Kính Tu Sỉ Mộng Giác

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Kính Tu Sỉ Mộng Giác

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kính mừng thày Mộng Giác trở lại. tangbong tangbong tangbong

Kính thày, sự việc không phải bắt đầu từ việc tranh chấp giữa 2 tông phái.
Sự việc bắt đầu từ khi "vandao" trở lại với nick @vandao@ và bắt đầu đả kích Tịnh độ. Cùng với việc một số thành viên khiếu nại việc gọi tên các tông phái.
Vì vậy ĐHV phải khóa nick @vandao@, và các thành viên nam tông phản đối.
Sau đó vandao lấy nick khác "vắn_Đẹo" để vào diễn đàn tiếp. Các ĐHV không khóa Nick nữa để làm vừa lòng các thành viên bảo vệ "vắn_Đạo".

Sự việc chỉ đến đó.
Kính báo để thày rõ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Kính Tu Sỉ Mộng Giác

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Thiên chúa giáo, tin lành đang rất bài bản từng bước, từng bước dụ dỗ Phật tử tín đồ của mình, bằng đủ mọi phương tiện, tiền bạc, y tế, cơm gạo y phục... nơi nào họ đến nơi ấy biến thành cơ sở của họ
mình cũng từng bị mấy người tin Lành đến dụ dỗ . Nhưng mình không để lộ mình rất yêu thích Phật Pháp . Mình dùng khoa học để cho 2 thứ đó " đấm đá " nhau . Phật Pháp không bao giờ được đưa vào tham gia những chuyện nhảm nhí đó . Cho mấy dòng tư tưởng kia oánh nhau :D Sau này cứ lôi khoa học ra làm bia đỡ đạn khi bị mấy thứ tư tưởng khác lăm le , rình rập , cũng là cách hay . Để Phật Pháp được yên , vừa không rơi vào tình trạng rối loạn , vừa không phạm tội nặng nề .
Cái thời này thật khốn khổ làm sao
Chỉ cầu mong âm thầm tu tập được và âm thầm đưa những người thích hợp đến với Phật Pháp là thấy vui lắm rồi .


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Kính Tu Sỉ Mộng Giác

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
khach_lang_du đã viết: mình cũng từng bị mấy người tin Lành đến dụ dỗ . Nhưng mình không để lộ mình rất yêu thích Phật Pháp . Mình dùng khoa học để cho 2 thứ đó " đấm đá " nhau . Phật Pháp không bao giờ được đưa vào tham gia những chuyện nhảm nhí đó . Cho mấy dòng tư tưởng kia oánh nhau :D Sau này cứ lôi khoa học ra làm bia đỡ đạn khi bị mấy thứ tư tưởng khác lăm le , rình rập , cũng là cách hay . Để Phật Pháp được yên , vừa không rơi vào tình trạng rối loạn , vừa không phạm tội nặng nề .
Cái thời này thật khốn khổ làm sao
Chỉ cầu mong âm thầm tu tập được và âm thầm đưa những người thích hợp đến với Phật Pháp là thấy vui lắm rồi .
Này Hiền hữu!

Dụng tâm như vậy không phù hợp với người hành trì theo Pháp Phật. Thấy người còn u mê và nhiều tà kiến thì nên khuyến giáo nếu như là hữu duyên, còn nếu không thì nên giữ tâm 'xả' chứ sao lại có 'tác ý' dùng Khoa học làm phương tiện cho những dòng tư tưởng đó oánh nhau. Làm người loạn tâm há có thể mong mình định tâm được sao? Kính mong Hiền hữu khéo như lý tác ý khi ứng đối các duyên, Thiện tâm đi trước thời Thiện pháp mới theo sau.

Kính chúc nhiều an lạc và tính tấn !

:)


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Kính Tu Sỉ Mộng Giác

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Kính thưa các thiện tri thức đồng đạo đồng tu,

Giải quyết những việc như thế này chẳng phải pháp Phật, chẳng phải tri kiến Phật.

Cho nên tri kiến chúng sanh, cứ dùng pháp thế gian mà ứng xử sao cho hợp tình - hợp lý, mà ứng xử cho tới chỗ hợp tình hợp lý tức Trung đạo thì tức pháp Phật rồi!!!

Hiện nay thấy xử lý vụ việc tình cũng không mà lý cũng chẳng có! VÌ NĂNG LỰC THẾ GIAN CŨNG YẾU (Administration) MÀ NĂNG LỰC DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHẬT PHÁP CHUYỂN HÓA ĐỐI TƯỢNG THÌ CÀNG KHÔNG CÓ. Sự tình là như thế.

KÍNH


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Kính Tu Sỉ Mộng Giác

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Đa số chúng ta đến với Phật pháp bằng niềm tin, ít khi đến bằng sự nghiên cứu và suy luận hợp lý. Do vậy cũng nên có sự tác động bên ngoài khiến ta phải tìm hiểu tận nguồn cơn để có được chánh kiến.

Phật giáo VN ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa; Phật giáo Trung Hoa chịu sự ảnh hưởng của đại chúng bộ. Nay tiếp xúc với thượng tọa bộ chắc chắn phải có sự xung khắc, sự xung khắc này không phải nay mới có mà đã xuất hiện khoảng 100 năm sau khi Phật Bát-niết-bàn. Khiến Phật giáo lúc bấy giờ chia 2 phái, sau đó phân ra ít nhất thêm 20 nhánh nữa, chưa kể Trung Hoa và Nhật bản nếu tính cả chắc không dưới 30 tông phái.

Kinh điển của thượng tọa bộ mặc dù được bảo tồn đầy đủ trong Đại Chánh nhưng bị gọi là tiểu thừa thành ra rất ít người có đủ hùng tâm nghiên cứu. Thời cận đại, Đài Loan có đại sư Ấn Thuận, nghiên cứu và hoằng truyền 4 bộ A Hàm, nhưng vẫn rất ít người tiếp cận. Trong khi đó nếu ngài nói tịnh độ có lẽ "nhất hô vạn ứng".


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Kính Tu Sỉ Mộng Giác

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Chúng ta từ bỏ nhiều thứ theo Phật nhưng vì tập quán, danh lợi, ám ảnh 2 chữ "tiểu thừa", nên không dám nghiên cứu tạng Nikaya và bốn bộ A Hàm khiến cốt tủy và nền tảng giáo lý bị lãng quên. (Mình nhớ hồi nhỏ, huynh đệ trong chùa ai bị gọi là "tiểu thừa" có nghĩa là sự khinh khi vì lòng ích kỷ và nhỏ hẹp. Ta đã có khái niệm và tập quán sai lầm khinh chê 2 chữ tiểu thừa khi còn "trong trứng") Mình không đề cập đến Bắc tạng vì các bạn ít nhiều đã xem qua.

Mình cũng là người từ ngõ tịnh độ vào Phật pháp, lúc ban đầu cũng như một số bạn bây giờ, thích chuyên tu chỉ lễ và niệm mỗi Phật A Di Đà, đọc kinh A Di Đà và tịnh độ. Tự cho thế là đủ. Không đọc kinh gì khác, đến khi bế tắt trên đừng tu, gặp nhiều nghi vấn không giải tỏa nổi, tự tìm hiểu mới phát hiện ra nhiều điều thú vị, nhưng đáng tiếc lãng phí nhiều thời gian mới hiểu vấn đề. Nay thời đại công nghệ không cần đi đâu, chỉ ngồi một chổ cũng có thể học hỏi. Chỉ ngặt nổi, lòng cố chấp quá mạnh không dám cởi mở lòng mình để học hỏi thêm. Cọ xát và phản biện nó có cái hay giúp chúng ta trưởng thành.

Cuối cùng, ta chỉ thích nghe những điều người ta nói hợp ý mình, ai nói gì không hợp ý thì ta chẳng thích nghe dù đúng hay sai. Tự tạo nên một võ bọc để tự vệ mình (cái ngã của mình). Mặc dù điều ta bảo vệ chưa chắc đã đúng. Điều ta sống chết bảo vệ hôm nay có thể 10 năm sau ta mới hiểu ra rằng ... sai lầm.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Kính Tu Sỉ Mộng Giác

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Monggiac đã viết:Chúng ta từ bỏ nhiều thứ theo Phật nhưng vì tập quán, danh lợi, ám ảnh 2 chữ "tiểu thừa", nên không dám nghiên cứu tạng Nikaya và bốn bộ A Hàm khiến cốt tủy và nền tảng giáo lý bị lãng quên. (Mình nhớ hồi nhỏ, huynh đệ trong chùa ai bị gọi là "tiểu thừa" có nghĩa là sự khinh khi vì lòng ích kỷ và nhỏ hẹp. Ta đã có khái niệm và tập quán sai lầm khinh chê 2 chữ tiểu thừa khi còn "trong trứng") Mình không đề cập đến Bắc tạng vì các bạn ít nhiều đã xem qua.

Mình cũng là người từ ngõ tịnh độ vào Phật pháp, lúc ban đầu cũng như một số bạn bây giờ, thích chuyên tu chỉ lễ và niệm mỗi Phật A Di Đà, đọc kinh A Di Đà và tịnh độ. Tự cho thế là đủ. Không đọc kinh gì khác, đến khi bế tắt trên đừng tu, gặp nhiều nghi vấn không giải tỏa nổi, tự tìm hiểu mới phát hiện ra nhiều điều thú vị, nhưng đáng tiếc lãng phí nhiều thời gian mới hiểu vấn đề. Nay thời đại công nghệ không cần đi đâu, chỉ ngồi một chổ cũng có thể học hỏi. Chỉ ngặt nổi, lòng cố chấp quá mạnh không dám cởi mở lòng mình để học hỏi thêm. Cọ xát và phản biện nó có cái hay giúp chúng ta trưởng thành.

Cuối cùng, ta chỉ thích nghe những điều người ta nói hợp ý mình, ai nói gì không hợp ý thì ta chẳng thích nghe dù đúng hay sai. Tự tạo nên một võ bọc để tự vệ mình (cái ngã của mình). Mặc dù điều ta bảo vệ chưa chắc đã đúng. Điều ta sống chết bảo vệ hôm nay có thể 10 năm sau ta mới hiểu ra rằng ... sai lầm.
tangbong
kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Kính Tu Sỉ Mộng Giác

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Monggiac đã viết:Chúng ta từ bỏ nhiều thứ theo Phật nhưng vì tập quán, danh lợi, ám ảnh 2 chữ "tiểu thừa", nên không dám nghiên cứu tạng Nikaya và bốn bộ A Hàm khiến cốt tủy và nền tảng giáo lý bị lãng quên. (Mình nhớ hồi nhỏ, huynh đệ trong chùa ai bị gọi là "tiểu thừa" có nghĩa là sự khinh khi vì lòng ích kỷ và nhỏ hẹp. Ta đã có khái niệm và tập quán sai lầm khinh chê 2 chữ tiểu thừa khi còn "trong trứng") Mình không đề cập đến Bắc tạng vì các bạn ít nhiều đã xem qua.

Mình cũng là người từ ngõ tịnh độ vào Phật pháp, lúc ban đầu cũng như một số bạn bây giờ, thích chuyên tu chỉ lễ và niệm mỗi Phật A Di Đà, đọc kinh A Di Đà và tịnh độ. Tự cho thế là đủ. Không đọc kinh gì khác, đến khi bế tắt trên đừng tu, gặp nhiều nghi vấn không giải tỏa nổi, tự tìm hiểu mới phát hiện ra nhiều điều thú vị, nhưng đáng tiếc lãng phí nhiều thời gian mới hiểu vấn đề. Nay thời đại công nghệ không cần đi đâu, chỉ ngồi một chổ cũng có thể học hỏi. Chỉ ngặt nổi, lòng cố chấp quá mạnh không dám cởi mở lòng mình để học hỏi thêm. Cọ xát và phản biện nó có cái hay giúp chúng ta trưởng thành.

Cuối cùng, ta chỉ thích nghe những điều người ta nói hợp ý mình, ai nói gì không hợp ý thì ta chẳng thích nghe dù đúng hay sai. Tự tạo nên một võ bọc để tự vệ mình (cái ngã của mình). Mặc dù điều ta bảo vệ chưa chắc đã đúng. Điều ta sống chết bảo vệ hôm nay có thể 10 năm sau ta mới hiểu ra rằng ... sai lầm.
Đãnh lễ Quí Thầy và Quí thành viên trong Diễn đàn Đại Tạng kinh.

Hoằng pháp hay hộ pháp không phải là một việc làm đơn giản! Nếu ai không đủ sự kiên nhẩn vì một lòng với Phật pháp thì việc hoằng pháp hay hộ pháp cũng trở về số O. Khi 5 năm, 10 năm hiểu được sự sai lầm thì đã quá muộn. Nhưng vẩn còn hưởng phước lậu nhơn thiên, còn hơn là người trầm không trệ tịch.

Hoằng pháp hay hộ pháp trên hình thức danh xưng thì còn là một vấn nạn, từ bấy lâu trên Diễn đàn thế giới và ngôn ngữ Việt nói chung. Có những việc mà chúng ta thấy thật là nhỏ, nhưng nó lại rất lớn đối với sự hoằng Pháp độ sinh.

Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam rất phong phú, nhất là phổ thông ngày nay thì sự văn minh cải tiến đã đến tột bực. Trong vấn đề văn trí.

Thế mà ở một Diễn Đàn nho nhỏ các danh tự Tiểu thừa, Đại thừa mà không thể thống nhứt chung được sao! - Thôi tôi thì việc sao chép kinh sách Thầy tổ, hay bàn thảo với các bạn đồng đạo Nam Bắc về các danh xưng là một việc thật đơn giản.

Nếu bạn biết nghĩ tới Nhân và Quả " Bánh ích cho đi, thì bánh qui lại ". Nếu bạn nghĩ " vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi" thì việc sao chép kinh sách của bạn không có phải bận lòng cho các Độc giả.

Nếu chúng ta, ai ai cũng có một chút tâm tư lắng nghe về hai cầu thành ngữ trên, thì có lẽ ngày nay trên Diễn Đàn Đại Tạng Kinh sẽ không còn vấn nạn danh xưng Tiểu thừa hay Đại Thừa.
Vậy tôi phải làm cách nào! - Thưa, chỉ cần tự giác và tế nhị một chút.

Tiểu thừa: Bạn có thể đổi và viết là Pháp nguyên thủy, người hữu học, còn tông phái thì Nam Tông. Phật giáo nguyên thủy. Thiền Như Lai.v.v.

Đại thừa: Danh xưng đại danh từ của phái Đại Chúng Bộ đã có từ thời sau khi Đức Phật nhập diệt, khoản 100 năm. Kinh điển Hán tạng có mấy ngàn, Tông phái Bắc Tông đã thịnh hành trên ngàn năm... Đâu có thể thay đổi được.
Cho nên chúng ta chỉ cần khéo viết, khéo sao chép và khéo nói trên cộng đồng forum một chút xíu ? - Nếu ai ai cũng biết vậy, thì thật là đơn giản, Chúng ta chỉ cần chia ra làm hai loại.

1. Thế nào là không được nói danh xưng Đại Thừa ?
2. Thế nào là được nói danh xưng Đại thừa ?

II.
1. Thế nào là không được nói danh xưng Đại Thừa ?

A. Khi tham gia bàn thảo về pháp môn, kinh tạng với Phật tử Bắc Tông.
B. Khi tham gia cùng bạn đạo khác tông thì càng không được phép, dù là tán thán.
C. Sao chép kinh sách có những đoạn so sánh tông Phái thì hoàn toàn không nên dùng danh tự Tiểu thừa ghép vào.
D. Copy bài của Quí Thầy cũng nên dè vặt. Khi có những trường hợp xẩy ra sự so sánh trong các danh tự. Nhị thừa, nhị biên, Chê bai các Pháp môn Thanh văn, A La Hán.v.v. Vì Phật giáo là nền tảng của sự bình đẳng giáo môn, lấy từ bi và trí tuệ làm đầu. Thì cớ gì có chút văn phong cổ đại, văn phong của thời phong kiến. Không sửa được sao?

2. Thế nào là được nói danh xưng Đại Thừa ?

A. Kinh Hán tạng, các Thầy Tổ, Tông phái Bắc Tông.
B. Trên Báo chí cộng đồng, văn hóa Phật giáo.
C. Pháp môn.
Thì Danh xưng Đại Thừa không thể sửa được. Vì sẽ làm sai đi câu văn, nội dung.

Tóm lại, muốn có sự thống nhất thì phải thành lập một điều lệ tương xứng dù là một đạo tràng, hay blog, forum nhỏ.

Muốn luôn luôn sử dụng câu thành ngữ "Bánh ích đi, bánh qui lại" thì người có quyền, người đại diện, hay người có sự trách nhiệm trong hội đoàn, đạo tràng, forum phải có thanh quy, giới luật rõ ràng. Cho mình làm gương trước.

Thành ngữ "Vui lòng khách đến, vừa lòng khác đi" thì người trong đạo tràng, forum tối thiểu phải có trình độ về mặt văn hóa phổ thông ứng xử, nói đúng hơn là ái ngữ nhiếp. Và đặt trình độ văn trí trên sự bình đẳng, từ bi và trí tuệ hàng đầu.

Như vậy, về mặt phổ thông ai ai cũng thấy sự an lạc vui vẽ trong phút giây thoải mái tham gia diễn đàn.
Về Phương tiện văn hóa Phật giáo thì mới có cơ ngơ phát triển. Đó mới thật sự là hoằng pháp hay hộ trì pháp.


Hình đại diện của người dùng
HoangTuMongMo
Bài viết: 122
Ngày: 31/05/12 11:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vô minh nghiệp thức

Re: Kính Tu Sỉ Mộng Giác

Bài viết chưa xem gửi bởi HoangTuMongMo »

Kính Bác ĐH Mymamut, kính quý Thầy, quý Cô, quý chú bác ĐH, quý bạn lành,

Bản thân cháu cũng là một PT tu tập theo NT. Xin chia sẻ với Bác:

Vạn Pháp Đều Vô Ngã


Chẳng do pháp đúng pháp sai
Chẳng do Phật, Tổ nói ngay nói bừa
Bởi tâm chấp ngã thích ưa
Bất tương ngã kiến, chẳng vừa lòng Ta.

Thôi thì hãy tạm rời xa,
Tĩnh tâm tấn hóa, chánh tà xả ly.
Định Như Ý Túc đến kỳ
Nhập Tứ Thánh Định, hành trì miên man.

Một mai trở lại đạo tràng
Bình yên chánh niệm, nhẹ nhàng thảnh thơi.
Hướng theo Phật, Tổ mỉm cười,
Tâm vô ngã kiến, đạo đời như không.


kinhle kinhle kinhle

Kính chúc Bác luôn tấn hóa, sớm trọn thành đạo quả.

Thân kính.
Sửa lần cuối bởi HoangTuMongMo vào ngày 25/07/12 08:25 với 3 lần sửa.


Mắt thấy, thân chạm, thức tri,...
Tham, sân, si, sắc danh gì... khởi sanh.
Giữ tâm chánh niệm an lành,
Bình yên tĩnh lặng, không hành nghiệp căn.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Kính Tu Sỉ Mộng Giác

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Monggiac đã viết:Nhân đây mình cũng xin được chia sẻ tâm tình của mình đến với mọi người.

Gởi chung các bạn quan tâm đến diễn đàn Phật pháp,

Trước hết xin lỗi mọi người vì trong thời gian qua mình đã vắng mặt quá lâu.

Mục đích và hướng đi của diễn đàn ghi rất rõ:
"Diễn đàn Phật Pháp ... không phân biệt tông phái và làm nơi học hỏi, giao lưu cho những người con Phật.

"Tôn chỉ là đại chúng hòa hợp, sinh hoạt trên tinh thần lục hòa, trung lập, bất vụ lợi, không phân biệt tông phái, vùng miền, với trái tim và tuệ giác của những người con Phật."


Đó là tâm nguyện và hoài bão của những người lập ra diễn đàn. Diễn đàn ban đầu được thành lập bởi những người xuất gia, nhưng sau đó điều hành là những người Phật tử. Dù là XG hay TG cũng không tránh được sự chủ quan và thiên kiến. Nhưng đó là cá nhân không phải là chủ trương chung của diễn đàn.

Cho nên lúc thành lập diễn đàn điều mình mong nhất là không phân biệt tông phái, biết khó nhưng vẫn làm. Bởi vì mình nghĩ tuy không thể thay đổi quan điểm của tất cả mọi người nhưng cũng mong "mài sắc nên kim". Thành hay bại không quan trọng, quan trọng là có sự nổ lực xóa bỏ phân biệt.

Việc hoằng dương chánh pháp đâu phải là việc riêng ai, ai là người con Phật đều phải có trách nhiệm. Các bạn theo Nam tông phải gánh trách nhiệm truyền bá niềm tin của mình! Phải xem hoằng dương Phật pháp là trách nhiệm của mỗi người con Phật, không thể làm việc theo ngẫu hứng thích thì làm không thì nghỉ. Dù Nam hay Bắc các bạn phải cởi mở hơn.

Phương tiện có nhiều cách, sao nhất định phải dùng vũ lực và dùng lời thô ác ? Tứ nhiếp pháp có đồng sự nhiếp và ái ngữ nhiếp sao không khéo sử dụng để đến cơ nổi như hôm nay ? Trước khi trách người điều đầu tiên là ta phải nội quán. Cuộc sống là nhân duyên trùng trùng, cái này sanh cái kia sanh. Chắc không ai phủ nhận hiểu biết của Vấn Đạo, Bùi Hải... về giáo lý Nam tông nhưng cách ứng xử và truyền bá thì quả là hơi thiếu phương tiện. Gặp sự đề khán mãnh liệt của các vị theo bắc tông kết quả bao nhiêu hoài bão chưa kịp hoằng dương đã gặp đối khán. Thế thì phương tiện ở đâu ?
Kính thưa Thầy Mộng Giác. tangbong tangbong tangbong

Con luôn tâm niệm tri ân quý Thầy, chư vị đhv, Admin, các mod đã và đang dành nhiều thời giờ quý báu dành cho diễn đàn. tangbong tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle

Con xin được góp một ít ý kiến,
Các bạn theo Nam tông phải gánh trách nhiệm truyền bá niềm tin của mình! Phải xem hoằng dương Phật pháp là trách nhiệm của mỗi người con Phật, không thể làm việc theo ngẫu hứng thích thì làm không thì nghỉ.
Kính thưa Thầy,
Không phải là không gánh trách nhiệm mà là có nhiều người tự cho mình tu theo Đại Thừa, theo lời dạy của
chư Tổ tu thành Phật và mau thành Phật, còn tu Tiểu Thừa tức là tu theo lời Đức Phật chỉ thành A La Hán
chưa thành Phật còn kém lắm.
1_ thứ nhất phạm phải giới chia rẽ tăng chúng.
2_ chê bai và vong ân ÂN Đức Phật, và chư Thánh Tăng ích kỹ, nhỏ mọn ( chỉ thành A La Hán), còn Chư Tổ thì rộng lượng ( Thành Phật ), tức là đang ngầm cho biết là chư Tổ đã Sửa đổi kinh văn, đây là trọng tội ngỗ nhịch
sửa đổi kinh văn.
3_ Chư vị này chuyên giảng Pháp cao siêu của Chư Tổ, nếu có người không đồng ý liền đưa bằng chứng Chư Tổ
đã dạy trong kinh và cho người kia là miệt khinh lời Tổ dạy, chư vị này không tự thực tu kinh nghiệm, mà dám đem ra diễn đạt những gì mình chưa thực nghiệm hay chưa biết đến, tức là đang phạm phải trọng giới nói pháp của bậc cao nhân.

Cũng chính vì vậy nên chư đạo hữu thực tu theo lời Đức Phật dạy không dám đàm luận pháp nhiều để tránh phạm phải giới luật lục hòa làm mất lòng chư Admin, chư đhv, chư đạo hữu khác, còn những ai không sợ nhân, không màn chê bai cứ cứng đầu tranh luận, chính con cũng phải phát khinh sợ không dám đọc bài,
Con thật lòng bày tỏ, nhưng không biết phải làm sao, viết ra thì không nên sẽ làm nhiều người mặt cảm buồn phiền, không viết ra thì lại thiếu chân thật trong lòng thật khó xử, nay nhân cơ hội đọc được lời chia xẻ của Thầy,
con đành phải viết ra, nếu có lời nào không phải làm mất lòng Thầy, Admin, chư đhv, chư đạo hữu,
con xin thành tâm sám hối. kinhle kinhle kinhle

Kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
HoangTuMongMo
Bài viết: 122
Ngày: 31/05/12 11:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vô minh nghiệp thức

Re: Kính Tu Sỉ Mộng Giác

Bài viết chưa xem gửi bởi HoangTuMongMo »

Cháu xin phép kể thêm một câu chuyện bổ xung cho bài thơ ngắn ngủi trên kia.

Một hôm, trạng Quỳnh và các quan viên được vua mời lên để chiêm ngưỡng một số những cống vật của sứ Tàu dâng tặng nhà vua ta.

Trong số các cống vật, có quả đào rất to, được sứ Tàu nói đây là một quả đào trường thọ, đầy linh khí trời đất được hái tận trên đỉnh Tuyết Sơn, trăm năm chỉ ra vài quả, có thể giúp sống lâu trường thọ.

Trong lúc vua và các quan viên đang chiêm ngưỡng thán phục, đột nhiên trạng Quỳnh chạy tưng tưng lên chụp trái đạo trường thọ cắn lấy cắn để, phút chốc chỉ còn lại nửa trái đào với những vết răng loang lổ. Mọi người ai cũng sững sờ chết điếng, hoảng hốt không ai dám ho he một tiếng nào. Dĩ nhiên là nhà vua ta giận tím cả mặt, quát tả hữu trói trạng Quỳnh đem ra chém xử tội khi quân, ăn hớt đào trường thọ của vua.

Thay vì khóc lóc, sợ sệt van xin, trạng Quỳnh lại tỉnh khô cười hihi, và bảo vua đã xử tội lầm người, chém lầm trung thần. Người mà vua nên chém đó là sứ thần của Tàu, là người đã đem các cống vật tầm bậy tầm bạ hiến lên vua. Tuy đang giận dữ nhưng vua cũng muốn xem trạng Quỳnh khua môi múa lưỡi chém gió thế nào, đã cả gan ăn giựt cống phẩm của vua, còn ngang nhiên hò hét giữa đám bá quan văn võ là vua bị che mắt, xử lầm trung thần.

Khi được vua hỏi nguyên do, trạng Quỳnh bèn bảo rằng:
- Bạch Bệ Hạ, theo hạ thần trái đào dâng cho Ngài chẳng phải là trái đào trường thọ gì cả! Thậm chí đào này là đào độc chứ chẳng phải chơi.

Vua ngạc nhiên, nén cơn giận hỏi lại:
- Đào độc? Thế mà sau khi đớp lia đớp lịa đến giờ sao khanh vẫn còn ngo ngoe sống nhăn răng, ăn nói lung tung nhi nhô nhí nhố bên dưới thế kia?

Trạng Quỳnh nghe đến đây, liền quỳ xuống òa khóc huhu giải bày:
- Nếu là đào trường thọ thật, ăn vào tất phải sống lâu trường thọ thì tại sao thần mới đớp vào mấy miếng lại… bị chết yểu thế. Nếu thần không lấy thân mình giúp vua ăn thử đào, biết đâu sau khi ăn xong cả trái đào này, Bệ Hạ cũng bị uổng tử yểu mạng như thần thì sao. Đào thế này thì phải gọi là đào đoản thọ, sứ thần kia quả là khi quân hí ngôn, không nên gạt gẫm nói là đào trường thọ trường tồn trường cửu gì cả. Người đáng bị xử tội khi quân hí ngôn là sứ thần. Còn người chịu thiệt lấy thân thử cái thứ đào đoản thọ này, nên là trung thần chứ sao lại bị khép tội khi quân. Nếu nói trường thọ, mới ăn vào mấy miếng thì nay sao lại trở thành đoản thọ thế này.

Tuy còn đang giận dữ, nhưng trước mặt sứ thần Tàu cũng đang bái phục sát đất biện tài đối đáp của trạng Quỳnh, nhà vua bèn truyền thả trạng Quỳnh ra và tha chết cho ông ta, đồng để giữ thể diện cho triều đình trước mặt ngoại nhân.


Khi đọc câu chuyện trên bản thân cháu thấy, “Ngôn xuất bất năng hành, bất thành diệu pháp.” Nếu pháp hành mà bản thân cháu đang cố gắng tu tập, hoặc xiển dương, không làm thay đổi sự trực nhận về vô thường, khổ, vô ngã trong thân, thọ, tâm, pháp, và các đối tượng danh sắc của tâm, ngược lại, còn dẫn đến các hành chạy theo ngã kiến của căn, trần, cảnh thì liệu pháp hành đó có còn là pháp hành vô ngã thực sự, mang lại sự thay đổi về cái nhìn vào sự thật, hướng đến giác ngộ giải thoát không? Hoặc giả pháp hành đúng nhưng bản thân cháu thì chưa đủ tinh tấn, để nhìn sự việc ở mức độ sự thật vô ngã. Nếu một PT để có thể xiến dương chánh pháp vô ngã, khởi động tín niệm thì có chăng bản thân hành giả nên kiên cố với tâm chánh niệm trong pháp nói cũng như pháp hành, đồng đời lẫn đạo, nhìn mọi pháp và các đối tượng danh sắc ở mức độ sự thật như chúng đang là!

Nhân nơi đây con cũng xin cám ơn tiếng chuông của Thầy Mộng Giác.

Thân kính.
Sửa lần cuối bởi HoangTuMongMo vào ngày 25/07/12 08:50 với 5 lần sửa.


Mắt thấy, thân chạm, thức tri,...
Tham, sân, si, sắc danh gì... khởi sanh.
Giữ tâm chánh niệm an lành,
Bình yên tĩnh lặng, không hành nghiệp căn.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kính Tu Sỉ Mộng Giác

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Phục sát đất kinhle tài kể chuyện của HoangTuMongMo. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách