KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT (3 tập)

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-12. Cú Nghĩa

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM CÚ NGHĨA

THỨ MƯỜI HAI


Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là Bồ Tát cú nghĩa?"

Ðức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Ðề! Không cú nghĩa là Bồ Tát cú nghĩa.

Tại sao vậy? Vì? Vô thượng Bồ đề không có nghĩa xứ cũng không có ngã, thế nên không cú nghĩa là Bồ Tát cú nghĩa.

Ví như chim bay trong hư không chẳng có dấu tích, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Ví như những sự thấy trong giấc mộng không chỗ có, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy

Ví như ảo thuật, dương diệm, ảnh hưởng, biến hóa đều không có thiệt nghĩa, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Ví như pháp như, pháp tánh, pháp tướng, pháp vị và thiệt tế không có nghĩa, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Ví như sắc, thọ, tưởng, hành, thức của ảo nhơn không có nghĩa, đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Ví như lục căn, lục trần, lục thức của ảo nhơn không có nghĩa, ví như nhãn xúc, nhơn duyên, sanh thọ nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ của ảo nhơn không có nghĩa, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Như lúc ảo nhơn thật hành nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không chẳng có nghĩa, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Như lúc ảo nhơn thật hành tứ niệm xứ nhẫn đến pháp bất cộng không có nghĩa, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Như Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Ðẳng, Chánh Giác, sắc, thọ, tưởng, hành, thức không có nghĩa vì ngũ uẩn đây không có vậy, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Như đức Phật, nhãn đến ý, sắc đến pháp, nhãn xúc đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ đều không xứ sở , đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Như đức Phật, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến pháp bất cộng đều không xứ sở , Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Như trong tánh hữu vi không, tánh nghĩa vô vi, trong tánh vô vi không, tánh nghĩa hữu vi, đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Như bất sanh, bất diệt không xứ sở, như bất tác, bất xuất, bất đắc, bất cấu, bất tịnh đều không xứ sở , Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy
”.

Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Vì pháp gì bất sanh, bất diệt nên không xứ sở ? Vì pháp gì bất tác, bất xuất, bất đắc, bất cấu, bất tịnh nên không xứ sở ?"

Ðức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới đều bất sanh, bất diệt nhẫn đến bất cấu, bất tịnh nên không xứ sở. Vì tứ niệm xứ đến pháp bất cộng đều bất sanh, bất diệt nhẫn đến bất cấu, bất tịnh nên không xứ sở.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như nơi tứ niệm xứ đến pháp bất cộng, tịnh nghĩa rốt ráo bất khả đắc, đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Như trong tịnh, ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả đều bất khả đắc, vì ngã đến kiến giả đều không chỗ có vậy. Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ví như lúc mặt nhựt mọc lên thời không có tối tăm. Ðại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Như thời kỳ kiếp thiêu không có tất cả vật. Ðại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Như trong Phật giới không có phá giới. Ðại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Như trong Phật định không có loại tâm, trong Phật huệ không có ngu si, trong Phật giải thoát không có chẳng giải thoát, trong Phật giải thoát tri kiến không có chẳng giải thoát tri kiến. Ðại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Như trong Phật quang thời nguyệt quang, nhựt quang không hiện, như trong Phật quang thời quang minh của chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc đều không hiện. Ðại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát cú nghĩa không chỗ có cũng vậy.

Tại sao vậy? Vì Vô thượng Bồ đề cùng Bồ Tát và Bồ Tát cú nghĩa, tất cả pháp đây đều chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối là nhứt tướng, chính là vô tướng.

Nầy Tu Bồ Ðề! Vô ngại tướng trong tất cả pháp đây, đại Bồ Tát phải nên học, cũng phải nên biết
”.

Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Những gì là tất cả pháp? Thế nào là vô ngại tướng trong tất cả pháp mà phải học, phải biết?"

Ðức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Ðề! Tất cả pháp là pháp thiện, pháp bất thiện, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp cộng, pháp bất cộng. Ðây gọi là tất cả pháp, trong tất cả pháp vô ngại tướng đây, đại Bồ Tát phải học, phải biết”.

Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Những gì là pháp thiện thế gian nhẫn đến những gì là pháp bất cộng?" .

Ðức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Ðề! Pháp thiện thế gian là hiếu thuận với cha mẹ , cúng dường Sa Môn, Bà La Môn, cúng thờ bậc tôn trưởng, chỗ phước bố thí, chỗ phước trì giới, chỗ phước tu thiền định, chỗ phước khuyến đạo, phương tiện sanh phước đức, thập thiện đạo thế gian, quán tưởng chín tướng bất tịnh: tướng xanh, tướng sình, tướng máu, tướng nứt, tướng nhũn bấy, tướng bị ăn, tướng tan rã, tướng xương, tướng thiêu, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả, niệm Thiên, niệm thiện, niệm hơi thở, niệm thân thể, niệm chết. Ðây gọi là pháp thiện thế gian.

Nầy Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp bất thiện? Sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham lẫn, não hại, tà kiến, thập bất thiện đạo nầy gọi là pháp bất thiện.

Nầy Tu Bồ Ðề! những gì là pháp hữu ký? Pháp thiện hoặc pháp bất thiện gọi là pháp hữu ký.

Nầy Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp vô ký? Vô ký thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, vô ký tứ đại, vô ký ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới, vô ký báo, đây gọi là pháp vô ký.

Nầy Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp thế gian? Ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới, thập thiện đạo, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, đây gọi là pháp thế gian.

Nầy Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp xuất thế gian? Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô tác giải thoát môn, vị tri dục tri căn, tri căn dĩ tri căn, hữu giác hữu quán tam muội, vô giác hữu quán tam muội, vô giác vô quán tam muội, bát bội xả, nội không đến vô pháp hữu pháp không, thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, nhứt thiết trí, đây gọi là pháp xuất thế gian.

Nầy Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp hữu lậu? Ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới, lục chủng, lục xúc, lục thọ, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, đây gọi là pháp hữu lậu.

Nầy Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp vô lậu? Tứ niệm xứ nhẫn đến bất cộng pháp và nhứt thiết trí, đây gọi là pháp vô lậu.

Nầy Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp hữu vi? Nếu là pháp có sanh, có trụ, có diệt, Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, ngũ ấm nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ, tứ niệm xứ nhẫn đến pháp bất cộng và nhứt thiết trí, đây gọi là pháp hữu vi.

Nầy Tu Bồ Ðề! Những gì là pháp vô vi? Nếu là pháp bất sanh, bất trụ, bất diệt, sạch tham, sân, si, pháp như, pháp tánh, pháp tướng, pháp vị, thiệt tế, đây gọi là pháp vô vi.

Nầy Tu Bồ Ðề! Những gì là cộng pháp? Tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, đây gọi là cộng pháp.

Nầy Tu Bồ Ðề! Những gì là bất cộng pháp? Tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng, đây gọi là bất cộng pháp.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ở trong những pháp tứ tướng không đây, đại Bồ Tát chẳng nên chấp trước, vì bất động vậy. Ðại Bồ Tát cũng phải biết tất cả pháp chẳng có hai tướng, vì bất động vậy.

Ðây gọi là Bồ Tát nghĩa
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-13.Kim Cang

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM KIM CANG

THỨ MƯỜI BA


Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Do cớ gì mà Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát?"

Ðức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Ðề! Ở trong quyết định chúng, Bồ Tát nầy là bực thượng thủ nên gọi là đại Bồ Tát.

Ðây là quyết định chúng: tánh địa nhơn, bát nhơn, Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, sơ phát tâm Bồ Tát nhẫn đến bất thối chuyển địa Bồ Tát.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát phát đại tâm chẳng hư hoại như kim cang, thời sẽ là bực thượng thủ trong quyết định chúng
”.

Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Ðại Bồ Tát phát tâm thế nào mà gọi là phát đại tâm như kim cang chẳng hư hoại?"

Ðức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát phát sanh tâm như vầy:

Ở trong vô lượng đời sanh tử, tôi sẽ đại thệ trang nghiêm, tôi sẽ bỏ tất cả sở hữu, tôi sẽ đối với tất cả chúng sanh bằng tâm bình đẳng, tôi sẽ phải đem Tam thừa độ thoát tất cả chúng sanh, làm cho họ nhập vô dư Niết Bàn, tôi độ tất cả chúng sanh xong rồi nhẫn đến không có một người nhập Niết Bàn, tôi sẽ phải hiểu rõ tướng bất sanh của tất cả pháp, tôi sẽ thuần dùng tâm nhứt thiết chủng trí để thật hành sáu ba la mật, tôi sẽ phải học trí huệ tỏ thấu tất cả pháp, tôi sẽ phải tỏ thấu chư pháp nhứt tướng trí môn, tôi sẽ phải tỏ thấu nhẫn đến chư pháp vô lượng tướng trí môn.

Ðây gọi là đại Bồ Tát phát sanh đại tâm chẳng hư hoại như kim cang. An trụ trong đại tâm nầy, đại Bồ Tát là bực thượng thủ trong quyết định chúng. Vì pháp dụng đây vô sở đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát phát tâm như vầy:

Tôi sẽ thay thế cho tất cả chúng sanh trong mười phương mà chịu những sự đau khổ, hoặc chúng sanh Ðịa ngục, hoặc chúng sanh các loài Súc sanh hoặc chúng sanh Ngạ quỷ, nhẫn đến thay thế chịu khổ nhọc cho mỗi một chúng sanh trong vô lượng trăm ngàn ức kiếp đến khi nào chúng sanh ấy đã được nhập vô dư Niết Bàn, sau đó tôi tự vun trồng thiện căn trong vô lượng trăm ngàn ức vô số kiếp sẽ được Vô thượng Bồ đề.

Ðây là đại tâm như kim cang chẳng hư hoại. An trụ trong đại tâm nầy, đại Bồ Tát là bực thượng thủ trong quyết định chúng.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát lại phát sanh đại khoái tâm. Từ lúc sơ phát tâm nhẫn đến khi thành Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát chẳng sanh tâm tham nhiễm, sân khuể, ngu si, kiêu mạn, cũng chẳng sanh tâm Thanh Văn, tâm Bích Chi Phật.

Ðây là đại khoái tâm. An trụ trong đại khoái tâm nầy, đại Bồ Tát là bực thượng thủ trong quyết định chúng. Ðại Bồ Tát cũng chẳng nghĩ nhớ có đại khoái tâm nầy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát lại phải phát sanh bất động tâm, chính là tâm thường nghĩ nhớ nhứt thiết chủng trí, cũng chẳng nghĩ nhớ là mình có tâm bất động nầy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát lại phải phát sanh tâm lợi ích an lạc cho tất cả chúng sanh, chính là cứu tế tất cả chúng sanh và chẳng rời bỏ tất cả chúng sanh, cũng chẳng nghĩ nhớ có tâm lợi ích an lạc nầy.

Do đây nên đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật là bậc thượng thủ trong quyết định chúng.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát phải phát sanh tâm dục pháp, hỉ pháp, lạc pháp.

Gì là pháp? Chính là thiệt tướng của các pháp. Nơi pháp nầy mà tin chịu và lãnh thọ thời gọi là dục pháp và hỉ pháp. Còn thường tu hành pháp nầy thời gọi là lạc pháp.

Do đây nên đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật có thể làm bực thượng thủ trong quyết định chúng. Vì pháp dụng đây vô sở đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát an trụ nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không, thời có thể làm thượng thủ trong quyết định chúng. Vì pháp dụng đây vô sở đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát an trụ trong tứ niệm xứ nhẫn đến trong mười tám pháp bất cộng, thời có thể làm thượng thủ trong quyết định chúng. Vì pháp dụng đây vô sở đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát an trụ trong như kim cang tam muội nhẫn đến an trụ trong ly chấp trước như hư không bất nhiễm tam muội, thời là bực thượng thủ trong quyết định chúng. Vì pháp dụng đây vô sở đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong các pháp như vậy thời có thể làm thượng thủ trong quyết định chúng. Do duyên cớ gì mà Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-14.Đoạn chư kiến

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM ÐOẠN CHƯ KIẾN
THỨ MƯỜI BỐN


Ngài Xá Lợi Phất thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Con cũng muốn nói sở dĩ Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát”.

Ðức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: "Ông cứ nói"

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Ngã kiến, thọ kiến, mạng kiến, chúng sanh kiến, sanh kiến, dưỡng dục kiến, chúng số kiến, nhơn kiến, tác kiến, sử tác kiến, khởi kiến, sử khởi kiến, thọ kiến, sử thọ kiến, tri giả kiến, kiến giả kiến, đoạn kiến, thường kiến, hữu kiến, vô kiến, ấm kiến, nhập kiến, giới kiến, đế kiến, nhơn duyên kiến, niệm xứ kiến, nhẫn đến bất cộng pháp kiến, Phật đạo kiến, thành tựu chúng sanh kiến, tịnh Phật quốc độ kiến, Phật kiến, chuyển pháp luân kiến.

Vì dứt trừ những kiến chấp trên đây mà vì mọi người thuyết pháp nên Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát
”.

Ngài Tu Bồ Ðề hỏi: "Duyên cớ gì mà sắc kiến là vọng kiến? Duyên cớ gì thọ, tưởng, hành, thức kiến nhẫn đến chuyển pháp luân kiến là vọng kiến?"

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, vì không phương tiện nên Bồ Tát ở nơi sắc sanh kiến chấp, ở nơi thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chuyển pháp luân sanh kiến chấp, vì pháp dung hữu sở đắc vậy.

Nơi đây đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật dùng sức phương tiện mà vì họ thuyết pháp để dứt trừ những vọng kiến, vì pháp dụng vô sở đắc vậy
"

Ngài Tu Bồ Ðề bạch đức Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Con cũng muốn nói sở dĩ mà Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát”.

Ðức Phật bảo Ngài Tu Bồ Ðề: "Ông cứ nói”.

Ngài Tu Bồ Ðề nói: "Tâm Vô thượng Bồ đề, tâm vô đẳng đẳng đây chẳng cùng chung với tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Tại sao vậy? Vì đây là tâm nhứt thiết trí vô lậu chẳng hệ phược. Cũng chẳng chấp trước trong tâm nhứt thiết trí vô lậu chẳng hệ phược đây. Do duyên cớ nầy mà Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Những gì là tâm vô đẳng đẳng của đại Bồ Tát chẳng cùng chung với tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật?"

Ngài Tu Bồ Ðề nói: "Ðại Bồ Tát từ lúc sơ phát tâm trở đi trọn không thấy một pháp nào có sanh, có diệt, có cấu, có tịnh, có tăng, có giảm. Nếu đã là pháp chẳng sanh, chẳng diệt chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng tăng, chẳng giảm, thời trong đó không tâm Thanh Văn, không tâm Bích Chi Phật, không tâm Vô thượng Bồ đề, không Phật tâm. Ðây gọi là tâm vô đẳng đẳng của đại Bồ Tát chẳng cùng chung với tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật”.

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Như lời Ngài Tu Bồ Ðề nói, trong tâm nhứt thiết trí vô lậu chẳng hệ phược đây cũng chẳng chấp trước.

Nầy Ngài Tu Bồ Ðề! Sắc cũng chẳng chấp trước, thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng chấp trước, tứ niệm xứ nhẫn đến bất cộng pháp cũng chẳng chấp trước. Sao Ngài chỉ nói tâm đây chẳng chấp trước?
"

Ngài Tu Bồ Ðề nói: "Phải lắm! Sắc nhẫn đến pháp bất cộng cũng chẳng chấp trước”.

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Tâm phàm phu cũng là vô lậu chẳng hệ phược, vì tánh rỗng không vậy. Tâm Thanh Văn, tâm Bích Chi Phật, tâm chư Phật cũng là vô lậu chẳng hệ phược, vì tánh rỗng không vậy”.

Ngài Tu Bồ Ðề nói: "Phải lắm!"

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Sắc cũng là vô lậu chẳng hệ phược, vì tánh không vậy. Thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ cũng là vô lậu chẳng hệ phược, vì tánh không vậy. Tứ niệm xứ nhân đến mười tám pháp bất cộng cũng là vô lậu chẳng hệ phược, vì tánh không vậy”.

Ngài Tu Bồ Ðề nói: "Vâng ! Như lời Ngài Xá Lợi Phất đã nói, tâm phàm phu nhẫn đến pháp bất cộng cũng là vô lậu chẳng hệ phược, vì tánh không vậy”.

Ngài Xá Lợi Phất nói: "Như lời Ngài Tu Bồ Ðề đã nói, vì tâm là không nên chấp trước tâm.

Nầy Ngài Tu Bồ Ðề! Vì sắc là không nên chẳng chấp trước sắc. Vì thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến ý xúc, sanh thọ là không nên chẳng chấp trước, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chẳng chấp trước ý xúc, sanh thọ. Vì tứ niệm xứ là không nhẫn đến bất cộng pháp là không nên chẳng chấp trước tứ niệm xứ, nhẫn đến chẳng chấp trước bất cộng pháp
”.

Ngài Tu Bồ Ðề nói: "Vâng, vì sắc là không nên trong sắc chẳng chấp trước. Nhẫn đến vì bất cộng pháp là không nên trong bất cộng pháp chẳng chấp trước.

Ðại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật dùng tâm Vô thượng Bồ đề, tâm vô đẳng đẳng chẳng cùng chung với tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật, cũng chẳng nghĩ nhớ có tâm vô đẳng đẳng nầy, cũng chẳng chấp trước tâm vô đẳng đẳng nầy, vì pháp dụng vô hữu vậy. Do duyên cớ nầy mà Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-15.Phú Lâu Na

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM PHÚ LÂU NA
THỨ MƯỜI LĂM


Ngài Phú Lâu Na Ða La Ni Tử bạch đức Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Con cũng thích nói sở dĩ mà Bồ Tát được gọi là đại Bồ Tát”.

Ðức Phật bảo Ngài Phú Lâu Na: "Ông cứ nói”.

Ngài Phú Lâu Na nói: "Bồ Tát nầy đại thệ trang nghiêm, Bồ Tát nầy phát xu Ðại thừa, Bồ Tát nầy ngồi nơi Ðại thừa, nên Bồ Tát nầy được gọi là đại Bồ Tát”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Thế nào gọi là đại thệ trang nghiêm?"

Ngài Phú Lâu Na nói: "Ðại Bồ Tát chẳng phân biệt là vì bao nhiêu người mà an trụ Ðàn na ba la mật và thật hành Ðàn na ba la mật. Mà chính là vì tất cả chúng sanh mà đại Bồ Tát an trụ Ðàn na ba la mật và thật hành Ðàn na ba la mật.

Như Ðàn na ba la mật, về Thi la, Sằn đề, Tỳ lê gia, Thiền na và Bát nhã ba la mật cũng vậy. Chẳng phải vì bao nhiêu người, mà chính là vì tất cả chúng sanh mà đại Bồ Tát an trụ Bát nhã ba la mật và thật hành Bát nhã ba la mật.

Ðại Bồ Tát đại thệ trang nghiêm, chẳng hạn cuộc trong một số chúng sanh. Chẳng nghĩ rằng tôi sẽ cứu độ những người nầy mà chẳng độ các người kia. Cũng chẳng nói rằng tôi sẽ làm cho những người nầy đến Vô thượng Bồ đề còn những người kia thời không. Ðại Bồ Tát vì tất cả chúng sanh mà đại thệ trang nghiêm.

Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng tôi sẽ tự đầy đủ Ðàn na ba la mật nhẫn đến tự đầy đủ Bát nhã ba la mật, cũng làm cho tất cả chúng sanh thật hành sáu ba la mật.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Ðàn na ba la mật, đại Bồ Tát có bố thí bao nhiêu đều đúng với tâm nhứt thiết trí, cùng chung với tất cả chúng sanh hướng về Vô thượng Bồ đề. Ðây là Ðàn na ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc đại Bồ Tát thật hành Ðàn na ba la mật.

Lúc thật hành Ðàn na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà bố thí, chẳng hướng đến quả Thanh Văn, Bích Chi Phật. Ðây gọi là Thi la ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Ðàn na ba la mật.

Lúc thật hành Ðàn na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà bố thí. Tin chịu ưa thích nơi pháp bố thí nầy. Ðây gọi là Sằn đề ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Ðàn na ba la mật.

Lúc thật hành Ðàn na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà bố thí. Luôn siêng năng bố thí như vậy không thôi nghĩ. Ðây gọi là Tỳ lê gia ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Ðàn na ba la mật.

Lúc thật hành Ðàn na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà bố thí. Thường nhiếp tâm chẳng để móng tâm thanh Văn, Bích Chi Phật. Ðây gọi là Thiền na ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Ðàn na ba la mật.

Lúc thật hành Ðàn na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà bố thí. Quán các pháp như ảo. Chẳng thấy có người thí, chẳng thấy có vật cho, chẳng thấy có người thọ. Ðây gọi là Bát nhã ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc đại Bồ Tát thật hành Ðàn na ba la mật.

Ðại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, chẳng lấy, chẳng được những tướng của ba la mật, phải biết đó là đại Bồ Tát đại thệ trang nghiêm.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Thi la ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà bố thí, cùng chung với tất cả chúng sanh hướng về Vô thượng Bồ đề. Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðàn na ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Thi la ba la mật.

Lúc thật hành Thi la ba la mật, đối với các pháp nầy, đại Bồ Tát tin chịu ưa thích. Ðây gọi là Sằn đề ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành thi la ba la mật.

Lúc thật hành Thi la ba la mật, đại Bồ Tát siêng tu chẳng nghĩ. Ðây gọi là Tỳ lê gia ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Thi la ba la mật.

Lúc thật hành Thi la ba la mật đại Bồ Tát chẳng nhiếp thọ tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Ðây gọi là Thiền na ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành Thi la ba la mật.

Lúc thật hành Thi la ba la mật, đại Bồ Tát quán tất cả pháp như ảo, cũng chẳng nghĩ nhớ có giới luật nầy, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Ðây gọi là Bát nhã ba la mật đại thệ trang nghiêm lúc thật hành thi la ba la mật.

Ðại Bồ Tát lúc thật hành Thi la ba la mật, nhiếp cả năm ba la mật kia nên gọi là đại thệ trang nghiêm.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Sằn đề ba la mật, đại Bồ Tát cùng chung với tất cả chúng sanh hướng về vô thượng Bồ đề. Ðây gọi là Ðàn na ba la mật lúc thật hành Sằn đề ba la mật.

Lúc thật hành Sằn đề ba la mật, đại Bồ Tát chỉ thọ tâm nhứt thiết trí mà chẳng thọ tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Ðây gọi là Thi la ba la mật lúc thật hành Sằn đề ba la mật.

Lúc thật hành Sằn đề ba la mật, đại Bồ Tát thân tâm tinh tấn chẳng thôi nghĩ đúng với tâm nhứt thiết trí. Ðây gọi là Tỳ lê gia ba la mật lúc thật hành Sằn đề ba la mật.

Lúc thật hành Sằn đề ba la mật, đại Bồ Tát nhiếp tâm một chỗ, dầu có bị đau khổ cũng chẳng tán loạn. Ðây gọi là Thiền na ba la mật lúc thật hành Sằn đề ba la mật.

Lúc thật hành Sằn đề ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, quán các pháp rỗng không, chẳng có tác giả, chẳng có thọ giả, dầu bị người mắng nhiếc, chém đâm, tâm Bồ Tát như ảo, như mộng. Ðây gọi là Bát nhã ba la mật lúc thật hành Sằn đề ba la mật.

Ðại Bồ Tát lúc thật hành Sằn đề ba la mật nhiếp cả các môn ba la mật kia nên gọi là đại thệ trang nghiêm.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà bố thí, chẳng để thân tâm giải đãi. Ðây gọi là Ðàn na ba la mật lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật.

Lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật, đại Bồ Tát thỉ chung vẫn trì giới thanh tịnh đầy đủ. Ðây gọi là Thi la ba la mật lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật.

Lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà tu hành nhẫn nhục. Ðây gọi là Sằn đề ba la mật lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật.

Lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà nhiếp tâm ly dục nhập các môn thiền định. Ðây gọi là Thiền na ba la mật lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật.

Lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, chẳng chấp lấy tướng của các pháp, nơi tướng chẳng chấp lấy nầy cũng chẳng chấp trước. Ðây gọi là Bát nhã ba la mật lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật.

Ðại Bồ Tát lúc thật hành Tỳ lê gia ba la mật nhiếp cả các môn ba la mật kia nên gọi là đại thệ trang nghiêm.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Thiền na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà bố thí, tâm vẫn ở trong định không xao động. Ðây gọi là Ðàn na ba la mật lúc thật hành Thiền na ba la mật.

Lúc thật hành Thiền na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà trì giới, do sức thiền định nên các pháp phá giới không xen vào được. Ðây gọi là Thi la ba la mật lúc thật hành Thiền na ba la mật.

Lúc thật hành Thiền na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, vì sức từ bi tam muội nên nhẫn chịu tất cả khổ hại. Ðây gọi là Sằn đề ba la mật lúc thật hành Thiền na ba la mật.

Lúc thật hành Thiền na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, nơi thiền định chẳng ham, chẳng chấp, thường cầu tăng tiến từ một thiền đến một thiền. Ðây gọi là Tỳ lê gia ba la mật lúc thật hành Thiền na ba la mật.

Lúc thật hành Thiền na ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, không y chỉ nơi tất cả pháp, cũng chẳng thọ sanh theo thiền. Ðây gọi là Bát nhã ba la mật lúc thật hành Thiền na ba la mật.

Ðại Bồ Tát lúc thật hành Thiền na ba la mật, nhiếp cả các môn ba la mật kia nên gọi là đại thệ trang nghiêm.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà bố thí, không lẫn tiếc những sở hữu trong thân, ngoài thân, chẳng thấy người cho, kẻ thọ và tài vật. Ðây gọi là Ðàn na ba la mật lúc thật hành Bát nhã ba la mật.

Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí nên không thấy có hai sự trì giới và phá giới. Ðây gọi là Thi la ba la mật lúc thật hành Bát nhã ba la mật.

Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, chẳng thấy kẻ mắng nhiếc, kẻ đánh đập, kẻ giết hại, cũng chẳng thấy dùng pháp không nầy để nhẫn nhục. Ðây gọi là Sằn đề ba la mật lúc thật hành Bát nhã ba la mật.

Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, quán các pháp rốt ráo không cho tâm đại bi mà tinh cần thật hành các pháp lành. Ðây gọi là Tỳ lê gia ba la mật lúc thật hành Bá nhã ba la mật.

Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà nhập thiền định, quán các thiền định ly tướng, tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác. Ðây gọi là Thiền na ba la mật lúc thật hành Bát nhã ba la mật.

Ðại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, nhiếp cả năm môn ba la mật kia nên gọi là đai thệ trang nghiêm

Bồ Tát đại thệ trang nghiêm nầy được chư Phật nười phương hoan hỉ xưng danh giữa đại chúng để ca ngợi rằng cõi nước đó có đại Bồ Tát đó đại thệ trang nghiêm, thành tựu chúng sanh, thành tịnh Phật quốc
”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Thế nào là đại Bồ Tát phát xu Đại thừa?"

Ngài Phú Lâu Na Di Ða La Ni Tử nói: "Lúc thật hành sáu ba la mật, đại Bồ Tát xa lìa ái dục cùng những pháp ác bất thiện, ly sanh hỉ lạc hữu giác hữu quán nhập sơ thiền, nhẫn đến xả niệm thanh tịnh nhập tứ thiền, dùng tâm từ bi hỉ xả quảng đại vô nhị vô lượng khắp cùng một phương nhẫn đến mười phương tất cả thế gian. Lúc nhập thiền, xuất thiền, Bồ Tát nầy đem các thiền, các vô lượng tâm cùng chung với tất cả chúng sanh hướng đến nhứt thiết trí. Ðây gọi là đại Bồ Tát Thiền na ba la mật phát xu Ðại thừa.

Bồ Tát nầy an trụ trong thiền vô lượng tâm nghĩ rằng tôi sẽ được nhứt thiết chủng trí vì dứt sạch phiền não cho tất cả chúng sanh nên sẽ vì họ mà thuyết pháp. Ðây gọi là Ðàn na ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành Thiền na ba la mật.

Nếu đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà tu tứ thiền và trụ trong tứ thiền chẳng nạp thọ tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Ðây gọi là Thi la ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành Thiền na ba la mật.

Nếu đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí nhập các thiền mà nghĩ rằng tôi vì dứt trừ phiền não cho tất cả chúng sanh nên sẽ thuyết pháp, nơi đây nhẫn thọ ưa thích. Ðây gọi là Sằn đề ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành Thiền na ba la mật.

Nếu đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí nhập các thiền, bao nhiêu thiện căn đều hướng về nhứt thiết trí, siêng tu không thôi nghỉ. Ðây gọi là Tỳ lê gia ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành Thiền na ba la mật.

Nếu đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí nhập tứ thiền, quán tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã, tướng không , tướng vô tướng, tướng vô tác, cùng chung với tất cả chúng sanh hướng về nhứt thiết trí. Ðây gọi là Bát nhã ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành Thiền na ba la mật.

Ðây gọi là đại Bồ Tát phát xu Ðại thừa vậy.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát phát xu Ðại thừa thật hành từ tâm nghĩ rằng tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh được an lạc. Nhập bi tâm nghĩ rằng tôi sẽ cứu tế tất cả chúng sanh. Nhập hỉ tâm nghĩ rằng tôi sẽ độ tất cả chúnh sanh. Nhập xã tâm nghĩ rằng tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh được lậu tận. Ðây gọi là Ðàn na ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

Ðại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm tam muội nầy chỉ hướng về nhứt thiết trí mà chẳng hướng đến Thanh Văn, Bích Chi Phật. Ðây gọi là Thi la ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

Ðại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm chẳng ham quả Thanh Văn, Bích Chi Phật, chỉ nhẫn thọ ưa thích nhất thiết trí. Ðây gọi là Sằn đề ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

Ðại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà thật hành tứ vô lượng tâm chỉ thật hiện hạnh thanh tịnh. Ðây gọi là Tỳ lê gia ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

Ðại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí nhập vô lượng tâm tam muội, cũng chẳng thọ sanh theo thiền vô lượng tâm. Ðây gọi là phương tiện Bát nhã ba la mật lúc đại Bồ Tát thật hành tứ vô lượng tâm.

Ðây gọi là đại Bồ Tát phát xu Ðại thừa vậy.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí mà tu tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần, đúng với tâm nhứt thiết trí mà tu ba môn giải thoát đến mười tám pháp bất cộng. Ðây gọi là đại Bồ Tát phát xu Ðại thừa.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát trí huệ trong nội không, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Nhẫn đến trí huệ trong vô pháp hữu pháp không, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Ðây gọi là đại Bồ Tát phát xu Ðại Thừa.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! trong tất cả pháp, đại Bồ Tát trí huệ chẳng loạn, chẳng định. Ðây gọi là đại Bồ Tát phát xu Ðại thừa.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát trí huệ chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, trí huệ chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải thiệt, chẳng phải không hư, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã. Ðây gọi là đại Bồ Tát phát xu Ðại thừa, vì pháp dụng vô sở đắc vậy.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát trí huệ chẳng đi trong ba thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng chẳng phải là chẳng biết rõ ba thời gian. Ðây gọi là đại Bồ Tát phát xu Ðại thừa, vì pháp dụng vô sở đắc vậy.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát trí huệ chẳng đi trong ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, cũng chẳng phải là chẳng biết rõ ba cõi, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Ðây gọi là đại Bồ Tát phát xu Ðại thừa.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát trí huệ chẳng đi trong pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, cũng chẳng phải là chẳng biết rõ tất cả pháp, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Ðây gọi là đại Bồ Tát phát xu Ðại thừa
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-16.Thừa Đại Thừa

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM THỪA ÐẠI THỪA
THỨ MƯỜI SÁU


Ngài Xá Lợi Phất hỏi: "Thế nào là đại Bồ Tát ngồi Ðại thừa?"

Ngài Phú Lâu Na nói: "Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát ngồi Ðàn na ba la mật nhẫn đến ngồi Bát nhã ba la mật, cũng chẳng thấy có Ðàn na nhẫn đến chẳng thấy có Bát nhã, cũng chẳng thấy có Bồ Tát, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Ðây gọi là đại Bồ Tát ngồi sáu ba la mật, cũng gọi là ngồi Ðại thừa.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát nhứt tâm đúng với nhứt thiết trí mà tu tứ niệm xứ nhẫn đến tu mười tám pháp bất cộng, vì pháp không, nên cũng bất khả đắc. Ðây gọi là đại Bồ Tát ngồi Ðại thừa.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát nghĩ rằng Bồ Tát chỉ có danh tự vì chúng sanh bất khả đắc vậy. Ðây gọi là đại Bồ Tát ngồi Ðại thừa.

Ðại Bồ Tát nghĩ rằng sắc đến thức, nhãn đến ý, sắc đến pháp, nhãn giới đến ý thức giới đều chỉ có danh tự, vì đều bất khả đắc vậy. Lại nghĩ rằng tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần, nội không đến vô pháo hữu pháp không đến mười tám pháp bất cộng đều chỉ có danh tự vì đều bất khả đắc vậy. Lại nghĩ rằng pháp như, pháp tướng, pháp tánh, pháp vị, thiệt tế đều chỉ có danh tự vì đều bất khả đắc vậy. Lại nghĩ rằng Vô thượng Bồ đề và Phật chỉ có danh tự vì bất khả đắc vậy. Ðây gọi là đại Bồ Tát ngồi Ðại thừa.

Lại nầy Ngài Xá Lợi Phất! Từ khi sơ phát tâm, đại Bồ Tát đầy đủ thần thông thành tựu chúng sanh, từ một quốc độ đến một quốc độ, đại Bồ Tát cúng dường kính trọng tán thán chư Phật, nghe chư Phật dạy pháp Ðại thừa. Ðây gọi là đại Bồ Tát ngồi Ðại thừa.

Ðại Bồ Tát từ một Phật quốc đến một Phật quốc để thanh tịnh quốc độ, thành tựu chúng sanh, trọn không có cảm tưởng Phật quốc, cũng không có cảm tưởng chúng sanh. Bồ Tát nầy an trụ trong pháp bất nhị, vì chúng sanh mà thọ thân, tùy chỗ đáng được độ mà tự hiện thân hình để thuyết pháp giáo hóa chúng sanh. Như vậy mãi đến nhứt thiết chủng trí vẫn không rời Ðại thừa. Ðây gọi là đại Bồ Tát ngồi đại thừa.

Ngồi Ðại thừa nầy, đại Bồ Tát được nhứt thiết chủng trí chuyển pháp luân mà Thanh Văn, Bích Chi Phật và Thiên Long bát bộ đến tất cả người thế gian không thể chuyển được. Bấy giờ chư Phật mười phương đều hoan hỉ xưng danh hiệu để ca ngợi rằng phương đó, quốc độ đó có đại Bồ Tát ngồi Ðại thừa được nhứt thiết chủng trí chuyển pháp luân.

Ðây gọi là đại Bồ Tát ngồi Ðại thừ
a”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-17-Trang Nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

QUYỂN THỨ NĂM

PHẨM TRANG NGHIÊM
THỨ MƯỜI BẢY


Bấy giờ Ngài Tu Bồ Ðề bạch đức Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Ðại Bồ Tát đại trang nghiêm.

Những gì là đại trang nghiêm?

Bực Bồ Tát nào có thể đại trang nghiêm?
".

Ðức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát Ðại thừa đại trang nghiêm. Chính là Ðàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật trang nghiêm. Tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần trang nghiêm. Nội không đến vô pháp hữu không trang nghiêm. Thập lực đến pháp bất cộng và nhứt thiết chủng trí trang nghiêm.

Biến thân như Phật trang nghiêm, quang minh chiếu khắp tam thiên Ðại Thiên quốc độ, cũng chiếu khắp mười, mỗi phương đều hằng sa quốc độ. Làm chấn động Ðại Thiên quốc, cũng chấn động hằng sa quốc độ trong mười phương.

Bồ Tát nầy an trụ trong Ðàn na ba la mật Ðại thừa đại trang nghiêm. Ðại Thiên quốc độ nầy biến thành cõi lưu ly. Bồ Tát nầy hóa thành Chuyển Luân Thánh Vương, chúng sanh cần dùng thứ gì thời đều cung cấp đầy đủ thứ ấy, cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần mặc cho y phục, cần chỗ ở cho nhà phòng giường nệm, cần ánh sáng cho đèn đuốc, cần lành bệnh cho thuốc men, cần trang điểm cho chuổi ngọc châu báu cùng các loại hoa hương. Cấp cho xong rồi lại thuyết pháp cho họ tu hành pháp Ðại thừa. Chúng sanh nghe xong, trọn chẳng rời sáu ba la mật nhẫn đến Vô thượng Bồ đề.

Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðại thừa đại trang nghiêm.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ví như nhà ảo thuật giỏi, ở giữa ngã tư đường hóa làm đại chúng, rồi cung cấp đồ ăn uống, nhà phòng, thuốc men, hoa hương cho đại chúng ấy. Tu Bồ Ðề nghĩa thế nào? Ðối với nhà ảo thuật nầy thiệt có đại chúng cung cấp cho chăng?
".

Bạch đức Thế Tôn! Không có thiệt.

Nầy Tu Bồ Ðề! Cũng vậy, đại Bồ Tát hóa làm Chuyển Luân Thánh Vương cung cấp nhu cầu đầy đủ cho tất cả chúng sanh, mặc dầu có làm mà thiệt thời không chỗ cho. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ Thi la ba la mật hiện sanh vào nhà Chuyển Luân Thánh Vương, đem thập thiện đạo giáo hóa chúng sanh. Có vị đem tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng giáo hóa chúng sanh. Chúng sanh nghe pháp tin hiểu thọ trì mãi đến thành Vô thượng Bồ đề trọn không rời pháp ấy.

Ví như nhà ảo thuật giỏi, ở giữa ngã tư đường hóa làm đại chúng rồi đem pháp thập thiện đạo giáo hóa, cũng đem tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng để giáo hóa khiến thật hành. Tu Bồ Ðề nghĩ thế nào? Có chúng sanh thiệt được nhà ảo thuật giáo hóa chăng?

Bạch đức Thế Tôn! Không có thiệt.

Cũng vậy, nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát giáo hóa chúng sanh thật hành thập thiện đạo đến mười tám pháp bất cộng, nhưng thiệt không có chúng sanh thật hành thập thiện đạo đến pháp bất cộng. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy.

Ðây gọi là đại Bồ Tát đại trang nghiêm.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ Sằn đề ba la mật, giáo hóa chúng sanh làm cho họ thật hành Sằn đề ba la mật. An trụ và giáo hóa thế nào? Ðại Bồ Tát từ lúc sơ phát tâm đến nay, dầu bị tất cả chúng sanh mắng nhiếc, đánh đập, chém giết vẫn không móng khởi một niệm động tâm và cũng dạy tất cả chúng sanh thật hành nhẫn nhục nầy, nhưng thiệt không có chúng sanh thọ giáo và thật hành nhẫn nhục. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy. Ví như nhà ảo thuật giỏi, hóa hiện đại chúng rồi dạy thật hành nhẫn nhục.

Ðây gọi là đại Bồ Tát đại trang nghiêm.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ Tỳ lê gia ba la mật, giáo hóa tất cả chúng sanh thật hành Tỳ lê gia ba la mật. An trụ và giáo hóa thế nào? Ðại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, thân tâm tinh tấn giáo hóa chúng sanh. Nhưng thật không có chúng sanh thọ giáo. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy. Ví như nhà ảo thuật giỏi.

Ðây gọi là đại Bồ Tát đại trang nghiêm.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ Thiền na ba la mật, giáo hóa tất cả chúng sanh thật hành Thiền na ba la. An trụ và giáo hóa thế nào? Ðại Bồ Tát an trụ trong pháp bất động, chẳng thấy có loạn, chẳng thấy có định, giáo hóa tất cả chúng sanh thật hành Thiền na ba la mật, nhẫn đến Vô thượng Bồ đề trọn chẳng rời Thiền na ba la mật. Nhưng thiệt không có chúng sanh thọ giáo thật hành Thiền na ba la mật. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy. Ví như nhà ảo thuật giỏi.

Ðây gọi là đại Bồ Tát đại trang nghiêm.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ Bát nhã ba la mật, giáo hóa tất cả chúng sanh thật hành Bát nhã ba la mật. An trụ và giáo hóa thế nào? Ðại Bồ Tát lúc an trụ trong Bát nhã ba la mật, không có pháp được thử ngạn bỉ ngạn, giáo hóa tất cả chúng sanh thật hành Bát nhã ba la mật, nhẫn đến Vô thượng Bồ đề trọn chẳng rời Bát nhã ba la mật. Nhưng thiệt không có chúng sanh thật hành Bát nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy. Ví như nhà ảo thuật giỏi.

Ðây gọi là đại Bồ Tát đại trang nghiêm.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Tùy theo chỗ đáng được độ của chúng sanh trong hằng sa quốc độ ở mười phương, đại Bồ Tát tự biến thân hình an trụ Ðàn na ba la mật nhẫn đến Bát nhã ba la mật, cũng giáo hóa chúng sanh thật hành sáu ba la mật. Chúng sanh tuân hành pháp nầy đến Vô thượng Bồ đề trọn chẳng rời pháp nầy. Nhưng thiệt không có chúng sanh tuân hành. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy. Ví như nhà ảo thuật giỏi.

Ðây là đại Bồ Tát đại trang nghiêm.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát đại trang nghiêm đúng với tâm nhứt thiết trí, chẳng nghĩ rằng tôi dạy bao nhiêu người nầy an trụ sáu ba la mật mà chẳng dạy những người kia.

Cũng chẳng nghĩ rằng tôi dạy bao nhiêu người nầy an trụ tứ niệm xứ đến bất cộng pháp mà chẳng dạy bao nhiêu người kia.

Cũng chẳng nghĩ rằng tôi dạy bao nhiêu người nầy cho họ được quả Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, nhứt thiết chủng trí mà chẳng dạy bao nhiêu người kia.

Ðại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, nghĩ rằng tôi sẽ làm cho vô lượng vô biên vô số tất cả chúng sanh an trụ sáu ba la mật. Tôi sẽ đặt tất cả chúng sanh nơi tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng. Tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh được quả Tu Ðà Hoàn đến nhứt thiết chủng trí. Nhưng thiệt không có chúng sanh an trụ sáu ba la mật nhẫn đến được nhứt thiết chủng trí. Tại sao vậy? Vì pháp tướng như ảo vậy. Ví như nhà ảo thuật giỏi.

Ðây gọi là đại Bồ Tát đại trang nghiêm
”.

Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Theo ý nghĩa mà con được nghe nơi đức Phật dạy, thời đại Bồ Tát không đại trang nghiêm là đại trang nghiêm. Vì các pháp tự tánh rỗng không vậy.

Nghĩa là sắc tự tướng rỗng không nhẫn đến thức tự tướng rỗng không, nhãn tự tướng rỗng không nhẫn đến ý tự tướng rỗng không, sắc tự tướng rỗng không nhẫn đến pháp tự tướng rỗng không, nhãn thức tự tướng rỗng không nhẫn đến ý thức tự tướng rỗng không, nhãn xúc tự tướng rỗng không nhẫn đến ý xúc tự tướng rỗng không, nhãn xúc, nhân duyên, sanh thọ tự tướng rỗng không nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ tự tướng rỗng không, Ðàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật tự tướng rỗng không, nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không tự tướng rỗng không, tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng tự tướng rỗng không, Bồ Tát tự tướng rỗng không.

Do duyên cớ trên đây mà biết rằng đại Bồ Tát không đại trang nghiêm là đại trang nghiêm
”.

Ðức Phật nói: "Phải lắm, đúng như lời ông nói. Nầy Tu Bồ Ðề! Nhứt thiết trí chẳng chẳng phải là tác pháp, chúng sanh cũng chẳng phải là tác pháp. Ðại Bồ Tát vì chúng sanh nầy mà đại trang nghiêm.

Tại sao vậy? Vì tác giả bất khả đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nhứt thiết trí chẳng phải là pháp làm ra, sanh ra, chúng sanh nầy cũng chẳng phải pháp làm ra, sanh ra.

Tại sao vậy? Vì sắc chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ chẳng phải làm ra chẳng phải làm ra, ngã nhơn nhẫn đến tri giả, kiến giả chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra.

Tại sao vậy? Vì các pháp rốt ráo bất khả đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Mộng nhẫn đến biến hóa chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, vì rồt ráo bất khả đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nội không nhẫn đến vô pháp hữu hữu pháp không chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, vì rốt ráp bất khả đắc vậy. Tứ niệm xứ nhẫn đến mười tám pháp bất cộng chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, vì rốt ráo bất khả đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Pháp như, pháp tướng, pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thiệt tế chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, vì rốt ráo bất khả đắc vậy. Bồ Tát chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, vì rốt ráo bất khả đắc vậy. Nhứt thiết trí và nhứt thiết chủng trí chẳng phải làm ra chẳng phải chẳng làm ra, vì rốt ráo bất khả đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Do duyên cớ nầy nên nhứt thiết trí chẳng phải pháp làm ra, sanh ra, chúng sanh nầy cũng chẳng phải, pháp làm ra sanh ra. Ðại Bồ Tát vì chúng sanh nầy mà đại trang nghiêm
”.

Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! như con quán sát nghĩa của đức Phật nói thời sắc không phược, không thoát, thọ, tưởng, hành, thức không phược, không thoát”.

Ngài Phú Lâu Na hỏi Ngài Tu Bồ Ðề: "Những sắc gì không phược, không thoát, những thọ, tưởng, hành, thức gì không phược, không thoát?".

Ngài Tu Bồ Ðề nói: "Sắc như mộng và thọ, tưởng, hành, thức như mộng không phược, không thoát. Sắc như ảnh, như hưởng, như ảo, như diệm, như hóa và thọ, tưởng, hành, thức như ảnh, như hưởng, như ảo, như diệm, như hóa không phược, không thoát.

Nầy Ngài Phú Lâu Na! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, không phược, không thoát. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức vị lai không phược, không thoát. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức hiện tại, không phược, không thoát.

Tại sao không phược, không thoát?

Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức đây là vô sở hữu nên không phược, không thoát.

Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức đây là ly, là tịch diệt, là bất sanh nên không phược, không thoát.

Nầy Ngài Phú Lâu Na! Thiện và bất thiện cùng vô ký, sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không phược, không thoát.

Thế gian, xuất thế gian và hữu lậu cùng vô lậu, sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không phược, không thoát.

Tại sao vậy? Vì là vô sở hữu, là ly, là tịch diệt, là bất sanh nên không phược, không phước

Tất cả pháp cũng không phược, không thoát. Tại sao vậy? Vì là vô sở hữu, là ly, là tịch diệt, là bất sanh nên không phược, không thoát.

Nầy Ngài Phú Lâu Na! Ðàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật không phược, không thoát. Vì là vô sở hữu, là ly, là tịch diệt, là bất sanh nên không phược, không thoát.

Nầy Ngài Phú Lâu Na! Nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng, Vô thượng Bồ đề, nhứt thiết trí, nhứt thiết chủng trí, Bồ Tát và Phật cũng đều không phược, không thoát. Vì là vô sỡ hữu, là ly, là tịch diệt, là bất sanh nên không phược, không thoát.

Nầy Ngài Phú Lâu Na! Pháp như, pháp tướng, pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thiệt tế, vô vi pháp cũng đều không phược, không thoát. Vì là vô sở hữu, là ly, là tịch diệt, là vô sanh nên không phược, không thoát.

Nầy Ngài Phú Lâu Na! Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật không phược, không thoát, tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí không phược, không thoát.

Ðại Bồ Tát an trụ trong sáu ba la mật không phược, không thoát, nhẫn đến an trụ nhứt thiết chủng trí không phược, không thoát để thực hiện không phược, không thoát thành tựu chúng sanh, không phược, không thoát thanh tịnh Phật độ, không phược, không thoát cúng dường chư Phật, không phược, không thoát nghe chánh pháp, không phược, không thoát trọn chẳng rời chư Phật, không phược, không thoát trọn chẳng rời các thần thông, không phược, không thoát trọn chẳng rời ngũ nhãn, không phược, không thoát trọn chẳng rời các môn đà la ni, không phược, không thoát trọn chẳng rời các môn tam muội, không phược, không thoát sẽ sanh đạo chủng trí, không phược, không thoát sẽ được nhứt thiết chủng trí, không phược, không thoát chuyển pháp luân, không phược, không thoát an lập chúng sanh nơi Tam thừa.

Nầy Ngài Phú Lâu Na! Ðại Bồ Tát thật hành không phược, không thoát sáu ba la mật, phải biết tất cả pháp đều không phược, không thoát, vì là vô sở hữu, là ly, là tịch diệt, là bất sanh nên không phược, không thoát.

Ðây gọi là đại Bồ Tát không phược, không thoát đại trang nghiêm
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-18. Vấn thừa

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM VẤN THỪA
THỨ MƯỜI TÁM


Ngài Tu Bồ Ðề bạch đức Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Những gì là đại Bồ Tát Ðại thừa? Thế nào sẽ biết là đại Bồ Tát phát xu Ðại thừa? Thừa ấy phát từ đâu? Thừa ấy đến chỗ nào? Sẽ an trụ chỗ nào? Ai sẽ ngồi nơi thừa ấy để ra?"

Ðức Phật nói: "Nầy Tu Bồ Ðề! Sáu ba la mật là đại Bồ Tát Ðại thừa.

Ðây là sáu ba la mật: Ðàn na ba la mật, Thi la ba la mật, Sằn đề ba la mật, Tỳ lê gia ba la mật, Thiền na ba la mật và Bát nhã ba la mật.

Thế nào gọi là Ðàn na ba la mật?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát dùng tâm đúng với nhứt thiết trí để bố thí những sở hữu trong thân ngoài thân, cùng chung tất cả chúng sanh hướng về Vô thượng Bồ đề, vì pháp dụng vô sở đắc vậy. Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðàn na ba la mật.

Thế nào gọi là Thi la ba la mật?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát dùng tâm đúng với nhứt thiết trí, tự thật hành thập thiện đạo và cũng dạy người khác thật hành, vì vô sở đắc vậy. Ðây gọi là Bồ Tát Thi la ba la mật.

Thế nào gọi là Sằn đề ba la mật ?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát dùng tâm đúng với nhứt thiết trí, tự đầy đủ nhẫn nhụcvà cũng dạy người khác thật hành nhẫn nhục, vì vô sở đắc vậy. Ðây gọi là đại Bồ Tát Sằn đề ba la mật.

Thế nào gọi là Tỳ lê gia ba la mật?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát dùng tâm đúng với nhứt thiết trí, thật hành năm ba la mật kia, siêng tu không thôi nghĩ, cũng an lập chúng sanh nơi năm ba la mật, vì vô sở đắc vậy. Ðây gọi là đại Bồ Tát Tỳ lê gia ba la mật.

Thế nào gọi là Thiền na ba la mật?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát dùng tâm đúng với nhứt thiết trí, tự dùng phương tiện nhập các thiền, chẳng thọ sanh theo thiền và cũng dạy người khác nhập các thiền, vì vô sở đắc vậy. Ðây gọi là đại Bồ Tát Thiền na ba la mật.

Thế nào gọi là Bát nhã ba la mật?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát dùng tâm đúng với nhứt thiết trí, chẳng chấp trước tất cả các pháp và quán pháp tánh vì vô sở đắc vậy. Cũng dạy người khác chẳng chấp trước tất cả các pháp và quán pháp tánh vì vô sở đắc vậy. Ðây gọi là đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðây là đại Bồ Tát Ðại thừa.

Ðại Bồ Tát lại có Ðại thừa. Những là nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhứt nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô thỉ không, tán không, tánh không, tự tướng không, chư pháp không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không.

Những gì là nội không?

Nội pháp là nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân và ý. Xét về nhãn thời nhãn rỗng không, nhẫn đến xét về ý thời ý rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là nội không.

Những gì là ngoại không?

Ngoại pháp là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Xét về sắc thời sắc rỗng không, nhẫn đến xét về pháp thời pháp rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là ngoại không.

Những gì là nội ngoại không?

Nội ngoại pháp là thập nhị nhập : nội lục nhập tức là sáu căn và ngoại lục nhập tức là sáu trần. Xét về nội pháp thời nội pháp rỗng không, xét về ngoại pháp thời ngoại pháp rỗng không, vì đều chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là nội ngoại không.

Những gì là không không?

Không là tất cả pháp rỗng không. Không nầy cũng là rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là không không.

Những gì là đại không?

Ðại là nói mười phương. Xét về Ðông phương thời Ðông phương rỗng không, nhẫn đến Hạ phương thời Hạ phương rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là đại không.

Những gì là đệ nhứt nghĩa không?

Ðệ nhứt nghĩa là nói Niết Bàn. Xét về về Niết Bàn thời Niết Bàn rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây là đệ nhứt nghĩa không.

Những gì là hữu vi không?

Hữu vi pháp là nói tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Xét về Dục giới thời Dục giới rỗng không. Sắc giới thời Sắc giới rỗng không, Vô sắc giới thời Vô sắc giới rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là hữu vi không.

Những gì là vô vi không?

Vô vi pháp là nói không tướng sanh, không tướng trụ, không tướng diệt. Xét về vô vi pháp thời vô vi pháp rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là vô vi không.

Những gì là tất cánh không?

Tất cánh là nói các pháp rốt ráo bất khả đắc, tức là tất cánh rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là tất cánh không.

Những gì là vô thỉ không?

Xét về chỗ khởi đầu đến các pháp thời bất khả đắc, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là vô thỉ không.

Những gì là tán không?

Tán là nói các pháp không diệt. Không diệt nầy cũng rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là tán không.

Những gì là tánh không?

Hoặc hữu vi pháp tánh hoặc vô vi pháp tánh, tánh nầy chẳng phải Thanh Văn, Bích Chi Phật làm ra, chẳng phải Phật làm ra, cũng chẳng phải người khác làm ra. Xét về tánh nầy, thời tánh nầy rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là tánh không.

Những gì là tự tướng không?

Tự tướng là nói sắc thời tướng biến hoại, thọ thời tướng lãnh thọ, tưởng thời tướng lấy tướng dạng, hành thời tướng tạo tác, thức thời tướng rõ biết. Tự tướng của những pháp hữu vi, pháp vô vi đều rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là tự tướng không.

Những gì là chư pháp không?

Chư pháp là nói ngũ ấm, thập nhi nhập, thập bát giới. Xét về chư pháp nầy thời chư pháp nầy rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tự tánh như vậy. Ðây gọi là chư pháp không.

Những gì là bất khả đắc không?

Tìm cầu các pháp bất khả đắc đây là bất khả đắc không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là bất khả đắc không.

Những gì là vô pháp không?

Nếu pháp không có thời cũng rỗng không, vì chẳng thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là vô pháp không.

Những gì là hữu pháp không?

Hữu pháp là nói trong các pháp hòa hiệp có tự tánh tướng. Hữu pháp nầy rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là hữu pháp không.

Những gì là vô pháp hữu pháp không?

Vô pháp trong các pháp và hữu pháp trong các pháp đều rỗng không, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Tại sao vậy? Vì tánh tự như vậy. Ðây gọi là vô pháp hữu pháp không.

Nầy Tu Bồ Ðề! Lại còn pháp pháp tướng không, vô pháp vô pháp tướng không, tự pháp tự pháp tướng không, tha pháp tha pháp tướng không.

Những gì gọi là pháp pháp tướng không?

Pháp nơi đây là nói ngũ ấm. Ngũ ấm rỗng không. Ðây gọi là pháp pháp tướng không.

Những gì gọi là vô pháp vô pháp tướng không?

Vô pháp nơi đây là nói vô vi pháp. Ðây gọi là vô pháp vô pháp tướng không.

Những gì gọi là tự pháp tự pháp tướng không?

Xét về các pháp thời tự pháp rỗng không. Rỗng không nầy chẳng phải do biết cũng chẳng phải do thấy. Ðây gọi là tự pháp tự pháp tướng không.

Những gì gọi là tha pháp tha pháp tướng không?

Hoặc Phật xuất thế hoặc Phật chưa xuất thế, pháp trụ, pháp tướng, pháp vị, pháp tánh, như thiệt tế vượt quá những pháp không nầy. Ðây gọi là tha pháp tha pháp tướng không.

Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðại thừa.

