KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
2 - PHÁP THÂN NHƯ LAI, CHÍNH KHI SANH MÀ CHẲNG SANH.

Đại Huệ ! Ta nói ý sanh pháp thân danh hiệu Như Lai . Nó chẳng sanh, ấy là chẳng phải cảnh giới của tất cả ngoại đạo, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát thất trụ. Đại Huệ ! Chẳng sanh kia là dị danh của Như Lai .
Đại Huệ ! Thí như Nhơn đà là Thích Ca, bất lan đà la những vật như thế, mỗi mỗi vật đều có tên, cũng chẳng phải có nhiều tên mà có nhiều tánh, cũng chẳng phải không tự tánh.

GIẢNG
Đây tức sanh nói vô sanh để hiển ý thâm mật, vẫn không nên theo danh mất nghĩa. Ý sanh pháp thân tức là chẳng sanh, nên nói dị danh Như Lai. Nghĩa chẳng sanh này chẳng phải cảnh giới của hàng Nhị thừa và Bồ tát thất địa. Thất địa về trước chỉ hết nhơn sanh chứ chẳng đạt được tự tánh vô sanh của Như Lai là chơn như, bình đẳng, tùy chỗ, tùy thời, không có tướng khởi - diệt. Chẳng phải duyên hết mới hiện, cho nên chẳng kẹt nơi sở liễu, năng liễu vô sanh.
Nhơn Đà la Thích Ca và Bất lan Đà la đều là dị danh của Đế Thích.
Chẳng phải do nhiều tên mà có nhiều tánh là thể một mà tên khác.
Cũng chẳng phải không tự tánh là nhiều tên dùng để nói một thể, không phải nhơn tên mà được thể.
(Pháp thân Như Lai, chẳng phải do thành Phật mới có, cho nên nói sanh mà chẳng sanh)
(177)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
3 - PHÁP THÂN NHƯ LAI TÊN KHÁC, THỂ MỘT.

Như thế, Đại Huệ ! Ta ở thế giới Ta Bà này , trải ba A tăng kỳ kiếp, có trăm ngàn danh hiệu. Kẻ ngu thảy đều nghe, mỗi người nói tên của ta mà không hiểu ta, ấy là dị danh Như Lai.
Đại Huệ ! Hoặc có chúng sanh biết ta là Như Lai,
- có chúng sanh biết ta là Nhứt thiết trí,
- có chúng sanh biết ta là phật,
- có chúng sanh biết ta là cứu thế,
- có chúng sanh biết ta là tự giác ,
- có chúng sanh biết ta là đạo sư,
- có chúng sanh biết ta là Quảng đạo,
- có chúng sanh biết ta là Nhất thiết đạo
- có chúng sanh biết ta là Tiên nhơn,
- có chúng sanh biết ta là Phạm Thiên
- có chúng sanh biết ta là Tỳ Nữu
- có chúng sanh biết ta là Tự tại.
- có chúng sanh biết ta là Thắng
- có chúng sanh biết ta là Ca tỳ la
- có chúng sanh biết ta là Chơn thật biện
- có chúng sanh biết ta là Nguyệt
- có chúng sanh biết ta là Nhật
- có chúng sanh biết ta là Vương
- có chúng sanh biết ta là Vô sanh,
- có chúng sanh biết ta là Vô diệt
- có chúng sanh biết ta là Không
- có chúng sanh biết ta là Như Như
- có chúng sanh biết ta là Đế
- có chúng sanh biết ta là Thật tế
- có chúng sanh biết ta là Pháp tánh
- có chúng sanh biết ta là Niết bàn
- có chúng sanh biết ta là Thường
- có chúng sanh biết ta là Bình Đẳng
- có chúng sanh biết ta là Bất nhị
- có chúng sanh biết ta là Vô tướng
- có chúng sanh biết ta là Giải thoát
- có chúng sanh biết ta là Đạo
- có chúng sanh biết ta là Ý sanh.
Đại Huệ ! Trải qua ba A tăng kỳ, có trăm ngàn danh hiệu như thế, chẳng thêm chẳng bớt, thế giới này và thế giới khác đều biết ta , như mặt trăng trong nước, chẳng ra chẳng vào.

