A DI ĐÀ SỚ SAO

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh tự trang nghiêm là nghĩa “đựng hoa cúng dường”. Tự tánh tự biến khắp là nghĩa “mười muôn ức cõi Phật”. Tự tánh tự lặng không là nghĩa “thời ăn về kịp”. Tự tánh tự trụ là nghĩa “nước mình”.
SAO:
“Tự trang nghiêm” là tâm vốn đủ trùm muôn đức; trở lại dùng muôn đức để nghiêm tâm. Ðức mà không khoe chỗ đức, nghiêm mà không trụ chỗ nghiêm, đó mới chính là chơn thật cúng dường. Kinh Tư Ích nói: “Người mà hay cúng dường cho Phật thời người ấy thông đạt lý vô sanh”. Kinh Bảo Võ nói: “Kẻ nào tư duy đúng như lý, tức là cúng dường đức Như Lai đó vậy”.
“Tự biến khắp” là do tự tâm khắp tất cả xứ, tức là đều dâng thờ mỗi vị Phật, không bỏ luống qua vậy. Cho nên kinh Duy Ma nói: “Ðồng thời cúng dường, không trước, không sau”.
“Tự lặng không” là : Tâm thể vốn vắng không, không thì không tới, không lui. Cho nên chỉ thời ăn về kịp, chỉ đối với sự vất vả lặn lội ở phương này mà thôi. Thật ra thời không vượt ra ngoài sát na (một niệm) đã trở về nước rồi. “Tự trụ” là nguồn tâm vắng lặng, thường trụ không dời đổi; đó là cái chỗ: quê xứ ruộng đất để an thân lập mạng của mỗi người. Kinh Kim Cang nói: "Huờn chí bổn xứ" tức như kinh này nói: "Huờn đáo bổn quốc”. Ðấy mới đáng gọi là vụ bổn, gọi bằng quân tử vụ bổn; người quân tử chuyên về việc gốc là bổn phận. Cúng Dĩ Tự Thích Ăn cơm rồi đi kinh hành.

SỚ:
Nương văn trên nói giờ ăn, cho nên kế đây nói việc ăn. “Ði kinh hành” là nghĩa xoay vòng không dứt. Về rồi ăn, ăn rồi đi là cái dáng thảnh thơi, tự thích vậy.
SAO:
“Ăn cơm” là gì? Kinh Ðại Bổn nói: những người được vãng sanh đến giờ ăn cơm, với các bình bằng bạc, bằng vàng, mỗi món bát báu tùy ý muốn thứ nào, tự nhiên nó hiện ra thứ nấy; trăm món ẩm thực dẫy đầy trong đó. Chua, mặn, ngọt, lạt, đều theo sở thích, không dư không thiếu, không vì sự ăn quá lượng. Ăn rồi tự tiêu, chứ không còn cặn phẩn. Hoặc người ăn bằng cách thấy sắc nghe hương, tưởng lấy làm cách ăn, tự nhiên no đủ, không đắm thèm chi, thân tâm nhẹ nhàng. Ăn xong rồi, các đồ nó tự biến hóa đi, đến giờ ăn nó lại tự hiện ra.
“Xoay vòng” là như đường canh suốt đường chỉ, thoi dệt liên kết, qua lại không thôi vậy. “Ăn rồi lại đi” là:
1.- Do điều hòa thân thể, đừng để ngưng trệ.
2.- Ðiều hòa tâm trí, chớ cho buông lung.
“Thảnh thơi” là ý nói rảo bước tự rỗi. Người đời ăn rồi, nếu không giong ruổi việc trần thời cũng mải mê giấc ngủ; còn ở nước kia, ăn rồi đi tản bộ bằng cách kinh hành, là với cái thể dạng giải thoát, cái trạng thái tiêu diêu, khá tưởng thấy vậy.

SỚ: Chỉ nói ăn cơm, không nói đến áo mặc v.v... Chỉ nói đi kinh hành, không nói đến ngồi nằm v.v... cũng là bớt văn vậy.
SAO:
“Áo mặc” là kinh Ðại Bổn, ngài Pháp Tạng nguyện rằng: “Khi ta thành Phật người trong cõi của ta, ý muốn có áo mặc thì nó tùy theo niệm liền đến, không cần cắt may, nhuộm đập giặt xả. Lại còn có vô lượng đồ y phục tốt đẹp như: mão, ngọc, vòng, xuyến, hoa tai, chuỗi anh lạc, tràng hoa dây chuyền, các ngọc báu rực rỡ, trăm nghìn sắc đẹp, tự nhiên hiện ở nơi mình”.
Lại nguyện rằng: “Còn có vô lượng như ý diệu hương, hương thoa, hương bột thơm tho bát ngát khắp cả nước Phật kia”. Nên biết không nói áo mặc vì nói cơm ăn là gồm áo mặc và tất cả đồ nuôi sống.
Không nói đến sự ngồi nằm đó, kinh giáo có chia ra bốn pháp tam muội:
1.- Thường hành Tam muội;
2.- Thường tọa Tam muội;
3.- Bán hành bán tọa Tam muội;
4.- Phi hành phi tọa Tam muội (5).
Chính trong văn đây thời chỉ có pháp thứ nhứt, song trong hai bộ (Ðại Bổn và kinh này) đều nói người vãng sanh ngồi trong hoa sen. Kinh Ban Châu Tam muội thời nói đứng, nên biết: vì nói pháp đi đã gồm pháp ngồi và luôn bốn oai nghi vậy.

CHÚ THÍCH
5). "Bốn thứ tam muội":
1. Pháp tam muội thường đi: kinh Ban Châu dạy lập một kỳ hạn 90 ngày, chuyên tâm niệm danh hiệu của Phật A Di Ðà. Cũng gọi là Phật Lập tam muội, nghĩa là trong 90 ngày đó không được ngồi nằm, chỉ đứng niệm Phật.
2. Thường Tọa tam muội: kinh Văn Thù Vấn Bát Nhã dạy rằng: chín mươi ngày làm kỳ hạn, chuyên tâm buộc về lý pháp giới, chớ không kiêm đến sự tướng, cũng gọi là Nhứt Hạnh tam muội, nghĩa là chuyên một hạnh niệm Phật bằng cách quán xét lý pháp giới.
3. Bán hành bán tọa tam muội: tu pháp này không nhứt định kỳ hạn, hoặc 21 ngày, hoặc bảy ngày, hoặc 10 ngày để niệm Phật bằng cách lạy các pháp sám Phương Ðẳng, Pháp Hoa... Ba pháp trên đồng là quán xét lý thật tướng.
4. Phi hành phi tọa tam muội: trong các kinh về phép tu này chẳng chuyên đi và ngồi, đều thân thuộc về pháp đây, tức là tùy theo tự ý tam muội. Một pháp nầy chỉ thuộc sự quán.
(129) Q3AB


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh thường định là nghĩa ăn cơm. Tự tánh thường huệ là nghĩa đi kinh hành.
SAO:
Lấy thiền duyệt làm món ăn cho nên thiền định có nghĩa ăn. Trí hay vận chuyển cho nên huệ có nghĩa đi, như trong Luận lời tụng nói: “Yêu thích mùi pháp của Phật, lấy pháp thiền tam muội làm món ăn”.
Lại Luận Phật Ðịa nói: “Trong cõi tịnh độ, chư Phật, Bồ Tát hay giảng thuyết, hay thọ dụng pháp vị Ðại thừa”.
Lại nữa, để trì thân chánh báo thọ dụng mùi vị chơn như, hay giữ gìn giới thân huệ mạng khiến không đoạn hoại và nuôi lớn muôn pháp lành nên có nghĩa gọi là ăn.
Lại Kinh A Hàm, luận Duy Thức v.v... đều nói năm món ăn ra khỏi đời:
1.- Thiền duyệt;
2.- Nguyện;
3.- Niệm;
4.- Giải thoát;
5.- Pháp hỷ.
Nghĩa là do pháp thiền định nuôi dưỡng tinh thần, nhẹ nhàng vui đẹp, đó tức là nghĩa ăn.
Sức nguyện giữ gìn chánh pháp thời pháp thân tăng trưởng, tức là nghĩa ăn.
Sức niệm nhớ rõ thời Thánh Ðạo hiện tiền, tức là nghĩa ăn.
Giải thoát là hết chướng nghiệp, hẳn hòi được lợi ích, tức là nghĩa ăn.
Món pháp hỷ là tu đắc pháp thì mừng trong tâm dẫy đầy nên no bằng rất vui mừng, tức là nghĩa ăn.
Văn đây chỉ nói pháp thiền định là nói một gồm bốn vì trong pháp thiền định, không pháp nào mà chẳng thâu nhiếp.
Kinh Duy Ma nói: "Người chưa phát ý Ðại thừa, ăn món cơm này, đến chừng phát ý Ðại thừa, mới tiêu; người đã phát ý đại thừa, đặng quả vô sanh nhẫn rồi mới tiêu. Người đặng vô sanh nhẫn, đến nhứt sanh bổ xứ mới tiêu”.
Kinh Hoa Nghiêm, văn Cụ Túc Ưu Bà Di nói: "Nếu các vị Bồ tát nhứt sanh bổ xứ ăn cơm của ta, đều ở dưới cây Bồ Ðề, thành bực chánh giác”. Ðều là lý tự tánh chơn như vô tận, mà làm món ăn vậy.
“Ði kinh hành” là: Kinh Trì Thế nói: “Chỗ đi của Ðức Như Lai là chỗ không đi. Chỗ không đi ấy là Chơn Huệ vậy”.
Cho nên biết, cầm thìa (muỗng), buông đũa, mỗi miếng không rơi; giở cẳng, động thân, mỗi bước đạp nhằm... Ðâu đặng vùi đầu ăn cơm, luống qua một đời, ngắm nước xem non, uổng công muôn dặm.

TỔNG KẾT
Nầy Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như vậy.

