TỘI LỖI VÀ ĐAU KHỔ DO ĐÂU?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

TỘI LỖI VÀ ĐAU KHỔ DO ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tội lỗi và đau khổ do đâu?

Không phải do người khác, không phải do ông thần thánh ma quỷ nào khiến ta đau khổ cả, mà là do chính chúng ta tất cả.

Nói chính chúng ta nghĩa là thế nào?

Thân nầy là tội lỗi ư? Bản chất của thân nầy là đất nước gió lửa, mà đất nước gió lửa có chi là tội lỗi? Như đất bên ngoài nó có làm chi nên tội, nước mình uống hằng ngày nó có gì là tội lỗi đâu? Mặt Trời tỏa sáng có chi là tội lỗi? Gió không khí mát thỏi qua có tội tình gì? Mọi sự vật đều vận hành đúng theo quy luật của nó thì không có gì là tội lỗi cả.

Cho nên dẫu cái thân nầy là vô thường giả tạm, nó có thể thực hành mọi việc sấu ác khiến mình đau khổ, nhưng nó cũng có thể giúp mình tu thiện nghiệp, bỏ ác làm lành, tu Phật pháp để giải thoát giác ngộ.

Cho nên mình đừng có thương thân nầy quá đến nỏi phải làm nô lệ chìu chuộn nó, mà cũng đừng ghét thân nầy quá mà phải hành hạ nó, bỏ nó, tìm cách giết hại nó.

Đói cho nó ăn. Khác cho nó uống. Rồi dùng nó tu tập. Khi nó không còn sử dụng nữa, bệnh yếu rồi thì thôi. Nó chết thì trả nó về vớ đất nước gió lửa bản chất của nó. Có nhân duyên thì hòa hợp làm một thân mới, ở nhà mới tiếp tục tu hành giải thoát giác ngộ.

Thành ra thân nầy không có gì là tội lỗi cả, nó làm việc ác cũng chẳng qua có người sai sử nó tức là tâm vậy.

Tâm nầy là tội lỗi ư?

sẽ nói tiếp.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: TỘI LỖI VÀ ĐAU KHỔ DO ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Nguồn gốc khổ đau và tội lỗi là do vô minh! Phải không đạo hữu Thánh_tri ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: TỘI LỖI VÀ ĐAU KHỔ DO ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Lâm Nghĩa đã viết:Nguồn gốc khổ đau và tội lỗi là do vô minh! Phải không đạo hữu Thánh_tri ?
Chớ vọi vàng. Hãy nghiên cứu từ từ nhé.

Trở lại vấn đề Thân là tội lỗi và khổ đau ư?

Thân là tổng hợp của bảy đại (đất nước gió lửa không kiến thức). Mà bảy đại thì không có gì là tội lỗi cả. Chúng chỉ vận hành theo tính chất của chúng.

Như đất có thể trồng lúa cây trái mà ăn. Cơ thể chúng ta các đại điều dung hòa, nếu đất nhiều quá thì khô khan như ăn bánh mì mà không uống nước cho nên phải quân bình. Hoặc là sụp đất, hoặc là bị đất bùn chảy từ núi đến thành thị có thể làm gây hại vô cùng.

Nước có thể giúp mọi loài sinh trưởng, như chúng ta phải uống nước mới sống. Nhưng nếu nước trong cơ thể chúng ta vược mứt con người có thể đảm đan thì sanh bị, có thể chết. Hoặc là lủ lục cũng tai hại.

Gió thì nghĩa là chúng ta phải có không khí mà sống. Nhưng nếu nhiều gió quá cũng chết. Hoặc là gió xoáy làm tiêu tan nhà cửa chết người.

Lửa thì khỏi nói nếu không có hơi ấm trong người thì ta không thể sống, mà trong người nóng quá (fever sốt) có thể chết như thường. Hoặc là lửa có thể nấu ăn sưởi ấm, nhưng cũng có thể khiến mọi thứ bị cháy thiêu tan tành.

Cho nên bản thân của đất nước gió lửa không có gì là tội lỗi cả, do các nhân các duyên hòa hợp mà nó thành ra có lợi có hại.

Cho nên Thân Đất Nước Gió Lửa không có tội lỗi gì cả. Bởi vì chính cái thân, chính đất nước gió lửa là "Giai Không" Không có Tự Tánh, thì làm sao là tội lỗi.

Hơn nữa như đã nói, thân chúng ta chỉ là một dụng cụ bị điều khiển bới cái tâm của mình. Nếu tâm không sai sử nó thì nó đâu có tạo nghiệp mà phải chịu thọ khổ.


Vậy là Tâm là tội lỗi và đau khổ ư?

Tâm ở đây tức là cái vọng tâm của mình hằng ngày suy nghĩ lăng xăng. Cái tâm nầy nó vô hình vô tướng, do vĩ ngũ trần bên ngoài nhập vào ngũ căn tích tập trong trí óc mình nên có Pháp Trần ở trong hiện ra bóng ảnh hình gián âm thanh, cảm giác, hương vị.

Thí dụ như nói đến Trái Táo, thì trong trí óc của mình nó hiện ra hình dáng và bóng ảnh trái táo như thế nào, là do vì đã từng thấy trái táo và lưu lại bóng hình của nó. Bây giờ nhớ đến nó thì nó hiện ra.

Pháp Trần mà hiện ra thì gọi là Vọng Tưởng.

Ý Căn tiếp xúc với Pháp Trần sanh ra Vọng Thức (phân biệt đó là trái táo). Gọi là Phân Biệt.

Sau đó Chấp Trước vào Pháp Trần Ảo Ảnh và Vọng Thức Phân Biệt mà bị nó mê hoặc lôi đi làm việc theo pháp trần vọng thức. Tức là khiến cái thân nầy tạo nghiệp. Do có tạo nghiệp mà phải chịu quả báo.

Cho nên ba giai đoạn Vọng Tưởng, Phân Biệt, Chấp Trước tai hại vô cùng!

Trong ba thứ ấy, cái tai hại nhứt là "Chấp Trước".

Người xưa nói: "Chẳng sợ vọng tưởng, chỉ sợ giác chậm".

Vọng tưởng không có gì là tội lỗi cả nếu ta giác tỉnh luôn luôn và không chấp vào nó, thì nó có khởi vọng tưởng, ta không theo vọng tưởng thì vọng tưởng không làm gì được chúng ta cả.

Giác Tỉnh là Trí
Mê Muội là Thức

Hễ mê liền chấp
Hễ giác liền xã

Cho nên chúng ta phải để ý vấn đề nầy hết sức quan trọng cho việc tu hành của mình.

Viết tới đây thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: TỘI LỖI VÀ ĐAU KHỔ DO ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Tất cả pháp vô ngã,
Với Tuệ, quán thấy vậy,
Ðau khổ được nhàm chán:
Chính con đường thanh tịnh.

Kinh Pháp Cú - 279


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

LÀM SAO HÓA GIẢI TỘI LỖI VÀ ĐAU KHỔ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nhà Phật có câu: "Biển khổ vô bờ, hồi đầu là ngạn". hoặc "Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật".

Vì sao thế? Bởi vì một niệm mê nầy chồng chất một niệm mê khác, khiến cho chúng ta càng đi càng xa, càng đi càng mù mịt và đau khổ. Đã nhúng sâu vào bùn lầy cần phải dừng lại, bởi vì càng đi càng lúng sâu thêm thôi!

Thật vậy, muốn giái trừ tội lỗi và đau khổ thì không ngoài hai chữ "Sám Hối", cải ác tùng thiện.

Sám là sám trừ những việc tội lỗi đã làm
Hối là hối cải từ nay không tái phạm

Tu Hành Phật Pháp đâu có ngoài hai chữ "Sám Hối" nầy. Tu là tu sửa, tu tập. Sửa đổi thân khẩu ý hoặc thân tâm từ ác thành thiện. Đấy là Tu. Đấy là Sám Hối!

Các vị! nếu đã biết mình làm sai cần phải hồi đầu, buông xuống, một niệm quay về Chánh Giác.

Phật dạy có hai hạng người đáng quý: Một là người không làm lỗi. Hai là người làm lỗi mà biết ăn năn sửa đổi.

Đã làm người, sống trong mê muội ắc sẽ không tránh khỏi những việc làm sai trái tội lỗi, khiến chúng ta phải đau khổ lo âu phiền muộn. Nhưng điều đáng quý là chúng ta biết lỗi mà sửa.

Vậy hãy nhìn lại quá khứ những tội lỗi mình đã làm, ăn năn quỳ trước bàn Phật tự mình bày tỏ lòng ân hận sám hối, nói ra cho Phật Bồ Tát nghe để đem nỏi đau khổ phiền não trong lòng sám trừ hết, nguyện từ nay sẽ không tái phạm.

Mỗi ngày mỗi sám hối, mỗi ngày phải nguyện sống một đời sống lương thiện, chánh trực, tốt đẹp không lo âu phiền não.

Xin trích lại bài sám hối:

"Tội tùng tâm khởi tương tâm sám
Tâm nhược diệt thời tội diệc vong
Tội vong tâm diệt lưỡng câu không
Thị tắc danh vi giai sám hối."


Dịch:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm nếu diệt thời tội cũng tiêu
Tội tiêu tâm diệt thảy đều không
Đó mới thật gọi là sám hối.


Do mê muội bất giác nhứt thời mà làm theo vọng tưởng, bị vọng tưởng sai sử tạo bao tội lỗi ác nghiệp sấu xa. Từ nay trở đi nguyện tu tập chánh niệm tỉnh giác, bớt bị vọng tưởng khiến ta phải tạo ác nghiệp.

Thà không theo danh lợi tiền tài sắc mà đau khổ, chỉ cần an bần giữ đạo, tri túc thường lạc để mong sống được một đời sống an bình vui vẻ thanh tịnh phơi phới giải thoát, cởi mọi ràng buộc của thân tâm bé nhỏ, của đời sống mộng huyễn.

Hãy nên nhớ, làm những việc gì lợi mình hại người đó là họa, đó là khổ đau. Ngược lại việc lợi mình lợi người là phúc, đó là an vui.

Hãy giữ năm giới của người tại gia.

Hãy thực hành tu tập những pháp môn mà mình đã chọn tinh cần. Như người niệm Phật thì phải chân thật niệm Phật, người tu thiền thì chân thật thiền định tuệ.

Nói chung không ngoài bài kệ Kinh Pháp Cú:

Đừng làm các điều ác
Vân làm các điều lành
Giữ Tâm ý trong sạch
Đó là lời dạy chư Phật


Cuộc đời thật chỉ có mấy mươi năm thôi. Hãy sống trọn một đời sống thật chân thật, chánh trực, từ bi mọi loài, khoan dung tha thức, bình an và vủi vẻ. Đừng sống trong gian dối, thù hận, hơn thua, lo sợ và đau khổ.

Nguyện tất cả các vị an vui giải thoát! caunguyen :)
Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: TỘI LỖI VÀ ĐAU KHỔ DO ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Cuộc đời này có tới năm hay không thì chẳng dám chắc. Có khi chỉ tính bằng ngày, giờ, phút, giây,.... :D

Ai mà đã sanh ra đời này mà chẳng có khuyết điểm, chỉ có khác nhau là có tu sửa hay không mà thôi. Có tu sửa thì mới có thể hoàn thiện, toàn mỹ, giải thoát.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

HIỂU, TIN VÀ SỐNG ĐÚNG VỚI NHÂN QUẢ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Dĩ nhiên đã trình bài cái bất giác vô minh và chấp trước khiến cho chúng ta làm bao việc sấu tội lỗi để phải chịu luân hồi sanh tử khổ đau.

Nhưng không phải ai ai lúc nào cũng chánh niệm tỉnh giác và không chấp trước mọi việc được.

Như vậy bài nầy muốn nói về hiểu, tin và sống đúng với nhân quả để ít ra bớt tạo tội lỗi và chịu quả báo khổ đau trong đời sống hằng ngày của mình.

Hai từ "Nhân Quả" hết sức quan trọng cho người Phật Tử bởi vì đó là nền tảng triết lý vững chắt của đạo Phật. Do vậy bắt buộc người Phật Tử phải hiểu và sống đúng với Luật Nhân Quả, còn nếu không thì thật chẳng phải là Phật Tử.

Nếu chúng ta không hiểu, không tin, và không sống đúng theo Nhân Quả thì theo đạo Phật để làm gì?

Dĩ nhiên dù không hiểu, không tin, nhưng mình làm gì thì cũng bị chi phối bởi nhân quả cả, người khác đạo không tin, họ cũng bị chi phối nhân quả thôi, vì đây là quy luật của vũ trụ nhân loại chúng sanh và vạn vật kia mà!

Nhưng Phật dạy về Nhân Quả, đạo lý nầy chúng ta Phật Tử phải học hiểu, tin sâu và làm sao sống cho đúng tốt.

Ở đây không có ý giải nghĩa Nhân Quả, xin xem các sách như Phật Học Phổ Thông của HT Thích Thiện Hoa.

Cũng xin trích đoạn ngắn của HT Thích Thiện Hoa viết:
4. Nhân quả nơi con người

Về phương diện thể chất: Thân tứ đại là do bẩm thụ huyết của cha mẹ, và do hoàn cảnh nuôi dưỡng. Vậy cha mẹ và hoàn cảnh là nhân, người con trưởng thành là quả, và cứ tiếp nối như thế mãi, nhân sanh quả, quả sanh nhân, không bao giờ dứt.

Về phương diện tinh thần: Những tư tưởng và hành vi trong quá khứ, tạo cho ta những tánh tình tốt hay xấu, một nếp sống trong hiện tại: tư tưởng và hành động quá khứ là nhân, tánh tình nếp sống tinh thần trong hiện tại là quả. Tánh tình và nếp sống này là nhân, để tạo ra những tư tưởng và hành động trong tương lai là quả.
Nếu mình muốn biết những tư tưởng và hành động của mình trong quá khứ như thế nào (tức là muốn biết những đời quá khứ của mình đã làm gì) thì hãy nhìn ngay vào tánh tình và nếp sống của mình trong hiện tại. Vì sao? Bởi vì những tánh tình và nếp sống cá tánh riêng biệt của mình hiện tại là kết quả của quá khứ.

Còn nếu muốn biết tương lai hoặc những đời sống kế tiếp mình sẽ ra sao thì làm sao? Đơn giản chỉ cần nhìn vào tánh tình và nếp sống hành động của mình ngay hiện tại trong đời nầy đây.

Cho nên Phật dạy: "Muốn biết nhân đời trước, thì xem cái quả hiện tại. Muốn biết quả tương lai thì xem cái nhân hiện tại."

Con người ai cũng muốn được an vui mà cứ đi tạo nghiệp sấu ác thì làm sao mà an vui cho được!

Do vậy người Phật Tử phải hiểu biết, tin tưởng, và sống đúng theo Luật Nhân Quả. Thí dụ mình đã hiểu và tin tưởng nhân quả rồi, bây giờ mình phải làm sao sống đúng với quy luật đó.

Thí dụ mình muốn được giàu sang ở đời sau, thì bây giờ mình phải tập lo tu bố thí tiền. Mình muốn được khỏe mạnh sống lâu thì không sát sanh mà còn phóng sanh. Mình muốn được thông minh trí tuệ thì mình phải bố thí pháp, mình muốn được vui vẻ thì hãy bố thí vô úy.

Nói chung mình muốn đời sau mình được tốt đẹp an vui thì hiện tại đây mình phải tạo những cái nhân thiện lành. Giữ Năm Giới, Tu Thập Thiện đó là những cái nhân lành để được quả báo tốt đẹp đời sau vậy.

Cho nên mình có thể chọn lựa cho mình đường hướng và kết quả như thế nào.

Dĩ nhiên không ai muốn quả báo sấu đến với mình thì đừng có tạo nhân sấu, bất thiện.

Thành ra quả khổ quả vui đều là do tại mình hết cả. Đừng đổ thừa trời phật, hay người nầy người kia làm cho mình khổ. Chính mình gieo tạo nhân gì thì bây giờ đủ nhân duyên, quả báo sẽ kết trái mà đến với mình.

Do vậy tôi nhớ Bài Học Ngàn Vàng của HT Thiện Hoa soạn dịch là câu nầy: "Phàm trước khi làm gì cũng phải suy xét đến hậu quả của nó."

Thí dụ ta muốn làm một điều gì đó. Phải suy xét xem việc ấy có hại gì cho mình cho người không? Nếu có hại cho người, cho mình thì chớ có làm. Không phải chỉ xét lấy hiện tại, mà phải nghĩ đến đời sau nữa.

Cho nên luôn luôn sống theo nhân quả, ác chớ làm, thiện gắng làm để bớt khổ đau và được an vui.

--------------
Việc thứ hai tôi muốn nói là Thệ Nguyện.

Có nhiều người ở diễn đàn nầy tôi thấy hay phát lời thệ nguyện bậy bạ lắm. Và người Việt tôi thấy ở Việt Nam khi nỏi giận hay thề thốt bậy bạ lắm. Thí dụ: "Tao có làm vậy thì cho tao bị v.v.... đi".

Chớ có nghĩ rằng thốt lời thề độc đó là không sao, không có gì! Hậu quả vô cùng tai hại, mà kết quả là tương lai sẽ bị đúng y như những gì mình đã thề thốt.

Trong các Kinh Phật dù Nikaya hay Đại Thừa đều có đề cập về những lời nguyện của chư Phật Bồ Tát, hoặc lời thề tốt của chúng sanh.

Chư Phật Bồ Tát phát thệ nguyện độ sanh thì quả tình kết quả là như vậy thành công. Như đức Phật A Di Đà phát 48 Đại Nguyện, ngài Địa Tạng trong Kinh Địa Tạng cũng tiền thân phát nhiều thệ nguyện và đều đúng như thế.

Còn chúng sanh mê muội phát lời thề độc nên bị quả báo đúng như lời mình thề thốt. Thật đau khổ vô cùng!

Cho nên chúng ta hiểu và tin nhân quả thì chúng ta phải sống sao cho đúng nhân quả, thân miệng ý đều dè dặt đừng nên tạo nghiệp sấu ác.

Chúng ta có phát nguyện gì, phải nên vì tâm Bồ Đề, vì Tâm đại bi thương sót chúng sanh mà phát nguyện như Phật Bồ Tát vậy. Bởi vì phát nguyện sẽ đúng như lời nguyện.

Như phát nguyện thế nầy:

Con xin nguyện Quy Y Phật Pháp Tăng, từ nay cho đến tận cùng đời vị lai quyết không theo thiên ma quỷ thần, giáo pháp tà giáo ngoại đạo, thầy tà bạn ác.

Thì nhất định mình sẽ đời đời được quy y Phật Pháp Tăng, xa lìa tà giáo ngoại đạo, xa lìa thầy tà bạn ác.

Tôi hằng ngày thường phát nguyện:
Con xin nguyện oan gia đều giải kết, con xin nguyện làm Bồ Đề Quyến Thuộc với nhau trên con đường đồng thành Phật đạo, Con xin nguyện sớm vãng sanh Cực Lạc, con xin nguyện sớm thành Phật độ chúng sanh, con xin nguyện không nhập Niết Bàn khi còn một chúng sanh vô minh đau khổ.

Tôi tin chắc chắn tôi sẽ được như thế.

Trong Kinh Địa Tạng, tiền thân của một vị Phật là một ông vua nước lớn, phát nguyện sớm thành Phật độ chúng sanh, nên ngài được như nguyện.

Còn ngài Địa Tạng là một ông vua nước kế bên cũng phát nguyện, nhưng nguyện độ chúng sanh hết rồi mới thành Phật, nên nay còn làm Bồ Tát Đẳng Giác.

Cho nên chúng ta nếu có phát nguyện thì nên nguyện đời đời thường gặp Phật Pháp Tăng mà tu hành nương tựa, và nguyện những điều như cứu độ chúng sanh.

Chứ đừng có thốt lời thề bậy bạ như người thế gian.

Có người nam nữ yêu nhau thốt ra lời thề độc như là "đời đời thường kết làm vợ chồng hay đại khái là đời đời bên nhau". Đó là si mê mang lại đau khổ vô cùng trong nhiều đời, khó thoát luân hồi sanh tử!

Phải tin nhân quả!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: TỘI LỖI VÀ ĐAU KHỔ DO ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Đúng! Chúng ta không thể chối bỏ nó, sờ sờ ngay trước mắt kia mà!

Có lần tôi nói luật nhân quả cho thằng bạn, nó theo đạo Thiên Chúa, nó nói:"Mày đạo Phật, còn tao đạo Thiên Chúa, tao có phải đạo Phật đâu!". Có rất nhiều người ngoại đạo hay vô tín ngưỡng quan niệm như thế lắm. Thật tội cho họ!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
langtu
Bài viết: 266
Ngày: 20/02/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: TỘI LỖI VÀ ĐAU KHỔ DO ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi langtu »

:)) Thánh_Tri khéo diễn hài ghê :

1) Lúc đầu thì khẳng định rằng chính mình gây ra tội :

_ " Tội lỗi và đau khổ do đâu?

Không phải do người khác, không phải do ông thần thánh ma quỷ nào khiến ta đau khổ cả, mà là do chính chúng ta tất cả."

2_ Kế tiếp thì phủ nhận chính mình gây ra tội :

_ "Thành ra thân nầy không có gì là tội lỗi cả, nó làm việc ác cũng chẳng qua có người sai sử nó tức là tâm vậy."

_ "Vậy là Tâm là tội lỗi và đau khổ ư?

Tâm ở đây tức là cái vọng tâm của mình hằng ngày suy nghĩ lăng xăng..."
Vọng tưởng không có gì là tội lỗi cả ...

(vì con người gồm có thân và tâm, mà cả 2 đều không có tội thì con người cũng không có tội)

3_ Đùng một cái Thánh_Tri quy tội cho con người, khuyên nhủ mọi người hãy ăn năn sám hối :D


À, cái câu "Biển khổ vô bờ, hồi đầu là ngạn" hay được mọi người hiểu sai theo kiểu răn dạy về đạo đức là "hãy quay đầu lại mà ăn năn hối cãi, hãy quay về mà đi theo con đường chính nghĩa..." :))


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: TỘI LỖI VÀ ĐAU KHỔ DO ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ừ đọc lời ông trình bài về ý nghĩ của tôi cũng mắt cười :)) Ngược ngạo quá phải không!

Tôi hiểu sao viết vậy, đầu óc không có hệ thống chặt chẽ. Khó diễn tả cái hiểu của mình cho người khác nghe nên khiến hiểu lầm như thế. Nếu ông muốn nhờ ông viết một bài cho có hệ thống giúp tôi cho mọi người hiểu đi.

Nói chung tội lỗi cũng do ta, không tội lỗi cũng do ta.

Ta là gì? là ai? thì cái đó tự mỗi người phải khám phá ra.

Thân nầy ư? Ngã ngoài
Tâm nầy ư? Ngã trong

Nói chung có cái ngã (thức thứ bảy) là ông chủ mê muội chấp trước cần phải phá trừ mới giác ngộ được.

Khi giác ngộ rồi thì Lục Trần có cái gì là tội lỗi đâu! cho đến Lục Căn, Lục Thức cũng có gì mà tội lỗi.

Mê thì 18 giới đều ô nhiễm
Giác thì 18 giới đều trong sạch.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
TRUNG ĐẠO NGHĨA
Bài viết: 22
Ngày: 17/03/10 11:42
Giới tính: Nam

Re: TỘI LỖI VÀ ĐAU KHỔ DO ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA »

Nói đến khổ, ai cũng sợ khổ, thích sung sướng, nhưng khổ là cái thực tướng trong đời sống, trong nội tâm con người có ba thứ khổ là tham; sân; si, ví như ba liều thuốc đọc gọi là tam đọc, vể phần thể xác thì có cái khổ của vô thường sanh lão bệnh tử , ngoài ra còn có ưu; bi; khổ; não; vô minh, cho đến : ái biệt ly; oán tăng hội; cầu bất đắc; ngũ ấm xi thịnh v.v… tất cả thứ khổ sở này gọi là “ Khổ Khổ ”. Đời người thật là khổ hết chổ nói !

Phiền não là nguồn góc của khổ, tuy nói đời người là nửa lạc nửa khổ, đôi lúc cũng có những giây phút sung sướng, như vui mừng khi đỗ đạt trong thi cử; hớn hở khi sự nghiệp thành công; hạnh phúc khi vợ hiền con hiếu; khoái trí khi tiền vô như nước; hân hoan khi qua được cơn bệnh hiểm nghèo; phấn khởi khi sinh con đẽ cái; sảng khoái khi biết cơn khổ đả qua; khổ cực cam lai; bi cực thái lai… nhưng mọi thứ sung sướng của thế tục đó , bất luận là cảm giác trên tinh thần hay thể xác, đều không cứu cánh, không lâu dài được, không phải là niềm sung sướng chân chính, vì sau cảm quan sung sướng ngắn ngủi đó, nỗi buồn khổ rười rượi lại trở về, hay có lúc lại quá ham mê vui chơi, quên mình trong khoái lạc, không biết tiến lên, thường thường lại biến thành lạc cực sanh bi, đó gọi là “ Hoại Khổ ”.

Có lẽ có người nói rằng, tôi không mong cầu tiếng tăm khen ngợi gì hết, tôi thỏa mãn làm con người tằm thường, không tham quyền thế danh lợi, không ái mộ cao quan hậu lộc, tôi cam tâm với nếp sống đạm bạc, không bị chi phối bởi vật chất nhiều hay ít; không bị tác động bởi nhân sự tốt hay xấu, cho nên tôi có một cuộc sống vô ưu vô hỉ. Tuy nhiên, một người dù có tu dưỡng đức tính cao cả như vậy, nhưng dòng đời cuồng cuộng, tất cả hữu vi pháp thế gian tuông chảy không ngừng, sát na sinh diệt, không bao giờ yên ổn, cho nên, dù muốn dù không, thân tâm vẩn bị “Thế Sự Vô Thường” bức bách mà bồn chồn nôn nao, vẩn có nỗi khổ gọi là “ Hành Khổ ”.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: TỘI LỖI VÀ ĐAU KHỔ DO ĐÂU?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Khổ hay không đều nơi tâm niệm của chính mình.

Khi mà còn chấp nơi thân - tâm, hệ lụy vào chúng , mà như theo chúng thì phải sanh trụ hoại diệt.... nên có cái hiện tượng khổ, hiện tượng vui. Chớ thật chẳng có cái gì gọi là khổ hay vui.

Tất cả đều do nơi quan niệm nơi thâm tâm ta. Hãy thử chiêm nghiệm xem.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách