Số Kiếp Luân Hồi Hữu Hạn Hay Vô Hạn?
Điều hành viên: quang_tam3
Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.
1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...
2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.
3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.
4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.
5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.
1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...
2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.
3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.
4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.
5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
-
- Bài viết: 1620
- Ngày: 03/07/11 06:10
- Giới tính: Nam
- Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN
Số Kiếp Luân Hồi Hữu Hạn Hay Vô Hạn?
Cái này cũng không quan trọng lắm. Nhưng hiểu sai thì không tốt. BK xin phép có vài lời cùng các vị trao đổi.
Trước hết, cần hiểu rõ: Thế nào là hữu hạn? Thế nào là vô hạn?
Hữu hạn là những gì được minh họa bằng con số cụ thể, cho dù con số nó dài bao nhiêu chữ số thì vẫn gọi là hữu hạn. Ví dụ, con số mà khi viết nó ra dài bao lấy cả trái đất này thì con số này vẫn là hữu hạn nó rất lớn với số ta sử dụng. Tuy nhiên nó lại rất nhỏ so với nhiều con số khác, chẳng hạn con số mà khi ta viết ra nó dài bao lấy cả dải Ngân Hà.
Không hữu hạn được gọi là vô hạn. Trong toán học người ta thường gọi nó là vô cực, vô cùng.
1)Trở lại vấn đề đã đặt ra: "Số kiếp luân hồi của một chúng sanh hữu tình hữu hạn hay vô hạn?"
+Hữu tình nghĩa là có "tình" hay có "tâm thức phân biệt dẫn đến yêu-ghét". Tâm này là sanh diệt.
+Không ít người trả lời sai lầm là vô hạn, tức không có bắt đầu của sự luân hồi. Theo quan niệm này thì nếu từ kiếp hiện tại chúng ta đây rồi lùi trở về trước các tiền kiếp, sự lùi này không có bắt đầu, lùi mãi, lùi mãi cũng không có điểm bắt đầu.
Điều này có nghĩa là cái tâm thức phân biệt này có sẵn, không có thời điểm sanh ra, như thế nó cũng không diệt và sự luân hồi là mãi mãi không có chấm dứt. Nghĩa là không có giải thoát. Điều này trái với sự chứng nghiệm của các vị A LA HÁN và Đức Phật. Vì các vị ấy đều đã giải thoát khỏi luân hồi sanh tử.
+ Như vậy, số kiếp luân hồi của từng vị đều là hữu hạn. Nhưng nó là con số bao nhiêu, dài hay ngắn là do nơi chúng ta có giải thoát sớm hay không.
Số kiếp luân hồi của một vị có sự bắt đầu tức là có sự bắt đầu làm chúng sanh hữu tình, có sự bắt đầu sanh ra tâm thức phân biệt. Và sự diệt của tâm thức hữu tình là sự giải thoát luân hồi sanh tử.
2) "Tâm thức phân biệt chỉ là phương tiện". Thật sự chúng ta chẳng có luân hồi. Vì thật sự có luân hồi thì chúng ta chẳng có ngày giải thoát.
Vậy cái gì luân hồi?
Chính "tâm phân biệt dẫn đến yêu ghét" phải luân hồi.
Chẳng hạn một người bị trúng tên, bị thương.
Nếu người này truy tìm " mũi tên này do ai bắn?" mà quên lãng chuyện trị thương thì phải chịu khổ do vết thương hành hạ và không thể đủ sức tìm kẻ bắn ra mũi tên. Sự hành hạ của vết thương chính là sự luân hồi sanh tử do cái tâm yêu- hận mà ra. Tuy nhiên, việc tìm kẻ bắt mũi tên thì phải làm, nhưng trước hết trị thương đã!
Chấm dứt luân hồi sanh tử chỉ mới là trị lành vết thương và cũng học được phương thuốc trị thương. Nhưng không có nghĩa là không còn ai bắn ta nữa, và không có nghĩa là không bị trúng tên nữa vì kẻ bắn mũi tên vẫn chưa tìm được. Nhưng những lần sau thì chúng ta đã biết cách trị thương.
+ Trị lành vết thương và tìm chỗ an trú tránh mũi tên thì không bị trúng tên. Nhưng ai bắn ra mũi tên thì với vị này vẫn là một bí mật.
+ Trong tiến trình tìm kẻ bắn mũi tên thì phải học cách trị thương, học cách an trú tránh tên, học cách đối phó với nững mũi tên được bắn ra.
+ Chỉ khi nào tìm ra được kẻ bắn mũi tên thì mới chấm dứt tất cả căn nguyên của sự sanh khởi. Vĩnh viễn không còn trúng tên. Đó chính là quả vị Phật.
Khi Thái Tử Tất Đạt Đa chứng ngộ viên mãn quả vị Phật, Ngài tuyên Bố:
"Ta trãi qua vô lượng kiếp luân hồi sanh tử. Ta đã hoài công tìm kiếm kẻ xây nhà. Ồ, vòng tái sanh miên viễn đau thương khốn nạn biết bao! Nhưng, hỡi kẻ xây nhà, rốt cuộc ta cũng nhận ra ngươi. Ngươi không còn xây nhà được nữa. Rui mè, tường vách đều sụp đổ tan tành. Núi rừng cổ xưa tan vỡ, tâm trí đạt đến Niết Bàn; sanh cũng không còn thì ái cũng diệt. "
Vô lượng kiếp là một con số cụ thể, nó là hữu hạn. Cụ thể là:
Vô Lượng = A Tăng Kỳ ^4 http://www.quangduc.com/kinhdien/212hoanghiem30.html
1 A Tăng Kỳ = 10^ 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240
Kẻ xây nhà hay là kẻ bắn mũi tên, là kẻ đã làm phát khởi tình trạng chúng sanh hữu tình. Đức Phật đã điểm mặt được kẻ này, và như vậy tất cả những gì liên quan đều sụp đổ tan tành. Vĩnh viễn Niết Bàn.
Một vài lời nói suông, cám ơn các vị đã chịu khó theo dõi!
Trước hết, cần hiểu rõ: Thế nào là hữu hạn? Thế nào là vô hạn?
Hữu hạn là những gì được minh họa bằng con số cụ thể, cho dù con số nó dài bao nhiêu chữ số thì vẫn gọi là hữu hạn. Ví dụ, con số mà khi viết nó ra dài bao lấy cả trái đất này thì con số này vẫn là hữu hạn nó rất lớn với số ta sử dụng. Tuy nhiên nó lại rất nhỏ so với nhiều con số khác, chẳng hạn con số mà khi ta viết ra nó dài bao lấy cả dải Ngân Hà.
Không hữu hạn được gọi là vô hạn. Trong toán học người ta thường gọi nó là vô cực, vô cùng.
1)Trở lại vấn đề đã đặt ra: "Số kiếp luân hồi của một chúng sanh hữu tình hữu hạn hay vô hạn?"
+Hữu tình nghĩa là có "tình" hay có "tâm thức phân biệt dẫn đến yêu-ghét". Tâm này là sanh diệt.
+Không ít người trả lời sai lầm là vô hạn, tức không có bắt đầu của sự luân hồi. Theo quan niệm này thì nếu từ kiếp hiện tại chúng ta đây rồi lùi trở về trước các tiền kiếp, sự lùi này không có bắt đầu, lùi mãi, lùi mãi cũng không có điểm bắt đầu.
Điều này có nghĩa là cái tâm thức phân biệt này có sẵn, không có thời điểm sanh ra, như thế nó cũng không diệt và sự luân hồi là mãi mãi không có chấm dứt. Nghĩa là không có giải thoát. Điều này trái với sự chứng nghiệm của các vị A LA HÁN và Đức Phật. Vì các vị ấy đều đã giải thoát khỏi luân hồi sanh tử.
+ Như vậy, số kiếp luân hồi của từng vị đều là hữu hạn. Nhưng nó là con số bao nhiêu, dài hay ngắn là do nơi chúng ta có giải thoát sớm hay không.
Số kiếp luân hồi của một vị có sự bắt đầu tức là có sự bắt đầu làm chúng sanh hữu tình, có sự bắt đầu sanh ra tâm thức phân biệt. Và sự diệt của tâm thức hữu tình là sự giải thoát luân hồi sanh tử.
2) "Tâm thức phân biệt chỉ là phương tiện". Thật sự chúng ta chẳng có luân hồi. Vì thật sự có luân hồi thì chúng ta chẳng có ngày giải thoát.
Vậy cái gì luân hồi?
Chính "tâm phân biệt dẫn đến yêu ghét" phải luân hồi.
Chẳng hạn một người bị trúng tên, bị thương.
Nếu người này truy tìm " mũi tên này do ai bắn?" mà quên lãng chuyện trị thương thì phải chịu khổ do vết thương hành hạ và không thể đủ sức tìm kẻ bắn ra mũi tên. Sự hành hạ của vết thương chính là sự luân hồi sanh tử do cái tâm yêu- hận mà ra. Tuy nhiên, việc tìm kẻ bắt mũi tên thì phải làm, nhưng trước hết trị thương đã!
Chấm dứt luân hồi sanh tử chỉ mới là trị lành vết thương và cũng học được phương thuốc trị thương. Nhưng không có nghĩa là không còn ai bắn ta nữa, và không có nghĩa là không bị trúng tên nữa vì kẻ bắn mũi tên vẫn chưa tìm được. Nhưng những lần sau thì chúng ta đã biết cách trị thương.
+ Trị lành vết thương và tìm chỗ an trú tránh mũi tên thì không bị trúng tên. Nhưng ai bắn ra mũi tên thì với vị này vẫn là một bí mật.
+ Trong tiến trình tìm kẻ bắn mũi tên thì phải học cách trị thương, học cách an trú tránh tên, học cách đối phó với nững mũi tên được bắn ra.
+ Chỉ khi nào tìm ra được kẻ bắn mũi tên thì mới chấm dứt tất cả căn nguyên của sự sanh khởi. Vĩnh viễn không còn trúng tên. Đó chính là quả vị Phật.
Khi Thái Tử Tất Đạt Đa chứng ngộ viên mãn quả vị Phật, Ngài tuyên Bố:
"Ta trãi qua vô lượng kiếp luân hồi sanh tử. Ta đã hoài công tìm kiếm kẻ xây nhà. Ồ, vòng tái sanh miên viễn đau thương khốn nạn biết bao! Nhưng, hỡi kẻ xây nhà, rốt cuộc ta cũng nhận ra ngươi. Ngươi không còn xây nhà được nữa. Rui mè, tường vách đều sụp đổ tan tành. Núi rừng cổ xưa tan vỡ, tâm trí đạt đến Niết Bàn; sanh cũng không còn thì ái cũng diệt. "
Vô lượng kiếp là một con số cụ thể, nó là hữu hạn. Cụ thể là:
Vô Lượng = A Tăng Kỳ ^4 http://www.quangduc.com/kinhdien/212hoanghiem30.html
1 A Tăng Kỳ = 10^ 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240
Kẻ xây nhà hay là kẻ bắn mũi tên, là kẻ đã làm phát khởi tình trạng chúng sanh hữu tình. Đức Phật đã điểm mặt được kẻ này, và như vậy tất cả những gì liên quan đều sụp đổ tan tành. Vĩnh viễn Niết Bàn.
Một vài lời nói suông, cám ơn các vị đã chịu khó theo dõi!
Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Re: Số Kiếp Luân Hồi Hữu Hạn Hay Vô Hạn?
Lành thay này ĐH, khi ĐH nói đến vấn đề này !BATKHONG1985 đã viết:Cái này cũng không quan trọng lắm. Nhưng hiểu sai thì không tốt. BK xin phép có vài lời cùng các vị trao đổi.
Trước hết, cần hiểu rõ: Thế nào là hữu hạn? Thế nào là vô hạn?
Hữu hạn là những gì được minh họa bằng con số cụ thể, cho dù con số nó dài bao nhiêu chữ số thì vẫn gọi là hữu hạn. Ví dụ, con số mà khi viết nó ra dài bao lấy cả trái đất này thì con số này vẫn là hữu hạn nó rất lớn với số ta sử dụng. Tuy nhiên nó lại rất nhỏ so với nhiều con số khác, chẳng hạn con số mà khi ta viết ra nó dài bao lấy cả dải Ngân Hà.
Không hữu hạn được gọi là vô hạn. Trong toán học người ta thường gọi nó là vô cực, vô cùng.
1)Trở lại vấn đề đã đặt ra: "Số kiếp luân hồi của một chúng sanh hữu tình hữu hạn hay vô hạn?"
+Hữu tình nghĩa là có "tình" hay có "tâm thức phân biệt dẫn đến yêu-ghét". Tâm này là sanh diệt.
+Không ít người trả lời sai lầm là vô hạn, tức không có bắt đầu của sự luân hồi. Theo quan niệm này thì nếu từ kiếp hiện tại chúng ta đây rồi lùi trở về trước các tiền kiếp, sự lùi này không có bắt đầu, lùi mãi, lùi mãi cũng không có điểm bắt đầu.
Điều này có nghĩa là cái tâm thức phân biệt này có sẵn, không có thời điểm sanh ra, như thế nó cũng không diệt và sự luân hồi là mãi mãi không có chấm dứt. Nghĩa là không có giải thoát. Điều này trái với sự chứng nghiệm của các vị A LA HÁN và Đức Phật. Vì các vị ấy đều đã giải thoát khỏi luân hồi sanh tử.
+ Như vậy, số kiếp luân hồi của từng vị đều là hữu hạn. Nhưng nó là con số bao nhiêu, dài hay ngắn là do nơi chúng ta có giải thoát sớm hay không.
Số kiếp luân hồi của một vị có sự bắt đầu tức là có sự bắt đầu làm chúng sanh hữu tình, có sự bắt đầu sanh ra tâm thức phân biệt. Và sự diệt của tâm thức hữu tình là sự giải thoát luân hồi sanh tử.
