bát bất và tự tánh

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Chào Đạo hữu Hieule,
Hieule đã viết: Lý do là như thế này. Mình có bộ Đại Trí Độ Luận 5 cuốn do Ni Sư Diệu Không dịch, Hòa Thượng Thiện Trí và Cư Sỉ Lê Văn Lâm hiệu đính nên không biết có khác với bộ Đại Trí Độ Luận 3 cuốn do cố Hòa Thượng Thiện Siêu dịch không? :-/
Câu hỏi bạn hỏi đạo hữu hlich, nhưng Lu nhận thấy có vẻ Lu có khả năng trả lời được :). Nếu đối tượng trả lời không đúng, Đạo hữu cũng tùy hỉ giúp :).

Hiện tại có 2 Bộ dịch của Đại Trí Độ Luận, một bộ dịch của Ni Sư Diệu Không dịch, một bộ dịch của Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch. Với một phần duyên, Lu được đọc bộ dịch của Ni sư (chỉ đọc vài đoạn), bố cục được trình bày tương đối đẹp và gọn gàng hơn so với bộ dịch của Hòa Thượng, lời văn nghe nói cũng được thi hóa hơn so với bộ dịch của Hòa Thượng. Tuy nhiên, nội dung thì đồng giống nhau. Bộ dịch của Hòa thượng Thích Thiện Siêu (5 bộ) hiện được đăng trên diễn đàn theo link. Hiện tại trên mạng cũng có Bộ dịch này, nhưng có vẻ bị thiếu chương và văn cú không chính xác lắm so với Bộ sách giấy. Lu đang đăng dần dần từ sách giấy.

Nam mô Phật.
Sửa lần cuối bởi Luuuuuuuuuuuu vào ngày 18/02/13 20:28 với 1 lần sửa.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cám ơn Đạo Hửu Luuuu tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
ngủ uẩn của chúng ta đều không có tự tánh, tự ngã, hay bản thể gì cả vì do nhân duyên hợp lại mà thành
câu nói trên có thể để giải thích "sắc tức là không"

còn "không tức là sắc" là một câu mà mỗi người một ý; mình thì hiểu câu này trực tiếp bổ túc để chúng ta đừng nghĩ rằng "sắc tức thị không" là một sự phủ nhận sắc triệt để; "không tức là sắc" là qua sự trống rỗng tự tánh của sắc mà cá tánh sắc mới được cảm nhận như chúng ta bình thường cảm nhận

thắng pháp chuyên về các pháp được coi là thực; bát nhã cho rằng các pháp này "vừa thực vừa rỗng"; duy thức có thuyết riêng của duy thức và có lối giải thích (có thể bị cho là không rõ ràng) đánh đồng duy thức với bát nhã; cho nên khó mà nói thắng pháp và duy thức hiểu bát nhã như thế nào; tuy nhiên nếu hiểu thắng pháp thì sẽ thấy bát nhã hay nói đến các pháp của thắng pháp lắm; và thấy duy thức có phần lớn tương tự thắng pháp

:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cám ơn Đạo Hửu Hlich kinhle tangbong

Thắng pháp chuyên về các pháp được coi là thật :-/

Phải chăng ý Đạo Hửu Hlich ở đây muốn phân biệt Đàn Ông, Đàn Bà, Người Già, Con Nít (Tục Đế) với Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức theo Thắng Pháp (Chân Đế) hay Sát Thủ Thú theo Duy Thức (Chân Đế) phải không Đạo Hửu Hlich :-/ tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Thắng pháp chuyên về các pháp được coi là thật
vâng các pháp này được gọi là pháp paramattha, trang 1 của chủ đề này có trích đoạn nói về thế nào là pháp paramattha

trong Thắng Pháp Tập Yếu Luận, phần danh khái niệm, có phân chia các pháp được nói đến pháp nào thực và không thực như sau, qua đó ta thấy các pháp paramattha được coi là thực (tương đối với không thực),
6 loại danh khái niệm được trình bày như sau:

1. Sắc, thọ v.v.... có thực theo chơn đế.
2. Ðất, núi không có thực theo chơn đế.
3. Người chứng 6 thắng trí. Người không thực có theo chơn đế, nhưng 6 thắng trí có là thực có.
4. "Tiếng nói của người đàn bà", tiếng nói là thực có, nhưng người đàn bà không thực có.
5. Nhãn thức cả con mắt và thức đều thực có.
6. Con Vua: Cả hai đều không thực có theo nghĩa chơn đế.
:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính Đạo Hửu Hlich tangbong :D

Nếu hiểu được kinh Kim Cang và Tâm Kinh thì hiểu được kinh Đại Phẩm Bát Nhã. Nói như vậy có sai chổ nào không? Xin Đạo Hửu cho mình xin lời giải kinhle kinhle kinhle tangbong tangbong tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

mình cũng đồng ý với đ/h thôi nhưng không có sure à nhe!

:D


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Đạo Hửu Hlich tangbong :D

Đạo Hửu không sure thì còn ai sure nửa.... kinhle kinhle kinhle :D :D

Theo mình nghỉ thì giáo lý nhà Phật chỉ dạy về "khổ và con đường thoát khổ". Tùy trực nghiệm bản thân mà người hiểu ít nhiều giống phẩm Dược Thảo Dụ trong kinh Pháp Hoa có nói "Cây lớn hứng nhiều nước mưa. Cây nhỏ hứng ít hơn. Nhưng vị nước mưa đều mang chất dinh dưởng đều nhau không sai khác." Theo mình nghỉ thì lấy Tam Pháp Ấn khổ, vô ngã, vô thường để mà ấn chứng kinh điển Đại Thừa thì gọi là trạch pháp. Không biết ý Đạo Hửu Hlich nghỉ sao :-/


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

không phải sinh cũng không phải diệt
không phải thường cũng không phải đoạn
không phải một cũng không phải khác
không phải đến cũng không phải đi
Đây là giảng về nghĩa Không Tự Tánh để phá Chấp Theo Đối Đãi.

Trung Luận là giảng về Nghĩa Không Tự Tánh của các Pháp đây chỉ là mới Nói Phá chứ chưa Chỉ Thẳng.

Hệ Kinh Bát Nhã là nói Phá Chấp Đối Đãi nhưng chưa nói Thẳng Nghĩa Tự Tánh phải đến Kinh Lăng Già, Kinh Lăng Nghiêm...Hệ Kinh Như Lai Tạng mới là Nói Thẳng.

Duy Thức là y theo các Kinh Lăng Già, Giải Thâm Mật, Kinh Mật Nghiêm và Du Già Sư Địa Luận.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

tangbong

Chào đh kimcang,

Cũng chính vì những vấn đề ấy mà có tranh luận mấy ngày nay trong diễn đàn đó. :D


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Hệ Kinh Bát Nhã là nói Phá Chấp Đối Đãi nhưng chưa nói Thẳng Nghĩa Tự Tánh phải đến Kinh Lăng Già, Kinh Lăng Nghiêm...Hệ Kinh Như Lai Tạng mới là Nói Thẳng.
chính những câu nói thiên vị như trên mới tạo ra chia rẽ mà thôi

kinh bát nhã nói không có tự tánh, kinh lăng già nói đến như lai tạng, ... mỗi hệ một tư tưởng do cái lý nào đó; đừng nên phán là hệ này không đạt như hệ kia

tuy nhiên Đức Phật nói niết bàn bất khả tư nghì, điều này có kinh nào nói trái lại không ạ?

:)


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Trong các kinh Hệ Bát Nhã, Đức Phật đều tuyên thuyết nhiều lời đó chính là Đệ Nhất Nghĩa, ví dụ như lời dạy sau trong kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật:

Mã: Chọn hết

Tướng đệ nhứt nghĩa ấy vô tác, vô vi, vô sanh, vô tướng, vô thuyết. Ðây gọi là đệ nhứt nghĩa, cũng gọi là tánh không, cũng gọi là Phật đạo. Trong ấy chúng sanh bất khả đắc, nhẫn đến tri giả, kiến giả bất khả đắc, sắc, thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc nhẫn đến tám mươi tùy hình hảo bất khả đắc.
Trong các hệ Kinh nói về Phật Tính cũng nói là đệ nhất nghĩa.

Như vậy, chỉ nên hiểu Các hệ kinh đều là đệ nhất nghĩa.

Trong Đại Bát Nhã Ba La Mật Kinh cũng nêu vai trò rất lớn của việc tu hành Tánh không:

Mã: Chọn hết

Này Tu Bồ Ðề! Thuở quá khứ, đạo của chư Phật mười phương là tánh không. Thuở vị lai, thuở hiện tại, đạo của chư Phật mười phương là tánh không. Rời tánh không, thế gian không có đạo, không có quả. Cần phải gần gũi chư Phật nghe dạy các pháp tánh không này. Hành pháp này chẳng mất nhứt thiết chủng trí. 
Không những vậy, nhân quả của việc chấp trước Ngã là vầy:
- Này Tu Bồ Ðề! Sắc tức là tánh không, tánh không tức là sắc. Nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề tức là tánh không, tánh không tức là Vô Thượng Bồ Ðề.

Này Tu Bồ Ðề! Nếu sắc khác với tánh không, nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề khác với tánh không thì Ðại Bồ Tát chẳng thể được nhứt thiết chủng trí.

Nay sắc chẳng khác tánh không, nhẫn đến Vô Thượng Bồ Ðề chẳng khác tánh không. Vì thế nên Ðại Bồ Tát biết tất cả pháp tánh không, phát tâm cầu Vô Thượng Bồ Ðề.

Tại sao? Vì trong ấy không có pháp nào hoặc là thiệt hoặc là thường, chỉ vì hành phàm phu chấp trước sắc, thọ, tưởng, hành, thức, có tâm chấp ngã trước nội pháp ngoại pháp, nên thọ lấy thân ngũ ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức kế sau. Vì lẽ ấy mà chẳng thoát được sanh, già, bệnh, chất, sầu bi khổ não, qua lại năm loài.
Thật hãy cẩn thận trong việc tu học Phật pháp. Pháp Tánh không cùng Phật tính hoàn toàn là Đệ Nhất Nghĩa. Đối trước người nghe phù hợp lời dạy nào thì lời dạy đó đức Phật luôn nhấn mạnh sự Đệ Nhất Nghĩa của lời dạy đó, để tạo niềm tin tối thắng cho người nghe.

Nam mô Phật.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]11 khách