KINH DUY MA CẬT

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chánh kinh

Các Nhân giả ! Hãy nên nhàm chán cái thân này, chớ tham tiếc nó. Phải nên ưa mến thân Phật, là vì sao ? Vì thân Phật là Pháp thân (19) do vô lượng công đức, trí tuệ sanh ; do giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến (20) sanh ; do từ, bi, hỷ, xả (21) sanh ; do bố thí, trì giới, nhẫn nhục, nhu hòa, cần hành, tinh tiến, thiền định, giải thoát tam muội (22), đa văn, trí tuệ các pháp ba la mật (23) sanh ; do phương tiện sanh ; do lục thông (24), tam minh (25) sanh ; do 37 phẩm trợ đạo (26) sanh ; do chỉ quán (27) sanh ; do thập lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng (28) sanh ; do đoạn tất cả pháp bất thiện, tu các pháp thiện sanh ; do chơn thật sanh, do không buông lung sanh ; do vô lượng pháp thanh tịnh như thế sanh ra thân Như Lai.
Này các nhân giả ! Muốn được thân Phật, đoạn tất cả bịnh chúng sanh thì phải phát tâm Vô thượng, Chánh đẳng, Chánh giác (29)
Như vậy, Trưởng giả Duy Ma Cật vì người đến thăm bịnh, theo đấy mà nói pháp làm cho vô số nghìn người đều phát tâm Vô thượng, Chánh đẳng, Chánh giác.


Chíu thích :
(19) Pháp thân : là pháp giới tánh hay chơn như . Thân có nghĩa là nhóm họp, Pháp thân là chỗ sở y, chứa nhóm tất cả công đức Pháp tánh. Đức Phật lấy pháp tánh chơn như làm thân nên gọi là pháp thân.
(20) Giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến : năm món này gọi là ngũ phần pháp thân: 1) thân, khẩu, ý xa lìa tất cả tội lỗi gọi là giới. 2) chơn tâm đứng lặng, lìa tất cả vọng niệm gọi là định. 3) Chơn trí sáng uốt, chiếu tỏ các pháp gọi là huệ. 4) Thân tâm giải thoát không bị trói buộc gọi là giải thoát. 5) Không chấp mình đã được giải thoát gọi là giải thoát tri kiến. Người tu hành nhờ giới, định, huệ làm nhơn mà chứng được thể giải thoát, giải thoát tri kiến của pháp thân gọi là quả, nên gọi là ngũ phần pháp thân.
(21) Từ, bi, hỷ, xả : xin xem số (54) phần trước.
(22) Tam muội : Tàu dịch là định. Tâm định trụ một cảnh, xa lìa những loạn động.
(23) Ba la mật :Tàu dịch có ba nghĩa : 1) cứu cánh, 2) Đáo bỉ ngạn, 3) độ vô cực. Danh từ Ba la mật này do đại hạnh của các vị Bồ tát mà đặt tên. Chính mình thực hành đại hạnh và giáo hóa cho người đến chỗ rốt ráo nên gọi “sự cứu cánh”. Nương theo đại hạnh của Bồ tát được từ bờ sanh tử bên này đến bờ Niết bàn bên kia , nên gọi là “Đáo bỉ ngạn”. NHờ đại hạnh mà được các pháp sâu xa, không bờ bến, nên gọi “độ vô cực”.
(24) Lục thông : Sáu món thần thông : 1) Thiên nhãn thông : con mắt thấy xa đến cả đại thiên thế giới, những vật nhỏ như vi trùng cũng thấy được, những vật chất cản trở cũng thấy qua suốt. Thấy rõ các chúng sinh trong nhiều kiếp lâu xa chết ở cõi nào, sanh ở cõi nào đều thấy rõ rệt. 2) Thiên nhĩ thông : Tai nghe xa đến cả đại thiên thế giới, nhẫn đến rung động hết sức nhỏ , những tiếng nói của các loại đều nghe được hết. 3) Tha tâm thông : hiểu biết được tâm niệm, tư tưởng của vô số chúng sanh. 4) Tức mạng thông : biết rõ những kiếp trước của mình và của chúng sanh không ngăn ngại. 5) Thần túc thông : được các phép thần thông, biến hóa tự tại. 6) Lậu tận thông : trừ sạch hết thảy phiền não.
(25) Tam minh : 1) Túc mạng minh: biết những việc sông chết đời trước của mình và của chúng sinh, 2) Thiên nhãn minh: biết việc sống chết đười sau của mình và của chúng sinh 3) Lậu tận minh: biết được những sự khổ hiện tại, dùng trí tuệ trừ sạch các phiền não.
(26) Ba mươi bảy phẩm trợ đạo : gồm tứ niệm xú, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đạo. 37 pháp này giúp cho người tu hành thành tựu được đạo quả nên gọi là trợ đạo.
(27) Chỉ quán : Tiếng Phạn là Xa ma tha, Tỳ bát xá na, Tàu dịch là chỉ quán hay định huệ, tịch chiếu, minh tịch. Chỉ là ngăn dứt tư tưởng vọng niệm, đoạn trừ giác quán sai lầm, đối với chơn lý không lay động. Quán là trí quán sát, phân biệt, hiển rõ danh tướng các pháp nhơn duyên sanh diệt, khế hội lý chơn như.
(28) Thập lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng: đã giải nơi phẩm trước.
(29) Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác : chỗ giác ngộ của Phật không ai hơn nữa nên gọi là vô thượng, xa lìa tà vọng gọi là chánh, ngộ được chơn lý nên gọi là giác, vạn pháp bình đẳng nên gọi là đẳng. Phất tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là phát tâm mong cầu trí vô thượng, Phật quả.

37 phẩm trợ đạo gồm :

Pháp tứ niệm xứ :
Niệm là tâm năng quán, xứ là cảnh sở quán. Vì chúng sanh vọng chấp thân ngũ ấm này nên Phật nói 4 phép quán để đối trị.
1) Quán thân bất tịnh :Quán sát thân này là vật nhơ bẩn.
2) Quán thọ là khổ : Quán sát sự lãnh thọ của thân, tâm là khổ.
3) Quán tâm vô thường : Quán sát tâm thức luôn sanh diệt, không thường trụ
4) Quán pháp vô ngã : Quán sát các pháp do nhân duyên hội họp, không có chủ tể.

Pháp tứ chánh cần :
1) đoạn các pháp ác đã sanh
2) Pháp ác chưa sanh, làm cho không sanh
3) Pháp lánh chưa sanh, làm cho được sanh
4) Pháp lành đã sanh, làm cho tăng trưởng.

Pháp tứ như ý túc
1) Dục như ý túc : ý muốn tu hành, làm cho được như ý.
2) Niệm như ý túc : quán niệm làm cho được chuyên chú như ý.
3) Tinh tấn như ý túc: cố gắng tinh tiến đựơc như ý
4) Tư duy như ý túc: suy nghĩ, chánh niệm như ý.

Ngũ căn
1) Tín căn : tinh theo chánh đạo
2) Tinh tiến căn : dũng mãnh tu theo Phật pháp
3) Niệm căn : Ghi nhớ các pháp chánh đạo và pháp trợ đạo
4) Định căn : Nhiếp tâm theo chánh đạo
5) Huệ căn : Nhờ có định mà chơn tánh tự sáng suốt, không phải do ngoài vào.

Ngũ lực
Thực hành theo ngũ căn thì các căn :Tín, tiến, niệm, định, huệ sẽ tự phát ra các lực hộ trì người tu khỏi các chướng duyên, tiến đến quả giác.

Thất giác chi (còn gọi thất Bồ đề phần )
Giác là tỏ rõ, là biết pháp tu chánh hay tà. Chi là nhành, nghĩa là 7 pháp này là các chi khác khau, không xen lẫn, còn gọi là thất giác phần.
1) Trạch pháp giác chi : quán sát, lựa chọn pháp thích hợp, hay chơn ngụy.
2) Tinh tấn giác chi : dũng mãnh chuyên tâm tu tập các pháp chơn chánh luôn luôn không gián đoạn.
3) Hỷ giác chi : Tâm vui mừng khi ngộ được chơn pháp, mừng được an trụ trong chánh pháp.
4) Trừ giác chi : đoạn trừ phiền não thô trọng, làm cho thân tâm được nhẹ nhàng thư thới, xa lìa các pháp hư huyễn, tăng trưởng công đức.
5) Xả giác chi : lìa bỏ tất cả pháp (chơn, vọng) lòng rỗng rang, bình đẳng không bị chi phối.
6) Định giác chi : Nhất tâm an trụ một cảnh, xa lìa vọng tưởng, tán loạn.
7) Niệm giác chi : thường ghi nhớ các pháp đã tu tập, khiến cho định, huệ bình đẳng. Lúc tâm hôn trầm nhớ đến 3 chi : trạch pháp, tinh tấn, hỷ giác quán sát các pháp cho khỏi hôn trầm. Lúc tâm tán loạn, nghĩ đến 3 chi : trừ giác (để trừ sạch các lỗi về thân, miệng), xả giác (để xả bỏ cái năng quán, sở quán) định giác (để vào nơi chánh định, thu nhiếp tán loạn).

Bát chánh đạo phần
1) Chánh kiến : sự hiểu biết chơn chánh
2) Chánh tư duy: suy nghĩ chơn chánh
3) Chánh ngữ : nói lời chơn chánh, không hư dối, không ác khẩu.
4) Chánh nghiệp : hành động chơn chánh.
5) Chánh mệnh : dùng pháp khất thực để nuôi sống thân mạng.
6) Chánh tinh tấn : tu theo giới, định, huệ tinh chuyên, không gián đoạn.
7) Chánh niệm : ghi nhớ những pháp chơn chánh (không nghĩ bậy)
8) Chánh định : thu nhiếp thân tâm thường được tịch tĩnh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẨM ĐỆ TỬ (1)
XÁ LỢI PHẤT (2)

Lúc bấy giờ Trưởng giả Duy Ma Cật thầm nghĩ rằng :” Nay ta nằm bịnh ở giường, Thế Tôn là đấng Đại từ, lẽ đâu không đoái lòng thương xót!”.
Phật biết ý ông, liền bảo Xá Lợi Phất rằng : “Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật”.
Xá Lợi Phất bạch Phật rằng : “Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? _ Nhớ lại trước kia, con từng ở trong rừng tĩnh tọa dười gốc cây, khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng - Này ngài Xá Lợi Phất ! Bất tất ngồi sững đó mới là tọa Thiền. Vả lại tọa Thiền là chẳng ở trong ba cõi mà hiện thân ý mới là tọa Thiền ; không khởi diệt tận định (3) mà hiện các oai nghi, mới là tọa Thiền ; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu mới là tọa Thiền ; tâm không trụ trong cũng không trụ ngoài mới là tọa Thiền ; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là tọa Thiền ; không đoạn phiền não mà vào Niết bàn mới là tọa Thiền ; Nếu ngồi được như thế mới là chỗ được Phật ấn khả (chứng nhận)
Bạch Thế Tôn ! lúc con nghe những lời đó rồi, im lặng, nin thinh, không trả lời đặng, nên con không dám đến thăm bịnh ông”.


Chú thích
(1) Đệ tử : là em, là con. Nghĩa là theo đạo thầy - trò, thầy coi trò như em, nên dùng cách đối với người em mà cư xử. Trò thờ thầy như cha, nên theo đạo lý làm con mà phụng sự thầy. Do đối đãi với nhau mà có tên “đệ tử”.
Lại có nghĩa : Giác ngộ sau Phật nên gọi là em. Trí giác ngộ nhờ Phật mà phát sinh, nên gọi là con. Hai chữ đệ tử ở đây chuyên chỉ cho hàng Thanh văn. Dẫu biết Phật là bậc Đại sư trong ba cõi, cha lành của bốn loài, thời ai chẳng phải đệ tử của Phật. Nhưng vì hàng Thanh văn là những bậc xuất gia, theo Phật nghe pháp, hiểu biết, ngộ đạo, chứng quả, nhiếp về số chúng tăng giữ gìn ngôi Tam bảo làm mô phạm cho ba cõi, hằng theo hầu Phật, chu du giáo hóa khắp nơi, chẳng phải như hàng tại gia, tuy tin Phật mà còn phụng sự quân thân. Hàng Bồ tát mặc dù khế hợp Phật đạo, mà lại tùy cơ, tùy chỗ ứng hiện, giáo hóa không định, nên trong kinh thường gọi đệ tử là riêng chỉ cho hàng Thanh văn vậy.
(2) Xá Lợi Phất : (Sariputra) Tàu dịch là “Thu tử”, nghĩa là con bà “Thu Lộ”. Ông là người trí huệ cao siêu, biện tài mẫn thiệp. Khi ông còn ở trong bụng mẹ, đã xui cho mẹ biện luận giỏi hoan người cậu Câu si La (Kansthla). Đến khi ông lên 8 tuổi đã có tài diễn thuyết , cả 16 nước không có ai nghị luận bằng. Sau ông theo học đạo Phật , mới bảy ngày đã thông hiểu các pháp, nên gọi là trí huệ đệ nhất.
(3) Diệt tận định : (Nirodhasamapatti) cũng gọi là “Diệt thọ tưởng định”, nghĩa là diệt hết sáu thức tâm vương và tâm sở, không còn khởi hiện hạnh. Hàng nhị thừa từ quả thứ ba sắp lên, tạm tưởng nhập Niết bàn thời nhập định này, thuộc về thánh quả chứ chẳng phải như “vô tâm định” của ngoại đạo.
(4) Niết bàn : (Nirvana) cũng gọi là Nê Hoàn. Tàu dịch là Diệt độ, nghĩa là dứt hết phiền não, nghiệp chướng, vượt khỏi vòng sinh tử. Lại dịch là “Viên tịch: là Đức đầy đủ khắp trần sa gọi là “Viên” , dứt bặt nghiệp chướng, khổ lụy gọi là “Tịch”. Cũng chỉ cho banrtanhs tịch mịch, rời tất cả pháp sanh diệt, khổ lụy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

MỤC KIỀU LIÊN (5)