GIẢNG
Như Lai ở cõi Ta Bà có đến trăm nghìn dị danh tùy tâm chúng sanh ứng với lượng sở tri, mỗi chúng có lời khác mà không biết nghĩa tự tánh chơn thật. Như Lai như trăng trong nước, chẳng ra chẳng vào , chẳng phải có chẳng phải không. Chẳng hiểu dị danh của Như Lai là tất cả, chúng sanh chỉ y nơi danh nhận nghĩa, mà chẳng hiểu Như Lai tuy có nhiều danh , chỉ nói lên một thể. Nên nói :Tự tánh Thanh tịnh Như Lai chỉ chứng tương ưng, chẳng phải danh nói đến được. Như trăng trong nước, chẳng thể nói có - không, chẳng thể nói xa - gần, không thể chỉ bày, không thể độ lượng (đo lường), thật chẳng phải không tánh, mà không rơi vào số lượng có - không.
(178)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
Các kẻ ngu kia không thể biết ta, vì rơi vào hai bên. Song thảy cung kính cúng dường nơi ta, mà không khéo hiểu biết câu lời, nghĩa thú chẳng phân biệt được danh, chẳng hiểu tự thông. Chấp trước vào các ngôn thuyết chương cú, nơi chẳng sanh diệt khởi tưởng vô sanh. Chẳng biết danh hiệu sai biệt của Như Lai, biết Nhơn Đà La Thích Ca , Bất Lan Đà La mà chẳng hiểu tự thông, hội qui về chỗ tột cùng, nơi tất cả pháp tùy chỗ chấp trước.

GIẢNG
Kẻ ngu không biết tự tánh pháp thân Như Lai, vọng chấp có - không đắm trước nơi danh tự, mà đối với câu “tất cả pháp chẳng sanh diệt” khởi tưởng không tánh. Đây chính là chẳng hiểu tự thông, vọng chấp tất cả pháp là chẳng sanh diệt.
Tất cả danh hiệu đều nói một thể, nhơn danh đạt thể, đạt thể thì lìa lời nói. Nên nói hội qui về chỗ tột cùng. Chẳng rõ nghĩa này, chỉ nơi danh thuyết riêng sanh lý thú , luống thêm đa văn, tăng trưởng ngã kiến.
(179)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
4 - PHÁP THÂN NHƯ LAI LÌA LỜI NÓI, HIỂN CHƠN THẬT.
Có 2 phần

a) NGHĨA CHƠN PHÁP THÂN CHẲNG RƠI VÀO VĂN TỰ

Đại Huệ ! Những người si kia nói thế này : “Nghĩa như lời nói, nghĩa nói không khác. Vì cớ sao ? Vì nghĩa không có thân, ngoài ngôn thuyết lại không có nghĩa khác, chỉ dừng nơi ngôn thuyết”.
Đại Huệ ! Kia bị trí ác thiêu đốt chẳng biết tự tánh ngôn thuyết, chẳng biết ngôn thuyết sanh diệt, nghĩa chẳng sanh diệt. Đại Huệ ! Tất cả ngôn thuyết rơi vào văn tự, nghĩa thì chẳng rơi, vì lìa tánh phi tánh, không thọ sanh cũng không thân.
Đại Huệ ! Như Lai chẳng nói pháp rơi trong văn tự, vì văn tự có - không không thể được, trừ chẳng rơi vào văn tự.

GIẢNG
Đây nói người ngu chẳng đạt tự tánh chơn nghĩa, bảo nghĩa không thể tánh, mà lấy ngôn thuyết làm cảnh giới giác tưởng sở hành cho là tột các nghĩa vị. Cho nên nói “Chỉ dừng nơi ngôn thuyết”. Đây không những là chẳng biết nghĩa , mà cũng chẳng biết tự tánh ngôn thuyết. Ngôn thuyết y nơi nghĩa, ngôn thuyết vốn không tự thể, là tánh sanh diệt. Nên nói “ngôn thuyết tự tánh”. Nghĩa lìa ngôn thuyết, tánh chẳng phải sanh diệt, chẳng thuộc có - không. Đã lìa sanh - diệt, có - không, cũng lìa cái lìa.
Kinh Viên Giác nói “biết là không hoa liền không luân chuyển , cũng không thân tâm thọ sanh tử kia”. Tức ở đây nói “Không thọ sanh cũng không thân”.
Lại Viên Giác nói “ cái tri giác kia vẫn như hư không, biết hư không ấy tức là tướng không hoa, cũng không thể nói không có tánh tri giác”. Tức ở đây nơi “Trừ chẳng rơi vào văn tự”.
Tự tánh Như Lai không sanh, không thân, chẳng rơi vào văn tự mà chẳng phải không rơi. Kẻ ngu si không trí chẳng phân biệt thuyết và nghĩa, vọng tự đắm trước, là đáng thương xót vậy.
(179)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
b) NHƯ LAI KIẾN LẬP NGÔN THUYẾT VÌ DẸP NGÔN THUYẾT

Đại Huệ ! Nếu có người nói rằng “Như Lai nói pháp rơi vào văn tự”, người này ắt vọng ngữ, vì pháp lìa văn tự.
Thế nên, Đại Huệ ! Chư Phật chúng ta và các vị Bồ tát không nói một chữ, chẳng đáp một chữ. Vì cớ sao ? Vì pháp lìa văn tự, chẳng phải không nói nghĩa lợi ích. Ngôn thuyết là vọng tưởng của chúng sanh.
Đại Huệ ! Nếu chẳng nói tất cả pháp thì giáo pháp ắt hoại. Giáo pháp hoại thì không có chư Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn, nếu không thì ai nói và vì ai ?

GIẢNG
Như Lai có nói ra đều vì nghĩa, mượn ngôn thuyết để vào đệ nhất nghĩa. Tức nơi ngôn thuyết nói đệ nhất nghĩa rời ngôn thuyết. Cho nên từ thành Phật cho đến Niết bàn ở trong khoảng giữa ấy, Phật chẳng nói một chữ. Nghĩa là không một lời rơi vào tướng văn tự, mà chẳng phải không nhằm lợi ích chúng sinh vì phân biệt nói. Nếu không nhằm lợi ích chúng sinh phân biệt nói thì hàng nhị thừa, Bồ tát kia từ đâu dựng lập nghĩa chơn thật. Như thế thì thánh giáo hoại diệt, ai dạy nơi ai ư ?
Cho nên biết tất cả ngôn thuyết đều không có thật pháp, vì đệ nhất nghĩa mà có nói bày. Do thuyết mà nhập nghĩa , nghĩa hiển thì thuyết lìa. Thuyết tức không thuyết. chỉ tức không chỉ. Cho nên nói “Chư Phật, Bồ tát không nói một chữ”.

CHÁNH KINH
Thế nên, Đại Huệ ! Đại Bồ tát chớ kẹt ngôn thuyết, tùy nghi phương tiện rộng nói kinh pháp. Vì hy vọng, phiền não của chúng sinh chẳng phải một nên ta và chư Phật tùy các thứ hiểu biết sai khác của chúng sinh mà nói các pháp, khiến lìa tâm, ý, thức, chẳng phải vì được chỗ tự giác thánh trí.

GIẢNG
Đây là dạy bảo Bồ tát tùy căn thức chúng sinh mà rộng nói kinh pháp, chẳng nên mắc nơi ngôn thuyết. Nếu có nói ra đều nhơn các thứ hy vọng , các thứ phiền não , các thứ hiểu khác của chúng sanh, mà vì phá trừ. Khiến họ lìa cái hư ngụy từ vô thỉ, chuyển tâm, ý, thức, tự biết, tự chứng. Quyết không có nói, chỉ bày chỗ tự giác thánh trí. Bởi vì tự giác thánh trí lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng tâm duyên, tự chứng được ở bên trong, chẳng phải chỗ hiển bày của vọng tưởng ngôn thuyết. Cho nên biết chư Phật nói pháp như thày thuốc trị bệnh, chỉ có phương pháp diệt trừ bệnh nhặm, mà không có phương pháp làm tăng thêm ánh sáng. Thuyết cùng với nghĩa có tánh hay không tánh rõ ràng tự thấy.
(180)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
Đại Huệ ! Đối tất cả pháp không thật có, giác tự tâm hiện lượng, lìa hai thứ vọng tưởng. Các vị đại Bồ tát y nơi nghĩa, chẳng y văn tự. Nếu người thiện nam, thiện nữ y văn tự là tự hoại đệ nhất nghĩa, cũng không thể giác ngộ cho người, rơi vào ác kiến tương tục mà vì chúng nói, chẳng khéo rõ biết tất cả pháp, tất cả địa, tất cả chương cú. Nếu người khéo biết tất cả pháp, tất cả địa, tất cả tướng, thông đạt chương cú đầy đủ tánh nghĩa thì họ hay dùng chánh lạc vô ngã mà tự vui thích, bình đẳng đại thừa, dựng lập cho chúng sinh.

GIẢNG
Trước nói ngôn thuyết chẳng vì được chỗ tự giác thánh trí. Ở đây nói người được tự giác thánh trí thâm đạt pháp tướng, có dựng lập ra tự nhiên chẳng rơi vào cảnh giới văn tự vọng tưởng. Phàm văn tự hay làm ngu người là : nói ra tất cả pháp theo cảnh giới có - không vọng tưởng. Nếu đạt tất cả pháp không có tự tánh đều duy tâm hiện, lìa cảnh giới vọng tưởng của hai thứ có - không thì chỗ chỉ của văn tự phải xem thế nào ? Cho nên y văn tự thì không thể nói đệ nhất nghĩa, mà trái lại hay hoại đệ nhất nghĩa. Bởi không khéo rõ biết tất cả pháp , tất cả địa, tất cả tướng, chơn như bản tế, thì cũng không thể biết chương cú của thánh giáo. Vì thế dựng lập tất cả pháp, tất cả địa, tất cả tướng, đều lìa tướng hiển bày đầy đủ tánh nghĩa. Mới hay thánh giáo ly ngôn, chỉ vì dẹp trừ lý luận, bên trong tự chứng, hiện trụ nơi pháp lạc, bên ngoài dựng lập bình đẳng nhất thừa. Đây là chỗ đi của tự giác thánh trí, Như Lai và Bồ tát y nghĩa dạy bảo thâm thiết, đâu phải cạn cợt ư ?
(181)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
Này Đại Huệ !
- Nhiếp thọ đại thừa thì nhiếp thọ chư Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn.
- Nhiếp thọ chư Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn thì nhiếp thọ tất cả chúng sinh.
- nhiếp thọ tất cả chúng sinh thì nhiếp thọ chánh pháp.
- nhiếp thọ chánh pháp thì giống (dòng) Phật chẳng dứt.
- Giống Phật chẳng dứt thì hay rõ biết được chỗ vào thù thắng.
- biết được chỗ vào thù thắng là hàng Đại Bồ tát thường được hóa sanh, dựng lập đại thừa mười sức tự tại, hiện các sắc tượng, thông đạt các tướng phiền não , hy vọng, hình loại của chúng sanh, nói pháp như thật.
- Như thật là chẳng khác, như thật là tướng chẳng đến, chẳng đi, tất cả hư ngụy đều dứt , ấy gọi là như thật.
Đại Huệ ! Người thiện nam, thiện nữ chẳng nên nhiếp thọ theo lời nói mà chấp trước. Vì chơn thật là lìa văn tự.

GIẢNG
Đại thừa tức là pháp tự giác thánh trí nhất thừa.
- An trụ tự giác thánh trí nhât thừa là chỗ nhiếp thọ của chư Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn. Bởi vì tự giác thánh trí này là chỗ xuất sanh chư Phật, Bồ tát. Nếu hay an trụ tức cùng chư Phật, Bồ tát đồng thể nhiếp nhập.
- Cũng hay nhiếp thọ chúng sanh, chúng sanh y đó mà được lợi lạc.
- Cũng hay nhiếp thọ chánh pháp, chẳng bị tất cả thế luận làm dao động, tất cả ngoại đạo không tìm được chỗ dở, nắm giữ đệ nhất nghĩa pháp ấn tự tánh Như Lai tức là giống Phật chẳng dứt.
- Đệ nhất nghĩa tâm tự tánh này tức là tất cả chỗ thù thắng. Nên nói “được đại tổng trì”. Được đại tổng trì tự nhiên tùy chỗ hóa sanh, dựng lập đại thừa, thành tựu thập lực, đối hiện sắc thân, tùy phiền não chúng sanh mà vì cứu giúp, dùng pháp vị như thật vô tướng an trụ điều phục, dứt các hý luận.
- Cho nên răn người tu hành không nên nhiếp thọ ngôn thuyết, chỉ phải nhiếp thọ chơn thật.
Đây là lìa văn tự mà được, chẳng phải cảnh giới giác tưởng. Người trí đối chỗ này nên phải tự nhận.
(181)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
Đại Huệ ! Ví như lấy ngón tay chỉ vật, kẻ ngu nhìn ngón tay mà chẳng thấy vật. Cũng thế, kẻ ngu theo ngôn thuyết chỉ bày rồi nhiếp thọ, chấp trước, rốt cùng chẳng bỏ , trọn không được đệ nhất thật nghĩa lìa ngôn thuyết chỉ ra.
Đại Huệ ! Thí như đứa bé, nên cho thức ăn chín, không nên cho thức ăn sống. Nếu cho thức ăn sống, khiến nó phát cuồng, vì không biết phương tiện thứ tự làm cho chín.
Đại Huệ ! chẳng sanh, chẳng diệt cũng như thế, nếu chẳng có phương tiện tu hành tức là chẳng khéo. Thế nên phải khéo phương tiên tu hành, chớ theo lời nói như xem ngón tay.

GIẢNG
Đây lại nói phải lìa ngôn thuyết được đệ nhất nghĩa. Ngón tay dụ ngôn thuyết, vật dụ đệ nhất nghĩa. Nghĩa là đệ nhất nghĩa do ngôn thuyết mà vào, chẳng phải ngôn thuyết là đệ nhất nghĩa, cũng chẳng phải sở thuyết là đệ nhất nghĩa.
Nếu y ngôn thuyết khởi cảnh giới giác vọng tưởng, đó là chấp sâu dày.
Khiến người phát cuồng tức là cho cảnh giới vọng giác làm đệ nhất nghĩa, mất trí phương tiện, tự lầm làm lầm người. Như nói “tất cả pháp chẳng sanh” đây là ngôn thuyết. Tự phải dùng phương tiện quan sát liền biết tất cả pháp chỉ tự tâm hiện ra. Mê tự tâm thì vọng thấy hiện ra, hiện nhơn mê thấy chẳng có pháp thật.
Giác tự tâm hiện thì mê vọng liền dứt, tất cả chẳng phải riêng có, trọn không chỗ lấy bỏ. Chỗ không lấy bỏ ấy là tự tánh chơn như , trong ngoài lặng lẽ, tức là đệ nhất thật nghĩa. Đây là phương tiện khéo tu vậy. Nếu nghe “tất cả pháp chẳng sanh” liền trên tất cả pháp phân tích thành vi trần đến không thực có, ấy cũng thuộc tướng khác của vọng tưởng. Bởi vì nơi không chấp có, lại nơi có chấp không, thảy đều đối pháp như thật, riêng khởi cảnh giới, ấy là tướng khác. Cho đến nghe nói “tâm lượng” rồi dùng vọng tưởng giác nơi tự tâm chấp là sâu kín, cũng đều do vọng hiện vọng, chẳng lìa vọng tưởng. Y ngôn thuyết mà chấp như xem ngón tay. Cho nên trên có dụ thức ăn sống, nếu không có phương tiện trở lại thêm lớn bệnh cuồng.
(182)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
Thế nên Đại Huệ ! nơi nghĩa chơn thật, phải chơn thật tu . Nghĩa chơn thật là lặng lẽ, vi diệu, là nhơn Niết Bàn. Còn ngôn thuyết là do vọng tưởng hiệp. Vọng tưởng là gom họp sanh tử.
Đại Huệ ! Đa văn là giỏi về nghĩa, chẳng phải giỏi về ngôn thuyết. Giỏi nghĩa là không theo các kinh điển ngoại đạo, tự thân chẳng theo, cũng không kiến người khác theo, ấy gọi là Đại Đức đa văn.
Thế nên người muốn cầu nghĩa phải thân cận bậc đa văn, nên gọi là giỏi nghĩa. Trái với người này , thức là chấp trước nên phải xa lìa.

GIẢNG
Là nhơn chẳng phải quả gọi là Phật tánh. Là quả chẳng phải nhơn, gọi là Niết Bàn.
Chẳng phải nhơn chẳng phải quả là Phật tánh, không nhơn không quả là Niết Bàn.
Đây đều là lời của Như Lai, lời thì khác mà nghĩa thì một. Nghĩa chơn thật là : Tự tánh thanh tịnh làm nhơn, cứu cánh lặng lẽ làm quả. Song đây chẳng phải chỗ đến của người giỏi ngôn thuyết.
Phải biết cái tịnh của tự tánh chẳng sanh lặng lẽ, không có nhơn tướng. Lặng nơi tự tánh chẳng từ tu mà được, cũng không có nghĩa là quả. Chỗ này người giác tự tâm hiện lượng tự biết, tự chứng, chẳng theo tất cả cảnh giới ngôn thuyết vọng tưởng. Nếu theo ngôn thuyết thì tăng trưởng vọng chấp , nhóm nhơn sanh tử, tức chẳng phải Như Lai nói là đa văn.
Như Lai thường nói người chỉ nghe hai chữ “Thường trụ” hiểu sâu nghĩa thú gọi là đa văn. Nếu người đọc tất cả 12 bộ khế kinh mà chẳng nghe “Thường trụ” gọi là vô văn. Thân cận bậc đa văn nên nói giỏi nghĩa chẳng phải giỏi ngôn thuyết.

(183)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
NHƯ LAI CHẲNG SANH CHẲNG DIỆT KHÔNG ĐỒNG VỚI NGOẠI ĐẠO
Có 6 phần

1 - VẤN NẠN: NHƯ LAI ĐỒNG VỚI NGOẠI ĐẠO BỐN THỨ NHƠN TƯỚNG

Khi ấy Đại Huệ Bồ tát lại nương oai thần của Phật, bạch rằng :
Thế Tôn ! Thế Tôn hiển bày “Chẳng sanh chẳng diệt” không có gì kỳ đặc. Vì cớ sao ? Vì tất cả ngoại đạo về nhơn cũng nói “chẳng sanh chẳng diệt”. Thế Tôn cũng nói hư không, phi số duyên diệt (phi trạch diệt) và Niết bàn giới chẳng sanh chẳng diệt ?
Thế Tôn ! Ngoại đạo nói nhơn sanh các thế gian. Thế Tôn cũng nói vô minh, ái, nghiệp, vọng tưởng làm duyên sanh các thế gian. Kia nhơn đây duyên chỉ là tên sai biệt thôi Ngoại vật nhơn duyên cũng như thế. Thế Tôn cùng ngoại đạo luận không có sai biệt. Vi trần, thắng diệu, tự tại, chúng sanh chủ v.v…như thế 9 vật chẳng sanh diệt, có - không không thể được ? Ngoại đạo cũng nói tứ đại chẳng hoại, tự tánh chẳng sanh chẳng diệt, tứ đại thường, tứ đại ấy cho đến chu lưu các thú chẳng bỏ tự tánh. Thế Tôn đã nói cũng lại như thế. Thế nên con nói không có gì kỳ đặc. Cúi xin Thế Tôn nói chỗ sai biệt , sở dĩ kỳ đặc hơn các ngoại đạo. Nếu không sai biệt thì tất cả ngoại đạo đều cũng là Phật, vì chẳng sanh chẳng diệt. Song Thế Tôn nói trong một thế giới có nhiều Phật ra đời là vô lý. Nếu như trước đã nói thì trong một thế giới lý ưng có nhiều Phật, vì không sai biệt

GIẢNG
Đây dùng bốn nạn muốn Như Lai nói ra lý do khác với ngoại đạo.
- Một, Nạn ngoại đạo chấp tác giả nhơn chẳng sanh chẳng diệt, đồng với Như Lai ba pháp vô vi . Hư không tức là hư không vô vi, phi duyên số diệt tức là phi trạch diệt vô vi, Niết bàn tức là trạch diệt vô vi. Bởi chẳng biết ngoại đạo nói tác nhơn là ở trong mê vọng chấp, nhiếp thuộc sanh diệt. Chẳng sanh chẳng diệt cũng là vọng chấp. Nên nói sanh diệt tướng khác chẳng đồng với ba pháp vô vi . Như Lai giác tự tâm hiện lượng, tự tánh lặng lẽ .
- Hai, nạn vấn : Ngoại đạo chấp tác giả nhơn sanh các thế gian đồng với Như Lai nói mười hai nhơn duyên, ba đời tương tục.Tất cả duyên sanh thảy do vọng hiện, chẳng phải tự, chẳng phải tha, chẳng phải cộng, chẳng phải không.
- Ba, Nạn vi trần , thắng tánh như thế 9 vật chẳng sanh chẳng diệt, cũng đồng với Như Lai nói tất cả các pháp chẳng sanh chẳng diệt. Đâu biết Như Lai nói tự tướng pháp tánh, chơn như dù có Phật ra đời hay không, Phật pháp vẫn như thế, chẳng đồng với ngoại đạo vọng tưởng mà thành, không có thật nghĩa.
- Bốn, Nạn ngoại đạo chấp tự tánh tứ đại là thường, là một, đồng với Như Lai nói có tứ đại khắp mười phương giới, chẳng lưu ngại nhau. Bởi không biết Như Lai nói phi nhân phi duyên , phi hòa phi hợp cũng phi tự nhiên, do vọng tưởng hiện.
Trong kinh Lăng Nghiêm nói “Kiến cùng kiến duyên gồm tướng, sở tướng như hoa đốm trong hư không, vốn không thật có. Cái kiến và duyên này vốn là Bồ đề tịch minh thể”.
Trong một thế giới không có nhiều Phật (cùng thời). Nếu ngoai đạo đồng với Phật tức là có nhiều Phật. Tổng nạn ngoại đạo đồng với Phật để hiển bày sai biệt vậy.
(185)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
2 - NHƯ LAI GIÁC TỰ TÂM LƯỢNG, VỌNG TƯỞNG CHẲNG SANH.

Phật bảo Đại Huệ : Ta nói chẳng sanh chẳng diệt không đồng với ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt.
Vì cớ sao ? Vì ngoại đạo kia chấp có tánh tự tánh được tướng chẳng sanh chẳng biến, còn rơi vào loại có - không, ta chẳng như thế.
Đại Huệ ! Ta nói lìa loại có - không , chẳng phải tánh, chẳng phải không tánh, như các thứ huyễn mộng hiện, cho nên chẳng phải không tánh.
Thế nào là không tánh ? Nghĩa là sắc không tự tánh tướng nhiếp thọ , vì hiện chẳng hiện, vì nhiếp chẳng nhiếp. Bởi lẽ ấy, tất cả tánh không tánh chẳng phải không tánh. Chỉ giác tự tâm hiện lượng thì vọng tưởng chắng sanh, an ổn vui vẻ, thế sự hằng dứt.

GIẢNG
Ngoại đạo mê tự tâm lượng, chỗ tự tâm hiện chấp có tự tánh. Đây là vì không biết nhơn lưu trú (thức Alaya), thấy lưu trú tương tục, được tướng chẳng sanh diệt, gọi là rơi vào bên có. Vì tác giả làm nhơn mà chẳng phải nhơn, nên cũng rơi vào bên không.
Pháp của Như Lai chẳng phải có chẳng phải không, lìa các thứ sanh diệt. Nên nói “Các thứ sắc tướng thảy đều không có tự tánh như mộng huyễn” . Mộng huyễn chẳng phải không, nhưng vì không tánh nên chẳng phải có. Có thấy có nhận chẳng thể nói không , không thấy không nhận chẳng thể nói có. Có - không đều phi, cả hai đều xa lìa. Duy giác tự tâm hiện lượng , cảnh hiện ra đều là tâm, trọn không có thủ xả. Thủ xả đều quên, an trụ nơi tâm hải, lặng lẽ không lo, dạo đi trong thế gian như vườn nhà của mình
(185)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG GIÀ DIỄN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHÁNH KINH
3 - NGOẠI ĐẠO CHẤP VỌNG CHẲNG THẬT

Phàm phu ngu si vọng tưởng tác sự, chẳng phải chư thánh hiền. Vọng tưởng chẳng thật như thành càn thát bà và người huyễn hóa, thấy có các chúng sinh mua bán ra vào. Kẻ ngu vọng tưởng bảo thật có ra vào, chỉ vì vọng tưởng kia. Như thế Đại Huệ ! Phàm phu ngu si khởi cái lầm chẳng sanh chẳng diệt, kia cũng không có hữu vi vô vi , như người huyễn sanh. Kỳ thật không có hoặc sanh hoặc diệt, vì tánh - không tánh không thật có. Phàm phu ngu si rơi vào chẳng như thật , khởi vọng tưởng sanh diệt chẳng phải các thánh hiền.

GIẢNG
Đây là nói tột chỗ chấp tác nhơn của ngoại đạo đồng với huyễn hóa, không có thật nghĩa. Tác sự là tác nhơn, tức chỗ chấp có tướng tánh tự tánh. Nói chỗ chấp của kia là có tánh tự tánh thì chẳng phải người trí. Chính là vọng tưởng chẳng thật như thành càn thát bà, như huyễn hóa. Kẻ ngu vọng thấy ra vào , mà thật không có người ra vào. Chính kia khởi chấp chẳng sanh diệt, cũng không thể phân biệt cái gì là hữu vi, cái gì là vô vi. Nói chỗ chấp tự tánh chẳng thật của họ tức là tướng chẳng sanh diệt, cũng thuộc về vọng tưởng, không thể chỉ bày là hữu vi hay vô vi nên đều đồng với huyễn hóa. Lại chính chỗ chấp kia mà xoay lại nói “kỳ thật hoặc sanh hoặc diệt, tánh cùng không tánh đều không thật có. Tất cả pháp cũng như thế, lìa nơi sanh diệt”. Bởi vì muốn cho họ ngay nơi đó mà biết lỗi, được tự tướng như thật, thấy chỗ tịch tĩnh.
(186)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.48 khách