Theo các vị Hành động tạo tác hiện tại là tại sao có ?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Theo các vị Hành động tạo tác hiện tại là tại sao có ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Nhân 1 chủ đề sôi nỗi và rối mù và Chú Tiểu cũng lấy làm thắc mắc dể sợ nên Chú Tiểu xin được lập chủ đề này để cùng luận để cùng học tập.
Xin các vị lưu ý cho hãy đưa ra quan điểm của mình miễn sao đúng luật diễn đàn. Đừng vì cho rằng cái mình là đúng nhất khi bị phản bác thì bắt đầu um sùm dùng từ nặng nề nha các đạo hữu... kinhle kinhle kinhle

Chủ đề: Tạo nghiệp hiện tại là từ đâu đến và tại sao ta lại làm điều đó ?
Sau đây là trích dẫn các ý kiến của nhiều đạo hữu...
Ý kiến 1:
- Một người gieo một nhân ác thì chắc chắn phải trôi lăn trong lục đạo luân hồi để nhận lấy quả báo ác do mình trồng
- Tương tự, một người gieo một nhân thiện thì cũng phải nhận quả báo thiện tại cõi ta bà
Kết luận: Tóm lại hễ cứ gieo nhân (dù ác hay thiện) thì vẫn không thể giải thoát được?


Ý kiến 2 :
- Làm ác thì nhận quả ác
- Làm thiện mà không được quả thiện thì thiệt thòi cho kẻ gieo nhân thiện.


Ý kiến 3:
- Khi gieo một việc thiện là chúng ta đang phải trả nghiệp của kiếp trước, không phải tạo 1 nghiệp thiện ?
- Khi gieo một trọng nghiêp thiện chính là gieo quả vị của Chư Phật, Bồ Tát ?
=> hai trường hợp trên không phải tạo nghiệp thiện để hưởng quả thiện đời vị lai, mà chúng ta đang san lấp con đường chông gai cho phẳng để thong dong đi về Niết Bàn Cực Lạc.


Ý kiến 4:
- Mỗi ngày chúng ta phải ăn cơm để được no bụng, chứ không phải ăn một bữa mà no suốt đời.
Vậy muốn giải thoát: Nên gieo nhân thiện cho nhiều quí hơn.


Ý kiến 5:
- Khi một hành động(quả) tại thời điểm xảy ra trong hiên tại đều do nhân ở đời trước mà chất xúc tác là gieo duyên, nên một việc thiện hôm nay có thể là do kiếp trước đh đã chịu ban ơn của một ai đó nay đh hữu phải trả hoặc là do kiếp trước đạo hữu đã gieo nhân Bồ Tát đạo nên hôm nay đh luôn có những hành động thiện.
- Và ngước lại nếu đh hôm nay gieo việc ác là do kiếp trước đh đã gieo nhân Ác quá nhiều nên hiện tại cộng nghiệp ác của đh quá dày, không thể có những hành động thiện được trừ khi đh hiểu Phật Pháp.
- Vì vậy 1 hành động hôm nay là do nghiệp của kiếp trước tích lũy lại, nên một hành động thiện hay ác hôm nay là do nhân của quá khứ, chứ chưa chắc là tạo nghiệp mà đôi khi là trả nghiệp.


Trên đây là tổng hợp sơ bộ 5 ý chính của các vị đạo hữu tham gia luận. Chú Tiểu bây giờ cũng xin đưa ra quan điểm của mình về vấn đề nhạy cảm này:
1. Trong các trường hợp chung thì:
- Các hành động hiện tại không phải do quá khứ, kiếp trước tạo ra. Vì rằng một hành động (nghiệp) được tạo ra là do ý thức chi phối hay còn gọi là tâm dẫn đầu các pháp là vậy.
2. Kết thúc 1 kiếp đi tái sanh thì chỉ mang theo tội và phước đã tạo cho nên các ý thức thiện hay ác kiếp trước đã không còn thì không thể nào kiếp hiện tại làm các hành động thiện ác là do kiếp trước nối tiếp sang kiếp này.
3. Chú Tiểu có vài ví dụ rằng:
Một hành động sinh ra thì có 2 kết quả là thiện và ác, luôn là vậy, không thể có hành động nào đó không thuộc thiện và ác cho nên...
a. Một người thấy một hoàn cảnh đáng thương thì khởi tâm giúp đở, vì rằng người này có tâm muốn giúp đở người và dỉ nhiên bản thân họ có thể chọn làm hoặc không làm. Theo nghĩa lý nhà Phật thì giúp đở như vậy là tạo phước lành, ngược lại không giúp thì từ bỏ một hạt giống lành vậy.
b. Một người chuẩn bị cải nhau với một người. Nhưng vì sợ người đó đánh lại nên nhịn, sự nhịn này góp phần không tạo ra tranh cải nên cũng không tạo nghiệp xấu. Nếu ỷ mình có thể lấn lướt được nên quyết cự cải đến cùng thì bản thân đã tạo nghiệp xấu
4. Trường hợp riêng là trường hợp soi xét quá khứ
- Cái nào làm hết mình vẫn không được thì đổ thừa do duyên tận, chẳng qua là để nhẹ lòng mà thôi.
- Cái gì thành công thì cho rằng phước nhiều thì chẳng qua là không tự nhận thấy khả năng của mình, không tự tin vào chính mình và kết quả thành công đó thực ra mình cũng không nghĩ nó thành công nên sẽ nghĩ tại phước nhiều.
5. Kết quả của nghiệp thiện ác
- Cái này chỉ có tu chứng quả mới thấy, giờ đem ra cân đo đong đếm cộng trừ thì chỉ là mượn phương tiện chỉ dẫn nhau thôi.
6. Khi nào thì tái sanh hay giải thoát
- Một hành động là một tích luỹ. Cho nên không thể nói làm thiện không mong thiện, làm ác không mong ác. Có mong hay không nào có làm chủ được đâu. Làm thiện thì tích phước đức để về cộng trú với các vị cùng chung phước đức gọi là về xứ Phật vậy.

Vậy đức Phật mới khuyên tinh tấn làm lành, việc thiện nhỏ cũng không bỏ, việc ác nhỏ cũng không làm là vậy.
Ta lại xét ở thời điểm này, Phật pháp cũng như giá trị đạo đức được lan truyền rất rộng, cái xấu cũng được lan truyền rất rộng, chủ yếu là ta chọn bên nào mà thôi.

Xin được đưa ra cái biết của mình như trên !!!


Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Theo các vị Hành động tạo tác hiện tại là tại sao có ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

He..he...lại gặp Chú Tiểu ở đây!

Hành động tạo tác hiện tại không thể từ quá khứ được
Ví như: Một đứa trẻ ngỗ ngược, bất hiếu với cha mẹ, nhưng lại nói rằng trong quá khứ, cha mẹ nó đã bất hiếu với Ông bà, nên bây giờ họ phải chịu quả báo. Cái quả báo là: nó sẽ bất hiếu với cha mẹ nó. Đạo hữu nghĩ sao?

Con người hiện tại mới là chủ nhân của tạo tác về sau. Nghiệp quá khứ chỉ có tác dụng tạo ra nghịch cảnh éo le. Như: đứa trẻ này sanh ra trong một gia đình nghèo, không có điều kiện ăn học, cha rượu chè, mẹ cờ bạc. Đúng ra, nó phải giết cha mẹ nó, cha mẹ nó phải chịu quả báo trong quá khứ. Nhưng nó đã không làm vậy, nó cố gắng làm lụng vất vả, có chí cầu tiến, ăn học đổ đạt, phụng dưỡng cha mẹ. Tới đó, nghiệp mới dứt. Đúng ra, nó sanh ra trong gia đình này cũng là do nó có quả báo ác, nhưng giờ, nó đã tự mình chấm dứt nghiệp của nó và cả nghiệp bất thiện của cha mẹ nó.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Theo các vị Hành động tạo tác hiện tại là tại sao có ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Hình như câu hỏi của TBD đã được trả lời luôn ở dưới rồi mà, cho nên đó chắc chỉ là câu cảm thán ha. Thế thì Chú Tiểu im lặng ở câu hỏi này nhe. Vì xem ra ở đây chúng ta đồng quan điểm rồi, không gì bàn thêm.


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Theo các vị Hành động tạo tác hiện tại là tại sao có ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Đạo hữu Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa kính,

Hãy giữ tâm thật bình thản khi thảo luận, chúng ta sẽ được lợi ích!

Vấn đề được đạo hữu đề cập đến: nghiệp và nguyên nhân của nghiệp, chúng thật khó thấy, khó hơn nhiều so với sự thấy về vô thường. Tuy nhiên, Thế Tôn cũng đã hướng dẫn để chúng ta tự thân nhận ra. Đạo hữu sẽ được biết nếu đủ kiên nhẫn.

Ở đây, đạo hữu đã đưa ra ý kiến chung về vấn đề:
Các hành động hiện tại không phải do quá khứ, kiếp trước tạo ra. Vì rằng một hành động (nghiệp) được tạo ra là do ý thức chi phối hay còn gọi là tâm dẫn đầu các pháp là vậy.
Quan điểm này phù hợp, và có ích cho sự tu tập. Nhờ đó chúng ta có thể trau dồi, tác động ngay trong hiện tại để tạo ra các hành động thiện như đạo hữu đã nói:
việc thiện nhỏ cũng không bỏ, việc ác nhỏ cũng không làm là vậy
Thế nhưng, có những người ngưỡng mộ người hiền thiện, tự thân cũng muốn thực hiện những việc hiền thiện, họ lại không làm được. Đạo hữu có suy tư về những trường hợp như thế ?
TMH lấy ví dụ, người C chứng kiến người A nói những lời xấu ác lên người B, nhưng người B vẫn bình tâm, không có biểu hiện gì ghét bỏ người A; người C cảm mến cũng muốn có được sự bình tâm như người B. Nhưng khi người D nói một vài lời xấu đến người C, người C đã nổi giận đùng đùng.

Ở đây, đạo hữu có suy tư gì về nguyên nhân của hành động này? Tại sao người ấy ngay trong hiện tại không thể tác động để tạo ra các hành động thiện, như chúng ta đã nói ở trên?


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Theo các vị Hành động tạo tác hiện tại là tại sao có ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Chào TMH, Chú Tiểu khi nào mất bình tỉnh xin TMH nhắc giùm nha...
Để CT tóm ý câu truyện trên chút cho dể hiểu:
- C thấy A nói ác B nhưng B bình thản, C thấy vậy nên muốn giống B. Nhưng D xuất hiện nói xấu C, C nỗi giận.

Cái câu hỏi này đọc hại não quá: "Ở đây, đạo hữu có suy tư gì về nguyên nhân của hành động này (là nói việc C nỗi giận phải không)? Tại sao người ấy C ngay trong hiện tại không thể tác động để tạo ra các hành động thiện ?, như chúng ta đã nói ở trên?"

Chú Tiểu hiểu câu hỏi là: Sao C không thể bình tâm như B đúng không ? Chứ nói "tạo ra các hành động thiện " thì ở truyện trên đâu có nói C tạo ra hành động gì ác chỉ là nỗi giận thôi mà.

Ở đây chắc có lẻ TMH dùng câu từ Động Từ và Tính Từ không khớp đọc hơi khó hiểu chút. Giờ thì Chú Tiểu xin tâm tư thế này:

Vì C chứng kiến B bình tâm trước 1 lời xấu ác, C muốn được như vậy nhưng khi C gặp phải tình cảnh như B như cái lúc đứng xem chứng kiến ấy thì tâm lại không kiềm được thì đây được dùng làm ví dụ cho câu "năng thuyết bất năng hành" hoặc "có học chẳng có hành" cho nên khi bản thân gặp phải thực tế đã theo bản năng vốn có là cái sân nỗi lên liền.

Vậy cho nên ở bài học kinh nghiệm này ta càng thấy rõ Phật dạy chúng ta là Lý Thuyết Cao Thượng Tốt Đẹp Nhất. Nhưng để tận hưởng Lý Thuyết Cao Thượng đó thì phải tự thân thực hành như một nồi canh ngon mà không uống thử, như một người bệnh không chịu uống thuốc vậy thì làm sao cảm nhận canh có thực ngon, thuốc đó có thiệt khi uống vào sẽ khoẻ!

Đó là cách hiểu của Chú Tiểu.


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Theo các vị Hành động tạo tác hiện tại là tại sao có ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Đạo hữu Chú Tiểu kính,

Đạo hữu không cho nổi giận là một hành động bất thiện sao? Chẳng phải nó gắn liền với tâm sân căn sao? Chẳng phải nó sẽ làm người nổi giận không còn khả năng nhìn rõ, nhìn như thực những gì đang xảy ra cho bản thân sao?
Ở đây có một sự hiểu khác giữa chúng ta về thiện và bất thiện. Nhưng không sao. Chúng ta sẽ thảo luận về vấn đề này, tức là thiện và bất thiện, ở một thời điểm khác. Quan trọng là đạo hữu vẫn còn nói những lời rất hợp Pháp, rất có ích cho thảo luận :
Vì C chứng kiến B bình tâm trước 1 lời xấu ác, C muốn được như vậy nhưng khi C gặp phải tình cảnh như B như cái lúc đứng xem chứng kiến ấy thì tâm lại không kiềm được thì đây được dùng làm ví dụ cho câu "năng thuyết bất năng hành" hoặc "có học chẳng có hành" cho nên khi bản thân gặp phải thực tế đã theo bản năng vốn có là cái sân nỗi lên liền.
Đúng thật, vì không thực hành đủ nên những gì C đang có, không dẫn đến sự bình tâm trước những lời nói xấu ác (theo lời đạo hữu chính là "bản năng đang có"). Nếu quan sát kỹ, thì tâm mong muốn sự hiền thiện, ngay lúc D nói xấu C, rất yếu ớt, thậm chí không có mặt trong C. Thay vào đó, là sự bất mãn, mong muốn thoát khỏi cảm giác khó chịu khi bị nói xấu, chúng đã áp đảo. Sự mong muốn, bất mãn này lại xuất phát từ suy nghĩ thương yêu, coi bản thân là quan trọng, coi cảm giác là quan trọng (theo lời đạo hữu là "bản năng đang có"). Chúng đã được tích lũy biết nhiêu kiếp rồi. Ngay bấy giờ, chúng có mặt.

Như vậy, không chỉ có hiện tại, mà quá khứ cũng là duyên tạo ra các hành động hiện tại. Nhưng không dễ thấy những gì trong quá khứ, chúng đã tạo ra những gì. Bởi vì thứ nhất vì sự tương tác của các duyên, chằng chịt, phụ thuộc lẫn nhau; thứ nhì, sự sinh diệt của chúng qua nhanh, dẫn đến trong một thời gian ngắn có quá nhiều tâm sinh ra.

Đến đây, là lúc thích hợp để ôn lại những lời dạy của Thế Tôn về vấn đề này:

Vô minh duyên Hành.
Hành duyên Thức.
Thức duyên Danh sắc.
Danh sắc duyên Sáu xứ.
Sáu xứ duyên Xúc.
Xúc duyên Thọ.
Thọ duyên Ái.

Đến đây, có Ái thì coi như trở lại vòng lẩn quẩn với tâm vô minh : Ái -> Thủ -> Hữu -> Sinh -> Lão Tử.

Đạo hữu kính, những gì Thế Tôn dạy ở trên chắc không xa lạ với đạo hữu. Đạo hữu có suy nghĩ gì về phương pháp đoạn tận ái? Phương pháp này có giúp chúng ta thấy được nhân - quả , là vấn đề chính của topic này?


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Theo các vị Hành động tạo tác hiện tại là tại sao có ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Thongminhhon đã viết: Đạo hữu không cho nổi giận là một hành động bất thiện sao? Chẳng phải nó gắn liền với tâm sân căn sao? Chẳng phải nó sẽ làm người nổi giận không còn khả năng nhìn rõ, nhìn như thực những gì đang xảy ra cho bản thân sao?
Chú Tiểu đã viết thế này, nhưng có lẻ TMH đọc chưa kỹ:
"Ở đây chắc có lẻ TMH dùng câu từ Động Từ và Tính Từ không khớp đọc hơi khó hiểu chút. "
Chú Tiểu chỉ nói cách dùng từ của TMH không khớp chứ không phải chúng ta tư duy thiện và bất thiện lệch nhau.
Giận là tính từ, không phải động từ. Chỉ có ý về câu từ, không nói về ý nghĩa.
Thongminhhon đã viết: Đạo hữu kính, những gì Thế Tôn dạy ở trên chắc không xa lạ với đạo hữu. Đạo hữu có suy nghĩ gì về phương pháp đoạn tận ái? Phương pháp này có giúp chúng ta thấy được nhân - quả , là vấn đề chính của topic này?
Phương pháp Đoạn tận ái mà TMH nói không biết là pháp nào, vì rằng có nhiều pháp để đoạn tận ái. Vậy ta đi theo câu hỏi sau là Pháp đoạn tận ái có thấy được nhân quả hay không? Thì Chú Tiểu có suy nghĩ này:
- Đoạn tận ái là dứt trừ các tham muốn, ngắn gọn vậy. Nếu phải sắp xếp trước sau giữa Đoạn Tận Ái có thấy Nhân Quả, hay hiểu Nhân Quả mới có thể Đoạn Tận Ái thì Chú Tiếu không sắp được mà chỉ biết rằng 2 vấn đề này tương quan qua lại hổ trợ nhau.
- Vậy không biết ý kiến của TMH là như thế nào và nhân đây muốn tham khảo ý của TMH rằng: Người tại gia có thể tu chứng quả giải thoát được không ? (Nếu ta đi sang chủ đề khác thì phiền TMH nếu có trả lời câu này nên tạo Chủ Đề mới để tiện theo dõi nha)


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Theo các vị Hành động tạo tác hiện tại là tại sao có ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Đạo hữu Chú Tiểu kính
Chú Tiểu đã viết thế này, nhưng có lẻ TMH đọc chưa kỹ:
"Ở đây chắc có lẻ TMH dùng câu từ Động Từ và Tính Từ không khớp đọc hơi khó hiểu chút. "
Chú Tiểu chỉ nói cách dùng từ của TMH không khớp chứ không phải chúng ta tư duy thiện và bất thiện lệch nhau.
Giận là tính từ, không phải động từ. Chỉ có ý về câu từ, không nói về ý nghĩa.
Chẳng phải đạo hữu đã nói :
Chứ nói "tạo ra các hành động thiện " thì ở truyện trên đâu có nói C tạo ra hành động gì ác chỉ là nỗi giận thôi mà.
Với TMH, nổi giận là hành động ác, bất thiện.

Và đạo hữu cho rằng:
Phương pháp Đoạn tận ái mà TMH nói không biết là pháp nào, vì rằng có nhiều pháp để đoạn tận ái.
TMH biết chỉ có duy nhất một phương pháp để đoạn tận ái.
Phương pháp đạo hữu đang biết đến là phương pháp nào? Có thể đó cũng chính là phương pháp mà TMH đang thọ trì. Đạo hữu có thể chia sẻ không?
- Vậy không biết ý kiến của TMH là như thế nào và nhân đây muốn tham khảo ý của TMH rằng: Người tại gia có thể tu chứng quả giải thoát được không ? (Nếu ta đi sang chủ đề khác thì phiền TMH nếu có trả lời câu này nên tạo Chủ Đề mới để tiện theo dõi nha)
Ở đây, quan điểm của TMH là được. Chúng ta có thể thảo luận kỹ hơn ở một chủ đề khác.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Theo các vị Hành động tạo tác hiện tại là tại sao có ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Nhắc lại một lần nữa vậy, Chú Tiểu đang nói câu từ chứ không đề cập gì ý nghĩa Phật giáo. Từ "giận dử" khônh phải động từ mà là tính từ. Vì cách dùng từ của TMH không phù hợp nên khi đặt câu hỏi đã khiến Chú Tiểu đọc khó hiểu. Chỉ như vậy thôi à.

" TMH lấy ví dụ, người C chứng kiến người A nói những lời xấu ác lên người B, nhưng người B vẫn bình tâm, không có biểu hiện gì ghét bỏ người A; người C cảm mến cũng muốn có được sự bình tâm như người B. Nhưng khi người D nói một vài lời xấu đến người C, người C đã nổi giận đùng đùng.
Chú Tiểu hỏi: Nổi giận đùng đùng là gì, biểu hiện trạng thái hay hành động mà TMH không nói nên Chú Tiểu đọc đến đâu biết đến đó thì ở đây nói về Trạng Thái của C là nỗi giận.

Ở đây, đạo hữu có suy tư gì về nguyên nhân của hành động này? Tại sao người ấy ngay trong hiện tại không thể tác động để tạo ra các hành động thiện, như chúng ta đã nói ở trên? "
Chính vì hiểu như thế (giận là trạng thái) nên Chú Tiểu đã phải đọc đi đọc lại coi C đã HÀNH ĐỘNG ÁC GÌ. Thì cuối cùng mới biết được C ở câu truyện trên chỉ nói về Trạng Thái.

Chỉ như vậy và xin không nói tiếp nữa. TMH cứ dùng từ theo kiểu của mình không theo kiểu văn học thì sau này Chú Tiểu có thắc mắc sẽ cứ phải hỏi lại cho rõ vậy.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.101 khách