượt. Thế là bao nhiêu hy vọng tiêu tan, việc đổi đời tan theo mây khói. Lúc đó cảm thấy buồn khổ (Có người còn đi tự tử)
- Ái biệt ly khổ : Thí dụ như mình thầm yêu một cô gái, vừa đẹp đẽ, lại đoan trang, thời này mấy ai được như vậy? Thế mà đùng một cái cô ấy đi lấy chồng. Qua ngõ nhà em, xác pháo rơi đầy. Lai khổ nữa rồi.
- Oán tăng hội khổ: Mấy hôm nay trong sở làm, có một nhân viên mới, Mình vốn là cây tán dóc, chọc cười thiên hạ. Thế mà bây giờ mình nói câu nào nó cũng kê tủ đứng vào miệng mình, làm cho mọi người phá lên cười nhạo mình. Ghét ghê đi, nhưng mà ngày nào cũng phải gặp nó. Ôi khổ quá.
- Ngũ thọ uẩn khổ : Ngũ thọ uẩn là các cảm thọ của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Thường thì các cảm thọ này, mỗi thứ đều có 2 phần : làm cho mình sướng hay làm cho mình khổ. Thí dụ mắt thấy cảnh đẹp thì thích, thấy nhơ nhớp, máu me thì kinh tởm.
Mà cái thích không được thỏa mãn cũng là một điều khổ. Thí dụ một anh chàng ham nghe nhạc, mà máy hát bị hư, không được nghe cũng thấy khổ, Kẻ ham ăn, không được ăn cũng thấy khổ v.v... (gọi là ngũ ấm xí thịnh khổ)
Hoặc là anh chàng ham ăn kia đi ăn phở, phở sắp hết, anh ấy buồn. Chàng nghe nhạc, thấy sắp hết nhạc cũng buồn. Cái đó gọi là Hoại khổ.
Ngoài ra cuộc đời vô thường, theo qui luật "Thành, trụ, hoại, không" khiến cho chúng ta lo lắng không khi nào ngớt.
(còn tiếp)
Ngày đầu tiên giảng đạo, Đức Phật gặp năm anh em Kiều Trần Như ở vườn Lộc Uyển, và ngài đã giảng cho họ về "Tứ Diệu Đế"
Thế nào là Tứ Diệu Đế ?
Chữ Tứ là bốn
Chữ Đế là sự thật
Chứ Diệu là kỳ diệu.
Tứ diệu đế là : Bốn sự thật kỳ diệu. Nó kỳ diệu ở chỗ nào ?
Kỳ diệu ở chỗ : Bốn sự thật này có thể giúp con người thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Tứ Diệu Đế gồm có những gì ?
Tứ Diệu Đế gồm có các sự thật sau đây:
Đây là đau khổ;
Đây là nguyên nhân sinh ra đau khổ;
Đây là sự chấm dứt đau khổ;
Đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.
1) KHỔ ĐẾ : Ai đã sống lâu đều biết rằng cuộc đời đầy đau khổ,
- Sinh ra là khổ (con khóc mẹ đau)
- Lão khổ : già cả mặt mũi nhăn nheo, không được tuơi đẹp, đau lưng nhức mỏi, thân thể yếu ớt, đi đứng lom khom, mắt mũi kèm nhèm, tai nghe không rõ, trí óc lú lẫn v.v...
- Bệnh khổ : Tất nhiên là bị bịnh gì cũng khổ. Thông thường thì nóng sốt, cổ khô, miệng đắng, thân thể mỏi nhừ , nhức đầu chóng mặt, v.v... Còn mỗi loại bịnh lại có nỗi khổ riêng v.v...
- Tử khổ : Tất nhiên ai cũng sợ chết, bởi vì khi sắp chết thì phải trải qua những điều đau đớn như con cua bị bỏ trong nước sôi, dẫy dụa một hồi rồi mới hết.
Ngoài ra khi còn sống lại thường gặp những cái khổ sau :
- Cầu bất đắc khổ : Thí dụ như chúng ta sắp bước qua một khoa thi. Ai cũng cầu mong cho mình đỗ đạt, đổi đời. Nhưng kỳ thi ấy mình bị trượt. Thế là bao nhiêu hy vọng tiêu tan, việc đổi đời tan theo mây khói. Lúc đó cảm thấy buồn khổ (Có người còn đi tự tử)
- Ái biệt ly khổ : Thí dụ như mình thầm yêu một cô gái, vừa đẹp đẽ, lại đoan trang, thời này mấy ai được như vậy? Thế mà đùng một cái cô ấy đi lấy chồng. Qua ngõ nhà em, xác pháo rơi đầy. Lai khổ nữa rồi.
- Oán tăng hội khổ: Mấy hôm nay trong sở làm, có một nhân viên mới, Mình vốn là cây tán dóc, chọc cười thiên hạ. Thế mà bây giờ mình nói câu nào nó cũng kê tủ đứng vào miệng mình, làm cho mọi người phá lên cười nhạo mình. Ghét ghê đi, nhưng mà ngày nào cũng phải gặp nó. Ôi khổ quá.
- Ngũ thọ uẩn khổ : Ngũ thọ uẩn là các cảm thọ của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Thường thì các cảm thọ này, mỗi thứ đều có 2 phần : làm cho mình sướng hay làm cho mình khổ. Thí dụ mắt thấy cảnh đẹp thì thích, thấy nhơ nhớp, máu me thì kinh tởm.
Mà cái thích không được thỏa mãn cũng là một điều khổ. Thí dụ một anh chàng ham nghe nhạc, mà máy hát bị hư, không được nghe cũng thấy khổ, Kẻ ham ăn, không được ăn cũng thấy khổ v.v... (gọi là ngũ ấm xí thịnh khổ)
Hoặc là anh chàng ham ăn kia đi ăn phở, phở sắp hết, anh ấy buồn. Chàng nghe nhạc, thấy sắp hết nhạc cũng buồn. Cái đó gọi là Hoại khổ.
Ngoài ra cuộc đời vô thường, theo qui luật "Thành, trụ, hoại, không" khiến cho chúng ta lo lắng không khi nào ngớt.
(còn tiếp)
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC PHẬT
TẬP ĐẾ
Tập là huân tập, là hội tụ, gom góp. Trên kia ta đã biết cuộc đời là bể khổ, nhưng vì sao ? Ai ? Cái gì đẩy ta đến tình cảnh này ?
Sở dĩ ta rơi vào hoàn cảnh này, sinh ra để chịu đựng đau khổ, là bởi vì các ác nghiệp mà ta đã tạo tác gây nên như thế. Do tạo ác nghiệp là nguyên nhân, dẫn đến kết quả là ta phải sinh ra đời để thọ quả báo.
Tại sao chúng ta tạo nhiều ác nghiệp ? Vì cái vọng tâm của chúng ta có sẵn "Tham, Sân, Si", nó xúi dục chúng ta tạo tác những ý nghĩ, lời nói và hành động, gây ra nghiệp nên lần hồi cứ làm theo mãi, vì suy nghĩ và hành động xấu mà ngày càng huân tập, nhóm góp điều xấu, nên bị xô đẩy trôi lăn mãi trong sinh tử luân hồi.
Hết thảy những điều trên được gây ra bởi một nguyên nhân : Vô minh.
Chính vì Vô minh nên ta chấp rằng những người, vật hiện hữu đây là có thật. Chấp rằng ta là có thật. Bởi vì suy nghĩ như thế nên sinh lòng yêu ghét : Yêu chính ta, và những gì làm cho ta thoải mái, sung sướng, và ghét những gì làm hại đến ta, hay làm ta cảm thấy khó chịu. Vì khởi tâm yêu ghét như vậy, nên ta cố gắng thu gom, kiếm chác những thứ gì có lợi cho cuộc sống của ta, cho người ta yêu mến, đó là tánh tham. Nếu sự việc không được như ý, thì ta nổi giận, la hét, đập phá, đó là tánh sân. Còn tánh si thì đã có sẵn, đó là vô minh.
Ngoài tam độc "Tham, sân, si" còn có một số vọng tâm khác dìm đắm ta trong sinh tử luân hồi là các tánh chất sau:
Kiêu mạn : là tự phụ, cho rằng mình hơn những người khác.
Nghi : Trong tâm phân vân, lưỡng lự, không biết như thé nào là đúng, như thế nào là sai.
Ác kiến : Tức là hiểu sai lệch sự thật, sai lêch chân lý. Thí dụ như chấp ta là có thật, là một ác kiến.
Tập là huân tập, là hội tụ, gom góp. Trên kia ta đã biết cuộc đời là bể khổ, nhưng vì sao ? Ai ? Cái gì đẩy ta đến tình cảnh này ?
Sở dĩ ta rơi vào hoàn cảnh này, sinh ra để chịu đựng đau khổ, là bởi vì các ác nghiệp mà ta đã tạo tác gây nên như thế. Do tạo ác nghiệp là nguyên nhân, dẫn đến kết quả là ta phải sinh ra đời để thọ quả báo.
Tại sao chúng ta tạo nhiều ác nghiệp ? Vì cái vọng tâm của chúng ta có sẵn "Tham, Sân, Si", nó xúi dục chúng ta tạo tác những ý nghĩ, lời nói và hành động, gây ra nghiệp nên lần hồi cứ làm theo mãi, vì suy nghĩ và hành động xấu mà ngày càng huân tập, nhóm góp điều xấu, nên bị xô đẩy trôi lăn mãi trong sinh tử luân hồi.
Hết thảy những điều trên được gây ra bởi một nguyên nhân : Vô minh.
Chính vì Vô minh nên ta chấp rằng những người, vật hiện hữu đây là có thật. Chấp rằng ta là có thật. Bởi vì suy nghĩ như thế nên sinh lòng yêu ghét : Yêu chính ta, và những gì làm cho ta thoải mái, sung sướng, và ghét những gì làm hại đến ta, hay làm ta cảm thấy khó chịu. Vì khởi tâm yêu ghét như vậy, nên ta cố gắng thu gom, kiếm chác những thứ gì có lợi cho cuộc sống của ta, cho người ta yêu mến, đó là tánh tham. Nếu sự việc không được như ý, thì ta nổi giận, la hét, đập phá, đó là tánh sân. Còn tánh si thì đã có sẵn, đó là vô minh.
Ngoài tam độc "Tham, sân, si" còn có một số vọng tâm khác dìm đắm ta trong sinh tử luân hồi là các tánh chất sau:
Kiêu mạn : là tự phụ, cho rằng mình hơn những người khác.
Nghi : Trong tâm phân vân, lưỡng lự, không biết như thé nào là đúng, như thế nào là sai.
Ác kiến : Tức là hiểu sai lệch sự thật, sai lêch chân lý. Thí dụ như chấp ta là có thật, là một ác kiến.
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC PHẬT
DIỆT ĐẾ
Chúng ta đã biết căn nguyên, nguồn gốc khiến chúng ta phải luân hồi. Nay muốn thoát khỏi luân hồi thì phải diệt cái nguyên nhân gây tạo các nghiệp khiến cho chúng ta luân hồi.
Vậy muốn thoát luân hồi phải diệt "Tham, Sân, Si" diệt kiêu mạn, diệt các ác kiến.
Chúng ta biết rằng sở dĩ chúng ta Tham, sân, si là vì chúng ta muốn bảo vệ, tôn trọng cái "Bản ngã" của chúng ta. Theo như sự chấp trược của chúng ta thì TA là một cá thể riêng biệt, không thể lầm lẫn với ai khác (không giống ai). TA là có thật (tức thường hằng). Tức là TA có 2 tính chất : Riêng biệt, và thường hằng.
Nhưng thực tế, khi phân tích một con người, chúng ta thấy rằng : Con người có hai phần : Thế xác và tinh thần.
Về thể xác thì chúng ta biết rằng : Thân này do tứ đại hợp thành (Tứ đại là đất, nước, gió, lửa). Trong bốn thứ đó, chẳng có cái gì gọi là TA được cả.
GHI CHÚ:
Sao nói là con người do đất hợp thành ?
Chúng ta hãy xét một hạt lúa. Khi ta gieo nó xuống ruộng, nó hấp thụ chất đất và lớn lên, nó biến đổi chất đất thành vật chất của nó, gọi là thân lúa, lá lúa. Nó đơm bông, rồi kết trái, tức là nó biến đổi chất đất thành hạt gạo mà ta ăn. Trâu bò, gà vịt ăn các thứ cây cỏ, lúa mầm, ngô bắp v.v... tức là biến đổi hình thức chất đất của các loại đó thành thịt của nó. Chúng ta ăn cơm gạo, ăn thịt thà v.v... tức là chúng ta một lần nữa biến đổi chất đất của các thứ kia thành xuơng thịt của chúng ta. Cho nên nói rằng chúng ta do đất tạo thành.
Về phần tinh thần , thì trong phần này cũng có các loại sau : suy tư, tình cảm, cảm giác ....
Theo nhận xét thì tình cảm khi thế này, lúc thế nọ, khi vui, khi buồn. Vì nó biến đổi nên không thể là TA được (Vì TA thì thường hằng, bất biến. Nếu biến đổi thì thành người khác rồi). Các loại suy nghĩ, cảm xúc còn biến đổi nhanh hơn thế nữa.
Vậy, xét cho cùng thì TA không có thật, nó chỉ là một tổng hợp của nhiều thứ khác, nó chỉ là một hiện tượng.
Vậy tại sao chúng ta lại mê muội, bám chấp vào TA để mà cưng chiều nó, tạo các tội nghiệp đến nỗi phải lăn lóc trong vòng luân hồi ?
Diệt NGÃ (tức là TA) thì chúng ta không vướng chấp vào mọi thứ trên thế gian. Diệt NGÃ tức là diệt cái chấp về NGÃ, chứ không phải diệt cái thân này. Dù ta có diệt cái thân này, nhưng mà chấp trước chưa diệt, thì thần thức cũng đầu thai kiếp khác (chưa chắc đã được làm người).
Để vứt bỏ cái NGÃ, thay vì chúng ta sống ích kỷ, hãy vị tha, hãy làm vì người khác nhiều hơn là làm vì mình.
Vứt bỏ được Bản Ngã, việc tu tập của chúng ta dễ thăng tiến để cuối đời chúng ta có thể ra đi mà không trở lại nữa. Kiếp sống này là kiếp sống cuối cùng của ta. Ta sẽ không đầu thai trở lại, vì TA chẳng có thì lấy ai chịu nghiệp ?
Vậy chúng ta sẽ đi đâu ? Như thế là đoạn diệt chăng ?
Không phải đoạn diệt, mà Tâm Tánh chúng ta sẽ đến một trạng thái gọi là Niết Bàn. Ở đó Tâm không tạo tác, Tịch tĩnh, lắng đọng. Tâm không tạo tác tức là không sanh, mà không sanh thì không diệt. Lúc đó mới gọi là :Thường hằng, bất biến.
Chúng ta đã biết căn nguyên, nguồn gốc khiến chúng ta phải luân hồi. Nay muốn thoát khỏi luân hồi thì phải diệt cái nguyên nhân gây tạo các nghiệp khiến cho chúng ta luân hồi.
Vậy muốn thoát luân hồi phải diệt "Tham, Sân, Si" diệt kiêu mạn, diệt các ác kiến.
Chúng ta biết rằng sở dĩ chúng ta Tham, sân, si là vì chúng ta muốn bảo vệ, tôn trọng cái "Bản ngã" của chúng ta. Theo như sự chấp trược của chúng ta thì TA là một cá thể riêng biệt, không thể lầm lẫn với ai khác (không giống ai). TA là có thật (tức thường hằng). Tức là TA có 2 tính chất : Riêng biệt, và thường hằng.
Nhưng thực tế, khi phân tích một con người, chúng ta thấy rằng : Con người có hai phần : Thế xác và tinh thần.
Về thể xác thì chúng ta biết rằng : Thân này do tứ đại hợp thành (Tứ đại là đất, nước, gió, lửa). Trong bốn thứ đó, chẳng có cái gì gọi là TA được cả.
GHI CHÚ:
Sao nói là con người do đất hợp thành ?
Chúng ta hãy xét một hạt lúa. Khi ta gieo nó xuống ruộng, nó hấp thụ chất đất và lớn lên, nó biến đổi chất đất thành vật chất của nó, gọi là thân lúa, lá lúa. Nó đơm bông, rồi kết trái, tức là nó biến đổi chất đất thành hạt gạo mà ta ăn. Trâu bò, gà vịt ăn các thứ cây cỏ, lúa mầm, ngô bắp v.v... tức là biến đổi hình thức chất đất của các loại đó thành thịt của nó. Chúng ta ăn cơm gạo, ăn thịt thà v.v... tức là chúng ta một lần nữa biến đổi chất đất của các thứ kia thành xuơng thịt của chúng ta. Cho nên nói rằng chúng ta do đất tạo thành.
Về phần tinh thần , thì trong phần này cũng có các loại sau : suy tư, tình cảm, cảm giác ....
Theo nhận xét thì tình cảm khi thế này, lúc thế nọ, khi vui, khi buồn. Vì nó biến đổi nên không thể là TA được (Vì TA thì thường hằng, bất biến. Nếu biến đổi thì thành người khác rồi). Các loại suy nghĩ, cảm xúc còn biến đổi nhanh hơn thế nữa.
Vậy, xét cho cùng thì TA không có thật, nó chỉ là một tổng hợp của nhiều thứ khác, nó chỉ là một hiện tượng.
Vậy tại sao chúng ta lại mê muội, bám chấp vào TA để mà cưng chiều nó, tạo các tội nghiệp đến nỗi phải lăn lóc trong vòng luân hồi ?
Diệt NGÃ (tức là TA) thì chúng ta không vướng chấp vào mọi thứ trên thế gian. Diệt NGÃ tức là diệt cái chấp về NGÃ, chứ không phải diệt cái thân này. Dù ta có diệt cái thân này, nhưng mà chấp trước chưa diệt, thì thần thức cũng đầu thai kiếp khác (chưa chắc đã được làm người).
Để vứt bỏ cái NGÃ, thay vì chúng ta sống ích kỷ, hãy vị tha, hãy làm vì người khác nhiều hơn là làm vì mình.
Vứt bỏ được Bản Ngã, việc tu tập của chúng ta dễ thăng tiến để cuối đời chúng ta có thể ra đi mà không trở lại nữa. Kiếp sống này là kiếp sống cuối cùng của ta. Ta sẽ không đầu thai trở lại, vì TA chẳng có thì lấy ai chịu nghiệp ?
Vậy chúng ta sẽ đi đâu ? Như thế là đoạn diệt chăng ?
Không phải đoạn diệt, mà Tâm Tánh chúng ta sẽ đến một trạng thái gọi là Niết Bàn. Ở đó Tâm không tạo tác, Tịch tĩnh, lắng đọng. Tâm không tạo tác tức là không sanh, mà không sanh thì không diệt. Lúc đó mới gọi là :Thường hằng, bất biến.
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC PHẬT
ĐẠO ĐẾ
Phuơng pháp để thực hành Diệt Đế, gọi là Đạo Đế.
Đức Phật dạy, có tám vạn bốn ngàn pháp môn để hành đạo. Tuy nhiên có những phuơng pháp chính sau đây:
1) Thọ giới cụ túc (xuất gia), hành thiền, quán chiếu Tứ Diệu Đế. Nếu ai có lợi căn thì có thể đắc A La Hán quả ngay trong đời này. Những người bình thường, nếu giữ gìn cẩn mật giới cụ túc, không phạm một giới nào, thì sau khi mất sẽ chứng A La Hán.
2) Hành trì đầy đủ các phẩm trợ đạo, gồm : Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ vô lượng tâm, thất bồ đề phần, bát Thánh đạo phần, thập nhị nhân duyên.
3) Tu Thiền
4) Tu Tịnh độ.
5) Tu Mật tông
Riêng về vấn đề tu theo Thiền tông. Điều cần yếu là phải nhận ra Phật tánh nơi mình.
Trong kinh Đại Thừa Kim Cang, đức Phật dạy rằng :
" Đức Phật bảo ông Văn Thù Sư Lợi Bồ-Tát : Có một pháp Đà-La-Ni tên là Kim Cang Tâm hay khiến cho chúng sanh một phen thấy, một phen nghe liền chứng đặng đạo quả.
Này Thiện nam tử, thế nào gọi là Kim Cang Tâm ?
Tâm này người người vẫn có, không kẻ nào không, cái tâm bình đẳng này chúng sanh tự biết lấy, tự hiểu lấy. Vì sao? Vì hết thẩy việc lành, việc dữ đều tại tâm mình sanh ra. Tâm mình tu việc lành, thân mình được an vui, tâm mình tạo việc dữ, thân mình chịu khốn khổ. Tâm là chủ của thân, thân là dụng của tâm. Tại sao vậy?
Bởi vì Phật do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu , phước do tâm tạo, họa do tâm làm. Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa ngục, tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh. Nếu tâm chánh thì thành Phật, tâm tà thì thành ma. Tâm từ thì làm trời, tâm ác thì làm quỷ
Cái tâm là hột giống của hết thẩy tội phước . Nếu có người giác ngộ được tâm của mình, làm chủ giữ cho chắc chắn, không tạo các sự dữ, thường làm các việc lành , hành trì hạnh nguyện đều y theo Phật. Phật nói :” Người này không bao lâu sẽ được thành Phật”.
Nếu có thiện nam, tín nữ nào muốn cầu Phật đạo mà không rõ được cái tâm của mình thì không thể thành Phật được.
Nếu có người rõ được tâm, thấy được tánh, y theo lời Phật dạy tu hành, quyết định thành Phật, còn hơn công đức tụng ba mươi muôn biến kinh Kim Cang cũng không sánh kịp.
Tại sao? Vì hết thẩy các Đức Phật và các pháp A-Nậu-đa-la tam niểu tam Bồ-Đề của chư Phật đều do tự nơi tâm mình phát sinh ra , vô cùng vô tận , không hư không lẫn nên gọi là ngộ Phật tâm. Cho nên Phật và chúng sanh tâm tánh như nhau, tại người tu và không tu, tin cùng chẳng tin nên có người làm Phật, có người làm chúng sanh".
Phuơng pháp để thực hành Diệt Đế, gọi là Đạo Đế.
Đức Phật dạy, có tám vạn bốn ngàn pháp môn để hành đạo. Tuy nhiên có những phuơng pháp chính sau đây:
1) Thọ giới cụ túc (xuất gia), hành thiền, quán chiếu Tứ Diệu Đế. Nếu ai có lợi căn thì có thể đắc A La Hán quả ngay trong đời này. Những người bình thường, nếu giữ gìn cẩn mật giới cụ túc, không phạm một giới nào, thì sau khi mất sẽ chứng A La Hán.
2) Hành trì đầy đủ các phẩm trợ đạo, gồm : Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ vô lượng tâm, thất bồ đề phần, bát Thánh đạo phần, thập nhị nhân duyên.
3) Tu Thiền
4) Tu Tịnh độ.
5) Tu Mật tông
Riêng về vấn đề tu theo Thiền tông. Điều cần yếu là phải nhận ra Phật tánh nơi mình.
Trong kinh Đại Thừa Kim Cang, đức Phật dạy rằng :
" Đức Phật bảo ông Văn Thù Sư Lợi Bồ-Tát : Có một pháp Đà-La-Ni tên là Kim Cang Tâm hay khiến cho chúng sanh một phen thấy, một phen nghe liền chứng đặng đạo quả.
Này Thiện nam tử, thế nào gọi là Kim Cang Tâm ?
Tâm này người người vẫn có, không kẻ nào không, cái tâm bình đẳng này chúng sanh tự biết lấy, tự hiểu lấy. Vì sao? Vì hết thẩy việc lành, việc dữ đều tại tâm mình sanh ra. Tâm mình tu việc lành, thân mình được an vui, tâm mình tạo việc dữ, thân mình chịu khốn khổ. Tâm là chủ của thân, thân là dụng của tâm. Tại sao vậy?
Bởi vì Phật do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu , phước do tâm tạo, họa do tâm làm. Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa ngục, tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh. Nếu tâm chánh thì thành Phật, tâm tà thì thành ma. Tâm từ thì làm trời, tâm ác thì làm quỷ
Cái tâm là hột giống của hết thẩy tội phước . Nếu có người giác ngộ được tâm của mình, làm chủ giữ cho chắc chắn, không tạo các sự dữ, thường làm các việc lành , hành trì hạnh nguyện đều y theo Phật. Phật nói :” Người này không bao lâu sẽ được thành Phật”.
Nếu có thiện nam, tín nữ nào muốn cầu Phật đạo mà không rõ được cái tâm của mình thì không thể thành Phật được.
Nếu có người rõ được tâm, thấy được tánh, y theo lời Phật dạy tu hành, quyết định thành Phật, còn hơn công đức tụng ba mươi muôn biến kinh Kim Cang cũng không sánh kịp.
Tại sao? Vì hết thẩy các Đức Phật và các pháp A-Nậu-đa-la tam niểu tam Bồ-Đề của chư Phật đều do tự nơi tâm mình phát sinh ra , vô cùng vô tận , không hư không lẫn nên gọi là ngộ Phật tâm. Cho nên Phật và chúng sanh tâm tánh như nhau, tại người tu và không tu, tin cùng chẳng tin nên có người làm Phật, có người làm chúng sanh".
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC PHẬT
Luận về Thập Nhị Nhân Duyên
Thập nhị nhân duyên là thuyết Phật nói ra, gồm có 12 nhân duyên làm cho ta trôi lăn trong vòng luân hồi. 12 nhân duyên ấy gồm có :
Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, Thủ, hữu, sinh, tử
Vô minh là không biết. Trong tâm có một cái không biết, nên tâm đem ra để quán chiếu. Vô tình nó đã làm điều một sai lầm, đó là tự phân ra làm hai : Năng và sở (năng chiếu và sở chiếu)
Ý niệm sai lầm lúc đầu kéo dài (tức lưu hành trong thời gian) sẽ cho ta một nhận thức sai lầm.
Nhận thức sai lầm đó là gì? Là tưởng rằng ta có thật, (chắp năng chiếu làm ngã) tưởng vật có thật (chấp sở chiếu làm vật)
Chấp ta có thật gọi là chấp ngã. Do chấp ngã mới phải thọ thai.
Vì thọ thai nên mới có hình hài gọi là sắc, và các phần đi theo là thọ , tưởng hành thức gọi chung là danh
Chúng ta có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý để nhận thức các sự vật , (sáu cái đó gọi là lục nhập)
Do sáu căn này tiếp xúc với sáu trần là sắc. thanh, hương, vị, xúc, pháp và cho ta sự cảm thụ sự vật. (là xúc và thụ)
Do sự cảm thụ đó, ta phát sinh yêu, ghét, giận hờn v v… .Tất cả những cái đó gọi chung là ái .
Ưa thích ai nghĩ đến người ấy đã đành, mà ghét ai cũng không quên được họ. Càng nghĩ càng ghét, càng giận. Như thế gọi là “ thủ “ tức là giữ gìn. Khi ta đã giữ gìn nhưng chủng tử như thế thì ta tạo ra nghiệp, tức là “ Hữu “. Hữu là có, tức là có cái nghiệp, có cái ta.
Xét như vậy thì biết rằng ta có mặt ở đời này chỉ để trả quả cái “nghiệp” mà thôi.
Vì vậy ta phải sinh ra.
Mà đã sinh ra thì phải chết.
Chết mà trong đời có tạo nghiệp thì phải luân hồi để trả nghiệp.
Vì vậy chúng ta trôi lăn mãi trong sinh tử. luân hồi.
Do bởi chuỗi nhân quả, nhân duyên sinh khởi này, chúng ta đi vào trạng thái hiện tại của sự hiện hữu và đối diện với khổ đau tương lai. Cuối cùng chân lý hiện khởi, đức Phật chỉ rõ rằng: Khổ đau bắt nguồn từ sự ngu muội mê mờ về thực tại của bản chất chân thật của chúng ta, về hiện tượng với nhãn hiệu "cái tôi". Và nguyên nhân kế tiếp của khổ đau là luân hồi, một thói quen phản ứng của tinh thần. Mê mờ bởi ngu muội, chúng ta đã tạo ra những phản ứng của sự tham ái, sân hận và những phản ứng này phát triển với chấp thủ, dẫn đến khổ đau. Và phản ứng này chỉ sinh khổ do ngu muội về bản chất chân thật của chúng ta. Ngu muội, Tham ái và sân hận là ba cội nguồn phát triển khổ đau trong đời sống chúng ta..
Khi đã tận tri khổ đau và nguồn gốc khổ đau, vậy câu hỏi đặt ra :Làm thế nào để chấm dứt khổ đau? Bằng cách nhớ lại quy luật của Nghiệp, của Nhân quả: "Nếu cái này hiện khởi thì cái kia hiên khởi; cái kia hiện khởi từ cái này. Nếu cái này không hiện khởi thì cái kia không hiện khởi; cái kia sanh diệt từ sự sanh diệt của cái này" . Không thể có cái gì sinh khởi mà không có nguyên nhân. Nếu nguyên nhân bị trừ diệt thì quả cũng không còn. Bằng cách này tiến trình sinh khởi khổ đau có thể bị đảo ngược:
Nếu Vô minh bị trừ diệt và tiêu diệt hoàn toàn, thì phản ứng (Hành) bị tiêu diệt;
Nếu phản ứng bị tiêu diệt thì ý thức (Thức) bị tiêu diệt;
Nếu thức bị tiêu diệt, thì tinh thần và vật chất (Danh, Sắc) bị tiêu diệt;
Nếu danh, sắc tiêu diệt thì sáu căn tiêu diệt.
Nếu sáu căn tiêu diệt, xúc chạm tiêu diệt
Xúc chạm tiêu diệt, cảm giác thọ tiêu diệt.
Nếu cảm giác thọ tiêu diệt thì khát ái và không ưa thích cũng không còn chỗ nương nên cũng tiêu diệt.
Nếu khát ái và không ưa thích tiêu diệt; chấp thủ tiêu diệt.
Nếu chấp thủ tiêu diệt, thì tiến trình hình thành tiêu diệt;
nếu tiến trình hình thành tiêu diệt thì sinh tiêu diệt;
Nếu sinh tiêu diệt, suy tàn và chết tiêu diệt cùng với buồn đau, than vãn khổ đau về vật lý , tinh thần và khổ não.
Đây là toàn bộ tiến trình chấp dút khổ đau
Nếu chúng ta không còn vô minh thì sẽ không có những phản ứng mê mờ để đem đến các hình thức khổ đau. Và nếu không còn khổ đau nữa, chúng ta sẽ yên bình thực sự và hạnh phúc thực sự . Luân hồi khổ đau có thể chuyển thành giải thoát.
Tuy nhiên không thể tác động vào khâu đầu tiên là vô minh được. Vì ta chưa biết cái gì là vô minh. Nhưng trong chuỗi nhân duyên này, chỉ cần tác động vào một mắt xích là nó sẽ đứt tung ra tất cả. Mắt xích mà đức Phật chỉ cho chúng ta là " ái " .
Chỉ cần xúc cảnh mà không sinh tình thì mắt xích sau tự đứt.
Gặp người đẹp không ham thích, gặp nghịch cảnh không tức giận, gặp nguy hiểm không sợ sệt, gặp kẻ thù không ghét bỏ v v... giữ được như vậy thì dần dần tâm mình sẽ tĩnh lặng, và "Nước trong trăng hiện" tâm tĩnh thì trí sẽ sáng tỏ ra và khi ta kiến tánh tức là đã thoát ra khỏi vòng luân hồi rồi đó.
Thập nhị nhân duyên là thuyết Phật nói ra, gồm có 12 nhân duyên làm cho ta trôi lăn trong vòng luân hồi. 12 nhân duyên ấy gồm có :
Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, Thủ, hữu, sinh, tử
Vô minh là không biết. Trong tâm có một cái không biết, nên tâm đem ra để quán chiếu. Vô tình nó đã làm điều một sai lầm, đó là tự phân ra làm hai : Năng và sở (năng chiếu và sở chiếu)
Ý niệm sai lầm lúc đầu kéo dài (tức lưu hành trong thời gian) sẽ cho ta một nhận thức sai lầm.
Nhận thức sai lầm đó là gì? Là tưởng rằng ta có thật, (chắp năng chiếu làm ngã) tưởng vật có thật (chấp sở chiếu làm vật)
Chấp ta có thật gọi là chấp ngã. Do chấp ngã mới phải thọ thai.
Vì thọ thai nên mới có hình hài gọi là sắc, và các phần đi theo là thọ , tưởng hành thức gọi chung là danh
Chúng ta có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý để nhận thức các sự vật , (sáu cái đó gọi là lục nhập)
Do sáu căn này tiếp xúc với sáu trần là sắc. thanh, hương, vị, xúc, pháp và cho ta sự cảm thụ sự vật. (là xúc và thụ)
Do sự cảm thụ đó, ta phát sinh yêu, ghét, giận hờn v v… .Tất cả những cái đó gọi chung là ái .
Ưa thích ai nghĩ đến người ấy đã đành, mà ghét ai cũng không quên được họ. Càng nghĩ càng ghét, càng giận. Như thế gọi là “ thủ “ tức là giữ gìn. Khi ta đã giữ gìn nhưng chủng tử như thế thì ta tạo ra nghiệp, tức là “ Hữu “. Hữu là có, tức là có cái nghiệp, có cái ta.
Xét như vậy thì biết rằng ta có mặt ở đời này chỉ để trả quả cái “nghiệp” mà thôi.
Vì vậy ta phải sinh ra.
Mà đã sinh ra thì phải chết.
Chết mà trong đời có tạo nghiệp thì phải luân hồi để trả nghiệp.
Vì vậy chúng ta trôi lăn mãi trong sinh tử. luân hồi.
Do bởi chuỗi nhân quả, nhân duyên sinh khởi này, chúng ta đi vào trạng thái hiện tại của sự hiện hữu và đối diện với khổ đau tương lai. Cuối cùng chân lý hiện khởi, đức Phật chỉ rõ rằng: Khổ đau bắt nguồn từ sự ngu muội mê mờ về thực tại của bản chất chân thật của chúng ta, về hiện tượng với nhãn hiệu "cái tôi". Và nguyên nhân kế tiếp của khổ đau là luân hồi, một thói quen phản ứng của tinh thần. Mê mờ bởi ngu muội, chúng ta đã tạo ra những phản ứng của sự tham ái, sân hận và những phản ứng này phát triển với chấp thủ, dẫn đến khổ đau. Và phản ứng này chỉ sinh khổ do ngu muội về bản chất chân thật của chúng ta. Ngu muội, Tham ái và sân hận là ba cội nguồn phát triển khổ đau trong đời sống chúng ta..
Khi đã tận tri khổ đau và nguồn gốc khổ đau, vậy câu hỏi đặt ra :Làm thế nào để chấm dứt khổ đau? Bằng cách nhớ lại quy luật của Nghiệp, của Nhân quả: "Nếu cái này hiện khởi thì cái kia hiên khởi; cái kia hiện khởi từ cái này. Nếu cái này không hiện khởi thì cái kia không hiện khởi; cái kia sanh diệt từ sự sanh diệt của cái này" . Không thể có cái gì sinh khởi mà không có nguyên nhân. Nếu nguyên nhân bị trừ diệt thì quả cũng không còn. Bằng cách này tiến trình sinh khởi khổ đau có thể bị đảo ngược:
Nếu Vô minh bị trừ diệt và tiêu diệt hoàn toàn, thì phản ứng (Hành) bị tiêu diệt;
Nếu phản ứng bị tiêu diệt thì ý thức (Thức) bị tiêu diệt;
Nếu thức bị tiêu diệt, thì tinh thần và vật chất (Danh, Sắc) bị tiêu diệt;
Nếu danh, sắc tiêu diệt thì sáu căn tiêu diệt.
Nếu sáu căn tiêu diệt, xúc chạm tiêu diệt
Xúc chạm tiêu diệt, cảm giác thọ tiêu diệt.
Nếu cảm giác thọ tiêu diệt thì khát ái và không ưa thích cũng không còn chỗ nương nên cũng tiêu diệt.
Nếu khát ái và không ưa thích tiêu diệt; chấp thủ tiêu diệt.
Nếu chấp thủ tiêu diệt, thì tiến trình hình thành tiêu diệt;
nếu tiến trình hình thành tiêu diệt thì sinh tiêu diệt;
Nếu sinh tiêu diệt, suy tàn và chết tiêu diệt cùng với buồn đau, than vãn khổ đau về vật lý , tinh thần và khổ não.
Đây là toàn bộ tiến trình chấp dút khổ đau
Nếu chúng ta không còn vô minh thì sẽ không có những phản ứng mê mờ để đem đến các hình thức khổ đau. Và nếu không còn khổ đau nữa, chúng ta sẽ yên bình thực sự và hạnh phúc thực sự . Luân hồi khổ đau có thể chuyển thành giải thoát.
Tuy nhiên không thể tác động vào khâu đầu tiên là vô minh được. Vì ta chưa biết cái gì là vô minh. Nhưng trong chuỗi nhân duyên này, chỉ cần tác động vào một mắt xích là nó sẽ đứt tung ra tất cả. Mắt xích mà đức Phật chỉ cho chúng ta là " ái " .
Chỉ cần xúc cảnh mà không sinh tình thì mắt xích sau tự đứt.
Gặp người đẹp không ham thích, gặp nghịch cảnh không tức giận, gặp nguy hiểm không sợ sệt, gặp kẻ thù không ghét bỏ v v... giữ được như vậy thì dần dần tâm mình sẽ tĩnh lặng, và "Nước trong trăng hiện" tâm tĩnh thì trí sẽ sáng tỏ ra và khi ta kiến tánh tức là đã thoát ra khỏi vòng luân hồi rồi đó.
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC PHẬT
37 PHẨM TRỢ ĐẠO
37 trợ đạo phẩm, kể ra như sau :
A) Tứ niệm xứ
B) Tứ chánh cần
C) Tứ như ý túc
D) Ngũ căn
E) Ngũ lực
F) Thất Bồ Đề phần
G) Bát thánh đạo phần
A – TỨ NIỆM XỨ
1) Thân niệm xứ : xét thân mình là bẩn, không thực. (Tứ đại giai không )
2) Thụ niệm xứ : xét chỗ mình hưởng thụ là khổ (dĩ thọ vi khổ)
3) Tâm niệm xứ : xét chỗ tâm mình biến đổi là vô thường (chư hành vô thường)
4) Pháp niệm xứ : xét các pháp không thực có là vô ngã. (chư pháp vô ngã)
B – TỨ CHÁNH CẦN
1) Những ác pháp đã sinh, phải đoạn trừ
2) Những ác pháp chưa sinh phải ngăn cản (không phạm)
3) Những thiện pháp chưa sinh, phải làm cho sinh ra
4) những thiện pháp đã sinh , phải làm cho tăng trưởng.
C – TỨ NHƯ Ý TÚC
1) Dục như ý túc : Định như ý muốn
2) Tiến như ý túc : Tinh tấn như ý
3) Tâm như ý túc : Tâm như ý (không khởi hỷ, nộ, ái, ố v.v…)
4) Tư như ý túc : suy nghĩ như ý .
D – NGŨ CĂN
1) Tín căn : Tin tưởng vào các pháp chính đạo và các pháp trợ đạo.
2) Tinh tấn căn : chuyên cần thực hành các pháp chánh đạo và trợ đạo, chẳng ngừng nghỉ.
3) Niệm căn : chỉ nghĩ đến các pháp chánh đạo và trợ đạo, không nghĩ gì khác.
4) Định căn : Thu nhiếp tâm mình vào các thiện pháp chánh đạo và trợ đạo, tâm và pháp ứng hợp với nhau, không cho tán loạn gọi là định căn.
5) Tuệ căn : thực hành các pháp chánh đạo và trợ đạo, quán tưởng “Tứ diệu đế” gọi là Tuệ căn.
E – NGŨ LỰC
1) Tín lực : Làm cho tín căn lớn lên, phá hết mọi nghi hoặc, tà tín, phiền não
2) Tinh tấn lực : làm cho tinh tấn căn lớn lên phá mọi lười biếng, thành tựu việc xuất thế lớn lao , gọi là tinh tấn lực.
3) Niệm lực : Làm cho niệm căn lớn lên, phá mọi tà niệm, thành tựu việc lớn xuất thế, gọi là niệm lực.
4) Định lực : Làm cho định căn lớn lên, phá hết mọi tư tưởng lăng xăng rối loạn, phát ra mọi sự thiền định, gọi là định lực.
5) Tuệ lực : Làm cho tuệ căn lớn lên, ngăn được hết “thông mê hoặc” và “biệt mê hoặc” . Phát ra được trí tuệ chân vô lậu, gọi là tuệ lực.
D – THẤT BỒ ĐỀ PHẦN
1) Trạch pháp giác phận : khi trí tuệ mình soi xét mọi pháp, khéo phân biệt được chân pháp với giả pháp , chẳng lấy lầm phải tà ngụy , gọi là Trạch pháp giác phận (phần giác ngộ biết chọn pháp)
2) Tinh tiến giác phận : Khi mình tinh tiến tu hành mọi pháp, khéo hay giác ngộ , không tu lầm phải những khổ hạnh vô ích, thường chuyên cần để tâm vào chân pháp mà tu hành gọi là tinh tiến giác phận (phần giác ngộ tinh tiến)
3) Hỉ giác phận : Nếu tâm mình tu đắc pháp mà mừng, nên giác ngộ rằng cái mừng ấy chẳng phải y vào pháp điên đảo mà mừng, mà chính là y vào pháp chân thực mà mừng. (Phần giác ngộ vui mừng)
4) Trừ giác phận : Khi mình đoạn trừ được cái tâm tà kiến và phiền não (Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) nên giác ngộ rằng mình đã đoạn trừ được mọi giống tà ngụy, chẳng để tổn hại đến thiện căn chân chính, gọi là Trừ giác phận (phần giác ngộ đoạn trừ)
5) Xả giác phận : Khi mình lìa bỏ được những cảnh vật mà mình ham mến, nhớ niệm, nên giác ngộ rằng cảnh vật ấy là tà ngụy chẳng phải thực có, vĩnh viễn chẳng nhớ đến nữa, gọi là Xả giác phận (phần giác ngộ lìa bỏ).
6) Định giác phận : Khi tâm mình đã phát ra được mọi thiền định, nên giác ngộ rằng những thiền định ấy là giả, chẳng sinh ra ưa thích nó, gọi là Định giác phận (phần giác ngộ cánh định)
7) Niệm giác phận : Khi mình tu đạo Xuất Thế phải giác ngộ sao cho lúc nào định và tuệ cũng ngang nhau. Hoặc khi tâm mình bị chìm, lịm mất phải nhớ ngay đến 3 phần giác ngộ đầu (Trạch pháp, Tinh tiến, Hỷ) để soi xét cho tâm mình phấn khởi lên. Hoặc khi tâm mình bồng bột, náo động, phải nhớ niệm ngay đến 3 phần giác ngộ sau (Trừ, Xả, Định) để mà nhiếp trì tâm mình lại, làm cho nó điều hòa, gọi là Niệm giác phận (Phần giác ngộ chánh niệm)
E – BÁT THÁNH ĐẠO PHẦN
(Còn gọi là Bát Chánh Đạo)
1) Chánh kiến : Tu phép quán soi thấy rõ mọi hạnh tu vô lậu, thấy rõ ràng 4 diệu đế, gọi là chánh kiến (Thấy biết chân chánh)
2) Chánh tư duy : Dùng cái tâm vô lậu ứng hợp với động, phát ra suy nghĩ, tính toán hiểu biết, khiến cho tâm lớn lên vào với tâm Đại Niết Bàn , gọi là chánh tư duy (suy nghĩ chân chánh)
3) Chánh Ngữ : Dùng trí tuệ vô lậu trừ diệt 4 tà mệnh, thu nhiếp mọi khẩu nghiệp vào trong chánh ngữ, gọi là chánh ngữ (nói năng chân chánh)
4) Chánh nghiệp : Dùng trí tuệ trừ diệt mọi tà nghiệp ở thân mà ra, để yên thân vào trong mọi nghiệp chân chánh, thanh tịnh, gọi là chánh nghiệp (nghiệp chân chánh)
5) Chánh mạng : Dùng trí tuệ vô lậu diệt trừ 5 tà mạng ở 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) để ở yên trong mạng sống chân chánh, thanh tịnh, gọi là chánh mạng (mạng sống chân chánh)
6) Chánh tinh tiến : Dùng trí tuệ vô lậu ứng hợp với cần mẫn, tinh tiến tu đạo Niết Bàn, gọi là chánh tinh tiến. (Tinh tiến chân chánh)
7) Chánh niệm : Dùng trí tuệ vô lậu ứng hợp với nhớ niệm mà nhớ mọi pháp chánh đạo và trợ đạo, gọi là chánh niệm (nhớ niệm chân chánh)
8) Chánh định : Dùng trí tuệ vô lậu ứng hợp vào thiền định gọi là chánh định (thiền định chân chánh)
GHI CHÚ
Ai tu theo Tứ Diệu đế, đắc A La Hán quả thì ở phần Đạo Đế tu theo 37 phẩm trợ đạo này
Ai tu để làm Bích Chi Phật thì tu quán "Thập Nhị Nhân Duyên"
37 trợ đạo phẩm, kể ra như sau :
A) Tứ niệm xứ
B) Tứ chánh cần
C) Tứ như ý túc
D) Ngũ căn
E) Ngũ lực
F) Thất Bồ Đề phần
G) Bát thánh đạo phần
A – TỨ NIỆM XỨ
1) Thân niệm xứ : xét thân mình là bẩn, không thực. (Tứ đại giai không )
2) Thụ niệm xứ : xét chỗ mình hưởng thụ là khổ (dĩ thọ vi khổ)
3) Tâm niệm xứ : xét chỗ tâm mình biến đổi là vô thường (chư hành vô thường)
4) Pháp niệm xứ : xét các pháp không thực có là vô ngã. (chư pháp vô ngã)
B – TỨ CHÁNH CẦN
1) Những ác pháp đã sinh, phải đoạn trừ
2) Những ác pháp chưa sinh phải ngăn cản (không phạm)
3) Những thiện pháp chưa sinh, phải làm cho sinh ra
4) những thiện pháp đã sinh , phải làm cho tăng trưởng.
C – TỨ NHƯ Ý TÚC
1) Dục như ý túc : Định như ý muốn
2) Tiến như ý túc : Tinh tấn như ý
3) Tâm như ý túc : Tâm như ý (không khởi hỷ, nộ, ái, ố v.v…)
4) Tư như ý túc : suy nghĩ như ý .
D – NGŨ CĂN
1) Tín căn : Tin tưởng vào các pháp chính đạo và các pháp trợ đạo.
2) Tinh tấn căn : chuyên cần thực hành các pháp chánh đạo và trợ đạo, chẳng ngừng nghỉ.
3) Niệm căn : chỉ nghĩ đến các pháp chánh đạo và trợ đạo, không nghĩ gì khác.
4) Định căn : Thu nhiếp tâm mình vào các thiện pháp chánh đạo và trợ đạo, tâm và pháp ứng hợp với nhau, không cho tán loạn gọi là định căn.
5) Tuệ căn : thực hành các pháp chánh đạo và trợ đạo, quán tưởng “Tứ diệu đế” gọi là Tuệ căn.
E – NGŨ LỰC
1) Tín lực : Làm cho tín căn lớn lên, phá hết mọi nghi hoặc, tà tín, phiền não
2) Tinh tấn lực : làm cho tinh tấn căn lớn lên phá mọi lười biếng, thành tựu việc xuất thế lớn lao , gọi là tinh tấn lực.
3) Niệm lực : Làm cho niệm căn lớn lên, phá mọi tà niệm, thành tựu việc lớn xuất thế, gọi là niệm lực.
4) Định lực : Làm cho định căn lớn lên, phá hết mọi tư tưởng lăng xăng rối loạn, phát ra mọi sự thiền định, gọi là định lực.
5) Tuệ lực : Làm cho tuệ căn lớn lên, ngăn được hết “thông mê hoặc” và “biệt mê hoặc” . Phát ra được trí tuệ chân vô lậu, gọi là tuệ lực.
D – THẤT BỒ ĐỀ PHẦN
1) Trạch pháp giác phận : khi trí tuệ mình soi xét mọi pháp, khéo phân biệt được chân pháp với giả pháp , chẳng lấy lầm phải tà ngụy , gọi là Trạch pháp giác phận (phần giác ngộ biết chọn pháp)
2) Tinh tiến giác phận : Khi mình tinh tiến tu hành mọi pháp, khéo hay giác ngộ , không tu lầm phải những khổ hạnh vô ích, thường chuyên cần để tâm vào chân pháp mà tu hành gọi là tinh tiến giác phận (phần giác ngộ tinh tiến)
3) Hỉ giác phận : Nếu tâm mình tu đắc pháp mà mừng, nên giác ngộ rằng cái mừng ấy chẳng phải y vào pháp điên đảo mà mừng, mà chính là y vào pháp chân thực mà mừng. (Phần giác ngộ vui mừng)
4) Trừ giác phận : Khi mình đoạn trừ được cái tâm tà kiến và phiền não (Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) nên giác ngộ rằng mình đã đoạn trừ được mọi giống tà ngụy, chẳng để tổn hại đến thiện căn chân chính, gọi là Trừ giác phận (phần giác ngộ đoạn trừ)
5) Xả giác phận : Khi mình lìa bỏ được những cảnh vật mà mình ham mến, nhớ niệm, nên giác ngộ rằng cảnh vật ấy là tà ngụy chẳng phải thực có, vĩnh viễn chẳng nhớ đến nữa, gọi là Xả giác phận (phần giác ngộ lìa bỏ).
6) Định giác phận : Khi tâm mình đã phát ra được mọi thiền định, nên giác ngộ rằng những thiền định ấy là giả, chẳng sinh ra ưa thích nó, gọi là Định giác phận (phần giác ngộ cánh định)
7) Niệm giác phận : Khi mình tu đạo Xuất Thế phải giác ngộ sao cho lúc nào định và tuệ cũng ngang nhau. Hoặc khi tâm mình bị chìm, lịm mất phải nhớ ngay đến 3 phần giác ngộ đầu (Trạch pháp, Tinh tiến, Hỷ) để soi xét cho tâm mình phấn khởi lên. Hoặc khi tâm mình bồng bột, náo động, phải nhớ niệm ngay đến 3 phần giác ngộ sau (Trừ, Xả, Định) để mà nhiếp trì tâm mình lại, làm cho nó điều hòa, gọi là Niệm giác phận (Phần giác ngộ chánh niệm)
E – BÁT THÁNH ĐẠO PHẦN
(Còn gọi là Bát Chánh Đạo)
1) Chánh kiến : Tu phép quán soi thấy rõ mọi hạnh tu vô lậu, thấy rõ ràng 4 diệu đế, gọi là chánh kiến (Thấy biết chân chánh)
2) Chánh tư duy : Dùng cái tâm vô lậu ứng hợp với động, phát ra suy nghĩ, tính toán hiểu biết, khiến cho tâm lớn lên vào với tâm Đại Niết Bàn , gọi là chánh tư duy (suy nghĩ chân chánh)
3) Chánh Ngữ : Dùng trí tuệ vô lậu trừ diệt 4 tà mệnh, thu nhiếp mọi khẩu nghiệp vào trong chánh ngữ, gọi là chánh ngữ (nói năng chân chánh)
4) Chánh nghiệp : Dùng trí tuệ trừ diệt mọi tà nghiệp ở thân mà ra, để yên thân vào trong mọi nghiệp chân chánh, thanh tịnh, gọi là chánh nghiệp (nghiệp chân chánh)
5) Chánh mạng : Dùng trí tuệ vô lậu diệt trừ 5 tà mạng ở 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) để ở yên trong mạng sống chân chánh, thanh tịnh, gọi là chánh mạng (mạng sống chân chánh)
6) Chánh tinh tiến : Dùng trí tuệ vô lậu ứng hợp với cần mẫn, tinh tiến tu đạo Niết Bàn, gọi là chánh tinh tiến. (Tinh tiến chân chánh)
7) Chánh niệm : Dùng trí tuệ vô lậu ứng hợp với nhớ niệm mà nhớ mọi pháp chánh đạo và trợ đạo, gọi là chánh niệm (nhớ niệm chân chánh)
8) Chánh định : Dùng trí tuệ vô lậu ứng hợp vào thiền định gọi là chánh định (thiền định chân chánh)
GHI CHÚ
Ai tu theo Tứ Diệu đế, đắc A La Hán quả thì ở phần Đạo Đế tu theo 37 phẩm trợ đạo này
Ai tu để làm Bích Chi Phật thì tu quán "Thập Nhị Nhân Duyên"
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: HƯỚNG DẪN NGƯỜI HỌC PHẬT
Tại sao đạo Phật chủ truơng "Vô Ngã" ? Con người vô ngã đã đành, nhưng các sự vật vô tri, vô giác cũng vô ngã, nghĩa là sao ?
Trên đã định nghĩa về "ngã" là nó phải có tánh chất riêng, phải đồng nhất, và thường hằng.
Do định nghĩa đó, ta có thể kết luận "Vạn vật đều vô ngã". Đạo Phật đã xác định điều này trong "Lý Duyên Khởi".
LÝ DUYÊN KHỞI
Theo lý duyên khởi thì mọi sự, mọi vật đêu do nhân duyên hợp lại mà thành, nên nó không có tự tánh.
Thí dụ con người có hay không? Ta có hay không?
Con người gồm có 2 phần : Thể xác và tinh thần. Chúng ta hãy phân tich:
Về thể xác
Thể xác này do tứ đại hợp thành, nếu thiếu một thì không thành cái thân này. Vì vậy không thể nói thân này tánh của nó là đất hay là nước v v…
Hơn nữa thể xác thì biến đổi từng ngày, nay trẻ, mai già. Thể xác không bất biến mà Ta thì bất biến ( bởi vì nếu biến đổi thì Ta không còn là Ta nữa) vì vậy thể xác không phải là “cái Ta” .
Như vậy có lẽ phần tinh thần sẽ là cái Ta chăng? Tinh thần gồm có tư tưởng và tình cảm. Về tình cảm thì khi ta buồn, lúc ta vui, nó luôn thay đổi, vậy thì tình cảm không thể là cái Ta được. Vậy có lẽ là tư tưởng chăng? Lại càng không phải bởI vì tư tưởng biến đổi còn nhanh hơn nữa.
Vậy thể xác không phải là Ta, mà tư tưởng, tình cảm cũng không phải là ta. Vậy thì ta không có thật hay không có tự tánh.
Một thí dụ khác: có một anh A, đang làm việc và cư trú tại SG với tất cả các quan hệ hiện có của anh . Nếu ta đem anh A đó sang một nước khác thì anh A đó không còn là anh A nữa, vì các điều kiện và quan hệ của anh đã thay đổi. Không ai biết anh là anh A, anh không làm việc ở chỗ cũ nữa, không ở căn nhà cũ nữa, không giao thiệp với các người bạn cũ nữa. Vậy anh không còn là anh A cũ nữa.
Vậy nên anh A được xác định phụ thuộc vào chính anh và các liên hệ chung quanh, vậy thì anh A đó không có tự tánh, mà do các duyên hợp lại mới xác định được.
Các vật dụng cũng thế.
Xét chiếc xe chẳng hạn. Chiếc xe hợp thành bởi rất nhiều bộ phận, nếu xét riêng từng bộ phận thì nó đều chẳng phải chiếc xe.
Tay lái ư? Không phải xe
Bánh xe ư ? cũng không phải xe,
Yên xe ư ? khung xe ư đêu không phải xe.
Như vậy xe là một tổng thể của tất cả những cái trên. Nó do những cái khác hợp lại mà thành, nó không có tự tánh.
Danh từ xe dùng để chỉ cái tổng thể nói trên, nó cũng chẳng chỉ riêng một cái gì. Vì thế nó chỉ là giả danh.
Xét cái ấm trà này, nó làm bằng gì, xin thưa bằng sành. Vậy sành tự nhiên mà có à? Không phải , muốn có cái ấm này phải có đất xét, có tay thợ nặn ra, có men, có thợ vẽ hoa văn, có củi lửa có lò nung mới ra cái ấm này. Trong các duyên phụ trợ đó, nếu thiếu một cái thì đã không thành cái ấm trà.
Vì vậy ta thấy rằng mọi người, mọi vật, mọi sự ở trên đời này đều do nhân duyên tạo thành, nó không tự có. Vì vậy chúng không có tự tánh. Chúng chỉ hình như có, chúng có do nhân duyên hợp lại nên gọi là GIẢ CÓ. Do đó nói mọi vật “ sanh mà chẳng sanh ”
Trên đã định nghĩa về "ngã" là nó phải có tánh chất riêng, phải đồng nhất, và thường hằng.
Do định nghĩa đó, ta có thể kết luận "Vạn vật đều vô ngã". Đạo Phật đã xác định điều này trong "Lý Duyên Khởi".
LÝ DUYÊN KHỞI
Theo lý duyên khởi thì mọi sự, mọi vật đêu do nhân duyên hợp lại mà thành, nên nó không có tự tánh.
Thí dụ con người có hay không? Ta có hay không?
Con người gồm có 2 phần : Thể xác và tinh thần. Chúng ta hãy phân tich:
Về thể xác
Thể xác này do tứ đại hợp thành, nếu thiếu một thì không thành cái thân này. Vì vậy không thể nói thân này tánh của nó là đất hay là nước v v…
Hơn nữa thể xác thì biến đổi từng ngày, nay trẻ, mai già. Thể xác không bất biến mà Ta thì bất biến ( bởi vì nếu biến đổi thì Ta không còn là Ta nữa) vì vậy thể xác không phải là “cái Ta” .
Như vậy có lẽ phần tinh thần sẽ là cái Ta chăng? Tinh thần gồm có tư tưởng và tình cảm. Về tình cảm thì khi ta buồn, lúc ta vui, nó luôn thay đổi, vậy thì tình cảm không thể là cái Ta được. Vậy có lẽ là tư tưởng chăng? Lại càng không phải bởI vì tư tưởng biến đổi còn nhanh hơn nữa.
Vậy thể xác không phải là Ta, mà tư tưởng, tình cảm cũng không phải là ta. Vậy thì ta không có thật hay không có tự tánh.
Một thí dụ khác: có một anh A, đang làm việc và cư trú tại SG với tất cả các quan hệ hiện có của anh . Nếu ta đem anh A đó sang một nước khác thì anh A đó không còn là anh A nữa, vì các điều kiện và quan hệ của anh đã thay đổi. Không ai biết anh là anh A, anh không làm việc ở chỗ cũ nữa, không ở căn nhà cũ nữa, không giao thiệp với các người bạn cũ nữa. Vậy anh không còn là anh A cũ nữa.
Vậy nên anh A được xác định phụ thuộc vào chính anh và các liên hệ chung quanh, vậy thì anh A đó không có tự tánh, mà do các duyên hợp lại mới xác định được.
Các vật dụng cũng thế.
Xét chiếc xe chẳng hạn. Chiếc xe hợp thành bởi rất nhiều bộ phận, nếu xét riêng từng bộ phận thì nó đều chẳng phải chiếc xe.
Tay lái ư? Không phải xe
Bánh xe ư ? cũng không phải xe,
Yên xe ư ? khung xe ư đêu không phải xe.
Như vậy xe là một tổng thể của tất cả những cái trên. Nó do những cái khác hợp lại mà thành, nó không có tự tánh.
Danh từ xe dùng để chỉ cái tổng thể nói trên, nó cũng chẳng chỉ riêng một cái gì. Vì thế nó chỉ là giả danh.
Xét cái ấm trà này, nó làm bằng gì, xin thưa bằng sành. Vậy sành tự nhiên mà có à? Không phải , muốn có cái ấm này phải có đất xét, có tay thợ nặn ra, có men, có thợ vẽ hoa văn, có củi lửa có lò nung mới ra cái ấm này. Trong các duyên phụ trợ đó, nếu thiếu một cái thì đã không thành cái ấm trà.
Vì vậy ta thấy rằng mọi người, mọi vật, mọi sự ở trên đời này đều do nhân duyên tạo thành, nó không tự có. Vì vậy chúng không có tự tánh. Chúng chỉ hình như có, chúng có do nhân duyên hợp lại nên gọi là GIẢ CÓ. Do đó nói mọi vật “ sanh mà chẳng sanh ”
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Đang trực tuyến
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 108 khách