KINH DUY MA CẬT

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH DUY MA CẬT

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh DUY MA CẬT còn có tên BẤT KHẢ TƯ NGHỊ GIẢI THOÁT . Kinh này nói rõ cảnh giới của Đại Bồ tát chứng nhập.
Bồ tát thường chẳng những thị hiện thuận hành mà cũng lắm khi thị hiện nghịch hành để hóa độ chúng sinh.
Ngài Duy Ma Cật chính là vị cổ Phật cõi Bất Động, vì trợ duyên đức Thích Ca mà hiện thân cư sĩ đến cõi Ta Bà này.
Muốn hiển bản tánh “Bình đẳng - Chơn thật - Không hai” của chúng sinh sẵn có, ngài hiên thân có bịnh để phát giác các duyên phá chấp : có- không, thường - đoạn, của Tiểu thừa và phàm phu ngoại đạo.

Đọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thực hành được Phật đạo, mà cư sĩ, bà la môn cho đến mọi từng lớp dân chúng cũng đều thực hành được Phật đạo. Có thực hành Phật đạo mới trở về bản tánh “Bình đẳng - Không hai” và đầy đủ diệu dụng giải thoát được.
Đạo Phật là đạo thực hành, không phải lý thuyết suông.

Bộ kinh DUY MA CẬT đây hiển rõ, rành mạch cả lý thuyết và chỗ thực hành cho đến thế nào là thân chứng. Càng đọc, càng ngẫm, càng thực hành, ta sẽ thấy tánh cách từ bi vô ngại rộng lớn bao la của tâm hồn lợi tha triệt để.

Đời người đang chìm sâu vào biển khổ menh mang, muốn cứu đời chân chính nên cần phải có phương pháp chân chính cao siêu. Nhận thấy lợi ích của kinh này hướng dẫn mọi người đi đến mục đích cao cả, thoát hẳn muôn sự mê lầm đen tối của tâm hồn chấp trước, ích kỷ, nhỏ hẹp và hành vi khổ lụy nhân sinh, dịch giả chẳng nệ gì chỗ hiểu chưa cùng tột và hạnh đức chưa thân chứng đến cảnh giới bất tư nghì mà vội cống hiến cho bạn đọc một pho sách chưa từng có.
Có chỗ nào sơ sót mong các bực cao minh phủ chính cho.

Dịch giả cẩn chí

Thích Huệ Hưng


LỆ NGÔN

1) Kinh này có phân ra : thượng, trung, hạ, 3 quyển, 14 phẩm. Nhưng tôi dịch đây chỉ để một quyển và có số lượng các phẩm
2) Về phẩm 2 và 3 , tôi có nêu tên các vị Thanh văn, Bồ tát trên mỗi đoạn cho dễ tìm khi quí vị muốn xem.
3) Ở sau có phần phụ chú, chú thích danh từ. Phàm danh từ nào trước có giải rồi, sau không giải nữa.
4) Kinh này không phải là kinh “Khóa tụng hàng ngày”, nhưng nếu quí vị nào phát tâm trì tụng cũng được nhiều lợi ích và công đức vô lượng như trong phẩm “Thấy Phật A Súc”, phẩm “Pháp cúng dường” và phẩm “Chúc Lụy” có nói rõ. Khi tụng kinh này phải y theo nghi thức tụng niệm thường lệ. Trước khai kinh, sau hồi hướng như ở các kinh khác vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH (1)
DUY MA CẬT SỞ THUYẾT (2)

cũng gọi
KINH “BẤT KHẢ TƯ NGHỊ GIẢI THOÁT” (3)
Đời Diêu Tần, ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Vâng chiếu dịch ra chữ Hán


I - PHẨM PHẬT QUỐC (4)

Chính tôi được nghe, một thuở kia, đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở thành Tỳ Da Ly (5) nơi vườn cây Am La (6) cùng tám nghìn chúng Đại Tỳ Kheo, ba vạn hai nghìn Bồ tát, là những vị có tiếng tăm, đều đã thành tựu trí hạnh đại thừa, do nhờ oai thần của chư Phật lập nên. Các ngài làm bức thành hộ pháp, giữ gìn chánh pháp, diễn nói pháp âm rất oai hùng, tự tại vô úy như sư tử rống (7), danh đồn xa khắp mười phương. Người đời không cầu thỉnh mà các ngài sẵn sàng làm bạn giúp cho an vui. Các ngài xương minhTam bảo không để dứt mất, hàng phục tất cả ma oán, ngăn dẹp các ngoại đạo; sáu căn (8), ba nghiệp (9)đều đã thanh tịnh; trọn lia năm món che ngăn (10) và mười điều ràng buộc (11). Tâm thường an trụ nơi lý vô ngại giải thoát; niệm định tổng trì (12), bình đẳng, biện tài thông suốt như suối tuôn không ngớt. Các hạnh : bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ và sức phương tiện lợi người lợi mình thảy đều đầy đủ. Đã được đến bực vô sở đắc (13) mà không khởi pháp nhẫn (14) (vô sinh pháp nhẫn) hay tùy thuận diễn nói pháp luân bất thối (15), khéo hiểu rõ chân tướng các pháp, thấu biết căn cơ chúng sanh, oai đức bao trùm đại chúng (16), không còn sợ sệt chi cả.


CHÚ THÍCH
(1) Kinh : nói đầy đủ là khế kinh, nghĩa là “pháp thường” khế hợp với chơn lý, khế hợp với căn cơ chúng sinh.
(2) Duy ma Cật : Tên một vị Trưởng giả ở thành Tỳ Da Ly , Tàu dịch là Tịnh Danh.
(3) Bất tư nghì giải thoát là pháp môn giải thoát tự tại vô ngại không thể nghĩ bàn. Hai chữ “Giải thoát” đây là xa lìa tất cả phiền não, nghiệp chướng khổ lụy, cứu cánh viên mãn tự tại vô ngại, không phải như hàng nhị thừa, giải thoát khỏi sanh tử mà còn chướng ngài với pháp, cảnh… Xem phẩm Bất tư nghị sau sẽ rõ.
(4) Phật Quốc : Cõi nước của Phật, như Tây phương tịnh độ là cõi nước của Phật A Di Đà, Ta Bà là cõi nước của Phật Thích Ca.
(5) Tỳ Da Ly : Tàu dịch là Quảng Nghiêm, cái thành này chu vi rộng lớn, rất trang nghiêm tốt đẹp ở Trung Ấn.
(6) Am la : Tàu dịch là nan phân biệt, nghĩa là thứ trái cây này từ khi còn xanh cho đến khi chín chỉ có một màu xanh nên khó phân biệt trái nào sống, trái nào chín.
(7) Sư tử rống : Dụ cho Phật, Bồ tát thuyết pháp tự tại, không sợ sệt làm cho tất cả phiền não mê lầm của chúng sanh đều tiêu trù, Ví như sư tử khi rống lên thì tất cả các thú đều khiếp sợ chạy mất.
(8) Sáu căn: mắt , tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
(9) Ba nghiệp : Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp.
(10) Năm món che ngăn : gồm 1) tham dục, 2) sân nhuế, 3) Thùy miên: tức hôn trầm, 4) Trạo hối : là trong tâm ăn năn dao động 5) Nghi pháp: là đối với việc gì cũng dụ dự, không quyết đoán.
Năm món này hay che đậy chơn tánh và làm cho pháp lành không phát khởi, hiển lộ được.
(11) Mười điều ràng buộc :
1) Vô tâm: có tội lỗi mà không biết xấu hổ.
2) Vô quý: có tội lỗi, người khác biết được mà không thẹn.
3) Tật: Thấy người hiền đức, giàu sang sanh lòng ghen ghét.
4) San: bỏn xẻn, không bố thí.
5) Hối: Ăn năn những lỗi đã làm
6) Thùy miên: hôn mê, không tỉnh sát được thân tâm.
7) Trạo cử (điệu cử): Tâm niệm xao động.
8) Hôn trầm: thần thức hôn mê không biết rõ chi cả.
9) Sân hận: Đối trước nghịch cảnh sanh tâm giận dỗi.
10) Phú : che dấu tội ác.
(12) Niệm định tổng trì : Niệm tức là huệ, tổng trì là nhiếp tất cả các pháp. Trong định gồm có huệ, trong huệ gồm có định, gọi là niệm định tổng trì.
(13) Vô sở đắc :là đối nghịch với hữu sở đắc. Nghĩa là không trụ trước một pháp nào cả, dầu trí chứng và cảnh chứng cũng không thấy có.
(14) Vô sanh pháp nhẫn : Vô sanh nghĩa là bất sanh bất diệt, Nhẫn nghĩa là tin chịu giũ gìn. Vô sanh pháp nhẫn là dùng trí vô lậu, an trú trong thể chơn lý bất sanh bất diệt, tâm không lay động. Trong “Đại trí độ luận” nói : Đối với thực tướng vô sanh của các pháp, tin chịu thông suốt, không ngăn ngại, không thối lui, gọi là “Vô sanh nhẫn”.
(15) Pháp luân bất thối : Phật và Bồ tát thuyết pháp gọi là chuyển pháp luân. Các bậc Bồ tát nghe pháp Phật dạy đạo niệm càng thêm tinh tấn gọi là bất thối.
Lại các bậc Bồ tát đã chứng được pháp bất thối rồi, đem pháp ấy dạy cho chúng sanh để cho được bất thối, nên gọi là chuyển pháp luân bất thối.
(16) Đại chúng : Là một nhóm đông người. Trong những thời thuyết pháp của Phật, trù Phật ra còn bao nhiêu bậc Hiền, Thánh đều gọi là đại chúng.
Chúng tăng theo Phật tu học cũng gọi là đại chúng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chánh kinh

Các ngài dùng công đức , trí tuệ trau sửa tâm mình, lấy tướng tốt trang nghiêm thân hình, sắc tượng, dung nhan bậc nhất, bỏ xa hẳn tất cả trang sức tốt đẹp trong đời, danh tiếng cao xa quá núi Tu Di (17), lòng tinh tiến bền chắc như là kim cương, đem pháp bảo soi khắp, mưa nước cam lồ, phát ra tiếng nói đều là vi diệu hơn cả.
Các ngài đã thâm nhập lú duyên khởi (18), dứt hết các tập khí, kiến chấp sai lầm có - không, diễn nói các pháp không sợ sệt như sư tử rống, những lời giảng nói như sấm nổ, không có hạn lượng và đã quá hạn lượng.
Các ngài tự mình nhóm góp rất nhiều Pháp bảo như Hải đạo sư (19), rõ nghĩa lý sâu mầu của pháp, biết rành hiện trạng qua lại trong các cảnh thú và hành vi tốt xấu trong tâm niệm chúng sanh. Gần kề Phật, bậc tối tôn, là đấng đầy đủ trí tuệ tự tại, thập lực (20), vô úy (21), thập bát pháp bất cộng (22). Ngăn đóng tất cả cửa nẻo ác thú, hiện thân năm đường (23) hóa độ chúng sanh. Làm vị Đại Y Vương (24)khéo trị lành các bịnh, đúng theo bịnh cho thuốc đều được công hiệu. Đã thành tựu vô lượng công đức, trang nghiêm thanh tịnh vô lượng cõi Phật. Nếu người nào được nghe danh, thấy hình thảy được lợi ích. Những hành vi cử chỉ của các ngài đều không uổng phí, các công đức như thế đã hoàn toàn đầy đủ.


Chú thích :
(17) - Tu Di: Tàu dịch là Diệu Cao. Núi này thuần bằng bốn chất báu :vàng, bạc, lưu ly, pha lê rất xinh đẹp nên gọi là Diệu. Vì cao hơn tất cả núi khác nên gọi là Cao.
(18) - Lý Duyên Khởi : Tấc cả các pháp đều từ nơi các duyên nhóm họp mà khởi sanh. Vì tỏ ngộ lý duyên khởi, nhận rõ các pháp không thực có, như huyễn hóa, nên chẳng chấp có, nhưng các pháp là do duyên sanh, không phải là không, nên chẳng chấp không. Có - không đều lìa mới là thâm nhập lý duyên khởi.
(19) - Hải đạo sư : Là người rất rành, giỏi về đường biển, làm thầy hướng đạo dẫn dắt các thương nhân vào biển để tìm ngọc báu không sợ lạc đường. Dụ cho Phật và Bồ tát là bậc dẫn dắt chúng sinh đi vào chánh đạo không sai lạc.
(20) - Thập lực : mười lực của Phật :
1 - Trí lực của Phật biết rõ những điều phải, trái.
2 - Biết rõ nhơn quả, nghiệp báo của chúng sinh trong ba đời
3 - Biết rõ các pháp thiền định, giải thoát tam muội.
4 - Biết rõ căn tánh chúng sanh từng bậc cao, thấp.
5 - Biết rõ nhưng ưa muốn sai khác của chúng sanh.
6 - Biết rõ cảnh giới sanh khác của chúng sanh trong thế gian.
7 - Biết rõ chỗ đến, đi của tất cả phàm phu, Hiền, Thánh thế gian và xuất thế gian.
8 - Biết rõ tánh danh khổ vui, thọ yểu của tất cả chúng sanh
9 - Biết rõ sự sống chết qua lại các kiếp trước của tất cả chúng sanh, và vô lậu Niết bàn của Hiền Thánh.
10 - Tự biết mình dứt hết nghiệp hoặc, tập khí, không còn sanh tử triền phược nữa.
(21) - Vô úy : Có 4 mốn vô úy :
1 - Nhứt thiết trí : Hiểu biết tất cả pháp thế gian và xuất thế gian
2 - Lậu tận : Hoặc nghiệp sanh tử đều hết.
3 - Thuyết chướng đạo: Nói pháp ma ngoại là chướng thánh đạo.
4 - Thuyết tận khổ đạo: Nói những pháp có thể diệt hết khổ .
Bốn điều này, Phật đối giữa đại chúng các hàng thiên ma, Phạm thiên, sa môn, Bà la môn nói một cách tự tại không sợ ai, không ai nói được nên gọi là vô úy.
(22) - Thập bát pháp bất cộng: 18 pháp bất cộng này chỉ có Phật chứng được, mà chẳng chung đồng với hàng nhị thừa và Bố tát.
1 - Thân không lỗi
2 - Miệng không lỗi
3 - Niệm không lỗi
4 - Không có vọng tưởng
5 - Không có tâm bất định
6 - Không có tâm không biết
7 - Sự muốn (độ sinh) không giảm
8 - Tinh tấn không giảm
9 - Niệm không giảm
10 - Huệ không giảm
11 - Giải thoát không giảm
12 - Giải thoát tri kiến không giảm
13 - Tất cả thân nghiệp theo trí tuệ mà hành động
14 - Tất cả khẩu nghiệp theo trí tuệ mà hành động
15 - Tất cả ý nghiệp theo trí tuệ mà hành động
16 - Trí tuệ biết đời vị lai không ngại
17 - Trí tuệ biết đời quá khứ không ngại
18 - Trí tuệ biết đời hiện tại không ngại
(23) - Năm đường : Trời, người, ngạ quỉ, súc sanh, địa ngục.
(24) - Đại y Vương: Thầy thuốc trị bịnh giỏi hơn các thầy thuốc khác. Đức Phật tùy theo căn cơ chúng sanh, khéo hóa độ, khiến xa lìa tất cả các khổ não như ông thầy thuốc hay khéo trị lành các bệnh nhơn nên gọi Phật là “Đại y Vương”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chánh kinh
Danh hiệu các ngài là : Đẳng Quán Bồ tát, Bất đẳng quán Bồ tát, Đẳng - Bất Đẳng quán Bồ tát, Định Tự Tại Vương Bồ tát, Pháp Tự Tại Vương Bồ tát, Pháp Tướng Bồ tát, Quán Tướng Bồ tát, Quang Nghiêm Bồ tát, Đại Nghiêm Bồ tát, Bảo Tích Bồ tát, Biện Tích Bồ tát, Bảo Thủ Bồ tát, Bảo Ấn Bồ tát, Thường Cữ Thủ Bồ tát, Thường Hạ Thủ Bồ tát, Thường Thảm Bồ tát, Hỷ Căn Bồ tát, Hỷ Vương Bồ tát, Biện Âm Bồ tát, Hư Không Tạng Bồ tát, Chấp Bảo Cự Bồ tát, Bão Dõng Bồ tát, Bảo Kiến Bồ tát, Đế Võng Bồ tát, Minh Võng Bồ tát, Vô Duyên Quán Bồ tát, Huệ Tích Bồ tát, Bảo Thắng Bồ tát, Thiên Vương Bồ tát, Hoại Ma Bồ tát, Điễn Đức Bồ tát, Tự Tại Vương Bồ tát, Công Đức Tướng Nghiêm Bồ tát, Sư Tử Hống Bồ tát, Lôi Âm Bồ tát, Sơn Tướng Kích Âm Bồ tát, Hương Tượng Bồ tát, Bạch Hương Tượng Bồ tát, Thường Tinh Tấn Bồ tát, Bất Hưu Tức Bồ tát, Diệu Sanh Bồ tát, Hoa Nghiêm Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát, Phạm Võng Bồ tát, Bảo Trượng Bồ tát, Vô Thắng Bồ tát, Nghiêm Độ Bồ tát, Kim Kế Bồ tát, Châu Kế Bồ tát, Di Lặc Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ tát, … cả thảy như thế, ba vạn hai nghìn ngài.

Lại có một vạn vị Thi Khí (25), Pham Thiên Vương Tử Tứ thiên hạ (26) khác đến chỗ Phật nghe pháp.
Lại có một van hai nghì vị Thiên đế cũng từ Tứ Thiên hạ khác đến trong pháp hội. Các hàng chư thiên có oai lực lớn, cùng Long thần, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma Hầu la già (27) v.v… đều đến trong pháp hội.
Lại có các vị Tỳ kheo (28), Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc (29) Ư bà di (30) cũng đến trong pháp hội.


Chú thích :
(25) Thi Khí : Tên vị vua cõi trời Đại Phạm Thiên, là từng trời thứ ba cõi sơ thiền ở sắc giới.
(26) Tứ thiên hạ : Bốn châu thiên hạ :
1 - Đông Thắng Thần châu
2 - Nam Thiện Bộ châu
3 - Tây Ngưu Hóa châu
4 - Bắc Cu Lô châu
(27) Thiên, long, thần v.v…: Tục gọi Thiên Long bát bộ, gồm :
1 - Thiên : chư thiên
2 - Long : là rồng
3 - Dạ xoa: loài quỉ bay đi rất mau.
4 - Càn thát bà : thần âm nhạc.
5 - A tu la : thần chiến đấu. Tàu dịch là Phi Thiền có phước như trời mà phước kém trời.
6 - Ca lâu la : chim đại bàng (ăn rồng)
7 - Khẩn na la : Thần pháp nhạc
8 - Ma hầu la già : Thần mãng xà.
(28) Tỳ kheo : Tiếng Phạn là “Bhiksu” các thầy xuất gia thọ giới cụ túc(thọ 250 giới của Phật). Đàn ông gọi là Tỳ kheo, đàn bà gọi là Tỳ kheo ni (thọ 350 giới)
(29) Ưu bà tắc : Tàu dịch là cận sự nam. Cận sự nghĩa là thường thân cận cúng dường, ủng hộ các bực xuất gia tu hành, tức là chỉ cư sĩ tại gia.
(30) Ưu bà di : Tàu dịch là cận sự nữ, tức là nữ cư sĩ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chánh kinh

Bấy giờ đức Phật nói pháp cho vô lượng trăm ngàn đại chúng đông đảo, cung kính vây quanh đấy, ví như núi chúa Tu Di hiển bày nơi biển cả. Ngài ngồi yên trên tòa sư tử (31) trang nghiêm bằng các thứ báu, oai đức che trùm tất cả đại chúng.
Khi ấy trong thành Tỳ Da Ly có trưởng giả tử (32) tên là Bảo Tích với 500 vị trưởng giả tử đồng cầm lọng bảy báu (33) đi đến chỗ Phật cung kính đảnh lễ, đầu mặt tiếp chơn Phật, rồi mỗi vị đều đem lọng báu của mình họp nhau cúng dàng Phật. Do oai đức của Phật liền khiến các lọng báu ấy hiệp thành một cây trùm khắp cõi Tam thiên đại thiên thế giới (34), mà tướng rộng, dài của thế giới đều hiện đủ trong đó.
Lại nữa các núi Tu Di, Mục chơn lân đà, Đại mục chơn lân đà, Tuyết sơn, Hương sơn, Bảo sơn, Kim sơn, Hắc sơn, Thiết vi, Đại thiwwts vi, bể lớn, sông, rạch, dòng, ngòi, nguồn, suối cùng với mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, thiên cung, long cung và các vị tôn thần nơi cõi tam thiên đại thiên thế giới này đều hiện trong lọng bảy báu, và chư Phật trong mười phương , chư Phật đang nói pháp, cũng hiện trong lọng bảy báu ấy.
Khi đó tất cả đại chúng thấy thần lực của Phật đều khen ngợi chưa từng có, chắp tay làm lễ, ngắm nhìn dung nhan Phật mắt không hề nháy. Trưởng giả tử Bảo Tích liền ở trước Phật đọc bài kệ khen rằng :


Chú thích :
(31) Tòa sư tử : Pháp tòa của Phật. Phật ngồi chỗ nào thuyết pháp, thời chỗ ấy được gọi là “Tòa sư tử”, vì Phật tự tại vô úy hàng phục được tất cả ngoại đạo nên lấy sư tử làm ví dụ.
(32) Trưởng giả tử : Con ông trưởng giả. Trưởng giả là người vừa có của cải, vừa đức hạnh đầy đủ. Kinh Pháp Hoa Huyền tán quyển 10 nói “Tâm tánh ngay thẳng, lời lẽ chơn thật, hành vi thuần cẩn, tuổi tác già cả, của cải giàu có, gọi là trưởng giả.
(33) Bảy báu : Vàng, bạc, lưu lý, pha lê, xa cư, xích châu, mã não.
(34) Tam thiên đại thiên thế giới : Một Thái Dương hệ tương đương một tiểu thế giới, một ngàn tiểu thế giới là một tiểu thiên thế giới, một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới, một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới. Vậy đại thiên thế giới là một thế giới trải qua ba lần nhơn cho số một ngàn, nên gọi là “tam thiên đại thiên thế giới”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chánh kinh
Mắt trong dài rộng như sen xanh,
Tâm sạch đã tột các thiền định
Lâu chứa tịnh nghiệp nói khôn cùng,
Dùng tịch độ chúng (35) nên cúi lạy.
Đã thấy Đại thánh dùng thần biến,
Khắp hiện mười phương không lường cõi,
Trong đấy các Phật diễn nói pháp,
Nơi đây tất cả đều thấy nghe.
Pháp lực của Phật vượt quần sanh
Thường dùng pháp tài thí tất cả,
Hay khéo phân biệt các pháp tướng
Đối đệ nhất nghĩa (36) mà không động.
Đã được tự tại cùng các pháp
Cho nên cúi đầu lễ Pháp vương.
Nói pháp chẳng có cũng chẳng không
Vì do nhân duyên các pháp sanh,
Không ta, không tạo, không thọ giả,
Những việc lành dữ cũng chẳng mất.
Trước tiên hàng ma nơi Phật thọ (37)
Đặng Cam lồ Diệt (38) thành đạo giác,
Đã không tâm ý, không thọ hành (39)
Mà xô dẹp hết các ngoại đạo.
Ba lần chuyển pháp (40) cõi đại thiên,
Phấp ấy lâu nay thường thanh tịnh,
Trời người đắc đạo đó là chứng,
Tam bảo vì thế hiện trong đời.
Dùng pháp màu này độ chúng sanh
Thọ rồi không lui, thường vắng lặng
Khỏi già, bịnh, chết đấng y vương,
Lạy ngôi pháp hải (41) đức không lường
Khen chê chẳngđộng như Tu Di
Đồng bực thương xót kẻ lành dữ,
Tâm hạnh bình đẳng như hư không,
Nghe đấng nhơn bảo (42) ai chẳng kính
Nay dâng Thế Tôn lọng mọn này
Cõi Tam thiên tôi hiện trong đó,
Thiên cung, Long thần kia nương ở,
Càn thát cả thảy với Dạ xoa.
Mọi vật trong đời đều thấy rõ,
Vì thương Phật hiện tướng biến này,
Thấy việc ít có chúng khen ngợi,
Nay con lạy đấng Tam Giới Tôn (43)
Đại Thánh chỗ nương của mọi loài,
Lòng sạch trông đó thảy vui vẻ,
Đều thấy Thế Tôn ở trước mình,
Đó là thần lực pháp bất cộng (44)
Phật dùng một tiếng diễn nói pháp,
Chúng sanh tùy loại thảy đặng hiểu,
Đều cho rằng Phật đồng tiếng mình,
Đó là thần lực pháp bất cộng.
Phật dùng một tiếng diễn nói pháp,
Chúng sanh chỗ hiểu tùy mỗi hạng,
Khắp được thọ hành đều lợi ích,
Đó là thần lực pháp bất cộng.
Phật dùng một tiếng diễn nói pháp,
Có người kinh sợ hoặc vui mừng,
Có kẻ dứt nghi hoặc nhàm chán,
Đó là thần lực pháp bất cộng.
Lạy đấng thập lực đại tinh tấn,
Lạy đấng đã đặng chỗ không sợ,
Lạy đấng trụ nơi pháp bất cộng,
Lạy đấng đạo sư (45) của muôn loài.
Lạy đấng hay dứt mọi kiết phược(46),
Lậy đấng đã đến nơi bờ kia,
Lạy đấng hay vượt các thế gian,
Lạy đấng trọn lìa đường sinh tử.
Biết hết chúng sanh tướng đến lui,
Khéo nói các pháp được giải thoát,
Như hoa sen trong đời chẳng nhiễm,
Thường khéo vào nơi hạnh không tịch (47)
Rõ các pháp tướng (48) không ngăn ngại,
Lạy đấng không nương tợ hư không.

Chú thích
(35) Dùng tịch độ chúng : Tức dùng đạo lý Niết bàn tịch diệt dứt trừ tất cả nghiệp chướng khổ lụy để độ chúng sanh.
(36) Đệ nhứt nghĩa : Tượng trưng chơn lý cứu cánh, thực tánh các pháp; Trên tất cả là “đệ nhất “, có lý do như thật gọi là “nghĩa”. Cảnh giới của bậc tự giác thánh trí chứng đặng. Chẳng phải hạng dùng ngôn thuyết vọng tưởng so lường biết được. Trong kinh Pháp Hoa nghĩa sớ quyển 4 nói “Cái đạo nhứt thật, lý cùng tột không chi hơn là “đệ nhứt”. Có nguyên do như thật gọi là “nghĩa”.
(37) Phật thọ: tức cội Bồ đề, chỗ Phật thành đạo dưới cội cây này nên gọi là Phật thọ, Đạo thọ, hay Bồ đề thọ.
(38) Cam lồ diệt : Cam lồ dụ cho Niết bàn , chứng đặng Niết bàn, dứt dòng sanh tử, gọi là “Cam lồ diệt”.
(39) Không tâm ý, không thọ hành: là không còn tâm niệm vọng tưởng phân biệt và tâm cảm giác xúc thọ, thi vi động tác.
(40) ba lần chuyển pháp : Tức tam chuyển pháp luân. Khi đức Phật Thích Ca mới thành đạo, nói pháp tứ đế cho 5 thầy Tỳ kheo ở vườn Lộc Uyển, ba phen nói thành mười hai hành….Pháp của Phật dạy hay dẹp trừ phiền não của chúng sanh, như bánh xe hay dằn dẹp cỏ rác, cát sạn nên gọi là pháp luân. Người nói giáo pháp để chuyển tâm ô nhiễm của chúng sanh thành tâm thanh tịnh gọi là “Chuyển pháp luân”. Lại có nghĩa chuyển ba món : hoặc, nghiệp, khổ, thành ba đức : Bát nhã, giải thoát, pháp thân, gọi là ba lần chuyển pháp.
(41) Pháp hải : Biển pháp. Ý nói Phật pháp rộng lớn khó lường như bể cả.
(42) Nhơn bảo: Phật là đấng quí báu hơn hết trong cõi trời và cõi người.
(43)Tam giới tôn : Đức Phật là đấng cao cả đầy đủ phước đức hơn hết trong ba cõi ( dục giới, sắc giới, vô sắc giới), tất cả nhơn thiên đều cung kính tôn trọng nên gọi là “Tam giới tôn”.
(44) Pháp bất cộng: cũng nghĩa như thập bát pháp bất cộng
(45) Đạo sư : Bậc dẫn dắt chúng sinh đi vào chánh đạo. Tên chung của Phật và Bồ tát.
(46) Kiết phược: Các phiền não ràng buộc thân tâm làm cho không được tự tại, giải thoát nên phiền não gọi là “kiết phược”.
(47) Không tịch: không các tướng là “không”, không khởi - diệt là “tịch”. Rỗng rang xa lìa tất cả tướng , không tâm niệm khởi diệt gọi là hạnh “không tịch”.
(48) Pháp tướng : Tướng trạng sai khác của các pháp trong vũ trụ. Sách Đại thừa nghĩa chương quyển 2 nói “Tất cả pháp hữu vi, vô vi trong thế gian đều gọi là pháp tướng”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chánh kinh

Lúc đó Trưởng giả tử đọc bài kệ tán thán xong, bạch Phật rằng : Bạch Thế Tôn! Năm trăm vị Trưởng giả tử này đều đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nguyện nghe cõi Phật thanh tịnh, cúi mong Thế Tôn dạy cho những hạnh của Bồ tát được Tịnh độ (Quốc độ thanh tịnh)”.
Phật bảo : “ Hay thay Bảo Tích ! Ông lại hay vì các vị Bồ tát mà hỏi Như Lai những hạnh được Tịnh độ, vậy hãy lắng nghe chín chắn, khéo suy nghĩ nhớ lấy, ta sẽ nói cho ông.
Lúc ấy Bảo Tích cùng 500 vị Trưởng giả tử vâng lời Phật dạy, cung kính lắng nghe .
Phật dạy rằng : “ Này Bảo Tích ! Tất cả chúng sinh là cõi Phật của Bồ tát. Là vì sao ? Bồ tát tùy chỗ giáo hóa chúng sinh mà lãnh lấy cõi Phật (Tịnh độ). Tùy chỗ điều phục chúng sinh mà lãnh lấy cõi Phật. Tùy chung sinh ưng theo quốc độ nào vào trí tuệ của Phật mà lãnh lấy cõi Phật. Tùy chúng sinh ưng theo quốc độ nào phát khởi căn tánh Bồ tát mà lãnh lấy cõi Phật. Vì sao thế ? Vì Bồ tát lãnh lấy cõi Phật thanh tịnh đều vị muốn lợi ích chúng sinh. Ví như có người muốn xây dựng căn nhà nơi khoảng đất trống, thời tùy ý không ngại, nếu xây dựng giữa hư không quyết không thành tựu được. Bồ tát cũng thế, vì thành tựu chúng sanh nên nguyện lãnh lấy cõi Phật. Nguyện lãnh lấy cõi Phật chẳng phải ở nơi không vậy. Bảo Tích, ông nên biết :

Trực tâm (49) là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh không dua vạy sanh sang nước đó.
Thâm tâm (50) là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh đầy đủ công đức sanh sang nước đó.
Bồ đề tâm (51) là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh có tâm đại thừa sanh sang nước đó.
Bố thí là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh hay thí xả tất cả mọi vật sinh sang nước đó.
Trì giới là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh tu mười điều lành (52) chỗ nguyện đầy đủ sanh sang nước đó.
Nhẫn nhục là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh đủ 32 tướng tốt (53) trang nghiêm sanh sang nước đó.
Tinh tiến là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh siêng tu mọi công đức sanh sang nước đó.
Thiền định là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh biết thu nhiếp tâm chẳng loạn sanh sang nước đó.
Trí tuệ là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh được chánh định sanh sang nước đó.
Tứ vô lượng tâm (54) là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh thành tựu từ,bi,hỷ,xả, sanh sang nước đó.
Tứ nhiếp pháp (55) là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh được giải thoát sanh sang nước đó.
Phương tiện là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh khéo dùng phương tiện, không bị ngăn ngại ở các pháp sanh sang nước đó.
Ba mươi bảy phẩm trợ đạo (56) là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh đầy đủ niệm xứ, chánh cần, thần túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đạo sanh sang nước đó.
Hồi hướng tâm (57) là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, được cõi nước đầy đủ tất cả công đức.
Nói pháp trừ tám nạn là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, cõi nước không có ba đường ác (58) và tám nạn (59)
Tự mình giữ giới hạnh, không chê chỗ kém khuyết của người khác là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, cõi nước không có tên phạm giới cấm.
Mười điều lành là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sanh sống lâu, giàu to, phạm hạnh (60) lời nói chắc thật, thường dùng lời dịu dàng, quyến thuộc không chia rẽ, khéo hòa giải việc đua tranh kiện cáo, lời nói có lợi ích, không ghét, không giận, thấy biết chơn chánh sanh sang nước đó. Như thế Bảo Tích !

Bồ tát theo chỗ trực tâm mà hay phát hạnh,
Theo chỗ phát hạnh mà được thâm tâm,
Theo chỗ thâm tâm mà ý được điều phục
Theo chỗ ý được điều phục mà làm được như lời nói.
Theo chỗ làm được như lời nói mà hay hồi hướng
Theo chỗ hồ hướng mà có phương tiện
Theo chỗ có phương tiện mà thành tựu chúng sanh
Theo chỗ thành tựu chúng sanh mà cõi Phật được thanh tịnh.
Theo chỗ cõi Phật thanh tịnh mà nói pháp được thanh tịnh.
Theo chỗ nói pháp được thanh tịnh mà trí tuệ được thanh tịnh.
Theo chỗ trí tuệ thanh tịnh mà tâm thanh tịnh.
Theo chỗ tâm thanh tịnh ,à tất cả công đức đều thanh tịnh.
Cho nên này Bảo Tích ! Bồ tát nếu muốn được cõi Phật thanh tịnh, nên làm cho tâm được thanh tịnh, theo chỗ tâm được thanh tịnh mà cõi Phật thanh tịnh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chú thích
(49) Trực tâm : Tâm chơn thật, không dua dối tà vạy. Tâm chánh niệm chơn như
(50) Thâm tâm : Tâm mong cầu Phật quả cao thâm. Tâm ưa muốn nhóm góp gieo trồng tất cả công đức cao dày bền chắc, không thể dứt mất. Tâm mong muốn sâu xa.
(51) Bồ đề tâm : Tâm cầu đạo lý chơn chánh, đạo quả chánh giác. Tâm cầu thành Phật, độ chúng sanh.
(52) Mười điều lành : Không phạm mười điều dữ :
1) sát sanh, 2) trộm cắp, 3) tà dâm, 4) nói dối, 5) nói lời thêu dệt, 6) nói hai lưỡi 7) nói lời độc ác, 8) tham, 9) sân, 10) si.
Thực hành những điều :
1) phóng sanh, 2) bố thí, 3) phạm hạnh, 4) nói chắc thật, 5) nói lời chơn chánh, 6) nói lời hòa hiệp, 7) nói lời dịu dàng, 8) chẳng tham, 9) chẳng giận, 10) chẳng tà kiến.
(53) Ba mươi hai tướng tốt : 1) Trên đỉnh đầu thịt nổi cao lên, 2) Lông trắng giữa hai chân mày (tướng bạch hào), 3) Tròng mắt đen trắng phân minh, 4) Lông mi dài, đẹp như của Long vương, 5) Gương mặt tròn như trăng rằm, 6) có 40 cái răng, 7) Răng nhỏ, đều, khít, 8) Răng trắng trong, tinh sạch, 9) Lưỡi rộng dài, khi le ra đến chơn tóc, 10) Tiếng nói thanh tao, vang rất xa, 11) Trong cổ họng thường có nước cam lộ rịn ra, 12) Thân hình nở nang tròn đẹp, 13) nam căn ẩn kín, 14) hai bên hông đầy đặn, 15) hai tay dài quá gối, 16) cánh tay và bàn tay mêm như bông, 17) ngón tay dài, thon 18) Bắp vế như của Lộc Vương, 19) lưng hai bàn chân no tròn, 20) Lòng bàn chân bằng phẳng, 21) Gót chân tròn trịa 22) Lòng bàn chân có xoáy tròn rõ ràng hình bánh xe, 23) kẽ ngón tay và ngón chân có màng da mỏng mịn, 24) Bảy chỗ trong thân đều đầy đặn, (2 lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân, 2 vai và yết hầu) 25) Lông đẹp, mượt, 26) Lông và tóc đều xoáy về phía hữu, 27) Da mịn trơn láng, 28) Da màu vàng ròng tử kim 29) Thân hình cao lớn hơn mọi người, 30) Hình tướng đoan nghiêm, 31) Thân hình ngay thẳng vững vàng, 32) Có ánh sáng sắc vàng chiếu xa một tầm.
(54) Tứ vô lượng tâm : Cũng gọi là tứ bình đẳng tâm : 1) Từ : lòng ban vui cho chúng sanh (lòng lành) 2) Bi : Lòng cứu khổ chúng sanh (lòng thương) 3) Hỷ : Lòng vui mừng khi thấy người khỏi khổ được vui ( tâm vui vẻ), 4) Xả: Tâm không chấp trước chỗ thực hành ba tâm trên.
Từ nơi cảnh sở duyên nói là vô lượng, từ nơi tâm năng duyên là bình đẳng, nên gọi 4 tâm trên là bình đẳng tâm.
(55) Tứ nhiếp pháp : gồm
1) Bố thí nhiếp: Bồ tát dùng tài thí, pháp thí nhiếp dẫn chúng sinh trụ nơi chân lý.
2) Ái ngữ nhiếp : Bồ tát tùy thuận căn tánh của chúng sanh dùng lời nói hay, tốt dẫn dụ họ trụ nơi chân lý.
3) Lợi hành nhiếp : Bồ tát khởi hạnh từ thiện nơi thân, khẩu, ý, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, nhơn đó họ được nơi chơn lý.
4) Đồng sự nhiếp : Bồ tát dùng pháp nhãn thấy rõ căn tánh chúng sanh, tùy theo hoàn cảnh của họ mà thị hiện làm đồng sự để khiến cho họ được lợi ích, nhơn đó họ được an trụ nơi chơn lý.
(56) 37 phẩm trợ đạo : gồm 4 pháp niệm xứ, 4 pháp chánh cần, 4 pháp như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 Bồ đề phần, 8 pháp chánh đạo. 37 pháp này giúp người tu hành thành tựu được đạo quả, nên gọi là trợ đạo.
(57) Hồi hướng tâm : là hướng về chúng sinh khởi lòng đại bi hồi chuyển công đức, căn lành để độ chúng sanh. Cầu : 1) chỗ sở chứng : chơn như thực tế, chỗ sở cầu : vô thượng Bồ đề, 3) chỗ sở độ : tất cả chúng sinh.
(58) Ba đường ác : địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.
(59) Tám nạn : 1) địa ngục, 2) ngạ quỉ, 3) súc sanh, 4) trường thọ thiên, 5) Bắc cự lô châu, 6) Đui, điếc, ngọng, lựu 7) Thế trí biện thông 8) Sanh trước hay sanh sau thời kỳ có Phật.
Sở dĩ gọi là tám nạn vì ở tám chỗ này dù thọ quả khổ, vui có khác, nhưng đều không được thấy Phật, không được nghe chánh pháp.
(60) Phạm hạnh : Giới hạnh thanh tịnh, hạnh đoạn dâm dục.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chánh kinh
Lúc ấy ông Xá Lợi Phất nương oai thần của Phật mà suy nghĩ rằng : “Nếu tâm Bồ tát thanh tịnh chắc cõi Phật phải được thanh tịnh, vậy Thế Tôn ta khi trước làm Bồ tát, tâm ý lẽ nào không thanh tịnh, sao cõi Phật này không thanh tịnh như thế ?”
Phật biết ông suy nghĩ như vậy, liền bảo ông rằng :
- Ý ông nghĩ sao ? Mặt trời, mặt trăng há không thanh tịnh, sáng suốt ư , mà sao người mù không thấy ?
- Bạch Thế Tôn chẳng phải thế. Đó là tại người mù, không phải lỗi ở mặt trời, mặt trăng.
- Xá lợi Phất ! Bởi chúng sanh do tội chướng mà không thấy được cõi nước của Như Lai thanh tịnh trang nghiêm, chớ không phải lỗi ở Như Lai - Này Xá Lợi Phất ! Cõi nước của ta vẫn thanh tịnh mà ông không thấy đó thôi.

Bấy giờ ông Loa Kế Phạm vương thưa với ông Xá Lợi Phất rằng :
- Ngài chớ nghĩ như thế, mà cho cõi Phật đây là không thanh tịnh. Bởi cớ sao ? Vì tôi thấy cõi nước của Phật Thích Ca Mâu ni thanh tịnh ví như cung trời Tự Tại (61)
Ông Xa lợi Phất nói :
- Sao tôi thấy cõi này toàn là gò nỗng, hầm hố, chông gai, sỏi sạn, đất đá, núi non, nhơ nhớp đầy dẫy như thế ?
- Đấy là do tâm ngài có cao thấp , không nương theo trí tuệ của Phật nên thấy cõi này không thanh tịnh đó thôi - Thưa ngài Xá Lợi Phất ! Bồ tát đối với tất cả chúng sinh thảy đều bình đẳng , thâm tâm thanh tịnh y theo trí tuệ của Phật thì mới thấy được cõi Phật này thành tịnh.

Khi ấy Phật lấy ngón chân nhấn xuống đất, tức thì cõi tam thiên đại thiên thế giới liền hiện ra bao nhiêu trăm ngàn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ như cõi Vô Lượng Công Đức Bảo Trang Nghiêm của Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả đại chúng khen ngợi chưa từng có, và đều thấy mình ngồi trên tòa sen báu.
Phật bảo Xá Lợi Phất :
- Ông hãy xem cõi Phật đây trang nghiêm thanh tịnh.
Ông Xá Lợi Phất thưa :
- Dạ ! Bạch Thế Tôn ! từ trước đến giờ con chưa từng thấy, chưa từng nghe. Nay cõi nước của Phật đều hiện rõ, trang nghiêm thanh tịnh.
Phật bảo :
- Này Xá Lợi Phất ! Cõi nước của ta thường thanh tịnh như thế! Như vì muốn độ những kẻ căn cơ hạ liệt nên thị hiện ra cõi nhơ nhớp, xấu xa, bất tịnh đó thôi. Ví như chư thiên, đồng dùng một thứ bát bằng ngọc báu để ăn, nhưng tùy theo phước đức mỗi vị mà sắc cơm có khác. Như thế, Xá Lợi Phất ! Nếu tâm người thanh tịnh sẽ thấy cõi này công đức trang nghiêm.

Đương khi Phật hiện ra cõi nước trang nghiêm thanh tịnh, 500 vị Trưởng giả tử do ông Bảo Tích dắt đến đều chứng được Vô sanh pháp nhẫn, tám vạn bốn nghìn người phát tâm Chánh đẳng Chánh giác.
Bấy gời Phật thâu nhiếp thần túc (62) lại, cõi nước trở thành như xưa. Ba vạn hai nghìn người và trời cầu Thanh văn thừa đều nhận rõ các pháp hữu vi (63) là vô thường, xa lìa trần cấu (64) đặng pháp nhãn (65) thanh tịnh, tám nghìn vị Tỳ kheo không còn chấp thọ các pháp, kiết lậu (66) đã hết, tâm ý được giải thoát.


Chú thích
(61) Cung trời Tự Tại : Cung điện của trời Tự Tại Thiên Vương ở trên chót từng tứ thiền, cõi Sắc giới.
(62) Thần túc : Pháp thần thông, biến hóa tự tại vô ngại của Phật tu chứng.
(63) Hữu vi : các pháp có tạo tác, có sanh diệt . Tức là chỉ tất cả các hiện tượng biến thiên trong vũ trụ.
(64) Trần cấu : Nghĩa là bụi nhơ, là những sự mê lầm làm cho tâm mờ tối . Xa lìa trần cấu tức là dứt hết 88 phẩm kiến hoặc trong ba cõi.
(65) Pháp nhãn thanh tịnh : Thấy rõ lý chơn thật của các pháp. Tiểu thừa chứng được sơ quả do đã xa lìa trần cấu kiến hoặc, thấy rõ thật lý pháp tứ đế. Đại thừa chứng được Vô sanh pháp nhẫn, vào bực Sơ địa.
(66) Kiết lậu : Các phiền não kết dệt trong tự tâm, nên phiền não cũng gọi là kiết lậu. Kiết lậu đã hết vì dứt trừ lòng ái nhiễm mê đắm, không còn chấp thọ các pháp nên tâm ý được giải thoát, chứng đến bực vô học A La Hán.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẨM PHƯƠNG TIỆN (1)

Thuở ấy trong thành lớn Tỳ Da Ly có ông Trưởng giả tên là DUY MA CẬT, đã từng cúng dường vô lượng các đức Phật, sâu trồng cội lanhd, đặng vô sanh pháp nhẫn, biện tài vô ngại, du hý thần thông (2), chứng các môn tổng trì (3) đặng sức vô úy, hàng phục ma oán, thấu rõ pháp môn (4) thâm diệu , khéo nơi trí độ, thông đạt các pháp phương tiện, thành tựu đại nguyện, biết rõ tâm chúng sanh đến đâu, hay phân biệt rành rẽ các căn lợi độn, lâu ở Phật đạo, lòng đã thuần thục, quyết định nơi đại thừa. Những hành vi đều khéo suy lường, giữ gìn đúng oai nghi của Phật, lòng rộng như bể cả, chư Phật đều khen ngợi, hàng đệ tử, Đế Thích, Phạm Vương, vua thế gian v.v… thảy đều kính trọng.
Vì muốn độ người, nên ông dùng phương tiện khéo thị hiện làm thân Trưởng giả ở thành Tỳ Da Ly, có của cải nhiều vô lượng để nhiếp độ các hạng dân nghèo ; giữ giới thanh tịnh để nhiếp độ các kẻ phá giới ; dùng hạnh điều hòa nhẫn nhục để nhiếp độ các người giận dữ ; dùng đại tinh tiến để nhiếp độ các kẻ biếng nhác ; dùng nhất tâm thiền-tịch để nhiếp độ kẻ tâm ý tán loạn ; dùng trí tuệ quyết định để nhiếp độ những kẻ vô trí. Tuy làm người bạch y (5) cư sĩ mà giữ gìn giới hạnh thanh tịnh của sa môn, tuy ở tại gia mà không đắm nhiễm ba cõi (6), thị hiện có vợ con nhưng thường tu phạm hạnh, thị hiện có quyết thuộc nhưng ưa sự xa lìa, dù mặc đồ quí báu mà dùng tướng tốt để nghiêm thân, dù có ăn uống mà dùng thiền duyệt (7) làm mùi vị.


Chú thích
(1) Phương tiện : là phương pháp tiện lợi, phương pháp thích hợp cho căn cơ của chúng sanh tùy thời đại, tùy quốc độ nên gọi là phương tiện.
(2) Du hý thần thông: Phật và Bồ tát có thần thông tự tại vô ngại, vận dụng hóa độ chúng sanh làm sự vui chơi của mình, nên gọi là du hý. Lại có nghĩa Bồ tát đã lịch thiệp các pháp thần thông, do từ chứng ngộ chơn tánh mà hiển phát, vận dụng xuất nhập dễ dàng như chơi, không điều chi ngăn ngại, chẳng phải như thần thông của ngoại đạo, nhị thừa do tu luyện mà có nên còn bị ngại, vì vậy nên gọi là du hý thần thông.
(3) Tổng trì : Tiếng Phạn gọi là Đà la ni , Tàu dịch là tổng trì, tức là chỉ cho công năng giữ gìn các pháp lành khiến cho không mất, các pháp dữ không sanh. Tổng trì chia làm 4 món : 1) Pháp Đà la ni: Với các pháp Phật dạy nghe giữ không quên, 2) Nghĩa Đà la ni: Với nghĩa các pháp giữ gìn không quên, 3) Chú Đà la ni : Do sức thiền định phát ra lời bí mật có thần hiệu không lường, 4) nhẫn Đà la ni: An trú nơi thật tướng của các pháp . Trong luận Phật địa, quyển 5 có nói : Đà la ni là sức tăng thượng của niệm, huệ hay giữ gìn vô lượng Phật pháp.
(4) Pháp môn : Giáo pháp của Phật nói ra là phép tắc, gương mẫu cho thế gian. Các bậc Hiền, Thánh nương vào đó mà được nhập đạo, gọi là pháp môn. Kinh Pháp Hoa, phẩm phương tiện nói “… dùng chữ pháp môn bày tỏ Phật đạo… “
(5) Bạch y : Danh từ gọi người thế tục, vì người xuất gia mặc y phục màu vàng,
(6) Ba cõi : Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
(7) Thiền duyệt : Sự vui thích trong cảnh thiền định. Khi nhập vào cảnh thiền định được nhàn tịnh, thư thới làm cho vui thích tâm thần .


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chánh kinh
Hoặc khi đến chỗ cờ bạc, hát xướng thì ông dùng cơ hội để độ người ; dù thọ các pháp ngoại đạo, nhưng chẳng tổn hại lòng chánh tín; tuy hiểu rõ sách thế tục mà thường ưa Phật pháp ; cung kính tất cả mọi người lấy làm hơn hết trong sự cúng dường ; nắm giữ chánh pháp để nhiếp độ kẻ lớn người nhỏ ; tất cả những việc trị sanh (làm ăn, buôn bán) hùn hiệp, dù được lời lãi của đời, nhưng chẳng lấy đó làm vui mừng. Dạo chơi nơi ngã tư đường cái để lợi ích chúng sanh ; vào việc trị chánh để cứu giúp tất cả ; đến chỗ giảng luận dẫn dạy cho pháp đại thừa ; vào nơi học đường dạy dỗ cho kẻ đồng môn ; vào chỗ dâm dục để chỉ bày sự hại của dâm dục ; vào quán rượu mà hay lập chí. Nếu ở trong hàng Trưởng giả, là bậc tôn quí trong hàng Trưởng giả, giảng nói cho pháp thù thắng ; nếu ở trong hàng cư sĩ, là bậc tôn quí trong hàng cư sĩ, dứt trừ lòng tham đắm cho họ ; nếu ở trong dòng Sát đế lợi (8) là bậc tôn quí trong dòng Sát đế lợi, dạy bảo cho họ sự nhẫn nhục ; nếu ở dòng Bà la môn (9) là bực tôn quí trong dòng Bà la môn, khéo trừ lòng ngã mạn của họ ; nếu ở nơi Đại thần, là bực tôn quí trong hàng Đại thần, dùng chánh pháp để dạy dỗ họ ; nếu ở trong hàng vương tử, là bậc tôn quí trong hàng vương tử, chỉ dạy cho lòng trung hiếu ; nếu ở nơi nội quan (10) , là bâc tôn quí trong hàng nội quan, khéo dạy dỗ các hàng cung nữ ; nếu ở nơi thứ dân, là bậc tôn quí trong hàng thứ dân, chỉ bảo làm việc phước đức ; nếu ở nơi trời Phạm thiên (11), là bực tôn quí trong Phạm thiên, dạy bảo cho trí tuệ thù thắng ; nếu ở nơi trời Đế thích (12), là bực tôn quí trong Đế thích, chỉ bày cho pháp vô thường ; nếu ở nơi trời Tứ Thiên vương hộ thế (13), là bực tôn quí trong Tứ Thiên vương hộ thế, hằng ủng hộ chúng sanh. Trưởng giả Duy Ma Cật dùng cả thảy vô lượng phương tiện như thế làm cho chúng sanh đều được lợi ích.


Chú thích
(8) Sát đế lợi : (Ksatriya) chủ đất (quốc vương), dòng vua ở Ấn Độ, là một trong 4 giai cấp : Sát đế lợi, Bà la môn, Tỳ xá xà, Thủ đà la
(9) Bà la môn : (Brahmana) Tàu dịch là Tịnh hạnh, một giai cấp tu hạnh trong sạch, thờ trời Đại Phạm thiên, ở xứ Ấn Độ.
(10) Nội quan : Quan thái giám trong cung cấm của vua.
(11) Phạm Thiên: hoặc Đại Phạm Thiên vương là vua cõi trời sơ thiền nơi cõi Sắc giới. Cõi Sơ thiền có 3 từng trời : Phạm Thiên, Phạm Phụ, Đại Phạm, đã xa lìa sự dục nhiễm ở cõi dục giới. thân tâm thanh tịnh nên gọi là Phạm thiên.
(12) Đế Thích : Là vị trời chủ tể cõi Đao Lợi thiên trên chót núi Tu Di. Từng trời này có 33 cõi mà Đế Thích ở cõi chính giữa, thống lĩnh 32 cõi kia.
(13) Tứ Thiên vương hộ thế: Bốn vị ở bốn phía ngang lưng chừng núi Tu Di , làm ngoại tướng giúp đỡ trời Đế Thích coi sóc nhân gian, mỗi vị ủng hộ một châu thiên hạ nên gọi là Tứ Thiên vương hộ thế, gồm : 1) Trì Quốc Thiên vương ở phương Đông, 2) Tăng Trưởng Thiên vương ở phương nam, 3) Quảng Mục Thiên vương ở phương Tây, 4) Đa Văn Thiên vương ở phương Bắc.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chánh kinh
Ông dùng phương tiện hiện thân có bịnh. Do ông có bịnh nên các vị Quốc vương, Đại thần, Cư sĩ, Bà la môn cat thảy cùng các vị vương tử với bao nhiêu quan thuộc vô số nghìn người đều đến thăm bịnh.
Vì những người đến thăm bịnh, ông nhơn dịp thân bịnh mới rộng nói pháp “Này các nhân giả ! Cái thân huyễn này thật là vô thường, nó không có sức, không mạnh, không bền chắc, là vật mau hư hoại, thật không thể tin cậy. Nó là cái ổ chứa nhóm những thứ khổ não bịnh hoạn. Các nhân giả ! Người có trí sáng suốt đều không bao giờ nương cậy nó. Nếu xét cho kỹ, cái thân này như đống bọt, không thể cầm nắm, thân này như bóng nooit không thể còn lâu; thân này như ánh nắng dợn giữa đồng, do lòng khát ái sanh, thân này như cây chuối không bền chắc; thân này như đồ huyễn thuật, do nơi điên đảo mà ra ; thân này như cảnh chiêm bao, do hư vọng mà thấy có ; thân này như bóng của hình vì, theo nghiệp duyên hiện ; thân này như vang của tiếng, vì do nhân duyên thành ; thân này như mây nổi, trong giây phút tiêu tan ; thân này như điện chớp, sanh diệt rất mau lẹ niệm niệm không dừng ; thân này không chủ như là đất ; thân này không có ta như là lửa ; thân này không trường thọ như là gió ; thân này không có nhân như là nước ; thân này không thật, bởi tứ đại giả hợp mà thành ; thân này vốn không, nếu lìa ngã và ngã sở ; thân này vô tri như cỏ cây, ngói đá ; thân này không có làm ra (vô tác) (14) , do giớ nghiệp chuyển lay ; thân này là bất tịnh, chứa đầy những thứ dơ bẩn ; thân này là giả dối, dù có tắm rửa ăn mặc tử tế rốt cuộc nó cũng hư rã ; thân này là tai họa, vì đủ các thứ bệnh khổ não ; thân này như giếng trên gò, vì bị sự già yếu ép ngặt ; thân này không chắc chắn, vì thế nào cũng phải chết ; thân này như rắn độc, như kẻ giặc cướp, như chốn không tụ (15) vì do ấm (16) giới (17) nhập (18) hợp thành.


Chú thích
(14) vô tác : Không có thi vi tạo tác là ý nói cái thân do nhân duyên hợp thành, không có chủ thể nên nó không tự tác động, chuyển vận được.
(15) Chốn không tụ : chỗ tụ lạc (xóm làng) trống không, vắng vẻ, bọn giặc cướp nương ở , hoặc chỗ đồng trống có ác quỉ nhóm họp, là chỗ đáng ghê sợ, nhàm chán không thể nương ở được. Thân người cũng thế, do tứ đại hợp thành, là chỗ trống trơn, là ổ chứa nhóm tội lỗi, chịu mọi sự thống khổ : sinh già, bịnh, chết ép ngặt, nên đáng nhàm chán xa lìa như chỗ không tụ kia.
(16) Ấm : năm ấm : sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
(17) Giới : có 18 giới : 6 căn là : Nhãn, nhĩ tỵ thiệt, thân, ý ; 6 trần là : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ; và 6 thức là : nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
(18) Nhập : có 6 nhập là 6 trần nhập 6 căn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.42 khách