Nầy Tu Bồ Ðề! Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa. Chính là thủ lăng nghiêm tam muội, bữu ấn tam muội, sư tử du hí tam muội, diệu nguyệt tam muội, nguyệt tràng tướng tam muội, xuất chư pháp tam muội, quán đảnh tam muội, tất pháp tánh tam muội, tất tràng tướng tam muội, kim cang tam muội, nhập pháp ấn tam muội, tam muội vương an lập tam muội, phóng quang tam muội, lực tấn tam muội, cao xuất tam muội, tất nhập biện tài tam muội, thích danh tự tam muội, quán phương tam muội, đà la ni ấn tam muội, vô cuống tam muội, nhiếp chư pháp hải tam muội, biến phú hư không tam muội, kim cang luân tam muội, bửu đoạn tam muội, năng chiếu tam muội, bất cầu tam muội, vô trụ tam muội, vô tâm tam muội, tịnh đăng tam muội, vô biên minh tam muội, năng tác minh tam muội, phổ chiếu minh tam muội, kiên tịnh chư tam muội tam muội, vô cấu minh tam muội, hoan hỉ tam muội, điển quang tam muội, vô tận tam muội. oai đức tam muội, ly tận tam muội, bất động tam muội, bất thối tam muội, nhựt đăng tam muội, nguyệt tịnh tam muội, tịnh minh tam muội, năng tác minh tam muội, tác hành tam muội, tri tướng tam muội, như kim cang tam muội, tâm trụ tam muội, phổ minh tam muội, an lập tam muội, bửu tụ tam muội, diệu pháp ấn tam muội, , pháp đẳng tam muội, đoạn hỉ tam muội, đáo pháp đảnh tam muội, năng tán tam muội, phân biệt chư pháp cú tam muội, tự đẳng tướng tam muội, ly tự tam muội, đoạn duyên tam muội, bất hoại tam muội, vô chủng tướng tam muội, vô xứ hành tam muội, ly mông muội tam muội, vô khứ tam muội, bất biến dị tam muội, độ duyên tam muội, tập chư công đức tam muội, trụ vô tâm tam muội, tịnh diệu hoa tam muội, giác ý tam muội, vô lượng biện tam muội, vô đẳng đẳng tam muội, độ chư pháp tam muội, phân biệt chư pháp tam muội, tán nghi tam muội, vô xứ tam muội, nhứt trang nghiêm tam muội, sanh hành tam muội, nhứt hành tam muội, bất nhứt hành tam muội, diệu hành tam muội, đạt nhứt thiết hữu để tán tam tam muội, nhập danh ngữ tam muội, ly âm thanh tự ngữ tam muội, nhiên cự tam muội, tịnh tướng tam muội, phá tướng tam muội, nhứt thiết chủng diệu túc tam muội, bất hỉ khổ lạc tam muội, vô tận tướng tam muội, đà la ni tam muội, nhiếp chư tà chánh tướng tam muội, diệt tắng ái tam muội, nghịch thuận tam muội, tịnh quang tam muội, kiên cố tam muội, mãn nguyệt tịnh quang tam muội, đại trang nghiêm tam muội, năng chiếu nhứt thiết thế tam muội, tam muội đẳng tam muội, nhiếp nhứt thiết hữu tránh vô tránh tam muội, bất lạc nhứt thiết trụ xứ tam muội, như trụ định tam muội, hoại thân suy tam muội, hoại ngữ như hư không tam muội, ly trước như hư không bất nhiễm tam muội.

Thế nào gọi là thủ lăng nghiêm tam muội?

Biết chỗ hành xứ của các tam muội, đây gọi là thủ lăng nghiêm tam muội.

Thế nào gọi là bửu ấn tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể ấn các tam muội, đây gọi là bửu ấn tam muội.

Thế nào gọi là sử tử du hí tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể du hí trong các tam muội như sư tử, đây gọi là sư tử du hí tam muội.

Thế nào gọi là diệu nguyệt tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể soi sáng các tam muội như mặt nguyệt sáng, đây gọi là diệu nguyệt tam muội.

Thế nào gọi là nguyệt tràng tướng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể nắm giữ tướng của các tam muội, đây gọi là nguyệt tràng tướng tam muội.

Thế nào gọi là xuất chư pháp tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể xuất sanh các tam muội, đây gọi là xuất chư pháp tam muội.

Thế nào gọi là quán đảnh tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể xem thấy tột đảnh của các tam muội, đây gọi là quán đảnh tam muội.

Thế nào gọi là tất pháp tánh tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời quyết định biết pháp tánh, đây gọi là tất pháp tánh tam muội.

Thế nào gọi là tất tràng tướng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể nắm giữ bảo tràng của các tam muội.

Thế nào gọi là kim cang tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể phá các tam muội, đây gọi là kim cang tam muội.

Thế nào gọi là nhập pháp ấn tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời nhập vào các pháp ấn, đây gọi là nhập pháp ấn tam muội.

Thế nào gọi là tam muội vương an lập tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời an trụ vững vàng trong tất cả tam muội như đế vương, đây gọi là tam muội vương an lập tam muội.

Thế nào gọi là phóng quang tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể phóng quang chiếu các tam muội, đây gọi là phóng quang tam muội.

Thế nào gọi là lực tấn tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể làm thế lực đối với các tam muội, đây gọi là lực tấn tam muội.

Thế nào gọi là cao xuất tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể tăng trưởng các tam muội, đây gọi là cao xuất tam muội.

Thế nào gọi là tất nhập biện tài tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể biện thuyết các tam muội, đây gọi là tất nhập biện tài tam muội.

Thế nào gọi là thích danh tự tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể giải thích danh tự của các tam muội, đây gọi là thích danh tự tam muội.

Thế nào gọi là quán phương tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể quán sát phương hướng các tam muội, đây gọi là quán phương tam muội.

Thế nào gọi là đà la ni ấn tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể nắm giữ các tam muội ấn, đây gọi là đà la ni ấn tam muội.

Thế nào gọi là vô cuống tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời không khi dối đối với các tam muội, đây gọi là vô cuống tam muội.

Thế nào gọi là nhiếp chư pháp hải tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể nhiếp lấy các tam muội như nước đại hải, đây gọi là nhiếp chư pháp hải tam muội.

Thế nào gọi là biến phú hư không tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời che trùm các tam muội như hư không, đây gọi là biến phú hư không tam muội.

Thế nào gọi là kim cang luân tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể nắm giữ các tam muội phần, đây gọi là kim cang luân tam muội.

Thế nào gọi là bửu đoạn tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể dứt trừ phiền não cấu của các tam muội, đây gọi là bửu đoạn tam muội.

Thế nào gọi là năng chiếu tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể dùng quang minh chiếu rõ các tam muội, đây gọi là năng chiếu tam muội.

Thế nào gọi là bất cầu tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời không có pháp để cầu, đây gọi là bất cầu tam muội.

Thế nào gọi là vô trụ tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy tất cả pháp trụ, đây gọi là vô trụ tam muội.

Thế nào gọi là vô tâm tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời tâm và tâm sở chẳng hiện hành, đây gọi là vô tâm tam muội.

Thế nào gọi là tịnh đăng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời đối với các tam muội chiếu sáng như đèn sáng, đây gọi là tịnh đăng tam muội.

Thế nào gọi là vô biên minh tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời làm ánh sáng vô biên cho các tam muội đây gọi là vô biên minh tam muội.

Thế nào gọi là năng tác minh tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời liền có thể làm sáng cho các tam muội, đây gọi là năng tác minh tam muội.

Thế nào gọi là phổ chiếu minh tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể chiếu các tam muội môn, đây gọi là phổ chiếu minh tam muội.

Thế nào gọi là kiên tịnh chư tam muội tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể làm cho tướng của các tam muội bền chắc trong sạch, đây gọi là kiên tịnh chư tam muội tam muội.

Thế nào gọi là vô cấu minh tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể trừ cấu nhơ của các tam muội, đây gọi là vô cấu minh tam muội.

Thế nào gọi là hoan hỉ tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời lãnh thọ sự hoan hỉ của các tam muội, đây gọi là hoan hỉ tam muội.

Thế nào gọi là điển quang tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chiếu suốt các tam muội như điển quang, đây gọi là điển quanq tam muội.

Thế nào gọi là vô tận tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời đối với các tam muội chẳng thấy cùng tận, đây gọi là vô tận tam muội.

Thế nào gọi là oai đức tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có oai đức chiếu rõ đối với các tam muội, đây gọi là oai đức tam muội.

Thế nào gọi là ly tận tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội cùng tận, đây gọi là ly tận tam muội

Thế nào gọi là bất động tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời làm cho các tam muội chẳng động, chẳng lay, đây gọi là bất động tam muội.

Thế nào gọi là bất thối tam muội?

An trụ torng tam muội nầy thời có thể chẳng thấy các tam muội thối thất, đây gọi là bất thối tam muội.

Thế nào gọi là nhựt đăng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời phóng quang chiếu các tam muội môn, đây gọi là nhựt đăng tam muội.

Thế nào gọi là nguyệt tịnh tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể trừ sự tối tăm của các tam muội, đây gọi là nguyệt tịnh tam muội.

Thế nào gọi là tịnh minh tam muội?

An trụ trong tam muội nầy nơi các tam muội được tứ vô ngại trí, đây gọi là tịnh minh tam muội.

Thế nào gọi là năng tác minh tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời nơi các tam muội môn có thể làm sáng, đây gọi là năng tác minh tam muội.

Thế nào gọi là tác hành tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể làm cho các tam muội có chỗ tạo tác.

Thế nào gọi là tri tướng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời thấy các tam muội liền biết tướng của các tam muội, đây gọi là tri tướng tam muội.

Thế nào gọi là như kim cang tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể quán xuyến thấu suốt các pháp, nhưng cũng chẳng thấy có thấu suốt, đây gọi là như kim cang tam muội.

Thế nào gọi là tâm trụ tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời tâm chẳng động, chẳng chuyển, chẳng não, cũng chẳng nghĩ nhớ có tâm nầy, đây gọi là tâm trụ tam muội.

Thế nào gọi là phổ minh tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời thời thấy khắp quang minh của các tam muội, đây gọi là phổ minh am muội.

Thế nào gọi là an lập tam muội?

An trụ ở trong tam muội nầy thời ở nơi các tam muội an lập chẳng động, đây gọi là an lập tam muội.

Thế nào gọi là bửu tụ tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời thấy khắp các tam muội như thấy đống châu báu, đây gọi là bửu tụ tam muội.

Thế nào gọi là diệu pháp ấn tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể ấn khả các tam muội, vì dùng vô ấn để ấn vậy, đây gọi là diệu pháp ấn tam muội.

Thế nào gọi là pháp đẳng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời quán sát các pháp bình đẳng, không pháp nào chẳng bình đẳng, đây gọi là pháp đẳng tam muội.

Thế nào gọi là đoạn hỉ tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời dứt sự hỉ trong tất cả pháp, đây gọi là đoạn hỉ tam muội.

Thế nào gọi là đáo pháp đảnh tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời diệt các pháp ám, cũng là ở trên các tam muội, đây gọi là đáo pháp đảnh tam muội.

Thế nào gọi là năng tán tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể phá tan các pháp, đây gọi là năng tán tam muội.

Thế nào gọi là phân biệt chư pháp cú tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời phân biệt các pháp cú của các tam muội, đây gọi là phân biệt chư pháp cú tam muội.

Thế nào gọi là tự đẳng tướng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời được tự đẳng của các tam muội, đây gọi là tự đẳng tướng tam muội.

Thế nào gọi là ly tự tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời nơi các tam muội nhẫn đến không thấy một chữ, đây gọi là ly tự tam muội.

Thế nào gọi là đoạn duyên tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời dứt duyên của các tam muội, đây gọi là đoạn duyên tam muội

Thế nào gọi là bất hoại tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các pháp biến dị, đây gọi là bất hoại tam muội.

Thế nào gọi là vô chủng tướng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các pháp có nhiều thứ loại, đây gọi là vô chủng tướng tam muội?

Thế nào gọi là vô xứ hành tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy xứ hành của các tam muội, đây gọi là vô xứ hành ta muội.

Thế nào gọi là ly mông muội tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời lìa rời sự tối tăm vi tế của các tam muội, đây gọi là ly mông muội tam muội.

Thế nào gọi là vô khứ tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy tướng đi của tất cả tam muội, đây gọi là vô khứ tam muội.

Thế nào gọi là bất biến dị tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy tướng biến dị của các tam muội, đây gọi là bất biến dị tam muội.

Thế nào gọi là độ duyên tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời vượt qua cảnh giới của các tam muội duyên, đây gọi là dộ duyên tam muội.

Thế nào gọi là tập chư công đức tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chứa nhóm công đức của các tam muội, đây gọi là tập chư công đức tam muội.

Thế nào gọi là trụ vô tâm tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời đối với các tam muội tâm vô sở nhập, đây gọi là trụ vô tâm tam muội.

Thế nào gọi là tịnh diệu hoa tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời làm cho các tam muội tịnh diệu như hoa xinh đẹp sạnh thơm, đây gọi là tịnh diệu hoa tam muội.

Thế nào gọi là giác ý tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời được thất giác phần ở trong các tam muội, đây gọi là giác ý tam muội.

Thế nào gọi là vô lượng biện tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời ở trong các pháp được vô lượng biện, đây gọi là vô lượng biện tam muội.

Thế nào gọi là vô đẳng đẳng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời được tướng vô đẳng đẳng nơi các tam muội, đây gọi là vô đẳng đẳng tam muội.

Thế nào gọi là độ chư pháp tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời vượt qua tất cả tam giới, đây gọi là độ chư pháp tam muội.

Thế nào gọi là phân biệt chư pháp tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời phân biệt thấy các tam muội và các pháp, đây gọi là phân biệt chư pháp tam muội.

Thế nào gọi là tán nghi ta muội?

An trụ trong tam muội nầy thời được tiêu tan sự nghi đối với các pháp, đây gọi là tán nghi tam muội.

Thế nào gọi là vô trụ xứ tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy chỗ trụ xứ của các pháp, đây gọi là vô trụ xứ tam muội.

Thế nào gọi là nhứt trang nghiêm tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời trọn chẳng thấy các pháp có hai tướng, đây gọi là nhứt thiết trang nghiêm tam muội.

Thế nào gọi là sanh hành tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các hành sanh khởi, đây gọi là sanh hành tam muội.

Thế nào gọi là nhứt hành tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội thử ngạn, bỉ ngạn, đây gọi là nhứt hành tam muội.

Thế nào gọi là bất nhứt hành tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội một tướng, đây gọi là bậc nhứt hành tam muội.

Thế nào gọi là diệu hành tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội hai tướng, đây gọi là diệu hành tam muội.

Thế nào gọi là đạt nhứt thiết hữu để tán tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời nhập vào tất cả cõi, tất cả tam muội, trí huệ thông đạt cùng không chỗ thông đạt, đây gọi là đạt nhứt thiết hữu để tán tam muội.

Thế nào gọi là nhập danh ngữ tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời nhập vào danh ngữ của tất cả tam muội, đây gọi là nhập danh ngữ tam muội.

Thế nào gọi là ly âm thanh tự ngữ tam muội?

An trũ trong tam muội nầy thời chẳng thấy âm thanh tự ngữ của các tam muội, đây gọi là ly âm thanh tự ngữ của các tam muội.

Thế nào gọi là nhiên cự tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời oai đức chiếu sánh như ngọn đuốc, đây gọi là nhiên cự tam muội.

Thế nào gọi là tịnh tướng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời sạch tướng của các tam muội, đây gọi là tịnh tướng tam muội

Thế nào gọi là phá tướng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy tướng của các tam muội, đây gọi là phá tướng tam muội.

Thế nào gọi là nhứt thiết chủng diệu túc tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời tất cả tam muội chủng đều đầy đủ, đây gọi là nhứt thiết chủng diệu túc tam muội.

Thế nào gọi là bất hỉ khổ lạc tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội khổ lạc, đây gọi là bất hỉ khổ lạc tam muội.

Thế nào gọi là vô tận tướng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội chung tận, đây gọi là vô tận tướng tam muội.

Thế nào gọi là đà la ni tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể chấp trì các tam muội, đây gọi là đà la ni tam muội.

Thế nào gọi là nhiếp chư tà chánh tướng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời nơi các tam muội chẳng thấy tướng tà chánh, đây gọi là nhiếp chư tà chánh tướng tam muội.

Thế nào gọi là diệt tắng ái tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời không thấy sự ưa ghét của các tam muội, đây gọi là diệt tắng ái tam muội.

Thế nào gọi là nghịch thuận tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy sự nghịch thuận của các pháp, của các tam muội, đây gọi là nghịch thuận tam muội.

Thế nào gọi là tịnh quang tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy sự cấu nhơ nơi quang minh của các tam muội, đây gọi là tịnh quang tam muội.

Thế nào gọi là kiên cố tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy các tam muội chẳng kiên cố, đây gọi là kiên cố tam muội.

Thế nào gọi là mãn nguyệt tịnh quang tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời các tam muội đầy đủ như mặt nguyệt đêm rằm, đây gọi là mãn nguyệt tịnh quang tam muội.

Thế nào gọi là đại trang nghiêm tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời đại trang nghiêm thành tựu các tam muội, đây gọi là đại trang nghiêm tam muội.

Thế nào gọi là năng chiếu nhứt thiết thế tam muội?

An trụ trog tam muội nầy thời có thể chiếu các tam muội và tất cả pháp, đây gọi là năng chiếu nhứt thiết thế tam muội.

Thế nào gọi là tam muội đẳng tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời nơi các tam muội chẳng thấy tướng định, tướng loạn, đây gọi là tam muội đẳng tam muội.

Thế nào gọi là nhiếp nhứt thiết hữu tránh vô tránh tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời có thể làm cho các tam muội chẳng phân biệt có kia đây, không kia đây, đây gọi là nhiếp nhứt thiết hữu tránh vô tránh tam muội.

Thế nào gọi là bất lạc nhứt thiết trụ xứ tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy chỗ y tựa của các tam muội, đây gọi là bất lạc nhứt thiết trụ xứ tam muội.

Thế nào gọi là như trụ định tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng vượt quá tướng như của các tam muội, đây gọi là như trụ định tam muội.

Thế nào gọi là hoại thân suy tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy thân tướng, đây gọi là hoại thân suy tam muội.

Thế nào gọi là hoại ngữ như hư không tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời chẳng thấy ngữ nghiệp của các tam muội như hư không, đây gọi là hoại ngữ như hư không tam muội.

Thế nào gọi là ly trước như hư không bất nhiễm tam muội?

An trụ trong tam muội nầy thời thấy các tam muội như hư không vô ngại, cũng chẳng nhiễm tam muội nầy, đây gọi là ly trước như hư không bất nhiễm tam muội.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðại thừa
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-19. Quảng thừa

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

QUYỂN THỨ SÁU

PHẨM QUẢNG THỪA
THỨ MƯỜI CHÍN


Ðức Phật bảo Ngài Tu Bồ Ðề: "Có đại Bồ Tát Ðại thừa, chính là tứ niệm xứ.

Thế nào là bốn?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát, trong nội thân, theo thân quán sát, cũng không có thân giác, vì bất khả đắc vậy.

Trong ngoại thân, theo thân quán sát, cũng không có thân giác, vì bất khả đắc vậy.

Trong nội ngoại thân, theo thân quán sát, cũng không có thân giác, vì bất khả đắc vậy.

Ðại Bồ Tát quán thân, siêng tinh tấn nhứt tâm trừ sự tham ưu của thế gian.

Nội thọ, nội tâm nội pháp, ngoại thọ, ngoại tâm, ngoại pháp, nội ngoại thọ, nội ngoại tâm, nội ngoại pháp, đại Bồ Tát theo thọ tâm pháp quán sát, cũng không có thọ giác, tâm giác, pháp giác, vì bất khả đắc vậy, siêng tinh tấn nhứt tâm trừ sự tham ưu của thế gian.

Nầy Tu Bồ Ðề! Thế nào là đại Bồ Tát trong nội thân theo thân quán sát?

Lúc đại Bồ Tát đi thời biết là đi, lúc đứng thời biết là đứng, lúc ngồi thời biết là ngồi, lúc nằm thời biết là nằm. Thân hành động thế nào thời biết như vậy. Ðây là trong nội thân, đại Bồ Tát theo thân quán sát, siêng tinh tấn nhứt tâm trừ sự tham ưu của thế gian, vì bất khả đắc vậy.

Ðại Bồ Tát lúc đến, lúc đi, lúc nhìn ngó, co duỗi, cúi ngửa, lúc đắp y, cầm bát, lúc ăn uống, lúc nằm nghỉ, ngủ, thức, ngồi, đứng, nói, nín, lúc nhập thiền, xuất thiền cũng thường nhứt tâm. Ðây là trong nội thân, đại Bồ Tát theo thân quán sát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, vì bất khả đắc vậy.

Trong nội thân, lúc theo thân quán sát, đại Bồ Tát nhứt tâm niệm, lúc thở vào biết là thở vào, lúc thở ra biết là thở ra, lúc thở vào dài thời biết là thở vào dài, lúc thở ra dài thời biết là thở ra dài, lúc thở vào vắn thời biết là thở vào vắn, lúc thở ra vắn thời biết là thở ra vắn. Ðây là trong nội thân, đại Bồ Tát theo thân quán sát, siêng tinh tấn nhứt tâm trừ sự tham ưu của thế gian, vì bất khả đắc vậy.

Ðại Bồ Tát quán sát thân tứ đại nghĩ rằng trong thân thể có địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại.

Ví như nhà hàng thịt dùng dao bén giết bò chia làm bốn phần rồi hoặc đứng hoặc ngồi quán sát bốn phần thịt bò nầy.

Cũng vậy, đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật quán sát thân thể bốn đại: thủy đại, hỏa đại, phong đại. Ðây là trong nội thân, đại Bồ Tát theo thân quán sát, vì bất khả đắc vậy

Ðại Bồ Tát lại quán sát thân thể từ đảnh đầu đến chân, da mỏng bao bọc, nhiều thứ bất tịnh đầy trong thân. Nghĩ rằng thân thể có tóc, lông, móng, răng, da mỏng, da dầy, gân, thịt, xương, tủy, tim, gan, phổi, tùy, cật, mật, tiểu trường, đại trường, bao tử, bàng quang, phẩn, dãi, mồ hôi, cáu ghét, nước mắt, nước mũi, nước miếng, máu, mủ, đàm, nhớt, não óc.

Ví như trong kho của nhà nông chứa lộn lạo đầy những lúa, nếp, mè , đậu, bắp. Người có đôi mắt sáng mở kho liền thấy rõ là lúa, là nếp, là mè , là đậu, là bắp.

Ðại Bồ Tát quán sát trong thân từ đầu đến chân thấy rõ từng chi tiết bất tịnh, siêng tinh tấn nhứt tâm trừ sự tham ưu của thế gian, vì bất khả đắc vậy.

Ðại Bồ Tát nếu thấy thân người chết đã trải qua một ngày, hai ngày đến năm ngày, xanh ứ sình trương mủ nước rỉ chảy, tự nghĩ rằng thân thể của ta đây rồi cũng sẽ như vậy, tất chẳng thoát khỏi thế ấy. Ðây là đại Bồ Tát trong nội thân theo thân quán sát, siêng tinh tấn nhứt tâm trừ sự tham ưu của thế gian, vì bất khả đắc vậy.

Ðại Bồ Tát nếu thấy thân người chết vất bỏ đã sáu ngày, bảy ngày, bị chồn, chó, sài lang, quạ, kên kên, xé ăn, tự nghĩ rằng thân thể của ta đây rồi cũng sẽ như vậy, tất chẳng thoát khỏi thế ấy. Ðây là đại Bồ Tát trong nội thân theo thân quán sát, siêng tinh tấn nhứt tâm trừ sự tham ưu của thế gian, vì bất khả đắc vậy.

Ðại Bồ Tát nếu thân người chết vất bỏ bị cầm thú xé ăn rã rời hôi thúi bất tịnh, tự nghĩ rằng thân thể của ta đây rồi cũng sẽ như vậy, tất chẳng thoát khỏi thế ấy. Nếu thấy thân người chết vất bỏ, da thịt đã tan lộ bày gân xương liên tỏa, đại Bồ Tát tự nghĩ rằng thân thể của ta đây rồi cũng sẽ như vậy, tất chẳng thoát khỏi thế ấy. Nếu thân người chết vất bỏ, xương cốt đã rã rời trên đất, đại Bồ Tát tự nghĩ rằng thân thể của ta đây rồi cũng sẽ như vậy, tất chẳng thoát khỏi thế ấy. Nếu thấy thân người chết vất bỏ, xương cốt rã rời trên đất, xương chân chỗ nầy, xương đầu chỗ nọ, mỗi lóng, mỗi đốt đều khác chỗ, đại Bồ Tát tự nghĩ rằng thân thể của ta rồi cũng như vậy, tất chẳng thoát khỏi thế ấy. Nếu thấy xương khô bỏ lâu ngày, gió thổi, nắng soi, màu trắng như vỏ ốc, đại Bồ Tát tự nghĩ rằng thân thể của ta rồi cũng như vậy, tất chẳng thoát khỏi thế ấy. Nếu thấy xương khô bỏ trên đất lâu ngày mục rã nát bấy lộn với đất, đại Bồ Tát tự nghĩ rằng thân thể của ta rồi cũng như vậy, tất chẳng thoát khỏi thế ấy. Trong nội thân, đại Bồ Tát theo thân quán sát, siêng tinh tấn nhứt tâm trừ sự tham ưu của thế gian, vì bất khả đắc vậy.

Như quán sát nội thân với ngoại thân cùng nội ngoại thân, cũng theo thân quán sát như vậy.

Cũng phải theo như trên đây mà giải thuyết rộng về thọ niệm xứ, tâm niệm xứ, và pháp niệm xứ.

Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa, chính là tứ chánh cần.

Những gì là bốn?

Ðại Bồ Tát đối với những pháp ác bất thiện chưa phát sanh, vì làm cho pháp ác chẳng sanh nên muốn có tâm siêng tinh tấn mà nhứt tâm hành đạo. Ðối với pháp ác bất thiện đã pháp sanh, vì dứt trừ nên muốn có tâm siêng tinh tấn mà nhứt tâm hành đạo. Ðối với pháp thiện chưa phát sanh, vì phát sanh nên muốn có tâm siêng tinh tấn mà nhiếp tâm hành đạo. Ðối với pháp thiện đã pháp sanh, vì làm cho còn mãi để tu tập đến được đầy đủ rộng lớn nên muốn có tâm siêng tinh tấn mà nhiếp tâm hành đạo, vì bất khả đắc vậy. Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðại thừa.

Nầy Tu Bồ Ðề! Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa, chính là tứ như ý phần.

Những gì là bốn?

Ðại Bồ Tát dùng sự mong muốn định hạnh thành tựu mà tu như ý phần, dùng sự tinh tấn định hạnh thành tựu mà tu như ý phần, dùng sự tư duy định hạnh thành tựu mà tu như ý phần, dùng sự nhứt tâm định hạnh thành tựu mà tu như ý phần. Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy,

Nầy Tu Bồ Ðề! Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa, chính là ngũ căn.

Những gì là năm? Tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Ðây là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa, chính là ngũ lực.

Những gì là năm? Tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, huệ lực, đây là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa, chính là thất giác phần.

Những gì là bảy? Ðại Bồ Tát tu niệm giác phần, trạch pháp giác phần, tinh tấn giác phần, hỉ giác phần, trừ giác phần, định giác phần và xã giác phần, nương nơi ly, nơi vô nhiễm hướng đến Niết Bàn. Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có bát thánh đạo phần là đại Bồ Tát Ðại thừa.

Những gì là tám? Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có ba môn tam muội là đại Bồ Tát Ðại thừa.

Những gì là ba? Không tam muội, vô tướng tam muội và vô tác tam muội.

Không tam muội là nói các pháp tự tướng rỗng không. Ðây gọi là không giải thoát môn.

Vô tướng tam muội là nói diệt hoại các pháp tướng, không nghĩ, không nhớ. Ðây gọi là vô tướng giải thoát môn.

Vô tác tam muội là nói đối với các pháp không mong cầu tạo tác. Ðây gọi là vô tác giải thoát môn.

Ba môn nầy là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa, chính là khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sanh trí, pháp trí, tỉ trí, thế trí, tha tâm trí, và như thiệt trí.

Thế nào gọi là khổ trí? Biết khổ chẳng sanh, đây gọi là khổ trí.

Thế nào gọi là tập trí? Biết tập phải dứt, đây gọi là tập trí.

Thế nào gọi là diệt trí? Biết khổ dứt diệt, đây gọi là diệt trí.

Thế nào gọi là đạo trí? Biết bát thánh đạo phần, đây gọi là đạo trí.

Thế nào gọi là tận trí? Biết tham, sân, si, diệt tận, đây gọi là tận trí.

Thế nào gọi là vô sanh trí? Biết trong các cõi hữu lậu là vô sanh, đây gọi là vô sanh trí.

Thế nào gọi là pháp trí? biết bổn sự của ngũ ấm, đây gọi là pháp trí.

Thế nào gọi là tỉ trí? Biết nhãn vô thường nhẫn đến biết ý xúc nhơn duyên sanh thọ vô thường, đây gọi là tỉ trí.

Thế nào gọi là thế trí? Biết nhơn duyên danh tự, đây gọi là thế trí.

Thế nào gọi là tha tâm trí? Biết tâm niệm của những chúng sanh khác, đây gọi là tha tâm trí

Thế nào gọi là như thiệt trí? Biết nhứt thiết chủng trí của chư Phật, đây gọi là như thiệt trí.

Mười một trí nầy là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có tam căn là đại Bồ Tát Ðại thừa.

Những gì là ba? Vị tri dục tri căn, tri căn và trí giả căn.

Tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn và huệ căn, ngũ căn của hành hữu học chưa đắc quả, đây gọi là vị tri dục tri căn.

Ngũ căn của hành hữu học đã đắc quả, đây gọi là tri căn.

Ngũ căn của bực vô học, hoặc A La Hán, Bích Chi Phật, hoặc chư Phật, đây gọi là trí giả căn.

Tam căn nầy là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có tam tam muội là đại Bồ Tát Ðại thừa. Những gì là ba? Hữu giác hữu quán tám muội, vô giác hữu quán tam muội và vô giác vô quán tam muội.

Rời những dục nhiễm và rời những pháp ác bất thiện có giác, có quán, rời dục nhiễm pháp sanh hỉ lạc nhập sơ thiền, đây gọi là hữu giác hữu quán tam muội.

Chặng giữa của sơ thiền và nhị thiền, đây gọi là vô giác hữu quán tam muội.

Từ nhị thiền đến phi hữu tưởng phi vô tưởng định, đây gọi là vô giác vô quán tam muội.

Tam tam muội nầy? Là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có thập niệm là đại Bồ Tát Ðại thừa.

Những gì là mười? Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xã, niệm thiên, niệm thiên, niệm xuất nhập tức, niệm thân và niệm tử.

Mười chánh niệm nầy là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, bát bội xả và cửu thế đệ định là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa, chính là thập lực.

Những gì là mười? Một là Phật biết như thiệt những tướng thhị xứ, bất thị xứ của tất cả pháp. Hai là Phật biết như thiệt những nghiệp, những thọ pháp của chúng sanh khác, biết chỗ tạo nghiệp, biết nhơn duyên, biết báo của chúng sanh khác. Ba là Phật biết như thiệt những tướng cấu tịnh sai khác của các thiền giải thoát, các tam muội và các định. Bốn là Phật biết như thiệt những tướng căn tánh thượng hạ của chúng sanh khác. Năm là Phật như thiệt biết những loại dục giải của chúng sanh khác. Sáu là Phật như thiệt biết vô số tánh loại sai khác của thế gian. Bảy là Phật như thiệt biết chỗ đến của tất cả đạo hạnh. Tám là Phật như thệit biết túc mạng của mình và của chúng sanh khác từ một đời đến vô lượng đời trong vô lượng kiếp có tướng như vậy, có nhơn duyên như vậy. Chín là Phật thiên nhãn thanh tịnh hơn chư Thiên, như thiệt thấy biết chúng sanh chết đây sanh kia, hoặc thiện đạo hoặc ác đạo. Mười là Phật biết như thiệt các lậu tận nên vô lậu tâm giải thoát, vô lậu huệ giải thoát, trong pháp hiện tại tự chứng biết nhập vào pháp ấy, nghĩa là chứng biết như thiệt ta đã hết sanh tử, đã thành phạm hạnh, từ đời nay chẳng còn lại thấy có đời sau nữa.

Mười trí lực nầy là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa, chính là tứ vô sở úy.

Thế nào là bốn? Phật nói lời thành thiệt rằng ta là bực nhứt thiết chánh trí. Ðối với những điều như như thiệt gạn hỏi về các pháp của tất cả đại chúng, Phật không tự thấy có mảy may e sợ. Vì thế nên Phật được rất an ổn, được vô sở úy, an trụ ngôi thánh chúa, ở giữa đại chúng như sư tử hống chuyển pháp luân thanh tịnh mà tất cả hàng Sa Môn, Bà La Môn, chư Thiên Vương, Phạm Vương, Ma Vương, cùng chúng sanh khác đều không chuyển được. Ðây là vô sở úy thứ nhứt.

Phật nói lời thành thiệt rằng ta là bực tất cả lậu đã dứt diệt hết sạnh. Ðối với chỗ gạn hỏi như thiệt về lậu phiền não dứt diệt đây của tất cả đại chúng, Phật không tự thấy có mảy may e sợ. Vì thế nên Phật được rất an ổn, được vô sở úy, an trụ ngôi thánh chúa, ở giữa đại chúng như sư tử hống chuyển pháp luân thanh tịnh mà tất cả trời, Người cùng chúng sanh khác không chuyển được. Ðây là vô sở úy thứ hai.

Phật nói lời thành thiệt rằng đây là những pháp chướng ngại chánh đạo giải thoát. Ðối với những lời gạn hỏi như thiệt về pháp chướng đạo đây của tất cả đại chúng. Phật không tự thấy có mảy may e sợ. Vì thế nên Phật được rất an ổn, được vô sở úy, an trụ bực thánh chúa, ở giữa đại chúng như sư tử hống chuyển pháp luân thanh tịnh mà tất cả Nhơn, Thiên cùng chúng sanh khác đều không chuyển được. Ðây là vô sở úy thứ ba.

Phật nói lời thành thiệt rằng những thánh đạo mà ta đã dạy quyết định có thể ra khỏi thế gian, theo đây thật hành thời có thể hết khổ. Ðối với những lời gạn hỏi như thiệt về thánh đạo đây của tất cả đại chúng. Phật không tự thấy có mảy may e sợ. Vì thế nên Phật được rất an ổn, được vô sở úy, an trụ bực thánh chúa. ở giữa đại chúng như sư tử hống chuyển pháp luân thanh tịnh mà tất cả Nhơn, Thiên cùng chúng sanh khác đều không chuyển được. Ðây là vô sở úy thứ tư.

Tứ vô sở úy nầy là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa, chính là tứ vô ngại trí.

Những gì là bốn? Pháp vô ngại trí, nghĩa vô ngại trí, từ vô ngại trí và lạc thuyết vô ngại trí. Đây là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa, chính là thập bát bất cộng pháp.

Những gì là mười tám? Một là thân của chư Phật không lỗi, hai là khẩu của chư Phật không lỗi, ba là ý niệm của chư Phật không lỗi, bốn là chư Phật không có dị tướng, năm là chư Phật không có tâm bất định, sáu là chư Phật không có tâm chẳng biết rồi mà xả, bảy là nguyện dục không diệt, tám là tinh tấn không diệt, chín là chánh niệm không diệt, mười là huệ không diệt, mười một là giải thoát không diệt, mười hai là giải thoát tri kiến không diệt, mười ba là tất cả thân nghiệp của Phật đều theo nghiệp trí huệ mà hiện hành, mười bốn là tất cả khẩu nghiệp đều theo trí huệ mà hiện hành, mười lăm là tất cả ý nghiệp đều theo trí huệ mà hiện hành, mười sáu là trí huệ của Phật thấy biết thuở quá khứ không ngại, không chướng, mười bảy là trí huệ thấy biết thuở vị lai không ngại, không chướng, mười tám là trí huệ thấy biết thuở hiện tại không ngại, không chướng. Ðây là đại Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy.

Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa, chính là tự đẳng ngữ đẳng chư tự nhập môn.

Những gì là tự đẳng ngữ đẳng chư tự nhập môn?

A tự môn, vì tất cả pháp từ đầu vốn là bất sanh vậy.

La tự môn, vì tất cả pháp ly cấy vậy.

Ba tự môn, vì tất cả pháp đệ nhứt nghĩa vậy.

Giá tự môn, vì tất cả pháp trọn bất khả đắc vậy, vì tất cả pháp bất diệt, bất sanh vậy.

Na tự môn, vì tất cả pháp rời danh tánh tướng bất đắc, bất thất vậy.

LÃ tự môn, vì tất cả pháp thoát khỏi thế gian vậy, cũng là vì ái chi nhơn duyên dứt diệt vậy.

Ðà tự môn, vì tất cả pháp thiện tâm phát sanh, cũng là tướng xả thí vậy.

Bà tự môn, vì các pháp bà tự rời lìa vậy.

Ðồ tự môn, vì các pháp đồ tự thanh tịnh vậy.

Sa tự môn, vì các pháp tự tại tánh thanh tịnh vậy.

Hòa tự môn, vì nhập vào các pháp, dứt bặt ngữ ngôn vậy.

Ða tự môn, vì nhập vào các pháp, như tướng bất động vậy.

Dạ tự môn, vì nhập vào các pháp, như thiệt bất sanh vậy.

Tra tự môn, vì nhập vào các pháp, chiết phục bất khả đắc vậy.

Ca tự môn, vì nhập vào các pháp, tác giả bất khả đắc vậy.

Ta tự môn, vì nhập vào các pháp, thời gian bất khả đắc vậy, vì các pháp thời gian lay chuyển vậy.

Ma tự môn, vì nhập vào các pháp, ngã sở bất khả đắc vậy.

Già tự môn, vì nhập vào các pháp, khứ giả bất khả đắc vậy.

Tha tự môn, vì nhập vào các pháp, xứ sở bất khả đắc vậy.

Xà tự môn, vì nhập vào các pháp, sanh bất khả đắc vậy.

Bả tự môn, vì nhập vào các pháp, bả tự bất khả đắc vậy.

Ðà tự môn, vì nhập vào các pháp, tánh bất khả đắc vậy.

Xa tự môn, vì nhập vào các pháp, định bất khả đắc vậy.

Khư tự môn, vì nhập vào các pháp, hư không bất khả đắc vậy.

Xoa tự môn, vì nhập vào các pháp, diệt tận bất khả đắc vậy.

Ðá tự môn, vì nhập vào các pháp, hữu bất khả đắc vậy.

Nhã tự môn, vì nhập vào các pháp, trí bất khả đắc vậy.

Tha tự môn, vì nhập vào các pháp, tha tự bất khả đắc vậy.

Bà tự môn, vì nhập vào các pháp, phá hoại bất khả đắc vậy.

Xa tự môn, vì nhập vào các pháp, dục bất khả đắc vậy, ngũ ấm như ảnh cũng bất khả đắc vậy.

Ma tự môn, vì nhập vào các pháp, ma tự bất khả đắc vậy.

Hỏa tự môn, vì nhập vào các pháp, kêu gọi bất khả đắc vậy.

Ta tự môn, vì nhập vào các pháp, ta tự bất khả đắc vậy.

