KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT (3 tập)

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-24. Hội Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM HỘI TÔNG
THỨ HAI MƯƠI BỐN


Bấy giờ Ngài Phú Lâu Na Di Ða La Ni Tử thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Ðức Phật sai Ngài Tu Bồ Ðề vì chư đại Bồ Tát giải thuyết Bát nhã ba la mật. Nay sao lại nói Ðại thừa làm chi?"

Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Con nói Ðại thừa có rời Bát nhã ba la mật chăng?"

Ðức Phật nói: "Tu Bồ Ðề nói Ðại thừa không rời Bát nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì tất cả pháp thiện, pháp trợ đạo, hoặc Thanh Văn pháp hoặc Bích Chi Phật pháp, hoặc Bồ Tát pháp, hoặc Phật pháp đều nhiếp vào trong Bát nhã ba la mật”.

Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Những thiện pháp, trợ đạo pháp, Thanh Văn pháp, Bích Chi Phật pháp, Bồ Tát pháp, Phật pháp nào đều nhiếp vào trong Bát nhã ba la mật?"

Ðức Phật nói: "Những lục ba la mật, tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, ba giải thoát môn, thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, đại từ đại bi, mười tám pháp bất cộng đây và và những thiện pháp, trợ đạo pháp khác, hoặc Thanh Văn pháp, hoặc Bích Chi Phật pháp, hoặc Bồ Tát pháp, hoặc Phật pháp đều nhiếp vào trong Bát nhã ba la mật.

Nầy Tu Bồ Ðề! Hoặc đại Bồ Tát Ðại thừa, hoặc sáu môn ba la mật, hoặc ngũ ấm đến ý xúc, nhơn duyên, danh thọ, hoặc sáu đại chủng, hoặc tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần, ba môn giải thoát và những thiện pháp, hoặc hữu lậu, vô lậu, hoặc hữu vi, vô vi, hoặc tứ đế, hoặc tam giới, hoặc thập bát không, hoặc các môn tam muội, các môn đà la ni đến mười tám pháp bất cộng, hoặc Phật, Phật pháp, Phật tánh, Phật như, thiệt tế, bất khả tư nghì tánh, Niết Bàn, tất cả những pháp nầy đều chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối, không ngại, không đẳng một tướng, chính là vô tướng.

Nầy Tu Bồ Ðề! Do nhơn duyên đây nên Ðại thừa của ông nói tùy thuận với Bát nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì Ðại thừa chẳng khác Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật chẳng khác Ðại thừa, Bát nhã ba la mật cùng Ðại thừa không hai không khác. Năm ba la mật kia cũng như vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Tứ niệm xứ chẳng khác Ðại thừa, Ðại thừa chẳng khác tứ niệm xứ, tứ niệm xứ cùng Ðại thừa không hai, không khác. Tứ chánh cần đến mười tám pháp bất cộng cũng như vậy.

Do nhơn duyên đây nên Tu Bồ Ðề nói Ðại thừa chính là nói Bát nhã ba la mật
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-25.Thập Vô

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM THẬP VÔ
THỨ HAI MƯỜI LĂM


Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Ðại Bồ Tát tiền tế bất khả đắc, hậu tế bất khả đắc, trung tế bất khả đắc.

Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức vô biên nên đại Bồ Tát cũng vô biên.

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, là đại Bồ Tát, đây cũng là bất khả đắc.

Nơi tất cả thứ, tất cả chỗ cầu tìm đại Bồ Tát đều bất khả đắc.

Bạch đức Thế Tôn! Con sẽ dạy cho những đại Bồ Tát nào về Bát nhã ba la mật?

Bạch đức Thế Tôn! Ðại Bồ Tát chỉ có danh tự . Như nói danh tự ngã, ngã rốt ráo chẳng sanh. Như ngã, các pháp cũng không tự tánh như vậy.

Những sắc gì rốt rái chẳng sanh? Những thọ, tưởng, hành, thức gì rốt ráo chẳng sanh?

Bạch đức Thế Tôn! Rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi là sắc. Rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi là thọ, tưởng, hành, thức.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu pháp rốt ráo chẳng sanh sẽ dạy Bát nhã ba la mật nầy chăng? Rời pháp rốt ráo chẳng sanh cũng không có Bồ Tát thật hành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nếu Bồ Tát nghe lời nói nầy mà tâm chẳng trầm một, chẳng ăn năn, chẳng kinh hãi, chẳng sợ sệt phải biết rằng đây là bực đại Bồ Tát có thể thật hành Bát nhã ba la mật
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Nhơn duyên gì mà nói rằng đại Bồ Tát tiền tế bất khả đắc, hậu tể bất khả đắc, trung tế bất khả đắc?

Nhơn duyên gì mà nói rằng vì sắc vô biên nên biết Bồ Tát cũng vô biên. Vì thọ, tưởng, hành, thức vô biên nên biết Bồ Tát cũng vô biên?

Nhơn duyên gì mà nói rằng sắc là Bồ Tát đây cũng bất khả đắc; thọ, tưởng, hành, thức là Bồ Tát đây cũng bất khả đắc?

Nhơn duyên gì mà nói rằng nơi tất cả thứ tất cả chỗ, Bồ Tát đều bất khả đắc, thời sẽ những dạy Bồ Tát nào về Bát nhã ba la mật?

Nhơn duyên gì mà nói rằng Bồ Tát chỉ có danh tự?

Nhơn duyên gì mà nói rằng như nói danh tự ngã, ngã rốt ráo chẳng sanh. Như ngã, các pháp cũng không tự tánh như vậy. Những sắc gì rốt ráo chẳng sanh, những thọ, tưởng, hành, thức gì rốt ráo chẳng sanh?

Nhơn duyên gì mà nói rằng rốt ráo chẳng sanh gọi là sắc, rốt ráo chẳng sanh chẳng gọi là thọ, tưởng, hành, thức?

Nhơn duyên gì mà nói rằng nếu pháp rốt ráo chẳng sanh sẽ dạy Bát nhã ba la mật nầy chăng?

Nhơn duyên gì mà nói rằng rời pháp rốt ráo chẳng sanh cũng không có Bồ Tát thật hành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

Nhơn duyên gì mà nói rằng nếu Bồ Tát nghe lời nói nầy mà tâm chẳng trầm một, chẳng ăn năn, chẳng kinh hãi, chẳng sợ sệt thời gọi là bực đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật?
".

Ngài Tu Bồ Đề trả lời Ngài Xá Lợi Phất: “Vì chúng sanh vô sở hữu, nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc, hậu tế bất khả đắc, trung tế bất khả đắc. Vì chúng sanh không, vì chúng sanh ly nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Vì sắc vô sở hữu, vì thọ, tưởng, hành, thức vô sở hữu nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc. Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức không, vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức ly nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Vì ngũ ấm tánh vô sở hữu nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc. Vì lục ba la mật vô sở hữu nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Tại sao vậy? Vì trong tánh không, tiền tế bất khả đắc, hậu tế bất khả đắc, trung tế bất khả đắc.

Tánh không chẳng khác Bồ Tát. Bồ Tát chẳng khác tiền tế.

Tánh không cùng Bồ Tát và tiền tế, ba pháp ấy không hai, không khác. Vì nhơn duyên nầy mà Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Vì sáu ba la mật rỗng không, vì sáu ba la mật rời lìa, vì sáu ba la mật tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Tại sao vậy? Vì trong tánh không, tiền tế bất khả đắc, hậu tế bất khả đắc, trung tế bất khả đắc.

Tánh không chẳng khác Bồ Tát. Bồ Tát chẳng khác tiền tế. Tánh không cùng Bồ Tát và tiền tế, ba pháp nầy không hai không khác. Do đây nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Vì nội không đến vô pháp hữu pháp không là vô sở hữu, là rỗng không, là rời lìa, là tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Vì tứ niệm xứ đến bất cộng pháp là vô sở hữu, là rỗng không, là rời lìa, là tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Tại sao vậy? Vì trong tánh không, tiền tế, hậu tế và trung tế đều bất khả đắc. Tánh không cùng Bồ Tát và tiền tế không hai, không khác. Do đây nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Vì tất cả tam muội môn, tất cả đà la ni môn là vô sở hữu, là rỗng không, là rời lìa, là tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Vì pháp tánh, pháp như, thiệt tế, bất khả tư nghì tánh là vô sở hữu, rỗng không, rời lìa tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Vì Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật Đà là vô sở hữu rỗng không, rời lìa tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Vì Vô thượng Bồ đề, nhứt thiết chủng trí là vô sở hữu, rỗng không, rời lìa tánh không có nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Tại sao vậy? Vì trong tánh không, tiền tế, hậu tế, trung tế đều bất khả đắc, Bồ Tát cũng bất khả đắc.

Không chẳng khác Bồ Tát, cũng chẳng khác tiền tế. Không cùng Bồ Tát và tiền tế, các pháp nầy không hai không khác. Do đây nên Bồ Tát tiền tế bất khả đắc.

Như tiền tế, hậu tế và trung tế cũng như vậy.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Sắc như hư không, thọ, tưởng, hành, thức cũng như hư không.

Tại sao vậy? Như hư không, biên bờ và trung gian đều bất khả đắc. Vì không có biên và trung nên chỉ gọi tên là hư không.

Cũng vậy, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, biên bờ và trung gian đều bất khả đắc. Vì sắc rỗng không. Trong rỗng không cũng không có biên bờ, không có trung gian. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy.

Do nhơn duyên nầy nên vì sắc vô biên mà biết Bồ Tát cũng vô biên. Vì thọ, tưởng, hành, thức vô biên nên biết Bồ Tát cũng vô biên. Nhẫn đến bất cộng pháp cũng luận thuyết như vậy.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Sắc sắc tướng rỗng không, nhẫn đến thức thức tướng rỗng không.

Đàn na ba la mật Đàn na ba la mật tướng rỗng không, nhẫn đến Bát nhã ba la mật Bát nhã ba la mật tướng rỗng không.

Nội không nội không tướng rỗng không, nhẫn đến vô pháp hữu pháp không vô pháp hữu pháp không tướng rỗng không.

Tứ niệm xứ tứ niệm xứ tướng rỗng không, nhẫn đến bất cộng pháp bất cộng pháp tướng rỗng không.

Pháp như pháp như tướng rỗng không nhẫn đến bất khả tư nghì tánh bất khả tư nghì tánh tướng rỗng không.

Tam muội môn tam muội môn tướng rỗng không, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí nhứt thiết chủng trí tướng rỗng không.

Thanh Văn thừa Thanh Văn thừa tướng rỗng không, nhẫn đến Phật thừa Phật thừa tướng rỗng không.

Thanh Văn nhơn Thanh Văn nhơn tướng rỗng không, nhẫn đến Phật tướng rỗng không.

Trong rỗng không đó, sắc bất khả đắc, thọ, tưởng. hành, thức bất khả đắc. Do đây nên sắc là Bồ Tát đây cũng bất khả đắc. Thọ, tưởng, hành, thức là Bồ Tát đây cũng bất khả đắc.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Trong sắc, sắc bất khả đắc. Trong thọ, sắc bất khả đắc. Trong thọ, thọ bất khả đắc. Trong sắc, thọ bất khả đắc. Trong tưởng, thọ bất khả đắc. Trong tưởng, tưởng bất khả đắc. Trong sắc thọ, tưởng bất khả đắc. Trong hành, tưởng bất khả đắc. Trong hành, hành bất khả đắc.

Trong sắc thọ tưởng, hành bất khả đắc. Trong thức, thức bất khả đắc. Trong sắc thọ tưởng hành, thức bất khả đắc.

Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Trong nhãn, nhãn bất khả đắc. Trong nhĩ, nhãn bất khả đắc. Trong nhĩ, nhĩ bất khả đắc. Trong nhãn, nhĩ bất khả đắc. Trong tĩ, nhĩ bất khả đắc. Trong tĩ, tĩ bất khả đắc.Trong nhãn nhĩ, tĩ bất khả đắc. Trong thiệt, tĩ bất khả đắc. Trong thiệt, thiệt bất khả đắc. Trong nhãn nhĩ tĩ, thiệt bất khả đắc. Trong thân, thiệt bất khả đắc. Trong thân, thân bất khả đắc. Trong nhãn nhĩ tĩ thiệt, thân bất khả đắc. Trong ý, thân bất khả đắc. Trong ý, ý bất khả đắc. Trong nhãn nhĩ tĩ thiệt thân, ý bất khả đắc.

Như ngũ ấm và sáu căn, sáu trần, sáu thức và sáu xúc cùng sáu xúc, nhơn duyên, sanh thọ cũng vậy.

Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng, tất cả tam muội đến tất cả đà la ni môn, tánh pháp đến Bích Chi Phật pháp, sơ địa đến thập địa, nhứt thiết chủng trí, đạo chủng trí và nhứt thiết chủng trí cũng như vậy.

Tu Đà Hoàn đến Phật cũng như vậy.

Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Trong Bồ Tát, Bồ Tát bất khả đắc. Trong Bát nhã ba la mật, Bồ Tát bất khả đắc. Trong Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật bất khả đắc. Trong Bồ Tát, Bát nhã ba la mật bất khả đắc. Trong Bát nhã ba la mật, giáo hóa vô sở hữu bất khả đắc. Trong giáo hóa, giáo hóa vô sở hữu bất khả đắc. Trong giáo hóa, Bồ Tát và Bát nhã ba la mật vô sở hữu bất khả đắc.

Tất cả pháp vô sở hữu bất khả đắc như vậy. Do nhơn duyên nầy nên trong tất cả thứ, tất cả chỗ, Bồ Tát bất khả đắc. Thời sẽ dạy Bồ Tát nào về Bát nhã ba la mật?

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Sắc là giả danh. Thọ, tưởng, hành, thức là giả danh. Sắc gọi là chẳng phải sắc, nhẫn đến thức gọi là chẳng phải thức.

Tại sao vậy? Vì danh danh tướng rỗng không. Nếu rống không thời chẳng phải là Bồ Tát. Do nhơn duyên nầy nên Bồ Tát chỉ có giả danh.

Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Đàn na ba la mật chỉ có danh tự. Trong danh tự chẳng phải có Đàn na ba la mật. Trong Đàn na ba la mật chẳng phải có danh tự. Do nhơn duyên nầy Bồ Tát chỉ có giả danh.

Như Đàn na ba la mật, năm ba la mật kia cũng vậy.

Như lục ba la mật, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến bất cộng pháp, tam muội môn, đà la ni môn, đến nhứt thiết chủng trí cũng vậy. Do đây nên Bồ Tát chỉ có giả danh.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Ngã rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh. Nhẫn đến tri giả, kiến giả rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

Sắc đến thức rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

Nhãn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

Nội không đến vô pháp hữu pháp không rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

Tứ niệm xứ đến bất cộng pháp rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

Tam muội môn đến nhứt thiết chủng trí rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

Thanh Văn đến Phật rốt ráo bất khả đắc thời thế nào có sanh.

Do nhơn duyên nầy nên nói rằng như ngã, danh tự ngã cũng rốt ráo chẳng sanh.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Vì các pháp hòa hiệp sanh nên không có tự tánh.

Những gì hòa hiệp sanh nên không có tự tánh?

Sắc hòa hiệp sanh nên không có tự tánh.

Thọ, tưởng, hành, thức hòa hiệp sanh nên không tự tánh.

Nhãn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ hòa hiẹp sanh nên không tự tánh.

Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật hòa hiệp sanh nên không có tự tánh.

Tứ niệm xứ đến bất cộng pháp hòa hiệp sanh nên không tự tánh.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Tất cả pháp vô thường cũng không mất
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Những pháp nào vô thường cũng không mất?"

Ngài Tu Bồ Đề nói: "Sắc vô thường cũng không mất. Thọ, tưởng, hành, thức vô thường cũng không mất.

Tại sao vậy? Vì nếu pháp vô thường thời là tướng lay động, tướng rỗng không. Do đây nên tất cả pháp hữu vi vô thường cũng không mất.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Hoặc pháp hữu lậu hoặc pháp vô lậu, hoặc pháp hữu ký, hoặc pháp vô ký, là pháp vô thường cũng không mất.

Tại sao vậy? Vì nếu pháp vô thường thời là tướng lay động, là tướng rỗng không. Do đây nên tất cả pháp có tạo tác vô thường cũng không mất.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Tất cả pháp chẳng phải thường, chẳng phải diệt
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Những pháp nào chẳng phải thường, chẳng phải diệt?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc chẳng phải thường chẳng phải diệt, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ, chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy.

Do những nhơn duyên trên đây, nên các pháp hòa hiệp sanh không có tự tánh
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do duyên cớ gì mà sắc đến thức rốt ráo chẳng sanh?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc đến thức chẳng phải pháp tạo tác. Vì tác giả bất khả đắc.

Nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ chẳng phải pháp tạo tác, vì tác giả bất khả đắc.

Tất cả pháp đều chẳng phải khởi, chẳng phải tác, vì tác giả bất khả đắc.

Do đây nên sắc đến thức rốt ráo bất khả sanh
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do nhơn duyên gì mà rốt ráo chẳng sanh chẳng gọi là sắc đến thức?”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc tánh rỗng không. Rỗng không nầy không có sanh, không có diệt, không có trụ, không có dị. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

Nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ cùng tất cả pháp hữu vi tánh rỗng không. Rỗng không nầy không có sanh, diệt, trụ, dị.

Do đây nên rốt ráo chẳng sanh chẳng gọi là sắc. Rốt ráo chẳng sanh chẳng gọi là thọ, tưởng, hành, thức
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Pháp rốt ráo chẳng sanh, nên dạy Bát nhã ba la mật nầy chăng?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Rốt ráo chẳng sanh chính là Bát nhã ba la mật. Bát nhã ba la mật chính là rốt ráo chẳng sanh. Bát nhã ba la mật cùng rốt ráo chẳng sanh không hai không khác. Do đây nên nói rằng rốt ráo chẳng sanh, nên dạy Bát nhã ba la mật nầy chăng?

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do nhơn duyên gì mà rời lìa rốt ráo chẳng sanh thời không Bồ Tát thật hành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, chẳng thấy rốt ráo chẳng sanh khác với Bát nhã ba la mật, cũng chẳng thấy rốt ráo chẳng sanh khác với Bồ Tát. Rốt ráo chẳng sanh với Bồ Tát không hai, không khác.

Chẳng thấy rốt ráo chẳng sanh khác với sắc, vì rốt ráo chẳng sanh với sắc không hai, không khác.

Chẳng thấy rốt ráo chẳng sanh khác với thọ, tưởng, hành, thức vì rốt ráo chẳng sanh với thọ, tưởng, hành, thức không hai, không khác. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng như vậy.

Do đây nên lìa rốt ráo chẳng sanh không có Bồ Tát thật hành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do nhơn duyên gì mà Bồ Tát nghe thuyết trên đây tâm chẳng trầm một, chẳng ăn năn, chẳng kinh hãi, chẳng sợ sệt, thời gọi là Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đại Bồ Tát chẳng thấy các pháp có giác tri tưởng. Đại Bồ Tát thấy tất cả các pháp như mộng, như hưởng, như ảnh, như ảo, như diệm, như hóa. Do đây nên nghe thuyết trên đây, Bồ Tát tâm chằng trầm một, chẳng ăn năn, chẳng kinh hãi, chẳng sợ sệt”.

Bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: “Thế Tôn! Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật quán sát các pháp như vậy. Lúc ấy đại Bồ Tát chẳng lãnh thọ sắc, chẳng hiển thị sắc, chẳng an trụ sắc, chẳng chấp trước sắc, cũng chẳng nói là sắc. Với thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

Với nhãn, nhĩ, tĩ, thiêt, thân, ý chẳng thọ, chẳng thị, chẳng trụ, chẳng trước, cũng chẳng nói là nhãn đến ý.

Với Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật, chẳng lãnh thọ, chẳnh hiển thị, chẳng an trụ, chẳng chấp trước, cũng chẳng nói là Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật.

Với nội không đến vô pháp hữu pháp không, chẳng lãnh thọ, chẳng hiển thị, chẳng an trụ, chẳng chấp trước, cũng chẳng nói là nội không đến vô pháp hữu pháp không.

Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát đối với tứ niệm xứ đến bất cộng pháp nhẫn đến nhứt thiết chủng trí, chẳng lãnh thọ, chẳng hiển thị, chẳng an trụ, chẳng chấp trước.

Bạch đức Thế Tôn! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát chẳng thấy sắc nhẫn đến chẳng thấy nhứt thiết chủng trí.

Tại sao vậy? Sắc chẳng sanh thời chẳng phải sắc. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng sanh thời chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức.

Nhãn chẳng sanh thời chẳng phải nhãn. Nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý chẳng sanh thời chẳng phải nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý.

Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật chẳng sanh thời chẳng phải Đàn na ba la mật đến chẳng phải Bát nhã ba la mật.

Nội không đến vô pháp hữu pháp không chẳng sanh thời chẳng phải nội không đến chẳng phải vô pháp hữu pháp không.

Tại sao vậy? Sắc chẳng sanh thời chẳng hai, chẳng khác. Nhẫn đến vô pháp hữu pháp không chăng sanh thời chẳng hai, chẳng khác.

Bạch đức Thế Tôn! Tứ niệm xứ chẳng sanh thời chẳng phải tứ niệm xứ. Nhẫn đến bất cộng pháp chẳng sanh thời chẳng phải bất cộng pháp.

Pháp như, pháp tánh đến bất khả tư nghì tánh chẳng sanh thời chẳng phải pháp như đến chẳng phải bất khả tư nghì tánh. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng sanh thời chẳng phải nhứt thiết chủng trí.

Tại sao vậy? Tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí chẳng sanh thời chẳng hai, chẳng khác. Bất sanh đây chẳng phải một, chẳng phải hai, ba, chẳng phải sai khác. Thế nên pháp ấy chẳng sanh thời chẳng phải pháp ấy.

Bạch đức Thế Tôn! Sắc tướng chẳng diệt thời chẳng phải sắc.

Tại sao vậy? Sắc và tướng chẳng diệt chẳng hai, chẳng khác. Vì pháp chẳng diệt nầy chẳng phải một, chẳng phải hai, ba, chẳng phải sai khác. Thế nên sắc tướng chẳng diệt thời chẳng phải sắc.

Như sắc, thọ, tướng, hành, thức nhẫn đến bất cộng pháp cũng vậy.

Do đây nên sắc vào trong pháp số vô nhị, thọ, tưởng, hành, thức vào trong pháp số vô nhị, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí vào trong pháp số vô nhị
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-26. Vô Sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM VÔ SANH
THỨ HAI MƯƠI SÁU


Bấy giờ Ngài Xá Lợi Phất hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật quán các pháp.

Những gì là Bồ Tát? Những gì là Bát nhã ba la mật? Những gì là quán?


Ngài Tu Bồ Đề nói: “Vì vô thượng Chánh đẳng Cánh giác phát đại tâm, người nầy gọi là Bồ Tát. Người nầy cũng biết tất cả pháp, tất cả tướng mà chẳng chấp trước, biết tướng của sắc nhẫn đến biết tướng của bất cộng pháp cũng chẳng chấp trước”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Những gì là tất cả pháp tướng?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nếu dùng danh tự, nhơn duyên hòa hiệp v.v…để biết các pháp, đây là sắc, đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp, là pháp hữu vi, là pháp vô vi. Dùng tướng danh tự ngữ ngôn để biết các pháp thời gọi là biết các pháp tướng.

Như lời Xá Lợi Phất hỏi, những gì là Bát nhã ba la mật? Vì viễn ly nên gọi là Bát nhã ba la mật.

Những pháp gì viễn ly? Viễn lý ấm giới nhập. Viễn ly ba la mật. Viễn ly không, Do đây nên viễn ly gọi là Bát nhã ba la mật.

Lại viễn ly tứ niệm xứ đến viễn ly mười tám pháp bất cộng, viễn ly nhứt thiết trí. Do đây nên viễn ly gọi là Bát nhã ba la mật.

Những gì là quán? Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát quán sắc chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải tác, chẳng phải vô tác, chẳng phải tịch diệt, chẳng phải chẳng tịch diệt, chẳng phải ly, chẳng phải chẳng ly. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến bất cộng pháp, tất cả môn tam muội đến nhứt thiết chủng trí cũng như vậy. Đây gọi là đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật quán các pháp
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do nhơn duyên gì mà sắc chẳng sanh là chẳng phải sắc; nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng sanh là chẳng phải nhứt thiết chủng trí?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc sắc tướng rỗng không. Trong sắc không ấy không có sắc cũng không có sanh, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng như vậy. Do đây nên sắc chẳng sanh là chẳng phải sắc, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng sanh là chẳng phải nhứt thiết chủng trí”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do nhơn duyên gì mà nói rằng sắc chẳng hai là chẳng phải sắc, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng hai là chẳng phải nhứt thiết chủng trí?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Có sắc là có chẳng hai, nhẫn đến có nhứt thiết chủng trí là có chẳng hai. Tất cả những pháp nầy đều chẳng hiệp, chẳng tan,, không sắc, không hình, không đối một tướng, tức là không có tướng. Do đây nên sắc chẳng hai là chẳng phải sắc, nhẫn đên nhứt thiết chủng trí chẳng hai là chẳng phải nhứt thiết chủng trí”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “ Do nhơn duyên gì mà nói rằng sắc nầy vào trong pháp số vô nhị, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí vào trong pháp số vô nhị ?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc chẳng khác vô sanh, vô sanh chẳng khác sắc, sắc tức là vô sanh, vô sanh tức là sắc. Do đây nên sắc vào trong pháp số vô nhị. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng như vậy”.

Bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: “Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật quán các pháp như vậy thời thấy sắc vô sanh, vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy thọ, tưởng, hành, thức vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Nhẫn đến thấy Phật và Phật pháp vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy”.

Ngài Xá Lợi Phất nói: “Cứ theo nghĩa của Tu Bồ Đề nói mà tôi được nghe thời sắc là chẳng sanh, thọ, tưởng, hành, thức là chẳng sanh, nhẫn đến Phật và Phật pháp cũng chẳng sanh.

Nếu như vậy thời lẽ ra nay chẳng nên được Tu Đà Hoàn Tu Đà Hoàn quả, Tư Đà Hàm Tư Đà Hàm quả, A Na Hàm A Na Hàm quả, A La Hán A La Hán quả, Bích Chi Phật Bích Chi Phật đạo, chẳng nên được đại Bồ Tát nhứt thiết chủng trí, cũng không có lục đạo chúng sanh sai khác, cũng chẳng nên được đại Bồ Tát năm thứ bồ đề.

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu tất cả pháp là tướng chẳng sanh, cớ chi Tu Đà Hoàn tu đạo đế để dứt ba kiết sử? Tư Đà Hàm tu đạo đế để làm mỏng tham, sân, si? A Na Hàm tu đạo đế để dứt năm hạ phần kiết sử? A La Hán tu đạo đế để dứt năm thượng phần kiết sử? Bích Chi Phật vì pháp Bích Chi Phật mà tu đạo đế ? Cớ chi đại Bồ Tát vì thọ khổ thay chúng sanh mà làm những việc khó làm? Cớ chi Phật chứng Vô thượng Bồ Đề? Cớ chi Phật chuyển pháp luân?


Ngài Tu Bồ Đề nói: “Tôi chẳng muốn cho pháp vô sanh có sở đắc. Tôi cũng chẳng muốn cho trong pháp vô sanh có được Tu Đà Hoàn và Tu Đà Hoàn quả, nhẫn đến có được Bích Chi Phật và Bích Chi Phật đạo. Tôi cũng chẳng muốn trong pháp vô sanh có Bồ Tát làm việc khó làm để thay khổ chio chúng sanh, Bồ Tát cũng chẳng dùng tâm khó làm để hành đạo.

Tại sao vậy? Vì nếu sanh tâm khó, tâm khổ thời chẳng thể lợi ích cho vô lượng vô số chúng sanh.

Nầy Xá Lợi Phất! Nay đây Bồ Tát thương xót chúng sanh. Với chúng sanh, Bồ Tát tưởng như cha mẹ, anh em, con cháu, cũng tưởng như thân mình. Thế nên Bồ Tát có thể lợi ích cho vô lượng vô số chúng sanh, vì pháp dụng vô sở đắc vậy.

Bồ Tát nên sanh tâm như thế nầy: Như ngã bất khả đắc, nơi tất cả thứ, tất cả chỗ, nội pháp, ngoại pháp cũng vậy, đều bất khả đắc. Nếu sanh tâm như trên đây thời Bồ Tát không có tâm khó, tâm khổ. Tại sao vậy? Vì Bồ Tát nầy nơi tất cả thứ, tất cả chỗ, tất cả pháp đều chẳng lãnh thọ.

Nầy Xá Lợi Phất! Tôi cũng chẳng muốn cho trong vô sanh có Phật chứng Vô thượng Bồ đề, trong vô sanh có chuyển pháp luân, tôi cũng chẳng muốn dùng pháp vô sanh để đắc đạo
”.

Ngài Xá Lợi Phất nói: “Nay Tu Bồ Đề muốn khiến dùng pháp sanh đắc đạo hay là dùng pháp vô sanh đắc đạo?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Tôi chẳng muốn khiến dùng pháp sanh đắc đạo”.

Ngài Xá Lợi Phất nói: “Vậy thời Tu Bồ Đề muốn khiến dùng pháp vô sanh đắc đạo?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Tôi cũng chẳng muốn khiến dùng pháp vô sanh đắc đạo”.

Ngài Xá Lợi Phất nói: “Như lời Tu Bồ Đề nói thời là vô tri, vô đắc”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Có tri, có đắc không phai hai pháp. Nay theo danh tự thế gian nên có tri, có đắc. Theo danh tự thế gian nên có Tu Đà Hoàn đến có chư Phật.

Trong đệ nhứt nghĩa đế thời vô tri, vô đắc, cũng không Tu Đà Hoàn đến không chư Phật
”.

Ngài Xá Lợi Phất nói: “Nếu theo danh tự thế gian nên có tri, có đắc, thời sáu loài sai khác cũng do danh tự thế gian mà có, chẳng phải là đệ nhứt nghĩa đế”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đúng như vậy. Theo danh tự thế gian nên có tri, có đắc. Sáu loài sai khác cũng do danh tự thế gian mà có, chẳng phải là đệ nhứt nghĩa đế.

Tại sao vậy? Vì trong đệ nhứt nghĩa đế không có nghiệp, không có báo, không có sanh, không có diệt, không có tịnh, không có cấu
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Pháp chẳng sanh sanh chăng? Pháp sanh sanh chăng?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Tôi chẳng muốn khiến pháp chẳng sanh sanh, cũng chẳng muốn khiến pháp sanh sanh”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Pháp chẳng sanh nào không muốn khiến sanh?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc là pháp chẳng sanh, tự tánh nó rỗng không chẳng muốn khiến sanh. Nhẫn đến Vô thượng Bồ đề là pháp chẳng sanh, tự tánh nó rỗng không chẳng muốn khiến sanh”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Sanh sanh hay chẳng sanh sanh ?”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Chẳng phải sanh sanh, cũng chẳng phải chẳng sanh sanh.

Tại sao vậy? Vì sanh và chẳng sanh là hai pháp chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc không hình, không đối, một tướng tức là không có tướng. Do đây nên chẳng phải sanh sanh cũng chẳng phải chẳng sanh sanh
”.

Ngài Xá Lợi Phất nói: ”Tu Bồ Đề khéo thích nói pháp vô sanh và tướng vô sanh”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Tôi thích nói pháp vô sanh và tướng vô sanh.

Tại sao vậy? Vì những pháp vô sanh, tướng vô sanh và những lời thích nói đều chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối, một tướng, tức là không có tướng
”.

Ngài Xá Lợi Phất nói: “Tu Bồ Đề thích nói pháp chẳng sanh, cũng thích nói tướng chẳng sanh, những lời thích nói nầy cũng chẳng sanh”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đúng như vậy. Vì sắc chẳng sanh nhẫn đến nhất thiết chủng trí chẳng sanh. Do đây nên tôi thích nói pháp chẳng sanh, cũng thích nói tướng chẳng sanh, lời thích nói nầy cũng chẳng sanh”.

Ngài Xá Lợi Phất nói: “Trong những người thuyết pháp, Tu Bồ Đề đáng là người trên hết. Vì có hỏi điều chi, Tu Bồ Đề đều đáp được cả”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Vì các pháp không có sở y vậy”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Thế nào là các pháp không có sở y?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc tánh thường không, chẳng y tựa trong, chẳng y tựa ngoài, chẳng y tựa trung gian. Nhẫn đến nhất thiết chủng trí tánh thường không, chẳng y tựa trong, chẳng y tựa ngoài, chẳng y tựa trung gian. Do đây nên tất cả pháp không chỗ y tựa, vì tánh thường không vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nên đại Bồ Tát lúc thật hành sáu môn ba la mật phải tịnh sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhẫn đến phải tịnh nhất thiết chủng trí
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Thế nào đại Bồ Tát lúc thật hành sáu môn ba la mật tịnh Bồ Tát đạo?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Có thế gian Đàn na ba la mật. Có xuất thế gian Đàn na ba la mật. Năm ba la mật kia cũng đều có thế gian và có xuất thế gian”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Thế nào là thế gian Đàn na ba la mật? Thế nào là xuất thế gian Đàn na ba la mật?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nếu đại Bồ Tát làm thí chủ có thể bố thí cho Sa Môn, Bà La Môn và người nghèo cùng đi xin: cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần mặc cho mặc, cần chỗ ở cho chỗ ở, cần tiền bạc, châu báu, hoa hương, cho tiền bạc, châu báu, hoa hương, cần thuốc men cho thuốc men, tất cả thứ cần dùng đều cấp cho.

Lúc bố thí, Bồ Tát nghĩ rằng tôi cho họ nhận, tôi chẳng bỏn xẻn tham lam, tôi là thí chủ, tôi có thể thí xả tất cả, tôi y theo lời Phật dạy mà thật hành Đàn na ba la mật.

Bố thí xong, Bồ Tát dùng pháp đã được, cùng chung với tất cả chúng sanh hồi hướng Vô thượng Bồ đề mà nghĩ rằng nhân duyên bố thí nầy khiến chúng sanh được sự an lạc đời nay, về sau khiến họ được sự an lạc nhập Niết Bàn.

Nầy Xá Lợi Phất! Bồ Tát nầy bố thí có ba điều chướng ngại: Một là ngã tướng, hai là tha tướng, ba là thí tướng. Vì bố thí mà có ba tướng nầy nên gọi là thế gian Đàn na ba la mật.

Tại sao gọi là thế gian? Vì ở trong thế gian chẳng động dời, chẳng siêu xuất vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào gọi là xuất thế gian Đàn na ba la mật? Chính là ba phần thanh tịnh vậy.

Những gì là ba? Lúc bố thí, đại Bồ Tát chẳng thấy có mình, chẳng thấy có người nhận, chẳng có thấy vật bố thí, cũng chẳng trong mong báo đáp. Đây gọi là đại Bồ Tát ba phần thanh tịnh Đàn na ba la mật.

Lại lúc bố thí, đại Bồ Tát bố thí cho tất cả chúng sanh mà không thấy có chúng sanh, đem sự bố thí nầy hồi hướng Vô thượng Bồ đề nhẫn đến không thấy có pháp tướng vi tế.

Đây gọi là xuất thế gian Đàn na ba la mật.

Tại sao gọi là xuất thế gian? Vì ở trong thế gian có thể động dời, có thể siêu xuất vậy.

Năm môn ba la mật kia nếu có sở y thời gọi là thế gian, nếu không sở y thời gọi là xuất thế gian, ngoài ra như đã giải nói về Đàn na ba la mật.

Lúc thật hành sáu môn ba la mật, đại Bồ Tát tịnh Bồ Tát đạo như vậy


Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Thế nào là đại Bồ Tát vì đạo Vô thượng Bồ đề?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Tứ niệm xứ là đại Bồ Tát vì đạo Vô thượng Bồ đề, nhẫn đến Bát thánh đạo phần, giải thoát môn, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tất cả tam muội môn và đà la ni môn, thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi, đây gọi là đại Bồ Tát vì đạo Vô thượng Bồ đề”.

Ngài Xá Lợi Phất khen: “Lành thay lành thay!"

Nầy Tu Bồ Đề! “Gì là ba la mật lực?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Là Bát nhã ba la mật lực. Vì Bát nhã ba la mật hay sanh tất cả pháp lành của Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát và Phật.

Bát nhã ba la mật hay nạp thọ tất cả pháp lành, hoặc pháp Thanh Văn, pháp Bích Chi Phật, hoặc pháp Bồ Tát và Phật pháp.

Nầy Xá Lợi Phất! Quá khứ chư Phật thật hành Bát nhã ba la mật được Vô thượng Bồ đề. Vị lai chư Phật cũng thật hành Bát nhã ba la mật sẽ được Vô thượng Bồ đề. Hiện tại nay, chư Phật trong các quốc độ mười phương cũng thật hành Bát nhã ba la mật được Vô thượng Bồ đề.

Nếu lúc nghe nói Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát chẳng nghi ngờ, chẳng cho là khó, thời nên biết đại Bồ Tát nầy thật hành Bồ Tát đạo.

Người thật hành Bồ Tát đạo vì cứu tất cả chúng sanh nên tâm chẳng rời bỏ tất cả chúng sanh, bởi vô sở đắc vậy.

Bồ Tát phải thường chẳng rời niệm nầy: Chính là đại bi niệm
”.

Ngài Xá Lợi Phất lại hỏi: “Muốn khiến đại Bồ Tát thường chẳng rời niệm nầy: chính là đại bi niệm. Nếu đại Bồ Tát thường chẳng rời đại bi niệm, thời nay đây tất cả chúng sanh sẽ làm Bồ Tát. Vì tất cả chúng sanh cũng chẳng rời các niệm vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Lành thay, lành thay! Xá Lợi Phất muốn chất vấn tôi mà trở thành nghĩa của tôi.

Tại sao vậy? Vì chúng sanh không có nên niệm cũng không. Vì chúng sanh tánh không có nên niệm tánh cũng không. Vì chúng sanh pháp không có nên niệm pháp cũng không. Vì chúng sanh ly nên niệm cũng ly. Vì chúng sanh rỗng không nên niệm cũng rỗng không. Vì chúng sanh bất khả tri nên niệm cũng bất khả tri.

Nầy Xá Lợi Phất! Vì sắc không có nên niệm cũng không. Vì sắc tánh không có nên niệm tánh cũng không. Vì sắc pháp không có nên niệm pháp cũng không. Vì sắc ly nên niệm cũng ly. Vì sắc rỗng không nên niệm cũng rỗng không. Vì sắc bất khả tri nên niệm cũng bất khả tri. Nhẫn đến Vô thượng Bồ đề cũng như vậy.

Nầy Ngài Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát thật hành Bồ Tát đạo, tôi muốn khiến chẳng rời niệm nầy: chính là đại bi niệm
”.

Bấy giờ đức Phật khen: “Lành thay, lành thay! Đây chính là Bát nhã ba la mật của đại Bồ Tát. Ai muốn nói thời phải nói như vậy.

Tu Bồ Đề nói về Bát nhã ba la mật đều là tuân thừa ý của Phật. Đại Bồ Tát học Bát nhã ba la mật phải học như lời của Tu Bồ Đề nói
”.

Lúc Ngài Tu Bồ Đề nói phẩm Bát nhã ba la mật, cõi Đại Thiên chấn động sáu cách.

Bấy giờ đức Phật mỉm cười.

Ngài Tu Bồ Đề bạch hỏi duyên do.

Đức Phật nói: “Nầy Tu Bồ Đề! Như ta nói Bát nhã ba la mật tại quốc độ nầy, mười phương trong vô lượng vô số quốc độ, chư Phật cũng nói Bát nhã ba la mật như vậy”.

Lúc đức Phật nói phẩm Bát nhã ba la mật, có mười hai na do tha Nhơn, Thiên được vô sanh pháp nhẫn.

Lúc mười phương chư Phật nói Bát nhã ba la mật cũng có vô lượng vô số chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-27.Thiên Vương

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM THIÊN VƯƠNG
THỨ HAI MƯƠI BẢY


Bấy giờ trong Đại Thiên thế giới, chư vị Tứ Thiên Vương Thiên cùng vô số trăm ngàn ức chư Thiên đồng đến pháp hội.

Chư vị Đao Lợi Thiên Vương cùng vô số trăm ngàn ức chư Thiên, chư vị Dạ Ma Thiên Vương, chư vị Đâu Suất Thiên Vương cùng vô số trăm ngàn ức chư Thiên, chư vị Hóa Lạc Thiên Vương cùng vô số trăm ngàn ức chư Thiên, chư vị Tự Tại Thiên Vương cùng vô số trăm ngàn ức chư Thiên, chư vị Phạm Thiên Vương cùng vô số trăm ngàn ức chư Thiên đồng đến pháp hội.

Thân quang minh do nghiệp báo sanh của chư vị Tứ Thiên Vương nhẫn đến chư vị Đại Tự Tại Thiên so với thường quang của đức Phật không bằng một phần muôn ức, ở bên Phật khác nào cột cháy nám sánh với đống vàng diêm phù đàn.

Thích Đề Hoàn Nhơn, vị Thiên Vương cõi trời Đau Lợi bạch Ngài Tu Bồ Đề: “Chư vị Thiên Vương đây cùng hòa hiệp đều muốn nghe Đại Đức Tu Bồ Đề nói Bát nhã ba la mật.

Bạch Ngài Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát nên an trụ trong Bát nhã ba la mật thế nào? Những gì là Bát nhã ba la mật của đại Bồ Tát? Thế nào đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật?


Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy Kiều Thi Ca! Tôi sẽ thừa thuận ý của đức Phật và nương thần lực của đức Phật mà nói Bát nhã ba la mật của đại Bồ Tát, như chỗ chư đại Bồ Tát, như chỗ chư đại Bồ Tát phải an trụ trong Bát nhã ba la mật.

Nay chư Thiên Tử nào chưa phát tâm Vô thượng Bồ đề thời nên phát tâm. Người nào nhập chánh vị Thanh Văn thời chẳng thể phát tâm Vô thượng Bồ đề. Tại sao vậy? Vì chướng cách với sanh tử vậy.

Người nầy nếu phát bồ đề tâm, tôi cũng tùy hỉ. Vì bực thượng nhơn phải nên lại cầu thượng pháp. Tôi trọn không dứt tuyệt công đức của họ.

Nầy Kiều Thi Ca! Gì là Bát nhã ba la mật?

Đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí để tư niệm sắc là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã. Tư niệm sắc như bịnh, như mụn nhọt vỡ bể, như mũi tên ghim vào thân, làm cho đau đớn, suy hoại, lo sợ chẳng an, vì vô sở đắc vậy.

Tư niệm thọ, tưởng, hành, thức đến địa, thủy, hỏa, phong không thức, sáu đại chủng cũng như vậy, vì đều vô sở đắc cả.

Bồ Tát lại quán sắc đến thức chủng là tịch diệt, là ly, là bất sanh, là bất diệt, là bất cấu, là bất tịnh, vì vô sở đắc vậy.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát đúng với tâm thứ nhứt thiết trí quán vô minh duyên ra các hành nhẫn đến lão tử nhơn duyên tụ tập những sự khổ lớn, vì cũng vô sở đắc vậy.

Đại Bồ Tát quán vì vô minh diệt nên các hành diệt, nhẫn đến vì sanh diệt nên lão tử diệt. Vì lão tử diệt nên nhóm khổ lớn ưu bi khổ não cũng diệt, vì vô sở đắc vậy.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết chủng trí tu tứ niệm xứ, vì vô sở đắc vậy. Nhẫn đến mười tám pháp bất cộng, vì vô sở đắc vậy.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí thật hành Đàn na ba la mật đến Thiền na ba la mật, vì vô sở đắc vậy.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát quán như vầy: Chỉ có các pháp và các pháp làm nhơn duyên cho nhau mà có nhuận ích, tăng trưởng, phân biệt, so tính, trong đây không có ngã và ngã sở.

Tâm hồi hướng của Bồ Tát chẳng ở trong tâm Vô thượng Bồ đề, tâm bồ đề chẳng ở trong tâm hồi hướng.

Ở trong tâm Vô thượng Bồ đề, tâm hồi hướng bất khả đắc.

Ở trong tâm hồi hướng, tâm Vô thượng Bồ đề bất khả đắc.

Đại Bồ Tát dầu quán tất cả pháp, nhưng cũng không có pháp khả đắc.

Đây gọi là Bát nhã ba la mật của đại Bồ Tát
”.

Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Thế nào là tâm hồi hướng của Bồ Tát chẳng ở trong tâm Vô thượng Bồ đề, nhẫn đến ở trong tâm hồi hướng, tâm Vô thượng Bồ đề bất khả đắc”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy Kiều Thi Ca! Tâm hồi hướng và tâm Vô thượng Bồ đề chẳng phải tâm, là chẳng phải tâm tướng.

Trong chẳng phải tâm tướng chẳng hồi hướng được, chẳng phải tâm tướng nầy thường chẳng phải tâm tướng. Bất khả tư nghì tướng thường bất khả tư nghì tướng. Đây gọi là Bát nhã ba la mật của đại Bồ Tát
”.

Đức Phật khen: “Lành thay, lành thay! Tu Bồ Đề vì chư đại Bồ Tát mà nói Bát nhã ba la mật, an ổn tâm của đại Bồ Tát”.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: “Thế Tôn! Con phải báo ân.

Thuở quá khứ, chư Phật và các đệ tử vì hàng đại Bồ Tát nói sáu ba la mật dạy bảo lợi ích vui mừng. Lúc ấy đức Thế Tôn cũng ở nơi đó học được Vô thượng Bồ đề.

Hôm nay con cũng phải vì hàng Bồ Tát nói sáu ba la mật, dạy bảo lợi ích vui mừng cho họ được Vô thượng Bồ đề
”.

Ngài Tu Bồ Đề nói với Thích Đề Hoàn Nhơn: “Nầy Kiều Thi Ca! Nay Ngài nên nghe chỗ nên an trụ cùng chỗ chẳng nên an trụ trong Bát nhã ba la mật của đại Bồ Tát.

Nầy Kiều Thi Ca! Sắc sắc rỗng không, đến thức thức rỗng không, Bồ Tát Bồ Tát rỗng không.

Sắc không và Bồ Tát không nầy chẳng hai, chẳng khác, đến thức không và Bồ Tát không chẳng hai, chẳng khác.

Nầy Kiều Thi Ca! Trong Bát nhã ba la mật của đại Bồ Tát nên an trụ như vậy.

Lại nhãn nhãn rỗng không, đến ý ý rỗng không, Bồ Tát Bồ Tát rỗng không.

Nhãn không nhẫn đến Bồ Tát không chẳng hai, chẳng khác.

Lục trần, sắc đến pháp, lục đại, đại địa đến thức đại thức đại rỗng không, Bồ Tát Bồ Tát rỗng không.

Thức đại không và Bồ Tát không chẳng hai, chẳng khác.

Vô minh vô minh rỗng không đến lão tử lão tử rỗng không. Vô minh diệt vô minh diệt rỗng không đến lão tử diệt lão tử diệt rỗng không, Bồ Tát Bồ Tát rỗng không.

Vô minh không đến lão tử diệt không và Bồ Tát không chẳng hai, chẳng khác.

Nầy Kiều Thi Ca! Trong Bát nhã ba la mật của đại Bồ Tát phải an trụ như vậy.

Lại Đàn na ba la mật đến nhứt thiết chủng trí nhứt thiết chủng trí rỗng không, Bồ Tát Bồ Tát rỗng không.

Nhứt thiết chủng trí không và Bồ Tát không chẳng hai, chẳng khác.

Nầy Kiều Thi Ca! Trong Bát nhã ba la mật của đại Bồ Tát phải an trụ như vậy.

Thế nào trong Bát nhã ba la mật chỗ chẳng nên an trụ?

Nầy Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát chẳng nên an trụ trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức, vì có sở đắc vậy. Chẳng nên an trụ trong nhãn đến ý. Chẳng nên an trụ trong sắc đến pháp. Chẳng nên an trụ trong nhãn thức đến ý thức. Chẳng nên an trụ trong nhãn xúc, nhơn duyên, sanh thọ đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ, vì có sở đắc vậy.

Chẳng nên an trụ trong Đàn na ba la mật đến nhứt thiết trí, vì có sở đắc vậy.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát đối với sắc là thường, sắc là vô thường, sắc là lạc, là khổ, sắc là tịnh, sắc là bất tịnh, sắc là ngã, sắc là vô ngã, sắc là không, sắc là bất không, sắc là tịch diệt, sắc là chẳng tịch diệt, sắc là ly, sắc là chẳng ly, đều chẳng nên an trụ, vì có sở đắc vậy. Như với sắc, với thọ, tưởng, hànht, thức cũng vậy.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Đại Bồ Tát đối với vô vi tướng và phước điền của quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến của Phật đều chẳng nên an trụ, vì có sở đắc vậy.

Ở trong sơ phát tâm: Tôi phải đầy đủ sáu môn ba la mật, sẽ nhập Bồ Tát vị, sẽ ở bực bất thối chuyển, có đủ năm thần thông, đại Bồ Tát đều chẳng nên an trụ, vì có sở đắc vậy.

Có đủ năm thần thông rồi tôi sẽ đến vô lượng vô số cõi Phật để lễ kính cúng dường, nghe chư Phật thuyết pháp, nghe xong nói lại cho người khác. Tất cả như vậy, đại Bồ Tát đều chẳng nên an trụ, vì có sở đắc vậy.

Như quốc độ nghiêm tịnh của chư Phật, tôi cũng sẽ nghiêm tịnh quốc độ như vậy, sẽ thành tựu chúng sanh khiến họ nhập Phật đạo, sẽ đến chỗ của vô lượng vô số chư Phật để tán thán kính trọng cúng dường , sẽ làm cho vô lượng vô số chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề. Tất cả như vầy, đại Bồ Tát đều chẳng nên an trụ, vì có sở đắc vậy.

Tôi sẽ sanh ngũ nhãn, sẽ sanh tất cả tam muội, tất cả đà la ni, sẽ được thập lực, tứ vô úy, tứ vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, sẽ đầy đủ đại từ đại bi, ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình. Tất cả như vậy, đại Bồ Tát đều chẳng nên an trụ, vì có sở đắc vậy.

Đây là bát nhơn, là tín hành nhơn, là pháp hành nhơn, Tu Đà Hoàn tột bảy đời, Tu Đà Hoàn mạng chung sạch phiền não, Tu Đà Hoàn trung gian nhập Niết Bàn, người nầy hướng Tư Đà Hàm quả chứng, Tư Đà Hàm nhứt lai nhập Niết Bàn, người nầy hướng A Na Hàm quả chứng, A Na Hàm nơi kia nhập Niết Bàn, người nầy hướng A La Hán quả chứng, A La Hán đời nay nhập vô dư Niết Bàn, người nầy là Bích Chi Phật, trụ Bồ Tát địa, vượt hơn Thanh Văn, Bích Chi Phật, được đạo chủng trí, nhứt thiết chủng trí, đắc Vô thượng Bồ đề, sẽ chuyển pháp luân, làm Phật sự độ vô lượng chúng sanh nhập Niết Bàn. Tất cả như vậy, đại Bồ Tát đều chẳng nên an trụ, vì có sở đắc vậy.

Được tứ như ý túc, trụ trong tam muội nầy sẽ trụ thọ số kiếp như số cát sông Hằng, sẽ được ba mươi hai tướng, mỗi mỗi tướng có trăm phước trang nghiêm, thế giới của ta như hằng sa thế giới mười phương, Đại Thiên thế giới của ta thuần kim cang, cây bồ đề của ta sẽ phát ra mùi thơm làm cho chúng sanh dứt sạch thân bịnh và tâm bịnh, chúng sanh nghe mùi thơm nầy sẽ sạch tham, sân, si, cũng không có tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật, tất cả sẽ được Vô thượng Bồ đề. Tất cả như vậy, đại Bồ Tát đều chẳng nên an trụ, vì có sở đắc vậy.

Sẽ khiến trong thế giới của tôi không có danh tự sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không có danh tự Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật, không có danh tự tứ niệm xứ đến bất cộng pháp, cũng không có danh tự Tu Đà Hoàn đến Phật. Tất cả như vậy, đại Bồ Tát đều chẳng nên an trụ, vì có sở đắc vậy.

Tại sao vậy? Vì chư Phật lúc đắc Vô thượng Bồ đề, tất cả pháp đều vô sở đắc vậy.

Nầy Kiều Thi Ca! Thế nên ở trong Bát nhã ba la mật, Bồ Tát chẳng nên an trụ, vì có sở đắc vậy.

Ngài Xá Lợi Phất nghĩ rằng nay đây Bồ Tát phải an trụ trong Bát nhã ba la mật như thế nào?


Biết tâm niệm của Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy Xá Lợi Phất! Cứ theo ý Ngài thời chư Phật an trụ chỗ nào?

Ngài Xá Lợi Phất nói: “Chư Phật không có chỗ trụ.

