KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

E – CHỈ THIỆN PHÁP VÔ NGÃ CÓ BỐN TƯỚNG, PHÁP VÔ NGÃ CÓ NĂM


1) Tướng pháp không
CHÁNH KINH
Khi ấy đại Bồ tát Đại Huệ thỉnh hỏi Phật : Cúi mong Thế Tôn vì chúng con nói tất cả pháp không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh. Chúng con và các Bồ tát khác giác ngộ pháp không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh rồi thì sẽ lìa vọng tưởng có và không , chóng được Vô thượng Chính đẳng Chính giác ?
Thế Tôn bảo Bồ tát Đại Huệ :
Lắng nghe, lắng nghe ! Khéo suy nghĩ đó,nay sẽ vì ông rộng phân biệt nói.
Đại Huệ bạch Phật :
Thế Tôn lành thay ! Xin vâng thọ giáo.

GIẢNG
Không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh, Thế Tôn thường lấy diệu chỉ này để hiển bày tự tánh, chẳng rơi vào có, không.

CHÁNH KINH
Phật bảo Đại Huệ :
- Không không tức là chỗ tự tánh vọng tưởng. Đại Huệ ! người chấp trước tự tánh vọng tưởng nói không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh. Kia lược nói bảy thứ không, nghĩa là : Tướng không, tánh tự tánh không, hành không, vô hành không, nhất thiết pháp ly ngôn thuyết không, đệ nhất nghĩa thánh trí đại không, bỉ bỉ không.

GIẢNG
Từ nơi tự tánh vọng tưởng chỉ ra chơn không. Chơn không chẳng không, nên nói “không không” . Không không tức là chỗ tự tánh vọng tưởng, chỉ có chứng biết, không thể giải bày. Bởi chúng sanh không biết tự tánh vọng tưởng là chơn không, vọng khởi chấp trước nên nói không, nói vô sanh, nói không phải hai, nói lìa tướng tự tánh, khiến ngộ chỗ hành thánh lạc ngay trong vọng tưởng, chỉ cần lìa chấp trước, liền đó chứng biết, lại không riêng có. Trước bày ra bảy tướng không. Vô sanh, không hai, lìa tánh, so đồng với nghĩa không, đều chẳng phải bỏ vọng tưởng riêng có các nghĩa.

(51)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
- Thế nào là tướng không ?
Nghĩa là tất cả tánh tự tướng, cộng tướng đều không. Quán sát vì sự triển chuyển chứa nhóm, phân biệt không tánh, tự tướng, cộng tướng chẳng sanh, tánh tự, tha, câu (chung) đều không tánh, cho nên tướng chẳng trụ. Thế nên nói tất cả tánh tướng không, là danh tướng không vậy.

GIẢNG
Tất cả pháp tánh không tự tướng, cộng tướng, vọng thấy có tự tướng nên có cộng tướng, vọng thấy cộng tướng nên có tự tướng. Triển chuyển đối đãi nhau, chứa nhóm mà thành, đều do phân biệt vậy. Tánh phân biệt đã rỗng thì tướng tự, tha cũng dối, tức là tướng mà không tướng, cho nên nói không tướng.

CHÁNH KINH
- Thế nào là tánh tự tánh không ?
Nghĩa là tánh chính mình; tự tánh chẳng sanh. Ấy gọi là tất cả pháp tánh tự tánh không, nên nói tự tánh không.

GIẢNG
Tất cả pháp tánh vọng thấy có-không, không phải tất cả pháp thật có tánh chính nó. Pháp thiện không có tự tánh thiện, pháp ác không có tự tánh ác. Tất cả pháp không có tự tánh tất cả pháp. Cho nên tự tánh không. Chẳng phải không tánh nói là không.

CHÁNH KINH
- Thế nào là hành không ?
Nghĩa là ấm lìa ngã và ngã sở. Nhơn sở thành nên sở tạo nghiệp phương tiện sanh, ấy gọi là hành không

GIẢNG
Nhơn sở thành là chủng tử, sở tạo nghiệp là hiện hạnh. Đây là sở do các ấm sanh khởi. Mê tâm làm thức thì chủng tử, hiện hạnh lẫn huân , tâm vương, tâm sở xen nhau vọng khởi, không ngã, ngã sở nên không.
(52)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
Đại Huệ ! tức cái hành không như thế ấy triển chuyển duyên khởi , tự tánh không tánh , ấy gọi là vô hành không.

GIẢNG
Các ấm hành xứ đương thể toàn không, tức là Niết bàn. Nhơn nơi không mà nói ấm, nhơn nơi ấm mà nói không, triển chuyển duyên khởi, đều không có tự tánh. Không ấm không không nên nói không hành không.

CHÁNH KINH
- Thế nào là “Nhất thiết pháp ly ngôn thuyết không”?
Nghĩa là tự tánh vọng tưởng vì không có ngôn thuyết, nên tất cả pháp lìa ngôn thuyết. Ấy gọi là nhất thiết pháp ly ngôn thuyết không.

GIẢNG
Tự tánh vọng tưởng tức chẳng phải tự tánh vọng tưởng, chẳng phải ngoài tự tánh vọng tưởng lại có ngôn thuyết. Cho nên biết tất cả pháp đều lìa ngôn thuyết.

CHÁNH KINH
- Thế nào là nhất thiết pháp đệ nhất nghĩa thánh trí đại không ?
Nghĩa là người được tự giác thánh trí thì tất cả lỗi tập khí kiến chấp không, ấy gọi là nhất thiết pháp đệ nhất nghĩa thánh trí đại không.

GIẢNG
Tự giác thánh trí vốn lìa các kiến chấp lỗi lầm về có và không. Nơi đây chứng biết thì tất cả chỗ, tất cả thời, tất cả việc thành đệ nhất nghĩa, ấy là đệ nhất nghĩa đại không.

(52)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
- Thế nào là bỉ bỉ không ?
Nghĩa là đối với kia không có cái không kia, ấy gọi là bỉ bỉ không.
Đại Huệ ! thí như nhà Lộc tử mẫu không có voi, ngựa, trâu, dê… Chẳng phải không chúng tỳ kheo, mà nói kia không. Chẳng phải nhà nhà tánh không, cũng chẳng phải tỳ kheo tỳ kheo tánh không, chẳng phải chỗ khác không voi ngựa. Ấy gọi là tất cả pháp tự tướng. Kia nơi kia không kia, ấy gọi là bỉ bỉ không.
Đây gọi là bảy thứ không . Cái bỉ bỉ không là cái rất thô, ông phải xa lìa.

GIẢNG
Nơi kia không đây, nơi đây không kia, nên nói bỉ bỉ không. Như nhà Lộc tử mẫu không voi, ngựa, trâu, dê chẳng phải không chúng tỳ kheo mà nói kia không, đây nghĩa là bỉ bỉ không.
Song nhà Lộc tử mẫu tuy không voi ngựa trâu dê mà chẳng phải không chúng tỳ kheo. Như nhà chẳng phải không tự tánh nhà, tỳ kheo chẳng phải không tự tánh tỳ kheo. Nhà Lộc tử mẫu không voi ngựa, cũng chẳng phải chỗ khác không voi ngựa.
Đây là tất cả pháp không tha tướng, chẳng phải không tự tướng. Cho nên bỉ bỉ không rất thô, vô nghĩa, nên phải xa lìa. Nghĩa là ngoại đạo chấp không chẳng giống chánh pháp của ta có sáu nghĩa không. Ngay nơi đó liền lìa tất cả tập khí, kiến chấp có- không , là không có tha tánh, chẳng phải không tự tánh.

(nhà Lộc tử mẫu là nơi có tỳ kheo thường đến )

(53)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2) Tướng vô sanh
CHÁNH KINH
Đại Huệ ! Chẳng tự sanh, chẳng phải chẳng sanh. Trừ người trụ tam muội, ấy gọi là vô sanh.

GIẢNG
Chẳng tự sanh là tự thể vốn vô sanh tánh.
Chẳng phải chẳng sanh là nhơn duyên hội ngộ in tuồng sanh tương tục, mê tỉnh chưa hết, không thể nói không, thể vọng vốn rỗng thì sanh cũng chẳng phải có.
Nên nói “pháp nhơn duyên sanh ra, ta nói tức là không”.
Đây tên vô sanh, chẳng phải trụ tam muội mà nói vô sanh.

3) Lìa tướng tự tánh
CHÁNH KINH
Lìa tự tánh tức là vô sanh. Lìa tự tánh thì sát na tương tục lưu trú, và dị tánh hiện. Tất cả tánh lìa tự tánh, thế nên tất cả tánh ly tự tánh.

GIẢNG
Lìa tự tánh là mật chỉ vô sanh, cho nên lại nói tức là vô sanh. Chỉ không tự tánh thì chính khi sanh là chẳng sanh. Tuy tương tục lưu trú mà sát na chẳng dừng, tướng biến dị hiện, nên biết tất cả tánh lìa tự tánh.
(Không tự tánh tức là do nhân duyên hòa hợp sanh, nên nói vô sanh.
Sát na chẳng dừng nên không thật
Biến dị nghĩa là đổi khác tức không có tướng riêng, tức vô ngã hay vô tánh, hay lìa tướng tự tánh)

4) Không hai tướng
CHÁNH KINH
Thế nào là không hai ? Nghĩa là tất cả các pháp như lạnh-nóng, dài-ngắn, đen-trắng v.v… Đại Huệ ! Tất cả các pháp đều không hai , chẳng phải đây Niết bàn, kia sanh tử, chẳng phải đây sanh tử, kia Niết bàn, vì tướng khác, nhơn khác mà có tánh, ấy gọi là không hai. Như Niết bàn - sanh tử, tất cả pháp cũng như thế. Thế nên không, vô sanh, không hai lìa tướng tự tánh, nên phải tu học.

GIẢNG
Nói là hai, như lạnh và nóng khác nhau, dài và ngắn khác nhau, đen cùng trắng khác nhau, nên nói tướng khác nhơn khác. Song tướng chẳng phải hai tướng, nhơn chẳng phải hai nhơn, ấy gọi là không hai. Cho nên ngoài Niết bàn không có sanh tử, ngoài sanh tử không Niết bàn. Sanh tử - Niết bàn tướng khác, sanh tử - Niết bàn nhơn khác. Nhưng tướng chẳng hai tướng, nhơn chẳng hai nhơn, nên nói nhơn khác tướng khác là có tánh. Mê giác là nhơn, chơn vọng thành tướng. Mê này giác này, vọng này chơn này dường như thấy có khác, mà không hai thể. Tất cả pháp cũng lại như thế.
(Mê giác là nguyên nhơn để vọng thấy chơn có tướng )


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

5) Kết bốn tướng vào tất cả kinh điển

CHÁNH KINH
Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng
Ta thường nói pháp không …………...... Xa lìa nơi đoạn thường
Sanh tử như huyễn mộng………………. Mà nghiệp kia chẳng hoại
Hư không và Niết Bàn…………………… Diệt định, hai cũng thế
Ngu phu khởi vọng tưởng………………. Chư thánh lìa có không

GIẢNG
Như Lai nói ra pháp không là nói tự tánh vọng tưởng chơn không. Tự tánh vọng tưởng chơn không siêu việt đoạn thường, ở trong sanh tử trọn như mộng huyễn. Trong mộng huyễn không có tướng hoại cùng chẳng hoại. Nói có nghiệp hoại, vẫn thuộc về kiến chấp có không. Tự tánh chơn không như ba thứ vô vi, chóng lìa có không, chẳng mắc các lỗi lầm. Cho nên chẳng đồng với ngu phu chạy theo vọng tưởng bất giác chấp trước..

(Hư không, Niết bàn, Diệt tận định, là ba thứ vô vi. Người ngu sa vào Nhị biên. Bậc Thánh lìa có-không, thì chẳng mắc lỗi lầm)

CHÁNH KINH
Thế Tôn lại bảo đại Bồ tát Đại Huệ rằng
Này, Đại Huệ ! Không, vô sanh, không hai lìa tướng tự tánh khắp vào tất cả kinh điển chư Phật. Phàm có kinh đều nói nghĩa này. Vì các kinh điển thảy tùy theo tâm hy vọng của chúng sanh, vì họ phân biệt nói hiển bày nghĩa ấy, Ví như một con nai khát nước, tưởng nước rồi làm mê lầm cả bày nai. Nai ở nơi tướng kia chấp trước thật nước, mà nơi kia không nước. Như thế tất cả kinh điển nói ra các pháp vì khiến kẻ ngu phát hoan hỷ , chẳng phải thật thánh trí ở nơi ngôn thuyết. Thế nên phải y nơi nghĩa, chớ chấp ngôn thuyết.

GIẢNG
Đây lại kết nói vì tự tánh vọng tưởng chấp trước nên nói không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh. Nếu hay chứng biết tự tánh vọng tưởng, liền lìa chấp trước, ngay nơi đó lặng lẽ. Thế mới biết: không, vô sanh, không hai, lìa tự tánh vẫn là tột chỉ ra chủ yếu, mà chẳng phải hiển bày thẳng đệ nhất nghĩa. Cho nên nói, các kinh điển tùy tâm hy vọng của chúng sinh, hiển bày nghĩa kia, mà chẳng phải chơn thật ở nơi ngôn thuyết. Hiển bày nghĩa kia là do ngữ mà vào nghĩa, như ngọn đèn soi sự vật, mà chẳng phải chơn thật ở lời nói. Cho nên không thể y ngữ mà nhận nghĩa. Đây là nói phải y nơi nghĩa chớ y nơi ngôn thuyết.

(54)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẦN II

CHỈ NHƯ LAI TÀNG SIÊU QUÁ VỌNG TƯỞNG NGÔN THUYẾT CỦA PHÀM NGU VÀ NGOẠI ĐẠO, THÀNH TỰU CÁC ĐỊA CỨU CÁNH QUẢ HẢI.

Có hai phần :
1) Chỉ Như Lai tàng chẳng đồng thần ngã của ngoại đạo.

CHÁNH KINH
Khi ấy đại Bồ Tát Đại Huệ bạch Phật rằng :
Bạch Thế Tôn ! Trong kinh Phật nói Như Lai tàng tự tánh thanh tịnh, chuyển 32 tướng vào trong thân tất cả chúng sanh, như hạt châu quí báu cột trong chéo áo nhơ. Như Lai tàng thường trụ, không biến đổi cũng lại như thế, cột trong chiếc áo nhơ ấm-giới-nhập và tham dục, sân, si vọng tưởng chẳng thật, bị các thứ trần lao làm ô uế. Đây là lời diễn nói của tất cả chư Phật”.
Bạch Thế Tôn ! tại sao Thế Tôn đồng với ngoại đạo nói có ngã, có Như Lai tàng ? Bạch Thế Tôn ! ngoại đạo cũng nói có tác giả thường còn, lìa ngoài vi trần, khắp giáp chẳng diệt. Bạch Thế Tôn ! Ấy là ngoại đạo nói có ngã.

GIẢNG
Đây là muốn Thế Tôn phát minh Như Lai tàng chẳng đồng thần ngã của ngoại đạo. Thần ngã của ngoại đạo chấp tâm phân biệt trong ngũ uẩn. Tánh Như Lai tàng là chỉ cho thể thường trụ bất biến. Thể không có chơn vọng, mà có giác mê. Mê thì tâm phân biệt sanh ra không phải chơn trí. Tâm phân biệt diệt mà chẳng phải là chơn tịch. Mê trí cho là sanh, mê tịch cho là diệt, thảy đều do phân biệt cho nên vô thường. Nếu giác thì phân biệt liền dứt, thấy xưa không sanh thì nay cũng không diệt. Chỗ không sanh diệt bản tánh thường trụ. Vì trừ cái phân biệt nên nói là vô ngã, mà chẳng phải không có cái ngã Như Lai tàng thường trụ bất biến. Vì dẹp vô ngã nên nói chơn ngã, mà chẳng đồng với cái ngã phân biệt của ngũ uẩn. Nên nói chuyển 32 tướng vào thân chúng sanh, mà bị buộc trong chiếc áo nhơ ấm-giới-nhập và tham-sân-si vọng tưởng chẳng thật, bị các thứ trần làm ô uế.
Khi hiện ở trong mê thì trí tịch ẩn, sanh diệt hiện tiền. Phàm có chỗ chấp đều thuộc về phân biệt. Đây là lý do ngoại đạo vọng chấp tác giả vậy.

(Chơn ngã vốn vô ngã. Nói như vậy có vẻ nghịch lý, vậy phải hiểu thế nào ?
Chơn ngã là bổn tánh thanh tịnh, vô tướng. Chỉ là bình đẳng với tất cả các pháp nên gọi là vô ngã)

(55)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
Phật bảo Đại Huệ !
Ta nói Như Lai tàng chẳng đồng cái ngã của ngoại đạo nói.
Đại Huệ ! có khi nói không, vô tướng, vô nguyện, như thật tế, pháp tánh, pháp thân, Niết bàn, ly tự tánh, bất sanh bất diệt, bản lai tịch tịnh, tự tánh Niết bàn, những câu như thế đều nói về Như Lai tàng. Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác vì đoạn cái sợ vô ngã của ngu phu, nên nói lìa vọng tưởng cảnh giới vô sở hữu có Như Lai tàng.
Này Đại Huệ ! Đại Bồ tát vị lai, hiện tại không nên khởi chấp về ngã kiến.

GIẢNG
Nói pháp thân như thật mà trước nói là không, vô tướng, vô nguyện.
Nói tự tánh Niết bàn mà trước nói lìa tự tánh, bất sanh bất diệt, xưa nay là tịch tĩnh. Đây là Thế Tôn vì nói cảnh giới vô sở hữu , môn Như Lai tàng vậy.
- Như Lai ban đầu vì chúng sanh chấp ngũ uẩn là ngã nên nói vô ngã
- Sau vì Thanh văn chấp pháp vô ngã mê lầm tự tánh nên nói chơn ngã.
Kinh Niết Bàn nói “Các ông nên biết trước đã tu tập vô thường, khổ, không, vô ngã, chẳng phải pháp chơn thật, ví như mùa xuân có những người tắm trong hồ lớn, ngồi thuyền dạo chơi, bỗng làm rơi hạt châu lưu ly chìm tận đáy nước. Khi ấy mọi người thảy đều lặn xuống nước mò tìm hạt châu, giành nhau nắm lấy ngói đá, cỏ cây, sạn sỏi mỗi người tự bảo được châu lưu ly, vui vẻ đem lên mới biết chẳng phải châu. Lúc ấy châu ở trong nước, vì tác dụng của châu nên nước được lóng trong. Bấy giờ toàn thể đều thấy hạt châu vẫn còn ở dưới nước, ví như ngước mặt xem trăng trong hư không. Trong chúng có một người trí dùng sức phương tiện, nhẹ nhàng chậm rãi lặn xuống nước liền lấy được hạt châu. Tỳ kheo các ông chẳng nên tu tập vô thường, khổ không, vô ngã, bất tịnh v.v…như thế , cho là nghĩa thật. Như những người kia mỗi người lượm ngói gạch, cỏ cây, sạn sỏi mà cho là bảo châu. Các ông phải học phương tiện, ở khắp mọi nơi thường tu tưởng ngã, tưởng thường, tưởng lạc, tưởng tịnh. Như người trí kia khéo lượm được hạt châu, là nói tưởng ngã, tưởng thường, lạc, tịnh”. Thế mới biết khi Như Lai nói vô ngã, ý ở chỗ chơn ngã, chỉ vì đối trị phàm phu ngoại đạo. Cho nên chỗ lầm của nhị thừa là chỗ sợ của phàm phu. Đâu biết lìa vọng chính là vì hiển chơn. Cảnh giới vô sở hữu và môn Như Lai tàng này chẳng đồng với ngoại đạo cho thức là ngã, chấp tướng tác giả. (chấp có người tạo ra)

(56)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
Thí như người thợ gốm, nơi một đống đất, dùng phương tiện, nhân công, nước, cây, bánh xe quay mà làm thành các món đồ.
Như Lai cũng lại như thế, nói pháp vô ngã lìa tất cả tướng vọng tưởng, dùng các thứ trí huệ phương tiện khéo léo, hoặc nói Như Lai tàng, hoặc nói vô ngã.
Bởi nhân duyên ấy nên nói Như Lai tàng chẳng đồng cái ngã của ngoại đạo nói, ấy gọi là nói Như Lai tàng. Vì khai dẫn cái chấp ngã của ngoại đạo nên nói Như Lai tàng. Khiến họ lìa vọng tưởng, ngã kiến chẳng thật vào cảnh giới tam giải thoát môn, hy vọng chóng được vô thượng chánh đẳngchánh giác.
Thế nên Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác khởi nói Như Lai tàng như thế. Nếu không như vậy, ắt đồng với ngoại đạo.
Thế nên, Đại Huệ ! vì lìa kiến chấp của ngoại đạo, nên y vào Như Lai tàng vô ngã.

GIẢNG
Đây lại bày rõ Như Lai dùng các thứ trí huệ phương tiện khéo léo, hoặc nói vô ngã, hoặc nói Như Lai tàng là để lẫn nhau phát minh ngã tướng thanh tịnh Như Lai. Vì khai dẫn ngoại đạo chấp ngã kiến, lìa ngã kiến chẳng thật. Thế nên rốt sau nói “Phải y nơi Như Lai tàng vô ngã” ấy là nghĩa quyết định vậy.
Kinh Niết bàn vì lập ví dụ thầy thuốc mới và thầy thuốc cũ, mà lại vì trong chúng, xướng lời rằng : Tỳ kheo phải biết, cái ngoại đạo nói là ngã đó, ví như trùng ăn cây, ngẫu nhiên thành chữ. Thế nên ở trong Phật pháp nói là vô ngã, vì điều phục chúng sanh, vì biết thời nên nói là vô ngã. Cho nên có nhân duyên cũng nói có ngã. Như ông thầy thuốc giỏi kia khéo biết sữa là thuốc hay chẳng phải thuốc, không phải như phàm phu chấp ngô ngã vậy.

CHÁNH KINH
Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng :
Người, ấm tương tục……………………. Duyên cùng vi trần
Thắng, tự tại tạo………………………….. Tâm lượng vọng tưởng

GIẢNG
- Người tức là cái ngã trong thân ngũ ấm.
- Tương tục là cái ngã này lưu trú sanh diệt
- ấm là ngũ ấm.
Ngoại đạo chấp có duyên khác cùng vi trần, thắng tánh tự tại thiên hòa hợp chung nhau tạo. Đây là tự tâm vọng tưởng chấp vậy.
- Duyên khác là tát đỏa, tích xà, đáp ma của số luận sư . Vì số luận sư này chấp ngã, tư, duyên, ba việc này họp lại làm thành vậy.

(57)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

E1 - CHỈ CHUNG PHƯƠNG TIỆN CÓ BỐN PHÁP
CHÁNH KINH
Khi ấy Đại Bồ tát Đại Huệ quán chúng sinh vị lai, lại thỉnh Thế Tôn:
Cúi xin vì nói tu hành không gián đoạn, như các vị Đại Bồ tát tu hành đại phương tiện.

GIẢNG
Đây là hỏi về phương tiện tu hành. Không gián đoạn là không gián đoạn nơi tự tánh, thuận tánh khởi tu, chẳng phải tạo nhân duyên bên ngoài.

CHÁNH KINH
Phật bảo Đại Huệ ! :
Đại Bồ tát thành tựu bốn pháp, được tu hành đại phương tiện. Thế nào là bốn pháp ?
- Nghĩa là khéo phân biệt tự tâm hiện
- Quán ngoại tánh phi tánh
- Lìa kiến chấp sanh, trụ, diệt
- Được tự giác thánh trí thiện lạc.
Ấy gọi là Đại Bồ tát thành tựu bốn pháp, được tu hành đại phương tiện.

GIẢNG
- Khéo phân biệt tự tâm hiện là biết tam giới đều duy thức hiện, chẳng bởi duyên khác.
- Quán ngoại tánh phi tánh là tất cả tánh bên ngoài, thảy như mộng huyễn, không có tự tánh.
- Lìa kiến chấp sanh trụ diệt là đã biết tất cả tánh phi tánh đều chỉ là tự tâm thì các thứ chẳng khởi, đối với các pháp sở tri không khởi nhiếp thọ .
- Tự giác thánh trí thiện lạc là đã biết tam giới duy thức, tất cả tánh không tự tánh, các thức chẳng sanh, thì tự giác thánh trí như mặt trời ở trong hư không, tự nhiên được tự tại pháp lạc.
Ngoại đạo chẳng biết tam giới đều duy thức hiện, cho là có nhơn khác. Đã có nhơn khác thì tất cả tánh thật có tự tánh có thể được.
Nhị thừa tuy biết không có nhơn khác, song về thức hiện hành diệt mà chủng tử chẳng diệt, đối với pháp trong ngoài không thể chóng không. Đây đều do thức minh làm ngại, đối giác tánh chính mình, mình chẳng viên diệu.
Thế nên với bốn thứ này, Bồ tát tu hành phương tiện vượt khỏi phàm ngu và ngoại đạo. Nếu người có chí với tâm tông phải nên biết rõ.

(57)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

E2 - KHÉO PHÂN BIỆT TỰ TÂM HIỆN

CHÁNH KINH
Thế nào Đại Bồ tát khéo phân biệt tự tâm hiện ?
Nghĩa là quán tam giới duy tâm chừng ngằn như thế, lìa ngã và ngã sở, không giao động, lìa đi lại, do tập khí hư ngụy huân tập từ vô thỉ, các thứ sắc hành trong tam giới trói buộc thân tài (căn) liền dựng lập, vọng tưởng tùy nhập hiện. Ấy gọi là Đại Bồ tát khéo phân biệt tự tâm hiện.

GIẢNG
Chừng ngằn là nói phần lượng. Đây nói duy tâm tức duy thức. Mê tâm làm thức, thức tức là tâm. Cho nên nói duy tâm. Quán tam giới này đều do tự tâm bất giác vọng sanh chừng ngằn, trong khoảng giữa thật không có người nhiếp thọ và pháp bị nhiếp thọ. Thế nên tuy tạo tác mà không có sở tác. Tuy hiện đi lại mà không có đi lại.
Tập khí hư ngụy huân tập từ vô thỉ là chỉ cho nghiệp chủng của tàng thức, tức bất giác vọng động vậy. Đã vọng động làm nghiệp liền do kiến (năng kiến) khởi tướng (sở kiến), biến ra dường như căn-trần , thành các thứ sắc, hành nghiệp trong tam giới, bèn có danh tướng, dài ngắn, co duỗi v.v…sanh ra trói buộc. Ngay hiện tại là căn thân thọ dụng những nhu cầu trong thế giới, rồi khởi các thứ vọng tưởng . Tâm cảnh nhập nhau hòa hợp mà hiện, nên nói là “Tự tâm hiện”. Nếu hay quan sát cái sở hiện của tự tâm thì biết tất cả sắc, hành (nghiệp), danh tướng trong tam giới, tự thân thọ dụng tất cả vọng tưởng đều do mê Như Lai tàng tánh từ vô thủy làm chủng thức , vọng sanh chừng ngằn. Tâm cảnh bị hiện đều không thể được, không chủ, không chỗ nương, liền đó chóng liễu ngộ.

(58)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

E3 – QUÁN NGOẠI TÁNH PHI TÁNH

CHÁNH KINH
Thế nào Đại Bồ tát quán ngoại tánh phi tánh ?
Nghĩa là tất cả tánh như nắng, như mộng v.v…do vọng tưởng hư ngụy từ vô thỉ huân tập làm nhơn mà quán tự tánh của tất cả tánh. Đại Bồ tát khéo khởi quán ngoại tánh phi tánh như thế, gọi là Đại Bồ tát khéo quán ngoại tánh phi tánh.

GIẢNG
Nắng, mộng v.v… là tất cả pháp như sóng nắng, như mộng huyễn, đều do nội thức biến ra, dường như có hiện trước mắt, mà không có tự tánh, liền đó vô sanh. Thế nên biết không có tự tánh. “Tất cả pháp chẳng sanh” là lời nói của chư Phật trong ba đời, nên phải tôn trọng.
Nhơn là, tất cả tánh này nhơn nơi chủng thức hư ngụy làm tự tánh. Quán tất cả tánh lấy thức làm tự tánh thì tất cả tánh không tự tánh, nên nói “Khéo quán ngoại tánh phi tánh”.

E4 – LÌA KIẾN CHẤP SANH TRỤ DIỆT.
CHÁNH KINH
Thế nào Đại Bồ tát lìa kiến chấp sanh-trụ-diệt ?
Nghĩa là tất cả tánh như huyễn mộng, tánh tự-tha và chung, chẳng sanh, tùy vào chừng ngằn của tự tâm nên thấy ngoại tánh phi tánh. Thấy thức chẳng sanh và duyên không tích tụ, bởi vọng tưởng duyên sanh. Nơi tam giới, tất cả pháp trong ngoài đều không thể được
Thấy lìa tự tánh thì chấp sanh ắt dứt. Biết tự tánh các pháp như huyễn v.v… được vô sanh pháp nhẫn. Được vô sanh pháp nhẫn rồi, lìa kiến chấp sanh trụ diệt, gọi là Đại Bồ tát khéo phân biệt lìa kiến chấp sanh-trụ-diệt.

GIẢNG
Tánh tự-tha , chung, chẳng sanh, Trung Luận nói “Các pháp chẳng tự sanh, cũng chẳng từ tha sanh, chẳng chung, chẳng không nhơn, thế nên nói vô sanh”. Xét theo đây thì biết tất cả ngoại tánh như mộng v.v…đều do tự tâm bất giác vọng sanh chừng ngằn (giới hạn). Bởi bất giác vọng sanh, thật không có tánh sanh, nên nói “”thấy ngoại tánh phi tánh”. Vì bất giác vọng sanh, thật không có thức sanh, nên nói “thấy thức chẳng sanh”. Đã không có tánh sanh và thức sanh , mà vẫn thấy dường như sanh tương tục. Thảy do bất giác đồng thời liền hiện, chẳng phải duyên nhiều thứ tích tụ . Chẳng biết liền hiện , mà cho là duyên sanh là vọng tưởng vậy. Thấy vọng tưởng duyên sanh mới biết tất cả pháp trong tam giới không có tự tánh, thì cái kiến chấp sanh liền diệt. Sự vật hiện tiền thảy như mộng huyễn, chỉ rõ bất giác liền trụ duy tâm. Thế nên nói “Vô sanh pháp nhẫn khéo lìa kiến chấp sanh-trụ-diệt”.

(59)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.52 khách