Noa tự môn, vì nhập vào các pháp, chẳng đến, chẳng đi, chẳng đứng, chẳng ngồi, chẳng nằm vậy.

Phả tự môn, vì nhập vào các pháp, biên bờ bất khả đắc vậy.

Ca tự môn, vì nhập vào các pháp, tụ họp bất khả đắc vậy.

Sai tự môn, vì nhập vào các pháp, sai tự bất khả đắc vậy.

Già tự môn, vì nhập vào các pháp, hiện hành bất khả đắc vậy.

Tra tự môn, vì nhập vào các pháp, cong vạy bất khả đắc vậy.

Ðồ tự môn, vì nhập vào các pháp, chỗ tột biên bờ nên chẳng diệt, chẳng sanh vậy.

Quá chữ Ðồ thời không chữ có thể tuyên thuyết. Tại sao vậy? Vì không còn có chữ vậy.

Những chữ vô ngại, vô danh, cũng diệt, chẳng nói được, chẳng chỉ được, chẳng thấy được, chẳng biên chép được.

Nầy Tu Bồ Ðề! Phải biết tất cả pháp như hư không. Ðây gọi là đà la ni môn chính là nghĩa của chữ A.

Nếu đại Bồ Tát, nơi những tự môn ấn, a tự ấn nầy, hoặc nghe, hoặc thọ, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc trì, hoặc giảng nói cho người khác, thời biết rằng sẽ được hai mươi công đức.

Những gì là hai mươi? Ðược nhớ biết dai. Ðược tàm quý. Ðược tâm kiên cố. Ðược chỉ thú của kinh. Ðược trí huệ. Ðược lạc thuyết vô ngại. Dễ được những môn đà la ni khác. Ðược tâm không nghi hối. Ðược nghe lành chẳng mừng, nghe dữ chẳng giận. Ðược chẳng cao, chẳng hạ, an trụ tâm không tăng, không giảm. Ðược thiện xảo, biết lời nói của chúng sanh. Ðược khéo phân biệt ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới, thập nhị nhơn duyên, tứ duyên và tứ đế. Ðược khéo phân biệt những căn tánh lợi độn của các chúng sanh. Ðược khéo biết tâm niệm của kẻ khác. Ðược khéo phân biệt ngày, tháng, năm, mùa. Ðược khéo phân biệt thiên nhĩ thông, Ðược khéo phân biệt túc mạng thông. Ðược khéo phân biệt sanh tử thông. Ðược có thể khéo tuyên thuyết thị xứ, phi xứ. Ðược khéo biết thân oai nghi qua, lại, ngồi, đứng.

Những đà la ni môn, tự môn, a tự môn nầy gọi là đai Bồ Tát Ðại thừa, vì bất khả đắc vậy
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-20. Phát Thú

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM PHÁT THÚ
THỨ HAI MƯỜI


Ðức Phật bảo Ngài Tu Bồ Ðề: "Ông hỏi thế nào là đại Bồ Tát Ðại thừa phát thú?

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu đại Bồ Tát lúc thật hành sáu ba la mật, từ một địa đến một địa, đây gọi là đại Bồ Tát Ðại thừa phát thú
”.

Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát từ một địa đến một địa?"

Ðức Phật nói: "Ðại Bồ Tát biết tất cả pháp không có tướng lai khứ, cũng không có pháp hoặc lai khứ, hoặc đến, chẳng đến, vì các pháp tướng bất diệt vậy.

Ðại Bồ Tát đối với các địa chẳng niệm, chẳng tư duy mà tu tập trị địa nghiệp, cũng chẳng thấy địa.

Những gì là trị địa nghiệp?

Lúc an trụ bực sơ địa, đại Bồ Tát thật hành mười việc.

Một là thâm tâm kiên cố, vì dụng vô sở đắc vậy.

Hai là đối với tất cả chúng sanh tâm bình đẳng, vì chúng sanh bất khả đắc vậy.

Ba là bố thí cho người, vì thọ giả bất khả đắc vậy.

Bốn là thân cận thiện tri thức, cũng chẳng tự cao vậy.

Năm là cầu pháp, vì tất cả pháp bất khả đắc vậy.

Sáu là thường xuất gia, vì gia bất khả đắc vậy.

Bảy là mến thích Phật thân, vì tướng hảo bất klhả đắc vậy.

Tám là diển nói giáo pháp xuất thế vì các pháp chẳng phân biệt bất khả đắc vậy.

Chín là phá kiêu mạn, vì pháp sanh huệ bất khả đắc vậy.

Mười là thiệt ngữ, vì những ngữ ngôn bất khả đắc vậy.

Trên đây là mười sự trị địa nghiệp của đại Bồ Tát an trụ trong bực sơ địa tu tập.

Nầy Tu Bồ Ðề! Bồ Tát an trụ trong bực nhị địa thường niệm tám pháp.

Những gì là tám?

Một là giới thanh tịnh. Hai là biết ơn và báo ơn. Ba an trụ nhẫn nhục lực. Bốn là thọ hoan hỉ. Năm là chẳng rời bỏ tất cả chúng sanh. Sáu là nhập đại bi tâm. Bảy là tin kính và thưa hỏi nơi thầy. Tám là cần cầu các môn ba la mật.

Ðây là đại Bồ Tát an trụ trong bực nhị địa đầy đủ tám pháp.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong bực tam địa thật hành năm pháp.

Những gì là năm?

Một là học vấn nhiều không nhàm đủ. Hai là thanh tịnh pháp thí cũng chẳng tự cao. Ba là thanh tịnh Phật độ cũng chẳng tự cao. Bốn là nhận chịu vô lượng sự cần khổ thế gian mà vẫn chẳng nhàm. Năm là an trụ nơi tàm quý.

Ðây là năm pháp mà đại Bồ Tát an trụ trong bực tam địa phải đầy đủ.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong bực tứ địa phải thọ hành chẳng bỏ mười pháp.

Những gì là mười?

Một là chẳng bỏ chỗ ở A lan nhã. Hai là thiểu dục. Ba là tri túc. Bốn là chẳng bỏ công đức đầu đà. Năm là chẳng bỏ giới. Sáu là tránh ghét các dục nhiễm. Bảy là nhàm tâm thế gian, thuận tâm Niết Bàn. Tám là xả bỏ tất cả sở hữu. Chín là tâm chẳng trầm một. Mười là chẳng tiếc tất cả vật.

Ðây là mười pháp mà đại Bồ Tát an trụ trong bực tứ địa chẳng bỏ .

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong bực ngũ địa xa rời mười hai pháp.

Những gì là mười hai?

Một là xa lìa sự thân cận hành bạch y. Hai là xa lìa hàng Tỳ Kheo Ni. Ba là xa lìa sự tham tiếc nhà người khác. Bốn là xa lìa sự đàm thuyết vô ích. Năm là xa lìa sự giận hờn. Sáu là xa lìa sự tự tôn đại. Bảy là xa lìa sự khinh miệt người khác. Tám là xa lìa mười nghiệp đạo bất thiện. Chín là xa lìa đại mạn. Mười là xa lìa tự dụng. Mười một là xa lìa điên đảo. Mười hai là xa lìa tham sân si.

Ðây là mười hai điều mà đại Bồ Tát an trụ trong bực ngũ địa xa lìa.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong bực lục địa nên đầy đủ sáu pháp, chính là sáu ba la mật.

Bực lục địa lại có sáu pháp chẳng nên làm. Những gì là sáu? Một là chẳng móng tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Hai là chẳng có ý lo ngại khi bố thí. Ba là bị đòi hỏi cầu xin, không có lòng trốn tránh. Bốn là những vật sở hữu đều đem bố thí. Năm là sau khi bố thí xong, không có lòng hối tiếc. Sáu là chẳng nghi ngờ pháp thâm diệu.

Ðây là sáu pháp phải đầy đủ và sáu pháp phải xa lìa của đại Bồ Tát an trụ trong bực lục địa.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong bực thất địa phải xa lìa hai mươi pháp chẳng nên chẳng phải.

Những gì là hai mươi?

Một là chẳng chấp ngã. Hai là chẳng chấp chúng sanh. Ba là chẳng chấp thọ giả. Bốn là chẳng chấp chúng sanh số nhẫn đến tri giả, kiến giả. Năm là chẳng chấp đoạn kiến. Sáu là chẳng chấp thường kiến. Bảy là chẳng nên khởi tướng dạng. Tám là chẳng nên khởi nhơn duyên kiến. Chín là chẳng chấp danh sắc. Mười là chẳng chấp ngũ ấm. Mười một là chẳng chấp thập nhị nhập. Mười hai là chẳng chấp thập bát giới. Mười ba là chẳng chấp tam giới. Mười bốn là chẳng khởi tâm chấp trước. Mười lăm là chẳng khởi chỗ mong cầu. Mười sáu là chẳng khởi chỗ y chỉ. Mười bảy là chẳng chấp trước nơi sự thấy là phải nương nơi Phật. Mười tám là chẳng chấp trước nơi sự thấy là phải nương nơi Pháp. Mười chín là chẳng chấp trước nơi sự thấy là phải nương nơi Tăng. Hai mươi là chẳng chấp trước nơi sự thấy là phải nương nơi giới. Ðây là hai mươi điều chẳng nên chấp trước.

Lại có hai mươi pháp mà bực thánh địa phải đầy đủ.

Những gì là hai mươi?

Một là đầy đủ không. Hai là chứng vô tướng. Ba là biết vô tác. Bốn là ba phần thanh tịnh. Năm là ở trong chúng sanh đầy đủ trí từ bi. Sáu là chẳng niệm tưởng tất cả chúng sanh. Bảy là bình đẳng xem tất cả pháp, nơi trong đây cũng chẳng chấp trước. Tám là biết thiệt tướng của các pháp, cũng chẳng niệm tưởng sự nầy. Chín là vô sanh pháp nhẫn. Mười là vô sanh trí. Mười một là tuyên thuyết các pháp nhứt tướng. Mười hai là phá tướng phân biệt. Mười ba là chuyển ức tưởng. Mười bốn là chuyển kiến. Mười lăm là chuyển phiền não. Mười sáu là đồng huệ đồng đẳng. Mười bảy là điều ý. Mười tám là tâm tịch diệt. Mười chín là vô ngại trí. Hai mươi là chẳng nhiễm ái.

Trên đây là hai mươi điều chẳng nên chấp trước và hai mươi điều phải đầy đủ của bực thất địa đại Bồ Tát.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong bát địa phải đầy đủ năm pháp.

Những gì là năm?

Một là thuận nhập vào tâm chúng sanh. Hai là du hí các thần thông. Ba là thấy các Phật quốc. Bốn là tự trang nghiêm quốc độ mình như Phật quốc đã thấy. Năm là quán thân Phật như thiệt, tự trang nghiêm Phật thân.

Lại phải đầy đủ năm điều. Một là biết các căn tánh thượng hạ . Hai là thanh tịnh Phật độ. Ba là nhập như huyễn tam muội. Bốn là thường nhập tam muội. Năm là tùy theo thiện căn mà chúng sanh đáng được để thọ thân.

Trên đây là năm pháp và năm điều mà đại Bồ Tát bát địa đầy đủ.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong cửu địa phải đầy đủ mười hai pháp. Một là nhiếp thọ vô biên thế giới mà phần mình hóa độ. Hai là Bồ Tát được như chỗ nguyện cầu. Ba là biết tiếng nói của các Thiên long, Càn thát bà để thuyết pháp cho họ. Bốn là thành tựu thai sanh. Năm là thành tựu nhà. Sáu là thành tựu chỗ sanh. Bảy là thành tựu họ. Tám là thành tựu quyến thuộc. Chín là thành tựu xuất sanh. Mười là thành tựu xuất gia. Mười một là thành tựu bồ đề thọ trang nghiêm. Mười hai là thành tựu tất cả những công đức lành.

Trên đây là mười hai pháp mà bậc cửu địa đại Bồ Tát phải đầy đủ.

Nầy Tu Bồ Ðề! Phải biết bậc thập địa đại Bồ Tát thời như đức Phật”.

Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là thâm tâm nhẫn đến thế nào là thiệt ngữ?"

Ðức Phật nói: "Nếu đại Bồ Tát đúng với tâm nhứt thiết trí, tích tập tất cả thiện căn, đây gọi là thâm tâm trị địa nghiệp. Nếu sanh khởi tứ vô lượng tâm là từ , bi, hỉ và xả, đây gọi là tâm bình đẳng ở trong tất cả chúng sanh. Nếu bố thí cho tất cả chúng sanh mà không phân biệt, đây gọi là tu bố thí. Nếu thân cận học hỏi, cung kính cúng dường các bực có thể giáo hóa người an trụ trong nhứt thiết trí, đây gọi là thân cận thiện tri thức. Nếu cầu pháp đúng với tâm nhứt thiết trí, không sa vào hành Thanh Văn, Bích Chi Phật, đây gọi là cầu pháp. Nếu đời đời chẳng rời tâm xuất gia, luôn xuất gia trong Phật pháp không ai ngăn trở được, đây gọi là thường xuất gia trị địa nghiệp. Nếu thấy thân tướng của Phật, nhẫn đến khi thành Vô thượng Bồ đề trọn chẳng rời niệm Phật, đây gọi là ái lạc Phật thân. Hoặc Phật hiện tại hoặc Phật đã nhập diệt, nếu vì chúng sanh mà thuyết pháp sơ trung hậu đều thiện, diệu nghĩa hảo ngữ trong sạnh tinh thuần, hoàn cụ cả mười hai bộ kinh từ tu đa la đến luận nghị, đây gọi là diễn nói giáo pháp xuất thế trị địa nghiệp. Vì phá kiêu mạn nên trọn chẳng hạ sanh nhà hạ tiện, đây gọi là pháp kiêu mạn trị địa nghiệp. Ðúng như lời mà thật hành, đây gọi là thiệt ngữ trị địa nghiệp.

Trên đây là mười sự trị địa nghiệp của đại Bồ Tát an trụ trong bực sơ địa tu hành.

Thế nào là giới thanh tịnh nhẫn đến cần cầu các ba la mật?

Nầy Tu Bồ Ðề! nếu đại Bồ Tát chẳng có tâm niệm xu hướng Thanh Văn, Bích Chi Phật và những sự phá giới chướng ngại Phật đạo, đây gọi là giới thanh tịnh. Nếu thật hành Bồ Tát hạnh, cho đến một chút ơn nhỏ còn chẳng quên huống là nhiều, đây gọi là biết ơn báo ơn. Nếu đối với tất cả chúng sanh không giận hờn, không làm não hại, đây gọi là an trụ sức nhẫn nhục. Lấy sự thành tựu chúng sanh làm niềm vui, đây gọi là thọ hoan hỉ. Nghĩ nhớ muốn cứu tất cả chúng sanh, đây gọi là chẳng bỏ tất cả chúng sanh. Nếu nghĩ như vầy: Tôi vì mỗi mỗi chúng sanh mà chịu cần khổ trong địa ngục đến hằng sa kiếp chừng nào chúng sanh ấy thành Phật nhập Niết Bàn, đây là vì tất cả chúng sanh mười phương mà nhẫn thọ sự khổ nhọc nên gọi là nhập đại bi tâm. Nếu đối với bực sư trưởng xem như Phật, đây gọi là tin tưởng cung kính học hỏi nơi thầy. Nếu nhứt tâm siêng cầu các môn ba la mật mà không cầu sự khác, đây gọi là cần cầu các ba la mật.

Trên đây gọi là tám pháp đầy đủ của đại Bồ Tát an trụ trong bực nhị địa.

Thế nào là học vấn nhiều không nhàm đủ nhẫn đến an trụ nơi tàm quý?

Nầy Tu Bồ Ðề! Hoặc trong thế giới nầy hay ở thế giới mười phương có bao nhiêu chánh pháp của chư Phật tuyên thuyết thời đều muốn được nghe nhớ thọ trì cả, đây gọi là học vấn nhiều không nhàm đủ. Có bao nhiêu pháp thí vẫn không mong cầu, cho đến còn chẳng cầu Vô thượng Bồ đề huống là những sự khác, đây gọi là pháp thí chẳng cầu danh lợi, cũng gọi là thanh tịnh pháp thí. Ðem tất cả thiện căn hồi hướng thanh tịnh Phật độ, đây gọi là tịnh Phật quốc độ. Vì đầy đủ thiện căn nên có thể thành tựu chúng sanh, cũng trang nghiêm Phật độ cho đến đầy đủ nhứt thiết trí trọn không mỏi nhàm, đây gọi là chịu lấy vô lượng sự cần khổ mà chẳng nhàm. Hổ thẹn nơi tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật, đây gọi là an trụ nơi tàm quý.

Trên đây là đại Bồ Tát an trụ bực tam địa đầy đủ năm pháp.

Thế nào là chẳng bỏ chỗ ở A lan nhã nhẫn đến chẳng tiếc tất cả vật?

Nầy Tu Bồ Ðề! Bồ Tát có thể hơn bực Thanh Văn, Bích Chi Phật, đây gọi là chẳng bỏ chỗ ở A lan nhã. Còn không có niệm mong muốn Vô thượng Bồ đề huống là những sự mong muốn khác, đây gọi là thiểu dục, được nhứt thiết chủng trí, đây gọi là tri túc. Quán sát các thâm pháp nhẫn, đây gọi là chẳng bỏ đầu đà công đức. Chẳng chấp lấy giới tướng, đây gọi là chẳng bỏ giới. Vì dục tâm chẳng phát sanh, đây gọi là trách ghét các dục nhiễm. Vì biết tất cả pháp chẳng tạo tác, đây gọi là nhàm tâm thế gian mà thuận tâm Niết Bàn. Chẳng tiếc tất cả nội pháp, ngoại pháp, đây gọi là xả bỏ tất cả sở hữu. Tâm chẳng sanh khởi nơi hai thứ thứ thức xứ, đây gọi là tâm chẳng trầm một. Ðối với tất cả vật chẳng chấp trước, chẳng nghĩ nhớ, đây gọi là chẳng tiếc tất cả vật.

Trên đây là mười pháp chẳng bỏ của đại Bồ Tát an trụ trong bực tứ địa.

Thế nào là xa lìa gần gũi hàng bạch y nhẫn đến xa lìa tham, sân, si?

Nầy Tu Bồ Ðề! Bồ Tát sanh nơi đâu cũng đều xuất gia, từ một Phật quốc đến một Phật quốc thường xuất gia cạo đầu mặc cà sa, đây gọi là xa lìa gần gũi bạch y. Chẳng ở chung với Tỳ Kheo Ni, nhẫn đến chẳng nghĩ tưởng dầu là khoảng đàn chỉ , đây gọi là xa lìa Tỳ Kheo Ni. Bồ Tát suy nghĩ như vầy: Tôi phải an lạc chúng sanh, nay họ giúp tôi an lạc thời đâu nên sanh lòng lẫn tiếc, đây gọi là xa lìa sự lẫn tiếc nhà người khác. Nếu có chỗ nào luận đàm có thể phát sanh tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật, thời tôi phải xa lìa, đây gọi là xa lìa chỗ luận đàm vô ích, Chẳng để cho yâm giận hờn, tâm não hại, tâm đấu tranh xen vào, đây gọi là xa lìa tâm sân. Chẳng thấy có nội pháp, đây gọi là xa lìa sự tôn đại. Chẳng thấy có ngoại phải, đây gọi là xa lìa sự khi dễ người. Mười nghiệp đạo bất thiện còn là chướng ngại bát thánh đạo huống là Vô thượng Bồ đề, đây gọi là xa lìa mười nghiệp đạo bất thiện. Chẳng thấy có pháp gì có thể làm đại mạn, đây gọi là xa lìa đại mạn. Chẳng thấy có pháp gì có thể tự dùng được, đây gọi là xa lìa tự dụng. Chỗ điên đảo bất khả đắc, đây gọi là xa lìa điên đảo. Chẳng thấy được chỗ tham, sân, si, đây gọi là xa lìa tham, sân, si.