SỚ:
Kết văn trên: Nhạc trời, hoa trời v.v… món món trang nghiêm đều do hạnh nguyện công đức của Phật kia, mới đặng thành tựu nhƣ thế.
SAO:
Nguyện là như kinh Ðại Bổn, ngài Pháp Tạng nguyện rằng: “Khi ta thành Phật, từ đất sắp lên, đều có vô lượng món tạp bảo, trăm nghìn món hương để hiệp cộng lại làm nên cảnh trang nghiêm ấy”.
Lại nguyện rằng: “Khi ta thành Phật, 10 phương vô ương số thế giới, chư thiên, nhơn dân, nghe danh hiệu Ta, thắp đèn rải hoa cúng dường”.
Lại nguyện rằng: “Khi Ta thành Phật, các vị Bồ tát trong cõi ta dùng hương hoa v.v... các món đồ cúng, muốn đến thế giới phương khác để cúng dường các đức Phật, chừng trong bữa ăn liền đặng khắp đến”.
Lại nguyện rằng: “Khi ta thành Phật, người trong cõi của ta, chừng khi muốn ăn ngay trong bát báu, tự nhiên có trăm món đồ ẩm thực nó hiện ra ở trước. Ăn rồi liền hóa đi”. Ðến nay Ngài thành Phật, mỗi mỗi lời nguyện của ngài thảy đều thành tựu. Hạnh là như kinh Ðại Bổn nói: “Ngài Pháp Tạng Tỳ Kheo đã phát nguyện rồi, trời mưa hoa mầu mà rải trên đó”.
Lại nguyện rằng: “Hoặc làm thầy tỳ kheo; hoặc làm vị vua trời; hoặc làm vị vua người, là Luân vương. Hoặc quan đại thần, thường đi đến chỗ Phật, dâng thờ cúng dường”.
Lại nguyện rằng: “Trong tay thường hóa ra đồ y phục, đồ ẩm thực tràng phan, bảo cái, tất cả tiếng âm nhạc”.
Ðến nay ngài thành Phật. Như văn trên: Nhạc trời, hoa trời v.v... các phước báo cũng đều thành tựu.
(130) Q3AB


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

QUYỂN 3 B

HÓA CẦM, PHONG THỌ (phân ra làm ba phần)
1.- Hóa cầm diễn pháp (hóa chim nói pháp)
2.- Phong thọ diễn pháp (gió cây nói kinh)
3.- Tổng kết nhị nghiêm (tóm kết hai món đẹp)

HÓA CẦM DIỄN PHÁP (phân ra làm hai phần)
1.- Chánh thị pháp âm (chỉ ngay tiếng pháp)
2.- Thích vô ác đạo (rõ không đường dữ)

CHÁNH THỊ PHÁP ÂM (phân ra làm hai phần)
1.- Tuyên âm (rao tiếng pháp)
2.- Hoạch ích (nghe đặng lợi ích)

TUYÊN ÂM
Lại nữa, này Xá Lợi Phất! Nước kia thường có các thứ chim kỳ diệu, tạp sắc như: chim Bạch Hạc, chim Khổng Tước, chim Anh Võ, chim Xá Lợi, chim Ca Lăng Tần Già và chim Cộng Mạng. Các loài chim ấy ngày đêm sáu thời, kêu ra những tiếng hòa nhã. Tiếng kia nói rõ các pháp: Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Ðề Phần, Bát Thánh Ðạo Phần, như vậy.

SỚ:
Văn trước nói các trời dâng cúng hoa màu, văn đây nói: Các thứ chim, cây báu diễn nói thành tiếng các pháp của Phật.
Lại văn trước nói: Sự cúng dường rất thù thắng, văn đây nói: Sự nghe pháp rất thù thắng.
Mỗi mỗi các món là nói không phải chỉ một món.
“Kỳ diệu” là cái tốt đẹp lạ thường.
“Tạp sắc” là nhiều màu sắc, xen lộn rất khéo.
Chim Bạch Hạc v.v... là trong nhiều thứ mà chỉ nói một, hai thứ thôi. Bạch Hạc, Khổng Tước và Anh Võ là thứ chim ta thường thấy được biết. Chim Xá Lợi xem giải văn trước. Chim Ca Lăng Tần Già đây dịch là Diệu Âm. Cộng Mạng có chỗ nói “mạng mạng”. Như vậy là các thứ thảy đều kỳ diệu, chẳng phải chim ở cõi phàm sánh kịp.
SAO:
“Kỳ diệu” là hình nó khác với loài chim kia, gọi là Kỳ. Tiếng hay gọi là Diệu.
Chim Bạch Hạc ấy: Cõi này cũng bốn thứ hạc đen, vàng, xanh, trắng, mà hạc trắng thì tốt hơn. Song hạc tuy trắng, nhưng chưa toàn trắng, chẳng phải là chơn Bạch Hạc vậy. Khổng tước, anh võ đều là thứ chim được người ở cõi này cho là quí nên đây riêng nói. Tần Già: đây dịch là Diệu Âm, vì khi nó còn ở trong trứng đã có tiếng kêu tốt hơn các chim khác! Kinh Chánh Pháp Niệm xứ nói: “Tiếng tốt của chim này, dù tiếng của người, của trời, của thần Khẩn Na La v.v... cũng đều không thể bì kịp, chỉ trừ tiếng của Ðức Như Lai”, cho nên nói: Diệu Âm.
Chim Cộng Mạng, cũng nói Mạng Mạng, cũng nói Sanh Sanh; nguyên tên là Kỳ Bà Kỳ Bà Ca, một mình hai đầu, thân quả báo đồng nhưng thần thức khác. Như về đời quá khứ, đức Thích Ca và ông Ðiều Ðạt từng đọa trong loài chim này (6). Lại ở non Tuyết sơn có con chim hai đầu. Một thuyết nói: Chim Ca Lầu Trà. Một thuyết nữa nói: Chim Ưu Ba Ca Lầu Trà, thật vậy. Hình nó cũng mường tượng như nghĩa con rắn hai đầu, con chim chín đầu, con cá nghìn đầu. Nay thợ chạm hoặc vẽ làm thân người có hai đầu, e sai đó vậy. Mấy loài chim nói trên, bốn loại chung có ở nước Chấn Ðán (Tàu), hai loại riêng có cõi Tây Càn (Ấn Ðộ). Ở cõi đây (Ta Bà) đã khen quý lạ nên ở nước (Cực Lạc) hình thể, màu, tiếng càng thêm kỳ diệu. Nay chỉ lấy tên đồng mà thật thời khác, lệ như lan can, lưới giăng, hàng cây v.v... đều dùng các ngọc báu làm thành, chẳng phải người đời ở đây có được!
“Nói một hai loài” là vì nhiều không thể nói hết, như trong Quán Kinh nói chim Phù, chim Nhạn và chim Oan Ương v.v... Nay dùng ít loại để gồm số nhiều, cũng là bớt văn vậy.

SỚ:
Song các loài chim cõi này, chỉ có một vài thứ như chim Anh Võ biết nói tiếng người, nhưng cũng chỉ gọi là học nói mà thôi! Nước kia thời ngày đêm kêu ra tiếng đã hòa lại nhã vì hay diễn nói các pháp: Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Ðạo, tất cả đạo phẩm; chẳng phải lãng mạn, vô ý nghĩa!
SAO:
“Chỉ khen học nói”: Nói, chỉ biết nói theo người mà không thể hiểu nghĩa. Sách Lễ Ký nói chim Anh Võ hay nói, nhưng không ngoài loài chim bay; con Tinh Tinh hay nói cũng chưa lìa loài cầm thú. Thế thời việc nhơn đạo chúng nó nói còn chưa thông, huống chi luận đến việc Phật pháp. Chim Anh Võ còn như thế, chim khác thì khá biết vậy.
“Hòa Nhã” là: Hòa đối với xẵng như chim Oanh, chim Ly v.v... là loài chim kêu tiếng tục (quê kệch). Dịu dàng êm ái, không có thô xẵng, hay khiến người nghe, tâm nóng nảy cũng tự hết; thế gọi là “tiếng hòa”. Chánh đại cẩn nghiêm, không có tà mị, hay khiến người nghe, tâm ham muốn tự bình; thế gọi là “tiếng nhã”. Tiếng đờn Sắt của ông Tử Do còn thiếu nơi đạo hòa; tiếng nói của người nước Trịnh rất trái với thói nhã (7). Chim kia gồm hai tiếng đều tốt (hòa nhã); thế là tiếng huỳnh chung, tiếng đại lữ (8) đều chẳng bì kịp tiếng chim!
Chữ Diễn là mở cho rộng ra, vì nghĩa vô tận.
Chữ Xướng là giải cho thông vì ý không ngăn trệ. Như thế, diễn giải các pháp: Căn, Lực, Giác, Ðạo, cả 37 đạo phẩm vậy (9). Ðạo phẩm là: Do phẩm loại đây để vào đạo cớ vậy.

SỚ:
Song 37 phẩm đây thuộc về pháp Tiểu thừa, nhưng thật ra cũng chung cả Ðại thừa nữa vì tùy theo tâm hạnh của người Ðại như trong các kinh, luận nói.
SAO:
“Chung cả Ðại thừa” là: Luận Du Già quyển 44 nói: “Pháp Ðại thừa Bồ Ðề phần có nhiều món như 37 phẩm đây, nhưng trong đó có nghĩa riêng biệt và thông đồng đối với bực Ðại và Tiểu” (Ðại thừa thì thấy đại thừa...).
Luận Trí Ðộ nói: “37 phẩm không thừa nào mà nó chẳng nhiếp gồm cả”, tức nhiên vô lượng đạo phẩm cũng ở trong đó.
Kinh Tịnh Danh nói: “Các đạo phẩm là đạo tràng”.
Lại nói: “Ðạo phẩm thâu nhiếp trong cái nhơn của pháp thân”.
Luận Ðại Thừa nói: “Ðạo phẩm là cây đuốc báu Ðà La Ni của ông Bồ Tát”.
Kinh Niết Bàn nói: “Nếu người hay nghiên cứu pháp Bát Chánh Ðạo tức thấy được Phật tánh, gọi là đã được vị đề hồ”.
Ðây đều là ước theo pháp Ðại thừa để nói.
“Tùy theo tâm hạnh kia” là như kinh Niết Bàn nói: “Trí có hai món:
1)Trung trí;
2) Thượng trí”.
Như quán các Ấm (thân ngũ ấm) là khổ; thế gọi là bực trung trí.
Phân biệt các ấm có vô lượng tướng, chẳng phải hàng Thinh Văn, bực Duyên Giác biết được; thế gọi là bực thượng trí.
Thời biết đạo phẩm là một, nhưng cái trí nghiên cứu của mỗi người Ðại, Tiểu vốn không nhứt định.
(132) Q3AB


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SỚ:
Pháp ngũ căn là:
1) Tín;
2) Tấn;
3) Niệm;
4) Ðịnh;
5) Huệ.
Hay sanh thánh đạo nên gọi là căn (gốc).
Lại như Luận Cu Xá có đủ ba nghĩa.
SAO:
Chữ “căn” có hai nghĩa:
1) Nghĩa năng trì: Giữ cái chỗ đã đặng mà phần mình không cho mất vậy.
2) Nghĩa sanh hậu: Sanh những cái chưa đặng mà mình gắng tấn cầu lên vậy.
Nói chữ “tín căn” là: Ðối trong đế lý, cương quyết bỏ hẳn việc ngũ dục lạc; ấy gọi là tín căn. Một căn đây là tổng (gốc) còn 4 cái kia nương theo trên (tín căn).
Tấn căn là đã tin lý đây, cần cầu không thôi; ấy gọi là Tấn.
Niệm căn là đã cầu lý đây, tưởng đây ở đây, nhớ rõ không quên, ấy gọi là Niệm.
Ðịnh căn là đã tưởng lý đây, buộc duyên một cảnh, tương ưng không tán loại, ấy gọi là Ðịnh.
Huệ căn là đã định tâm nơi đạo, lại pháp chánh quán rõ ràng, quyết chọn phải quấy; ấy gọi là Huệ.
“Hay sanh thánh đạo” là do năm pháp đây điều trị tâm kia, ví như không khí âm dương hòa hợp, tất cả hột giống, đều đặng nở mọc, cớ vậy.
“Cu Xá ba nghĩa” là trong Luận Cu Xá nói:
1) Tối thắng;
2) Tự Tại và
3) Quang hiển là căn.
Tối thắng là vì căn thể thù thắng.
Tự tại là vì căn dụng thù thắng.
Quang hiển là vì thể và dụng đều bày.

Ðây chia ra 22 căn (10) vì có tín v.v... cả năm căn.

SỚ:
Pháp ngũ lực tức ngũ căn trước tăng trưởng thêm lên, đủ có sức mạnh nên gọi là lực.
SAO:
Chữ Lực có hai nghĩa:
1) Không bị cái khác đè ép và
2) Có thể đè ép được cái khác.
Như Luận Du Già nói: “Vì pháp ngũ lực (năm sức mạnh) đây hay đến đời sau và đời sau đối với chỗ chứng pháp xuất thế gian, sanh tâm rõ biết thâm ý một cách thù thắng. Với tất cả những cái khác dù khó mà có thể đè ép nó được và lại có oai thế rất lớn và mạnh, có thể xô dẹp được tất cả bọn ma quân (phiền não), cớ vậy”.
Tín Lực là: Tin sâu Ðế Lý (lý chắc thật) càng thêm tăng trưởng, hay ngăn những việc nghi hoặc, không cho lay động; hay chống lũ tà ngoại, không cho mê loạn và hay phá tâm phiền não không cho nó xâm hại, cớ vậy. Một tín lực là tổng, các cái sau nương theo, lệ như Tín căn nói trên.
Tấn lực là: Vì tấn căn tăng trưởng hay phá được các món giải đãi thân tâm, thành xong các món sự nghiệp ra khỏi đời.
Niệm lực là: Vì niệm căn tăng trưởng, hay phá được tâm tà niệm, thành tựu được tất cả tâm chánh niệm ra khỏi đời.
Ðịnh lực là: Vì định căn tăng trưởng, hay phá được tất cả cái tưởng tạp loạn, phát khởi các pháp thiền định sự và lý.
Huệ lực là: Vì huệ căn tăng trưởng, hay phá được tất cả tà kiến của kẻ tà, ngoại, hay đoạn được tất cả những cái chấp của bực thiên tiểu (Tiểu thừa).

(133) Q3AB


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SỚ:
Thất Bồ Ðề phần tức là Thất Giác Chi, cũng do năm căn, năm lực trước mới đặng bảy cái huệ dụng đây:
1) Niệm; 2) Trạch pháp; 3) Tinh tấn; 4) Hỷ; 5) Kỳ; 6) Ðịnh; 7) Xả.
Có chỗ nói: 1) Trạch pháp; 2) Tinh Tấn; 3) Hỷ; 4) Trừ; 5) Xả; 6) Ðịnh; 7) Niệm.
Nay giải theo thuyết sau.
SAO:
“Giác Chi” là: Giác tức Bồ Ðề, Chi tức là phần; nghĩa là mỗi phần mỗi phần, tùy chỗ hợp mà dùng vậy.
“Do căn lực trước” là: Luận Du Già nói: „Ðã chứng vào ngôi chánh vị của các pháp rồi thời phải dùng giác huệ như thật ấy làm chi phần”. Cho nên biết năm căn, năm lực đã chắc chắn rồi, vậy sau cần có cái giác huệ theo chỗ hợp mà dùng.
“Giải theo thuyết sau” là: Do vì thuyết sau của ngài Thiên Thai giải, ý rất rõ hơn. Lại kinh Hoa Nghiêm lời Sớ cũng lấy phần trạch pháp làm phần tự thể, còn mấy phần kia làm từ phần:
1) Trạch pháp là: Vì khi nghiên cứu các pháp phải khéo hay rõ biết, để lựa riêng cái nào chơn thì dùng, cái nào ngụy thì bỏ.
2) Tinh tấn là: Vì khi tu đạo pháp, khéo hay biết rõ không tu lầm những cái khổ hạnh vô ích.
3) Hỷ là: Vì khi Tâm đặng pháp hỷ, khéo hay biết rõ, không theo những pháp điên đảo, mà sanh tâm hoan hỷ.
4) Trừ là: Vì khi trừ các việc tà kiến, tâm phiền não, khéo hay biết rõ, đoạn hết các việc luống dối, không hại căn lành chơn chánh.
5) Xả là: Vì khi xả được sở kiến niệm trước, khéo hay biết rõ: Thủ, Xả, Hư, Ngụy, hằng không với tưởng.
6) Ðịnh là: Vì khi phát ra cái pháp thiền định, khéo hay biết rõ những pháp thiền hư giả (giả dối) không sanh tâm kiến ái.
7) Niệm là: Vì khi tu đạo ra khỏi đời, khéo hay biết rõ, thường khiến định huệ quân bình, nếu tâm chìm đắm phải nhớ dùng "Trạch pháp", "Tinh tấn" và "Hỷ" ba chi, xét mà đánh thức nó. Nếu tâm phù động lắm phải nhớ dùng: "Trừ", "Xả" và "Ðịnh" ba chi thâu nhiếp mà dẹp nó. Mỗi niệm mỗi niệm điều hòa khiến cho vừa phải.

SỚ:
Bát Thánh Ðạo ấy cũng có tên là Bát Chánh Ðạo. Do trước nhờ có trạch pháp v.v... cho nên đến đây được vào chánh đạo: 1) Chánh kiến; 2) Chánh tư duy; 3) Chánh ngữ; 4) Chánh nghiệp; 5) Chánh mạng; 6) Chánh Tinh Tấn; 7) Chánh niệm; 8) Chánh định.
SAO:
1.- Chánh Kiến là: Trong bộ Tạp Tập nói: “Nếu khi tu giác chi mà ngộ chơn thật rồi thời phải dùng chánh huệ để thành lập vững vàng, xét thấy được đế lý rành rẽ, không còn lầm lộn”.
2.- Chánh Tư Duy là: Khi thấy rõ đế lý này, nó tương ưng với tâm vô lậu, với sự suy nghĩ so lường, khiến nó tăng trưởng để vào cõi Niết Bàn.
3.- Chánh Ngữ là: Chẳng những tâm không tà tư loạn tưởng, lại còn dùng trí vô lậu để nhiếp 4 khẩu nghiệp, trụ vào 4 lời thiện ngữ.
4.- Chánh Nghiệp là: Do nơi trí vô lậu, trừ được 3 nghiệp của thân, tất cả tà nghiệp để trụ vào thân nghiệp thanh tịnh.
5.- Chánh Mạng là: Do nơi trí vô lậu để trừ 5 món tà mạng (11) trong 3 nghiệp (thân, khẩu và ý).
6.- Chánh Tinh Tấn là: Do nơi trí vô lậu nên riêng tu tinh tấn để tới đạo quả Niết bàn.
7.- Chánh Niệm là: Dùng trí vô lậu, đối trong pháp chánh đạo và pháp trợ đạo, phải nhớ niệm để tâm không động thất (xao lãng).
8.- Chánh Ðịnh là: Do cái trí vô lậu để tương ưng nhau, đặng chánh trụ nơi đế lý quyết định không dời đổi.
Tóm lại đều nói chữ Chánh là: Do không nương theo lối chênh lệch, tà vạy nên gọi là Chánh và hay đi đến đạo của Niết bàn nên gọi là Ðạo. Bằng theo kinh Hoa Nghiêm, phẩm "Ly thế gian" thời pháp Bát Chánh đều là cái đạo của ông Bồ Tát. Chánh kiến là xa lìa tất cả các cái thói tà kiến. Chánh tư duy là xả bỏ cái tâm vọng tưởng phân biệt để thuận theo "Nhứt thế trí”. Nhẫn đến chánh định là khéo vào pháp môn bất tư nghì giải thoát của ông Bồ Tát. Với từ ở trong một pháp tam muội mà tự tại ra vào luôn cả các pháp tam muội khác.
Giải rằng: Chứng cứ văn đây, đâu chẳng sâu mầu. Do đó suy ra: Pháp Thất Giác Chi, pháp Ngũ Căn; Ngũ Lực, luôn 37 phẩm đều tùy theo chỗ tu nhơn của chúng sanh nên căn nhận thấy chẳng đồng, thành thử chỗ chứng Ðại, chứng Tiểu, mỗi mỗi đều có chỗ sở đắc cả, riêng biết (như trên đã nói).

SỚ:
Câu "Như thị đẳng pháp”. Chữ Ðẳng là nói chung các pháp: Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc thành ra 37 phẩm và còn tất cả các pháp khác nữa.
SAO:
37 phẩm mà trên chỉ nói 25 phẩm, cho nên thêm chữ "Ðẳng" để bao quát đó.
Tứ Niệm Xứ là: 1.- Quán xét thân bất tịnh, 2.- Quán xét thọ dụng là khổ. 3.- Quán xét tâm vô thường. 4.- Quán xét pháp vô ngã.
Mà nói niệm xứ là: Lấy điều bất định là chỗ để cho mỗi người quán xét thân, cần phải niệm (nhớ) vậy. Cho đến pháp khổ, pháp vô thường v.v... cũng lại như vậy.
Tứ chánh cần đã giải thấy ở văn trước; do vì sanh thiện diệt ác không giải đãi nên kêu là cần. Vì cần (siêng) với chỗ đáng cần, hiệp nhằm chơn lý nên nói Chánh Cần.
Tứ Như Ý đó cũng có tên là tứ thần túc, như: Dục như ý túc; Tâm như ý túc; Cần như ý túc; Huệ như ý túc.
Bởi do tứ niệm xứ, tứ chánh cần đến đây, sự tinh tấn tăng nhiều, định tâm hơi kém nên bảo phải tu 4 món định lực này để nhiếp tâm lại thời trí và định quân bình, hay đoạn được cái kiết sử, chỗ sở nguyện đều toại, nên gọi là như ý túc vậy. Hiệp với 7 loại phẩm trên thì là 37 phẩm.
Trong luận Bà Sa, luận Trí Ðộ đều có dụ rõ: Tứ Niệm Xứ dụ hột giống, Tứ Chánh Cần như gieo trồng, Tứ Thần Túc như nứt mộng. Ngũ căn như mọc rễ. Ngũ lực như lên mầm, đâm lá. Thất giác chi như trổ bông. Bát Chánh đạo như kết trái. Cho nên gọi tên là cây Ðạo Thọ. Còn tất cả các pháp như pháp Tứ Vô Lượng Tâm và Lục Ðộ vô lượng pháp môn v.v....
CHÚ THÍCH
11). "Năm món tà mạng": 1. Mong vì lợi dưỡng mà giả dối hiện ra các tướng lạ lùng như là: ngủ ngồi, ăn ớt, tịch cốc, đi đầu trần, cữ cơm ăn mì, ăn bông chuối, dị đoan, mê tín, dối gạt kẻ tín tâm, tham cầu lợi dưỡng không nghe lời cha mẹ, phản nghịch với thầy tổ bổn tông v.v... 2. Cốt vì lợi dưỡng mà tự khoe công phu đức hạnh của mình ra để người kính trọng, như là: Thánh thần mách bảo như thế nọ, Diêm chúa mời hỏi như thế kia v.v... 3. Chuyên nghề bói quẻ, coi tướng, coi số, dùng làm cơ quan thuyết pháp bằng cách cát hung, họa phước xui hên để thủ lợi. 4. Lợi dụng mưu thần chước quỉ, bùa ngải thư ếm, dọa nạt hăm he, cho người khiếp sợ lo lót. 5. Khoe nói kẻ kia dâng hộ vật kia, người nọ cúng dường món nọ, ông A có đạo tâm lắm vì đã cúng tiền mặc áo Phật, bà B có lòng thành lắm vì hằng bữa hộ đồ ăn cho chúng tăng. Quan lớn kia cả nhà được phước đức nhiều lắm vì thường ngày về chùa lạy xá lợi của Phật luôn v.v... Nói những lời ấy để cảm động lòng người, để đặng lợi dưỡng. Bởi sanh nhai bằng cách không chánh đáng, nên bảo là tà mạng, trái lại là chánh mạng.
(135) Q3AB


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SỚ:
Hỏi: Tại sao không kể bày trước là Tứ Niệm Xứ v.v... mà lại bắt đầu nói pháp Ngũ Căn?
Ðáp: Do vì trọng chữ Tín vậy. Bởi có đức tin là chủ. Lại vì từ ba khoa trước đến đây mới có căn và lực (ngũ căn, ngũ lực).
SAO:
Cứ theo thứ lớp của 7 phẩm loại là nghe pháp: Trước phải niệm trì và nhớ giữ, kế thì cần tu. Vì Cần nên mới thâu nhiếp tâm được điều hòa, vì nhu hòa nên mới thành căn bản chắc. Căn đã tăng trưởng thành thế lực, nhẫn đến thất giác là để phân biệt. Bát Chánh là làm nên hạnh chơn chánh! Nay “trọng chữ Tín” đó là do Kinh này dùng đức Tín làm chủ, mà căn, lực, cả hai cũng đều lấy Tín làm đầu. Vì Tín có thể kềm giữ 4 cái kia (Tấn, Niệm, Ðịnh, Huệ) và vì Tín là gốc của Ðạo, là mẹ sanh ra các công đức vậy. Như trong năm ngôi (12), chữ Tín cũng ở dầu. Trong ngôi Thập Tín, chữ Tín cũng đứng đầu và 11 pháp lành, chữ Tín cũng ở trước nhứt cớ vậy.
“Ba khoa” trên ấy là từ khoa Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc tu hành đến đây mới đặng có căn, lực khiên cố, làm cho các pháp đã đặng từ trước kia nó không có thối thất và lại những pháp sẽ đặng sau này, rốt ráo đều được thắng lợi cũng do một chữ Tín; cho nên đầu tiên phải nói căn, lực trước đã!

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh biến hóa là nghĩa các loại chim; tự tánh sanh ra tất cả các pháp môn là nghĩa Căn, Lực, Giác, Ðạo.
SAO:
Văn sau nói: “Ðức Phật kia biến hóa làm ra”, văn đây nói: “Sắc tốt đẹp tiếng hòa nhã”. Toàn thể tự tâm mình hiển hiện thì đâu đặng nhường cho cõi Thánh mà mình không có hay sao? Lại tâm địa dụ như quả đất bao hàm các giống thì các pháp Ngũ Căn v.v... toàn thể là của tự tâm vun trồng (căn lành đầy đủ) cần gì rong ruổi bên ngoài tìm kiếm. Cho nên bực Tiên Ðức nói: “Tín tâm kiên cố, lặng như hư không tức là pháp Ngũ Căn, Ngũ Lực. Tâm giác không khởi vọng, tức là Thất Giác Chi. Quyết rõ nơi tâm tánh rồi, tà, chánh chẳng ăn thua, tức là pháp Bát Chánh Ðạo”.
Cho nên nói: Biển Giác sanh ra muôn vật, không vật nào mà chẳng phải biển. Nguồn tâm sanh ra muôn pháp, không pháp nào mà chẳng phải tâm.

Hoạch Ích Chúng sanh cõi kia nghe tiếng ấy rồi, thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

SỚ:
Nghe tiếng vô ích thời đồng với tiếng thế tục, vì cũng chỉ để mua vui mà chơi. Nay niệm ngôi Tam Bảo chính là nói việc hữu ích vậy. Tam Bảo là lược có 3 tướng:
1.- Trụ trì tướng;
2.- Biệt tướng;
3.- Ðồng tướng.
Vì đáng tôn quí nên gọi là Bảo.

SAO:

TRỤ TRÌ TƯỚNG là chạm, đúc, đắp, vẽ gọi là Phật Bảo.
Cuốn vàng, gáy đỏ gọi là Pháp Bảo.
Tỳ kheo năm chúng, hòa hiệp không tranh, gọi là Tăng Bảo.
Tức là ngôi Tam bảo thường ở trong thế gian vậy. Biệt tướng là lược có 3 nghĩa:
1) Tam bảo tự biệt;
2) Tam bảo đại, tiểu thừa biệt;
3) Tam bảo danh tướng các biệt.
Tổng quát đại ý kia thời cái thân thông thường mà cao lớn hơn hết, nhưng thị hiện chẳng đồng, gọi là Phật Bảo. Với các Giáo, Hạnh, Lý, Quả, ngài lập ra pháp môn chẳng đồng, gọi là Pháp bảo, Bực Tam Hiền, Thập Thánh, Tứ Quả, Tứ Hướng, Duyên Giác, Ðộc Giác, ngôi bực chẳng đồng, gọi là Tăng bảo, tức là ngôi Tam bảo xuất thế gian vậy.
“Ðồng tướng” là bằng ước về năm giáo mà nói thời:
1) Môn lập sự tựu nghĩa (lập sự để đi lần tới lý).
2) Môn hội sự về lý.
3) Môn sự lý dung hiển (đều bày).
4) Môn tuyệt tướng lý thật (sự lý) tánh tướng đều bặt.
5) Môn dung thông vô ngại (có đủ cả Viên giáo) tuy trước thấp sau cao, nhưng đồng về một gốc.
Tổng quát đại ý kia thời cái tánh thể linh giác, chiếu tỏ các pháp, gọi là Phật bảo. Hằng sa đức tánh đều khó giữ gìn, gọi là Pháp bảo. Tánh tướng không hai, thầm hiệp không trái, gọi là Tăng bảo. Tức là ngôi Tam Bảo xuất thế gian tối thượng vậy.
“Tôn quý” là Phật là Lưỡng Túc Tôn; Pháp là Ly Dục Tôn, Tăng là Chúng Trung Tôn. Y theo đó tu hành thời ra khỏi ngoài ba cõi. Thế gian yêu trọng, không bậc nào có thể so sánh nên gọi là Bảo.
Sách Thông Thơ cũng nói: “Rất tôn trọng là Ðạo, rất yêu quí là Ðức”, huống ngôi Tam Bảo là Ðạo và Ðức rất tột, há chẳng xưng Bảo hay sao?
(137) Q3AB


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SỚ:
Nghe chim nói pháp đều niệm Tam Bảo tự có 4 nghĩa:
1) Vì trong tiếng chim kêu, khâm khen ngôi Tam Bảo.
2) Vì tiếng chim thuyết pháp có phương tiện hay cảm vào thâm tâm của ngƣời.
3) Vì tiếng pháp ngày đêm không hở dứt, quen nhuần lỗ tai.
4) Vì chim còn biết nói pháp để khuyến khích nên người phải gắng tâm hăng hái thêm hơn.
SAO:
“Khen ngợi Tam Bảo” là: Mặc dù mỗi mỗi các pháp Căn, Lực, Giác, Ðạo trên mỗi phẩm chẳng đồng, nhưng nói tóm lại đều nhiếp thâu trong ngôi Tam Bảo cả. Khi mà chim diễn nói pháp này (37 phẩm): Hoặc nói loài hàm linh sẵn đủ tánh giác, tức là Phật tánh; chúng sanh nghe rồi, tỏ đặng bổn tâm mình mới biết mình sẵn có đủ Phật tánh (Phật bảo). Hoặc nói tánh ấy đủ các thứ tướng: chúng sanh nghe rồi rõ nghĩa thâm diệu mới biết mình có sẵn pháp, (Pháp bảo). Hoặc nói tánh tướng hòa hợp không hai, chúng sanh nghe rồi sự lý không ngại mới biết mình sẵn có Tăng (Tăng bảo). Cho nên thường niệm ngôi Tam Bảo là thế.
“Khéo tỏ vào tâm người” là: Tuy nói pháp nhiệm mầu, nhưng lập lời không khéo thời người nghe bắt dội ngược. Nay chỉ nói tiếng hòa nhã, êm ái, dịu dàng, nghĩa lý đẹp tâm, người nghe sanh mừng nên nhớ niệm ngôi Tam Bảo.
“Quen nhuần lỗ tai” là: Tuy khéo nói pháp mầu, nhưng một bữa sốt sắng, mười bữa nguội lạnh (13) thời tâm cũng ắt giải phế. Nay chỉ nói sáu thời tương tục thường nghe quen nhớ, thấm tủy, nhuần da, huấn luyện thành tánh nên nhớ niệm ngôi Tam Bảo. “Khuyến khích tâm người hăng hái” là: chim còn có thể nói pháp, người sao chẳng bằng, thoạt sanh tâm tàm quý, tự nhiên phát tâm tinh tấn, nhớ niệm ngôi Tam Bảo.

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh chơn tâm một thể là nghĩa Phật, Pháp và Tăng.
SAO:
Như văn trên, chỗ bày ngôi Tam Bảo đồng tướng; thời biết chỉ có một chơn tâm, lại không thể nào riêng khác: Tâm thể vốn tự giác chiếu, tức là Phật Bảo. Tâm thể vốn tự tánh ly (vọng) tức là Pháp Bảo. Tâm thể vốn tự không hai, tức là Tăng Bảo, cho nên nói: “Mình qui y ông Phật mình, mình qui y Pháp mình, mình qui y Tăng mình”, chỉ khiến qui y về mình, không nói qui y về người khác, nghĩa là mỗi niệm trở về tâm mình. Thế gọi là thật nhớ niệm ngôi Tam Bảo.

CHÚ THÍCH
13). "Nhứt bộc thập hàn": Một ngày dang nắng, 10 ngày dang lạnh, là ví dụ sự học hỏi, tu dưỡng của người, làm và nghỉ không thường. Thầy Mạnh nói: “Mặc dầu có vật dễ sống nhứt trong thiên hạ mà một ngày đem phơi nắng, mười ngày để dang lạnh cũng chưa có thể sống nổi. Việc tu học cũng thế! Nếu một bữa học, 5, 10 bữa không thì sự kết quả thành công cũng khó mà thành được”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Quyển 3 C
THÍCH VÔ ÁC ĐẠO

Này Xá Lợi Phất! Ông chớ nói loài chim ấy chính do tội báo sanh ra. Sở dĩ vì sao? Cõi nước Phật kia, không có ba đường ác! Này Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật kia danh ác đạo còn không, huống chi có thật; các loài chim ấy đều do đức Phật A Di Ðà muốn cho pháp âm được lưu bố nên ngài biến hóa ra.

SỚ:
Ðây là phòng có người nghi: Cõi Tịnh Ðộ nhơn sao mà có súc sanh, thành ra không hiệp với lời ước nguyện của ngài Pháp Tạng? Cho nên nói rằng: Nước kia thật không có ác đạo; do Phật A Di Ðà, ngài muốn cho pháp âm được lọt vào tai mỗi người nên dùng sức thần thông mà biến hóa ra, chớ chẳng phải thật có súc sanh. Và lại chẳng đồng với chim ở cõi trời vì hay thuyết pháp.
SAO:
“Nhơn sao” là: Do cái nguyên nhơn tối tăm ngu si nên kết cái quả sanh trong loài súc sanh; bởi cái nhân xan tham tật đố nên kết cái quả sanh trong đường ngạ quỉ; còn cái nhơn bằng tội thập ác, tội ngũ nghịch thì kết cái quả sanh trong địa ngục, chung gọi là tam ác đạo (hạ ác: súc sanh; trung ác: ngạ quỉ; thượng ác: địa ngục).
Vì trong sáu đạo: Ðạo Trời (loài trời) là thượng thiện; đạo người (loài người) trung thiện; đạo Thần Tu La là hạ thiện; cho nên chỉ ba đạo này (địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh) gọi là rất ác.
Luận rằng: Tạo cái nhơn nơi tâm tịnh thì kết cái quả sanh trong cõi tịnh; lẽ não cõi Tịnh Ðộ mà có ác đạo? Như cõi kia có ác đạo thật thì thành ra chỗ tạp uế, không khác chi cõi Ta Bà, đâu đặng gọi là Cực Lạc, cho nên có tâm nghi vậy.
“Bản nguyện” là: Kinh Ðại Bổn, ngài Pháp Tạng nguyện rằng: “Khi ta thành Phật, trong cõi ta không có ngạ quỉ, súc sanh, nhẫn đến loài quyên phi xuẩn động”.
Lại nguyện rằng: “Người trong cõi ta đều không nghe đến cái danh bất thiện, huống chi là có thật; chẳng đặng nguyện ấy, quyết không làm Phật”.
Lẽ nào nay quả Phật Ngài đã thành, lại trái với nguyện trước? Cho nên nói rõ rằng nước kia vốn không ác đạo, chẳng những mắt không thấy, mà tai cũng không nghe đến. Bởi vì chỗ nghe vào tai là chỉ nghe vạn đức hồng danh của chư Phật, Như Lai. Và những hiệu tốt: Bồ Tát, Thanh Văn, và chư thiên, thiện nhơn, quyết không có danh tự của 3 ác đạo lọt vào lỗ tai, thật vậy.
“Biến hóa” ra là: Tự lập lời nạn rằng: Ðã không súc sanh, nay chim bạch hạc, khổng tước v.v... từ chỗ nào bay đến ở nước kia? Thành thử chỉ ra căn do ấy: là Ðức Phật A Di Ðà biến hóa ra, chớ chẳng phải thật có. Như trong Quán Kinh nói: Ngọc Châu như ý, nó phóng ra sắc vàng, hào quang vi diệu hóa làm loài chim trăm sắc báu tốt đẹp thật vậy.
“Pháp Âm tuyên lưu” là: Chữ Tuyên là tuyên bố, từ trên khắp dưới ví như lời của vị quốc chủ. Chữ “lưu” là lưu thông, từ gần đến xa, ví như nước chảy. Ðức Phật Ngài muốn pháp âm của ngài giáp khắp không hở; cho nên chẳng những dùng người để thuyết pháp mà cũng khiến tiếng của các loài chim kia đều diễn nói pháp mầu, không xứ nào, không thời nào, mà chẳng được nghe. Ðó là sức đại thần thông, ngài biến hóa ra; đâu đồng với cái nhơn ngu ám mà mắc quả báo thiệt làm loài chim, súc sanh ư? Song biến hóa đây cũng có hai nghĩa:
1.- Như Phật sai vị hóa nhơn nói các pháp môn.
2.- Trong tánh sẵn đủ các pháp; y trong tánh khởi hạnh tu, trên quả tự hay sắc và tâm dung lẫn, y và chánh không hai thảy đều thuyết pháp. Thế thời tiếng chim diễn nói, pháp nó vẫn tự nhiên, chẳng phải Phật ngài có tâm, riêng biến làm vậy.
“Chẳng đồng chim trời” là: Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói: „Các đức Chúa Trời dạo đi chơi trong ao, chim Phù, chim Nhạn v.v... đều kêu ra tiếng tăm, tỏ bày lời kệ lời tụng để chỉ bày việc vui ngũ dục (14), rốt rồi cũng đều là vô thường, chẳng nên mê đắm lắm các ngài ơi! Các trời nghe rồi, có vị tỉnh hồn đến đỗi rơi lụy!” Ðây là thiệt loài chim, bởi kiếp trước khi còn làm người ở đời, miệng hay nói pháp mầu mà không chuyên tâm lo việc chơn tu nên nay mắc quả báo làm các loài chim, ở chốn thiên cung. Do thói quen đời trước nên nay dù làm chim còn nhớ thuyết pháp, chẳng phải như cõi Tịnh Ðộ đức Phật Ngài biến hóa nên nói chẳng đồng vậy!

SỚ:
Hỏi: Ngài Pháp Tạng nói lời kệ rằng: “Ðịa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, đều sanh về trong cõi của ta”. Sao nói cõi kia không ác đạo?
Ðáp: Ý lời kệ rõ chẳng đợi biện nghi; người nữ sanh về nước kia, nghĩa cũng như vậy.
SAO:
“Ý lời kệ tự rõ” là: Ngài Pháp Tạng Tỳ kheo, nguyện rồi nói lời kệ. “Trước nói rằng: Ðịa ngục; Ngạ quỉ, súc sanh, đều sanh trong cõi của ta”; kế đó ngài lại nói rằng: “Tất cả người sanh về, tu tập hạnh thanh tịnh, như thân sắc vàng của chư Phật, tướng tốt đều trọn đủ”. Thời biết chắc người ấy, ở cõi Ta Bà đã trồng duyên Tịnh Ðộ, cho nên đặng sanh về; đã đặng sanh về nước kia, dứt hết cội gốc ác đạo, đến thành bực Thượng thiện, tướng hảo như Phật, nào còn cái hình thể địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh ngày trước ư?
“Người nữ sanh về kia cũng vậy” là: Trong Luận nói: “Người Nữ và người thiếu căn đều không sanh về”. Cho nên viện dẫn lệ theo trên. Cũng do người nữ đời trước có tu tịnh nghiệp; một phen sanh về nước kia đủ tướng trượng phu, không còn hình người nữ vậy. Nay vẽ bản đồ cửu phẩm vãng sanh còn để cái hình người Nữ, là lầm vậy. Ðó là cái tướng niệm Phật khi ở cõi Ta Bà, chớ chẳng phải cái tướng khi đã vãng sanh về Cực Lạc vậy. Hay là hoặc vẽ cái hình đó để tiêu biểu cái chỗ nhơn địa của người kia, để cho rõ rằng tất cả nam và nữ, hễ ai tu cũng đều được sanh về cả. Người trí nên xét vậy!

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh vốn không tham, sân, si v.v... là nghĩa vô tam ác đạo. Tự tánh vốn đủ pháp môn như huyễn, là nghĩa biến hóa ra.
SAO:
Nếu cứ theo trong pháp môn Bất nhị, thời tham, sân, si, tức giới, định, huệ. Thế thiện đạo, ác đạo cũng đều như huyễn, mà huyễn nó không có tự tánh thì chỉ là nhứt tâm; hễ nhứt tâm chẳng sanh, thời muôn pháp đều dứt.
(139) Q3C
CHÚ THÍCH
14). "Ngũ dục", cũng kêu là ngũ trần: 1. Sắc; 2. Thinh; 3. Hương; 4. Vị; 5. Xúc. Người đời vì 5 thứ ấy mà làm cho chơn lý bị vùi lấp đi nên gọi là trần. Lại ngũ dục là: 1. Tài. 2. Sắc. 3. Danh. 4. Thực. 5. Thụy miên. Người đời bị 5 món ấy nó khêu gợi lòng tham muốn nên gọi là dục. Luận Trí Ðộ nói: “Thương cho chúng sanh thường bị năm dục làm hại vì tham cầu không thôi. Bởi 5 dục hễ đặng thì càng khốn như lửa hơ ghẻ ngứa, 5 dục vô ích như chó nhăn đuốc lửa; 5 dục thêm giành như chim giành mồi, 5 dục đốt người như cầm đuốc nghịch gió; 5 dục hại người như đạp rắn độc, 5 dục không thật như mơ được vàng, 5 dục chẳng lâu như mượn phải trả. Người đời ngu si, quá tham 5 dục đến chết không buông nên mãi luân hồi, chịu vô lượng khổ”.
Sửa lần cuối bởi binh vào ngày 07/09/17 16:04 với 1 lần sửa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHONG THỌ DIỄN PHÁP

Này Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật kia, gió vi phong thổi động, các hàng cây báu và tràng lưới báu, kêu ra tiếng nhiệm mầu: Ví như trăm nghìn món nhạc đồng thời đều trỗi lên, người nghe tiếng ấy tự nhiên đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, và niệm Tăng.

SỚ:
Văn trước nói hàng cây lưới giăng, văn đây nói các cây lưới ấy, nhơn gió rung động reo ra tiếng ấy, cũng như văn trên: chim kêu, dạy bảo chúng sanh lợi ích vô cùng tận vậy. Gió mà nói rằng Vi Phong, là thứ gió tốt rất tột. Tiếng mà nói là vi diệu, là tiếng hay rất tuyệt. Vi diệu tức là ý nghĩa hòa nhã.
Trăm nghìn món nhạc là: lấy ít sánh nhiều, khen nhạc kia rất hay. Tiếng nhạc rất hay cõi nhơn thiên cũng không thể bì kịp. Vì tiếng nhạc cõi kia cũng diễn nói pháp: Căn, Lực, Giác, Ðạo; món món đạo phẩm. Mà ở đây không nói là bớt văn vậy.
Lại Kinh Ðại Bổn nói: “Gió vi phong thổi đụng nhằm thân”, mà ở đây không nói đến, cũng là bớt văn vậy.
SAO:
Gió vi phong là thứ gió rất tốt; cõi này có thứ gió gọi là cù phong (bão tố) thổi động (cả 4 phía đều thổi đến) thời hóa ra nghiêng hồ, đổ nổng; tiếng nó bắt người phải rùng rợn; còn thứ gió mãnh phong (gió dữ) thổi động thời hóa ra sập nhà, trốc cây, tiếng rất ghê gớm. Nhẫn đến gió Tỳ Lam thổi động thời hóa ra ngã núi, lở non, hoại các thế giới, cả vũ trụ loài người không tránh được tiếng của nó.
Ngay như nay nói các thứ gió: Thứ Minh, Thanh Minh v.v.. (15) các gió, tuy cũng xưng là gió tốt, nhưng cũng chỉ lay lắc núi rừng làm cho sanh trưởng trăm vật mà thôi. Còn gió ở nước kia in tuồng như có, in tuồng như không, vì chẳng phải lạnh, chẳng phải nóng, nhẹ nhàng, hòa dịu, không thể sánh ví với cái gì được. Trong Quán Kinh nói tám thứ gió thanh phong (16). Thanh tức là cái ý nghĩa chữ "vi". Huống cõi kia, hàng cây và các lưới giăng chất nó đều bằng bảy món báu, do nhờ gió vi phong khua đụng lẫn nhau, tự nhiên reo ra những tiếng tăm vi diệu như trăm nghìn món nhạc đồng thời trỗi một lượt. Thời 6 tiếng luật âm hòa lẫn với 6 tiếng luật dương; điệu nhạc bát âm rập rền vang dậy; hòa lại càng hòa, nhã lại rất nhã. Gió cây cõi kia đã chẳng phải tiếng ty và trúc, đâu có tiếng cung và thương? Thế mà có thể cùng với trăm nghìn món nhạc đồng lộng lẫy như thế thật là ít có. “Nhạc cõi Nhơn, Thiên chẳng kịp” là như Kinh Ðại Bổn nói: “Trăm nghìn vạn món tiếng nhạc của vị đế vương trong thế gian chẳng bằng một tiếng rất hay trên cung trời Ðao Lợi. Trăm nghìn món nhạc trên cung trời Ðao Lợi không bằng một tiếng rất hay trên cung trời Dạ Ma... Như vậy lần lựa các cõi chư thiên, nhẫn đến không bằng một tiếng rất hay trong nước Cực Lạc gió thổi rừng cây phát ra tiếng tăm vi diệu; thật là vượt ngoài cõi người cõi trời vậy.
Câu “cũng diễn nói Ðạo phẩm” là do trong kinh chỉ nói tiếng diệu âm. Kỳ thật ý gồm tiếng thuyết pháp. Nếu chẳng phải pháp âm thì làm sao hay khiến người nhớ niệm ngôi Tam Bảo? Cho nên Kinh Ðại Bổn nói: “Gió vi phong pháy động, thổi các cây báu, hoặc kêu ra tiếng âm nhạc, hoặc kêu ra tiếng pháp âm”, lấy đây chứng rõ. Do trước lệ sau, đều là bớt văn vậy.
Câu “gió đụng nhằm thân” là: Kinh Ðại Bổn nói: “Tất cả loài hữu tình ở nước kia, gặp gió thổi đụng nhằm thân thể, an hòa vui đẹp, cũng như thầy tỳ kheo đã đặng pháp Diệt Tận Ðịnh (17), sung sướng biết bao!” Thế cũng là cái lối thuyết pháp bằng cách không thuyết pháp vậy.

SỚ:
Lại các thứ bảo thọ ấy, trong 3 món báu, món này là báu hơn hết vì hay làm Phật sự.
SAO:
Luận Trí Ðộ nói: “Báu có 3 món:
1) Vật báu của người; như 7 món báu của vị Luân vương, vì nó hay biến hóa bố thí cho những của cải.
2) Vật báu của trời; như: các món báu của chư thiên, vì nó hay tùy tùng để các trời sai khiến.
3) Vật báu của Phật, như: Cơm thơm, hào quang... vì nó hay đến 10 phương để làm những Phật sự”.
Nay ở đây nói món báu bằng gió, cây, nó hay thuyết pháp là món báu rất hơn trong các món báu, vì phẩm lượng nó vượt khỏi ngoài cõi người, cõi trời.
CHÚ THÍCH
15). "Tám gió": Sách Thuyết Văn chép: “Gió đông là gió minh thứ, gió đông nam là gió thanh minh; gió nam là gió cảnh; gió tây nam là gió lương; gió tây là gió xương hợp; gió tây bắc là gió bất châu; gió bắc là gió quảng mịch; gió đông bắc là gió dung điều”.
16). "Tám thứ gió thanh": Là gió trong của tám phương: 4 phương 4 góc. Kinh Quán vô Lượng Thọ nói: “Tám thứ gió trong từ ánh sáng ra”. Tổ Thiên Thai nói: “8 thứ gió ấy, bên Tịnh Ðộ hẳn không thời tiết” v.v...
17). "Diệt Tận Ðịnh": Tiếng Phạm Nirodhasamàpatti. Lại tên là diệt Thụ Tưởng Ðịnh, là pháp thiền định diệt hết tâm sở, tâm vương của thức thứ 6, không cho nó phát khởi hiện hành. Các Thánh đã chứng quả Bất Huờn nhẫn lên, vì mượn cái tưởng vào Niết Bàn nên vào tu cái định nầy, rất lâu là ngồi định luôn 7 ngày, thuộc về cảnh giới trời Phi Tưởng. Còn chúng ngoại đạo tu vào cái định vô tâm, gọi là vô tưởng, thuộc về trời Tứ Thiền. Sách Ðại Thừa Nghĩa Chương, cuốn 2 nói: “Diệt tận định ấy là các thánh nhơn lo vì cái tâm nó lao lự lắm nên tạm dứt cái tâm thức đi, để đặng cái pháp hữu vi phi sắc tâm bổ vào chỗ tâm, nghĩa là diệt hết cái thụ tâm sở, cái tưởng tâm sở nên gọi là Diệt Thụ Tưởng Ðịnh".
(140)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

SỚ:
Lại cây bảo thọ của Phật nó biết thuyết pháp, nay đây không nói đó cũng là bớt văn vậy. Vì lệ như văn trên: ao nước đều biết thuyết pháp. Lại kinh Hoa Nghiêm, kinh Bát Nhã v.v... đều có nghĩa đây.
SAO:
Cây Ðạo thọ là: Kinh Ðại Bổn nói: “Cây Ðạo tràng của Phật ngồi bằng các món báu trang nghiêm, lưới báu phủ trên, gió vi phong pháy động, nói ra không biết bao nhiêu tiếng tăm pháp mầu, vang đến khắp cùng cõi chư Phật. Chúng sanh nghe đến đặng pháp nhẫn thẩm sâu, trụ vào bực Bất Thối Chuyển, cho đến thành tựu quả Vô Thượng Bồ Ðề”; nay đây không nói cũng như lời sớ trước dẫn gồm trong văn hàng cây, nghĩa là nói hàng cây còn biết thuyết pháp, cây của Phật đâu những chẳng thế; nên nói bớt văn. Lại theo lệ suy ra, như văn trước chỉ nói ao báu, lời sớ dẫn văn trong hai bộ kinh thời: nước báu chảy đi đều nói ra tiếng diệu pháp; lại theo lệ suy đó, như kinh Ðại Bổn nói: “Cây báu nói đạo tràng của Phật kia, chúng sanh thấy đấy không có cái bệnh nơi con mắt. Người nghe mùi hương nó cũng không bệnh lỗ mũi, ăn trái nó lưỡi cũng không bệnh. Hào quang của cây ấy chiếu đến thân thể cũng không bệnh. Quán tưởng cây ấy, tâm đặng thanh tịnh, không còn chứng bệnh tham, sân, phiền não”...
Lại nói: “Người thấy cây đây liền chứng đặng 3 pháp nhẫn” thời biết cây ấy sắc hương và vị của nó cũng đều diễn nói pháp: Căn, Lực, Giác, Ðạo, các pháp như thế. Chúng sanh nghe đấy, đều nhớ niệm ngôi Tam Bảo. Lại theo lệ suy đó: cát vàng nước kia, thềm đường nước kia, lầu các nước kia, cho đến hoa sen tiếng nhạc trời, hoa trời, cái y kích đồ đựng thức ăn, tất cả các sự vật của nước kia cũng đều diễn nói các pháp Căn, Lực, Giác, Ðạo. Ðối với các pháp ấy, chúng sanh nghe đến, đều nhớ niệm ngôi Tam Bảo.
“Như Kinh Hoa Nghiêm”: Hương, mây, đài, lưới đều nói ra bài tụng; như cái trống cõi trời Ðao Lợi (18) diễn lý chơn thuyên không lường (lý mầu tuyệt diệu); rừng cây Bảo Lâm tại chùa Lôi Âm (19) nói diệu kệ vô sanh (kệ giải thoát). Lại Kinh Ðại Bát Nhã nói: “Bên cõi Tịnh Ðộ, cây rừng v.v... các vật trong ngoài thường có gió vi phong khua động, phát ra tiếng nhiệm mầu nói tất cả pháp, đều không có thật tánh” v.v... đồng nghĩa đây vậy.

SỚ:
Những người khéo hiểu thì ngay cõi đây cả loại hữu tình và vô tình cũng đều có nói pháp. Như nghe chim Oanh kêu, khua nhằm cây trúc v.v... Huống nữa cõi Tịnh Ðộ!
SAO:
“Những người khéo hiểu” là: Không chấp cảnh làm cảnh, mà rõ cảnh tức là tâm thì mỗi mỗi vật chi, mỗi mỗi món gì đều là ý Tổ Sư cả. Nay chỉ nói vài việc thôi.
“Nghe chim Oanh kêu” là xưa có một ông thầy nhơn nghi một câu trong kinh Pháp Hoa: "Các pháp từ xưa nay, tướng nó thường vắng lặng”. Tìm xét hết sức lâu mà chưa tỏ ngộ. Một bữa nọ, thoạt nghe tiếng chim Oanh kêu, liền đặng đại ngộ, là minh tâm kiến tánh. Ông làm bài tụng tỏ ngộ như vầy: "Các pháp từ xưa nay, tướng nó thường vắng lặng, xuân đến trăm hoa thơm, cành liễu oanh kêu nhắn”.
“Khua nhằm cây trúc” là: Ông Hương Nham vì không rõ câu: "Trước khi cha mẹ chưa sanh, cái đó nó ở đâu?" Dấy niệm bực tức, lên ở tu trên núi. Một bữa cuốc đất, lượm cục đá, quăng đụng nhằm cây trúc, có tiếng kêu rang rảng, thoạt vậy đại ngộ. Ngài làm bài tụng tỏ ngộ như vầy: "Một đụng quên chỗ biết; khỏi cần phải tu riết, cựa mình bày đường xưa (chơn tâm), hết ở lớp thua thiệt”.
Như vậy thời chim khách kêu trước nhà, lá thông reo ngoài nội, một con muỗi, một con ruồi; một ngọn cỏ, một lá cây, chẳng luận món nào chẳng diễn bày diệu pháp, khêu gợi đạo tâm. Huống chi cõi thanh tịnh của chư Phật ư? –
Hỏi: Trong kinh nói: "Có khi Phật thuyết pháp, có khi Phật làm thinh, cả hai không mích bỏ riêng một nào, sao đây chỉ nói nước chim cây rừng thuyết pháp mãi không thôi, thế thời có động mà không tịnh?
Ðáp: Kinh Ðại Bổn nói: “Người nào muốn nghe thời riêng người ấy được nghe (là Phật thuyết pháp). Người nào không muốn nghe thời cũng riêng người ấy không nghe (là Phật làm thinh)”. Thế thì tịch tịnh hay động dụng đều tùy ở tâm, tức động mà cũng tức tịnh.

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh có lý hòa lẫn nhau với trí là nghĩa gió thổi cây rung thành tiếng pháp âm vi diệu.
SAO:
Lý gồm muôn pháp như vậy, trí khắp pháp giới như gió, lý cùng hợp với trí, trí nó tùy lý để rõ bày, nhưng mà gió cây đều chẳng biết nhau. Lý và trí vốn không hai gốc, trăm nghìn món nhạc không phải gió động, không phải cây động mà do tâm của nhơn giả động.

CHÚ THÍCH
18). "Trống trời": Kinh Hoa Nghiêm nói: “Các đức Chúa Trời ở cõi Tam Thập Tam thiên, lúc nào đắm say 5 thứ dục lạc, phóng túng tánh tình thì cái trống trời nó thốt tiếng ra, để rao bảo các Chúa Trời rằng: Cái vui ấy là vô thường, vì vui là cái nhơn sẽ đưa đến cái khổ; vậy chớ nên buông lung”.
19). "Tiếng sấm rừng báu": Lôi âm tỷ như cung trời Ðao Lợi; bảo lâm so như trống trời cũng là cảnh vật nói pháp để cảnh tỉnh trời người.
(142) Q3C


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TỔNG KẾT NHỊ NGHIÊM

Này Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như vậy.

SỚ:
Kết văn trên: Chim biến hóa, gió rung cây, hai món trang nghiêm đều là do cái chỗ "nguyện", "hạnh" công đức tu nhơn của đức Phật kia mà thành tựu vậy. Lại công đức "biến hóa", công đức "Ðại thừa", công đức đồng hư không và công đức của tự tánh, cả bốn món được thành tựu như trong Luận nói điều trước công đức trang nghiêm, điều sau công đức trang nghiêm; dưới hai điều ấy nó không hệ thuộc với lời tụng của luận văn.
SAO:
“Do sở nguyện mà được thành tựu” là: Kinh Ðại Bổn nói: “Ngài Pháp Tạng nguyện rằng: „Khi Ta thành Phật, người trong cõi Ta, tùy theo chí nguyện kia, hễ muốn nghe pháp thời tự nhiên được nghe”, cho nên chim kêu, cây động đều thành tiếng pháp âm vi diệu vậy.
“Do sở hành mà được thành tựu” là: Kinh Ðại Bổn nói: “Sau khi Ngài Pháp Tạng phát nguyện rồi, y lời nguyện mà tu hành các hạnh như Ngài nói: Ta thường dùng nhan sắc hòa nhã, lời nói êm ái để lợi ích cho chúng sanh”. Thế nay kết quả đặng thành gió thổi rừng cây đều nói ra thành tiếng pháp âm vi diệu.
Như Ngài nói: “Ðối với Phật, Pháp và Tăng, ta tín trọng và cung kính”. Thế nay kết quả được thành chúng sanh nghe pháp đều cảm niệm ngôi Tam Bảo.
Sao gọi là công đức "biến hóa"? Như trong bài tụng nói: “Các loài chim tạp sắc, loài nào cũng kêu ra tiếng pháp âm hòa nhã. Người nghe nhớ niệm ngôi Tam Bảo, quên các tướng bên ngoài, tỏ vào lý nhứt tâm”, phải vậy.
Sao gọi là công đức "Ðại thừa"? Như trong Luận bài tụng nói: “Người nam tử có thiện căn Ðại thừa và người không thốt tiếng chê bai Tam Bảo được vãng sanh. Còn người nữ và người chẳng đủ sáu căn, cả bực Nhị thừa không đặng vãng sanh”, thật thế! Chữ "Ðẳng" là đồng với hư không công đức và tánh công đức (20) trong văn trước và sau.
Dưới hai câu "Như thị công đức trang nghiêm" đều chẳng hệ thuộc với lời tụng của luận.
Do lời tụng đây:
1.- Thiếu hai chữ "Hóa làm".
2.- Thiếu hai chữ "Ác đạo", cho nên riêng nói cho rõ ra đó.
Rằng tiếng của loài chim kêu ra nếu chẳng phải đức Phật ngài (hóa làm) thời người nghe đâu hay quên các tướng trần mà vào đặng lý nhứt tâm? Không nói câu "ác đạo" là vì trong loài người còn không người nữ, giữa bậc thánh cũng không tiểu thánh, huống nữa có ác đạo ư? Trước sau rõ ràng đã biết nên không nêu nhiều. Lại hai món công đức của chánh báo ở ngoài câu "như thị trang nghiêm" nên cũng chẳng nêu.

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh Bát Nhã khắp cùng pháp giới là nghĩa chim, cây thuyết pháp.
SAO:
Kinh Thủ Lăng Nghiêm lời sao nói: "Nếu hay chuyển vật (chuyển nổi hoàn cảnh) tức đồng Như Lai vì ngoài tâm không vật (cảnh vật tức là tâm). Miễn tâm lìa phân biệt, tức là chánh trí Bát nhã, thể nó cùng khắp pháp giới, không có chi làm chướng ngại". Thế cho nên cõi Tây phương, nước, chim, cây, rừng thảy đều thuyết pháp. Nay chúng ta không thấy chim, cây thuyết pháp là vì chưa hết tâm "vọng niệm phân biệt". Luận Khởi Tín nói: “Lìa tướng vọng niệm rồi tâm nó sánh bằng cõi hư không”, thế cho nên khắp trong cõi hư không thảy đều có thuyết pháp.
CHÚ THÍCH
20). "Công đức và tánh công đức": Hư không công đức ấy. Luận Vãng Sanh lời tụng rằng: “Vô lượng báu lẫn xâu, lưới giăng giữa hư không, mỗi thứ linh reo lên tiếng, kêu ra tiếng pháp rất hay”. Tánh công đức ấy, lời tụng rằng: “Ðạo chánh, từ bi lớn, vì sản xuất các căn lành
(143) Q3C


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ SỚ SAO

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH BÁO (phân ra làm hai phần)
1.- Hóa chủ: (đức Hóa chủ)
2.- Hóa bạn: (các Hóa bạn)

HÓA CHỦ (phân ra làm hai phần)
1.- Trưng danh: (hỏi tên Phật)
2.- Hiển đức: (rõ đức Phật)

TRƯNG DANH
Này Xá Lợi Phất! Với ý ông nghĩ sao? Phật kia cớ gì hiệu là A Di Ðà?

SỚ:
Văn trước nói y báo rất thù thắng mà y từ nơi chánh sanh ra, nên kế đây nói về chánh báo. Câu “với ý ông nghĩ sao?” là hỏi thử ông Xá Lợi Phất có hiểu biết hay không; nghĩa là đã biết Phật kia hiệu là A Di Ðà nhưng chưa hiểu nghĩa đó. Do vì Phật kia là ông chủ chánh báo trong một bộ kinh nên phải hỏi thử.
SAO:
“Ông chủ chánh báo”: Có y, có chánh mà Phật ở về ngôi chánh báo. Chánh báo có chủ, có bạn, mà Phật là ông chủ của nước kia. Nghĩa kia phải hỏi là: Do Di Ðà là danh hiệu đủ vạn đức, nghĩa rất sâu rộng, cần phải khai thị ra khiến cho người hiểu rõ, đặng mà sanh tâm hướng mộ.

SỚ:
Xứng lý thời tự tánh chánh tư duy là nghĩa “với ý ông nghĩa sao?”
SAO:
So lường gọi là ý. Người đời khởi nơi ý thức, mỗi niệm mỗi niệm, so lường theo ngoại cảnh là tà tư duy vậy. Quày ý thức lại tự hỏi mình mà xét, suy đi nghĩ lại, lại đi rồi suy nghĩ cho cùng nguồn tột đáy, cho đến cái chỗ mà không còn gì nghĩ được nữa thời toàn thân tức là "Thọ", toàn tâm tức là "Quang", nào luận Phật kia, Phật đây.

HIỂN ĐỨC (phân ra làm hai phần)
1.- Danh hàm đa nghĩa (Danh trùm nhiều nghĩa)
2.- Ðạo thành viễn kiếp (Ðạo thành đã lâu)

Danh Hàm Ða Nghĩa (phân ra làm hai phần)

1.- Quang minh vô lượng (sáng suốt không lƣờng)
2.- Thọ mạng vô lượng (mạng sống không cùng)

Quang Minh Vô Lượng

Nầy Xá Lợi Phất! Phật kia hào quang vô lượng. Vì chiếu 10 phương nước, không chỗ nào chướng ngại được; thế nên hiệu là A Di Ðà.
SỚ:
Chữ “vô lượng” đã giải như văn trước, nhưng vì chưa biết được cái tên vô lượng nên văn đây nói: Quang minh và thọ mạng, cả hai đều là vô lƣợng vậy.
Quang minh có hai nghĩa: 1.- Trí quang; 2.- Thân quang; lại có hai nghĩa: 1.- Thường quang; 2.- Phóng quang. Lại sở nhơn của chữ Quang cũng có hai nghĩa: 1.- Vạn đức sở thành; 2.- Bản nguyện sở thành.
SAO:
Trước giải hai chữ “quang minh” vậy.
Trí quang, Thân quang là: Như đức Lô Xá Na, dịch “Quang Minh Biến Chiếu”: Tự thọ dụng thân, chiếu cõi chơn pháp giới; đó gọi là Trí quang. Tha thọ dụng thân khắp chiếu trong đại chúng; đó gọi là Thân quang.
Lại kinh Niết Bàn nói: “Ngài Lưu Ly Quang Bồ Tát thân phóng quang minh; đức Văn Thù nói: Quang minh đây gọi là Trí huệ”. Thế thời sự lý viên dung, Thân và Trí không hai vậy.
“Thường quang, phóng quang” là: Hào quang thường hiển hiện, không phóng mà không lúc nào là không phóng... Như cái viên quang một tầm v.v... Phải vậy. Phóng quang là hoặc ở giữa chơn mày, hoặc ở trên đảnh, hoặc miệng, hoặc răng, hoặc rốn, hoặc chơn, các nơi ấy, phải vậy. Văn đây nói chữ Quang là chánh ý ở chữ Thường, (thường quang) mà cũng gồm chữ Phóng (phóng quang) và Thân cùng Trí vậy (Thân quang, Trí quang). Như Kinh Ðại Bổn nói: “Khi ấy, Phật A Di Ðà từ nơi gương mặt phóng ra vô lượng hào quang”. Kinh lại nói: “Ta (Thích Ca) dùng hào quang trí huệ, rộng chiếu vô ương số thế giới”.
“Vạn đức sở thành” là: kinh Hoa Nghiêm phẩm Hiền Thủ phân ra 44 pháp quang minh. Mỗi quang minh đều có cái sở nhơn của nó: Hoặc nhơn quy y Tam bảo, hoặc nhơn phát bốn lời hoằng thệ, hoặc nhơn tu pháp tam học, hoặc nhơn tu lục độ là các chỗ tu nhơn mà thành tựu vạn đức đó, mỗi mỗi đều kết rằng: Thế cho nên đặng thành quang minh ấy.
Lại kinh Bát Nhã, Phật (Thích Ca) dạy: “Ðối trong tất cả pháp ta không chấp chỗ nào cả nên đặng cái thường quang một tầm”. Thế thời biết: Nay hào quang sáng của đức Phật đây (A Di Ðà) chẳng phải nhơn tu một đức mà thành vậy.
Câu “Bản nguyện chỗ thành” là: Kinh Ðại Bổn ngài Pháp Tạng nguyện rằng: “Nguyện khi ta thành Phật, trong đảnh có hào quang sáng, thắng hơn mặt trời, mặt trăng trăm ngàn vạn ức bội”.
Lại nguyện rằng: “Nguyện khi Ta thành phật, hào quang sáng chiếu đến vô ương số thiên hạ các chỗ tối tăm đều đặng sáng tỏ. Các trời và nhơn dân nhẫn đến loài bò bay cựa quậy thấy hào quang ta, không ai là không phát từ tâm tác thiện để nguyện sanh về nước của ta”.
Lại trước lời nguyện nói lời kệ: “Hay khiến vô lượng cõi, hào quang đều chiếu diệu”, nên nay ngài thành Phật đều đặng như sở nguyện.
(144) Q3C


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.47 khách