2) "Tâm thức phân biệt chỉ là phương tiện". Thật sự chúng ta chẳng có luân hồi. Vì thật sự có luân hồi thì chúng ta chẳng có ngày giải thoát.
Vậy cái gì luân hồi?
Chính "tâm phân biệt dẫn đến yêu ghét" phải luân hồi.
Chẳng hạn một người bị trúng tên, bị thương.
Nếu người này truy tìm " mũi tên này do ai bắn?" mà quên lãng chuyện trị thương thì phải chịu khổ do vết thương hành hạ và không thể đủ sức tìm kẻ bắn ra mũi tên. Sự hành hạ của vết thương chính là sự luân hồi sanh tử do cái tâm yêu- hận mà ra. Tuy nhiên, việc tìm kẻ bắt mũi tên thì phải làm, nhưng trước hết trị thương đã!
Chấm dứt luân hồi sanh tử chỉ mới là trị lành vết thương và cũng học được phương thuốc trị thương. Nhưng không có nghĩa là không còn ai bắn ta nữa, và không có nghĩa là không bị trúng tên nữa vì kẻ bắn mũi tên vẫn chưa tìm được. Nhưng những lần sau thì chúng ta đã biết cách trị thương.
+ Trị lành vết thương và tìm chỗ an trú tránh mũi tên thì không bị trúng tên. Nhưng ai bắn ra mũi tên thì với vị này vẫn là một bí mật.
+ Trong tiến trình tìm kẻ bắn mũi tên thì phải học cách trị thương, học cách an trú tránh tên, học cách đối phó với nững mũi tên được bắn ra.
+ Chỉ khi nào tìm ra được kẻ bắn mũi tên thì mới chấm dứt tất cả căn nguyên của sự sanh khởi. Vĩnh viễn không còn trúng tên. Đó chính là quả vị Phật.
Khi Thái Tử Tất Đạt Đa chứng ngộ viên mãn quả vị Phật, Ngài tuyên Bố:
"Ta trãi qua vô lượng kiếp luân hồi sanh tử. Ta đã hoài công tìm kiếm kẻ xây nhà. Ồ, vòng tái sanh miên viễn đau thương khốn nạn biết bao! Nhưng, hỡi kẻ xây nhà, rốt cuộc ta cũng nhận ra ngươi. Ngươi không còn xây nhà được nữa. Rui mè, tường vách đều sụp đổ tan tành. Núi rừng cổ xưa tan vỡ, tâm trí đạt đến Niết Bàn; sanh cũng không còn thì ái cũng diệt. "
Vô lượng kiếp là một con số cụ thể, nó là hữu hạn. Cụ thể là:
Vô Lượng = A Tăng Kỳ ^4 http://www.quangduc.com/kinhdien/212hoanghiem30.html
1 A Tăng Kỳ = 10^ 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240
Kẻ xây nhà hay là kẻ bắn mũi tên, là kẻ đã làm phát khởi tình trạng chúng sanh hữu tình. Đức Phật đã điểm mặt được kẻ này, và như vậy tất cả những gì liên quan đều sụp đổ tan tành. Vĩnh viễn Niết Bàn.
Một vài lời nói suông, cám ơn các vị đã chịu khó theo dõi!
Tuy có chỗ thừa sót nhưng cũng là những điều đáng lắng nghe và học tập.
Ở đây, danh tự hữu hạn - vô hạn, tự chúng ràng buộc lẫn nhau mà lập nghĩa. Tuy vậy, chúng vẫn nằm trong tình thức phân biệt của con người (nghĩa là hiểu rõ về chúng cũng chưa ra khỏi 'Tưởng, Thức' để Giải thoát Luân hồi ).
Ở đây, "khởi điểm đầu tiên của vô minh không thể nêu rõ để có thể nói : "Trước điểm này, vô minh không có, rồi sau mới có." - http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi07.html
Lời Thế Tôn nói đơn giản ngắn gọn nhưng kỳ thực là thâm sâu vô lượng, những danh tự :
"Không ít người trả lời là vô hạn, tức không có bắt đầu của sự luân hồi. Theo quan niệm này thì nếu từ kiếp hiện tại chúng ta đây rồi lùi trở về trước các tiền kiếp, sự lùi này không có bắt đầu, lùi mãi, lùi mãi cũng không có điểm bắt đầu.
Điều này có nghĩa là cái tâm thức phân biệt này có sẵn, không có thời điểm sanh ra, như thế nó cũng không diệt và sự luân hồi là mãi mãi không có chấm dứt. Nghĩa là không có giải thoát. Điều này trái với sự chứng nghiệm của các vị A LA HÁN và Đức Phật"
có phần chưa trọn thưa ĐH
lời dạy của Thế Tôn như phá đi cái 'ý niệm thời gian' để đi tìm khởi thủy đầu tiên của sự sống, sai lầm thường thấy củc các ngoại đạo thời đức Phật và của cả nhân loại đời nay
Ko thể đứng ở chỗ Vô minh để nói về chỗ không có Vô minh, điều này vi phạm học Giới và sai phạm về nguyên tắc lập luận, còn nói gì là có thể thực nghiệm [tức là ko thể còn Vô minh mà có thể biết được khởi thủy của Vô minh (Luân hồi) hay sự chấm dứt Vô minh (Niết-bàn)]
Ví dụ :
"-- Có bao nhiêu kiếp, bạch Thế Tôn, đã đi qua, đã vượt qua?
4) -- Rất nhiều, này các Tỷ-kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.
5) -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho một ví dụ được không?
6) -- Có thể được, này các Tỷ-kheo. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có bốn vị đệ tử, tuổi thọ một trăm tuổi, sống đến một trăm năm. Cứ mỗi ngày họ nhớ đến trăm ngàn kiếp, này các Tỷ-kheo, các kiếp được họ nhớ đến là vậy. Bốn đệ tử ấy tuổi thọ một trăm tuổi, sống đến một trăm năm, sau một trăm năm đi đến mệnh chung.
7) Nhiều như vậy, này các Tỷ-kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.
8) Vì sao? Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo... là vừa đủ để được giải thoát." - http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-15.htm
Như vậy, dầu cho 1 vị chứng đạt 'Túc mạng thông" có thể nhớ lại các Kiếp trước của mình, vị ấy tác ý nhớ lại Vô lượng kiếp trước thì sẽ đi đến chết trước khi thấy được khởi điểm đầu tiên của Vô minh (khởi điểm Luân hồi).
Ví dụ này làm cđ nghi ngờ quan điểm "Thái Tử ngồi nhập Định 49 ngày đêm dưới cội Bồ-đề nhớ lại Vô lượng kiếp trước và chứng Đạo Giải thoát", ko phải nghi ngờ tính chân thật của sự kiện mà là nghi ngờ về Nhân duyên của sự kiện, tức Thái Tử đã thấy cái gì để chứng đạt Giải thoát chứ ko phải ngồi nhớ lại các kiếp trước mà Giải thoát
Trở lại với sự lâu xa của các Kiếp Luân hồi, thế nào là 1 Kiếp? (ko thể tưởng tượng được thưa ĐH )
"-- Một kiếp, bạch Thế Tôn, dài như thế nào?
4) -- Thật dài, này Tỷ-kheo, là một kiếp. Thật không dễ gì có thể đếm là một vài năm, một vài trăm năm, một vài ngàn năm hay một vài trăm ngàn năm.
5) -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho một ví dụ được không?
6) -- Có thể được, này Tỷ-kheo. Thế Tôn nói như vậy. Ví như, này Tỷ-kheo, có một hòn núi đá lớn, một do tuần bề dài, một do tuần bề rộng, một do tuần bề cao, không có khe hở, không có lỗ hổng, một tảng đá thuần đặc. Rồi một người đến, cứ sau một trăm năm lại lau hòn đá ấy một lần với tấm vải kàsi. Này Tỷ-kheo, hòn núi đá lớn ấy được làm như vậy có thể đi đến đoạn tận, đoạn diệt mau hơn là một kiếp." - http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-15.htm
(tham khảo đơn vị 1 do tuần : http://phaptangpgvn.org/phapso_1.1.htm)
hay :
"Ví như, này Tỷ-kheo, có một thành bằng sắt, dài một do tuần, rộng một do tuần, cao một do tuần, chứa đầy hột cải cao như chóp khăn đầu. Một người từ nơi chỗ ấy, sau mỗi trăm năm lấy ra một hột cải. Này Tỷ-kheo, đống hột cải ấy được làm như vậy, có thể đi đến đoạn tận, đoạn diệt mau hơn là một kiếp."
những lời này Thế Tôn dùng phương tiện để diễn tả sự lâu xa của 1 Kiếp nhưng thực ra Thế Tôn cũng ko định nghĩa rõ ràng 1 Kiếp có hạn lượng là bao lâu
thế còn, bao nhiêu Kiếp đã trôi qua ?
"-- Có bao nhiêu kiếp, bạch Thế Tôn đã đi qua, đã vượt qua?
4) -- Rất nhiều, này Bà-la-môn, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được, là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.
5) -- Tôn giả Gotama có thể cho một ví dụ được không?
6) -- Có thể được, này Bà-la-môn. Ví như, này Bà-la-môn, sông Hằng này từ chỗ nguồn bắt đầu đến chỗ nó chảy nhập vào biển. Số cát nằm ở giữa chặng ấy, thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một số hột cát, là số trăm hột cát, là số ngàn hột cát, là số trăm ngàn hột cát.
7) Nhiều hơn vậy, này Bà-la-môn, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì có thể đếm chúng được, là một số kiếp, một trăm kiếp, là một ngàn kiếp, là một số trăm ngàn kiếp."
Ví dụ này cũng như vd về 4 vị đệ tử nhớ lại các Kiếp, Thế Tôn đã ko nêu rõ con số cụ thể là bao nhiêu đối với các Kiếp đã đi qua. Ngài dùng văn tự (thật dài, rất nhiều..) và hình ảnh để miêu tả về sự lâu xa của các Kiếp (trong đó ko có danh tự Vô lượng). Còn trong bài viết của ĐH, ĐH đã dùng danh tự Vô lượng và dùng con số để miêu tả danh tự ấy. Như vậy, sự diễn tả của ĐH là khác, sự diễn tả của Thế Tôn là khác
Còn ví dụ về kẻ xây nhà hay là kẻ bắn tên của ĐH thật là khế hợp. Mà lời dạy của Thế Tôn cũng thật khó hiểu. Thói thường, người ta sống với mong ước là có nhà này nhà kia, từ nhà nhỏ cho tới nhà lớn.. ; còn Thế Tôn thì nói ngược lại hoàn toàn, tương ưng với câu "Đi ngược dòng thâm diệu, vi tế thật khó hiểu"
Nhà ở đây có nghĩa là nhà 5 uẩn, nhà đau khổ; thọ cái thân 5 uẩn này rồi thì cũng như là thọ cái thân đã trúng độc, kết quả là chịu sự biến hoại đổi khác, đau khổ và chết (Vô thường => Khổ : dụ cho sự phát tác của chất độc); mà đâu phải chết là hết, nó sẽ còn xây còn bắn các loài hữu tình và cái án này là vĩnh viễn không hạn lượng (trừ khi các căn nguyên của nó được đoạn trừ)
Do vậy chúng ta phải tìm cách chữa bệnh, tìm cách thoát khỏi căn nhà Khổ này (5 uẩn), bắt trọn thủ phạm và đoạn trừ được chúng, như vậy sẽ có cơ may chúng ta Giải thoát hoàn toàn khỏi chúng; chớ có tác ý, chớ có tìm cầu gì khác ra ngoài đại sự này
Kinh văn về ví dụ kẻ bắn tên :
"Rồi Tôn giả Malunkyaputta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Malunkyaputta bạch Thế Tôn:
– Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi độc trú tịnh cư, con khởi lên ý nghĩ như sau: "Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy. Vì Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy, nên ta không được hài lòng, không được thỏa mãn. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn và sẽ hỏi ý nghĩa này. Nếu Thế Tôn trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dẫn của) Thế Tôn. Còn nếu Thế Tôn không trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ bỏ học pháp và hoàn tục". Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là thường còn", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là thường còn". Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là vô thường". Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là vô thường". Nếu Thế Tôn không biết: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy". Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là hữu biên", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là hữu biên". Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là vô biên", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là vô biên". Nếu Thế Tôn không biết: "Thế giới là hữu biên" hay "Thế giới là vô biên," thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy". Nếu Thế Tôn biết: "Sinh mạng này và thân này là một", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Sinh mạng này và thân này là một". Nếu Thế Tôn biết: "Sinh mạng này và thân này là khác," Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Sinh mạng này và thân này là khác". Nếu Thế Tôn không biết: "Sinh mạng này và thân này là một" hay "Sinh mạng này và thân này là khác," thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy". Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai có tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai có tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn không biết: "Như Lai có tồn tại sau khi chết," hay "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy". Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn không biết: "Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết," hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
– Này Malunkyaputta, Ta có nói với Ông rằng: "Này Malunkyaputta, hãy đến và sống Phạm hạnh theo Ta, Ta sẽ trả lời cho Ông: "Thế giới là thường còn," hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết" ?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Hay Ông có nói với Ta rằng: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn, nếu Thế Tôn sẽ trả lời cho con: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết" ?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Như vậy, này Malunkyaputta, Ta không nói với Ông: "Này Malunkyaputta, hãy đến và sống Phạm hạnh theo Ta và Ta sẽ trả lời cho Ông: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", và Ông cũng không nói với Ta: "Bạch Thế Tôn, con sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn nếu Thế Tôn sẽ trả lời cho con: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Sự tình là như vậy, thời này kẻ ngu kia, Ông là ai, và Ông phủ nhận cái gì ?
Này Malunkyaputta, nếu có ai nói như sau: "Ta sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn khi nào Thế Tôn sẽ trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết (và) vẫn không được Như Lai trả lời. Này Malunkyaputta, ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn sóc. Nhưng người ấy lại nói: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi tên là gì, tộc tánh là gì?" Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là cao hay thấp, hay người bậc trung". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là da đen, da sẫm hay da vàng". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây lau khác". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân lừa". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc loại tên nhọn, hay thuộc loại tên móc, hay thuộc loại tên như đầu sào, hay thuộc loại tên như răng bò, hay thuộc loại tên như kẽm gai". Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì. Cũng vậy, này Malunkyaputta, ai nói như sau: "Ta sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn khi nào Thế Tôn trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn hay thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết (và) vẫn không được Như Lai trả lời.
Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là thường còn". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là vô thường". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Thế giới là thường còn", hay dầu cho có quan điểm "Thế giới là vô thường", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não, mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại. Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là hữu biên". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là vô biên". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Thế giới là hữu biên", hay dầu cho có quan điểm "Thế giới là vô biên" thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não, mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại. Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Sinh mạng này và thân này là một". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Sinh mạng này và thân này là khác". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Sinh mạng này và thân này là một", hay dầu cho có quan điểm "Sinh mạng này và thân này là khác", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại. Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Như Lai có tồn tại sau khi chết". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Như Lai không có tồn tại sau khi chết". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Như Lai có tồn tại sau khi chết" hay dầu cho có quan điểm "Như Lai không có tồn tại sau khi chết," thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại. Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc vào quan điểm "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết", hay dầu cho có quan điểm: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại".
Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những gì Ta không trả lời. Hãy thọ trì là có trả lời những gì Ta có trả lời. Và này Malunkyaputta, điều gì Ta không trả lời ? "Thế giới là thường còn", này Malunkyaputta là điều Ta không trả lời. "Thế giới là vô thường" là điều Ta không trả lời. "Thế giới là hữu biên" là điều Ta không trả lời. "Thế giới là vô biên" là điều Ta không trả lời. "Sinh mạng này và thân này là một" là điều Ta không trả lời. "Sinh mạng này và thân này khác" là điều Ta không trả lời. "Như Lai có tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời. "Như Lai không có tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời. "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời. "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời. Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời ? Này Malunkyaputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả lời. Và này Malunkyaputta, điều gì Ta trả lời. "Đây là khổ", này Malunkyaputta là điều Ta trả lời". "Đây là khổ tập" là điều Ta trả lời. "Đây là khổ diệt" là điều Ta trả lời. "Đây là con đường đưa đến khổ diệt" là điều Ta trả lời. Và này Malunkyaputta,vì sao điều ấy Ta trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy có liên hệ đến mục đích, điều ấy là căn bản Phạm hạnh, điều ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, vì vậy điều ấy Ta trả lời. Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những điều Ta không trả lời. Hãy thọ trì là trả lời những điều Ta có trả lời.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Malunkyaputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy." - http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... trungbo063
diễn giải : Tôn giả Malunkyaputta đã ko khéo tác ý & khởi lên những câu hỏi ko liên quan đến mục đích của đời sống Phạm hạnh, nhưng Tôn giả lại xem trọng như là mục đích tối hậu của đời sống Phạm hạnh và đến hỏi như cật vấn Thế Tôn. Thế Tôn đã khéo nhắc lại cho tôn giả nhớ là Thế Tôn hoàn toàn ko hứa trả lời ~ câu hỏi ấy nếu Tôn giả đi đến chấp nhận đời sống Phạm hạnh dưới sự hướng dẫn của Thế Tôn (do Tôn giả tự nguyện & chấp nhận). Và Thế Tôn khẳng định : "nếu có ai đến hỏi Thế Tôn những điều đó, người ấy sẽ chết vẫn không được Như Lai trả lời" (không trả lời chứ ko phải là ko biết); giống như vd người bị bắn mũi tên trúng độc, nếu ko lo chữa trị lại đi hỏi những câu ko thích đáng, chất độc sẽ phát tác khiến cho người ấy chết trước khi biết được câu trả lời (dụ cho ý muốn của kẻ ngu si). Rồi Thế Tôn giải thích rõ cho Tôn giả thấy là ~ câu hỏi như vậy ko liên hệ đến mục đích và khích lệ Tôn giả : "hãy thọ trì là không trả lời những gì Thế Tôn không trả lời & thọ trì là trả lời những gì Thế Tôn có trả lời". Khi đã hiểu ra, Tôn giả hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn.
Kinh văn về ví dụ kẻ xây nhà :
153. Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.
154. Ôi! Người làm nhà kia [1]
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Ðòn tay [2] ngươi bị gẫy,
Kèo cột [3] ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.
[1]: Ái, [2]: Thân, [3]: Phiền não (Kiết sử)
Kinh Pháp cú - http://www.viet.net/anson/uni/u-kinh-ph ... p_ev11.htm
diễn giải : Ái chính là KHỔ Tập, là Nhân Duyên cho vòng Luân hồi lưu chuyển vô tận (dụ cho người xây nhà), Thân là thuộc về KHỔ; đoạn diệt ly tham hoàn toàn đối với Ái nghĩa là bẻ gãy phá tan hoàn toàn bè lũ xây nhà, ko còn phải tái sinh Luân Hồi thọ Khổ nữa
Vd này tương ưng với Kinh Chuyển Pháp Luân - http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin015.htm
* Cả 2 bài kinh có Nhân duyên sai khác có ví dụ sai khác nhưng kết cục Thế Tôn chỉ nói có 1 điều, đó là : 4 Thánh Đế; điều này tương ưng với lời tuyên bố : "Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói về KHỔ và con đường đưa đến KHỔ Diệt"
Như vậy thật là xác quyết, thật là rõ ràng về lời dạy của Thế Tôn
Cảm ơn ĐH BatKhong đã có bài chia sẽ hữu ích, nhưng sao bài viết có giá trị học tập như vậy ĐH lại để vào mục "Thử nghiệm"; ko đăng vào mục "Phật học Tổng Quát" hay "Nghiên cứu kinh Luận".. để nhiều người ghé xem được sao ĐH ?
Chúc ĐH cùng đại chúng an lạc và thành tựu trong giáo Pháp của Thế Tôn !
Sửa lần cuối bởi cục đất vào ngày 08/02/12 15:04 với 1 lần sửa.
Re: Số Kiếp Luân Hồi Hữu Hạn Hay Vô Hạn?
số kiếp sẽ luân hồi thì có thể nói được
số kiếp sẽ luân hồi có hai trường hợp là bất định hay xác định thôi; chưa đạt thánh quả thì số kiếp sẽ luân hồi vẫn bất định và đạt thánh quả rồi thì số kiếp sẽ luân hồi được xác định
Re: Số Kiếp Luân Hồi Hữu Hạn Hay Vô Hạn?
Sao có được nghĩa này thưa ĐH ?hlich đã viết:
số kiếp sẽ luân hồi thì có thể nói được
số kiếp sẽ luân hồi có hai trường hợp là bất định hay xác định thôi; chưa đạt thánh quả thì số kiếp sẽ luân hồi vẫn bất định và đạt thánh quả rồi thì số kiếp sẽ luân hồi được xác định
Trong khi Thế Tôn đã nói rõ :
"khởi điểm đầu tiên của vô minh không thể nêu rõ để có thể nói : "Trước điểm này, vô minh không có, rồi sau mới có." - http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi07.html
hay :
"- Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc" - http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-15.htm
Và Thế Tôn chỉ sử dụng văn tự 'rất nhiều, nhiều hơn vậy..' + hình ảnh 'số cát sông Hằng..' để diễn tả sự 'không thể nêu rõ' ấy, ko có dùng con số để định lượng thưa ĐH
Vậy thì làm sao có thể xác định và đếm kể số Kiếp Luân hồi của 1 loài hữu tình ?
Ví như trên trục số thực (R), có thể biểu diễn từ Âm vô cực cho đến Dương vô cực; hướng Âm vô cực tương trưng cho vô thỉ Luân hồi các kiếp trước, hướng Dương vô cực tượng trưng cho vô chung Luân hồi các Kiếp sau (nguyên cả trục dụ cho người chưa đạt Thánh quả)
Đối với 1 người đã đạt Thánh quả Giải thoát thì lấy 1 điểm trên trục, đoạn từ điểm đó cho đến Dương Vô cực thì xóa đi (vì ko còn áp dụng đc); còn từ điểm đó trở về Âm vô cực vẫn có thể tiếp tục vẽ, vẽ cho đến khi nào chết cũng ko có điểm dừng lại thưa ĐH (dụ cho người nhớ lại các Kiếp trước);
và như vậy, số Kiếp Luân hồi của 1 loài hữu tình là ko thể nêu rõ
(vd này vẫn rơi vào tình thức, chưa trọn được như lời của Thế Tôn nhưng có thể tạm dùng để tỏ rõ chỗ này )
Chúc ĐH an lạc và tinh tấn !
Sửa lần cuối bởi cục đất vào ngày 08/02/12 15:50 với 2 lần sửa.
Re: Số Kiếp Luân Hồi Hữu Hạn Hay Vô Hạn?
mình có ghi là "số kiếp sẽ luân hồi" đó mà; nói chung tu tập đúng đắn dù đắc thánh quả nhỏ nhất cũng là một chuyện rất lớn vì số kiếp sẽ luân hồi đang từ bất định trở thành xác định
Re: Số Kiếp Luân Hồi Hữu Hạn Hay Vô Hạn?
Àh đúng rồi, nếu là sẽ thì hoàn toàn khế hợp thưa ĐH; cđ ko để ý nên đã ko tỏ rõ, mong được sự lượng thứ ĐH nói phải lắm !hlich đã viết:
mình có ghi là "số kiếp sẽ luân hồi" đó mà; nói chung tu tập đúng đắn dù đắc thánh quả nhỏ nhất cũng là một chuyện rất lớn vì số kiếp sẽ luân hồi đang từ bất định trở thành xác định
Hơn cả Vua thế giới
Hơn cả sinh lên Trời
Hơn cả làm Phạm Thiên
Chính là dự lưu Quả
1 vị vào được Thánh Quả, dầu chỉ là Sơ quả Dự lưu thì phước báo còn hơn cả chư Phạm Thiên, thật là ko thể suy lường
Chúc ĐH an lạc và tinh tấn !
-
- Bài viết: 1620
- Ngày: 03/07/11 06:10
- Giới tính: Nam
- Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN
Re: Số Kiếp Luân Hồi Hữu Hạn Hay Vô Hạn?
Số kiếp đã luân hồi và sẽ luân hồi đều là hữu hạn. Hạn hạn có hai là hữu hạn xác định và hữu hạn bất định. Chúng sanh đang luân hồi chưa biết kiếp nào giải thoát nhưng số kiếp đó là hữu hạn dù rằng rằng con số đó có thể rất lớn.hlich đã viết:
số kiếp sẽ luân hồi thì có thể nói được
số kiếp sẽ luân hồi có hai trường hợp là bất định hay xác định thôi; chưa đạt thánh quả thì số kiếp sẽ luân hồi vẫn bất định và đạt thánh quả rồi thì số kiếp sẽ luân hồi được xác định
Đúng là như vậy, nhưng có thể DH hiểu lầm ý BK rồi!cục đất đã viết: Ko thể đứng ở chỗ Vô minh để nói về chỗ không có Vô minh, điều này vi phạm học Giới và sai phạm về nguyên tắc lập luận, còn nói gì là có thể thực nghiệm [tức là ko thể còn Vô minh mà có thể biết được khởi thủy của Vô minh (Luân hồi) hay sự chấm dứt Vô minh (Niết-bàn)]
DH có thể đọc kỷ lại, BK không phải nói chỗ bắt của Vô Minh.
Trong bày này BK chỉ nói đến một điều là luân hồi sanh tử của một chúng sanh hữu tình là có bắt đầu và có kết thúc, với một số kiếp hữu hạn. BK chỉ nói về số kiếp chớ chưa bàn về các nhân duyên. Chỉ để tham khảo thôi nên không bàn sâu.
DH có thể xem kỹ lại bài của BK, ở đây chỉ luận về số kiếp sanh tử luân hồi của chúng sanh hữu tình thôi.
Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Re: Số Kiếp Luân Hồi Hữu Hạn Hay Vô Hạn?
chuyện chẳng quan trọng nên mình hý luận thế này,
1. nếu nói luân hồi trong quá khứ hữu hạn thì đó cũng tương đương nó có khởi điểm, phải không ạ? và nếu có khởi điểm thì trước đó là gì?
2. nếu nói luân hồi trong tương lai hữu hạn kiểu triệu triệu kiếp thì cũng quá sức tưởng tượng rồi; cái quá sức tưởng tượng nói là vô hạn nếu không hợp toán lý thì cũng hợp tâm lý
- vominh2011
- Bài viết: 230
- Ngày: 02/12/11 22:54
- Giới tính: Nam
- Đến từ: Việt Nam
Re: Số Kiếp Luân Hồi Hữu Hạn Hay Vô Hạn?
Tìm khởi thủy của kiếp luân hồi chẳng khác gì tìm khởi thủy của thế giới.Đh BATKHONG nói "luân hồi sanh tử của một chúng sanh hữu tình là có bắt đầu" là đh phân tích lời nói của đức Phật mà có dc kết luận như vậy,chứ Phật đâu có khẳng định rằng vòng luân hồi có điểm khởi đầu.
Giả xử luân hồi thực sự có điểm bắt đầu thì cái gì đã "khởi động" sự luân hồi ấy?Với thuyết Big Bang của kh hiện đại,người ta cũng đặt ra câu hỏi rằng điều gì đã "kích hoạt" vụ nổ Big Bang,từ đó sinh ra vũ trụ?
Trong chương trình khoa học "Discovery Channel: Curiosity-did god create the universe?"(có phải chúa đã tạo ra vũ trụ?)Theo thuyết tương đối,ở gần vật có khối lượng càng lớn và càng "đặc" thì thời gian trôi càng chậm.Qua nghiên cứu hiện tượng lỗ đen,GS Steven Hawking đã kết luận rằng,tại thời điểm trước Big Bang,vũ trụ có trạng thái giống như lỗ đen,đặc vô cùng và nặng vô cùng,thế nên thời gian tại đó đứng yên,tức là thời gian không tồn tại.Vậy nên không có 1 thế lực nào(chúa?) có thời gian để mà kích hoạt vụ nổ Big Bang,tức là vũ trụ đã tự nó hình thành!. Đồng thời câu hỏi "Trước Big Bang là gì" trở nên vô nghĩa,vì thời gian chưa tồn tại trước Big Bang!.Thời gian chính là biểu hiện của tính vô thường.
Dù sao kh hiện nay cũng chỉ đưa ra giả thuyết,suy luận,dựa trên vật lý lý thuyết và các phương trình toán học,chứ không thể chắc chắn được.Suy nghĩ về mấy cái này tuy thú vị nhưng nhức đầu và mất thời gian vô ích.Đức Phật không hề khuyến khích việc đi tìm nguồn gốc của thế giới.
Giả xử luân hồi thực sự có điểm bắt đầu thì cái gì đã "khởi động" sự luân hồi ấy?Với thuyết Big Bang của kh hiện đại,người ta cũng đặt ra câu hỏi rằng điều gì đã "kích hoạt" vụ nổ Big Bang,từ đó sinh ra vũ trụ?
Trong chương trình khoa học "Discovery Channel: Curiosity-did god create the universe?"(có phải chúa đã tạo ra vũ trụ?)Theo thuyết tương đối,ở gần vật có khối lượng càng lớn và càng "đặc" thì thời gian trôi càng chậm.Qua nghiên cứu hiện tượng lỗ đen,GS Steven Hawking đã kết luận rằng,tại thời điểm trước Big Bang,vũ trụ có trạng thái giống như lỗ đen,đặc vô cùng và nặng vô cùng,thế nên thời gian tại đó đứng yên,tức là thời gian không tồn tại.Vậy nên không có 1 thế lực nào(chúa?) có thời gian để mà kích hoạt vụ nổ Big Bang,tức là vũ trụ đã tự nó hình thành!. Đồng thời câu hỏi "Trước Big Bang là gì" trở nên vô nghĩa,vì thời gian chưa tồn tại trước Big Bang!.Thời gian chính là biểu hiện của tính vô thường.
Dù sao kh hiện nay cũng chỉ đưa ra giả thuyết,suy luận,dựa trên vật lý lý thuyết và các phương trình toán học,chứ không thể chắc chắn được.Suy nghĩ về mấy cái này tuy thú vị nhưng nhức đầu và mất thời gian vô ích.Đức Phật không hề khuyến khích việc đi tìm nguồn gốc của thế giới.
Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
-
- Bài viết: 1620
- Ngày: 03/07/11 06:10
- Giới tính: Nam
- Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN
Re: Số Kiếp Luân Hồi Hữu Hạn Hay Vô Hạn?
Vâng, vì cũng không quan trọng lắm nên BK mới đăng ở mục "Thử Nghiệm"hlich đã viết:
chuyện chẳng quan trọng nên mình hý luận thế này,
1. nếu nói luân hồi trong quá khứ hữu hạn thì đó cũng tương đương nó có khởi điểm, phải không ạ? và nếu có khởi điểm thì trước đó là gì?
2. nếu nói luân hồi trong tương lai hữu hạn kiểu triệu triệu kiếp thì cũng quá sức tưởng tượng rồi; cái quá sức tưởng tượng nói là vô hạn nếu không hợp toán lý thì cũng hợp tâm lý
1. Ở đây BK muốn chỉ rõ "quan niệm cho rằng vòng luân hồi vô hạn là sai lầm". BK đã chứng minh điều này rồi, DH có thể xem lại bài viết của BK. Còn vấn đề trước sự bắt đầu luân hồi là gì ?Nó là vấn đề khác. Nhưng mà nếu truy đến cùng hay chính là Pháp Tánh không sanh không diệt thì dĩ nhiên không thể có sự bắt đầu.
Đức Phật khi thành đạo Ngài đã tuyên bố Ngài đã trãi quan Vô Lượng Kiếp luân hồi, nó là số kiếp hữu hạn. (DH xem lại ở gần cuối bài viết đầu của BK trong chủ đề này).
2. Vâng, BK đang nói về số lượng thuần túy.
Chúng ta khoan bàn với thế giới.vominh2011 đã viết:Tìm khởi thủy của kiếp luân hồi chẳng khác gì tìm khởi thủy của thế giới.Đh BATKHONG nói "luân hồi sanh tử của một chúng sanh hữu tình là có bắt đầu" là đh phân tích lời nói của đức Phật mà có dc kết luận như vậy,chứ Phật đâu có khẳng định rằng vòng luân hồi có điểm khởi đầu.
BK đã chứng minh "số kiếp luân hồi của một chúng sanh hữu tình là hữu hạn" tức có sự bắt đầu cho tình trạng hữu tình chúng sanh. Đó là xét trên pháp tướng, vì sanh diệt luân hồi đều là pháp hữu hạn, có sanh có diệt trong cái thấy biết của chúng ta.Đức Phật khi thành đạo cũng đã tuyên bố Ngài đã trãi qua Vô Lượng Kiếp luân hồi hữu tình chúng sanh(DH xem lại ở cuối bài viết mở chủ đề này của BK).
Nếu vòng luân hồi không có bắt đầu nghĩa là lùi trở về trước không có bắt đầu thì trở về sau cũng không có sự kết thúc, tức là là chúng sanh hữu tình mãi mãi, không có giải thoát.
Còn nói đến khởi thủy thì đó là bàn tới Pháp Tánh hay Niết Bàn, truy cùng đuổi tận, mà Pháp Tánh không sanh diệt thì dĩ nhiên chẳng thể nói bắt đầu từ đâu.
Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
- vominh2011
- Bài viết: 230
- Ngày: 02/12/11 22:54
- Giới tính: Nam
- Đến từ: Việt Nam
Re: Số Kiếp Luân Hồi Hữu Hạn Hay Vô Hạn?
Vậy kẻ "bắn mũi tên" ấy chính là....Kẻ xây nhà hay là kẻ bắn mũi tên, là kẻ đã làm phát khởi tình trạng chúng sanh hữu tình. Đức Phật đã điểm mặt được kẻ này, và như vậy tất cả những gì liên quan đều sụp đổ tan tành.
Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
Re: Số Kiếp Luân Hồi Hữu Hạn Hay Vô Hạn?
cám ơn bạn chủ pic, bài viết rất hay, nhưng diễn đàn này lại ko có nút thanks (hay là mình ko thấy nhỉ )
về chủ đề của chủ pic, xin hỏi lại bạn về nghĩa "vô lượng" , nếu quả thật số vô lượng là một số cụ thể như vậy, chứ ko phải vô hạn, thì sẽ đặt ra câu hỏi " tại sao lại có con số như vậy chứ ko phải con số khác ?", và chúng sinh nào cũng phải trải qua số lượng kiếp như vậy, không khác ? vậy nó sẽ kéo theo quan điểm thần học ở đây , tức là có một thượng đế.
như tôi đã nói ở TGVH, việc chứng minh có tồn tại thượng đế hay ko là bất khả, do đó tôi muốn nói lại là đừng chấp không thượng đế để coi thường các đạo khác, như TCG chẳng hạn, nhiều người đã sai lầm khi áp đặt Phạm thiên là Thượng đế.
trở về chủ đề, theo tôi thấy thì đức Phật ko cần biết đến điểm đầu tiên của kiếp luân hồi, (không cần thiết), nhưng Ngài đã thấy dc "người xây nhà" (như một kiểu quy nạp), là các tham ái, vọng tưởng chấp trước, sinh ra từ trái tim và bộ não của chúng sinh (tùy từng đối tượng, ví dụ vi trùng các đặc điểm này chưa hình thành và ở mức ý thức chưa hiện hữu, nhưng sẽ "tiến hóa" lên .). do đó, Ngài đã biết cách để giải thoát khỏi luân hồi khi diệt dc những nguồn gốc này (tức là người xây nhà ), còn về nguồn gốc thật sự, ý nghĩa thật sự vẫn là điều bí ẩn (là một trong nguyên nhân dẫn tới "vô minh" cấp cao , không phải vô minh chấp trước). tất cả điều này sẽ dc học khi chúng ta đã giải thoát . tâm trụ nơi niết bàn, còn phần thần thức khác vẫn tồn tại nhưng trong ý thức và sẽ ko bị kéo vào vòng luân hồi . (trừ khi cố tình,như các bậc bồ tát (bodhi-sattva)
thêm, Ngài khi chứng "túc mạng minh", Ngài chỉ nhìn thấy dc những kiếp cần thiết cho sự học tập và thành đạo của Ngài mà thôi, ko phải là hết tất cả, như trong kinh Jakata (bổn sinh) chẳng hạn, nếu bạn để ý sẽ thấy rằng tất cả những đời sống trc của Ngài đều ở Ấn Độ , trong khi nc Ấn Độ rõ ràng là không tồn tại từ vô thủy dc , các thời kì như Lemuria, Atlantis, đã không dc nhắc tới , nhưng việc nhớ những thời kì đó là không cần thiết cho việc giác ngộ.(còn Vì sao, tạm thời tôi chưa biết, cái biết thay đổi từng ngày )
góp ý chút về chữ "vô lượng", có thể đó chỉ là một cách giải thích gần đúng, huyễn hoặc. đức Phật khi Ngài dc hỏi về chữ A-samkhya (A-tăng-kỳ) (nghĩa là vô lượng, không hiểu sao lại bị dịch thành ra thế, và lại bị gán ghép thành vô lượng=vô lượng^4 ), Ngài đã nói rằng, đó chỉ là cách nói gần đúng mà thôi, kỳ thực, không thể biết dc cụ thể là bao nhiêu
về chủ đề của chủ pic, xin hỏi lại bạn về nghĩa "vô lượng" , nếu quả thật số vô lượng là một số cụ thể như vậy, chứ ko phải vô hạn, thì sẽ đặt ra câu hỏi " tại sao lại có con số như vậy chứ ko phải con số khác ?", và chúng sinh nào cũng phải trải qua số lượng kiếp như vậy, không khác ? vậy nó sẽ kéo theo quan điểm thần học ở đây , tức là có một thượng đế.
như tôi đã nói ở TGVH, việc chứng minh có tồn tại thượng đế hay ko là bất khả, do đó tôi muốn nói lại là đừng chấp không thượng đế để coi thường các đạo khác, như TCG chẳng hạn, nhiều người đã sai lầm khi áp đặt Phạm thiên là Thượng đế.
trở về chủ đề, theo tôi thấy thì đức Phật ko cần biết đến điểm đầu tiên của kiếp luân hồi, (không cần thiết), nhưng Ngài đã thấy dc "người xây nhà" (như một kiểu quy nạp), là các tham ái, vọng tưởng chấp trước, sinh ra từ trái tim và bộ não của chúng sinh (tùy từng đối tượng, ví dụ vi trùng các đặc điểm này chưa hình thành và ở mức ý thức chưa hiện hữu, nhưng sẽ "tiến hóa" lên .). do đó, Ngài đã biết cách để giải thoát khỏi luân hồi khi diệt dc những nguồn gốc này (tức là người xây nhà ), còn về nguồn gốc thật sự, ý nghĩa thật sự vẫn là điều bí ẩn (là một trong nguyên nhân dẫn tới "vô minh" cấp cao , không phải vô minh chấp trước). tất cả điều này sẽ dc học khi chúng ta đã giải thoát . tâm trụ nơi niết bàn, còn phần thần thức khác vẫn tồn tại nhưng trong ý thức và sẽ ko bị kéo vào vòng luân hồi . (trừ khi cố tình,như các bậc bồ tát (bodhi-sattva)
thêm, Ngài khi chứng "túc mạng minh", Ngài chỉ nhìn thấy dc những kiếp cần thiết cho sự học tập và thành đạo của Ngài mà thôi, ko phải là hết tất cả, như trong kinh Jakata (bổn sinh) chẳng hạn, nếu bạn để ý sẽ thấy rằng tất cả những đời sống trc của Ngài đều ở Ấn Độ , trong khi nc Ấn Độ rõ ràng là không tồn tại từ vô thủy dc , các thời kì như Lemuria, Atlantis, đã không dc nhắc tới , nhưng việc nhớ những thời kì đó là không cần thiết cho việc giác ngộ.(còn Vì sao, tạm thời tôi chưa biết, cái biết thay đổi từng ngày )
góp ý chút về chữ "vô lượng", có thể đó chỉ là một cách giải thích gần đúng, huyễn hoặc. đức Phật khi Ngài dc hỏi về chữ A-samkhya (A-tăng-kỳ) (nghĩa là vô lượng, không hiểu sao lại bị dịch thành ra thế, và lại bị gán ghép thành vô lượng=vô lượng^4 ), Ngài đã nói rằng, đó chỉ là cách nói gần đúng mà thôi, kỳ thực, không thể biết dc cụ thể là bao nhiêu
[b]tôi[/b] : hỏng ổ cứng sửa như thế nào vậy Ngài ?
[b]Buddha[/b] : ông hỏi ta cách giải thoát thì ta biết chứ hỏi cái này ta chịu thua :(
[b]Buddha[/b] : ông hỏi ta cách giải thoát thì ta biết chứ hỏi cái này ta chịu thua :(
Đang trực tuyến
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 7 khách