Trên đây là đại Bồ Tát an trụ trong bực ngũ địa xa lìa mười hai pháp.

Thế nào là đầy đủ sáu pháp? An trụ trong sáu ba la mật có thể vượt đến bờ kia, đây gọi là đầy đủ sáu pháp.

Thế nào là chẳng móng tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật nhẫn đến chẳng nghi ngờ pháp thâm diệu?

Nầy Tu Bồ Ðề! Bồ Tát nghĩ rằng tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng phải đạo Vô thượng Bồ đề, đây gọi là chẳng móng tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Bồ Tát nghĩ rằng bố thí có lòng lo ngại thời là chẳng phải đạo Vô thượng Bồ đề, đây gọi là bố thí chẳng sanh lòng lo sợ. Bồ Tát nghĩ rằng thấy người cầu xin mà có tâm trốn tránh chẳng phải đạo Vô thượng Bồ đề, đây gọi là chẳng có lòng trốn tránh khi bị cầu xin. Lúc bố thí chẳng nói cái nầy cho được, cái nầy chẳng cho được, đây gọi là những vật sở hữu đều đem bố thí. Vì sức từ bi nên sau khi bố thí chẳng ăn năn. Vì sức tín công đức nên chẳng nghi ngờ pháp thâm diệu.

Trên đây là sáu pháp phải đầu đủ và sáu pháp phải xa lìa của đại Bồ Tát an trụ bậc lục địa.

Thế nào là chẳng chấp ngã nhẫn đến chẳng chấp nơi sụ thấy là phải nương nơi giới?

Nầy Tu Bồ Ðề! Vì rốt ráo vô ngã, vì chúng sanh đến tri giả, kiến giả đều rốt ráo bất khả đắc nên chẳng chấp trước những pháp ấy. Không có pháp đoạn diệt vì các pháp rốt ráo bất sanh nên chẳng chấp đoạn kiến. Nếu pháp đã chẳng sanh thời cũng chẳng thường nên chẳng chấp thường kiến. Vì không các phiền não nên chẳng chấp lấy tướng. Vì chư kiến đều chẳng thể thấy được nên chẳng khởi nhơn duyên kiến. Vì danh sắc, ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới, tam giới, tâm nguyện và y chỉ đều là tánh không nên chẳng chấp trước. Vì khởi sự thấy là phải nương nơi Phật thời chẳng thấy Phật nên chẳng khởi sự thấy y chỉ nơi Phật. Vì Pháp chẳng thể thấy nên chẳng khởi sự thấy y chỉ Pháp. Vì Tăng tướng vô vi chẳng thể nương nên chẳng khởi sự thấy y chỉ nơi Tăng. Vì nơi tội cùng vô tội đều không dính mắc nên chẳng khởi sự thấy y chỉ nơi giới.

Trên đây là hai mươi pháp chẳng nên chấp trước của đại Bồ Tát an trụ trong bực thất địa.

Thế nào là đầy đủ không nhẫn đến chẳng nhiễm ái?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðầy đủ tự tướng không của các pháp, đây là đầy đủ không. Chẳng tưởng nhớ các tướng, đây là chúng vô tướng. Chẳng tạo tác trong tam giới, đây là biết là vô tác. Ðầy đủ mười nghiệp đạo lành, đây là ba phần thanh tịnh. Vì được đại bi nên đầy đủ trí từ bi. Vì đầy đủ thanh thanh tịnh Phật độ nên chẳng niệm tưởng tất cả chúng sanh. Vì chẳng tổn ích đối với tất cả pháp nên bình đẳng quán sát tất cả pháp. Vì các pháp thiệt tướng là vô tri nên Bồ Tát biết thiệt tướng của các pháp. Vì các pháp bất sanh, bất diệt, bất tác nên Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn. Vì biết danh sắc bất sanh nên được vô sanh trí. Vì tâm chẳng hiện hành hai tướng nên tuyên nói các pháp nhứt tướng. Vì tất cả pháp chẳng phân biệt nên phá tướng phân biệt. Vì vô lượng tưởng niệm lớn nhỏ chuyển nên Bồ Tát chuyển nhớ tưởng. Vì kiến chấp Thanh Văn, Bích Chi Phật chuyển nên chuyển kiến. Vì dứt trừ những phiền não nên chuyển phiền não. Vì được nhứt thiết chủng trí nên định huệ đồng đẳng. Vì bất động đối với tam giới nên ý được điều. Vì chế ngự sáu căn nên tâm tịch diệt. Vì được Phật nhãn nên trí vô ngại. Vì xả bỏ sáu trần nên chẳng nhiễm ái.

Trên đây là hai mươi pháp phải đầy đủ của đại Bồ Tát an trụ trong bậc thất địa.

Thế nào là đại Bồ Tát thuận nhập tâm chúng sanh nhẫn đến tự trang nghiêm Phật thân?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát dùng một tâm biết rõ tâm và tâm sở của tất cả chúng sanh, đây là thuận nhập tâm chúng sanh. Dùng thần thông từ một Phật quốc đến một Phật quốc, cũng không có tưởng niệm Phật quốc, đây là du hí các thần thông. Từ ở cõi mình mà thấy vô lượng Phật quốc, cũng không có tưởng Phật quốc, đây là xem thấy các Phật quốc. Trụ ngôi Chuyển Luân Thánh Vương đi khắp Ðại Thiên thế giới để tự trang nghiêm nước của mình, đây là tự trang nghiêm nước mình như Phật quốc đã được thấy. Vì như thiệt quán pháp thân nên là như thiệt quán Phật thân.

Trên đây là đại Bồ Tát an trụ trong bực bát thánh địa đầy đủ năm pháp.

Thế nào là biết các căn tánh thượng hạ nhẫn đến thế nào là tùy theo thiện căn để thọ thân?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong Phật thập lực biết những căn tánh thượng hạ của tất cả chúng sanh. Vì tịnh chúng sanh nên Phật độ tịnh. Trụ trong như huyễn tam muội thời có thể thành tựu tất cả sự, cũng chẳng phát sanh tâm tướng. Vì được báo sanh tam muội nên thường nhập tam muội. Vì thành tựu chúng sanh nên tùy theo thiện căn mà chúng sanh đáng được thọ thân hầu giáo hóa họ.

Trên đây là năm điều mà đại Bồ Tát trụ bực bát địa được đầy đủ.

Thế nào là đại Bồ Tát nhiếp thọ vô biên thế giới mà phần mình hóa độ nhẫn đến công đức thành tựu đầy đủ?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát hóa độ chúng sanh trong vô biên thế giới đúng như chỗ đáng được độ của Phật pháp, đây là nhiếp thọ vô biên thế giới mà phần mình hóa độ. Ðược đầy đủ sáu ba la mật, đây là được như chỗ nguyện cầu. Do từ vô ngại biện lực nên biết tiếng nói của chư Thiên Long, Càn thát bà. Vì đời đời được hóa sanh nên thai sanh được thành tựu. Vì thường sanh trong nhà vọng tộc nên nhà được thành tựu. Vì sanh nơi dòng Sát Ðế Lợi hoặc Bà La Môn nên chỗ sanh thành tựu. Như họ của Bồ Tát quá khứ sanh mà sanh trong đó nên họ được thành tựu. Vì thuần dùng hàng đại Bồ Tát làm quyến thuộc nên quyến thuộc được thành tựu. Vì lúc sanh ra quang minh của Bồ Tát chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới cũng chẳng chấp lấy tướng quang minh nên xuất sanh được thành tựu. Vì khi xuất gia có vô lượng chư Thiên theo hầu hạ và quyết định đưa chúng sanh đến quả Tam thừa nên xuất gia thành tựu. Cây bồ đề dùng hoàng kim làm gốc, bảy báu làm thân, nhánh, lá chiếu sáng khắp vô lượng vô biên thế giới mười phương, đây là trang nghiêm Phật thọ thành tựu. Chúng sanh được thanh tịnh, Phật độ cũng thanh tịnh, đây là tất cả công đức lành thành tựu đầy đủ.

Trên đây là mười hai pháp của bực cửu địa đại Bồ Tát thành tựu đầy đủ.

Thế nào là đại Bồ Tát an trụ trong bực thập địa phải biết như Phật?

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu đại Bồ Tát đầy đủ sáu ba la mật, tứ niệm xứ nhẫn đến đầy đủ mười tám pháp bất cộng và nhứt thiết chủng trí dứt tất cả phiền não và tập khí, thời gọi là đại Bồ Tát an trụ trong bực thập địa phải biết là chư Phật.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong bực thập địa nầy dùng sức phương tiện để thật hành sáu ba la mật, tứ niệm xứ nhẫn đến thật hành mười tám pháp bất cộng, vượt qua bực càn huệ địa, bực tánh địa, bực bát nhơn địa, bực kiến địa, bực bạc địa, bực ly dục địa, bực dĩ tác địa, bực Bích Chi Phật địa, bực Bồ Tát địa. Vượt qua chín bực trên mà an trụ nơi Phật địa, đây là Bồ Tát thập địa.

Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðại thừa phát thú
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-21. Xuất Đáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM XUẤT ÐÁO
THỨ HAI MƯƠI MỐT


"Nầy Tu Bồ Ðề! Ông hỏi Ðại thừa nầy từ chỗ nào phát xuất và đến an trụ chỗ nào?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại thừa nầy phát xuất từ trong tam giới đến an trụ trong nhứt thiết trí, vì là pháp bất nhị vậy.

Tại sao vậy?

Ðại thừa và nhứt thiết trí là hai pháp chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối là nhứt tướng, chính là vô tướng.

Nếu có người muốn cho thiệt tế phát xuất thời là người muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Nếu có người muốn cho pháp như, pháp tánh, bất tư nghì tánh phát xuất thời là người muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Nếu có người muốn cho sắc không, thọ, tưởng, hành, thức không phát xuất thời là người muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Tại sao vậy?

Nầy Tu Bồ Ðề! Tướng không của sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng ra từ tam giới cũng chẳng an trụ nhứt thiết trí, vì sắc sắc tướng rỗng không, thọ, tưởng, hành, thức thức tướng rỗng không vậy.

Nếu có người muốn cho nhãn không phát xuất thời là người muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Nếu có người muốn cho nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý không phát xuất thời là người muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Nếu có người muốn cho sắc không, thanh không nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ không phát xuất thời là người muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Tại sao vậy?

Nầy Tu Bồ Ðề! Nhãn không nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ không chẳng ra từ tam giới cũng chẳng an trụ nhứt thiết trí, vì nhãn nhãn tướng rỗng không nhẫn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ, ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ tướng rỗng không vậy.

Nếu có người muốn cho mộng, ảo, diệm, hưởng, ảnh và hóa phát xuất thời là người muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Tại sao vậy?

Nầy Tu Bồ Ðề! Mộng tướng nhẫn đến hóa tướng chẳng ra từ tam giới cũng chẳng an trụ trong nhứt thiết trí, vì mộng mộng tướng rỗng không nhẫn đến hóa hóa tướng rỗng không vậy

Nếu có người muốn cho Ðàn na ba la mật phát xuất thời là người muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Nếu có người muốn cho Thi la ba la mật, Sằn đề ba la mật, Tỳ lê gia ba la mật, Thiền na ba la mật, Bát nhã ba la mật phát xuất thời là người muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Tại sao vậy?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật chẳng ra từ tam giới cũng chẳng an trụ trong nhứt thiết trí, vì Ðàn na Ðàn na tướng rỗng không nhẫn đến Bát nhã Bát nhã tướng rỗng không vậy.

Nếu có người muốn nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không phát xuất thời là người muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Tại sao vậy?

Nầy Tu Bồ Ðề! Nội không tướng đến vô pháp hữu pháp không tướng chẳng ra từ tam giới cũng chẳng an trụ trong nhứt thiết trí, vì nội không nội không tánh rỗng không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không vô pháp hữu pháp không tánh rỗng không vậy.

Nếu có người muốn cho tứ niệm xứ đến thập bát bất cộng pháp phát xuất thời là người muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Tại sao vậy?

Nầy Tu Bồ Ðề! Tứ niệm xứ tánh đến thập bát bất cộng pháp tánh chẳng ra từ tam giới cũng chẳng an trụ trong nhứt thiết trí, vì tứ niệm xứ tứ niệm xứ tánh rỗng không nhẫn đến bất cộng pháp bất cộng pháp tánh rỗng không vậy.

Nếu có người muốn cho A La hán phát xuất thời là người muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Nếu có người muốn cho Bích Chi Phật phát xuất thời là muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Nếu có người muốn cho Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác phát xuất thời là người muốn cho pháp vô tướng phát xuất.

Tại sao vậy?

Nầy Tu Bồ Ðề! A La Hán tánh, Bích Chi Phật tánh và Phật tánh chẳng ra từ tam giới cũng chẳng an trụ trong nhứt thiết trí, vì A La Hán A La Hán tánh rỗng không, Bích Chi Phật Bích Chi Phật tánh rỗng không, Phật Phật tánh rỗng không vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Do nhơn duyên trên đây nên Ðại thừa nầy phát xuất từ trong tam giới đến an trụ trong nhứt thiết trí, vì bất động vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ông hỏi Ðại thừa nầy đến an trụ chỗ nào?

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại thừa nầy không chỗ an trụ, vì tất cả pháp không có tướng an trụ vậy. Ðại thừa nầy nếu có an trụ thời là chẳng phải an trụ.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ví như pháp tánh bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, vô khởi, vô tác, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ vì pháp tánh pháp tánh tướng rỗng không vậy, nhẫn đến vì vô tác vô tác tánh rỗng không vậy.

Như pháp tánh, các pháp khác cũng như vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ.

Ðại thừa nầy cũng như vậy, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ.

Nầy Tu Bồ Đề! Do nhơn duyên như thế nên Đại thừa nầy không chỗ an trụ, vì là pháp bất trụ, là pháp bất động vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ông hỏi ai ngồi Ðại thừa nầy để phát xuất?

Nầy Tu Bồ Ðề! Không có ai ngồi Ðại thừa nầy để phát xuất. Tại sao vậy? Vì Ðại thừa nầy cùng người phát xuất và pháp bị sử dụng cùng thời gian phát xuất đều vô sở hữu cả.

Nếu tất cả pháp đều vô sở hữu thời dùng pháp gì để phát xuất?

Tại sao vậy?

Ngã bất khả đắc nhẫn đến tri giả, kiến giả bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Bát khả tư nghì tánh bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Ðàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Nội không đến vô pháp hữu pháp không bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Tu Ðà Hoàn đến Bồ Tát, chư Phật bật khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Tu Ðà Hoàn quả đến nhứt thiết chủng trí bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, vô khởi, vô tác bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Quá khứ thế, vị lai thế, hiện tại thế, sanh, trụ, diệt bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Tăng, giảm bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Vì những pháp gì bất khả đắc nên là bất khả đắc?

Nầy Tu Bồ Ðề! Vì pháp tánh bất khả đắc nên là bất khả đắc.

Vì như thiệt tế, bất khả tư nghì tánh, pháp tướng, pháp vị bất khả đắc nên là bất khả đắc.

Vì Ðàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật bất khả đắc nên là bất khả đắc.

Vì nội không đến vô pháp hữu pháp không bất khả đắc nên là bất khả đắc.

Vì tứ niệm xứ đến bất cộng pháp bất khả đắc nên là bất khả đắc.

Vì Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, chư Phật bất khả đắc nên là bất khả đắc.

Vì Tu Ðà Hoàn quả, Tư Ðà Hàm quả, A Na Hàm quả, A La Hán quả, Bích Chi Phật đạo, Phật đạo bất khả đắc nên là bất khả đắc.

Vì bất sanh, bất diệt đến vô khởi, vô tác bất khả đắc nên là bất khả đắc.

Lại vì sơ địa đến thập địa bất khả đắc nên là bất khả đắc, vì rốt ráo vậy.

Thế nào là sơ địa đến thập địa? Chính là càn huệ địa, tánh địa, bát nhơn địa, kiến địa, bạc địa, ly dục địa, dĩ tác địa, Bích Chi Phật địa, Bồ Tát địa và Phật địa.

Trong nội không đến vô pháp hữu pháp không chẳng có thể được sơ địa đến thập địa.

Tại sao vậy? Vì sơ địa chẳng phải được chẳng phải chẳng được, nhẫn đến thập địa chẳng phải được chẳng phải chẳng được, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Trong nội không đến vô pháp hữu pháp không, thành tựu chúng sanh bất khả đắc, tịnh Phật quốc độ bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Trong nội không đến vô pháp hữu pháp không, ngũ nhãn bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! vì thế nên đại Bồ Tát do nơi tất cả pháp bất khả đắc mà ngồi Ðại thừa nầy từ tam giới phát xuất an trụ trong nhứt thiết trí
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-22 Thắng Xuất

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

QUYỂN THỨ BẢY

PHẨM THẮNG XUẤT
THỨ HAI MƯƠI HAI


Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Ðại thừa và người Ðại thừa vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Bạch đức Thế Tôn! Ðại thừa nầy đồng đẳng với hư không.

Như hư không dung thọ vô lượng vô biên a tăng kỳ chúng sanh. Cũng vậy, Ðại thừa nầy dung thọ vô lượng vô biên a tăng kỳ chúng sanh.

Ðại thừa nầy, chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chẳng thấy chỗ dừng ở.

Ðại thừa nầy, chẳng thể được quá khứ, chẳng thể được vị lai, chẳng thể được hiện tại. Ba đời bình đẳng là Ðại thừa nầy.

Do duyên cớ trên đây nên gọi là Ðại thừa
”.

Ðức Phật nói: "Ðúng như vậy. Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát Ðại thừa là sáu ba la mật: Ðàn na ba la mật, Thi la ba la mật, Sằn đề ba la mật, Tỳ lê gia ba la mật, Thiền na ba la mật, Bát nhã ba la mật.

Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa là tất cả đà la ni môn, tất cả tam muội môn. Như là thủ lăng nghiêm tam muội đến ly trước như hư không bất nhiễm tam muội.

Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa là nội không đến vô pháp hữu pháp không.

Lại có đại Bồ Tát Ðại thừa là tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như lời ông nói, Ðại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu Dục giới là có chơn thiệt chẳng hư vọng, là đế lý chẳng điên đảo, thường hằng chẳng hư hoại chẳng phải pháp không có, thời Ðại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Bởi dục giới hư vọng, nhớ tưởng, phân biệt, hoà hiệp danh tự v.v. có tất cả tướng vô thường phá hoại là pháp không có. Thế nên Ðại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu Sắc giới và Vô sắc giới là có chơn thiệt chẳng hư vọng, là đế lý chẳng điển đảo, thường hằng chẳng hư hoại, chẳng phải pháp không có, thời Ðại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Bởi sắc giới và Vô sắc giới hư vọng, nhớ tưởng, phân biệt, hòa hiệp danh tự v.v.. có tất cả tướng vô thường phá hoại là pháp không có. Thế nên Ðại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu sắc uẩn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ là có chơn thiệt chẳng hư vọng, là đế lý chẳng điên đảo, thường hằng chẳng hư hoại, chẳng phải pháp không có, thời Ðại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Bởi sắc uẩn đến ý xúc, nhơn duyên, sanh thọ hư vọng, nhớ tưởng, phân biệt, hòa hiệp danh tự v.v. có tất cả tướng vô thường phá hoại là pháp không có, nên Ðại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu pháp tánh như thiệt tế, bất khả tư nghì tánh là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Ðại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Bởi pháp tánh đến bất tư nghì tánh không có pháp, chẳng phải pháp, nên Ðại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu Ðàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Ðại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Bởi Ðàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật không có pháp chẳng phải pháp, nên Ðại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! nếu nội không đến vô pháp hữu pháp không là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Ðại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Bởi nội không đến vô pháp hữu pháp không không có pháp, chẳng phải pháp, nên Ðại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Ðại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Bởi tứ niệm xứ đến bất cộng pháp không có pháp, chẳng phải pháp, nên Ðại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu tánh nhơn pháp, bát nhơn pháp, Tu Ðà Hoàn pháp, Tư Ðà Hàm pháp, A Na Hàm pháp, A La Hán pháp, Bích Chi Phật pháp và Phật pháp là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Ðại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Bởi tánh nhơn pháp đến Phật pháp không có pháp, chẳng phải pháp, nên Ðại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! nếu bực tánh địa, bực bát nhơn, bực Tu Ðà Hoàn nhẫn đến Phật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Ðại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Bởi tánh địa đến chư Phật không có pháp chẳng phải pháp, nên Ðại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Ðại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Bởi tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la không có pháp chẳng phải pháp, nên Ðại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu đại Bồ Tát từ lúc mới phát tâm đến lúc ngồi đạo tràng, những tâm trong khoảng trung gian đó là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời Ðại thừa nầy không thể vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Bởi những tâm trong khoảng trung gian từ lúc phát tâm đến lúc ngồi đạo tràng của đại Bồ Tát không có pháp chẳng phải pháp, nên Ðại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu như kim cang huệ của đại Bồ Tát là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời đại Bồ Tát nầy không thể biết được tất cả kiết sử và tập khí không có pháp, chẳng phải pháp để được nhứt thiết chủng trí.

Bởi như kim cang huệ không có pháp, chẳng phải pháp, nên đại Bồ Tát biết được, tất cả kiết sử và tập khí không có pháp, chẳng phải pháp được nhứt thiết chủng trí. Thế nên Ðại thừa nầy vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu ba mươi hai tướng của chư Phật là pháp có mà chẳng là pháp không có, thời oai đức của chư Phật chẳng thể chiếu sáng vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Bởi ba mươi hai tướng không có pháp, chẳng phải pháp, nên oai đức của chư Phật chiếu sáng vượt hơn tất cả thế gian và chư Thiên, Nhơn, A tu la.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu quang minh của chư Phật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời chẳng thể chiếu sáng hằng sa quốc độ.

Bởi quang minh của chư Phật không có pháp, chẳng phải pháp, nên có thể chiếu khắp hằng sa quốc độ.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu sáng mươi thứ âm thanh trang nghiêm của chư Phật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời chư Phật chẳng thể dùng sáu mươi thứ âm thanh trang nghiêm ấy thấu đến khắp vô lượng a tăng kỳ quốc độ mười phương.

Bởi sáu mươi thứ âm thanh trang nghiêm của chư Phật không có pháp, chẳng phải pháp, nên chư Phật có thể dùng âm thanh trang nghiêm ấy thấu đến khắp vô lượng a tăng kỳ quốc độ mười phương.

Nầy Tu Bồ Ðề! Nếu pháp luân của chư Phật là pháp có mà chẳng phải là pháp không có, thời chư Phật không thể chuyển pháp luân mà tất cả Sa Môn, Bà La Môn hoặc chư Thiên vương, Ma vương, Phạm vương và tất cả thế gian chúng sanh đều chẳng chuyển được.

Bởi pháp luân của chư Phật không có pháp, chẳng phải pháp, nên chư Phật có thể chuyển pháp luân mà tất cả Sa Môn, Bà La Môn hoặc Trời, Người và tất cả chúng khác trong thế gian đều chẳng chuyển được.

Nầy Tu Bồ Ðề! Chư Phật vì chúng sanh chuyển pháp luân. Nếu chúng sanh ấy là pháp thiệt có mà chẳng phải là pháp không có, thời không thể làm cho chúng sanh ấy ở nơi vô dư y Niết Bàn mà nhập Niết Bàn.

Bởi chư Phật vì chúng sanh chuyển pháp luân. Chúng sanh ấy không có pháp, chẳng phải pháp, nên có thể làm cho chúng sanh ấy ở trong vô dư y Niết bàn đã diệt độ, nay diệt độ, sẽ diệt độ
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-23.Đẳng Không

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM ÐẲNG KHÔNG
THỨ HAI MƯƠI BA


"Nầy Tu Bồ Ðề! Ông nói Ðại thừa đồng đẳng với hư không.

Ðúng như vậy, Ðại thừa đồng đẳng với hư không.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như hư không không có Ðông, Tây v.v. mười phương, Ðại thừa cũng không có mười phương.

Như hư không chẳng phải dài, vắn, vuông, tròn Ðại thừa cũng chẳng phải dài, vắn, vuông, tròn.

Như hư không chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, Ðại thừa cũng chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.

Thế nên nói rằng Ðại thừa đồng đẳng với hư không.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như hư không chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại.

Như hư không chẳng tăng, chẳng giảm. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng tăng, chẳng giảm.

Như hư không chẳng cấu, chẳng tịnh. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng cấu, chẳng tịnh.

Như hư không chẳng sanh, chẳng diệt, không dừng, không đổi. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng sanh, chẳng diệt, không dừng, không đổi.

Như hư không chẳng phải thiện bất thiện, chẳng phải ký vô ký. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải thiện bất thiện, chẳng phải ký vô ký.

Như hư không chẳng thấy nghe, chẳng hay biết. Cũng vậy, Ðại thừa không thấy nghe, hay biết.

Như hư không chẳng thể biết được, chẳng thể hay được, chẳng thể thấy được, chẳng thể dứt được, chẳng thể chứng được, chẳng thể tu được. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng thể biết được, hay được, thấy được, dứt được, cũng chẳng thể chứng được, tu được.

Thế nên nói rằng Ðại thừa đồng đẳng với hư không.

Nầy Tu Bồ Ðề! Hư không chẳng phải tướng nhiễm, tướng ly. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải tướng nhiễm, chẳng phải tướng ly.

Như hư không chẳng hệ thuộc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng hệ thuộc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.

Như hư không chẳng có sơ phát tâm nhẫn đến đệ thập tâm. Cũng vậy, Ðại thừa không có sơ pháp tâm nhẫn đến đệ thập tâm.

Như hư không chẳng có càn huệ địa, tánh nhơn địa, bát nhơn địa, kiến địa, bạc địa, ly dục địa, dĩ tác địa. Cũng vậy, Ðại thừa không có càn huệ địa đến dĩ tác địa.

Như hư không chẳng có quả Tu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán. Cũng vậy, Ðại thừa không có quả Tu Ðà Hoàn đến quả A La Hán.

Như hư không chẳng có Thanh Văn địa, Bích Chi Phật địa. Cũng vậy Ðại thừa không có Thanh Văn địa đến Phật địa.

Thế nên nói rằng Ðại thừa đồng đẳng với hư không.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như hư không chẳng phải sắc vô sắc, chẳng phải khả kiến, bất khả kiến, chẳng phải hữu đối, vô đối, chẳng phải hiệp, chẳng phải tán. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải sắc nhẫn đến chẳng phải tán.

Như hư không chẳng phải thường vô thường, chẳng phải lạc, khổ, chẳng phải ngã vô ngã. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải thường vô thường, lạc, khổ, ngã vô ngã.

Như hư không chẳng phải không bất không, chẳng phải tướng vô tướng, chẳng phải tác vô tác. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải không đến chẳng phải vô tác.

Như hư không chẳng phải tịch diệt chẳng tịch diệt, chẳng phải ly chẳng ly. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải tịch diệt đến chẳng phải ly.

Như hư không chẳng phải tối sáng. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải tối sáng.

Như hư không chẳng phải khả đắc, bất khả đắc. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải khả đắc, chẳng phải bất khả đắc.

Như hư không chẳng phải khả thuyết, bất khả thuyết. Cũng vậy, Ðại thừa chẳng phải khả thuyết, chẳng phải bất khả thuyết.

Thế nên nói rằng Ðại thừa đồng đẳng với hư không.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như lời ông nói, như hư không dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh, Ðại thừa cũng dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

Ðúng như vậy. Vì chúng sanh vô sở hữu, nên biết rằng hư không vô sở hữu. Vì hư không vô sở hữu, nên biết rằng Ðại thừa cũng vô sở hữu. Do đây nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

Tại sao vậy? Vì chúng sanh hư không và Ðại thừa đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết rằng vô số vô sở hữu. Vì vô số vô sở hữu nên biết rằng vô lượng vô sở hữu. Vì vô lượng vô sở hữu nên biết rằng vô biên vô sở hữu. Vì vô biên vô sở hữu nên biết rằng tất cả các pháp vô sở hữu. Do đây nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

Tại sao vậy? Vì chúng sanh hư không, Ðại thừa vô số vô lượng vô biên, tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả đều vô sở hữu, nên biết rằng pháp như, pháp tánh, thiệt tế vô sở hữu.

Vì pháp như, pháp tánh, thiệt tế vô sở hữu, nên biết nhẫn đến vô số vô lượng vô biên đều vô sở hữu.

Vì vô số vô lượng vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì chúng sanh ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả cùng thiệt tế vô biên và tất cả pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã đến tri giả, kiến giả đều vô sở hữu nên biết rằng bất khả tư nghì tánh vô sở hữu.

Vì bất tư nghì tánh vô sở hữu nên biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức vô sở hữu.

Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên đều vô sở hữu.

Vì vô biên vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Vì ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả, tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã vô sở hữu nhẫn đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý vô sở hữu.

Vì nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên và tất cả các pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Vì ngã đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả đều vô sở hữu nên Ðàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật đều vô sở hữu.

Vì Bát nhã ba la mật vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên vô sở hữu.

Vì vô số vô lượng vô biên vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì ngã chúng sanh đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã đến tri giả, kiến giả đều vô sở hữu nên biết nội không đến vô pháp hữu pháp không đều vô sở hữu.

Vì vô pháp hữu pháp không vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên vô sở hữu.

Vì vô biên vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì ngã chúng sanh đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã chúng sanh đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết tứ niệm xứ đến bất cộng pháp vô sở hữu.

Vì bất cộng pháp vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên vô sở hữu.

Vì vô biên vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì ngã chúng sanh đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã chúng sanh đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết tánh địa đến dĩ tác địa vô sở hữu.

Vì dĩ tác địa vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên biết vô số vô lượng vô biên vô sở hữu.

Vì vô biên vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì ngã chúng sanh đến tất cả các pháp đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết Tu Ðà Hoàn đến A La Hán vô sở hữu.

Vì A La Hán Vô sở hữu nên biết tất cả các pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy? Vì bất khả đắc vậy.

Lại nầy Tu Bồ Ðề! Vì ngã đến tri giả, kiến giả vô sở hữu nên biết Thanh Văn thừa vô sở hữu.

Vì Thanh văn thừa vô sở hữu nên biết Bích Chi Phật thừa vô sở hữu.

Vì Bích Chi Phật thừa vô sở hữu nên biết Phật thừa vô sở hữu.

Vì Phật thừa vô sở hữu nên biết người Thanh Văn vô sở hữu.

Vì người Thanh Văn vô sở hữu nên biết Tu Ðà Hoàn vô sở hữu nhẫn đến Phật vô sở hữu.

Vì Phật vô sở hữu nên biết nhứt thiết chủng trí vô sở hữu.

Vì nhứt thiết chủng trí vô sở hữu nên biết hư không vô sở hữu.

Vì hư không vô sở hữu nên biết Ðại thừa vô sở hữu.

Vì Ðại thừa vô sở hữu nên vô số đến tất cả các pháp vô sở hữu.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Tại sao vậy?

Vì bất khả đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như trong tánh Niết bàn dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh, Ðại thừa nầy cũng dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

Do nhơn duyên nầy nên nói rằng Ðại thừa đồng đẳng với hư không cũng dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như lời ông nói, Ðại thừa nầy chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chẳng thấy chỗ ở.

Ðúng như vậy. Ðại thừa nầy chẳng thấy chỗ đến, chỗ đi, chỗ ở. Tại sao vậy? Vì tất cả các pháp tướng chẳng lay động vậy nên các pháp chẳng có chỗ đến, chỗ đi, chỗ ở.

Tại sao vậy? Nầy Tu Bồ Ðề! Sắc không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở. Thọ, tường, hành, thức cũng như vậy.

Sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp không từ đây đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Sắc như, thọ như, tưởng như, hành như, thức như không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Sắc tánh đến thức tánh không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Sắc tướng đến thức tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Như ngũ uẩn, thập nhị nhập, thập bát giới, lục đại chủng cũng vậy. Nhãn, nhãn pháp, nhãn như, nhãn tánh, nhãn tướng, đến thức chủng, thức chủng pháp, thức chủng như, thức chủng tánh, thức chủng tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỏ ở.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như, như pháp, như như, như tánh, như tướng, thiệt tế, thiệt tế pháp, thiệt tế như, thiệt tế tánh, thiệt tế tướng, bất khả tư nghì, bất khả tư nghì pháp, bất khả tư nghì như, bất khả tư nghì tánh, bất khả tư nghì tướng, đều không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật, ba la mật, ba la mật pháp, ba la mật như, ba la mật tánh, ba la mật tướng, không từ đâ đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Tứ niệm xứ, tứ niệm xứ pháp, tứ niệm xứ như, tứ niệm xứ tánh, tứ niệm xứ tướng, không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở. Nhẫn đến mười tám pháp bất cộng cũng vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Bồ Tát, Bồ Tát pháp, Bồ Tát như, Bồ Tát tánh, Bồ Tát tướng, không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Phật, Phật pháp, Phật như, Phật tánh, Phật tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Vô thượng chánh đẳng chánh giác pháp, chánh giác pháp, chánh giác như, chánh giác tánh, chánh giác tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chở ở.

Nầy Tu Bồ Ðề! Hữu vi, hữu vi pháp, hữu vi như, hữu vi tánh, hữu vi tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Vô vi, vô vi pháp, vô vi như, vô vi tánh, vô vi tướng, không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Do nhơn duyên nầy nên Ðại thừa đây chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chẳng thấy chỗ ở.

Nầy Tu Bồ Ðề! Như lời ông nói, Ðại thừa đây tiền tế, hậu tế, trung tế đều bất khả đắc, Ðại thừa đây gọi là ba đời bình đẳng nên gọi là Ðại thừa.

Ðúng như vậy. Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại thừa đây tiền tế bất khả đắc, hậu tế bất khả đắc, trung tế bất khả đắc, ba đời bình đẳng nên gọi là Ðại thừa.

Tại sao vậy? Vì đời quá khứ thời đời quá khứ rỗng không, đời vị lai thời đời vị lai rỗng không, đời hiện tại thời đời hiện tại rỗng không, ba đời bình đẳng thời ba đời bình đẳng rỗng không, Ðại thừa thời Ðại thừa rỗng không, Bồ Tát thời Bồ Tát rỗng không. Tại sao vậy? Tánh không nầy chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải khác, thế nên gọi là ba đời bình đẳng, là đại Bồ Tát Ðại thừa.

Trong Ðại thừa nầy, bình đẳng cùng chẳng bình đẳng đều bất khả đắc, nhiễm cùng chẳng nhiễm, sân cùng chẳng sân, si cùng chẳng si, mạn cùng chẳng mạn đều bất khả đắc, nhẫn đến tất cả pháp thiện cùng pháp bất thiện đều bất khả đắc.

Trong Ðại thừa nầy, thường cùng vô thường, lạc cùng khổ, thiệt cùng không thiệt, ngã cùng vô ngã đều bất khả đắc.

Trong Ðại thừa nầy, Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới đều bất khả đắc. Vượt qua Dục giới, vượt qua Sắc giới, vượt qua Vô sắc giới đều bất khả đắc.

Tại sao vậy? Vì Ðại thừa nầy, tự pháp bất khả đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Quá khứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, quá khứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không. Vị lai sắc, thọ, tưởng, hành, thức, vị lai sắc, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không. Hiện tại sắc thọ, tưởng, hành, thức, hiện tại sắc, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không.

Trong tánh không, quá khứ, vị lai, hiện tại sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều bất khả đắc. Tại sao vậy? Vì trong tánh không, không đó còn là bất khả đắc huống là trong tánh không mà có được những tam thế ngũ uẩn.

Nầy Tu Bồ Ðề! Quá khứ, vị lai, hiện tại lục ba la mật đều bất khả đắc. Trong ba đời bình đẳng, lục ba la mật cũng bất khả đắc. Tại sao vậy? Vì trong bình đẳng quá khứ, vị lai, hiện tại đều bất khả đắc. Trong bình đẳng, bình đẳng cũng còn là bất khả đắc, huống là trong bình đẳng mà có được quá khứ, hiện tại, vị lai.

Như lục ba la mật, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng cũng vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Trong quá khứ, vị lai, hiện tại, người phàm phu bất khả đắc. Trong ba đời bình đẳng, người phàm phu cũng bất khả đắc.

Tại sao vậy? Vì chúng sanh đến tri giả, kiến giả đều bất khả đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Trong quá khứ, vị lai, hiện tại, Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát và Phật đều bất khả đắc. Trong ba đời bình đẳng, Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát và Phật cũng đều bất khả đắc.

Tại sao vậy? Vì chúng sanh đến tri giả, kiến giả đều bất khả đắc vậy.

Nầy Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ Tát an trụ trong Bát nhã ba la mật học tướng ba đời bình đẳng sẽ được đầy đủ nhứt thiết chủng trí. Ðây gọi là đại Bồ Tát Ðại thừa, cũng chính là tướng ba đời bình đẳng.

Ðại Bồ Tát an tụ trong đây thời hơn tất cả thế gian, hành trời, Người, A tu la thành tựu nhứt thiết trí
”.

Bấy giờ Ngài Tu Bồ Ðề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Lành thay, lành thay! Ðại Bồ Tát Ðại thừa nầy, quá khứ chư đại Bồ Tát học trong đây đã được nhứt thiết chủng trí. Vị lai chư đại Bồ Tát học trong đây sẽ được nhứt thiết chủng trí. Hiện tại chư đại Bồ Tát trong vô lượng vô số quốc độ mười phương cũng học trong đây mà được nhứt thiết chủng trí.

Bạch đức Thế Tôn! Do đây nên Ðại thừa nầy thiệt là đại Bồ Tát Ðại thừa vậy
”.

Ðức Phật nói: "Ðúng như vậy. Quá khứ, hiện tại, vị lai, hiện tại chư Phật học trong Ðại thừa nầy nên đã được, sẽ được và hiện được nhứt thiết chủng trí”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách