KINH DUY MA CẬT

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chú thích
(1) Phật đạo : Tiếng Phạn là Phật đà Bồ đề, nghĩa là đạo giác ngộ như thật. Lại chỉ các điều phước huệ thanh tịnh thuần thiện của Phật đã thành tựu viên mãn, đều gọi là Phật đạo.
(2) Phi đạo : Chẳng phải Phật đạo, nghĩa là những phiền não tạp nhiễm, tập nghiệp của tất cả chúng sinh trong ba cõi, ba đời, và đạo pháp của nhị thừa đều chẳng phải Phật đạo. Nhưng nếu thông đạt Phật đạo thì phi đạo toàn là Phật đạo. Thí dụ như : thực hành các việc trong đời mà không sa mắc vào cõi đời, cho đến thực hành nhập Niết bàn của nhị thừa, mà chẳng dứt sự sanh tử, độ sanh. Đó là ở nơi phi đạo mà tự tại, siêu xuất phi đạo, nên tức nơi phi đạo mà thông đạt Phật đạo.
(3) Năm tôi vô gián : 1) giết cha, 2) giết mẹ, 3) giết A La Hán , 4) phá hòa hiệp của chúng tăng, 5) làm thân Phật chảy máu. Người tạo năm tội này phải đọa vào địa ngục vô gián (A tỳ) chịu các khổ, không khi nào dứt , nên gọi là vô gián.
(4) Như cầu đò: Ý nói rất khiêm nhượng, hạ mình, nghĩa là dù bị người đời lấn lướt khinh khi vẫn nhân chịu, không phản kháng lại để làm lợi chúng sinh, cũng như cầu, đò cứ chịu cho họ dày đạp mà đưa họ qua sông.
(5) Chánh tế, tà tế: Phật đạo gọi là chánh tế, ví như chỗ bến đò, có thể đưa người qua sông. Ngoại đạo gọi là tà tế, ví như chỗ hiểm nạn dối gạt người.
(6) Bốn món điên đảo: 1) Sự vật trong thế gian là vô thường mà chấp là thường, 2) ngũ dục không phải vui mà chấp là vui, 3) Thân này không phải ta mà chấp là ta, 4) Thân này nhơ nhớp mà chấp là sạch. Đây là bón món điên đảo của phàm phu.
(7) Bảy chỗ thức : 1) sơ thiền, 2) nhị thiền, 3) tam thiền, 4) tứ thiền, 5) vô biên xứ thiền, 6) thức vô biên xứ thiền, 7) vô sở hữu xứ thiền. Đây là bảy cảnh giới không có thống khổ bức não, thần thức được an trú. Trừ cõi vô tưởng và phi phi tưởng không kể vì cõi này tâm tưởng quá vi tế, muội lược, tư niệm không rõ ràng.
(8) Tám pháp là là : đối nghịch với bát chánh đạo.
(9) Chín món não : Trong quá khứ, ai quấy nhiễu mình, thì mình sanh não, quấy nhiễu người thân thích của mình, mình cũng sanh não, ai khen ngợi kẻ oán của mình , mình cũng sanh não. Quá khứ như thế, hiện tại, vị lai cũng như thế nên gọi là chín chỗ não.
(10) Năm căn : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

(11) Trí độ: là một trong lục độ, nghĩa là trí tuệ hoàn toàn, hay vượt qua biển sanh tử, đến bờ Niết bàn rốt ráo.
(12) Pháp hỷ: Nghe pháp lãnh hội được, sanh lòng vui mừng, gọi là pháp hỷ.
(13) Trần lao: Trần là bụi, là ô nhiễm, là các thứ tà kiến , phiền não làm ô nhiễm chơn tánh. Lao là nhọc nhằn, nghĩa là các tà kiến phiền não làm cho chúng sanh trôi lăn, mệt nhọc trong đường sanh tử.
(14) Đạo Phẩm: Tức phương pháp giúp người tu hành thành tựu đạo quả Bồ đề, như 37 phẩm trợ đạo v.v…
(15) Các độ : như lục độ, thập độ.
(16) Tổng trì : Gom nhiếp các pháp.
(17) Giác ý: là ý canh chừng cho tâm điều hòa, không cao, không thấp, không phóng tán, không hôn trầm.
(18) Bát giải: tức bát giải thoát, ở phẩm “Đệ tử”, số 15.
(19) Bảy thứ tịnh hoa : 1) Giới tịnh: động tác của thân, khẩu, ý thanh tịnh, 2) Tâm tịnh: Tâm thanh tịnh, không còn nhiễm trước, 3) Kiến tịnh: Thấy được chơn tánh các pháp, không còn khởi vọng chấp, 4) Độ nghi tịnh: Hiểu biết thấu đáo, không còn ngờ vực, 5) Phân biệt đạo tịnh : Phân biệt rõ ràng tà đạo, chánh đạo, 6) Hành đoạn tri kiến tịnh: Tri kiến thực hành thiện pháp, các ác pháp bị đoạn trừ, được thanh tịnh sáng suốt, 7) Niết bàn tịnh: Chứng được Niết bàn, xa lìa mọi cấu nhiễm.
(20) Ngũ thông : là lục thông trừ lậu tận thông.
(21) Bát chánh : Chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định.
(22) Thượng phục: y phục quí đẹp. Ở đây ý nói lấy sự hổ thẹn ngăn ngừa lỗi quấy, cũng như y phục tốt đẹp vậy.
(23) Bảy của báu: 1) tín, 2) giới, 3) văn, 4) xả, 5) huệ, 6) tàm, 7) quí. Do tin pháp lành mới giữ giới, Do giữ giới thì ngăn được việc ác, Việc ác dứt thì việc lành mới tinh tấn làm thêm. Tinh tấn làm việc lành do học rộng, nghe nhiều,. Có nghe nhiều đạo pháp thì tâm niệm mới xả bỏ, không chấp trước, do xả bỏ nên trí huệ phát sanh. Còn tàm và quí cũng như hai người trợ lục để thành tựu 5 pháp trên.
(24) Bốn thứ ma: 1) phiền não ma : tham, sân, si hay làm hại thân tâm, 2) ấm ma: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, 5 ấm này thường sanh các khổ não. 3) Tử ma : ma chết, hay đoạn mạng căn của người, 4)Thiên ma: Ma vương ở từng trời Tha hóa tự tại thứ 6 cõi dục giới, hay làm hại việc tu hành.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẨM VÀO PHÁP MÔN KHÔNG HAI (1)

Bấy giờ ông Duy Ma Cật bảo các vị Bồ tát rằng :
- Các nhơn giả ! Thế nào là Bồ tát vào pháp môn không hai ? (Bất nhị pháp môn) Cứ theo chỗ mình mà nói.
Trong pháp hội có Bồ tát tên là Pháp Tự Tại nói :
- Các Nhơn giả ! “sanh”, “diệt” là hai, pháp vốn không sanh cũng không diệt, đặng vô sanh pháp nhẫn, đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Đức Thủ nói :
- “Ngã” - “ngã sở” là hai. Nhân có ngã mới có ngã sở, nếu không có ngã thời không có ngã sở, đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Bất Thuấn nói:
- “Thọ” - “không thọ” (2) là hai, Nếu các pháp không thọ thời không có “được”, vì không có “được”, nên không thủ - xả, không tạo, không làm, đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Đức Đảnh nói :
- “Nhơ” - “sạch” là hai. Thấy được tánh chơn thật của nhơ, thời không có tướng sạch, thuận theo tướng diệt, đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Thiện Túc nói :
- “Động” - “niệm”là hai. Không động thời không niệm, không niệm thời không phân biệt, thông suốt lý ấy là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Thiện Nhãn nói :
- “một tướng” - “không tướng” (3) là hai. Nếu biết một tướng tức là không tướng , cũng không chấp không tướng mà vào bình đẳng, đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Diệu Tý nói :
- Tâm Bồ tát, tâm Thanh văn là hai. Quán tướng của tâm vốn không,cũng như huyễn hóa, thời không có tâm Bồ tát, không có tâm Thanh văn, đó là vào “pháp môn không hai”.



Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bồ tát Phất Sa nói :
- “Thiện” - “ bất thiện” là hai. Nếu không chấp “thiện” và “bất thiện”, vào gốc “không tướng” mà thông suốt được, đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Sư Tử nói :
- “Tội” - “phước” là hai. Nếu thông đạt được tánh của “tội” thì tội cùng phước không khác, dùng kim cang tuệ quyết liễu tướng ấy không buộc, không mở, đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Sư Tử Ý nói :
- “Hữu lậu” - “vô lậu” là hai. Nếu chứng được các pháp bình đẳng thời không có tưởng hữu lậu và vô lậu, không chấp có tướng, cũng không chấp vô tướng, đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Tịnh Giải nói :
- “Hữu vi” - “vô vi” là hai. Nếu lìa tất cả số thời tâm như hư không, dùng tuệ thanh tịnh, không có chướng ngại đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Na La Diên nói :
- “Thế gian” - “xuất thế gian” là hai. Tánh thế gian vốn không tức là xuất thế gian, trong đó không vào , không ra, không đầy, không vơi, đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Thiện Ý nói:
- “Sanh tử” - “Niết bàn” là hai. Nếu thấy được tánh sanh tử thời không có sanh tử, không buộc - không mở, không sinh - không diệt, hiểu như thế là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Hiện Kiến nói :
- “Tận” - “không tận” là hai. Pháp đến chỗ rốt ráo thời tận hoặc không tận đều là tướng ‘Vô tận”. Tướng “vô tận” tức là không, không thời không có tướng tận và không tận, được như thế đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Phổ Thủ nói :
- “Ngã” - “vô ngã” là hai. “ngã còn không có thời “phi ngã” đâu thể có được. Thấy được thật tánh của ngã không còn có hai tướng, đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Điển Thiên nói :
- “Minh” - “vô minh” là hai. Thật tánh vô minh tức là minh. Minh cũng không thể nhận lấy, lìa tất cả số, ở đó bình đẳng không hai, đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Hỷ Kiến nói :
- “Sắc” - “không” là hai. Sắc tức là không, chẳng phải sắc diệt rồi mới không, vì tánh sắc tự không. Thọ, tưởng, hành, thức cũng thế. Thức và không là hai. Thức tức là không chẳng phải thức diệt rồi mới không, vì tánh của thức tự không. Thông hiểu lý đó là vào “pháp môn không hai”.



Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bồ tát Minh Tướng nói :
- “Tứ đại” khác (4), “không đại” khác là hai. Tánh tứ đại tức là tánh không đại, như lớp trước, lớp sau không, thời lớp giữa cũng không. Nếu biết được thật tánh các đại thời là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Diệu Ý nói :
- “Con mắt” - “Sắc trần” là hai. Nếu biết được tánh của con mắt thời đối với sắc không tham, không sân, không si, tức là tịch diệt. Tai với tiếng, mũi với hương, lưỡi với vị, thân với xúc, ý với pháp cũng không hai. Nếu biết được tánh của ý thời đối với pháp không tham, không sân, không si, tức là tịch diệt.Nhận như thế đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Vô Tận Ý nói:
- “Bố thí” - “hồi hướng nhứt thiết trí” là hai. Tanh bố thí là tánh hồi hướng nhứt thiết trí. Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ hồi hướng nhất thiết trí cũng là hai, Tánh trí tuệ tức là tánh hồi hướng nhất thiết trí, ở trong đó vào “một tướng” là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Thâm Tuệ nói:
- “Không”, “vô tướng”, “vô tác” là hai. Không tức là vô tướng, vô tướng tức là vô tác. Nếu không vô tướng vô tác thời không có tâm, ý, thức. Một món giải thoát là ba món giải thoát đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Tịnh Căn nói:
- “Phật”, “pháp, “chúng” (tăng) là hai. Phật tức là pháp, pháp tức là chúng. Ba ngôi báu ấy đều là tướng vô vi , cũng như hư không. Tất cả pháp cũng vậy, theo hạnh ấy là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Tâm Vô Ngại nói:
- “Thân”, “Thân diệt” là hai. Thân tức thân diệt, vì sao ? _ Thấy thật tướng của thân thời không thấy thân và thân diệt. Thân và thân diệt không hai, không khác, theo đó chẳng kinh chẳng sợ đó là vào “pháp môn không hai”.
Bood tát Thượng Thiện nói :
- “Thân thiện”, “khẩu thiện”, “ý thiện” là hai. Ba nghiệp này là tướng “vô tác“. Tướng vô tác của thân tức là tướng vô tác của khẩu, tướng vô tác của khẩu tức là tướng vô tác của ý. Tướng vô tác của ba nghiệp này tức là tướng vô tác của tất cả pháp. Tùy thuận trí tuệ vô tác như thế đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Phước Điền nói:
- Làm phước (5), làm tội (6), làm bất động là hai. Thật tánh của ba việc làm tức là “không”, “Không” thời không làm phước, không làm tội, không làm bất động. Ở ba việc làm này mà không khởi tức là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Hoa Nghiêm nói :
- Do “ngã” mà khởi ra “nhị biên” là hai. Thấy được thực tướng của ngã thời không khởi ra “nhị biên”. Nếu không trụ hai pháp (nhị biên) thời không có “thức”. Không có “thức” là vào “pháp môn không hai”.



Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bồ tát Đức Tạng nói :
- Có tướng “sở đắc” là hai (có người đắc và pháp đắc). Nếu không có sở đắc thời không có lấy - bỏ. Không lấy - bỏ là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Nguyệt Thượng nói :
- “Tối - “sáng” là hai. Không tối, không sáng thời không có hai. Vì sao ? _ Như vào định diệt thọ tưởng thời không có tối, không có sáng . Tất cả pháp tướng cũng như thế; bình đẳng vào chỗ ấy là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Bảo Ấn Thủ nói :
- Ưa Niết bàn - không ưa thế gian là hai. Nếu không ưa Niết bàn, không chán thế gian thời không có hai. Vì sao ? _ Nếu có buộc thời có mở, không buộc thời nào có cầu mở. Không buộc - không mở thời không ưa - không chán đó là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Châu Đảnh Vương nói :
- “Chánh đạo” - “tà đạo” là hai. Ở chánh đạo thời không phân biệt thế nào là tà, thế nào là chánh. Lìa hai món phân biệt là vào “pháp môn không hai”.
Bồ tát Nhạo Thật nói :
- “Thực” - “không thực” là hai. Thực thấy còn không thực huống là không thực thấy. Vid sao ? _ Không phải mắt thịt mà thấy được. Nhưng mắt tuệ không có thấy mà chỗ nào cũng thấy cả, đó là vào “pháp môn không hai”.
Các Bồ tát nói như thế rồi, hỏi ngài Văn Thù Sư Lợi rằng :
- Thế nào là Bồ tát vào pháp môn không hai ?
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói :
- Như ý tôi đối với tất cả pháp không nói, không răng, không chỉ, không biết xa lìa các vấn đáp, đó là vào “pháp môn không hai”.
Khi đó ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng :
- Chúng tôi ai ai cũng nói rồi, đến lượt nhân giả nói thế nào là Bồ tát vào pháp môn không hai ?
Ông Duy Ma Cật im lặng, không nói. Ngài Văn Thù Sư Lợi khen rằng :
- Hay thay! Hay thay! Cho đến không có văn tự, ngữ ngôn, đó mới thật là vào “pháp môn không hai”.
Khi nói phẩm vào “pháp môn không hai” này, trong chúng có năm nghìn Bồ tát đều vào “pháp môn không hai”, chứng Vô sanh pháp nhẫn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chú thích :
(1) Pháp môn không hai: “Không hai” là lý thể chơn thật duy nhứt, ly tướng vắng lặng, như như bình đẳng, không có kia, đây, sai khác. Pháp môn là phép tắc, khuôn mẫu của đạo Phật, các bực hiền thánh đều nương theo đó mà nhập đạo. Bồ tát ngộ vào lý nhứt thật, bình đẳng, gọi là vào “Pháp môn không hai”.
(2) Thọ - không thọ: Thọ nghĩa là tiếp xúc đối tượng, lãnh thọ chấp tướng, thuộc hữu lậu. Không thọ là không lãnh thọ chấp tướng, thuộc vô lậu.
(3) Một tướng - không tướng : Một tướng là đối với hai, ba mà nói. Hai, ba là những cái sai khác, một nghĩa là không sai khác. Thật tướng của vũ trụ là một chứ không hai. Sở dĩ nói “một” cũng chỉ là mượn ý mà nói, chứ thật ra “một” ấy là tuyệt đối, là không, nên cũng tức là không tướng. Nhưng nếu nghe nói “một”, nói “không” mà không biết là lời nói để phá chấp hai , chấp có, trở lại chấp có một tướng, cũng thành ra hai vậy.
(4) Tứ đại khác: tức là bốn đại : Địa, Thủy, Hỏa, Phong khác với hư không, vì bốn đại có tính ngại nên khác nhau.
(5) Làm phước: Làm những công hạnh phước thiện trong cõi dục.
(6) Làm tội : Làm 10 nghiệp chẳng lành. Thân có 3 tội chẳng lành : sát, đạo, dâm. Miệng có 4 tội: Nói dối, nói thêu dệt, nói lời chia rẽ, nói thô ác. Ý có 3 tội: Tham lam bỏn sẻn, hờn giận ganh ghét, si mê tà kiến.
(7) Làm bất động: Tu những hạnh nghiệp thiền định theo cõi trời sắc giới và vô sắc giới.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẨM PHẬT HƯƠNG TÍCH

Bấy giờ ông Xá Lợi Phất nghĩ rằng :”Giờ ăn gần đến, các Bồ tát đây sẽ ăn nơi đâu ?”
Ông Duy Ma Cật biết ý đó, bảo ngay rằng :
- Phật nói 8 món giải thoát, Nhân giả đã vâng làm, đâu có xen cái tâm muốn ăn mà nghe pháp ư ? Nếu muốn ăn, hãy đợi giây lát, tôi sẽ hiến ngài bữa ăn chưa từng có.
Ông Duy Ma Cật liền nhập chánh định, dùng sức thần thông hiện bày cho đại chúng thấy rõ cảnh giới phương trên, qua khỏi 42 số cát sông Hằng cõi Phật, có nước tên là Chúng Hương, đức Phật tên là Hương Tích, nay vẫn hiện tại. Mùi hương ở nước ấy so với mùi hương của trời, người và các cõi Phật mười phương, nó là hơn hết. Nước ấy không có tên Thanh van và tên Bích Chi Phật, chỉ có chúng Đại Bồ tát thanh tịnh được Phật nói pháp cho nghe. Nước ấy tất cả đều dùng chất hương làm lầu các, đi kinh hành trên đất hương, mùi hương của cơm lan khắp mười phương thế giới.
Lúc đó Phật Hương Tích cùng các Bồ tát đang ngồi ăn, các vị thiên tử đồng tên là Hương Nghiêm, đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cúng dường Phật và các Bồ tát . Cả đại chúng bên cõi Ta Bà này đều thấy rõ tận mắt. Khi ấy ông Duy Ma Cật hỏi các Bồ tát rằng:
- Thưa các nhân giả, vị nào có thể đến thỉnh cơm của Phật kia được ?
Vì nương theo sức oai thần của Văn Thù Sư Lợi mà các vị Bồ tát thảy đều lặng thinh. Ông Duy Ma Cật nói rằng :
- Các nhân giả đây không hổ thẹn sao ?
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói :
- Theo như lời Phật nói : “Chớ nên khinh người chưa học”.
Khi đó ông Duy Ma Cật ngồi yên một chỗ, ở trước chúng hội hóa ra một vị Bồ tát tướng tốt rực rỡ, oai đức thù thắng hơn cả đại chúng, bảo vị Bồ tát ấy rằng :
- Ông hãy qua cảnh giới phương trên, khỏi 42 số cát sông Hằng cõi Phật, có nước tên là Chúng Hương, Phật hiệu là Hương Tích và các Bồ tát đang ngồi ăn, ông qua đó y theo lời tôi mà thưa rằng :”Duy Ma Cật cúi đầu lễ chơn Thế Tôn, cung kính không cùng và hỏi thăm Thế Tôn hàng ngày khởi cư ít bệnh, ít não, sức khỏe được an chăng ? Nguyện được món cơm thừa của Thế Tôn đem về cõi Ta Bà làm việc Phật để cho những người ưa pháp nhỏ được pháp lớn, và để cho tiếng tăm của Như Lai được khắp tất cả.



Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lúc đó Hóa Bồ tát liền ở trước hội bay lên phương trên, cả đại chúng đều thấy Hóa Bồ tát ấy đi đến nước Chúng Hương lễ chơn Phật, và nghe tiếng thưa rằng:
- Duy Ma Cật xin cũi đầu lễ chơn Thế Tôn cung kính không cùng và hỏi thăm Thế Tôn hàng ngày khởi cư ít bịnh, ít não, sức khỏe được an chăng ? Nguyện được món cơm thừa của Thế Tôn đem về cõi Ta Bà làm việc Phật để cho những người ưa pháp nhỏ được pháp lớn và để cho tiếng tăm Như Lai được khắp tất cả.
Các đại sĩ nước Chúng Hương thấy vị Hóa Bồ tát đều ngợi khen chưa từng có và nghĩ rằng “Thượng nhơn này từ đâu mà đến ? Cõi Ta Bà ở đâu ? Sao gọi là ưa pháp nhỏ ?” Liền đem việc ấy hỏi Phật. Phật bảo rằng :
- Phương dưới qua khỏi 42 số cát sông Hằng cõi Phật, có cõi nước tên là Ta Bà. Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni nay hiện tại ở đời ác năm trược vì những chúng sanh ưa pháp nhỏ mà diễn bày đạo giáo. Cõi Ta Bà có Bồ tát tên Duy Ma Cật ở cảnh giới giải thoát bất khả tư nghị mà nói pháp cho các vị Bồ tát , nên sai vị Hóa Bồ tát này đến khen ngợi danh hiệu ta và tán thán cõi này để làm cho các Bồ tát kia được thêm nhiều công đức.
Các vị Bồ tát nước Chúng Hương thưa rằng :
- Vị đó như thế nào mà biến hiện ra vị Hóa Bồ tát này có đức lực vô úy, thần túc như thế ?
Phật nói :
- Thật lớn. Ông thường sai Hóa Bồ tát đi đến khắp mười phương làm việc Phật, lợi ích chúng sanh.
Khi đó Phật Hương Tích lấy cái bát ở nước Chúng Hương đựng đầy cơm thơm trao cho Hóa Bồ tát. Bấy giờ chín trăm vạn Bồ tát nước Chúng Hương đồng thanh thưa rằng .
- Chúng con muốn đến cõi Ta Bà để cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và ra mắt ông Duy Ma Cật cùng các hàng Bồ tát.
Phật bảo :
- Được, nên đi. Nhưng phải giữ thân hương của các ông chớ để cho chúng sanh cõi kia sanh tâm mê đắm, và phải bỏ hình thể cũ của các ông, chớ để những người cầu đạo Bồ tát ở cõi nước kia phải tự hổ thẹn. Các ông đến cõi Ta Bà chớ đem lòng khinh chê mà tâm có ngại. Vì sao ? _ Mười phương cõi nước đều như hư không, chư Phật vì muốn hóa độ những người ưa pháp nhỏ, nên không hiện ra hết cõi thanh tịnh.



Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi ấy Hóa Bồ tát đã lãnh bát cơm rồi , cùng với chín trăm van Bồ tát thừa oai thần của Phật và thần lực của ông Duy Ma Cật , đang ở nước Chúng Hương bỗng nhiên biến mất, trong khoảng khắc về đến nhà ông Duy Ma Cật.
Lúc ấy ông Duy Ma Cật hóa ra chín trăm vạn tòa sư tử trang nghiêm tốt đẹp như trước, các Bồ tát đều đến ngồi nơi tòa ấy. Hóa Bồ tát liền đem cái bants đựng đầy cơm thơm dâng lên cho ông Duy Ma Cật, mùi thơm xong khắp thành Tỳ Da Ly và cõi tam thiên đại thiên thế giới.
Lúc đó trong thành Tỳ Da Ly cacsBaf la môn, cư sĩ nghe mùi hương này, thân tâm thư thới, khen ngợi chưa từng có. Khi ấy Trưởng giả chủ (1) Nguyệt Cái đem theo tám vạn bốn ngàn người đi đến nhà ông Duy Ma Cật , thấy trong nhà các Bồ tát rất đông và những tòa sư tử cao rộng trang nghiêm, ai nấy đều vui mừng, đảnh lễ các Bồ tát và đại đệ tử rồi đứng qua một bên. Các vị thần ở đất, thần ở hư không, các vị trời cõi dục, cõi sắc nghe mùi thơm này cũng đến nhà ông Duy Ma Cật.
Bấy giờ ông Duy Ma Cật bảo ông Xá Lợi Phất và các vị Thanh văn rằng
- Các nhân giả, dùng cơm vị cam lộ của Như Lai do đại bi huân tập, đừng đem ý có hạn lượng mà ăn thời không tiêu được.
Các Thanh văn khác nghĩ rằng :”Com này ít lắm, mà đại chúng người nào cũng phải ăn”. Hóa Bồ tát nói :
- Chớ đem trí đức nhỏ của Thanh văn mà so lường phúc tuệ vô lượng của Như Lai. Bốn bể còn có thể cạn chớ cơm này không khi nào hết. Dẫu cho tất cả người đều ăn mỗi vắt lớn như núi Tu Di cho đến một kiếp cũng không hết được. Vì sao ? _ Vì là món ăn dư của đất đầy đủ công đức, vô tận giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, không bao giờ hết được.
Khi đó, với bát cơm ấy cả chúng hội đều no đủ mà cũng vẫn còn. Các Bồ tát, Thanh văn, trời, người ăn cơm đó rồi, thân thể nhẹ nhàng vui vẻ ví như các Bồ tát ở cõi nước “Nhứt Thiết Lạc Trang Nghiêm”, lại các lỗ chân lông thoảng ra mùi hương bát ngát như mùi hương các cây ở nước Chúng Hương.



Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bấy giờ ông Duy Ma Cật hỏi các Bồ tát ở nước Chúng Hương rằng :
- Phật Hương Tích lấy chi để nói pháp ?
Các Bồ tát kia đáp :
- Phật cõi tôi không dùng văn tự để nói, chỉ dùng các mùi hương làm cho các trời, người được luật hạnh. Các Bồ tát đều ngồi dưới cây hương, nghe mùi hương mầu nhiệm ấy đều được tam muội “Nhứt thiết đức tạng” . Được tam muội ấy đều được đầy đủ tất cả công đức của Bồ tát.
Các Bồ tát kia hỏi ông Duy Ma Cật rằng :
- Còn Phật Thích Ca Mâu Ni lấy gì để nói pháp ?
Ông Duy Ma Cật nói :
- Chúng sanh cõi này cang cường khó giáo hóa , cho nên Phật nói những lời cang cường để điều phục họ. Nói đó là địa ngục, đó là súc sanh, đó là ngạ quỉ, đó là chỗ nạn, đó là chỗ người ngu sanh; đó là thân làm việc tà, đó là quả báo của thân làm việc tà; đó là miệng làm việc tà, đó là quả báo của miệng làm việc tà; đó là ý làm việc tà, đó là quả báo của ý làm việc tà; đó là sát sanh, đó là quả báo của sát sanh; đó là không cho mà lấy, đó là quả báo của không cho mà lấy; đó là tà dâm, đó là quả báo của tà dâm; đó là vọng ngữ, đó là quả báo của vọng ngữ; đó là nói hai lưỡi, đó là quả báo của nói hai lưỡi; đó là lời nói ác, đó là quả báo của lời nói ác; đó là lời nói vô nghĩa, đó là quả báo của lời nói vô nghĩa; đó là tham lam, ganh ghét, đó là quả báo của tham lam, ganh ghét; đó là tức giận, đó là quả báo của tức giận; đó là tà kiến, đó là quả báo của tà kiến; đó là bỏn sẻn, đó là quả báo của bỏn sẻn; đó là phá giới, đó là quả báo của phá giới; đó là giận hờn, đó là quả báo của giận hờn; đó là lười biếng, đó là quả báo của lười biếng; đó là ý tán loạn, đó là quả báo của ý tán loạn; đó là ngu si, đó là quả báo của ngu si; đó là kiết giới, đó là quả báo của kiết giới; đó là phạm giới, đó là quả báo của phạm giới; đó là nên làm, đó là không nên làm; đó là chướng ngại; đó là mắc tội, đó là khỏi tội; đó là tịnh, đó là nhơ; đó là hữu lậu, đó là vô lậu; đó là tà đạo, đoa là chánh đạo; đó là hữu vi, đó là vô vi; đó là thế gian, đó là Niết bàn; _ Vì những người khó giáo hóa, lòng như khỉ vượn, nên dùng bao nhiêu pháp để chế ngự lòng họ, mới có thể điều phục được. Ví như voi, ngựa ngang trái không điều phục được, phải đánh đập dữ tợn cho đến thấu xương rồi mới điều phục được. Chúng sanh cang cường khó giáo hóa cũng như thế, nên phải dùng tất cả những lời nói khổ thiết mới có thể đưa họ vào luật hạnh (giới hạnh).



Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Các Bồ tát nước Chúng Hương kia nghe rồi nói rằng :
- Thật chưa từng có ! Như Phật Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn ẩn các sức tự tại vô lượng của ngài mà dùng những phương pháp sở thích của người nghèo hèn để độ thoát chúng sinh. Các Bồ tát đây cũng chịu khổ sở , nhún nhường , dùng lòng đại bi vô lượng để sanh vào cõi Phật này.
Ông Duy Ma Cật nói :
- Bồ tát ở cõi này đối với chúng sinh, lòng đại bi bền chắc thật đúng như lời các ngài đã ngợi khen. Mà Bồ tát ở cõi này lợi ích cho chúng sinh trong một đời còn hơn trăm ngàn kiếp tu hành ở cõi nước khác. Vì sao ? _ Vì cõi Ta Bà này có mười điều lành mà các Tịnh độ khác không có. Thế nào là mười :
1) Dùng bố thí để nhiếp độ kẻ nghèo nàn.
2) Dùng tịnh giới để nhiếp độ kẻ phá giới.
3) Dùng nhẫn nhục để nhiếp độ kẻ giận dữ.
4) Dùng tinh tấn để nhiếp độ kẻ giải đãi.
5) Dùng thiền định để nhiếp độ kẻ loạn ý.
6) Dùng trí tuệ nhiếp độ kẻ ngu si.
7) Nói pháp trừ tám nạn để độ kẻ bị tám nạn.
8) Dùng pháp đại thừa để độ kẻ ưa pháp tiểu thừa.
9) Dùng các pháp lành để cứu tế người không đức.
10) Thường dùng tứ nhiếp để thành tựu chúng sanh.

Các Bồ tát kia hỏi :
- Bồ tát phải thnhf tựu mấy pháp ở cõi này làm không lầm lỗi, được sanh về cõi Tịnh độ ?
Ông Duy Ma Cật đáp :
- Bồ tát thành tựu tám pháp thời ở cõi này không lầm lỗi, được sanh về Tịnh độ. Tám pháp là gì ?
1) Lợi ích chúng sanh mà không mong báo đáp.
2) Thay thế tất cả chúng sanh chịu mọi điều khổ não.
3) Bao nhiêu công đức mình làm đều ban cho tất cả chúng sanh.
4) Lòng bình đẳng đối với chúng sanh khiêm nhường, không ngại, đối với Bồ tát xem như Phật.
5) Những kinh chưa nghe, nghe không nghi.
6) Không chống trái với hàng Thanh văn.
7) Thấy người được cúng dường cũng không tật đố, không khoe khoang những lợi lộc của mình, ở nơi đó mà điều phục tâm mình.
8) Thường xét lỗi mình, không nói đến lỗi người, hằng nhứt tâm cầu các công đức.

Ông Duy Ma Cật và ngài Văn Thù Sư Lợi nói pháp này rồi, ở trong đại chúng có cả trăm nghìn trời, người đều phát tâm Vô tượng Chánh đẳng Chánh giác, mười nghìn Bồ tát chứng đặng Vô sanh pháp nhẫn.




Chú thích
(1) Trưởng giả chủ : Vị trưởng giả này được công chúng suy tôn làm chủ để quản trị trong nước. Theo ngài Tăng Triệu giải thích là vì trong thời kỳ đó trong nước không có vua chúa, nên 500 vị trưởng giả kia mới suy tôn ông Nguyệt Cái làm chủ trong nước nên gọi là Trưởng giả chủ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.54 khách