Đừng thực tập sự khiêm nhường

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Đừng thực tập sự khiêm nhường

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

(CÁCH NHÌN TÂM)

Hình ảnh

Chánh niệm là một cách sống. Bất cứ nơi nào mà quý vị đến và bất cứ điều gì mà quý vị làm đều phải được chánh niệm.

Suy nghĩ là một cản trở lớn trong chánh niệm. Dĩ nhiên để ghi nhận được những suy nghĩ là điều rất quan trọng và nhìn cái tâm của quý vị với cái tâm không xét đoán hoặc khiển trách. Chỉ nhìn nó một cách thật đơn giản, cũng không có tôi ta.

Khi có sự so sánh hay ngã mạn trong tâm mình, hãy cố gắng nhìn nó thật rõ ràng đó là điều quan trọng. Khi đó là tâm của quý vị tự nó sẽ được thư giãn. Chỉ khi nào trở thành bậc toàn giác thì mới hoàn toàn thoát khỏi sự ngã mạn. Đừng thực tập sự khiêm nhường, nó sẽ bị gượng ép, chỉ chánh niệm về sự ngã mạn. Nếu quý vị thấy rõ tâm mình thì quý vị tự nhiên sẽ trở nên khiêm nhường mà không hề bị gượng ép. Nếu quý vị luôn tỉnh giác trong hành động của mình thì quý vị sẽ chế ngự được cái ta.

Hãy chánh niệm và hiểu thấu đáo những cái ảo tưởng, những ý muốn mà quý vị ưa thích, sự ngăn cản, trạng thái trống vắng hay bất cứ một cảm giác nào khác cho dù nó thô hay vi tế.

Hãy chánh niệm những tác ý của quý vị khi quý vị đang làm việc. Hầu hết quý vị đã không ghi nhận được những tác ý khi quý vị nói chuyện hay đang làm việc. Hầu hết họ cho là đúng khi mà họ thật sự ghi nhận được những tác ý của họ.

Trải qua nhiều năm tôi luôn nhìn tâm của mình, vì thế tôi rất rõ cái tâm của mình, tôi biết nó khờ khạo, có lúc hoan hỷ, và hay tinh nghịch v.v… Vì tôi luôn ghi nhận một cách trọn vẹn và nó không thể làm cho tôi xao lãng được.

Tất cả những gì mà tôi có thể chia sẻ cùng quý vị không phải là sự suy nghĩ mà là sự chánh niệm. Quý vị có thể chia sẻ cùng những người bạn của mình là làm thế nào để ghi nhận được cảm giác hay những suy nghĩ mà chỉ đơn giản là ghi nhận một cách thức tỉnh vừa đủ đối với nội tâm của quý vị. Mà trong đó luôn có sự xét đoán, phê bình, hoặc là những cuộc độc thoại v.v…

Hãy chánh niệm mặc dù điều đó sẽ gặp nhiều trở ngại. Khi quý vị nghĩ rằng vào lúc này ta không thể chánh niệm được thì lúc đó là lúc quý vị cần chánh niệm nhiều nhất.

Và một điểm quan trọng nữa về sự chánh niệm là quý vị phải luôn chánh niệm. Các điểm tương đồng để giữ giới luật đối với một tu sĩ hay là một người Phật tử là nếu quý vị nói rằng thực hành giáo pháp là một điều rất đúng đắn, và quý vị sẽ giữ giới đồng thời chánh niệm trong sự thu thúc và cố gắng hết mình, nhưng khi quý vị bị những ô nhiễm bên ngoài chi phối thì khi đó quý vị sẽ không đặt trọn niềm tin vào giáo pháp. Tôi lấy một ví dụ một người phạm tội ngoại tình khi mà họ đã kết hôn rồi (thật là sự so sánh buồn cười). Từ đó mối quan hệ giữa hai người trở thành một sự giả tạo. Quý vị không thể có được niềm vui thật sự, càng ngày quý vị càng sa sút hơn. Thật sự đó là cách mà tôi nhìn nhận sự việc. Do đó chúng ta phải thành thật với những gì chúng ta đang làm cho dù đó là giới luật hay là sự chánh niệm hoặc bất cứ việc gì khác. Nói một cách khác quý vị đừng quá quan tâm rằng mình đang làm cái gì và cũng đừng quá coi trọng chính bản thân mình, nói như vậy để quý vị hiểu rằng không phải quý vị coi trọng việc mình đang làm là quý vị sẽ không được an vui, hay không thành công. Nói một cách khác sự chánh niệm không có tác ý hay bất cứ sự suy nghĩ nào mà nó chỉ nhìn sự vật một cách rõ ràng mà không xét đoán, không mong cầu. Hãy thực hành chánh niệm để thấy những gì đang xảy ra trong hiện tại, chỉ đơn giản thế thôi.

Thật là thú vị khi chỉ có một mình để hành thiền trong nhiều tháng qua, tôi không muốn đọc quá nhiều sách hay nghiên cứu bất cứ điều gì từ những quyển sách mà tôi chỉ muốn đọc chính là cái tâm của mình nhiều và chỉ duy nhất là nhìn nội tâm một cách rõ ràng, và chắc chắn là tôi sẽ học được điều gì đó sâu sắc từ chính cái tâm của mình.

Chánh niệm là một điều cao thượng mà tôi có thể làm cho chính mình. Nếu tôi nhìn tâm mình một cách sâu sắc mà không có mong cầu để thay đổi thì chánh niệm sẽ tháo gở những gút mắc trong tâm của tôi.

Do đó, quý vị có thể thực hành chánh niệm vì lợi ích của nó thì quý vị sẽ hiểu được chánh niệm một cách sâu sắc hơn.

Chánh niệm đem lại cho tôi một năng lực dồi dào nó làm cho tôi luôn trong tư thế sẵn sàng. Tương tự như tôi là một người khám phá ra một hành trình để đi vào thế giới chưa được biết đến. Bất cẩn là một thái độ không tốt, hãy quan sát và xem lại thái độ của mình, tôi luôn cẩn thận với bất cứ một hoạt động nào mà tôi làm và tôi luôn luôn quân bình tâm của mình.

Đứa con gái của tôi thì đang cố suy gẩm về cái tâm và nó đang tỉnh thức về những suy nghĩ và những cảm giác tinh thần của nó. Tính cách nó giống tôi và những sở thích cũng vậy. Tôi không quan tâm đến mình mà tôi chỉ quan tâm đến những đứa con của tôi, tôi hy vọng chúng luôn cố gắng để nhận thức cái tâm của chúng.

Cái tâm rất là xảo quyệt nó muốn những điều khác lạ và những thay đổi. Sự chán nản là một vấn đề quan trọng, nó luôn khao khát những thú vui, và những kích thích mà đó là những gì mà hành giả thường gặp phải là luôn chạy theo những thay đổi của sự kích thích.

Người ta thường nói rằng họ muốn hạnh phúc, nhưng làm thế nào được khi mà họ không quan tâm đến việc chánh niệm. Bởi vì họ nghĩ chánh niệm hiện hữu ở một nơi nào khác, trong những trạng thái thỏa mãn hay những gì mà họ đạt được hoặc trở thành một người có vị trí cao trong xã hội mà còn những cảm giác toại nguyện.

Hãy nhìn tâm của mình và ghi nhận những gì đang xảy ra. Tất cả những vấn đề trong tâm của quý vị sẽ biến mất nếu quý vị hiểu rõ cái tâm của mình. Bởi vì những trở ngại đều do tâm tạo ra mà không có bất cứ một sự liên quan nào từ bên ngoài cái tâm.

http://thonthuc.net/?ms=10


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Đừng thực tập sự khiêm nhường

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Không có bất cứ sự thay thế nào có thể đem lại lợi ích bằng sự chánh niệm. Quý vị thường nói rằng: (Nếu tôi thực hành một cách liên tục thì những vấn đề trong tâm tự động biến mất). Chúng ta thường nói rằng là mình hiểu và luôn luôn nói “Nếu”. Đó là cái gì mà chúng ta phải thực hành nó tại sao lại nếu? Dường như chúng ta không muốn những vấn đề trong tâm được giải tỏa, hay chúng ta không thực sự tin tưởng rằng chúng ta có thể làm được điều đó. Vì thế mà chúng tôi chỉ nói suông thôi, chính điều này khiến chúng ta hy vọng. Đến khi chúng ta cố gắng thực hành và sẽ có những trở ngại, khi đó chúng ta sẽ không còn hy vọng để tiếp tục con đường của mình, và thế là ta nghĩ rằng thế thì tốt hơn là mình không nên cố gắng để theo đuổi cái công việc huân tập này nữa mà chỉ là sự hy vọng thôi. Đây thực sự là những cái thủ đoạn của tâm nhằm bảo vệ chính nó từ những cảm giác thất vọng mà nó chưa bao giờ làm bất cứ điều gì một cách trọn vẹn.

Thật là hữu ích để học hỏi chính cái tâm và chính cái cuộc sống hơn bất cứ điều gì khác, nhưng hầu hết họ không dám đối mặt với sự thật. Họ đang chạy xung quanh chính họ, và họ không đủ can đảm để đối đầu với chính họ. quý vị nghĩ rằng mình sợ hãi và mất thăng bằng nếu phải đối diện nhiều với chính quý vị. Nhưng tôi không nói nhiều về những điều tôi nghĩ mà tôi nói về những điều tôi ghi nhận được. Nếu quý vị suy nghĩ về mình quá nhiều thì quý vị sẽ bị mất thăng bằng. Khi quý vị thật sự chánh niệm thì quý vị sẽ hiểu làm thế nào để sống tốt đẹp hơn đối với cuộc sống của mình và quý vị sẽ hiểu được phải làm cái gì trong bất cứ hoàn cảnh nào xảy đến với quý vị.

Những hiện tượng mà nó hiện hữu tại thời điểm hiện tại là điều duy nhất mà tôi có, cho dù tôi thích hay không thích, vì thế đó mới là điều quan trọng đối với tôi, do đó những thay đổi lệch lạc nhỏ tôi đều quan sát chúng một cách dễ dàng.

Có một loại tâm hôn trầm mà nó luôn hiện hữu ở trong tâm. Chúng ta cần một điều gì phấn chấn, một loại kích thích, hoặc nói chuyện hay đọc sách, đi đây đó… để giữ cho tâm tỉnh thức. Nói một cách khác nó ở trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Nếu quý vị có thể huân tập để tâm mình luôn tỉnh thức mà không càn bất cứ một sự phấn khích nào thì quý vị sẽ cảm nhận được một loại năng lực mới. Chỉ duy nhất khi quý vị có được sự chánh niệm xuyên suốt thì quý vị sẽ đạt được. Cho dù quý vị có ẩn dật hay không thì nó cũng quan trọng để chánh niệm được xuyên suốt. Sống ẩn dật thì rất hữu ích, nó rất quan trọng để duy trì việc hành tập của quý vị, vì thế quý vị có duy trì sự sáng suốt của tâm. Còn ngược lại thì quý vị sẽ bị sa sút. Nó giống như việc bơi ngược dòng, nếu quý vị không cố gắng thì quý vị sẽ đi xuôi dòng.

Có vài tờ báo cũ trong một cái hộp, tôi bắt đầu đọc những tờ báo đó, và nhìn tâm của mình, sự dễ vui, sự thú vị, việc lãng phí thời gian và sự vô ích! Đó là những gì tâm khởi lên trong lúc đọc báo. Quý vị cần chánh niệm nhiều để không bị lôi kéo vào những cuộc đối thoại nơi tâm. Tôi thích yên tĩnh hơn vì nó tốt hơn cho sự bình thản nơi tâm của tôi.

Tôi cố gắng chánh niệm khi lái xe, nói chuyện với mọi người hay đang làm việc. Một cơ hội tốt cho tôi để thực hành chánh niệm là khi tôi bận rộn. Đó là sự thực hành mà tôi muốn chia sẻ cùng quý vị.

Khi tôi còn trẻ, tôi đã đọc rất nhiều sách viết về những nhà thám hiểm, và tôi rất thất vọng khi tôi nhận thấy không có bất cứ nơi nào còn lại trên thế giới mà vẫn chưa được khám phá bằng nhiều cách khác nhau. Mãi đến bây giờ chỉ có duy nhất chánh niệm là cái phương tiện tốt nhất dể khám phá ra cái thế giới tâm linh, ngoài ra những cái phương tiện khác đều vô ích và đem đến thất bại.

Tôi không được thông thái cho lắm mà thỉnh thoảng lại hay ngớ ngẫn. Sự chánh niệm trong tâm tôi là cái la bàn cho tôi, khi tôi làm bất cứ lỗi lầm gì thì chánh niệm luôn luôn nhắc nhở tôi rằng tôi đang phiền não.

Thậy vậy hành thiền một mình thì dễ hiểu hơn nhiều, và tôi thì cũng không một tham vọng lớn lao mà chỉ sống một cách đơn giản và nhìn một cách rõ ràng. Tôi không thể thay đổi thế giới này hay bất cứ một ai, thậm chí cả tôi cũng vậy. Nhưng tôi chỉ có thể ghi nhận, chỉ nhìn mà không có bất cứ sự buồn phiền nào đối với ai, tôi luôn tự hỏi mình là ai mà có thể gánh vác cái thế giới này trên đôi vai của mình?

Hãy làm bất cứ gì quý vị muốn, cứ hành thiền và xem xét lại chính mình, tôi tin rằng quý vị sẽ hiểu được điều gì đem lại lợi ích thiết thực cho quý vị. Quý vị cứ chánh niệm có lẽ tôi sẽ giúp cho quý vị vài lời khuyên


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Luusyho
Bài viết: 42
Ngày: 15/10/11 11:03
Giới tính: Nam
Đến từ: Nha Trang

Re: Đừng thực tập sự khiêm nhường

Bài viết chưa xem gửi bởi Luusyho »

Bài viết này còn nữa không đh viết tiếp luôn đi .


KIM CO MAT TICH
Bài viết: 116
Ngày: 22/11/11 21:07
Giới tính: Nam
Đến từ: Hư Không

Re: Đừng thực tập sự khiêm nhường

Bài viết chưa xem gửi bởi KIM CO MAT TICH »

Kimco thắc mắc ngay chỗ tiêu đề Topic:
Sao lại không thực tập sự khiêm nhường ạ? :((


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đừng thực tập sự khiêm nhường

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vì sự khiêm nhường là một đức tánh tốt ở con người giác ngộ, nên nó trở thành một điều tự nhiên cũng giống như "tâm bình thường" đã sẵn có thì không cần phải thực tập nó nữa.

Cũng như viên ngọc tánh nó đã sáng rồi, đâu cần phải lau chùi cho nó sáng thêm!

Tôi hiểu như vậy không biết có đúng không?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Đừng thực tập sự khiêm nhường

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

kinhle Theo như mình hiểu qua lời Thiền sư Sayadaw dạy ở trên thì thay vì thực tập khiêm nhường một cách gượng ép mất tự nhiên thì hãy nhìn vào cái tâm tự cao ngã mãn hơn thua của chính mình . Chánh niệm nhìn vào những tâm này thì ngay đó đã khiêm nhường rồi . Các bạn thấy sao ! mình rất ngưỡng mộ thiền sư Sayadaw U Jotika , các bạn hãy đón đọc các sách của Ngài .


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Đừng thực tập sự khiêm nhường

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

KIM CO MAT TICH đã viết:Kimco thắc mắc ngay chỗ tiêu đề Topic:
Sao lại không thực tập sự khiêm nhường ạ? :((
tangbong
Không phải là không tu tập mà hảy tu tập một cách đúng đắn.
Lấy một ví dụ điển hình == cái cấm làm lại muốn làm , càng cấm càng muốn,
cái gì không nên bàn, lại đem bàn, ngược lại càng ham bàn, bằng chứng là danh từ PhậtNiết Bàn là những đề tài sôi nổi nhất, và rất nhiều người tham gia, trong khi đó cái gì đem lại sự lợi ích cho sự giải thoát khỏi khổ, giải thoát sanh tử luân hồi, học hỏi và tu tập làm sao cho được đầy đủ giới hạnh lại ít người màng tới.

Đức tánh khiêm nhường phát sanh một cách tự nhiên khi tâm tham (ái) và tâm sân (hận) không có mặt hoặc không hiện diện lúc đó, mà không cần thực tập sự khiêm nhường, chỉ cần tu sửa tâm tham (ái) và tâm sân (hận),cũng giống như vậy khi mà hai cái tâm này không còn nửa, PhậtNiết Bàn tự nhiên hiển lộ mà không cần phải tu tập hay bàn tới.

Khi tu tập không đúng đắn, con người hay đè nén, dồn ép (sân) hoặc che đậy để người ngoài không nhìn thấy, hoăc để được khen (tham)
là người tốt, là người có giới hạnh khiêm nhường, lâu ngày phát sanh tâm tự cao ngã mạn (tham) mà không hay biết, cái tâm ngã mạn này
nó hay so sánh hơn thua, nếu đối tượng nào thua kém nó khéo léo dạy (đời) một cách khiêm nhường, nếu đối tượng nào hơn nó khéo léo
khôn ngoan nhúng nhường, nhưng trong lòng luôn tìm cách nào để hơn đối tượng đó (bệnh tham nặng).
tangbong
Kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Đừng thực tập sự khiêm nhường

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Vì sự khiêm nhường là một đức tánh tốt ở con người giác ngộ,
tangbong
Vâng, sự khiêm nhường là một đức tánh tốt ở con người, cho tất cã những ai có chí, hướng tâm đi lên,
người giác ngộ không có tâm này, người giác ngộ chỉ có tâm từ, bi và trí tuệ ( vô tham, vô sân, vô si).
nên nó trở thành một điều tự nhiên cũng giống như "tâm bình thường" đã sẵn có thì không cần phải thực tập nó nữa.

Cũng như viên ngọc tánh nó đã sáng rồi, đâu cần phải lau chùi cho nó sáng thêm!
Mình thấy hai câu này có vấn đề, bạn hãy xem lai bài Bắt chước thầy và hãy đọc cho thật kỷ.

Đây là sự hiểu cá nhân, bạn hãy kiểm lại xem có đúng không? tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Đừng thực tập sự khiêm nhường

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong
KIM CO MAT TICH đã viết:Kimco thắc mắc ngay chỗ tiêu đề Topic:
Sao lại không thực tập sự khiêm nhường ạ? :((
tangbong kính đạo hữu Kim Co Mat Tich
Thiền sư U Jotika dạy pháp Quán Tâm, khi bất cứ tâm nào (yêu, thích, ghét, buồn, ganh, hận, nghi…..của tham sân si) sanh khởi thì nó chính là đối tượng của Tâm.
Tâm nhìn tâm thì có một tâm phải biến mất, chính là tâm bị nhìn, bị biết, liền sau đó tâm biết sẽ trở về trạng thái thư giản, tham sân si ngã mạn….không còn.
Chính phương pháp Quán Tâm này sẽ dẫn tâm đến trạng thái tâm xã nhờ sát na định.

Đừng thực tập khiêm nhường chính là ý Thiền Sư đừng thực tập tâm thiện mà hãy nhận diện tâm bất thiện (trong phạm trù Quán Tâm)

Vài tâm ý thô sơ.
Kính,bt


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đừng thực tập sự khiêm nhường

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

khai nhụy đã viết:
Vì sự khiêm nhường là một đức tánh tốt ở con người giác ngộ,
tangbong
Vâng, sự khiêm nhường là một đức tánh tốt ở con người, cho tất cã những ai có chí, hướng tâm đi lên,
người giác ngộ không có tâm này, người giác ngộ chỉ có tâm từ, bi và trí tuệ ( vô tham, vô sân, vô si).
nên nó trở thành một điều tự nhiên cũng giống như "tâm bình thường" đã sẵn có thì không cần phải thực tập nó nữa.

Cũng như viên ngọc tánh nó đã sáng rồi, đâu cần phải lau chùi cho nó sáng thêm!
Mình thấy hai câu này có vấn đề, bạn hãy xem lai bài Bắt chước thầy và hãy đọc cho thật kỷ.

Đây là sự hiểu cá nhân, bạn hãy kiểm lại xem có đúng không? tangbong
tangbong

Câu này sự thật nó là như vậy, tôi nói "tánh" của viên ngọc (kim cương) là sáng, dù cho có lau chùi thì tánh sáng nó cũng vậy không thêm mà cũng không bớt. Cái này không phải là "bắt chước thầy" mà là sự hiểu biết đúng lẽ thật của viên ngọc. :D Dù biết tánh sáng của mình vẫn hằng sáng, nhưng tôi vẫn phải dùng "pháp hành phủi bụi" để cho tánh sáng đó không bị bụi trần che mất.

Còn ý bạn nói có lẽ chỉ tâm mình hằng sáng vì vô minh phiền não che mờ chơn tánh (tánh sáng), nên mới có những nghiệp bất thiện. Một khi những những vô minh phiền não đó bị tiêu diệt (phất trần trừ cấu = pháp hành) thì cái tánh sáng của tâm lại hiện ra cũng không thêm hay bớt. Cái này là pháp hành của bạn ạ! :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Đừng thực tập sự khiêm nhường

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

nói theo thắng pháp thì chúng ta bị "tham sân si" dẫn dắt; trái với "tham sân si" là "vô tham vô sân vô si"; ý của từ "vô tham" hàm nghĩa chúng ta không thể tạo hay tập "vô tham" mà "vô tham" là không có sự hiện diện của "tham"

cũng vậy khiêm nhường là không có sự hiện diện của "mạn"; với chánh niệm một người có thể tránh sự dẫn dắt của "mạn", sự dẫn dắt của "mạn" sẽ ít xảy ra

:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách