Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

Đạo hữu Khuclunglinh, chỗ này "thức" vẫn là tâm, không phải là tri thức như ngôn ngữ xã hội hay dùng. Việc nhận định có "cái tôi" là sự phối hợp của "tưởng" cùng "si" - 2 tâm sở .

Bạn KT ơi:

cái "tôi" đó .. là là chỗ GIỚI HẠN của TÂM chứ không đơn thuần là TRI THỨC.


Chúng ta có thể đưa ra một số thí dụ:

i. ngày mai tôi đi làm bị ĐUỔI VIỆC ... thì cái "TÔI BỊ ĐUỔI VIỆC" đó là một thức = tôi đã hết việc .. và vì không có việc làm thì tiền đâu, tiền lớn tiền nhỏ đều dựa vào tiền lương

như vậy .. cái thức đó .. không chỉ là TRI THỨC TRẦN THẾ: mà đó là TÂM LÝ và VẬT LÝ của tôi thiệt ..

vậy thử hỏi: mỗi một lần một thức "LỚN CỠ" đó sinh diệt .. có KHỔ không ? .. đương nhiên là có .. và cái SINH DIỆT ĐAU KHỔ đó được ghi nhận lại trong kinh Thủ Lăng Nghiêm:


Tất cả thế gian
Sống, Chết nối nhau
sống theo đường thuận
chết theo đường khác

khi vừa mệnh chung
chưa dứt hơi ấm
thiện ác một đời
đồng thời hiện ra
cái thuận: của sống
cái nghịch: của chết

Hai Luồng Tập Khí
->> xen kẽ lẫn nhau
- Thủ Lăng Nghiêm


cho nên "cái THỨC" mà có "CÁI TÔI" bắt buộc phải có CÁI TÔI bao hàm: DANH/SẮC, LỤC NHẬP, XÚC THỌ, ÁI THỦ HỮU, SANH [cả mạng căn luôn còn có]

là vậy đó ... và nó chính là chỗ NGĂN NGẠI cho "THÀNH TỰU" của TÂM ... đặc tính "THÀNH TỰU" của TÂM được ghi nhận trong Duy Thức học là đặc tính

- nối tâm thức này .. với tâm thức khác .. thành tựu như là sống chết nối nhau .. một DÒNG TÂM THỨC .. một dòng TƯƠNG TỤC [smile .. phải không ]





ii. hay thí dụ như NHÀ CHÁY ? ... người THÂN bị TAN NẠN chết ? ..

- thức như vậy SINH DIỆT có khổ không ?

nếu chúng ta chỉ nhìn đó là "TRI THỨC" thì không đúng ... đó là "TÂM LÝ và VẬT LÝ" mà cái "TÂM ĐÃ ĐƯỢC DỰNG NÊN" và nó đã Ở ĐÂY LÂU RỒI ..

bởi vì vậy mà khi nó thay đổi, không quen, trống vắng, buồn, đau khổ ... đúng không ?

đó mới chính là VẠN THỨC thiệt, phải không [smile]


ii. Chư Hành là KHỔ ... bây giờ chúng ta đối với HIỆN TƯỢNG vạn thức .. từng thức sinh diệt .. đã khó CHUYỂN TÂM rồi .. chứ đừng nói là không nhận ra từng thức luôn .. thì làm sao chuyển tâm ?

vì vậy .. bắt buộc phải phân biệt được: TÂM và THỨC trước ..

và THỨC thì thường là "TÂM ở dạng ĐỨNG Ở MỘT CHỖ" nên thường hay có tên gọi khác là "VẬT" [tức là tâm dừng lại một chỗ, bám, ỷ vào chỗ đó hoài làm vui .. hóa vật ]


Tất cả thế gian

lầm mình là VẬT [ý là nói TÂM = THỨC đó]

bỏ mất tâm, tánh

nếu BIẾT CHUYỂN VẬT

thì đồng với NHƯ LAI

thân tâm viên mãn sáng suốt

nơi đạo trường bất động đó

dù là cọng cây ngọn cỏ

cũng ngầm chứa thập phương quốc độ
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm


hay chúng ta hay thấy cái gọi là "TÂM - VẬT" hay xuất hiện trong những đoạn pháp ngữ trong Thiền Tông:


i. Tổ thấy thế bèn hỏi:

"Ở đây làm gì?"
Sư đáp: "Quán tâm."
Tổ hỏi: "Ai quán, tâm là vật gì ?" - Đạo Tín và Pháp Dung


ii. Đến Tào Khê gặp Tổ Huệ Năng,

Tổ hỏi: "Ở đâu đến?"
Sư thưa: "Ở Tung Sơn đến."
Tổ hỏi: "Vật gì đến?"
Sư trả lời không được bèn ở lại. Sau tám năm, sư chợt tỉnh, đến trình Tổ câu trả lời sau: "Nói là một vật là không đúng." - Lục Tổ Huệ Năng và Nam Nhạc Hoài Nhượng

Nam Nhạc Hoài Nhượng vốn là người tu hành vậy mà còn phải cần thêm tám năm ở với LỤC TỔ mới có thể phân ra rành mạch được TÂM và THỨC .. tức là TÂM và VẬT

không dễ phải không ?

Nhưng thời nay chúng ta may mắn hơn .. [smile] ..

đúng không ?

KLL


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

sotam26 đã viết:Kính!
Hiền hữu Quang Tâm thân mến!
Theo đường dẫn của h/h ! đọc đến 12 nhân duyên , thấy QT trích dẫn ... và kết luận : muốn thoát ly sanh tử chỉ có con đường là " cắt ái" !?
có vài ý muốn trao đổi cùng h/h vậy:
_ Ái và Bác ái : đồng hay khác .
_ Nếu cắt " ái" chúng ta có thành " vô cảm " ? Nếu cắt " ái" mà đi đến "vô cảm" Thì st nghĩ rằng :
Mình đã Tu sai đường Phật dạy!?
Vậy:
Muốn cắt "ái" chúng ta phải " hạ thủ công phu" Chỗ Nào!? để không rơi vào vô cảm!
chúc QT luôn tinh tấn.
Kính chúc cả nhà thường tịnh.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Hiền hữu Sotam kính,
"cắt ái" là cách nói khác của việc không dính mắc trước các cảm thọ. Trong các mắc xích của 12 nhân duyên thì chúng ta chỉ có thể tác động vào vùng mắc xích thọ => ái => thủ , đó là vùng mắc xích thể hiện quả của quá khứ (thọ) và hành của hiện tại (ái, thủ) tích lũy quả cho tương lai (hữu, sinh) .
Quá trình này là quá trình làm từ từ, thanh lọc từ từ. Ban đầu là các thọ lạc, khổ sau đến các thọ hỷ, ưu , xả. Ban đầu các đối tượng giác quan rõ ràng, sau là các pháp vi tế. Đó là quá trình để nhìn thấy thực tính của pháp.
Muốn cắt "ái" chúng ta phải " hạ thủ công phu" Chỗ Nào!? để không rơi vào vô cảm!

Phương pháp thực hành cũng chỉ là Tứ niệm xứ. Xin tán thán câu hỏi này của đạo hữu!
_ Nếu cắt " ái" chúng ta có thành " vô cảm " ?
Như đã nói, đây là quá trình từ thấp đến cao. Khi đối tượng đem đến "ái" cho đạo hữu là các chúng sinh, đạo hữu vẫn còn ái, nhưng "ái" với tài sản như tiền, bạc, nhà cửa... có thể không còn, coi như "cắt ái" với tài sản. Hơn nữa, khi "trí tuệ" phát sinh, khi thấy được "khổ", "vô thường" trên các pháp, ái được thay thế bởi các tâm sở "đầy tình thương" khác là "bi", "tùy hỷ". Đạo hữu không phải lo về sự thờ ơ với các chúng sanh khác! Không có chuyện đó! Sự yêu mến với đầy dính mắc, đòi hỏi điều kiện sẽ được thay thế bằng sự yêu thương vô điều kiện, không chấp thủ! Và sự yêu thương vô điều kiện này cũng không phải là gì ghê gớm, nó cũng phải sinh diệt như mọi tâm sở khác và hành giả cũng không dính mắc vào nó.

Thảo luận 12 nhân duyên chỉ có ích cho những người có thực hành thiền tứ niệm xứ. Vì đấy là quy luật vận hành của các pháp mà hành giả tứ niệm xứ sẽ nhận ra khi thực hành. Điều này giúp họ có thêm niềm tin và càng tinh tấn.
Còn với những người không thực hành tứ niệm xứ, tìm hiểu 12 nhân duyên như một nhà nghiên cứu hay tệ hơn để phô diễn kiến thức, khi hợp thời, sẽ nhận được lời khuyên thích đáng!
Vài chia sẻ,
TMH kính!
kinhle


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

Lời bạn TMH nói thiệt là có tâm phật lý ở trong đó bởi vi:

i. Hành --> Thức --> SANH [lục đạo luân hồi ]

ii. Niệm Xứ: thân thọ tâm pháp ...

mà NIỆM: I think therefore I exist có nghĩa là ... có niệm là có một cái "TÔI" = một thức mạng, một mạng căn ở trong đó ...
ý nghĩa của "tâm sở niệm" thuộc về HÀNH UẨN là nơi "tất cả những cái tôi" được lưu giữ, hình thành ... đồng với một tâm sở trong 51 món tâm sở được liệt kê trong Duy Thức Học.



Có những vị trí có thể quan sát vấn đề: có tất cả những "tâm thức" đều từ một nguồn tâm mà ra ... có lẽ [smile] sẽ nhìn thấy hiện tượng có một CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ hay hơn :

a. tất cả thế gian
sống, chết nối nhau [các tâm thức cứ sinh diệt nối nhau làm nên không gian không ngằn mé]

Sống: theo đường thuận

Chết: theo đường khác

khi vừa mệnh chung:
chưa dứt hơi ấm
thiện ác một đời
đồng thời hiện ra
cái thuận của sống
cái nghịch của chết
hai luồng tập khí
xen kẽ lẫn nhau [/color]


cho nên Đứng ở vị trí: MỘT THỨC đang bị diệt .. MỘT THỨC KHÁC sinh ra ... thì đó là nơi sinh tử nhị khí xuất hiện, và nơi đó còn có một tên gọi khác:

- SONG MÔN [một cửa sắp đóng.. một cửa khác mở ra]


Phương pháp tu Tử Tưởng là món tu tưởng thứ sáu trong kinh Đại Niết Bàn cũng như như là "ĐẶT MỘT CÁI TÂM" như là một tấm gương để nhìn thấy vạn vật bay qua nó:

- con chim bay qua gương: nhạn quá trường không

- vó ngựa bóng câu qua cửa sổ: vó ngựa bóng câu qua mành

- hay như tâm gương thấy bốn biển: thì nước không thiếu

- hay như hiện tượng pháp hoa: thì đầu đình hôm trước mai lại nở .. vì MAI NỞ TỰ GỐC


chính cái VỊ TRÍ: TÂM là nguồn sỉnh ra vạn tượng, vạn pháp hoa .. cái nơi: tất cả diệu đức như HÀ SA từ một nguồn tâm mà ra - Tổ Đạo Tín

mới là cái vị trí "TÂM" cần được khám ra đối với hiện tượng: SỞ HÀNH [tức là những hoạt động tâm lý vật lý của thân và tâm làm nên NĂNG THỨC và SỞ THỨC .. tức là sinh ra tam giới]

Duy Thức học có một bài thơ về cái chữ "THỨC" = tức là cái biết "NHẬN LÀ TÔI" làm nên tam giới rất là hay:

ba tánh, ba lượng thông tam cảnh
tam giới luân thời ... dị: khả tri [có nghĩa là có thể thấy .. và thấy được]

tương ưng tâm sở: ngũ thập nhất [51 tâm sở tương ưng xảy ra ]

thiện ác lâm thời biệt phối chi [thiện ác tùy theo thời mà phối hợp .. mà xảy ra]



Nhưng tạm gác mí cái đó lại để nói tới một vấn đề quan trọng hơn, chắc là ai cũng muốn biết: GIÁC NGỘ PHÁP THÂN [smile]

đứng ở một số vị trí thích hợp

đặt tâm ở đúng chỗ

- để quán THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN .. và các NIỆM XỨ, nếu được hàng tỳ kheo chân chính của đức PHẬT chỉ phương pháp phân biệt hai món:


A. CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ = NHƯ LAI TẠNG:

Chính là cái tâm mà từ nơi đó, hiện tượng vạn pháp xuất hiện. Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Thập Địa nói: tam giới chỉ riêng một tâm.

Cho nên đó là vị trí: TÂM là nguồn gốc.


*** ở đây, xin lưy ý vấn đề này luôn: PHẬT ĐẠO TU HÀNH TẠI TÂM = dùng tâm là nguồn gốc của hiện tượng vạn pháp, và mỗi pháp đều đồng một vị: tức là vị giải thoát.

cái TÂM này = CHƠN TÂM = BẢN LAI DIỆN MỤC = là một mẫu số chung:

- có thể HÀNH ----> để sinh ra hiện tượng VẠN PHÁP DUY THỨC .. vạn pháp từ đường thức mà nhận ra

cho nên cái TÂM này không phải là những danh từ đơn giản:

- như là trái tim

- suy nghĩ ...

- tư tưởng tôi là con người này nọ ... thậm chí là tư lương [tức là bảy thức đầu trong bát thức .. cũng không phải chứ không nói riêng là ý thức thì quá giới hạn ]

mà cái TÂM NÀY cũng có đặc tính của chơn như, pháp thân: bất tăng bất giảm, bất cấu bất tịnh, vô sanh [không phải do sanh mà có]

cho nên đó gọi là NHẤT TÂM [chữ NHẤT ở đây dùng để nói đến có một cái tâm là nhứt thể, không bị .

Và đặt tâm ở đúng một số vị trí thích hợp để mà quán như là đoạn kinh Thủ Lăng Nghiêm trên, pháp tu Tử Tưởng, vv. .. có thể nhìn thầy: NHẤT = tức là CHƠN TÂM.


B. ĐẠI DỤNG của CHƠN TÂM tức là hiện tượng vạn pháp:

Có lẽ không ai miêu tả hai món này hay hơn là hai bài thơ: một là của TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ .. hai là của THIỀN SƯ TRÍ HUYỀN trả lời Từ Đạo Hạnh khi ngài ấy vấn hỏi về CHÂN TÂM.


Chí Đạo Vô Nan
Chí đạo vô nan mạc đạo nan,
Hồi đầu chuyển não giác man can.
Tương tâm khướu hướng cầu tâm tiệm,
Đại tự niêm ngư thướng trúc can.


Dịch nghĩa

Đạo lớn không khó đừng nói khó,
Quay đầu, động não, cảm thấy mờ mịt.
Nếu lại đem lòng mình hướng vào tìm ma quỷ ở trong lòng,
Thì có khác gì con cá măng nhảy lên ngọn trúc.

Bài thơ này nói là chỗ QUAN SÁT TÂM, DỤNG TÂM mà tâm đó chỉ là "THỨC" ... thì không có cách nào đứng ở vị trí đó mà nhìn thấy CHÂN TÂM, chẳng khác nào cá măng nhảy lên ngọn trúc


Trí Huyền Thiền Sư, trong một bài thơ đối đáp khi Từ Đạo Hạnh hỏi ngài về Chân Tâm có viết về những đặc tính của Chân Tâm Thường Trú này như sau:

Ngọc lý bí thanh diễn diệu âm
cá trung mãn mục lộ thiền tâm
hà sa cảnh thị bồ đề đạo
nghĩ hướng bồ đề cách vạn tầm

*[ những âm thanh huyền bí trong viên ngọc phát ra là những âm thanh kỳ dị
trong đó ý thiền hiện ra rành rành
cảnh giới nhiều như cát bui đấy đều là cõi bồ đề
nhưng nếu dụng tâm đi tìm thì sẽ xa vô cùng ]

NGỌC = tức là chơn tâm, tức là như lai tạng .. là pháp thân

Nguồn Diệu Âm = Đại Dụng của VIÊN NGỌC đó .. chính là hiện tượng ... vạn pháp .. nhiều như là cát ... đều là hiện hữu của một tâm bồ đề

và nếu chỉ NGHĨ = đứng ở vị trí của THỨC = tức là món thứ ba của VÔ MINH mà quán.. thì sẽ cách xa chơn tâm ấy: MUÔN TRÙNG [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

À .. tại vì câu hỏi quan tâm có liên quan tới vấn đề CẮT ÁI .. nên hôm nay chúng ta thử quan sát vấn đề này luôn:

tất cả chúng ta đều biết hiện tượng: hoạt động tâm lý và vật lý của thân và tâm = HÀNH --> sẽ dẫn tới sỉnh ra một cái ta, một thức

thí dụ:

- uống thuốc giảm đau hoài . thành người nghiền thuốc giảm đau [tức là một con người mới]

- lấy vợ .. lấy chồng .. trở thành một con người mới [một người có gia đình bị những ràng buộc hoạt động ý thức, tâm lý và vật lý khác đi]

- hay như cầu thủ đá banh .. thì đương nhiên đôi chân phải nhanh nhẹn, thể lực phải mạnh ... [cũng tức là do có hoạt động luyện tập .. hành ... mà có ... nghỉ luyện tập, hoạt động đá banh vài tháng, vài năm, đá dở đi như thường [smile] ]


những cái TÔI đó = đều có chữ ÁI ... đều có cái DỤNG .. đều có hoạt động tầm cầu, nên Kinh Tăng Nhất nói:

- NHÂN ÁI có: Lợi, Dụng, Tầm Cầu


và cái NHÂN ÁI đó ÁI --> là nguồn gốc sinh ra THỦ HỮU --> SANH [tức là những cái tôi]

những cái tôi đó .. thường được xếp trong tạng thức nơi gọi là: NGÃ ÁI CHẤP TẦNG.

Và mỗi khi được lôi ra sử dụng, thì do "THỨC MẠT NA" = thức thứ bảy có công năng lôi chủng tử từ NGÃ ÁI CHẤP TÀNG ra chứ đâu:

thí dụ,

đang ngồi ăn tết tiếp đãi bạn bè .. thì đứa con mình nhào ra xin này xin nọ, mình nhỏ nhẹ không cho, nói chút nữa, thế là nó HÉT LÊN:

- khách khứa thì kệ họ ... con muốn cái này mà ...

như vậy là LẬP TỨC "THỨC MẠT NA" lôi một chủng tử lên hiện hành liền: là BẬC CHA MẸ mà, còn phải có khách khứa ngày tết, con cái cũng phải tôn trọng khách tiếp đãi hệt như cha mẹ ...

--> TỨC KHÔNG ? .. TỨC ...


vậy đó ... GIỮ NGUYÊN Ý NIỆM ĐÓ LÀ = MỘT CÁI NGÃ được lôi lên hiện hành bằng thức MẠT NA = để mà định nghĩa chữ NGÃ

NGÃ theo duy thức học có hai đặc tính:

- một là đặc tính tự tại LÀM CHỦ

- hai là đặc tính phán đoán các việc ...

và như vậy NGÃ thường có vị trí là CHỦ TỂ: như là quân vương .. và bao gồm luôn chức tể tướng, vì tể tướng sai khiến tất cả những người khác, món khác làm theo

*** và nếu chúng ta nhìn rõ vấn đề vi tế hơn: chính ĐỨA CON hành động như vậy cũng là từ "NGÃ ÁI CHẤP TÀNG" của nó ra... có nhiều khi chính chúng ta cũng hay đặt nó lên hàng đầu .. vượt trên "khách khứa", "người dưng" ở những trường hợp khác .. cho nên .. cũng là TẬP KHÍ NÓ CŨNG LÔI VỊ TRÍ QUÂN VƯƠNG của nó ra .. cả chính mình đôi khi cũng phải tự quan sát .. [smile]

*** nếu ở trong một một môi trường: có hai CON CỌP .. hai cái NGÃ = ngã nào cũng đều là CHỦ TỂ . đồng la đồng hét .. tranh chấp đoạt vị .. thì một hồi khách khứa bỏ đi hết .. rồi thì ai đi đường đó .. cuối cùng chỉ là như lời Trạng Trình nói: Long Hổ Xà đầu khởi chiến tranh .. can qua xứ xứ khởi đao binh .. mã đề dương cước anh hùng tận .. thân dậu niên lai thái kiến bình .. năm nay là năm con chó .. cũng được chút QUẢ THÁI BÌNH [smile]



Bây giờ .. chúng ta cứ GIỮ "ĐỊNH NGHĨA NGÃ" đó = từ NGÃ ÁI CHẤP TÀNG KÉO RA ... nhiều khi chính cái NGÃ ÁI CHẤP TÀNG, cái NGÃ nó làm chủ hoài .. khiến cho ta = KHÔNG ĐƯỢC THANH TỊNH

và vì vậy, đó là hiện tượng: PHÁP = KHÔNG CÓ NGÃ ... bởi vì tới một lúc nào đó, khổ quá, chúng ta XẢ BỎ LUÔN cái NGÃ đó, xả bỏ luôn NGÃ CHẤP ĐÓ .. VƯƠNG TƯỚNG gì cũng bỏ luôn ... miễn là KHÔNG KHỔ thì thôi, tốt rồi ..

vạn pháp, vạn ngã "chủng tử ái" từ NGÃ ÁI CHẤP TÀNG lôi ra cũng thế .. có lúc khổ quá chúng ta cũng không thèm luôn, NẶNG NHƯ ĐÁ trong tâm tư:

- mà đá thì muôn đời chìm xuống đáy nước ... [smile]


cho nên ... đó là hiện tượng: VẠN PHÁP = VÔ NGÃ [tức là có khi .. CÁI NGÔI VỊ CHỦ TỂ đó của NGÃ không đứng nổi hoài ]


nhưng ở đây .. chúng ta dù có YÊU = ÁI cỡ nào . thì cũng có lúc cái ngôi vị CHỦ TỂ = của một NGÃ .. theo đúng định nghĩa và hoạt động của nó, tới thời hoại diệt cũng xảy ra khổ

càng bám vào càng khổ .. .

càng chấp vào càng đau

cho nên .. khi đó, chúng ta mới nhận ra: ỦA .. sao CÁI TÂM LÀM RA NÓ ĐÂU RỒI ?? ... sao không thử "SỬ DỤNG" cái tâm đó để làm ra NGÃ ..

đó là vị trí NGUỒN GỐC của "CHƠN TÂM" làm nên hiện tượng vạn pháp .. tức là: VÔ LƯỢNG NGHĨA ... nhưng đó không phải là khiến cho chúng ta nên SỢ RƠI VÀO KHÔNG

- lẽ đúng ra, nếu đi đúng con đường LẬP PHÁP, KIẾN PHÁP .. ĐẮC PHÁP .. đúng lý ra .. đó phải là vị trí SUNG MÃN của TÂM như là bài thơ của Trí Huyền Thiền Sư viết chứ:

Ngọc lý bí thanh diễn diệu âm
cá trung mãn mục lộ thiền tâm
hà sa cảnh thị bồ đề đạo

*** vị trí NGỌC = nguồn là chơn tâm .. làm nên hiện tượng của Thiền tông: TRỰC CHỈ CHƠN TÂM ... đi con đường --> VÔ LƯỢNG NGHĨA .. dẫn tới hiện tượng hà sa cảnh thị .. đều là bồ đề đạo .. tức là hiện tượng VẠN PHÁP [KIẾN TÁNH - TẠI DỤNG CHƠN TÂM .. .[smile]]


hay là như là Mãn Giác thiền sư quan sát hiện tượng: MAI HOA .. nở từ GỐC MAI ..

chớ để xuân tàn hoa lạc tận

tiền đình đêm trước một nhành mai


*** mỗi một vị thiền sư .. sau khi GIÁC NGỘ PHÁP THÂN thường để lại một bài kệ, dùng một chố khéo léo chưa ai sử dụng qua, để nói lên chỗ "TỚI ĐƯỢC" PHÁP THÂN của họ .. ... [smile] ... mà đúng không ?


mà đúng không ?

:lol: :lol:


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Thức mạt na chính là bộ não, nơi mà có bộ nhớ tàng trữ kinh nghiệm kiến thức của chúng ta đến từ môi trường sống; như là văn hóa, truyền thống, tôn giáo, giáo dục ... đa phần có thể nói là chỉ làm tăng ngã ái chấp tàng.

Những kinh nghiệm kiến thức đó nó duyên cho thức thứ sáu, ý thức. Hành duyên thức, thức duyên hành, cái ngã cứ thế mà ung dung.

Nếu chúng ta có thể cư xử trong sự xả bỏ những kinh nghiệm kiến thức đó, may ra chúng ta có thể bỏ được ngã chấp mà tự tại trong chơn tâm.

kinhle


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

Cũng không đơn giản như vậy. Cũng như danh từ "TÂM" không đơn giản là trái tim, tư tưởng, suy nghĩ, ý thức .. vv..

Phật đạo tu hành tại tâm. Lấy Tâm làm gốc để làm nên hiện tượng vạn pháp. Đứng ở vị trí này, thì tâm chính là "NGUỒN VẬT LIỆU làm nên hiện tượng vạn pháp". Cho nên danh từ TÂM cũng không đơn thuần là như ở trên. Đơn cử: Như Lai Tàng là Bốn Khoa Bảy Đại chứ không đơn giản là TÂM bình thường như người ta thường nghĩ. Cũng vậy, danh từ THỨC MẠT NA cũng không đơn giản như vậy. Và chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ ý nghĩa, công dụng của từng món của TÂM .. thì việc tu tâm mới có hiệu quả hơn, và đi đúng hướng hơn. [smile .. .lẽ đương nhiên là cũng là BÍ MẬT của NHƯ LAI cũng chỉ là do các đệ tử chân chánh của ngài, HÀNG TÌ KHEO qua các trực chỉ và bài giảng dạy cho thì mới biết thôi .. ]

Thức Mạt Na = là một trong bốn món phiền não tính ở "pháp số NHÂN" trong tám vạn bốn ngàn pháp môn :

250 tỳ kheo giới * 4 oai nghi * 3 tụ tịnh giới * bảy nghiệp thân khẩu * 4 món độc phiền não [tham sân, si và Mạt Na ] .. cho nên thức Mạt Na .. vốn là một thức rất là quan trọng.


Theo Duy Thức Học, thức Mạt Na nằm hẳn trong "VÔ MINH" = và công năng của nó hoàn toàn ở trong VÔ MINH.

- Công năng của Thức Mạt Na: là đưa những chủng tử đang hiện hành vào trong tạng thức ... với "dạng THỨC" = NGÃ.

- Và đưa những chủng tử ở trong tạng thức với "dạng THỨC" = NGÃ ra ..

như vậy đối với danh từ NGÃ = CHỦ TỂ như được định nghĩa ở trên, thì lời của Bồ Đề Đạt Ma nói đúng lắm:

- vạn vật tri trung .. NHÂN NGÃ = TỐI CAO [tức là đứng vị trí CHỦ TỂ ]


Duy Thức Học ghi nhận: ở trong Thức Mạt Na chỉ có một lượng tức là PHI LƯỢNG tức là không còn đúng với "sự thật" nữa.

Có câu nói: khi chưa tu hành xong .. thì làm gì cũng sai ..

còn khi tu xong rồi, thì làm gì cũng đúng ... là bởi vì "CÔNG NĂNG" của thức MẠT NA lúc này [không có trí] .. chỉ hoàn toàn là PHI LƯỢNG ... [smile .. nó đó .. ha hahahahahah].


tam tánh, tam lượng --> thông --> tam cảnh ... và cảnh của THỨC MẠT NA này chỉ có ĐỚI CHẤT CẢNH mà không có TÁNH CẢNH. Cho nên .. nó chịu hoàn toàn nghe lời của "Ý THỨC" .. và không có liên hệ nào với "NGŨ TIỀN THỨC" = tức là TÁNH CẢNH = HIỆN LƯỢNG. Cho nên, khi Ý THỨC chưa chuyển thành "DIỆU QUÁN SÁT TRÍ" thì THỨC MẠT NA cũng không hề có biểu hiện:

- BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ ... và cũng vì nó chỉ hoạt động như vậy. [smile]


mà đúng không ?

:lol: :lol:


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Sự phức tạp cũng có thể là một mê hồn trận do thức mạng (cũng là ngã) tự biên tự diễn để mà khó bị phá? :)

kinhle


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

Chúc mừng năm mới ...

Các Đại như loài chim không chân, THỨC KHÔNG THỂ THẤY - Kinh Trường Bộ I, Kinh Kiên Cố.


Và đương nhiên sự che đậy của Thức Đại lớn lắm, nếu đặt tâm không đúng chỗ ... có lợi một tí là chúng ta: CÓ THỜI GIAN MÀ [tự học hỏi lẫn nhau từ từ cũng biết thôi ... smile]


Hay là để tạo lòng tin trước: để tiếp tục coi những phương pháp này có CÁC TỔ KHÁC thực hành luôn không:


i. Thiện Hội và Vân Phong, cao đồ của ngài ở Chùa Khai Quốc có một đoạn pháp ngữ chắc là cũng hay:

Thiện Hội có lần bảo Sư: Sống chết là việc lớn, cần phải giải quyết ngay.

Sư hỏi: Khi sống chết đến, làm sao tránh khỏi?

Hội đáp: Hãy nắm lấy chỗ không sống chết mà tránh.



Sư hỏi: Thế nào là chỗ không sống chết?

Hội đáp: Ngay trong sống chết nắm lấy nó mới được.


Sư hỏi: Làm sao mà hiểu?

Hội đáp: Ngươi hãy đi, chiều nay sẽ đến.

Chiều Sư lại vào, như đã hẹn, Hội bảo: Đợi đến sáng mai đông đủ, sẽ chứng minh cho ngươi.

Sư tỉnh ngộ, liền sụp lạy.

Hội hỏi: Ngươi thấy đạo lý gì?

Sư thưa: Con đã lĩnh hội.

Hội hỏi: Ngươi hiểu như thế nào?.

Sư đưa nắm tay lên, thưa: Bất tiếu [3] là cái này đây.



*** Điều thứ nhất là đoạn pháp ngữ này giống VỊ TRÍ ĐẶT TÂM của KINH THỦ LĂNG NGHIÊM quá:

-tất cả thế gian
sống, chết nối nhau
sống theo đường thuận
chết theo đường khác
khi vừa mệnh chung
chưa dứt hơi ấm
thiện ác một đời
đồng thời hiện ra
cái thuận của sống
cái nghịch của chết
hai luồng tập khí
xen kẽ lẫn nhau

thì cái TÂM "không sống, không chết" đó .. chính là "CÁI TRỐNG RỖNG" = CHƠN TÂM



*** điều cần nên quán sát thứ hai là THIỆT LÀ CHỖ KHÉO LÉO CHỈ TÂM TUYỆT VỜI:

- rõ ràng bảo SANH TỬ phải giải quyết ngay .. rồi lại hẹn CHIỀU NAY

- chiều tới .. rồi lại HẸN NGÀY MAI

"tới chiều nay" = mà sống được tới ngày mai .. thì cái không sống, không chết đó là AI ??


và thiền sư VÂN PHONG lại chỉ tới cái "BẤT TIẾU" chính là cái người: VẪN CÒN SỐNG CHẾT

- từ hồi sáng

- tới buổi chiều

- lúc đó còn chưa hiểu ... chắc là phải tới ngày mai luôn quá ..


mà đúng không ?

- GIÁC NGỘ PHÁP THÂN rất khó lãnh hội .. đặt TÂM phải đúng chỗ .. đúng cách .. nếu không .. thì các tổ các vị thiền sư lỗi lạc cũng đâu phải tốn thì giờ .. "ĐIỂM TỪNG TÂM" một ..

cho nên .. từ từ .. chuyện đâu còn đó .. [smile] ... mà đúng không ?

- sau khi hiểu rồi . thì giáo môn, coi lại kiểm chứng cũng được ... đi bao nhiêu .. biết bấy nhiêu NGHĨA .. ha hahahahahha

đúng không ?

:lol: :lol:


khuclunglinh
Bài viết: 58
Ngày: 05/01/18 16:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: USA

Re: Thảo luận về Lý Duyên Khởi

Bài viết chưa xem gửi bởi khuclunglinh »

B. CÁI TRỐNG RỖNG = là nguồn .. bởi vì "NGÃ" là cái CHỦ TỂ , không bền vững, không có chỗ ĐẶT TAY

Một hôm, đệ tử nhập thất là Đa Bảo hỏi: "Thế nào là chung thủy của sự học đạo". Sư đáp: "Thủy chung không vật, diệu hư không. Hiểu được chân hư, thể tự đồng"5.

Bảo tiếp: "Làm sao đảm bảo được?"

Sư đáp: "Không có chỗ cho người xuống tay."

Bảo nói: "Hòa thượng nói xong rồi."

Sư lại hỏi: "Ngươi hiểu gì."

Bảo bèn hét lên.


*** Vạn Pháp = Vô Ngã .. bởi vì "NGÃ" là cái CHỦ TỂ .. có nhiều lúc cũng bị vô thường hoại luôn, sao còn làm chủ được .. cho nên .. nó vốn là TRỐNG RỖNG, và cái TRỐNG RỖNG luôn có đó .. là TÂM [smile]

*** Tiếng thét ở câu sau cùng thiệt là hay .. như là TIẾNG THÉT ..và một nơi trống rỗng .. như là CÂY TRE .. như là TIÊNG SÁO . như là HƯ KHÔNG .. ha hahahhahahaha

mà đúng không ? [smile]


:lol: :lol:


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.95 khách