Phật bảo Đại Mục Kiều Liên : “Ông đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật”.
Mục kiều Liên bạch Phật : “Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? _ Nhớ lại trước kia, con vào trong thành Tỳ Da Ly ở nơi xóm làng nói pháp cho các hàng cư sĩ nghe. Lúc ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con - Này ngài Đại Mục Kiều Liên, nói pháp cho bạch y cư sĩ không phải như ngài nói đó. Vả chăng nói pháp phải đúng như pháp (xứng tánh) mà nói. Pháp không chúng sanh, lìa chúng sanh cấu (6) ;Pháp không có ngã, lìa ngã cấu; pháp không thọ mạng, lìa sanh tử ; pháp không có nhơn, làn trước làn sau đều dứt ; pháp thường vắng lặng, bặt các tướng ; pháp lìa nơi tướng, không là cảnh bị duyên ; pháp không danh tự, dứt đường ngôn ngữ ;pháp không nói năng, lìa giác quán (7) ; pháp không hình tướng, như hư không ; pháp không hý luận, rốt ráo là không ; pháp không ngã sở (8), lìa ngã sở ; pháp không phân biệt, lìa các thức ; pháp không chi so sánh, không có đối đãi ; pháp không thuộc nhân, không nhờ duyên ; pháp đồng pháp tánh, vào khắp các pháp ; pháp tùy nơi như không có chỗ tùy ; pháp trị thật tế (9) các bên (hữu vô, thường đoạn) không động được ; pháp không lay động, không nương sáu trần (10); pháp không tới lui, không dừng trụ ; pháp thuận với “không, tùy “vô tướng” ứng “vô tác” (11) ; pháp lìa tốt xấu ; pháp không thêm bớt ; pháp không sanh diệt ; pháp không chỗ về ; pháp ngoài mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý ; pháp không cao thấp ; pháp thường trụ không động ; pháp lìa tất cả quán hạnh. Này ngài Đại Mục Kiều Liên ! Pháp tướng như thế, đâu có thể nói ư ?
Vả chăng người nói pháp , không nói không dạy, còn người nghe cũng không nghe được. Ví như nhà huyễn thuật nói pháp cho người huyễn nghe, phải dụng tâm như thế mà nói pháp. Phải biết căn cơ chúng sanh có lợi độn, khéo nơi tri kiến không bị ngăn ngại, lấy tâm đại bi khen ngợi pháp Đại thừa , nhớ nghĩ đền trả ơn Phật, chớ để ngôi Tam bảo dứt mất , như vậy mới nên nói pháp.
Khi ông Duy Ma Cật nói lời ấy rồi , tám trăm cư sĩ phát tâm “Vô thượng, Chánh đẳng, Chánh giác”. Con không được biện tài như thế, nên không dám lãnh đến thăm bịnh ông”.


Chú thích
(5) Mục Kiều liên : (Mua Dgalyayana) Tàu dịch là họ Thái Thúc. Ban sơ ông tu theo ngoại đạo đã lâu mà không thấy công hiệu gì, sau nhờ ông Xá Lợi Phất thuật lại bài kệ nhơn duyên cho ông nghe, ông bèn tỏ ngộ, theo Phật tu hành, chứng quả Thanh văn, đặng phép thần thông bực nhất.
(6) Chúng sanh cấu : Tâm chấp ngã, chấp có chúng sanh. Trên bản thể chơn pháp không có chúng sanh, nếu chấp có chúng sanh thành nhơ chơn pháp, nếu ngộ chơn pháp không có chúng sanh thời cái nhơ chấp trước kia không còn nữa.
(7) Giác quán : Cũng gọi là tầm tư . Suy nghĩ bằng tâm niệm vội vàng thô động gọi là giác, suy nghĩ chín chắn bằng tâm vi tế gọi là quán. Hai môn này làm rối loạn, chướng ngại cho tâm định, lại làm nguyên nhân phát khởi nói năng. Nếu lìa giác quán thì không còn nói năng.
(8) Ngã sở : Ngã tức là Ta. Ngoại đạo, phàm phu chấp thân mình có một chủ tể thường hằng gọi là linh hồn, ngoài thân có một chủ tể thường hằng cùng khắp, hay sanh vạn vật, gọi là Thượng đế. Ngã sở : là vật sở hữu, thuộc về ngã.
(9) Thực tế : Cùng cực thật lý của bản thể vũ trụ, là pháp tánh, chơn như
(10) Sáu trần : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
(11) Không, vô tướng, vô tác: gọi là tam không, 3 môn này đều nói về lý không, cũng gọi là tam tam muội : 1) không tam muội: quán các pháp từ nhơn duyên sanh, không có ngã, ngã sở. 2) Vô tướng tam muội : xa lìa những tướng sắc, thanh, hương , vị, xúc, pháp và tướng nam - nữ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

ĐẠI CA DIẾP (12)
Phật bảo Đại Ca Diếp : “Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
Ca Diếp bạch Phật : “Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? _ Con nhớ lại trước kia, khi khất thực trong xóm nhà nghèo, lúc ấy ông Duy Ma Cật đến nói với con rằng - Này ngài Ca Diếp ! Có lòng từ bi mà không phổ cập là bỏ nhà giàu mà đi đến nhà nghèo. Ngài Ca Diếp ! Ở pháp bình đẳng nên đi khất thực theo thứ lớp. Vì không ăn mà đi khất thực ; vì phá tướng hòa hợp mà bốc cơm ăn ; vì không nhận mà nhận món ăn của người ; vì tưởng không tụ mà vào làng xóm ; có thấy sắc cũng như người đui ; có nghe tiếng cũng như vang ; có ngửi mùi cũng như gió ; lúc nếm vị không phân biệt , chạm các vật như trí chứng (13) ; biết các pháp tướng nó như huyễn, không tự tánh, không tha tánh, trước vốn không sanh, nay cũng không diệt. Ngài Ca Diếp! Nếu có thể không bỏ bát tà (14) mà vào bát giải thoát cho (15), dùng tướng tà mà vào chánh pháp, đúng một bữa ăn mà thí cho tất cả, cúng dường chư Phật và tất cả Hiền Thánh rồi sau mới ăn . Ăn như thế, không phải có phiền não, không phải rời phiền não, không phải vào định ý (16), không phải ra định ý , không phải ở thế gian, không phải ở Niết bàn, người thí không có phước lớn, không có phước nhỏ, không có lợi ích, không bị tổn hại ; Đó chính là Phật đạo, không nương theo hạnh Thanh văn. Ngài Ca Diếp ! Nếu ăn như thế là ăn đồ cúng thí của người không uổng vậy.
Bạch Thế Tôn ! Lúc đó con nghe ông Duy Ma Cật nói lời như thế, liền ngộ được điều chưa từng có , liền sâu khởi tâm cung kính tất cả các vị Bồ tát. Con lại nghĩ rằng “Kẻ danh gia này có biện tài, trí tuệ mới được như thế! Ai nghe mà chẳng phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ? Từ ấy đến nay con không còn đem hạnh Thanh văn (17), Bích chi Phật (18) để khuyên dạy người, vì thế nên con không kham lãnh đến thăm bịnh ông.


Chú thích
(12 )Đại Ca Diếp : Tàu dịch là Ẩm quang, nghĩa là hào quang chói sáng trùm hết các ánh sáng khác. Nguyên kiếp trước ông chung đậu vàng với người khác và ra công thếp vàng tượng Phật, nhờ công đức ấy, nên đời đời cảm đặng cái báo thân sắc vàng ánh chói. Khi gặp đức Phật ra đời giáo hóa, ông nguyện theo tu hành, sau lãnh thọ đặng chánh pháp. Trong hàng Đại đệ tử, ông là người đức hạnh bậc nhất, cũng là khổ hạnh bậc nhất.
(13 )Như trí chứng : Tức là khi thật trí chứng chơn lý thành tựu đạo quả , toàn thân nhẹ nhàng an vui mà không sanh đắm nhiễm; ý nói thân chạm lãnh các vật tốt, xấu, êm ấm v.v… cũng không có cảm thọ mê đắm như trí chứng vậy.
(14 ) Bát tà : 8 thứ : 1) tà kiến, 2) tà tư duy, 3) tà ngữ, 4) tà nghiệp, 5) tà mạng, 6) tà phương tiện, 7) tà niệm, 8) tà định _ Trái với bát chánh đạo gọi là bát tà.
(15 ) Bát giải thoát : Cũng là bát bội xả, nghĩa là tám pháp thiền định này có công năng xa lìa, trái bỏ tất cả phiền não, được giải thoát những triền phược trong ba cõi. Gồm :
1) Nội hữu sắc tướng, ngoại quán sát : Vì muốn diệt trừ lòng tham đắm, người tu hành trước phải quán thân mình là vật nhơ nhớp, nhưng vì còn lòng tham đối với thân người nên phải quán thân người khác cũng như thế.
2) Nội vô sắc tướng, ngoại quán sát: Mới diệt được sắc tướng trong thân, nhưng lòng tham dục đối với người ở cõi dục khó đoạn hết nên cũng còn phải quán tướng người khác bất tịnh.
3) Tịnh bội xả thân tác chứng: Đến đây không còn tham trước tướng bất tịnh ở ngoài, chỉ ở trong cảnh định luyện tập tâm sắc quang minh trong suốt (Tịnh bội xả). Tâm đã sáng suốt thì vui càng tăng trưởngđầy khắp trong thân (thân bội xả).
4) Hư không xứ bội xả : Người tu hành diệt được lòng tham muốn sắc thân bất tịnh của mình và của người, được nhất tâm duyên “không”, cùng với “không” tương ứng, tức nhập được định “Vô biên hư không xứ”
5) Thức bội xả: Do xả hư không xứ định, nhất tâm duyên thức. Lúc nhập định này (tức quán định) nhàm chán không ưa đắm nữa.
6) Vô sở hữu xứ bội xả: Do xả thức xứ, nhất tâm duyên Vô sở hữu xứ. Lúc nhập định này (tức quán định y nơi năm uẩn đều không thật), nên không còn ái trước nữa.
7) Phi hữ tưởng, phi vô tưởng xứ bboij xả: Do xả vô sở hữu xứ định, nhất tâm nơi phi hữu tưởng, phi vô tưởng. Lúc nhập định này y nơi năm uẩn đều không thật nên sanh tâm nhàm chán.
8) Diệt thọ tưởng bội xả: Vì nhàm chán cái tâm tán loạn nên nhập định cho diệt hẳn cái tâm ấy đi. Khi đắc định cả rồi thì thành ra tám đạo giải thoát nên gọi là bát giải.

(16) Định ý : tức định tâm. Tu thiền định, xa lìa ý tán loạn.
(17) Thanh văn : Hàng đệ tử Tiểu thừa y theo chánh giáo của Phật dạy, tu tập pháp tứ đế, đoạn kiến hoặc và tư hoặc , chứng Thánh quả. Có 4 bực : 1) Tu đà hoàn (Dự lưu quả), 2) Tư đà hàm (Nhứt lai quả), 3) A na hàm (Bất lai quả), 4) A la hán (Vô sanh quả)
(18) Bích chi Phật : Thuộc về Trung thừa, có 2 hạng : 1) Độc giác : Ra đời không gặp Phật, do căn lành sẵn có, ngó thấy cảnh tang thương, hoan tàn, cỏ úa v.v… ngọ lý vô thường, phát tâm xuất ly trần tục, tự tu tập vô thường quán, chứng quả vô sanh ra khỏi vòng sinh tử. 2) Duyên giác : Ra đời gặp Phật và giáo pháp , tu tập theo pháp quán 12 nhân duyên, chứng quả vô sanh (Đồng bực A La Hánh của Thanh văn)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TU BỒ ĐỀ (19)

Phật bảo Tu Bồ Đề : “Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
Tu Bồ Đề bạch Phật : “Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? _ Nhớ lại thủa trước, con vào khất thực nơi nhà ông, lúc đó Trưởng giả Duy Ma Cật lấy cái bát của conđựng đầy cơm rồi nói với con rằng : “Này ngài Tu Bồ Đề ! Đối với cơm bình đẳng, thì các pháp cũng bình đẳng, các pháp bình đẳng thì cơm cũng bình đẳng, đi khất thực như thế mới nên lãnh món ăn.
Như Tu Bồ Đề không trừ dâm, nộ, si, cũng không chung cùng với nó, không hoại thân mình mà theo một tướng, không dứt si ái sanh ra giải thoát ; ở tướng ngũ nghịch mà đặng giải thoát (20) ; không mở cũng không buộc ; không thấy tứ đế, cũng không phải không thấy tứ đế (21) ; không đắc quả cũng không phải không đắc quả ; không phải phàm phu cũng không phải rời phàm phu ; không phải thánh nhơn, cũng không phải không thánh nhơn ; tuy làm nên tất cả các pháp nhưng rời tướng các pháp ; thế mới nên lấy món ăn.
Như Tu Bồ Đề không thấy Phật, không nghe pháp bọn lục sư ngoại đạo (22) kia như Phú Nan La Ca Diếp, Mạt Dà Lê Câu Xa Lê Tử, San Xà Dạ Tỳ La Chi Tử, A Kỳ Đa Xí Xá Khâm Ba La, Ca La Cưu Đà Ca Chiên Diên, Ni Kiền Đà Nhã Đề Tử, là thày của ngài. Ngài theo bọn họ xuất gia, bọn lục sư kia đọa, ngài cũng đọa theo, mới nên lấy món ăn.
Tu Bồ Đề ! Nếu ngài vào nơi tà kiến, không đến bờ giác, ở nơi tám nạn không được khỏi nạn, đồng với phiền não, lìa pháp thanh tịnh, ngài được Vô tránh Tam muội(23), tất cả chúng sanh cũng được tam muội ấy, những người thí cho ngài chẳng gọi phước điền, những kẻ cúng dường cho ngài đọa vào ba đường ác(24), ngài cùng ma nắm tay nhau làm bạn lữ, ngài cùng với các ma và các trần lao như nhau không khác, đối với tất cả chúng sinh mà có lòng oán hận, khinh báng Phật, chê bai Phật, không vào số chúng tăng, trọn không được diệt độ, nếu ngài được như thế mới nên lấy món ăn.
Bạch Thế Tôn ! Lúc đó con nghe những lời ấy rồi mờ mịt không biết nói cái gì , cũng không biết lấy lời chi đáp, con liền để bát lại, muốn ra khỏi nhà ông. Ông Duy Ma Cật nói :”Tu Bồ Đề ! ngài lấy bát , chớ sợ ! Ý ngài nghĩ sao ? Như Phật biến ra một người huyễn hóa và nếu người huyễn hóa đó đem việc này hỏi ngài, chùng ấy ngài có sợ chăng ?” Con đáp “Không sợ”. Trưởng giả Duy Ma Cật lại nói :”Tất cả các pháp như tướng huyễn hóa, ngài không nên có tâm sợ sệt. Vì sao ? _ Vì tất cả tướng nói năng không lìa tướng huyễn hóa , chí như người trí không chấp văn tự, nên không sợ. Vì sao thế ? _ Tánh văn tự vốn ly, không có văn tự, đó là giải thoát. Tướng giải thoát đó là các pháp vậy”.

Khi ông Duy Ma Cật nói lời ấy rồi, hai trăm thiên tử được pháp nhãn thanh tịnh. Vì thế nên con không kham lãnh đến thăm bịnh ông.

Chú thích
(19) Tu Bồ Đề : (Sabbhuti) Tàu dịch là Không Sanh. Bực Đại A La Hán tỏ ngộ lý chơn không bực nhất trong hàng Thanh văn.
(20) Ngũ nghịch : gồm : 1) Giết cha, 2) giết mẹ, 3) giết A La Hán, 4) Phá hòa hợp tăng, 5) Làm cho thân Phật chảy máu.
(21) Tứ đế : gồm
1) Khổ đế : tất cả cảnh khổ trong ba cõi như : Sanh, già, bịnh, chết v.v…
2) Tập đế : Nguyên nhân tất cả cảnh khổ đế, tứ là phiền não, tham, sân, si v.v… chưa nhóm kết thành.
3) Diệt đế : Tịch diệt, Niết bàn. Dứt hết phiền não nguyên nhơn thống khổ, khỏi hẳn sinh tử, an vui vắng lặng.
4) Đạo đế : Các Thánh đạo, những phương pháp tu hành để đoạn phiền não, chứng Thánh quả.
(22) Lục sư ngoại đạo : Sáu ông thầy chủ trương các học thuyết của ngoại đạo :
1) Phú Lan Na : chủ trương thuyết đoạn diệt
2) Mạt Già Lê Chủ trương thuyết tự nhiên sinh.
3) Sàn Xà Giạ : chủ trương thuyết không tu hành
4) A Kỳ Đa chủ trương khổ hạnh
5) Ca Na chủ trương thuyết ngụy biện.
6) Ni Càn Đà chủ trương thuyết định mạng, tức Ấn Độ giáo bây giờ.
(23) Vô Tránh Tam muội : Là môn chánh định cao siêu hơn hết trong các môn chánh định của hàng Thanh văn. Môn định này do vì liễu ngộ lý không , nên bỉ ngã đều quên, không làm tổn hại chúng sinh, lại hay khiến chúng sinh không khởi phiền não.
(24) Ba đường ác : Địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHÚ LÂU NA (25)

Phật bảo Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử : “Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
Phú Lâu Na bạch Phật : “Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? _ Nhớ lại trước kia con ở trong rừng lớn, dưới gốc cây nói pháp cho các Tỳ kheo mới học, Lúc đó ông Duy Ma Cật đến bảo con - “Này Phú Lâu Na ! Ngài nên nhập định trước để quan sát tâm địa những người này, rồi sau mới nên nói pháp. Ngài chớ đem món ăn dơ để trong bát báu, phải biết chỗ tâm niệm của các vị Tỳ kheo này, chớ cho ngọc lưu ly đồng với thủy tinh kia. Ngài không biết được căn nguyên của chúng sanh, chớ nên dùng pháp Tiểu thừa mà phát khởi cho họ, những người kia tự không có tỳ vết , chớ làm cho họ có tỳ vết. Họ muốn đi đường lớn, chớ chỉ cho họ lối nhỏ. Ngài chớ nên đem biển lớn để vào dấu chân trâu, chớ cho ánh sáng mặt trời đồng với lửa đom đóm. Ngài Phú Lâu Na những vị Tỳ kheo này đã phát tâm Đại thừa từ lâu, giữa chừng quên lãng, nay tại sao lại lấy pháp Tiểu thừa dẫn dạy họ ? Tôi xem hàng Tiểu thừa trí tuệ cạn cợt cũng như người mù, không phân biệt được căn tánh lợi, độn của chúng sanh”.
Lúc bấy giờ ông Duy Ma Cật liền nhập tam muội (chánh định) làm cho những vị Tỳ kheo đó biết được kiếp trước của mình đã từng ở nơi 500 đức Phật vun trồng các cội đức, hồi hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, liền đó rỗng suốt trở lại, đặng bổn tâm (Đại thừa) . Khi ấy các vị Tỳ kheo cúi đầu đảnh lễ tiếp chơn ông Duy Ma Cật, ông liền nhân đó nói pháp làm cho tất cả không còn thối lui nơi đạo Vô thượng Bồ đề.
Con nghĩ hàng Thanh văn như con không quán được căn cơ của người, không nên nói pháp. Vì thế con không kham lãnh đến thăm bịnh ông.

Chú thích

(25) Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử (Purnamaitraiyaniputra) Tàu dịch là Mãn Từ Tử, có nghĩa là con của ông Mãn, bà Từ. Ông có tài thuyết pháp bậc nhất trong hàng Thanh văn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

MA HA CA CHIÊN DIÊN (26)

Phật bảo Ma Ha Ca Chiên Diên : “Ông đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật”.
Ca Chiên Diên bạch Phật : “Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? _ Nhớ lại lúc trước, Phật nói lược qua yếu chỉ các pháp cho các Tỳ kheo nghe, sau khi đó, con diễn nói lại nghĩa ấy, là những nghĩa Vô thường (27), Khổ (28), không (29), vô ngã (30) và tịch diệt (31).
Lúc bấy giờ ông Duy Ma Cật đến nói với con rằng : “Này ngài Ca Chiên Diên ! Ngài chớ nên đem tâm hạnh sanh diệt mà nói pháp thật tướng (32). Ngài Ca Chiên Diên ! Các pháp rốt ráo không sanh, không diệt là nghĩa “vô thường”; năm ấm rỗng không, không chỗ khởi là nghĩa “khổ” ; các pháp rốt ráo không có, là nghĩa “không ; ngã và vô ngã không hai là nghĩa “vô ngã” ; pháp trước không sanh, nay cũng không diệt, là nghĩa “tịch diệt” .
Khi ông Duy Ma Cật nói các pháp ấy xong, các vị Tỳ kheo kia tâm được giải thoát. Vì thế con không kham lãnh đến thăm bịnh ông.


Chú thích

(26) Ma Ha Ca Chiên Diên : (Maha Katyayana) Tàu dịch là văn sức , có nghĩa là nói năng dịu dàng, biện luận ránh rẽ. Ông là người có biện tài bực nhất trong hàng Tỳ kheo.
(27) Vô thường : Tất cả pháp trong đời sanh diệt, dời đổi phút chốc không dừng, gọi là vô thường. Trong Trí độ luận nói “Tất cả pháp hữu vi đều vô thường vì từng hồi sanh diệt, vì thuộc nhơn duyên vậy.
(28) Khổ : Những việc bức não thân tâm gọi là khổ, như sanh, già, bịnh, chết ….
(29) Không : Các pháp do nhân duyên sanh ra, xét cùng tột, không có thực thể, nên gọi là không.
(30) Vô ngã : Thân thể chỉ do ngũ uẩn giả hợp, không có chủ tể thường hằng riêng. Các pháp đều do nhân duyên sanh cũng không có ngã thể riêng.
Kinh Kim Cang nói :Người thông suốt được pháp vô ngã, Như Lai gọi là chơn Bồ tát”.
(31) Tịch Diệt : Tiếng Phạn gọi là Niết bàn (Nirvana). Lý thể tịch tịnh, lìa tất cả tướng gọi là tịch diệt.
(32) Thật tướng : Tướng chân thật không giả dối của vạn pháp, tức là chỉ cho bản thể của vạn hữu trong vũ trụ. Bản thể ấy còn gọi là pháp tánh hay thực tướng. Danh tuy khác mà thể là một.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A NA LUẬT (33)

Phật bảo A Na Luật : “Ông đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật”.
A Na Luật bạch Phật : “Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? _ Nhớ lại lúc trước, con đi kinh hành một chỗ nọ, khi ấy có vị Phạm vương tên là Nghiêm Tịnh, cùng với một muôn Phạm vương khác, phóng ánh sáng rực rỡ, đến chỗ con cúi đầu làm lễ và hỏi - Thưa ngài A Na Luật ! Thiên nhãn của ngài thấy xa được bao nhiêu ? - Con liền đáp - Nhơn giả, tôi thấy cõi tam thiên đại thiên thế giới của Phật Thích Ca Mâu Ni đây như thấy trái Am ma lặc (34) trong lòng bàn tay vậy - Lúc đó ông Duy Ma Cật đến nói với con : - Này ngài A Na Luật! Thiên nhãn của ngài thấy đó làm ra tướng mà thấy hay không làm ra tướng mà thấy. Nếu làm ra tướng mà thấy thì khác gì ngũ thông (35) của ngoại đạo, nếu không làm ra tướng thì là vô vi, lẽ ra không thấy ? - Bạch Thế Tôn lúc ấy con nín lặng.
Các vị Phạm vương nghe ông Duy Ma Cật nói lời ấy rồi đặng chỗ chưa từng có, liền làm lễ, hỏi ông rằng - Bạch ngài ở trong đời, ai là người có chơn thiên nhãn (36)? - Trưởng giả Duy Ma Cật đáp - Có Phật Thế Tôn được chơn thiên nhãn, thường ở tam muội, thấy suốt các cõi Phật không có hai tướng - Khi ấy Nghiêm Tịnh Phạm vương cùng quyến thuộc năm trăm Phạm vương đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đảnh lễ dưới chân ông Duy Ma Cật rồi bỗng nhiên biến mất.
Vì thế con không kham lãnh đến thăm bịnh ông.


Chú thích
(33) A Na Luật (Aniruddha) cũng gọi A Nâu Lâu Đà, Tàu dịch là Như ý . Kiếp trước ông có cúng dường một vị Bích Chi Phật, nên đời đời cảm đặng quả báo phú túc , chỗ cầu đều mãn nguyện. Khi ông mới nhập đạo, tánh hay ưa ngủ, bị Phật quở trách, ông tự hổ thẹn, tinh tấn tu tập thức luôn bảy ngày đêm đến nỗi hai mắt không thấy đường, nhờ Phật dạy pháp tu Kim Cang Tam muội nên ông đặng thiên nhãn bực nhứt.
(34) Am ma lặc : Thứ trái cây hình dáng giống trái cau, ăn nó trừ được bịnh phong lãnh.
(35) Ngũ thông : 1) Thiên nhãn thông, 2) Thiên nhĩ thông, 3) Tha tâm thông, 4) Túc mạng thông, 5) Thần túc thông.
(36) Chơn thiên nhãn : Là mắt Phật. Phật hằng ở trong định, vạn tượng đều hiện trước mắt, chưa từng không thấy, chưa từng có thấy, nên nói không có hai tướng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

ƯU BA LY (37)
Phật bảo Ưu Ba Ly : “Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật” .
Ưu Ba Ly bạch Phật : “Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh. Là vì sao ? _ Con nhớ lại ngày trước, có hai Tỳ kheo phạm luật hạnh, lấy làm hổ thẹn, không dám hỏi Phật, đến hỏi con rằng - Dạ thưa ngài Ưu Ba Ly! Chúng tôi phạm luật, thật lấy làm hổ thẹn, không dám hỏi Phật, mong nhờ ngài giải rõ chỗ nghi hối cho chúng tôi được khỏi tội ấy. - Con liền y theo pháp giải nói cho hai vị.
Bấy giờ ông Duy Ma Cật đến nói với con : “Này Ưu Ba Ly, ngài chớ kết thêm tội cho hai vị Tỳ kheo này . Phải dứt trừ ngay, chớ làm rối lòng họ. Bởi vì sao ? - Vì tội tánh kia không ở trong, không ở ngoài, không ở khỏang giữa. Như lời Phật nói Tâm nhơ nên chúng sanh nhơ, tâm sạch nên chúng sanh sạch. Tâm cũng không ở trong, không ở ngoài, không ở khoảng giữa. Tâm kia như thế nào, tội cấu cũng như thế ấy. Các pháp cũng vậy, không ra ngoài NHƯ (Chơn Như). Như ngài Ưu Ba Ly khi tâm tướng được giải thoát thì có tội cấu chăng ? - Con đáp: “Không”. Ông Duy Ma Cật nói: “Tất cả chúng sanh tâm tướng không nhơ cũng lại như thế! Này ngài Ưu Ba Ly ! Vọng tưởng là nhơ, không vọng tưởng là sạch ; điên đảo là nhơ, không điên đảo là sạch ; chấp ngã là nhơ, không chấp ngã là sạch. Ngài Ưu Ba Ly! Tất cả pháp sanh diệt không ngừng, như huyễn, như chớp ; các pháp không chờ nhau, cho đến một niệm không dừng ; các pháp đều là vọng kiến, như chiêm bao, như nắng dợn, như trăng dưới nước, như bóng trong gương do vọng tưởng sanh ra. Người nào biết nghĩa này gọi là giữ luật, người nào biết nghĩa này gọi là khéo hiểu”.
Lúc đó hai Tỳ kheo khen rằng :”Thực là bậc thượng trí ! Ngài Ưu Ba Ly không thể sánh kịp, ngài là bậc giữ luật hơn hết mà không nói được”.
Con đáp rằng “Trừ đức Như Lai ra, chưa có bực Thanh văn và Bồ tát nào có thể chế phục được chỗ nhạo thuyết biện tài (38) của ông Duy Ma Cật. Trí tuệ của ông thông suốt như thế”.
Khi ấy hai vị Tỳ kheo dứt hết nghi hối, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và phát nguyện rằng :”Nguyện làm cho tất cả chúng sinh đều được biện tài như vậy”. Vì thế nên con không kham lãnh đến thăm bịnh ông.


Chú thích
(37) Ưu Ba Ly : (Upali) Tàu dịch Cận Chấp, nghĩa là nói lúc Phật làm Thái tử, ngài Ưu Ba Ly làm quan đại thần, thân cận, giúp việc cho Thái tử, sau theo Phật xuất gia, chứng quả A La Hán. Ngài là bực giữ luật bậc nhất.
(38) Nhạp thuyết biện tài : Bồ tát do nội trí phát sáng hay tùy thuận chúng sanh ưa nghe pháp nào, mà vì đó diễn nói một cách viên dung, vô ngại.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

LA HẦU LA (39)
Phật bảo La Hầu La : “Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
La Hầu La bạch Phật : “Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? _ Nhớ lúc trước kia, các Trưởng giả ở thành Tỳ Da Ly đến chỗ con cúi đầu làm lễ hỏi rằng - Thưa ngài La Hầu La, ngài là con của Phật, vì đạo bỏ ngôi Chuyển luân Vương (40) mà xuất gia, việc xuất gia có những lợi ích gì? - Con liền đúng theo pháp mà nói sự ích lợi của công đức xuất gia. Lúc đó ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng -Này La Hầu La ! Ngài không nên nói cái lợi của công đức xuất gia. Vì sao ? _ Vì không lợi, không công đức mới thật là xuất gia. Về pháp hữu vi (41) có thể nói là có lợi, có công đức, còn xuất gia là pháp vô vi (42), trong pháp vô vi không lợi, không công đức _ La Hầu La ! Vả chăng xuất gia là không kia, không đây, cũng không ở chính giữa., ly 60 món kiến chấp (43), ở nơi Niết bàn, là chỗ nhận của người trí, chỗ làm của bực thánh, hàng phục các ma, khỏi ngũ đạo (44) sạch ngũ nhãn (45) đặng ngũ lực (46), lập ngũ căn (47), không làm não người khác, rời các tạp ác (48), dẹp các ngoại đạo, vượt khỏi giả danh, ra khỏi bùn lầy, không ràng buộc, không ngã sở, không chỗ thọ, không rối loạn trong lòng, ưa hổ trọ ý người khác, tùy thiền định, rời các lỗi. Nếu được như thế mới thật là xuất gia - .
Khi ấy ông Duy Ma Cật bảo các Trưởng giả tử: “Các ngươi nay ở trong chánh pháp nên cùng nhau xuất gia. Vì sao ? _ Vì Phật ra đời khó gặp”.
Các Trưởng giả tử nói : Thưa cư sĩ. Chúng tôi nghe Phật dạy “Cha mẹ không cho, không được xuất gia”.
Ông Duy Ma Cật nói : Phải, các người nếu phát tâm Vô thượng Bồ đề (49) đó chính là xuất gia, đó chính là đầy đủ giới pháp.
Bấy giờ ba mươi hai vị Trưởng giả tử đều phát tâm Vô thượng Bồ đề. Vì thế nên con không kham lãnh đến thăm bịnh ông.

Chú thích
(39) La Hầu La : (Rahula) Tàu dịch là Phú Chướng, nghĩa là bị ngăn chướng ở trong thai mẹ 6 năm mới sanh ra, ông là con của Phật Thích Ca. Khi bafDa Du Đà La sanh ông, nhằm lúc thần A Tu La tên La Hầu La lấy tay che khuất mặt trời vì thế nên đặt tên ông là La Hầu La. Trong kinh “Nhơn duyên” nói : “Trong mười đệ tử của Phật, ông La Hầu La là mật hạnh bực nhứt. Đến hội Pháp Hoa, ông được thọ ký sau sẽ thành Phật hiệu là “Đạo Thất Bảo Hoa Như Lai”.
(40) Chuyển luân vương: có bốn :
1) Thiết luân vương, cai trị một châu thiên hạ.
2) Đồng luân vương, cai trị 2 châu thiên hạ
3) Ngân luân vương, cai trị 3 châu thiên hạ.
4) Kim luân vương, cai trị 4 châu thiên hạ.
Vì phước nghiệp đời trước, nên khi làm vua có xe báu tự nhiên, hặc bằng sắt, đồng, bạc, vàng hiện ra, vua ngồi xe đó đi tuần hay dẹp giặc trong cõi mình cai trị, nên gọi là Chuyển luân thánh vương.
(41) Hữu vi : các pháp có sanh diệt, tạo tác, tức là chỉ tất cả hiện tượng biến thiên trong vũ trụ.
(42) Vô vi : Vi là tạo tác, vô vi là cái không tạo tác, không do tạo tác, không bị bốn tướng (sanh, trụ, dị, diệt) tác động, tức là chơn lý, bản thể.
(43) Sáu mươi hai món kiến chấp : Đối với ngũ ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) mỗi ấm , ngoại đạo khởi 4 kiến chấp sai lầm
1) chấp sắc lớn, ngã nhỏ, ngã ở trong sắc.
2) Chấp ngã lớn sắc nhỏ, sắc ở trong ngã.
3) ngoài sắc chấp ngã riêng
4) Ngã tức là sắc, sắc ấm như thế thì các ấm kia cũng thế, cộng thành 20 kiến, trải ba đời thành 60 kiến , thêm hai phần căn bản là Đoạn kiến và thường kiến thành 62 món tà kiến. Vì rừng kiến chấp sai lầm ấy , nên người đời không chừa một tội lỗi nào mà không làm.
(44) Ngũ đạo : năm đường : Trời, người, ngạ quỉ, súc sanh, địa ngục.
(45) Ngũ nhãn : gồm :
1) nhục nhãn: thấy gần, không thấy xa, thấy ngoài, không thấy trong, vì bị sắc chất ngăn chặn.
2) Thiên nhãn : Mắt của chue thiên, nhơn do tu thiền định mà được. Mắt này có thể nhìn thấy tất cả: xa gần, trước sau, trên dưới, trong ngoài, ngày đêm, không bị sắc chất làm ngăn ngại.
3) Huệ nhãn : Mắt của hàng Nhị thừa (Thanh văn, Duyên giác) quán thấy tất cả đều không.
4) Pháp nhãn : Mắt của Bồ tát. Bồ tát vì độ sanh, dùng pháp nhãn thanh tịnh quán khắp các pháp và chúng sanh, đem các món phương tiện, dạy dỗ, khiến họ tu chứng.
5) Phật nhãn : Mắt của Phật, do trí huệ viên mãn cứu cánh của Phật có đủ 4 con mắt trước, nhưng có phần đặc biệt hơn như : Người thấy rất xa, Phật lại thấy rất gần ; người thấy tối tăm, Phật lại thấy sáng ; cho đến không việc gì mà ngài không thấy, không biết, không nghe. Không cần để ý mà thấy, nghe tất cả.
(46) Ngũ căn : 1) tín căn, 2) tấn căn, 3) niệm căn, 4) định căn, 5) huệ căn.
(47) Ngũ lực : tu năm căn tăng trưởng, có lực phá trừ năm chướng :
1) Tín lực : Tín căn tăng trưởng, phá các lòng tin sai lầm, mù quáng.
2) Tấn lực : Tấn căn tăng trưởng, phá được tính lười biếng của thân, tâm.
3) Niệm lực : Niệm căn tăng trưởng, phá được các niệm sai lầm, tà vạy.
4) Định lực : Định căn tăng trưởng, phá được các tư tưởng loạn động.
5) Huệ lực : Huệ căn tăng trưởng, phá các mê lầm trong ba cõi.
(48) Tạp ác : các việc không lành do tâm tạp nhiễm gây tạo. Hai chữ tạp ác đây, ý nói, dù làm mọi việc phước thiện mà dùng tâm tạp nhiễm, tán loạn cũng gọi là tạp ác. Chỉ dứt trừ vọng tưởng, đến đạo lý cứu cánh Niết Bàn mới gọi là lìa các tạp ác.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A NAN (50)

Phật bảo A Nan : “ Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật “
A Nan bạch Phật : “Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? _ Nhớ lại lúc trước, Thế Tôn thân hơi có bịnh, phải dùng sữa bò, con cầm bát đến đứng trước cửa nhà người đại Bà la môn. Lúc ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con _ “Này A Nan làm gì cầm bát đứng đây sớm thế ?”_ con đáp _ “Cư sĩ! Thế Tôn thân hơi có bịnh phải dùng sữa bò, nên tôi đến đây” _ Ông Duy Ma Cật nói _ “Thôi thôi ! A Nan chớ nói lời ấy ! Thân Như Lai là thể kim cang (51), các ác đã dứt, các lành khắp nhóm, còn có bịnh gì, còn có não gì ? Hãy im lặng bước đi, A Nan ! chớ phỉ báng Như Lai, chớ để cho người khác nghe lời nói thô ấy, chớ làm cho các trời oai đức lớn, các Bồ tát từ tịnh độ phương khác đến đây nghe được lời ấy ! A Nan ! Chuyển luân thánh vương có ít phước báo còn không bệnh tật, huống chi Như Lai phước báo nhiều hơn tất cả đấy ư ? Hãy đi đi, A Nan ! chớ làm cho chúng tôi chịu sự nhục đó, hàng ngoại đạo, Phạm chí nếu nghe lời ấy chắc sẽ nghĩ rằng “Sao gọi được là thầy, bịnh của mình không cứu nổi mà cứu bịnh người khác ư ?” Nên lén đi mau đi, chớ để cho người nghe! A Nan ! Phải biết thân Như Lai chính là Pháp thân (52) không phải thân tư dục (53) Phật là bực Thế Tôn hơn hết trong ba cõi, thân Phật vô lậu (54), các lậu đã hết, thân Phật là vô vi, không mắc vào các số lượng, thân như thế còn bịnh gì ? “
Bạch Thế Tôn ! Lúc đó con thật quá hổ thẹn, không lẽ con gần Phật mà nghe lầm ư ? Con liền nghe trên hư không có tiếng nói rằng _ “A Nan ! Đúng như lời cư sĩ đã nói, chỉ vì Phật ứng ra đời ác đủ năm món trược (55) nên hiện ra việc ấy để độ thoát chúng sanh mà thôi. A Nan! Hãy đi lấy sữa, chớ có thẹn”.
Bạch Thế Tôn ! Ông Duy Ma Cật trí tuệ biện tài dường ấy, cho nên con không kham lãnh đến thăm bịnh ông”.

Như vậy, năm trăm vị đại đệ tử, mỗi người đều đối trước Phật nói chỗ bổn duyên (56) của mình, vị nào cũng khen ngợi, thuật lại những lời ông Duy Ma Cật, và đều nói rằng “Không kham lãnh đến thăm bịnh ông”.


Chú thích
(50) A Nan : Nói đủ là A Nan Đà (Ananda), Tàu dịch là Khánh Hỷ, ông là con chú bác với Phật Thích Ca, ông học rộng, nhớ nhiều, là bậc đa văn thứ nhứt trong hàng Thanh văn đệ tử.
(51) Kim cang: Một chất rất cứng chắc, không chi phá vỡ nó được, mà lại hay phá vỡ các thứ cứng khác.
(52) Pháp thân : có 3 thứ :
1) Pháp hóa sanh thân, tức là thân kim cang
2) Ngũ phần pháp thân : đã giải nơi phẩm 2
3) Thật tướng của các pháp
đồng hợp thành thân Phật.
(53) Tư dục thân : Thân hình do tưởng ái dục với nhân duyên hòa hợp sanh ra ở trong ba cõi.
(54) Vô lậu : Không còn rơi lọt, tức là từ các bực thanhd trong hàng Thanh văn, Bồ tát tu hành đã dứt hết phiền não, tự tâm thanh tịnh giải thoát, không còn nghiệp chướng rơi lọt vào trong bacoix sinh tử nữa nên gọi là vô lậu.
(55) Năm món trược: gồm
1) kiếp trược : Thời gian biến đổi không ngừng,
2) Kiến trược : Sự thấy biết sai lầm, tin nhận tà vạy, chính là những món “lọi sử” vậy.
3) Phiền não trược: Tham sân lẫy lừng, si mê điên đảo v.v… chính là những món “độn sử” vậy.
4) Chúng sanh trược : sanh tử, tử sanh nối luôn không đổi.
5) Mạng trược : Thọ mạng ngắn ngủi.
(56) Bổn duyên : nguyên do duyên sự của mình.

(Hết phẩm Đệ tử)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẨM BỒ TÁT (1)

BỒ TÁT DI LẠC (2)

Khi bấy giờ Phật bảo Bồ tát Di Lạc : “Ông đi đén thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
Bồ tát Di Lạc bạch Phật : “Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? _ Nhớ lại lúc trước con nói hạnh “Bất thoái chuyển” (3) cho ba vị Thiên vương cõi trời Đâu Suất và quyến thuộc của người, lúc ấy ông Duy Ma Cật đến nói với con rằng - Ngài Di Lạc ! Thế Tôn thọ ký (4) cho ngài một đời sẽ được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đó là đời nào mà ngài được thọ ký ? đời quá khứ chăng ? đời hiện tại chăng ? đời vị lai chăng ? Nếu là đời quá khứ thì quá khứ đã qua. Nếu là đời vị lai thì vị lai chưa đến. Nếu là đời hiện tại thì hiện tại không dừng (trụ). Như lời Phật nói “Này Tỳ kheo ! Như ông ngay bây giờ cũng sanh, cũng già, cũng chết”. Nếu dùng vô sanh (5) mà được thọ ký, thì vô sanh tức là chánh vị (6), ở trong chánh vị cũng không thọ ký, cũng không được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thế nào Di Lạc được thọ ký một đời ư ? Là từ “Như” sanh mà được thọ ký hay từ “Như” diệt mà được thọ ký ? Nếu từ “Như” sanh mà được thọ ký, thì “Như” không có sanh. Nếu từ “Như” diệt mà được thọ ký, thì “Như” không có diệt. Tất cả chúng sanh đều Như, tát cả pháp cũng Như, các Thánh Hiền cũng Như, cho đến Di Lạc cũng Như vậy.
Nếu Di Lạc được thọ ký, tất cả chúng sanh cũng phải được thọ ký. Bởi vì sao ? _ Là vì Như không hai, không khác.
Nếu Di Lạc được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác , tất cả chúng sanh cũng đều được. Vì sao ? _ Tất cả chúng sanh chính là tướng Bồ đề(7).
Nếu Di Lạc được diệt độ, tất cả chúng sanh cũng phải diệt độ. Vì sao ? _ Chư Phật biết tất cả chúng sanh rốt ráo vắng lặng, chính là tướng Niết bàn, chẳng còn diệt nữa.
Cho nên Di Lạc chớ dùng pháp đó dạy bảo các Thiên tử, thật không có chi phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có chi thối lui.
Ngài Di Lạc! Phải làm cho các vị Thiên tử này bỏ chỗ kiến chấp phân biệt Bồ đề. Vì sao ?_ Bồ đề không thể dùng thân được, không thể dùng tâm được. Tịch diệt là Bồ đề, vì diệt các tướng ;
chẳng quán là Bồ đề, vì ly các duyên ;
chẳng hiện hạnh là Bồ đề, vì không ghi nhớ ;
đoạn là Bồ đề , bỏ các kiến chấp ;
ly là Bồ đề, lìa các vọng tưởng ;
chướng là Bồ đề, ngăn các nguyện (8);
bất nhập là Bồ đề, không tham đắm ;
thuận là Bồ đề, thuận chơn như ;
trụ là Bồ đề, trụ pháp tánh ;
đến là Bồ đề, đến thực tế ;
bất nhị (9) là Bồ đề, ly ý pháp ;
bình đẳng là Bồ đề, đồng hư không ;
vô vi là Bồ đề, không sanh - trụ - diệt ;
tri là Bồ đề, rõ tâm hạnh chúng sanh ;
không hội là Bồ đề, các nhập không nhóm (10) ;
không hiệp là Bồ đề, rời tập khí phiền não ;
không xứ sở là Bồ đề, không hình sắc ;
giả danh là Bồ đề, danh tự vốn không ;
như huyễn hóa là Bồ đề, không thủ xả ;
không loạn là Bồ đề, thường tự vắng lặng ;
thiện tịch là Bồ đề, tánh thanh tịnh ;
không thủ là Bồ đề, rời phan duyên ;
không khác là Bồ đề, các pháp đồng đẳng ;
không sánh là Bồ đề, không thể thí dụ ;
vi diệu là Bồ đề, các pháp khó biết.
Bạch Thế Tôn ! Khi ông Duy Ma Cật nói pháp ấy, hai trăm vị Thiên tử chứng được vô sanh pháp nhẫn, vì thế nên con không kham đến thăm bịnh ông.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.61 khách