Chư Phật chẳng an trụ trong sắc, chẳng an trụ trong thọ, tưởng, hành, thức, chẳng an trụ trong tánh hữu vi, trong tánh vô vi, chẳng an trụ trong tứ niệm xứ đến bất cộng pháp, chẳng an trụ trong nhứt thiết chủng trí.

Trong Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát phải an trụ như chư Phật an trụ. Nơi tất cả pháp chẳng phải an trụ chẳng phải chẳng an trụ.

Trong Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát phải học như vậy, phải an trụ nơi pháp chẳng trụ
”.

Bấy giờ trong pháp hội có chư Thiên Tử nghĩ rằng lời nói câu chữ của hàng Dạ Xoa còn có thế rõ biết được, Đại Đức Tu Bồ Đề luận nói, giải thích Bát nhã ba la mật, chúng tôi trọn chẳng biết chi cả.

Ngài Tu Bồ Đề biết tâm niệm của Chư Thiên Tử nên hỏi rằng: “Các Ngài chẳng hiểu, chẳng biết ư?

Chư Thiên Tử nói: “Bạch Đại Đức! Chúng tôi chẳng hiểu, chẳng biết”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đúng ra thời các Ngài phải nên chẳng biết, còn tôi thì không có luận nói, nhẫn đến tôi không nói đến một chữ, cũng không có người nghe.

Tại sao vậy? Vì những chữ chẳng phải Bát nhã ba la mật. Trong Bát nhã ba la mật không có thính giả.

Vô thượng Bồ đề của chư Phật không có chữ, không có lời.

Nầy các Ngài! Như đức Phật biến hóa làm hóa nhơn. Hoá nhơn nầy lại biến hóa bốn bộ chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di. Ở giữa bốn bộ chúng nầy, hóa nhơn thuyết pháp.

Ý các Ngài nghĩ thế nào, trong đó có thuyết giả, có thính giả, có tri giả chăng?


Chư Thiên Tử nói: “Bạch Đại Đức! Không có”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy các Ngài! Tất cả pháp đều như biến hóa, trong đó không có thuyết giả, không có thính giả, cũng không có tri giả.

Nầy các Ngài! Ví như có người chiêm bao thấy Phật thuyết pháp. Ý các Ngài nghĩ thế nào, trong đó có thuyết giả, thính giả và tri giả chăng?


Chư Thiên Tử nói: “Bạch Đại Đức! Không có”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy các Ngài! Tất cả các pháp đều như chiêm bao, không có người nói, không có người nghe, không có người biết.

Nầy các Ngài! Ví như có hai người ở một bên bờ khe sâu lên tiếng ca ngợi Phật, Pháp và Tăng phát ra hai vang.

Ý các Ngài nghĩ thế nào, hai vang ấy có hiểu lẫn nhau chăng?


Chư Thiên Tử nói: “Bạch Đại Đức! Không”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy các Ngài! Tất cả pháp cũng như vang, không thuyết giả, không thính giả, không tri giả.

Nầy các Ngài! Như nhà ảo thuật giỏi, ở giữa ngã tư đường hóa làm Phật và bốn bộ chúng rồi thuyết pháp. Ý các Ngài nghĩ thế nào, trong đó có người nói, người nghe, người biết không?


Chư Thiên Tử nói: “Bạch Đại Đức! Không có”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy các Ngài! Tất cả pháp như ảo huyễn, trong đó không có thuyết giả, thích giả, cũng không có tri giả”.

Bấy giờ chư Thiên Tử nghĩ rằng Đại Đức Tu Bồ Đề giải nói muốn cho dễ hiểu mà trở lại càng thâm, càng diệu.

Ngài Tu Bồ Đề biết tâm niệm của chư Thiên Tử mà nói rằng: “Nầy các Ngài! Sắc chẳng phải thâm, chẳng phải diệu, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thâm, chẳng phải diệu. Sắc tánh đến thức tánh chẳng phải thâm, chẳng phải diệu. Nhãn tánh đến ý tánh, sắc tánh đến pháp tánh, nhãn giới tánh đến ý thức giới tánh, nhãn xúc đến ý xúc, nhãn xúc, nhơn duyên, sanh thọ đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ đều chẳng phải thâm, chẳng phải diệu.

Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến bất cộng pháp, tất cả tam muội đến tất cả đà la ni, nhứt thiết chủng trí và nhứt thiết chủng trí tánh đều chẳng phải thâm, chẳng phải diệu
”.

Chư Thiên Tử nghĩ rằng trong thuyết pháp ấy chẳng phải nói sắc đến chẳng nói nhứt thiết chủng trí, chẳng nói Tu Đà Hoàn quả đến A La Hán quả, chẳng nói Bích Chi Phật đạo, chẳng nói Vô thượng Bồ đề đạo, trong chẳng pháp ấy chẳng nói danh tự ngữ ngôn.

Ngài Tu Bồ Đề biết tâm niệm của chư Thiên Tử nên nói rằng: “Nầy các Ngài! Đúng như vậy, trong pháp ấy, Vô thượng Bồ đề của chư Phật không có tướng nói được, trong ấy không có thuyết giả, không có thính giả, không có tri giả.

Nầy các Ngài! Do đây nên thiện nam tử, thiện nữ nhơn, người muốn an trụ Tu Đà Hoàn quả, muốn y chứng Tu Đà Hoàn quả, người nầy chẳng lìa rời trí nhẫn trên đây. Người muốn an trụ, muốn chứng Tư Đà Hàm quả, A Na Hàm quả, A La Hán quả, Bích Chi Phật đạo và Phật đạo, người nầy chẳng rời lìa trí nhẫn trên đây.

Nầy các Ngài! Đại Bồ Tát từ sơ phát tâm, ở trong Bát nhã ba la mật, phải an trụ như vậy. Vì không có nói, không có nghe vậy
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-28.Ảo Nhơn Thính Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM ẢO NHƠN THÍNH PHÁP
THỨ HAI MƯƠI TÁM


Bấy giờ chư Thiên Tử nghĩ rằng nên dùng những người nào để nghe Đại Đức Tu Bồ Đề thuyết pháp?

Biết tâm niệm của chư Thiên Tử, Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy các Ngài! Như người ảo hóa nghe pháp, tôi phải dùng người như vậy. Vì người như vậy không có nghe, không có biết, không có chứng”.

Chư Thiên Tử hỏi: “Bạch Đại Đức! Chúng sanh như ảo, người nghe pháp cũng như ảo chăng? Chúng sanh như hóa, người nghe pháp cũng như hóa chăng?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đúng như vậy. Nầy các Ngài! Chúng sanh như ảo, người nghe pháp cũng như ảo, chúng sanh như hóa, người nghe pháp cũng như hóa.

Nầy các Ngài! Ngã như ảo, như mộng, chúng sanh đến tri giả, kiến giả cũng như ảo, như mộng.

Sắc đến thức, nhãn đến ý, sắc đến pháp, nhãn thức đến ý thức, nhãn xúc đến ý xúc, nhãn xúc, nhơn duyên, sanh thọ đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ cũng như ảo, như mộng.

Nội không đến vô pháp hữu pháp không, Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật, tứ niệm xứ đến bất cộng pháp cũng đều như ảo, như mộng.

Tu Đà Hoàn quả đến Phật đạo cũng như ảo, như mộng
”.

Chư Thiên Tử hỏi: “Đại Đức nói Phật đạo như ảo, như mộng. Niết Bàn, Đại Đức cũng nói như ảo, như mộng chăng?"

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Tôi nói Phật đạo như ảo, như mộng. Tôi nói Niết Bàn cũng như ảo, như mộng. Nếu còn có pháp nào hơn Niết Bàn tôi nói cũng như ảo, như mộng. Tại sao vậy? Vì ảo mộng và Niết Bàn không hai, không khác”.

Bấy giờ các Ngài Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên, Ma Ha Câu Si La, Ma Ha Ca Chiên Diên, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử, Ma Ha Ca Diếp và vô số Bồ Tát hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Bát nhã ba la mật như vậy rất là sâu xa, khó thấy, khó hiểu, khó biết, tịch diệt vi diệu. Ai sẽ là người lãnh thọ được?."

Ngài A Nan nói với chư đại đệ tử và chư Bồ Tát: “Chư đại Bồ Tát bất thối chuyển có thể lãnh thọ Bát nhã ba la mật rất sâu, khó thấy, khó hiểu, khó biết, tịch diệt vi diệu nầy.

Những người thành tựu chánh kiến, những bậc lậu tận A La Hán, sở nguyện đã mãn cũng có thể tín thọ.

Lại những thiện nam tử, thiện nữ nhơn đã thấy nhiều Phật, ở chỗ chư Phật đã nhiều cúng dường trồng căn lành, thường gần thiện tri thức, có căn tánh lanh lợi, những người nầy có thể lãnh thọ, chẳng nói là phải hay chẳng phải
”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Chẳng dùng không để phân biệt sắc, chẳng dùng sắc để phân biệt không, chẳng dùng vô tướng, vô tác để phân biệt sắc, chẳng dùng sắc để phân biệt vô tướng, vô tác, chẳng dùng vô sanh, vô diệt, tịch diệt và ly để phân biệt sắc, chẳng dùng sắc để phân biệt vô sanh, vô diệt, tịch diệt và ly. Như sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy, nhãn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ cũng vậy, Đàn na ba la mật đến nhứt thiết chủng trí cũng vậy. Chẳng dùng không đến ly để phân biệt nhứt thiết chủng trí, chẳng dùng nhứt thiết chủng trí để phân biệt không”.

Ngài Tu Bồ Đề lại nói vơi chư Thiên Tử: “Bát nhã ba la mật rất sâu nầy ai có thể lãnh thọ ư?

Nầy các Ngài! Trong Bát nhã ba la mật nầy không có pháp chỉ bày được, không có pháp nói luận được.

Nếu đã không có pháp chỉ được, không có pháp nói được, thời người lãnh thọ cũng bất khả đắc
”.

Ngài Xá Lợi Phất nói với Ngài Tu Bồ Đề: “Trong Bát nhã ba la mật nói rộng giáo pháp Tam thừa và giáo pháp nhiếp thủ Bồ Tát, từ bực sơ phát ý đến bực thập địa, từ Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật, từ tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng.

Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật như vậy, thường hóa sanh chẳng mất thần thông, đầy đủ thiện căn đi đến các cõi Phật, muốn có phẩm vật để cúng dường thời liền được như nguyện. Ở chỗ chư Phật nghe lãnh giáo pháp mãi đến nhứt thiết trí không đoạn tuyệt, chưa từng rời chánh định, sẽ được biện tài mau chóng, biện tài lanh lẹ, biệt tài bất tận, biện tài bất đoạn, biện tài đúng cơ, biện tài đúng nghĩa, biện tài hơn tất cả thế gian
”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đúng như vậy. Như lời Xá Lợi Phất nói, Bát nhã ba la mật nói rộng giáo pháp Tam thừa và giáo pháp hộ trì Bồ Tát, nhẫn đến đại Bồ Tát được tối thượng biện tài của tất cả thế gian, vì bất khả đắc vậy.

Ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả bất khả đắc. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật bất khả đắc. Nội không đến vô pháp hữu pháp không bất khả đắc. Tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí bất khả đắc
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Nhơn duyên gì mà trong Bát nhã ba la mật nói rộng về giáo pháp Tam thừa vì bất khả đắc?

Nhơn duyên gì mà trong Bát nhã ba la mật hộ trì Bồ Tát vì bất khả đắc?

Nhơn duyên gì đại Bồ Tát được biện tài mau lẹ đến tối thượng biện tài trong tất cả thế gian vì bất khả đắc?
”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Vì nội không nên Bát nhã ba la mật nói rộng giáo pháp Tam thừa bất khả đắc. Vì ngoại không đến vô pháp hữu pháp không nên nói rộng giáo pháp Tam thừa bất khả đắc vậy.

Vì nội không nên hộ trì Bồ Tát đến được tối thượng biện tài trong tất cả thế gian bất khả đắc. Vì ngoài không đến vô pháp hữu pháp không nên Bát nhã ba la mật hộ trì Bồ Tát đến được tối thượng biện tài trong tất cả thế gian bất khả đắc vậy
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-29. Tán Hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM TÁN HOA
THỨ HAI MƯƠI CHÍN


Bấy giờ Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn và chư Thiên Vương trong Đại Thiên thế giới nghĩ rằng Đại Đức Tu Bồ Đề vì chúng ta mà ban pháp vũ. Chúng ta nên hóa hiện hoa đẹp để rải trên đức Phật, chư đại Bồ Tát, chư Tỳ Kheo Tăng, Đại Đức Tu Bồ Đề và Bát nhã ba la mật.

Liền đó chư Thiên Vương hóa hiện hoa đẹp rải trên đức Phật, chư đại Bồ Tát, chư Tỳ Kheo Tăng và Đại Đức Tu Bồ Đề và cũng cúng dường Bát nhã ba la mật. Khắp Đại Thiên thế giới lúc bấy giờ đầy những hoa trong không gian. Những hoa nầy hóa thành những hoa đài đoan nghiêm vi diệu.

Ngài Tu Bồ Đề nghĩ rằng những hoa trên hư không do chư Thiên Tử rải, từ nào chưa từng thấy. Đây là hóa hoa, chẳng phải hoa từ cây sanh ra. Đây là hoa từ tâm thọ sanh, chẳng phải từ cây sanh.

Biết tâm niệm của Ngài Tu Bồ Đề, Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn nói: “Bạch Đại Đức! Hoa nầy chẳng phải sanh, hoa cũng chẳng từ tâm thọ sanh”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy Kiều Thi Ca! Ngài nói hoa nầy chẳng phải sanh, hoa cũng phải từ tâm thọ sanh. Hoa nầy nếu chẳng phải là sanh pháp thời chẳng gọi là hoa”.

Thiên Đế Thích Đê Hoàn Nhơn nói: “Bạch Đại Đức! Chỉ có hoa nầy là chẳng sanh, hay là sắc và thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng sanh?”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy Kiều Thi Ca! Chẳng phải chỉ có hoa nầy là chẳng sanh, mà sắc cũng chẳng sanh. Nếu đã chẳng sanh thời chẳng gọi là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng sanh. Nếu chẳng sanh thời chẳng gọi là thọ, tưởng, hành, thức.

Như ngũ ấm, lục nhập, lục thức, lục xúc và lục xúc, nhơn duyên, sanh thọ cũng vậy.

Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật chẳng sanh, nếu chẳng sanh thời chẳng gọi là Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật. Nội không đến vô pháp hữu pháp không cũng như vậy. Tứ niệm xứ đến bất cộng pháp chẳng sanh, nhứt thiết chủng trí cũng chẳng sanh. Nếu chẳng sanh thời chẳng gọi là tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí
”.

Thiên Đế nghĩ rằng Đại Đức Tu Bồ Đề có trí huệ rất sâu, chẳng hoại giả danh mà nói các pháp tướng.

Đức Phật biết tâm niệm của Thiên Đế nên nói rằng: “Đúng như vậy. Nầy Kiều Thi Ca! Tu Bồ Đề có trí huệ rất sâu, chẳng hoại giả danh mà nói các pháp tướng”.

Thiên Đế thưa: “Bạch Thế Tôn! Đại Đức Tu Bồ Đề chẳng hoại giả danh mà nói các pháp tướng như thế nào?”.

Đức Phật nói: “Sắc chỉ là giả danh, Tu Bồ Đề chẳng hoại giả danh mà nói các pháp tướng. Thọ, tưởng, hành, thức cũng chỉ là giả danh, Tu Bồ Đề cũng chẳng hoại giả danh mà nói các pháp tướng.

Tại sao vậy? Vì các pháp tướng không có hoại, chỗ nói của Tu Bồ Đề cũng không có hoại và chẳng hoại vậy.

Như ngũ ấm, lục nhập đến lục xúc, nhơn duyên, sanh thọ, Đàn na ba la mật đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến bất cộng pháp, Tu Đà Hoàn quả đến Phật đạo, nhứt thiết trí đến nhứt thiết chủng trí, Tu Đà Hoàn đến Phật, tất cả chỉ là giả danh, Tu Bồ Đề cũng chẳng hoại giả danh mà nói các pháp tướng.

Tại sao vậy? Vì các pháp tướng không có hoại và chẳng hoại, chỗ nói của Tu Bồ Đề cũng không có hoại và chẳng hoại vậy.

Nầy Kiều Thi Ca! đúng như vạy, Tu Bồ Đề chẳng hoại giả danh mà nói các pháp tướng
”.

Ngài Tu Bồ Đề nói với Thiên Đế: “Đúng như vậy. Nầy Kiều Thi Ca! Như lời đức Phật nói, các pháp chỉ là giả danh.

Đại Bồ Tát phải biết các pháp chỉ là giả danh như vậy. Phải học Bát nhã ba la mật như vậy.

Đại Bồ Tát học như vậy là chẳng học sắc, chẳng học thọ, tưởng, hành, thức.

Tại sao vậy? Vì chẳng thấy có sắc để học, cũng chẳng thấy có thọ, tưởng, hành, thức để học.

Đại Bồ Tát học như vậy là chẳng học Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật.

Tại sao vậy? Vì chẳng thấy có Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật để học.

Đại Bồ Tát học như vậy là chẳng học nội không đến vô pháp hữu pháp không, là chẳng học tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng.

Tại sao vậy? Vì chẳng thấy có nội không đến pháp bất cộng để học.

Đại Bồ Tát học như vậy là chẳng học Tu Đà Hoàn quả đến nhứt thiết chủng trí.

Tại sao vậy? Vì chẳng thấy có quả Tu Đà Hoàn đến nhứt thiết chủng trí để học
”.

Thiên Đế hỏi: “Bạch Đại Đức! Do nhơn duyên gì mà chẳng thấy sắc đến chẳng thấy thấy nhứt thiết chủng trí?”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc sắc không nhẫn đến nhứt thiết chủng trí không.

Nầy Kiều Thi Ca! Sắc không chẳng học sắc không nhẫn đến nhứt thiết chủng trí không chẳng học nhứt thiết chủng trí không.

Nầy Kiều Thi Ca! Nếu chẳng học không như vậy thời gọi là học không, vì chẳng hai vậy.

Đại Bồ Tát nầy học sắc không nhẫn đến học nhứt thiết chủng trí không, vì chẳng hai vậy.

Nếu học sắc không vì chẳng hai, nhẫn đến học nhứt thiết chủng trí không vì chẳng hai, đại Bồ Tát nầy có thế học Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật vì chẳng hai vậy. Có thế học tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng vì chẳng hai vậy. Có thế học quả Tu Đà Hoàn đến nhứt thiết chủng trí vì chẳng hai vậy.

Đại Bồ Tát nầy có thể học vô lượng vô biên a tăng kỳ pháp.

Nếu có thể học vô lượng vô biên vô số pháp, thời đại Bồ Tát nầy chẳng vì sắc tăng mà học, chẳng vì sắc giảm mà học. Nhẫn đến chẳng vì nhứt thiết chủng trí tăng mà học, cũng chẳng vì nhứt thiết chủng trí giảm mà học.

Nếu chẳng vì sắc tăng giảm mà học, nhẫn đến nếu chẳng vì nhứt thiết chủng trí tăng giảm mà học, thời đại Bồ Tát nầy chẳng vì sắc thọ mà học, cũng chẳng vì sắc diệt mà học. Nhẫn đến chẳng vì nhứt thiết chủng trí thọ và diệt mà học
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Học như vậy, đại Bồ Tát nầy chẳng vì thọ sắc mà học, chẳng vì diệt sắc mà học. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng chẳng vì thọ và diệt mà học?”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đại Bồ Tát nếu học như vậy thời chẳng vì thọ sắc mà học, chẳng vì diệt sắc mà học, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng chẳng vì thọ và diệt mà học”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do nhơn duyên gì mà đại Bồ Tát chẳng vì thọ sắc mà học, chẳng vì diệt sắc mà học, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng chẳng vì thọ và diệt mà học?”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc nầy chẳng thọ được cũng không có ai thọ sắc, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng thọ được cũng không ai thọ, vì nội ngoại rỗng không vậy.

Vì chẳng thọ tất cả pháp nên đại Bồ Tát có thể đến nhứt thiết chủng trí
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Đại Bồ Tát học Bát nhã ba la mật như vậy có thể đến nhứt thiết chủng trí chăng?”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đại Bồ Tát học Bát nhã ba la mật như vậy có thể đến nhứt thiết chủng trí, vì chẳng thọ tất cả pháp vậy”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Nếu đại Bồ Tát đối với tất cả pháp chẳng thọ, chẳng diệt mà học, thời làm sao đến được nhứt thiết chủng trí?”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật, chẳng thấy sắc sanh, chẳng thấy sắc diệt, chẳng thấy sắc thọ, chẳng thấy sắc chẳng thọ, chẳng thấy sắc cấu, chẳng thấy sắc tịnh, chẳng thấy sắc tăng, chẳng thấy sắc giảm. Tại sao vậy? Vì sắc sắc tánh rỗng không vậy.

Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng chẳng thấy sanh, chẳng thấy diệt, chẳng thấy thọ, chẳng thấy chẳng thọ, chẳng thấy cấu, chẳng thấy tịnh, chẳng thấy tăng, chẳng thấy giảm. Tại sao vậy? Vì nhứt thiết chủng trí nhứt thiết chủng trí tánh rỗng không vậy.

Đại Bồ Tát vì tất cả pháp chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng thọ, chẳng xả, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng hiệp, chẳng tan, chẳng tăng, chẳng giảm, nên học Bát nhã ba la mật có thể đến nhứt thiết chủng trí. Vì không chỗ học, không chỗ đến được vậy
”.

Bấy giờ Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn hỏi Ngài Xá Lợi Phất: “Đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật nên cầu tại chỗ nào?”.

Ngài Xá Lợi Phất nói: “Đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật nên cầu ở trong phẩm Tu Bồ Đề”.

Thiên Đế hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Có phải thần lực của Đại Đức khiến Xá Lợi Phất nói đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật nên cầu ở trong phẩm Tu Bồ Đề chăng?”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “ Chẳng phải thần lực của tôi”.

Thiên Đế hỏi: “Thần lực của ai vậy?”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đó là thần lực của đức Phật”.

Thiên đế nói: “Tất cả pháp đều không thọ xứ. Tại sao vậy? Nói là thần lực của đức Phật, rời tướng không thọ xứ thời Như Lại bất khả đắc, rời pháp như thời Như Lai cũng bất khả đắc
”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đúng như vậy. Nầy Kiều Thi Ca! Rời tướng không thọ xứ thời Như Lai bất khả đắc, rời pháp như thời Như Lai cũng bất khả đắc. Trong tướng không thọ xứ, Như Lai bất khả đắc. Trong pháp như, Như Lai bất khả đắc.

Trong sắc như, Như Lai như bất khả đắc. Trong Như Lai như, sắc như bất khả đắc.

Trong sắc pháp tướng, Như Lai pháp tướng bất khả đắc. Trong Như Lai pháp tướng, sắc pháp tướng bất khả đắc. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng như vậy.

Nầy Kiều Thi Ca! Như Lai trong sắc như chẳng hiệp, chẳng tan, Như Lai trong thọ, tưởng, hành, thức như chẳng hiệp, chẳng tan.

Như Lai rời sắc như chẳng hiệp, chẳng an, Như Lai rời thọ, tưởng, hành, thức như chẳng hiệp, chẳng tan.

Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng như vậy.

Như Lai trong sắc pháp tướng chẳng hiệp, chẳng tan, Như Lai trong thọ, tưởng, hành, thức pháp tướng chẳng hiệp, chẳng tan.

Như Lai rời sắc pháp tướng chẳng hiệp, chẳng tan, Như Lai rời thọ, tưởng, hành, thức pháp tướng chẳng hiệp, chẳng tan.

Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng như vậy.

Nầy Kiều Thi Ca! Trong tất cả pháp chẳng hiệp, chẳng tan là thần lực của Như Lai, vì dùng pháp vô sở thọ vậy.

Như lời Kiều Thi Ca nói, đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật nên cầu ở chỗ nào?

Nầy Kiều Thi Ca! Chẳng nên ở trong sắc hay rời ngoài sắc mà cầu Bát nhã ba la mật. Chẳng nên ở trong thọ, tưởng, hành, thức hay rời ngoài thọ, tưởng, hành, thức mà cầu Bát nhã ba la mật.

Tại sao vậy? Bát nhã ba la mật nầy và sắc, thọ, tưởng, hành, thức, tất cả pháp đây đều chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối, một tướng duy nhứt đó là vô tướng.

Nhẫn đến chẳng nên ở trong nhứt thiết chủng trí mà cầu Bát nhã ba la mật, cũng chẳng nên rời ngoài nhứt thiết chủng trí mà cầu Bát nhã ba la mật.

Tại sao vậy? Bát nhã ba la mật đây và nhứt thiết chủng trí, tất cả pháp nầy đều chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối, một tướng duy nhứt là vô tướng.

Tại sao vậy? Bát nhã ba la mật chẳng phải sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng phải rời ngoài sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nhẫn đến chẳng phải nhứt thiết chủng trí, cũng chẳng phải rời ngoài nhứt thiết chủng trí.

Bát nhã ba la mật chẳng phải sắc như, cũng chẳng phải rời ngoài sắc như. Nhẫn đến chẳng phải nhứt thiết chủng trí như, cũng chẳng phải rời ngoài nhứt thiết chủng trí như.

Bát nhã ba la mật chẳng phải sắc pháp, cũng chẳng phải rời ngoài sắc pháp. Nhẫn đến chẳng phải nhứt thiết chủng trí pháp, cũng chẳng phải rời ngoài nhứt thiết chủng trí pháp.

Tại sao vậy? Nầy Kiều Thi Ca! Tất cả pháp nầy đều vô sở hữu bất khả đắc.

Vì vô sở hữu bất khả đắc, nên Bát nhã ba la mật chẳng phải sắc cũng chẳng phải rời sắc, nhẫn đến cũng chẳng phải nhứt thiết chủng trí cũng chẳng phải rời nhứt thiết chủng trí. Chẳng phải sắc như cũng chẳng phải rời sắc như, nhẫn đến chẳng phải nhứt thiết chủng trí như cũng chẳng phải rời nhứt thiết chủng trí như. Chẳng phải sắc pháp cũng chẳng phải rời sắc pháp, nhẫn đến cũng chẳng phải nhứt thiết chủng trí pháp cũng chẳng phải rời nhứt thiết chủng trí pháp
”.

Thiên Đế nói: “Ma ha ba la mật nầy là đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật.

Vô lượng ba la mật, vô biên ba la mật là đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật.

Chư Tu Đà Hoàn và quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến chư A La Hán và quả A La Hán, chư Bích Chi Phật và đạo Bích Chi Phật, chư đại Bồ Tát đều từ trong Bát nhã ba la mật nầy mà học thành.

Có thể thành tựu chúng sanh, thanh tịnh phật độ, chứng Vô thượng Bồ đề đều từ trong Bát nhã ba la mật nầy mà học thành
”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đúng như vậy. Nầy Kiều Thi Ca! Ma ha ba la mật nầy là đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật. Vô lượng ba la mật, vô biên ba la mật là đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật.

Cũng từ trong Bát nhã ba la mật nầy mà học thành quả Tư Đà Hoàn đến thành Vô thượng Bồ đề.

Nầy Kiều Thi Ca! Vì sắc rộng lớn nên Bát nhã ba la mật cũng rộng lớn.

Tại sao vậy?

Sắc tiền tế, hậu tế và trung tế đều bất khả đắc.

Thọ, tưởng, hành, thức rộng lớn nên Bát nhã ba la mật cũng rộng lớn, vì thọ, tưởng, hành, thức, tiền tế, hậu tế và trung tế đều bất khả đắc.

Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng như vậy.

Do nhơn duyên nầy nên Ma ha ba la mật nầy là đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật.

Nầy Kiều Thi Ca! Vì sắc vô lượng nên Bát nhã ba la mật vô lượng, vì sắc lượng bất khả đắc vậy.

Như hư không lượng bất khả đắc, cũng vậy sắc lượng bất khả đắc.

Hư không vô lượng nên sắc vô lượng. Vì sắc vô lượng nên Bát nhã ba la mật vô lượng.

Nhẫn đến vì nhứt thiết chủng trí vô lượng nên Bát nhã ba la mật vô lượng.

Tại sao vậy? Vì nhứt thiết chủng trí lượng bất khả đắc.

Như hư không lượng bất khả đắc, cũng vậy nhứt thiết chủng trí lượng bất khả đắc.

Hư không vô lượng nên nhứt thiết chủng trí cũng vô lượng.

Nhứt thiết chủng trí vô lượng nên Bát nhã ba la mật cũng vô lượng.

Do nhơn duyên nầy nên đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật vô lượng.

Nầy Kiều Thi Ca! Sắc vô biên nên đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật vô biên.

Tại sao vậy? Sắc, tiền tế, hậu tế, trung tế đều bất khả đắc.

Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí vô biên nên Bát nhã ba la mật vô biên. Vì nhứt thiết chủng trí, tiền tế, hậu tế, trung tế đều bất khả đắc vậy.

Do nhơn duyên nầy nên Bát nhã ba la mật vô biên.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Vì duyên nơi vô biên nên Bát nhã ba la mật vô biên
”.

Thiên Đế hỏi: “Thế nào là duyên nơi vô biên nên Bát nhã ba la mật vô biên?”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Vì duyên tất cả pháp vô biên nên Bát nhã ba la mật vô biên”.

Thiên Đế hỏi: “Thế nào duyên tất cả pháp vô biên nên Bát nhã ba la mật vô biên?”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Vì duyên vô biên pháp tánh nên Bát nhã ba la mật vô biên.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Vì duyên vô biên pháp như nên Bát nhã ba la mật vô biên
”.

Thiên Đế hỏi: “Thế nào duyên vô biên pháp như nên Bát nhã ba la mật vô biên?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Vì pháp như vô biên nên duyên cũng vô biên. Vì duyên vô biên nên pháp như cũng vô biên

Do nhơn duyên nầy nên đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật cũng vô biên.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Vì chúng sanh vô biên nên Bát nhã ba la mật vô biên
”.

Thiên Đế hỏi: “Thế nào chúng sanh vô biên nên Bát nhã ba la mật vô biên?

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy Kiều Thi Ca! Theo ý Ngài thời những pháp gì gọi là chúng sanh?

Thiên Đế nói: “Không có pháp gì gọi là chúng sanh. Vì giả danh nên gọi là chúng sanh.

Danh tự ấy vốn không có pháp cũng không có chỗ đến. Chỉ gượng đặt tên thôi
”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Ý Ngài nghĩ thế nào. Trong Bát nhã ba la mật nầy nói chúng sanh có thiệt chăng?

Thiên Đế nói: “Không có thiệt”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nếu trong Bát nhã ba la mật chẳng nói thiệt có, thời chúng sanh vô biên cũng bất khả đắc.

Nầy Kiều Thi Ca! Ý Ngài nghĩ thế nào? Chư Phật trong hằng sa kiếp nói chúng sanh và danh tự chúng sanh. Vả có pháp chúng sanh có sanh, có diệt chăng?


Thiên Đế nói: “Không có. Vì bổn lai chúng sanh thường thanh tịnh vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy Kiều Thi Ca! Do nhơn duyên nầy, vì chúng sanh vô biên nên biết Bát nhã ba la mật cũng vô biên”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-30. Tam thán

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM TAM THÁN
THỨ BA MƯƠI


Bấy giờ chư Thiên Vương và chư Thiên, chư Phạm Vương và chư Phạm Thiên, chư Thần Tiên và chư Thiên Nữ đồng thời ba phen ca ngợi rằng: Hay thay! Hay thay! Pháp của Đại Đức Tu Bồ Đề tuyên thuyết đều do ân lực nhơn duyên của đức Phật xuất thế gian ban bố giáo pháp nầy.

Nếu có đại Bồ Tát nào thật hành Bát nhã ba la mật nầy chẳng xa rời, thời chúng tôi xem vị đó như đức Phật.

Tại sao vậy? Vì trong Bát nhã ba la mật nầy dầu không có pháp nào được có, từ sắc đến nhứt thiết chủng trí, nhưng có giáo pháp Tam thừa, tức là Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa và Phật thừa
”.

Đức Phật nói: “Đúng như vậy. Nầy chư Thiên Tử! Như lời của các Ngài nói: Trong Bát nhã ba la mật nầy dầu không có pháp nào được có, từ sắc đến nhứt thiết chủng trí, nhưng có giáo pháp Tam thừa: Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa và Phật thừa.

Nầy chư Thiên Tử! Nếu có đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật nầy mà chẳng xa rời thời nên xem như đức Phật, vì vô sở đắc vậy.

Tại sao vậy?

Trong Bát nhã ba la mật nói rộng về giáo pháp Tam thừa: Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa và Phật thừa. Trong Đàn na bă la mật, Phật bất khả đắc. Rời Đàn na ba la mật, Phật cũng bất khả đắc.

Nhẫn đến trong nhứt thiết chủng trí, Phật bất khả đắc. Rời nhứt thiết chủng trí, Phật cũng bất khả đắc.

Nầy chư Thiên Tử! Đại Bồ Tát nếu có thể học tất cả pháp nầy, từ Đàn na ba la mật đến nhứt thiết chủng trí, vì cớ sự trên đây nên xem vị ấy như đức Phật.

Nầy chư Thiên Tử! Thuở xưa, thời kỳ Phật Nhiên Đăng, nơi đầu ngã tư đường trong thành Hoa Nghiêm, ta được thấy Phật và nghe pháp, liền chẳng rời công hạnh Đàn na ba la mật nhẫn đến chẳng rời công hạnh Bát nhã ba la mật; chẳng rời nội không đến vô pháp hữu pháp không; chẳng rời tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần; chẳng rời tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định; chẳng rời tất cả tam muội môn; tất cả đà la ni môn; chẳng rời tứ vô sở úy, thập lực, tứ vô ngại trí, thập bát bất cộng pháp; chẳng rời đại từ đại bi và vô lượng Phật pháp khác, vì vô sở đắc vậy.

Bấy giờ đức Phật Nhiên Đăng thọ ký cho ta, qua khỏi một a tăng kỳ kiếp vị lai, sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn
”.

Chư Thiên Tử thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Rất là hi hữu, Bát nhã ba la mật nầy có thể làm cho chư đại Bồ Tát được nhứt thiết trí, vì nơi sắc đến nhứt thiết chủng trí chẳng thủ, chẳng xả vậy”.

Bấy giờ đức Phật nhìn khắp hội chúng: Chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, chư đại Bồ Tát, chư Thiên Vương, chư Phạm Vương và chư Thiên Tử, Thiên Nữ.

Nhìn khắp hội chúng xong, đức Phật nói với Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn: “Nầy Kiều Thi Ca! Hoặc đại Bồ Tát, hoặc hàng tứ chúng, hoặc chư Thiên Tử, Thiên Nữ, nếu ai nghe, thọ trì, đọc tụng, thân cận, giảng thuyết, chánh ức niệm Bát nhã ba la mật nầy, chẳng rời nhứt thiết trí, thời các loài ma chẳng phá hoại được.

Tại sao vậy? Vì thiện nam, thiện nữ nầy biết rõ chắc sắc không nhẫn đến nhứt thiết chủng trí không. Không chẳng thể phá hoại không, vô tướng chẳng thể phá hoại vô tướng, vô tác chẳng thể phá hoại vô tác.

Tại sao vậy? Vì các pháp nầy tự tánh, tự tướng bất khả đắc nên không có sự gì phá hoại được thời đâu có ai chịu lấy não hại!

Lại nầy Kiều Thi Ca! Thiện nam và thiện nữ nầy, hàng Nhơn Phi Nhơn không thể não hại được.

Tại sao vậy? Vì thiện nam và thiện nữ nầy, ở trong tất cả chúng sanh khéo tu tâm từ bi hỉ xã, vì vô sở đắc vậy.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Thiện nam và thiện nữ nầy trọn không bị hoạnh tử.

Tại sao vậy? Vì thiện nam và thiện nữ nầy thật hành Đàn na ba la mật, với tất cả chúng sanh đều dùng tâm bình đẳng mà cung cấp vậy.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Trong Đại Thiên thế giới, chư Thiên Vương, chư Phạm Vương và chư Thiên Tử, chư Thiên Nữ, có ai phát tâm Vô thượng Bồ đề mà chưa nghe Bát nhã ba la mật nầy và chưa thọ trì, thân cận, thời vị Trời ấy nay đây phải nghe thọ trì, thân cận, đọc tụng, chánh ức niệm, chẳng rời tâm nhứt thiết trí.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Các thiện nam và thiện nữ nghe Bát nhã ba la mật nầy rồi thọ trì, thân cận, đọc tụng, chánh ức niệm, chẳng rời tâm nhứt thiết trí, thời hoặc ở nhà vắng, hoặc ở núi rừng, hoặc ở chỗ đông người trọn không có sự kinh sợ.

Tại sao vậy? Vì các thiện nam và thiện nữ nầy biết rõ nội không, biết rõ ngoại không, nhẫn đến biết rõ vô pháp hữu pháp không, vì vô sở đắc vậy
”.

Chư Thiên Tử thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Các thiện nam và thiện nữ có thể thọ trì Bát nhã ba la mật và thân cận, đọc tụng, chánh ức niệm, chẳng rời tâm nhứt thiết trí, thời chư Thiên chúng tôi phải thường thủ hộ người đó.

Tại sao vậy? Bạch đức Thế Tôn! Vì do đại Bồ Tát nhơn duyên nơi dứt được ba ác đạo, dứt được sự nghèo cùng của Trời, Người, dứt được những tai hoạn, tật bịnh, đói khát.

Vì do đại Bồ Tát nhơn duyên nên có mười nghiệp đạo lành xuất hiện thế gian, và cũng xuất hiện tứ thiền đến nhứt thiết chủng trí.

Vì do đại Bồ Tát nhơn duyên nên thế gian bèn có những nhà đại tộc, những dòng tôn quý và Chuyển Luân Thánh Vương cùng chư Thiên và Tứ Vương Thiên đến Sắc Cứu Cánh Thiên.

Vì do đại Bồ Tát nhơn duyên nên có quả xuất thế Tu Đà Hoàn đến Bích Chi Phật đạo.

Vì do đại Bồ Tát nhơn duyên nên có thành tựu chúng sanh, tịnh Phật quốc độ mà có chư Phật xuất hiện thế gian, mà có chuyển pháp luân, mà biết có Phật bửu và Tỳ Kheo Tăng bửu.

Bạch đức Thế Tôn! Do nhơn duyên trên đây nên tất cả thế gian, chư Thiên và mọi người cùng A tu la phải thủ hộ đại Bồ Tát nầy
”.

Đức Phật nói: “Đúng như vậy! Nầy chư Thiên Tử! Do đại Bồ Tát nhơn duyên mà dứt ba ác đạo nhẫn đến có Tam Bửu xuất hiện thế gian. Vì thế nên chư Thiên và mọi người cùng A tu la phải thường thủ hộ, cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán đại Bồ Tát nầy.

Nầy chư Thiên Tử! Cúng dường kính trọng đại Bồ Tát nầy thời là cúng dường đức Phật.

Nầy chư Thiên Tử! Ví như trong cõi Đại Thiên, hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật đông nhiều như rừng rậm, lúa mè, tre lau, có thiện nam, thiện nữ cúng dường kính trọng khắp tất cả cũng không bằng phước đức cúng dường kính trọng bực đại Bồ Tát sơ phát tâm chẳng rời sáu ba la mật.

Tại sao vậy? Vì chẳng do nơi Thanh Văn và Bích Chi Phật nhơn duyên nên có đại Bồ Tát và chư Phật xuất thế. Mà do đại Bồ Tát nhơn duyên nên có Thanh Văn và Bích Chi Phật cùng chư Phật xuất hiện thế gian.

Vì thế nên, nầy Kiều Thi Ca! Tất cả thế gian, chư Thiên và mọi người cùng A tu la phải thường thủ hộ, cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán đại Bồ Tát nầy
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-31. Diệt Tránh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM DIỆT TRÁNH
THỨ BA MƯƠI MỐT


Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Rất lạ lùng hi hữu, đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật! Nếu ai được nghe, thọ trì, thân cận, đọc tụng, giảng thuyết, chánh ức niệm được công đức trong hiện đời như vậy, cũng thành tựu chúng sanh, tranh nghiêm thành tịnh cõi Phật, từ một Phật quốc đến một Phật quốc cúng dường chư Phật, muốn có đồ cúng dường liền tùy ý liền được,theo chư Phật nghe pháp đến được Vô thượng Bồ đề trọn không giữa chừng quên sót. Đại Bồ Tát nầy cũng được gia thành tựu, mẫu thành tựu, sanh thành tựu,quyến thuộc thành tựu, tướng thành tựu, quang minh thành tựu, nhãn thành tựu, nhĩ thành tựu, tam muội thành tựu, đà la ni thành tựu.

Đại Bồ Tát nầy dùng phương tiện lực biến thân như Phật, đến các quốc độ không Phật để tán dương lục ba la mật, tứ niệm xứ đến thập bát bất cộng pháp, dùng sức phương tiện mà thuyết pháp, dùng pháp Tam thừa để độ thoát chúng sanh, chính là Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa và Phật thừa.

Bạch đức Thế Tôn! Rất hi hữu! Thọ trì Bát nhã ba la mật là đã tổng nhiếp năm ba la mật đến mười tám pháp bất cộng, cũng là tổng nhiếp quả Tu Đà Hoàn đến Phật đạo và nhứt thiết chủng trí
”.

Đức Phật nói: “Đúng như vậy. Nầy Kiều Thi Ca! Thọ trì Bát nhã ba la mật là đã tổng nhiếp năm ba la mật đến nhứt thiết chủng trí.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Thiện nam, thiện nữ thọ trì, thân cận, đọc tụng, giảng thuyết, chánh ức niệm Bát nhã ba la mật nầy hiện đời được công đức, nên nhứt tâm nghe kỹ
”.

Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi kính xin thọ giáo”.

Đức Phật nói: “Nầy Kiều Thi Ca! Nếu có các ngoại đạo phạm chí, hoặc ma vương ma dân, hoặc kẻ tăng thượng mạn muốn chống trái, phá hoại tâm Bát nhã ba la mật của Bồ Tát, những kẻ ấy vừa sanh lòng ác thời liền diệt mất, trọn chẳng được theo ý muốn.

Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát thường thật hành sáu ba la mật.

Do các chúng sanh mãi mãi tham tránh nên đại Bồ Tát xả tất cả nhữnh nội vật, ngoại vật để an lập chúng sanh trong Đàn na ba la mật.

Do các chúng sanh mãi mãi phá giới nên đại Bồ Tát xả tất cả nội pháp, ngoại pháp để an lập chúng sanh nơi Giới na ba la mật.

Do các chúng sanh mãi mãi đấu tránh nên đại Bồ Tát xả tất cả nội pháp, ngoại pháp để an lập chúng sanh nơi Nhẫn nhục ba la mật.

Do các chúng sanh mãi mãi giải đãi nên đại Bồ Tát xả tất cả nội pháp, ngoại pháp để an lập chúng sanh nơi Tinh tấn ba la mật.

Do các chúng sanh mãi mãi loại tâm nên đại Bồ Tát xả tất cả nội pháp, ngoại pháp để an lạp chúng sanh nơi Thiền na ba la mật.

Do các chúng sanh mãi mãi ngu si nên đại Bồ Tát xả tất cả nội pháp, ngoại pháp để an lập chúng sanh nơi Bát nhã ba la mật.

Do chúng sanh mãi mãi vì ái kiết mà luân chuyển sanh tử, nên đại Bồ Tát nầy dùng sức phương tiện dứt ái kiết của chúng sanh, để an lập chúng sanh nơi tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, tứ niệm xứ đến Phật đạo.

Trên đây là đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật được công đức trong đời hiện tại.

Công đức đời sau được Vô thượng Bồ đề, chuyển pháp luân, đầy đủ hạnh nguyện, nhập vô dư Niết Bàn.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn nghe, thọ trì, thân cận, đọc tụng, giảng thuyết, chánh ức niệm Bát nhã ba la mật nầy, thời chỗ của người nầy ở, các hành ngoại đạo, ma vương, ma dân, kẻ tăng thượng mạn muốn khinh hủy, vấn nạn, phá hoại Bát nhã ba la mật trọn chẳng thành được. Ác tâm của người nầy lần giảm diệt mà công đức lần thêm lớn. Nhờ nghe Bát nhã ba la mật nầy nên lần lần do đạo Tam thừa đặng hết những sự khổ.

Nầy Kiều Thi Ca! Ví như có vị thuốc tên ma kỳ. Có rắn đói đi kiếm ăn thấy mồi muốn mổ ăn, con mồi chạy, đến chỗ vị thuốc ma kỳ. Do sức của hơi thuốc nên rắn không giám tiến lại mà phải trở lui. Vì sức thuốc có thể thắng sức độc vậy.

Nầy Kiều Thi Ca! Thiện nam, thiện nữ nầy nghe, thọ trì, thân cận, đọc tụng, giảng thuyết, chánh ức niệm Bát nhã ba la mật nầy, nếu có những sự đấu tránh muốn đến phá hoại, do oai lực của Bát nhã ba la mật, ác sự liền tiêu mau diệt, người nầy liền sanh thiện tâm, thêm nhiều công đức.

Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật nầy có thể diệt những sự đấu tránh.

Những gì là sự đấu tránh? Chính là tham, sân, si, vô minh nhẫn đến những cái, kiết, sử, triền, nhóm khổ lớn, ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, đoạn kiến, thường kiến, cấu kiến, tịnh kiến, hữu kiến, vô kiến, xan tham, phạm giới, sân khuể, giải đãi, loạn ý, vô trí, thường tưởng, lạc tưởng, tịnh tưởng, ngã tưởng, chấp sắc, chấp thọ, tưởng, hành, thức, chấp Đàn na ba la mật nhẫn đến chấp nhứt thiết chủng trí, chấp Niết Bàn, những sự đấu tránh nầy đều có thể tiêu diệt không cho tăng trưởng.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Trong Đại Thiên thế giới, chư Thiên Vương đến Sắc Cứu Cánh Thiên thường thủ hộ thiện nam, thiện nữ nào có thể nghe, thọ trì, Bát nhã ba la mật, cúng dường người đọc tụng, giảng thuyết, chánh ức niệm Bát nhã ba la mật.

Hiện tại chư Phật mười phương cũng đồng ủng hộ thiện nam, thiện nữ nầy.

Các thiện nam tử, thiện nữ nầy dứt pháp ác, thêm lớn pháp lành, như là Đàn na ba la mật cùng tăng đến nhứt thiết chủng trí, càng tăng vì vô sở đắc vậy. Các thiện nam, thiện nữ nầy có lời nói ra đều được lời tín thọ, hàng thân hữu bền chặt. Thiện nam, thiện nữ nầy không nói lời vô ích, chẳng bị sân khuể che đậy, chẳng bị kiêu mạn, xan tham, tật đố che đậy. Người nầy tự mình chẳng sát sanh, dạy người chẳng sát sanh, tán thán pháp chẳng sát sanh, cũng hoan hỷ tán thán người chẳng sát sanh. Người nầy tự mình xa lìa trộm cắp, dạy người chẳng trộm cắp, tán thán pháp chẳng trộm cắp, cũng hoan hỷ tán thán người chẳng trộm cắp. Người nầy tự mình chẳng tà dâm, dạy người chẳng tà dâm, tán thán pháp chẳng tà dâm, cũng hoan hỷ tán thán người chẳng tà dâm. Người nầy tự mình chẳng vọng ngữ, dạy người chẳng vọng ngữ, tán thán pháp chẳng vọng ngữ, cũng hoan hỷ tán thán người chẳng vọng ngữ. Nơi chẳng lưỡng thiệt, chẳng ác khẩu và chẳng vô ích ngữ cũng như vậy.

Người nầy tự mình chẳng tham, dạy người chẳng tham, tán thán pháp chẳng tham, cũng hoan hỷ tán thán người chẳng tham. Nơi chẳng sân não và chẳng tà kiến cũng như vậy.

Người nầy tự thật hành Đàn na ba la mật, dạy người thật hành Đàn na ba la mật, dạy người thật hành Đàn na ba la mật, tán thán pháp Đàn na ba la mật, cũng hoan hỷ tán thán người thật hành Đàn na ba la mật. Nhẫn đến tự được nhứt thiết chủng trí, dạy người được nhứt thiết chủng trí, tán thán pháp nhứt thiết chủng trí, cũng hoan hỷ tán thán người được nhứt thiết chủng trí.

Đại Bồ Tát nầy lúc thật hành sáu ba la mật, có bố thí bao nhiêu đều cùng chúng sanh hồi hướng Vô thượng Bồ đề, vì vô sở đắc vậy.

Lúc thật hành lục ba la mật như vậy, thiện nam, thiện nữ nầy nghĩ rằng nếu không bố thí, tôi sẽ sanh nhà bần cùng, chẳng có thể thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, cũng chẳng có thể được nhứt thiết chủng trí.

Nếu không giữ giới, tôi sẽ sanh trong ba ác đạo, còn chẳng được nhơn thân huống là có thể thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, được Vô thượng Bồ đề.

Nếu không tu nhẫn nhục, thân tôi sữ hủy hoại các căn, sắc lực sẽ không đầy đủ, chẳng thể được sắc thân toàn vẹn của Bồ Tát mà chúng sanh ngó thấy ắt thêm lớn căn lành mãi đến Vô thượng Bồ đề, cũng không thể thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, được nhứt thiết chủng trí.

Nếu giải đãi, tôi chẳng thể được Bồ Tát đạo thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, được nhứt thiết chủng trí.

Nếu loạn tâm, tôi sẽ chẳng sanh được các thiền định, cũng chẳng thể thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, được nhứt thiết chủng trí.

Nếu tôi vô trí, không được phương tiện trí thời không thể vượt hơn bực Thanh Văn, Bích Chi Phật để thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, được nhứt thiết chủng trí.

Đại Bồ Tát nầy lại nghĩ rằng tôi chẳng nên vì tùy xan tham và chẳng đầy đủ Đàn na ba la mật, chẳng nên vì tùy phạm giới mà chẳng đầy đủ Thi na ba la mật, chẳng nên vì tùy sân khuể mà chẳng đầy đủ Nhẫn nhục ba la mật, chẳng nên vì tùy giải đãi mà chẳng đầy đủ Tinh tấn ba la mật, chẳng nên vì tùy loạn ý mà chẳng đầy đủ Thiền na ba la mật, chẳng nên vì tùy si tâm mà chẳng đầy đủ Bát nhã ba la mật.

Nếu chẳng đầy đủ sáu ba la mật, thời tôi trọn chẳng thể thành tựu nhứt thiết chủng trí.

Thiện nam, thiện nữ nầy thọ trì, thân cận, đọc tụng, giảng thuyết, chánh ức niệm Bát nhã ba la mật như vậy cũng chẳng rời tâm nhứt thiết chủng trí, được những công đức đời nầy và đời sau
”.

Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Hi hữu thay, đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật, vì hồi hướng tâm nhứt thiết chủng trí, cũng vì chẳng cao tâm”.

Đức Phật nói: “Nầy Kiều Thi Ca! Thế nào là đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật vì hồi hướng tâm nhứt thiết trí, cũng vì chẳng cao tâm?

Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát nếu thật hành thế gian Đàn na ba la mật bố thí cho chư Phật, Bích Chi Phật, Thanh Văn và người nghèo cùng khốn khổ, vì không phương tiện lực nên sanh cao tâm.

Nếu thật hành thế gian Thi na ba la mật, nghĩ rằng tôi thật hành trì giới, tôi có thể đầy đủ Giới ba la mật, vì không phương tiện nên sanh cao tâm.

Nhẫn đến thật hành thế gian Bát nhã ba la mật, nghĩ rằng tôi thật hành Bát nhã ba la mật, tôi tu Bát nhã ba la mật, vì không phương tiện nên sanh cao tâm.

Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát lúc tu thế gian tứ niệm xứ, tự nghĩ rằng tôi tu tứ niệm xứ, tôi đầy đủ tứ niệm xứ, vì không phương tiện nên sanh cao tâm.

Nhẫn đến mười tám pháp bất cộng đến nhứt thiết chủng trí, nghĩ rằng tôi tu pháp bất cộng, tôi sẽ thành tựu chúng sanh, tôi sẽ thanh tịnh Phật độ, tôi sẽ được nhứt thiết chủng trí. Vì còn có ngô ngã không phương tiện nên sanh cao tâm.

Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát thật hành thế gian thiện pháp như vậy, vì thấy có ngô ngã nên sanh cao tâm.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát thật hành xuất thế gian Đàn na ba la mật chẳng thấy có người thí, chẳng thấy có kẻ nhận, chẳng thấy có vật bố thí. Thật hành xuất thế gian Đàn na ba la mật như vậy thì hồi hướng nhứt thiết chủng trí cũng chẳng sanh cao tâm.

Thật hành Thi la ba la mật, Thi la ba la mật bất khả đắc.

Thật hành Tinh tấn ba la mật, Tinh tấn ba la mật bất khả đắc.

Thật hành Thiền na ba la mật, Thiền na ba la mật bất khả đắc.

Thật hành Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật bất khả đắc.

Tu tứ niệm xứ, tứ niệm xứ bất khả đắc.

Nhẫn đến tu nhứt thiết chủng trí, nhứt thiết chủng trí bất khả đắc.

Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật như vậy, vì hồi hướng nhứt thiết chủng trí, vì chẳng sanh cao tâm
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-32.Bửu Pháp Đại Minh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM BỬU PHÁP ĐẠI MINH
THỨ BA MƯƠI HAI


Đức Phật nói với Thiên Đế: “Nầy Kiều Thi Ca! Nếu có thiện nam, thiện nữ nghe Bát nhã ba la mật nầy rồi thọ trì, thân cận, đọc tụng, giảng thuyết, chánh ức niệm, chẳng rời tâm nhứt thiết trí, lúc lâm trận, do tụng Bát nhã ba la mật nên vào trong quân trận trọn chẳng mất mạng, đao tên không hại. Tại sao vậy? Thiện nam, thiện nữ nầy mãi mãi thật hành sáu ba la mật, tự trừ đao tên dâm dục của mình, cũng trừ đao tên dâm dục của người khác, tự trừ đao tên sân khuể của mình, cũng trừ đao tên sân khuể của người khác, tự trừ đao tên ngu si của mình, cũng trừ đao tên ngu si của người khác, tự trừ đao tên tà kiến, cũng trừ đao tên tà kiến của người, tự trừ đao tên triền cấu, cũng trừ đao tên triền cấu của người, tự trừ đao tên kiết sử, cũng trừ đao tên kiết sử của người.

Nầy Kiều Thi Ca! Do nhơn duyên nầy, nên thiện nam, thiện nữ nầy chẳng bị đao tên làm hại.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Thiện nam, thiện nữ nghe Bát nhã ba la mật nầy thọ trì, thân cận, đọc tụng, giảng thuyết, chánh ức niệm, chẳng rời tâm nhứt thiết trí, tất cả những độc, những ác như thuốc độc, cổ độc, hầm lửa, nước sâu, dao chém đều không làm hại được.

Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật nầy là đại minh cchú, là vô thượng chú.

Nếu thiện nam, thiện nữ học đại minh chú nầy thời chẳng tự não hại lấy thân mình, cũng chẳng não hại người khác, cũng chẳng não hại cả mình và người.

Tại sao vậy? Vì thiện nam, thiện nữ nầy chẳng thấy có ngã, chẳng thấy có chúng sanh, nhẫn đến tri giả, kiến giả đều bất khả đắc. Chẳng thấy có sắc, nhẫn đến chẳng thấy có nhứt thiết chủng trí.

Vì chẳng thấy có, nên chẳng tự não hại thân mình, chẳng não hại người khác, cũng chẳng não hại cả mình lẫn người.

Vì học đại minh chú nầy nên được Vô thượng Bồ đề, quán tâm của tất cả chúng sanh mà tùy ý thuyết pháp.

Tại sao vậy? Vì quá khứ chư Phật học đại minh chú nầy đã được Vô thượng Bồ đề, vị lai chư Phật học đại minh chú nầy sẽ được Vô thượng Bồ đề, hiện tại chư Phật học đại minh chú nầy được Vô thượng Bồ đề.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Nếu có người chỉ biên chép quyển kinh Bát nhã ba la mật nầy mà thờ nơi nhà, chớ không thọ trì, không đọc tụng, chẳng giảng thuyết, chẳng chánh ức niệm, tất cả hành Nhơn, Phi Nhơn không thể phá hoại chỗ đó được.

Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật nầy được tất cả chư Thiên Vương, chư Phạm Vương cùng chư Thiên trong Đại Thiên thế giới và trong vô số vô lượng thế giới mười phương đồng ủng hộ.

Chỗ thờ Bát nhã ba la mật nầy, chư Thiên đều đến cúng dường, kính trọng, lễ lại rồi đi.

Chỉ có biên chép Bát nhã ba la mật để thờ tại nhà, mà thiện nam, thiện nữ ấy còn được công đức hiện đời như vậy.

Ví như hoặc có người hoặc có súc vật đến dưới cây bồ đề, thời hàng Nhơn, Phi Nhơn mang ác ý đến không làm hại được.

Tại sao vậy? Vì chỗ cây bồ đề nầy là nơi mà quá khứ chư Phật được Vô thượng Bồ đề, vị lai chư Phật và hiện tại chư Phật cũng ở nơi đó mà được Vô thượng Bồ đề. Khi được thành Phật rồi, đều bố thí sự không kinh sợ cho tất cả chúng sanh, làm cho vô lượng vô số chúng sanh được phước lạc trong Người trên Trời, cũng làm cho vô lượng vô số chúng sanh được quả Tu Đà Hoàn đến quả Vô thượng Bồ đề.

Do oai lực của Bát nhã ba la mật, nên chỗ ấy được sự cung kính, lễ bái, cúng dường
”.

Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ biên chép cúng dường Bát nhã ba la mật, hoặc có thiện nam, thiện nữ sau khi đức Phật nhập diệt xây tháp cúng dường Xá Lợi, hai người nầy ai được phước nhiều?

Đức Phật nói: “Nầy Kiều Thi Ca! Ta hỏi lại Ngài, tùy ý Ngài đáp.

Do học đạo gì mà Phật được Vô thượng Bồ đề thân tướng hảo nầy?


Thiên Đế thưa: “Bạch Thế Tôn! Do học trong Bát nhã ba la mật mà đức Phật được Vô thượng Bồ đề cùng thân tướng hảo đoan nghiêm”.

Đức Phật nói: “Đúng như vậy! Nầy Kiều Thi Ca! Đức Phật từ trong Bát nhã ba la mật mà học được nhứt thiết chủng trí.

Nầy Kiều Thi Ca! Chẳng phải do thân tướng hảo mà gọi là Phật. Chính là do được nhứt thiết chủng trí nên gọi là Phật.

Nầy Kiều Thi Ca! Nhứt thiết chủng trí của Phật sanh từ trong Bát nhã ba la mật.

Nầy Kiều Thi Ca! Thân của Phật đây là chỗ sở y của nhứt thiết chủng trí. Nhơn nơi thân nầy mà Phật được nhứt thiết chủng trí. Nên nghĩ rằng thân của đức Phật đây là chỗ sở y của nhứt thiết chủng trí. Vì thế nên sau khi Phật nhập Niết Bàn, Xá Lợi sẽ được cúng dường.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam, thiện nữ nghe Bát nhã ba la mật nầy rồi biên chép, thọ trì, đọc tụng, chánh ức niệm, cung kính, cúng dường, tôn trọng, tán thán, thời tức là cúng dường nhứt thiết chủng trí.

Do cớ nầy nên thiện nam, thiện nữ nên biên chép Bát nhã ba la mật nầy, rồi hoặc thọ trì, thân cận, đọc tụng, chánh ức niệm, kính trọng, cúng dường, tán thán.

Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, nếu có thiện nam, thiện nữ xây tháp cúng dường Xá Lợi, kính lễ, tán thán.

Lại có thiện nam, thiện nữ biên chép, thọ trì Bát nhã ba la mật nầy và kính trọng, cúng dường, tán thán, thời được phước rất nhiều.

Tại sao vậy? Vì trong Bát nhã ba la mật nầy xuất sanh nội không đến vô pháp hữu pháp không, xuất sanh tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng, xuất sanh tất cả tam muội, tất cả thiền định, tất cả đà la ni. Thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ đều xuất phát từ trong Bát nhã ba la mật nầy. Bồ Tát thành tựu tất cả công hạnh cũng từ trong Bát nhã ba la mật nầy. Tất cả phước quả của loài Người cùng cõi Trời đến Sắc Cứu Cánh Thiên đều từ Bát nhã ba la mật nầy sanh. Những Thánh quả từ Tu Đà Hoàn đến chư Phật và nhứt thiết chủng trí của chư Phật đều từ trong Bát nhã ba la mật nầy xuất sanh
”.

Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Người Diêm Phù Đề chẳng cúng dường, tán thán Bát nhã ba la mật, phải chăng vì họ chẳng biết cúng dường thời được nhiều lợi ích?

Đức Phật nói: “Nầy Kiều Thi Ca! Trong Diêm Phù Đề, đối với Phật, Pháp và Tăng có bao nhiêu người có lòng tin bất hoại? Có bao nhiêu người không nghi? Có bao nhiêu người quyết liễu?

Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Đối với Phật, Pháp và Tăng, trong Diêm Phù Đề ít người có lòng tin bất hoại, cũng ít người không nghi và quyết liễu”.

Đức Phật nói: “Nầy Kiều Thi Ca! Trong Diêm Phù Đề, có bao nhiêu người được ba mươi bảy phẩm trợ đạo, ba môn giải thoát, tám bội xả, chín thứ đệ định, bốn trí vô ngại, sáu thần thông?

Trong Diêm Phù Đề có bao nhiêu người dứt ba kiết sử, được đạo Tu Đà Hoàn? Bao nhiêu người dứt ba kiết sử cũng mõng tham, sân, si, được đạo Tư Đà Hàm? Bao nhiêu người dứt năm hạ phần kiết, được đạo A Na Hàm? Bao nhiêu người dứt năm thượng phần kiết, được đạo A La Hán? Bao nhiêu người cầu đạo Bích Chi Phật? Bao nhiêu người phát tâm Vô thượng Bồ đề?”

Thiên Đế thưa: “Trong Diêm Phù Đề, ít người được ba mươi bảy phẩm trợ đạo, nhẫn đến ít người phát tâm Vô thượng Bồ đề
”.

Đức Phật nói: “Đúng như vậy. Nầy Kiều Thi Ca! Trong Diêm Phù Đề ít người đối với Phật, Pháp, Tăng có lòng tin bất hoại, không nghi và quyết liễu. Cũng ít người được ba mươi bảy phẩm trợ đạo, nhẫn đến ít người phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Trong những người phát tâm nầy lại ít người thật hành Bồ Tát hạnh.

Tại sao vậy? Vì những chúng sanh trong Diêm Phù Đề, đời trước của họ chẳng thấy Phật, chẳng nghe Pháp, chẳng cúng dường Tỳ Kheo Tăng, chẳng bố thí, chẳng trì giới, chẳng nhẫn nhục, chẳng tingh tấn, chẳng thiền định, chẳng trí tuệ, chẳng nghe nội không đến vô pháp hữu pháp không, chẳng nghe, chẳng tu tứ niệm xứ đến bất cộng pháp, chẳng nghe, chẳng tu những môn tam muội, những môn đà la ni, cũng chẳng tu nhứt thiết trí và nhứt thiết chủng trí.

Do cớ trên đây nên ít chúng sanh tin bất hoại nơi Tam Bảo, nhẫn đến ít người phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Trong những người phát tâm lại ít người thật hành Bồ Tát đạo.

Trong những người thật hành Bồ Tát đạo lại ít người được Vô thượng Bồ đề.

Nầy Kiều Thi Ca! Ta dùng Phật nhãn thấy trong những thế giới phương Đông có vô lượng vô số chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề, thật hành Bồ Tát đạo, nhưng vì xa lìa sức phương tiện Bát nhã ba la mật nên có rất ít người được an trụ bực bất thối chuyển, còn phần nhiều thời sa vào hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật. Trong chín phương kia cũng như vậy.

Vì thế nên thiện nam, thiện nữ phát tâm cầu Vô thượng Bồ đề phải nghe Bát nhã ba la mật và phải thọ trì, thân cận, đọc tụng, giảng thuyết, chánh ức niệm. Xong rồi lại phải biên chép, cung kính, tôn trọng, tán thán và cúng dường Bát nhã ba la mật.

Những thiện pháp khác vào trong Bát nhã ba la mật cũng phải nghe, thọ trì nhẫn đến cúng dường. Những gì là thiện pháp khác? Chính là Đàn na ba la mật đến Thiền na ba la mật, nội không đến vô pháp hữu pháp không, những tam muội môn, đàn la ni môn, tứ niệm xứ đến bất cộng pháp, đại từ đại bi.

Vô lượng thiện pháp như vậy đều vào trong Bát nhã ba la mật cũng phải nghe, thọ trì nhẫn đến chánh ức niệm và tán thán, cúng dường.

Thiện nam, thiện nữ phải nghĩ rằng lúc làm Bồ Tát, đức Phật học và thật hành Bát nhã ba la mật cùng vô lượng thiện pháp cũng như vậy.

Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật cùng vô lượng thiện pháp là chỗ tôn quý của tôi, là pháp ấn của chư Phật, cũng là pháp ấn của Thanh Văn, Bích Chi Phật.

Chư Phật do học Bát nhã ba la mật nhẫn đến nhứt thiết chủng trí mà được đến bỉ ngạn.

Chư Bích Chi Phật và Thanh Văn cũng học Bát nhã ba la mật nhẫn đến nhứt thiết trí mà đến bỉ ngạn.

Nầy Kiều Thi Ca! Thế nên thiện nam, thiện nữ, lúc Phật còn tại thế hoặc sau khi Phật nhập Niết Bàn, phải y chỉ Bát nhã ba la mật, Thiền na ba la mật, Tinh tấn ba la mật, Nhẫn nhục ba la mật, Thi na ba la mật, Đàn na ba la mật, nhẫn đến phải y chỉ nhứt thiết chủng trí.

Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật nhẫn đến nhứt thiết chủng trí là chỗ mà chư Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát, chư Phật và tất cả thế gian, Trời, Người, A tu la đều đáng y chỉ nơi đó.

Sau khi Phật nhập Niết Bàn, nếu thiện nam, thiện nữ, vì cúng dường Phật mà xây tháp bảy báu cao một do tuần, dùng hoa hương, anh lạc, phan cái, kỹ nhạc cõi Trời để cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán.

Nầy Kiều Thi Ca! Do nhơn duyên nầy, thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?


Thiên Đế nói: “Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều, rất nhiều!

Đức Phật nói: “Nhưng vẫn không bằng phước của thiện nam, thiện nữ nghe Bát nhã ba la mật nầy và biên chép, thọ trì, thân cận, đọc tụng, chánh ức niệm, chẳng rời tâm tát bà nhã, cùng cung kính, tôn trọng, tán thán, cúng dường.

Nầy Kiều Thi Ca! Chẳng luận một tháp bảy báu. Sau khi Phật nhập Niết Bàn, vì cúng dường Phật nên thiện nam, thiện nữ xây tháp bảy báu khắp Diêm Phù Đề cũng đều cao một do tuần, dùng hoa hương, anh lạc, phan cái, kỹ nhạc cõi Trời để cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán. Thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?


Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Phước của thiện nam, thiện nữ ấy rất nhiều”.

Đức Phật nói: “Nhưng vẫn chẳng bằng phước của thiện nam, thiện nữ nghe Bát nhã ba la mật nhẫn đến cúng dường, kính trọng, tán thán.

Nầy Kiều Thi Ca! Chẳng luận xây tháp khắp một Diêm Phù Đề. Sau khi Phật nhập Niết Bàn, thiện nam, thiện nữ vì cúng dường Phật nên xây tháp bảy báu đều cao một do tuần khắp bốn châu thiên hạ.

Thiện nam, thiện nữ nầy được phước nhiều chăng?


Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều”.

Đức Phật nói: “Nhưng vẫn chẳng bằng phước của thiện nam, thiện nữ biên chép đến cúng dường Bát nhã ba la mật.

Nầy Kiều Thi Ca! Lại chẳng luận xây tháp bảy báu khắp bốn châu thiên hạ.

Sau khi Phật nhập Niết Bàn, thiện nam, thiện nữ vì cúng dường Phật nên xây tháp bảy báu đều cao một do tuần khắp Tiểu Thiên thế giới. Thiện nam, thiện nữ nầy được phước nhiều chăng?


Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều”.

Đức Phật nói: “Nhưng vẫn chẳng bằng phước của thiện nam, thiện nữ biên chép đến cúng dường Bát nhã ba la mật.

Nầy Kiều Thi Ca! Lại chẳng luận xây tháp bảy báu khắp Tiểu Thiên thế giới.

Sau khi Phật nhập Niết Bàn, thiện nam, thiện nữ vì cúng dường Phật nên xây tháp bảy báu đều cao một do tuần khắp Trung Thiên thế giới. Thiện nam, thiện nữ nầy được phước nhiều chăng?


Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều”.

Đức Phật nói: “Nhưng vẫn chưa nhiều bằng phước của thiện nam, thiện nữ cúng dường Bát nhã ba la mật.

Nầy Kiều Thi Ca! Lại chẳng luận xây tháp bảy báu đầy Trung Thiên thế giới.

Sau khi Phật nhập Niết Bàn, thiện nam, thiện nữ vì cúng dường Phật nên xây tháp bảy báu đều cao một do tuần khắp Đại Thiên thế giới, rồi cúng dường trọn đời. Thiện nam, thiện nữ nầy phước nhiều chăng?


Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều, rất nhiều”.

Đức Phật nói: “Nhưng vẫn chẳng bằng phước của thiện nam, thiện nữ biên chép Bát nhã ba la mật nầy, rồi thọ trì, cung kính, tôn trọng, tán thán, cúng dường.

Nầy Kiều Thi Ca! Lại chẳng luận xây tháp bảy báu đầy Đại Thiên thế giới.

Sau khi Phật nhập Niết Bàn, vì cúng dường Phật nên mỗi mỗi chúng sanh trong Đại Thiên thế giới đều xây tháp bảy báu và đều cúng dường trọn đời, vẫn chẳng bằng phước của thiện nam, thiện nữ biên chép, thọ trì Bát nhã ba la mật nhẫn đến chánh ức niệm, chẳng rời tâm nhứt thiết trí, và cũng cung kính, tôn trọng, tán thán, cúng dường
”.

Thích Đề Hoàn Nhơn thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Đúng như vậy. Nếu có ai cúng dường, tôn trọng, tán thán Bát nhã ba la mật nầy, thời là cúng dường chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại.

Bạch đức Thế Tôn! Sau khi Phật nhập Niết Bàn, nếu mỗi mỗi chúng sanh trong hằng sa quốc độ mười phương, vì cúng dường đức Phật nên xây tháp bảy báu cao một do tuần, rồi cúng dường bửu tháp, hoặc một kiếp hoặc dưới một kiếp.

Bạch đức Thế Tôn! Những người cúng dường như vậy, có được phước nhiều chăng?


Đức Phật nói: “Rất nhiều”.

Thiên Đế thưa: “Nếu có thiện nam, thiện nữ biên chép Bát nhã ba la mật nầy nhẫn đến chánh ức niệm, cung kính, tôn trọng, tán thán và cúng dường thời được phước lại nhiều lớn hơn. Tại sao vậy? Vì tất cả pháp lành đều nhập vào trong Bát nhã ba la mật. Như là những pháp lành thập thiện đạo, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, ba môn giải thoát, tứ đế, sáu thần thông, tám bội xả, chín thứ đề định, sáu ba la mật, mười tám không, những tam muội môn, những đà la ni môn, mười trí lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại trí, đại từ đại bi, mười tám pháp bất cộng, nhứt thiết trí, đạo chủng trí, nhứt thiết chủng trí.

Bạch đức Thế Tôn! Đây gọi là pháp ấn của tất cả chư Phật. Trong pháp nầy, tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật và tam thế chư Phật do học pháp nầy mà được đến bỉ ngạn
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-33.Thuật Thành

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM THUẬT THÀNH
THỨ BA MƯƠI BA


Bấy giờ đức Phật bảo Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn: “Đúng như vậy. Nầy Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát nhã ba la mật nầy, và học tập, thọ trì, đọc tụng, thân cận, giảng thuyết, chánh ức niệm, lại thêm dùng hoa hương, chuỗi ngọc, phan cái, kỹ nhạc cúng dường, sẽ được vô số vô lượng bất khả tư nghì, bất khả xưng lượng vô biên phước đức.

Tại sao vậy?

Vì nhứt thiết trí và nhứt thiết chủng trí của chư Phật đều từ trong Bát nhã ba la mật nầy mà sanh.

Vì Thiền na ba la mật đến Đàn na ba la mật của chư Bồ Tát đều từ trong Bát Nhã mà sanh.

Vì nội không đến vô pháp hữu pháp không đều từ trong Bát nhã ba la mật mà sanh.

Vì tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng và ngũ nhãn của Phật đều từ trong Bát nhã ba la mật mà sanh.

Vì thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, đạo chủng trí, nhứt thiết chủng trí, tất cả Phật pháp, Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa và Phật thừa đều từ trong Bát nhã ba la mật mà sanh.

Nầy Kiều Thi Ca! Thế nên phước đức biên chép đến cúng dường Bát nhã ba la mật nầy hơn phước đức cúng dường bửu tháp trước kia, trăm ngàn muôn phần chẳng bằng một phần, nhẫn đến toán số thí dụ đều chẳng bằng được.

Tại sao vậy?

Vì nếu Bát nhã ba la mật tồn tại thế gian, thời Phật bảo, Pháp bảo và Tỳ Kheo Tăng bảo trọn chẳng đoạn tuyệt.

Vì nếu Bát nhã ba la mật tồn tại thế gian, thời thập thiện đạo, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, lục ba la mật, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng, nhứt thiết trí, nhứt thiết chủng trí đều hiện ra nơi đời.

Vì nếu Bát nhã ba la mật tồn tại thế gian, thời có những đại tộc, trưởng giả, cư sĩ, trời Tứ Thiên Vương đến trời Sắc Cứu Cánh, quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật, đạo Bồ Tát, đạo Phật vô thượng, chuyển pháp luân, thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-34. Khuyến Trì

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

THỨ BA MƯƠI BỐN
PHẨM KHUYẾN TRÌ

Bấy giờ cả Đại Thiên thế giới có bao nhiêu hàng Tứ Thiên Vương đến Sắc Cứu Cánh Thiên bảo Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn và chư Thiên rằng: “Các Ngài phải thọ, phải trì, phải thân cận, phải đọc tụng, phải giảng thuyết, phải chánh ức niệm Bát nhã ba la mật nầy.

Tại sao vậy?

Vì thọ trì đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật nầy, thời tất cả pháp lành tu tập sẽ được đầy đủ. Hàng Thiên chúng thêm đông, hàng A tu la giảm bớt.

Vì thọ trì đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật nầy, thời Phật chủng chẳng dứt, Pháp chủng chẳng dứt, Tăng chủng chẳng dứt.

Vì Phật chủng, Pháp chủng và Tăng chủng chẳng dứt, nên có lục ba la mật, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng xuất hiện nơi đời, nên có quả Tu Đà Hoàn đến Phật quả xuất hiện nơi đời
”.

Đức Phật bảo Thiên Đế: “Nầy Kiều Thi Ca! Ngài nên thọ trì, đọc tụng, chánh ức niệm Bát nhã ba la mật nầy.

Tại sao vậy?

Nếu A tu la sanh tâm muốn chiến đấu với chư Thiên cõi Đao Lợi, Ngài nên tụng niệm Bát nhã ba la mật, tâm ác của A tu la liền tiêu diệt, chẳng còn muốn đấu chiến.

Nếu có Thiên Tử hay Thiên Nữ hiện năm tướng chết và sẽ sa vào loài chẳng vừa ý, Ngài nên ở trước mặt họ mà đọc tụng Bát nhã ba la mật. Nhờ nghe Bát nhã ba la mật, các Thiên Tử, Thiên Nữ ấy tăng trưởng công đức nên được sanh trở lại bổn xứ. Vì nghe Bát nhã ba la mật thời được lợi ích lớn.

Nầy Kiều Thi Ca! Nếu có thiện nam, thiện nữ hay là Thiên Tử, Thiên Nữ nghe Bát nhã ba la mật nầy, vì được công đức nên lần lần sẽ được Vô thượng Chánh giác.

Tại sao vậy?

Vì quá khứ chư Phật và hàng đệ tử đều học Bát nhã ba la mật nầy mà được Vô thượng Bồ đề, nhập vô dư y Niết Bàn.

Vị lai và hiện tại chư Phật cùng hàng đệ tử cũng đều học Bát nhã ba la mật nầy mà được Vô thượng Bồ đề, nhập vô dư y Niết Bàn.

Nầy Kiều Thi Ca! Bát nhã ba la mật nầy nhiếp tất cả pháp lành như là pháp Thanh Văn, pháp Bích Chi Phật, pháp Bồ Tát và Phật pháp
”.

Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật là đại minh chú, là vô thượng minh chú, là vô đẳng đẳng minh chú.

Tại sao vậy?

Vì Bát nhã ba la mật nầy hay trừ tất cả pháp bất thiện, hay cho tất cả pháp thiện
”.

Đức Phật nói: “Đúng như vậy. Nầy Kiều Thi Ca! Bát nhã ba la mật là đại minh chú, là vô thượng minh chú, là vô đẳng đẳng minh chú.

Tại sao vậy?

Vì quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật đều nhơn minh chú nầy mà được Vô thượng Bồ đề.

Nhơn minh chú nầy nên thế gian có mười nghiệp đạo lành, có tứ thiền, có vô lượng tâm, tứ vô sắc định, có Đàn na ba la mật đến pháp bất cộng, có pháp tánh, pháp như, pháp tướng, pháp trụ, pháp vị, thiệt tế, có ngũ nhãn, quả Tu Đà Hoàn đến nhứt thiết trí và nhứt thiết chủng trí.

Nầy Kiều Thi Ca! Do nơi đại Bồ Tát nên thế gian xuất hiện thập thiện, tứ thiền nhẫn đến nhứt thiết chủng trí, Tu Đà Hoàn nhẫn đến Phật.

Ví như trăng tròn chiếu sáng, các tinh tú cũng có thể chiếu sáng.

Tất cả thiện pháp đến nhứt thiết chủng trí tại thế gian, nếu thời kỳ không có Phật xuất thế, thời đều phát sanh từ chư Bồ Tát.

Phương tiện lực của đại Bồ Tát nầy đều sanh từ Bát nhã ba la mật.

Đại Bồ Tát dùng phương tiên lực nầy để thật hành Đàn na ba la mật đến Thiền na ba la mật, để thật hành nội không đến vô pháp hữu pháp không, để thật hành tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng, chẳng chứng bực Thanh Văn, Bích Chi Phật, cũng có thể thành tựu chúng sanh, thành tịnh Phật độ, có thể thành tựu thọ mạng, thành tựu quốc độ, thành tựu quyến thuộc Bồ Tát, được nhứt thiết chủng trí. Tất cả như thế đều từ Bát nhã ba la mật phát sanh. Lại nầy Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam, thiện nữ nghe Bát nhã ba la mật, thọ trì, thân cận, nhẫn đến chánh ức niệm thời sẽ được thành tựu công đức đời nầy, đời sau
”.

Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ thọ trì nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật được công đức đời hiện tại như thế nào?

Đức Phật nói: “Nầy Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam, thiện nữ thọ trì Bát nhã ba la mật nhẫn đến chánh ức niệm thời trọn chẳng bị trúng độc mà chết, đao thương chẳng hại được, nước lửa cũng chẳng chìm đốt được, nhẫn đến bốn trăm lẻ bốn thứ bịnh chẳng xâm được, trừ nghiệp báo đời trước của người ấy.

Nếu có quan sự phát khởi, thiện nam, thiện nữ nầy đến trước mặt quan không ai khiển trách được. Tại sao vậy? Vì oai lực của Bát nhã ba la mật vậy.

Nếu thiện nam, thiện nữ đọc tụng Bát nhã ba la mật đến trước mặt vua chúa, đại thần, thời vua chúa đại thần đều hoan hỷ đón tiếp, chuyện trò niềm nở. Tại sao vậy? Vì thiện nam, thiện nữ nầy thường có tâm từ bi hỉ xả đối với chúng sanh vậy.

Nầy Kiều Thi Ca! Đó là Thiện nam, thiện nữ thọ trì đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật được công đức trong đời hiện tại.

Những gì là công đức ở đời vị lai?

Thiện nam, thiện nữ thọ trì đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật thời trọn chẳng rời thập thiện đạo, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ không định, lục ba la mật, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng. Người nầy trọn chẳng sa vào ba ác đạo. Thân mạo hoàn cụ. Trọn chẳng sanh vào nhà nghèo hèn hạ tiện. Thường được ba mươi hai tướng. Thường được hóa sanh trong nước hiện có Phật. Trọn chẳng rời lìa Bồ Tát thần thông. Nếu muốn từ một Phật quốc đến một Phật quốc để cúng dường chư Phật và nghe Phật thuyết pháp thời được như ý. Những nước đã được đến, người nầy đều có thể thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, lần lần được Vô thượng Bồ đề.

Nầy Kiều Thi Ca! Đó là công đức ở đời sau.

Vì thế nên thiện nam, thiện nữ phải thọ trì, thân cận, đọc tụng, chánh ức niệm Bát nhã ba la mật nầy, dùng hoa hương, phan cái, kỹ nhạc cúng dường, thường chẳng rời tâm nhứt thiết trí. Thiện nam, thiện nữ nầy được thành tựu công đức đời nầy, đời sau nhẫn đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-35.Khiến trừ ma ngoại

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM KHIỂN TRỪ MA NGOẠI
THỨ BA MƯƠI LĂM


Bấy giờ chư ngoại đạo Phạm chí muốn đến tìm chỗ sở đoản của đức Phật.

Thiên Đế nghĩ rằng như ngoại đạo phạm chí nầy muốn đến tìm chỗ sở đoản của đức Phật, tôi nên tụng niệm Bát nhã ba la mật của đức Phật vừa giáo thọ, tất chư ngoại đạo phạm chí nầy trọn không thể làm trở ngại công việc giảng thuyết Bát nhã ba la mật.

Nghĩ xong, Thiên Đế liền niệm Bát nhã ba la mật.

Lúc đó chư ngoại đạo phạm chí ở xa nhiễu quanh đức Phật rồi đi trở về.

Ngài Xá Lợi Phất tâm niệm cớ chi mà chư ngoại đạo phạm chí ở xa nhiễu quanh đức Phật rồi đi trở về?

Đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: “Vì Thích Đề Hoàn Nhơn tụng niệm Bát nhã ba la mật, nên chư ngoại đạo phạm chí ở xa nhiễu quanh đức Phật rồi đi trở về.

Nầy Xá Lợi Phất! Ta chẳng thấy chư ngoại đạo phạm chí ấy có chút thiện tâm, họ mang ý ác đến muốn tìm chỗ sở đoản của đức Phật.

Nầy Xá Lợi Phất! Lúc thuyết Bát nhã ba la mật, ta chẳng thấy tất cả thế gian hoặc chư Thiên, chư Ma, chư Phạm, hoặc trong chúng Sa Môn, trong chúng Đà La Môn, có ai mang ác ý mà có thể đến phá hoại được.

Tại sao vậy? Vì trong Đại Thiên quốc độ nầy, chư Tứ Thiên Vương đến Đại Tự Tại Thiên, chư Thanh Văn, chư Bích Chi Phật, chư Bồ Tát và chư Phật đồng thủ hộ Bát nhã ba la mật nầy.

Tại sao vậy? Vì chư Thiên đến chư Phật đều xuất sanh từ trong Bát nhã ba la mật.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Trong hằng sa quốc độ mười phương, chư Thiên đến chư Phật cũng đồng thủ hộ Bát nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì chư Thiên đến chư Phật mười phương cũng đều xuất sanh từ trong Bát nhã ba la mật.

Bấy giờ có ác ma nghĩ rằng nay đây Phật cùng tứ chúng hội hợp với chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc, trong đó tất có bực đại Bồ Tát được thọ ký sẽ thành Vô thượng Bồ đề. Ta phải đến đó để phá hoại đạo tâm của họ.

Nghĩ xong, ác ma liền hóa hiện bốn bộ binh kéo đến chỗ đức Phật.

Thiên Đế biết là không phải binh chủng của vua Tần Bà La hay vua Ba Tư Nặc, cũng không phải của dòng Thích Ca và dòng Lê Xa. Đây tất là binh của ác ma hóa hiện. Ác ma nầy mãi tìm dịp hại chúng sanh, ta phải tụng niệm Bát nhã ba la mật.

Thiên Đế liền tụng niệm Bát nhã ba la mật.

Ác ma nghe tiếng tụng niệm, lần lần tan rã trở về.

Chư Thiên cõi Tứ Vương đến cõi Sắc Cứu Cánh ở cõi nầy và hằng sa cõi ở mười phương đồng hóa hiện những thiên hoa từ trên không rải trên đức Phật và đồng xướng rằng cầu nguyện Bát nhã ba la mật ở lâu nơi Diêm Phù Đề.

Tại sao vậy? Vì người Diêm Phù Đề thọ trì Bát nhã ba la mật thời Bát nhã ba la mật được trụ nơi thế gian. Tùy thời gian Bát nhã ba la mật an trụ, thời ở Diêm Phù Đề Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo cũng an trụ chẳng diệt. Cũng phân biệt biết rõ đạo đại Bồ Tát.

Và lại chỗ nào có thiện nam, thiện nữ biên chép quyển Bát nhã ba la mật, thời chỗ đó tất chói sáng, rời xa sự tối tă
m”.

Đức Phật bảo Thiên Đế và tất cả chư Thiên: “Đúng như vậy. Nầy Kiều Thi Ca và chư Thiên Tử! Người Diêm Phù Đề thọ trì Bát nhã ba la mật, theo thời gian mà sự thọ trì nầy còn tồn tại, thời cũng là thời gian mà Tam Bảo tồn tại. Nhẫn đến chỗ nào có thiện nam, thiện nữ biên chép quyển kinh Bát nhã ba la mật, thời chỗ ấy tất chói sáng, rời xa sự tối tăm”.

Chư Thiên Tử hóa hiện thiên hoa rải trên đức Phật mà thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ thọ trì Bát nhã ba la mật nhẫn đến chánh ức niệm thời ma chúa, ma dân không làm hại được.

Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi cũng phải ủng hộ những người nầy, vì chúng tôi xem những người nầy như đức Phật hoặc kế đức Phật
”.

Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ thọ trì Bát nhã ba la mật nhẫn đến chánh ức niệm, phải biết những người nầy đời trước đã làm công đức nhiều ở chỗ đức Phật, đã thân cận cúng dường chư Phật, được bực thiện tri thức hộ niệm.

Bạch đức Thế Tôn! Nhứt thiết trí của chư Phật phải tìm cầu trong Bát nhã ba la mật. Bát nhã ba la mật cũng phải tìm cầu trong nhứt thiết trí.

Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật chẳng khác nhứt thiết trí. Nhứt thiết trí chẳng khác Bát nhã ba la mật. Bát nhã ba la mật cùng nhứt thiết trí chẳng phải hai, chẳng phải khác.

Do đây nên hàng chư Thiên chúng tôi xem những người nầy như đức Phật hoặc kế đức Phật
”.

Đức Phật nói: “Đúng như vậy! Nầy Kiều Thi Ca! Nhứt thiết trí của chư Phật tức là Bát nhã ba la mật. Bát nhã ba la mật tức là nhứt thiết trí.

Tại sao vậy? Nầy Kiều Thi Ca! Nhứt thiết trí của chư Phật đều xuất sanh từ trong Bát nhã ba la mật. Bát nhã ba la mật chẳng khác nhứt thiết trí. Nhứt thiết trí chẳng khác Bát nhã ba la mật. Bát nhã ba la mật cùng nhứt thiết trí chẳng phải hai, chẳng phải khác”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách