Tam Quy, Ngũ Giới

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Tam Quy, Ngũ Giới

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

10. Khai thị tại Áo Môn, hý viện Bình An vào 1-8-1947
(Trích: Ngữ Lục Hòa thượng Hư Vân, dịch: Tỳ kheo Thích Hằng Đạt, trang 73 - 93)


Luận về phương pháp tu hành, có ba thành phần: Thượng, trung, hạ khác nhau. Pháp cũng có ba thừa. Pháp môn tu học của loài người và loài trời đều không đồng. Đối với người căn cơ bậc thượng thì thuyết giảng pháp môn Đại Thừa vi diệu. Người căn cơ bậc trung thì thuyết giảng các pháp môn giải thoát xuất thế gian. Đối với những kẻ căn cơ bậc kém, thì thuyết pháp môn giải thoát khiến họ thoát khỏi những đường khổ nhọc của địa ngục, ngạ quỶ, súc sanh. Phật tuy thuyết bao pháp môn, như giới luật Đại Thừa và Tiểu Thừa, nhưng đều dùng tam quy ngũ giới làm căn bản, khiến người thọ những giới luật này, thường không làm các việc ác, và luôn hành các điều lành. Phải y theo những lời bên trên mà lập thân, tề gia, trị quốc, thì đó mới là điều rốt ráo của chủ nghĩa nhân đạo. Nếu ngừng gieo nhân khổ thì quả khổ sẽ tự diệt mất. Thoát khỏi ba đường khổ và sanh trong cõi trời người thì dễ dàng nhập vào Phật thừa. Đó là nền tảng căn bản học Phật. Tam quy ngũ giới là bờ bến của thế gian, và là diệu pháp an lạc cứu khổ. Đầu tiên giải nghĩa tam quy y, sau đó nói rõ về ngũ giới.

Tam quy y:

  • Thứ nhất là quy y Phật.
    Thứ hai là quy y Pháp.
    Thứ ba là quy y Tăng.
Tại sao đầu tiên phải quy y Phật? Phật là đấng Thế Tôn đại giác, cứu cánh thường lạc, mãi mãi xa lìa khổ não, dạy dỗ chúng sanh, xuất ra khỏi lưới mê, đi trên đường giác. Phật Thích Ca là vị giáo chủ ở cõi Ta Bà, nên đầu tiên phải quy y Phật.

Thứ hai, quy y Pháp, tức là những pháp môn của Phật truyền dạy. Ba đời chư Phật đều y theo những giáo pháp này mà tu hành, thành tụu vô lượng công đức thanh tịnh. Ngày nay muốn xoay về cội gốc, tịnh trừ tâm cấu uế, cần phải tu trì theo Phật pháp. Vì thế, phải quy y Pháp.

Thứ ba là quy y Tăng. Xả thân vì Phật pháp, và xiển dương chánh pháp, phải có người đảm đương hoằng truyền. Dùng phương tiện văn, tư, tu mới chứng quả thành Phật. Nếu Phật pháp không có người thuyết giảng, tuy biết mà khó có thể lãnh hội. Phật pháp thâm sâu khó hiểu, phải nghe chư tăng giảng giải, nên ân đức của các ngài vô cùng cực. Do đó, phải quy y Tăng.

Lại nữa, nghĩa của sự quy y Tam Bảo được phân biệt thành ba.

  • Thứ nhất là nhất thể Tam Bảo.
    Thứ hai là biệt tướng Tam Bảo.
    Thứ ba là trụ trì Tam Bảo.
Nhất thể Tam Bảo tức là tự thể của nhất tâm. Phật đà là tiếng Phạn, dịch là Giác Giả. Nhất niệm linh minh tâm giác liễu, tức là tự tánh nhất thể Phật Bảo. Pháp đã đầy đủ ba đức Phật Pháp Tăng, Tam Bảo. Pháp nghĩa là quỸ trì. Tâm tánh này có thể giữ gìn quy tắc của tất cả pháp thế gian lẫn xuất thế gian, tức là tự tánh nhất thể Pháp Bảo. Tăng, tiếng Phạn là Tăng Già Da, nghĩa là một đoàn thể hay chúng hòa hợp. Tâm giác có khả năng hằng trì tất cả pháp. Tâm tức là pháp. Mọi pháp đều là một tâm. Pháp tức là tâm. Tâm và pháp không hai, lý sự hòa hợp, tức tự tánh nhất thể Tăng Bảo. Một tâm như thế đầy đủ Phật Pháp Tăng. Tam Bảo chỉ là một tâm, nên gọi là nhất thể Tam Bảo. Chúng sanh vì mê mờ tâm này mà hướng ngoại truy cầu, nên lưu chuyển trong sanh tử. Chư Phật nhờ giác ngộ được tâm này nên chứng được đạo Bồ Đề.

Thứ hai là biệt tướng Tam Bảo. Danh tướng của ba danh tự Phật, Pháp, Tăng khác nhau. Phật, tiếng Phạn là Phật Đà Da, nghĩa là bậc giác ngộ. Giác ngộ tận nguồn tâm, đạt tận thật tướng, gọi là tự giác. Dùng pháp môn tự chứng mà giác ngộ cho tất cả chúng sanh, gọi là giác tha. Tự giác đã viên mãn, giác tha cũng đã đạt đến cứu cánh, nên gọi là giác hạnh viên mãn. Ba giác viên mãn, muôn đức đều tròn đầy, nên cuối cùng thành Phật. Đầu tiên, Phật Thích Ca thành đạo dưới cội Bồ Đề, thị hiện thân vàng sáu trượng. Nơi pháp hội Hoa Nghiêm, Ngài thị hiện pháp thân Phật Lô Xá Na. Đó là biệt tướng của Phật Bảo. Đức Như Lai tùy cơ thiết giáo, trong năm thời thuyết giảng các kinh điển quyền thiết và chân thật. Ba tạng mười hai phần giáo, lý, hạnh, chứng, nhân, quả, trí, đoạn, các loại không đồng, gọi là biệt tướng Pháp Bảo. Theo giáo lý mà tu hành. Do tu hành mà khế hợp, rồi chứng ba thừa, như Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, nhưng giai đoạn thứ lớp không đồng, nên gọi là biệt tướng Tăng Bảo. Nơi đây đã bàn xong về biệt tướng Tam Bảo.

Thứ ba là trụ trì Tam Bảo. Sau khi Phật diệt độ, tượng Phật được đắp bằng xi măng, khắc trên gỗ, hay đúc bằng năm loại kim khí, hoặc vẽ trên giấy lụa; những tượng Phật này làm ruộng phước cho chúng sanh. Nếu cung kính như đức Phật còn tại thế thì công đức thật khó nghĩ bàn. Trụ trì mãi không tuyệt mất, gọi là trụ trì Phật Bảo. Vô luận sách màu vàng, hay lá Cụ Diệp đều là ba tạng kinh điển; mười hai phần giáo của Đại Thừa và Tiểu Thừa khiến người thấy nghe, y theo đó mà hành trì thì đều được hết khổ, đắc an lạc, cho đến thành Phật. Ba tạng kinh điển giáo hóa chúng sanh liên tục không ngừng, nên gọi là trụ trì Pháp Bảo. Cạo bỏ râu tóc, đắp y hoại sắc, hoằng tông diễn giáo, hóa độ chúng sanh, nối tiếp Phật chủng, đó gọi là trụ trì Tăng Bảo. Nơi đây, đã bàn xong về trụ trì Tam Bảo.

Trụ trì, biệt tướng, nhất thể, đều gọi là Châu Báu mà không thể bị pháp thế gian xâm lấn tổn hại, hoặc phiền não làm nhiễm ô. Bảy loại châu báu ở thế gian tuy được gọi là quý báu, nhưng thọ hưởng trong một thời gian, cuối cùng sẽ hết, vì chỉ dưỡng sanh chứ không cứu độ cái chết. Tam Bảo có thể chấm dứt vô biên sanh tử, khiến xa rời tất cả sợ hãi lo âu, mãi mãi hưởng thọ thường lạc.

Bàn về quy y Tam Bảo, không chỉ đặc biệt quy y trụ trì Tam Bảo, biệt tướng Tam Bảo, hay nhất thể Tam Bảo. Theo ngôn thuyết thì có ba loại Tam Bảo, nhưng thật ra chỉ sanh từ một tâm mà chẳng có pháp nào khác, vì tất cả sự vật đều do tâm tạo. Tâm nhiếp thọ hết muôn vật, viên mãn tròn đầy, như hạt châu Như Ý. Thế nên bảo rằng tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy y Tăng, chứ không nói là quy y tha, tức y tựa nơi người khác.

Lục Tổ dạy:

- Tự tánh chẳng quy, không chỗ để nương vào.

"Quy" nghĩa là xoay về cội gốc. Sáu căn của chúng sanh từ một tâm khởi, chỉ vì bỏ gốc mà chạy đuổi theo sáu trần. Ngày nay dùng mạng căn nhiếp sáu tình, xoay về nguồn tâm, nên gọi là quy mạng. Vì vậy, quy y cũng nghĩa là quy mạng.

"Y" nghĩa là y chỉ. Chúng sanh luôn chạy theo âm thanh sắc tướng, niệm niệm lưu chuyển, nên bị chìm đắm trong biển khổ mà không biết chỗ ngừng và không có nơi nương tựa. Ngày nay quy y Tam Bảo, tức thân có chỗ quy về, và tâm có chỗ nương tựa. Từ nay về sau, nhờ tôn kính Tam Bảo làm thầy nên có thể xuất ra khỏi ba cõi u mê, phát tâm Bồ Đề, và quả vị Phật có kỳ chứng đắc. Nghĩa quy y Tam Bảo đã giải thích đầy đủ. Hiện tại, nói rõ về năm giới cấm.

Quy y Tam Bảo rồi, phải y theo pháp mà tu hành, mới thoát khỏi khổ đau trong ba cõi. Nếu không y theo pháp mà tu hành thì không thể nào thoát khỏi vòng triền phược của thế gian. Nếu muốn thoát khỏi vòng sanh tử, dứt dây phiền não, ngoài năm giới ra không còn pháp nào khác. Vì vậy, có câu rằng nếu không giữ năm giới cấm thì đường sanh làm trời người bị cắt đứt.

Thế nên, "Giới" là nền tảng căn bản, sanh ra điều thiện lành, diệt bỏ điều ác, và là cội gốc của đạo đức, cùng là công cụ vượt ra khỏi cõi phàm mà nhập vào dòng thánh. Từ giới sanh định. Từ định phát huệ. Nhờ giới định huệ, mới bước trên đường Bồ Đề mà thành chánh giác. Vì vậy, đạt được giới phẩm thì quả vị Phật sẽ có kỳ chứng đắc.

"Giới là cội gốc của đạo Bồ Đề vô thượng".

Đức Phật của chúng ta mở pháp môn phương tiện, bằng cách đầu tiên thuyết tam quy y, rồi lại dạy năm giới; cứ như thế lần lượt thiết lập giới Đại Thừa, Tiểu Thừa, v.v...

Do căn cơ và tâm hạnh của chúng sanh không đồng nhất, nên mới lập giới từ thô thiển đến thâm sâu, từ vi tế đến hiển lộ, nhưng cứu cánh luôn xoay về nguồn, chẳng có hai hoặc ba.

Năm giới:

  • Thứ nhất là giới cấm giết hại.
    Thứ hai là giới cấm ăn cắp.
    Thứ ba là giới cấm tà dâm.
    Thứ tư là giới cấm nói láo.
    Thứ năm là giới cấm uống rượu.
Năm giới này được gọi là học xứ và học tích. Nam nữ tại gia phải nên học theo. Những giới này cũng được gọi là đường lộ, vì nếu đi trên đường đó có thể thăng lên cung điện trí huệ. Tất cả luật nghi diệu hạnh thiện pháp đều xuất phát từ con đường này. Chúng cũng được gọi là học bổn mà người người phải học theo, nên gọi là căn bổn; chúng cũng được gọi là năm đại thí. Năm giới này nhiếp thọ vô lượng chúng sanh, khiến họ thành tựu vô lượng công đức. Năm giới này nơi trời thì gọi là năm tinh sao; nơi núi thì gọi là năm ngọn; nơi con người thì gọi là năm tạng, trong nhà Nho thì gọi là ngũ thường. Người nhân đức không giết hại. Người nghĩa khí không ăn cắp. Người lễ mạo không tà dâm. Người trí không uống rượu. Người tín không nói láo. Nếu giữ năm giới hoàn toàn thì không cầu thành bậc nhân đức cũng vẫn thành người nhân đức. Không thích nghĩa mà nghĩa vẫn vẹn toàn. Không cầu lễ mà lễ vẫn lập. Không hành mà trí vẫn sáng. Không mong được tin tưởng mà chữ tín vẫn nổi. Thế nên, "giăng lưới thì được lưới" cần gì gia công sức thêm. Đây là nói tổng quát về năm giới.

Hiện tại, bàn về nghĩa của năm giới.

Thứ nhất là bàn về giới không giết hại. Chủng tử giết hại nằm ẩn tàng trong tâm của mỗi người mà ai ai cũng có. Mạnh Tử còn bảo:

- Nghe tiếng kêu la của con vật, không đành lòng ăn thịt chúng.

Huống chi người học Phật, sao lại hàm hồ có tâm niệm giết hại, để chịu quả khổ sau này ? Thế nên, đức Phật chế giới không giết hại cho các đệ tử; nếu muốn hành đạo nhân từ thì đầu tiên phải giữ giới không giết hại. Nếu giữ được giới không giết hại thì đường luân hồi sẽ chấm dứt. Nghiệp giết hại khởi đầu không ngoài việc Ỷ sức mạnh mà giết hại kẻ yếu. Hoặc vì tham đắm mùi vị thức ăn, hoặc vì tiền tài mà giết hại kẻ khác. Người giết hại người, và súc vật giết hại súc vật v.v... đều do tâm sân hận, kiêu căng ngã mạn. Nếu vì tham đắm mùi vị thơm ngon mà giết hại loài vật thì đó là do ngu si. Dùng thịt loài khác để tẩm bổ cho thân mình, người quân tử sao lại nhẫn tâm ? Sao không biết rằng nếu tạo nghiệp giết hại bừa bãi thì cừu oán tự khởi ? Kinh Lăng Nghiêm thuyết: "Sau khi ăn thịt dê, dê chết trở lại thành người. Người chết trở lại thành dê. Mười loài như thế. Chết rồi lại sanh. Ăn nuốt lẫn nhau. Ác nghiệp đầy dẫy, cho đến cùng tận đời vị lai, cũng chỉ vì gốc tham lam trộm cướp".

Bị quả báo xấu, trải qua bao số kiếp khó mà tránh khỏi. Giết người hại mạng thì phải đền mạng. Giết súc vật cũng phải đền mạng. Tích xưa, khi vua Lưu Ly giết sạch dòng họ Thích Ca, đức Thế Tôn bị đau đầu nhức nhối; quả báo này do nhân nào tạo ? Trong thời quá khứ, vua Lưu Ly vốn là một con cá lớn. Lúc đó, dòng họ Thích Ca bắt giết, rồi ăn thịt con cá lớn. Đức Phật thuở đó là đồng tử, giỡn chơi lấy cây côn đánh vào đầu con cá lớn ba lần, nên nay mới thọ quả báo nhức đầu. Dòng họ Thích Ca vì ăn thịt con cá lớn, nên ngày nay bị vua Lưu Ly, tức tiền thân của con cá lớn, giết sạch hết.

Quán sát kỹ càng, nhân quả vay trả lẫn nhau, thật rất đáng sợ. Kinh Lăng Nghiêm bảo: "Trên thế gian, những loại thai sanh, thấp sanh, noãn sanh, hóa sanh tùy theo sức mạnh yếu mà ăn nuốt lẫn nhau. Đó là do gốc tham ăn nên mới giết hại."

Không những đức Phật khởi lòng từ bi đến với nhân loại, mà Ngài còn trải lòng từ đến với loài trùng kiến. Phật pháp vốn bình đẳng, không có cao hay thấp. Theo mắt đức Phật quán sát thì chúng sanh trên cõi đất đều có thể thành Phật. Kinh Phạm Võng bảo: "Tất cả người nam là cha mình. Tất cả người nữ là mẹ mình. Chúng sanh trong sáu đường thọ sanh trong đời này, đều là cha mẹ của mình. Nếu giết hại ăn nuốt chúng sanh, tức là giết hại ăn nuốt cha mẹ mình".

Người thế gian không biết nên ăn nuốt lẫn nhau. Vì vậy, đức Thế Tôn mới chế ra giới không giết hại sanh mạng chúng sanh. Tất cả sanh linh động vật đều có Phật tánh. Ngay cả côn trùng còn không thể giết hại, sao lại nỡ lòng tương tàn tương sát đồng loại ? Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đời vị lai họ sẽ thành Phật. Họ là cha mẹ chúng ta trong đời quá khứ, và sẽ là những vị Phật trong đời tương lai. Sao lại dám giết hại? Phàm phu tục tử chúng ta nếu muốn được lợi lạc chớ nên giết hại đồng loại. Mạnh Tử nói:

- Kẻ thất nhân chỉ lo sợ không hại được người.

Hiện nay, người người luôn tranh thắng bại, nên tạo vũ khí giết hại lẫn nhau ở trên đất liền, trên hư không và dưới nước. Nhân tâm ngày càng hiểm ác. Thế đạo ngày càng cuồng loạn. Tương sát tương tàn đến khi nào mới ngưng? Nếu không tìm cách cứu vãn thì thế gian này mãi mãi biến thành biển khổ. Kẻ sĩ quán sát thế đạo nhân tâm không khỏi buồn thương. Phải nên nỗ lực cầu hòa bình, cứu vãn nhân tâm mê muội, khiến họ quay về đường chánh. Trọng nhân từ, chứ không trọng võ lực. Chẳng tham đắm mùi vị ngon hay thấy lợi mà quên nghĩa, thì tâm giết hại không thể khởi lên. Nghiệp giết hại nếu ngưng thì vận kiếp hoại sẽ ngừng. Sao lại lo tâm không hợp với người xưa? Nghe đến lý nhân quả liền thấu rõ nghĩa thâm sâu, như hình với bóng, như âm với hưởng. Nếu thâm tín nghĩa lý nhân quả thì nhân tâm không cần sửa đổi mà vẫn luôn lành thiện. Gặp cảnh thuận nghịch, tâm không ưu sầu hay vui thích. Nên biết những nghiệp khổ trong đời hiện tại, như nạn binh đao, kiếp hỏa tai, lụt lội v.v... đều do tự mình tạo ra trong đời quá khứ. Như trong hai đại chiến thế giới, chiến tranh lan tràn khắp nơi, chỉ có các người Tàu cư ngụ tại Úc Châu là được bình an, vì do đời tiền kiếp, không gieo nghiệp giết hại thâm trọng. Những người thường gặp tai nạn, đều do biệt nghiệp chiêu cảm. Phải nên thấu triệt lý nhân quả, thật không thể nghĩ bàn. Nếu thâm tín lý này thì tâm giết hại sẽ ngừng. Nếu người thế gian thường trì giới không giết hại thì tất cả khí giới sát cụ đều là vô dụng.

Đức Như Lai đầu tiên chế ra giới không giết hại vì muốn khiến cho người người đều khởi lòng nhân từ, thương người thương vật, tự trừ khổ cho mình và người, đồng chứng cảnh giới an lạc thường hằng. Đây là sơ lược giảng giải về nghĩa của giới không giết hại.

Thứ hai là bàn về giới không ăn cắp. Ăn cắp do từ tâm tham phát khởi. Đức Phật dạy hàng đệ tử rằng ngay cả một cây kim cọng cỏ mà người khác không cho thì mình chẳng dám lấy, còn nói chi đến việc trộm cướp. Tuy nhiên, chúng sanh chỉ vì thấy lợi trước mắt nên lập bao chước mưu, không cho mà lấy. Tìm kiếm lợi lộc, ác cầu đa cầu, không bao giờ biết đủ, đều do tâm tham lam sai sử. Hình tướng vi tế của tâm trộm cắp là như thế. Phạm tội nặng nề nhất là ăn cắp và lạm dùng vật dụng của mười phương tăng chúng, vật dụng của hiện tiền tăng, cho đến vật dụng của Phật, Pháp, Tăng. Tuy vật chỉ nhỏ như cây kim cọng cỏ mà lấy càn, rồi tự mình dùng hay cùng người dùng, đều là phạm tội trộm cắp nặng nề. Đại sĩ Hoa Thủ nói:

- Đối với năm tội nghịch hay mười nghiệp nặng, tôi đều có thể cứu hộ. Tuy nhiên, nếu ăn cắp mười phương tăng vật thì tôi không thể cứu được.

Đối với vật dụng của cha mẹ hay sư trưởng, không được cho chớ lấy, nếu lấy thì phạm tội nặng. Nếu thâm tín nhân quả, chẳng phạm tơ hào, thì tuy chẳng trì giới không trộm cắp mà vẫn tự hành trì. Nếu được như thế thì cùng đạo chẳng đổi dời. Tối ngủ chẳng cần đóng cửa. Người người trên thế gian đều kết nghĩa với nhau thì làm sao bị gông cùm lao ngục? Đây là bàn xong về giới không ăn cắp.

Thứ ba là bàn về giới không tà dâm. Đệ tử Phật xuất gia hay tại gia đều phải nghiêm thủ giới này. Người tại gia giữ năm giới. Tuy được có vợ chồng chánh thức, nhưng không thể tà dâm. Đối với vợ của người khác, được họ bảo bọc, không nên nói lời bậy bạ hàm hồ, còn nói chi đến việc xâm phạm tiết trinh, làm ô nhiễm phạm hạnh ? Đức Phật chế giới cho người tại gia là không được tà dâm. Đối với đệ tử xuất gia, chánh dâm hay tà dâm đều ngăn cấm hẳn. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Người khác thương mến mình. Mình mến yêu hình sắc của người.

Vì do nhân duyên này, trải qua trăm ngàn kiếp thường bị triền phược trói buộc. Vì ba nghiệp giết hại trộm cướp dâm dục làm cội gốc, nên mới có nhân duyên nghiệp quả liên tục".

Nếu thường trì giới này thì không cầu mà lễ vẫn lập, không răn nhắc mà vẫn uy nghiêm, oai nghi tự thủ. Pháp đình không cần xử án lao hình. Đây là nghĩa của giới tà dâm.

Thứ tư là bàn về giới không nói láo. Việc nói láo phải nên dứt hẳn. Thấy thì nói thấy. Nghe thì nói nghe. Lời nói không giả dối. Những việc nhỏ nhít còn phải nói thật, huống hồ là những việc quan trọng! Quán sát nhân duyên nói láo, đa số do cầu danh thơm lợi dưỡng, hoặc vì giấu diếm dục tình mà tráo trở, hoặc vì che tâm giấu mặt. Lại nữa, chưa chứng thánh quả mà nói là đã chứng, hay chưa chứng tâm Phật mà bảo đã chứng đắc, tức khi dễ thánh hiền, làm mê hoặc thế nhân, đó gọi là đại vọng ngữ. Nếu tạo tội đại vọng ngữ thì sẽ bị đọa lạc vào địa ngục vô gián. Thế nên, phải cẩn trọng, chớ phạm giới này. Phật giáo dùng tâm chánh trực làm đạo tràng. Tại sao không y đó mà tu học? Nếu trì giới này thì sẽ được người người tín nhiệm; không cầu danh mà danh tự đến; không cầu lợi mà phước tự về. Đây là bàn về giới nói láo.

Thứ năm là bàn về giới không uống rượu. Rượu tuy không phải là thức ăn mặn, nhưng thường khiến cho mê tâm loạn tánh. Luận Đại Trí Độ nói uống rượu có ba mươi sáu điều tội lỗi. Kinh Phạm Võng nói: "Đưa rượu cho người uống thì năm trăm đời không có tay, hà huống tự uống cùng dạy người uống ?"

Thuở xưa, một vị tỳ kheo có khả năng hàng phục độc long, nhưng lại thích uống rượu. Ngày nọ, thầy uống rượu say sưa, nằm trên đường lộ, ói mửa hôi hám, không ai muốn đến gần, chỉ có một con cóc nhảy đến liếm mép. Sau đó, thầy lảo đảo trở về chùa. Phật thấy liền mắng:

- Ông có thần lực, hàng phục được độc long. Hôm nay say sưa nằm trên đường lộ, lại bị con cóc hàng phục. Thần thông của ông ở đâu rồi?

Kể từ đó, Phật cấm các tỳ kheo không được uống rượu. Rượu khiến làm loạn tâm tánh và chiêu vời tai họa. Như thuở xưa, có một đệ tử tại gia của Phật, vì phạm giới uống rượu nên phạm luôn bốn giới giết hại ăn cắp tà dâm nói láo. Thật rất đáng thương!

Rượu khiến làm nhân duyên tạo tội, sao lại tham uống? Nếu người thế gian trì được giới này thì họa do say sưa không thể đến mình. Đây là giải thích xong về giới cấm uống rượu.

Nếu muốn không phạm năm giới này, điều quan trọng là phải nhiếp tâm. Vọng tâm nếu được nhiếp phục, không khởi phân biệt, không còn thương yêu oán ghét, thì bao loại nghiệp ác, do đâu mà sanh? Kinh Lăng Nghiêm nói: "Nhiếp tâm là giới. Nhân giới mà sanh định. Từ định mà phát huệ".

Nên biết hai chữ "Nhiếp Tâm" bao hàm ba môn học vô lậu: Giới, định, huệ. Đoạn trừ tham, sân, si thì các việc ác không thể khởi, và tự mình luôn hành những việc lành. Hai chữ "Nhiếp Tâm" đơn độc có thể cứu hộ nhân tâm, duy trì được thế đạo; chỉ việc nhiếp tâm một chỗ thì chẳng có việc gì là không thể giải quyết được; nếu nhiếp tâm được thì công phu ngày càng thâm sâu, và đạo Bồ Đề càng sáng tỏ.

Nhờ hồng ân của chư Phật, trước xướng tam quy y, sau lại ban năm giới. Dùng phương tiện này để cứu khổ chúng sanh. Thâm ân chư Phật lớn lao vô ngần; dẫu đập nát thân này thì chỉ báo đền được một trong muôn phần.

Nghe thuyết nghĩa của năm giới rồi, phải do từ liễu giải mà thực hành. Trăm gia đình trong làng nếu có mười người trì năm giới thì mười người đó được an vui. Trăm người tu mười điều thiện thì trăm người hòa kính. Nếu mọi nhà đều y theo cách thức tu trì giáo pháp này thì trăm vạn người đều nhân từ. Hành một việc lành thì bỏ một việc ác, và tiêu một hình phạt. Một hình phạt tiêu mất trong một nhà thì trăm hình phạt tiêu mất trong một quốc gia. Vị nguyên thủ quốc gia không cần trị mà vẫn ngồi hưởng thái bình. Thế nên, thọ trì năm giới, tức là không những y theo lời Phật dạy, được thọ hưởng quả lành, mà còn trợ người khác y theo luật lệ quốc gia, khiến nước nhà thạnh trị, nhân dân an lạc.

Đây là hành tướng cùng danh đức của tam quy y và năm giới cấm. Quý vị nếu thường chân thật hành trì thì gieo trồng được chủng tử thành Phật. Hạnh và giải tương ưng thì sẽ đạt đến bờ giác. Xin cầu nguyện cho quý vị, từ đây về sau do nghe mà sanh kiến giải. Do có kiến giải mà sanh tư duy. Do tư duy mà phát tâm tu hành, thì thành Phật sẽ có kỳ. Mọi người phải nên thường chuyên cần tinh tấn, rồi chỉ bảo người khác, thì mới mong báo được ân Phật. Hy vọng quý vị, mỗi người luôn luôn nỗ lực, khiến giải trừ tai ách, tiêu trừ hoạn nạn. Nếu thọ tam quy y và năm giới cấm, tức là các việc ác chẳng làm, mà luôn hành các điều thiện, thì tự có khả năng cùng đạo tương ưng và có thể đạt thành tựu Phật đạo vô thượng viên mãn.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tam Quy, Ngũ Giới

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi thấy người Phật Tử hay tìm diệu lý cao siêu ở trong Kinh Điển, nhưng thờ ơ với Tam Quy Ngũ Giới. Đó là việc làm đáng tiếc vậy.

Nếu đã thọ Tam Quy và Ngũ Giới mà không biết phải học tu pháp môn gì trong 84000 pháp môn thì chỉ cần nghiên cứu học và thực hành Tam Quy và Ngũ Giới một đời cho trọn vẹn thì thật là một Phật Tử tu hành chân chính. Bởi Tam Quy Ngũ Giới cũng là một trong 84000 pháp môn. Nếu trọn vẹn cả đời thì được lợi ích lớn lao vô cùng, được giới bảo hộ an vui thân tâm, không sợ sệt, chắc chắn sẽ không đoạ vào đường ác. Làm nhân lành đời đời thăng tiến được gặp Phật Pháp tu hành.

Mọi người nghe nói thọ giới là sợ, nhưng đâu biết rằng thật ra giới bảo hộ mình an vui, không sợ sệt, tinh tấn và thăng tiến trên đường tu.

Hãy tinh suy nghĩa lý, am tường giới luật! Thật là lợi ích lớn vậy! Nếu nghiên cứu học hỏi kỹ giới luật thì rất vui vẻ làm theo, không có nghi ngờ sợ sệt gì cả, bởi những gì Phật dạy về giới luật đều chí lý, từ bi thương sót mọi loài, muốn cho hàng Phật Tử được lợi ích an vui không những hiện tại mà còn vị lai nữa.

Giới còn thì Phật Pháp còn. Giới mất thì Phật Pháp mất (theo tướng thế gian mà nói vậy). Vậy há không quan trọng để ta nghiên cứu, học hỏi và giữ gìn ư?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tam Quy, Ngũ Giới

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Nam mô A Di Đà Phật!

Trì giới vì do nơi từ, nơi bi đối với chúng sinh, cũng vì thực tướng của giới; tâm không ỷ y, đắm trước thì chắc chắn thành Phật đạo. Quả của trì giới rộng sâu vô cùng tận!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tam Quy, Ngũ Giới

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bởi vậy, khi nhập Niết Bàn, đức Phật có dạy: "Hãy lấy giới luật làm thầy". tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
zohaa
Bài viết: 1
Ngày: 17/09/14 05:57
Giới tính: Nữ
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: united states ò america

Re: Tam Quy, Ngũ Giới

Bài viết chưa xem gửi bởi zohaa »

Nam mô adida phật


wxvicky
Bài viết: 1
Ngày: 22/04/15 01:15
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: dsfdsfds

Re: Tam Quy, Ngũ Giới

Bài viết chưa xem gửi bởi wxvicky »

sinh, cũng vì thực tướng của giới; tâm không ỷ y,??


raaza
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tam Quy, Ngũ Giới

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

tangbong
Mấy con vi rút này khôn ta, biết lựa bài hay kéo lên.


_()_
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Tam Quy, Ngũ Giới

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

quang_tam3 đã viết:tangbong
Mấy con vi rút này khôn ta, biết lựa bài hay kéo lên.
ĐH QT ái ngữ rồi. :D

Nói về Ngũ giới mới nhớ. Hổm, Qn nhắn tin nói chuyện với một bạn. Bạn này tu giỏi lắm, chân thiệt tu. Bạn cũng cứ nhắc Qn giữ gìn ngũ giới này kia, Qn nói là Qn có giữ gìn mà. Cái xong bạn nói Qn đang phạm giới đó, cái Qn nói phạm giới gì? :-w
Cái xong bạn nói là: đang giờ làm mà nhắn tin, ăn cắp giờ làm của công ty! caunguyen

Nghe xong Qn khựng lại luôn. Thì cũng đúng, hình như đang ăn cắp thì phải. ./..,., Thiệt ra ngũ giới ngó vậy chứ từ thô đến tế cũng sơ sảy là phạm ngay! Bởi vậy, hễ cứ sống thì thường mang tội nhiều hơn, vô tình hoặc cố ý.

Cơ mà nghĩ lại chuyện kia, thì... thấy bạn ấy cũng là đồng phạm. I-)


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tam Quy, Ngũ Giới

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Làm việc cho công ty cũng phải có giờ nghỉ chứ bộ, như ba mươi phút ăn trưa và chiều tối (nếu làm ca đêm). Thì mình lấy giờ nghỉ đó nhắn tin chỉ năm phút là xong, có gì mà gọi là ăn cắp. Hồi trước tôi còn đi làm, tới giờ ăn nghỉ ăn cơm chiếu, thay gì vào phòng ăn, tôi ngồi ăn ngay tại chỗ mình làm, mở máy của hãng (vì mình làm văn phòng) để đọc và nhắn tin chừng mười phút mà không ai nói gì được! (Nhưng nghĩ lại mình cũng phạm tội lạm dụng của công trong việc riêng, khổ ghê hén! Hình ảnh).

Nhưng bây giờ thì tiến bộ rồi, ai cũng có máy vi tính nhỏ bằng bàn tay của mình, nên tha hồ mà "tám" không sợ bị buộc tội này nọ. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.74 khách