NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
CTR
Bài viết: 10
Ngày: 12/09/12 07:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM, Việt Nam

NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi CTR »

Hình ảnh

Nhập định là một tiến trình phản tự nhiên cho nên rất khó thực hiện. Có nhập định được cũng dễ bị thối định. Đây thực sự là một bài toán nan giải cho bất cứ ai theo đuổi bộ môn này. Chắc chúng ta còn nhớ trong Tây Du Ký, các vị yêu tinh thấy thực hiện việc nhập định khó quá nên đưa ra phương án ăn thịt Đường Tăng, với hy vọng tiếp thu được định lực của Đường Tăng qua ngàn năm tu luyện.

Nếu chúng ta chỉ xét ở góc cạnh kỹ thuật, thì thiền định được coi như là một kỹ thuật, một tiến trình, một thao tác của các tâm. Mục đích để làm sao tạm thời làm ngưng các hoạt động của ý thức bình thường; nghĩa là làm ngưng việc sử dụng công cụ vốn có của nó là các quy luật cơ bản của tư duy. Chính quy luật cơ bản tư duy này là chiếc cầu nối để phản ảnh thế giới tự nhiên khách quan. Nay thực hiện kỹ thuật nhập định, chúng ta hy vọng tìm ra những con người khác, tìm ra những thực thể khác của chính mình. Hy vọng những thực thể này sẽ xuất hiện, kèm theo một hệ thống quy luật tư duy khác và đến được những cảnh giới khác tốt đẹp hơn.

Trên thực tế, việc nhập định có đáp ứng được niềm hy vọng của người tu thiền định hay không? Việc này vẫn còn là một ẩn số với đại đa số người tu thiền định. Thật vậy, thiếu sự hiểu biết sẽ đưa đến những lầm lẫn, mà tất nhiên chẳng ai muốn nó xảy ra. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta cần phải xem xét lại và quy ước một số chuẩn mực. Dựa trên những cơ sở này chúng ta mới có thể hiểu được phần nào vấn đề.

A- NHẬP ĐỊNH

Có rất nhiều hình thức nhập định hay những hình thức ít nhiều tương tự như nhập định. Nhập định có thể do sử dụng kỹ thuật, có thể do tình cờ ai đó trong lúc ngồi chiêm nghiệm. Nhập định có thể do định lực của chính mình hoặc nhờ vào tha lực. Nhập định cũng có thể do sử dụng chất say hoặc do nhiều phương tiện hỗ trợ khác ... Chúng ta nên đặc biệt chú ý và ghi nhớ điều này: Nhập định chỉ là điều kiện cần, chứ không phải là điều kiện đủ để đưa chúng ta tới hệ thống thiền hữu sắc.

Nhập định chỉ là một chuỗi thao tác kỹ thuật của thân tâm. Nhập định là một công cụ. Nó chỉ là một cánh cửa mở ra để đi vào những cảnh giới chưa xác định được: có thể là cảnh giới thấp hơn cảnh người, có thể là cảnh thiên cao hơn cảnh người, chứ chưa chắc là đến được cảnh sơ thiền hữu sắc. Nhập định có rất nhiều cấp độ và có rất nhiều mục đích khác nhau. Đỉnh cao của việc nhập định cho một người tu là thời khắc vô cùng quan trọng, đáng ghi nhớ. Đó chính là ngày sinh nhật thứ hai trong kiếp người.

B- CẢNH GIỚI

Cảnh giới có nhiều vô số kể. Để đơn giản hóa chúng ta tạm quy ước theo lối chia của trường phái phật giáo:
* Thấp hơn cảnh con người: như mọi người đều biết, đó là cảnh Atula, ngã quỷ, súc sanh, địa ngục.
* Cao hơn cảnh con người: cũng như mọi người đều biết, gồm 7 cảnh thiên: tứ đại thiên vương … tha hóa tự tại.
* Sau cảnh giới này là hệ thống thiền hữu sắc.

C- ĐỊNH LUẬT NHÂN QUẢ VÀ TƯƠNG ƯNG

Nhập định chỉ là một điều kiện cần. Nó giống như việc mở ra được cánh cửa. Nhưng chúng ta đến được cảnh giới nào còn lệ thuộc vào điều kiện đủ, bao gồm định luật nhân quả: nghiệp lực, cấu tạo tâm, cấu tạo sắc … và định luật tương ưng. Thật vậy, cùng dấu thì hút nhau khác dấu thì đẩy nhau.

Do đó, những quan điểm cho rằng: do tu thiền định lâu ngày lâu năm, do tinh tấn, do thắng giải, cho rằng mình có định lực rất mạnh nên có thể tự do đến bất cứ cảnh giới nào mình muốn là một điều sai lầm. Định lực bản thân là một thứ thần thông do tập luyện mà có. Tuy vậy chúng ta nên nhớ lại thần thông không thể chi phối quy luật tự nhiên khách quan của trời đất là nhân quả và tương ưng …

Do đó, tùy vào công cụ nhập định mà mình sử dụng, tùy vào mục đích nhập định, tùy theo hệ quả của nhân quả, tùy theo quy luật tương ưng … mà nhập định sẽ đưa chúng ta đến những nơi mình tương thích, chứ không phải đưa đến những nơi mà mình mong muốn.

D- HỆ QUẢ CỦA NHẬP ĐỊNH

Chúng ta thử đan cử một mô hình điển hình và bình thường của một con người ở cảnh dục giới. Nếu giải thích theo quan điểm của Vi Diệu Pháp thì loại cấu tạo tâm và sắc của loại thực thể này sẽ đưa họ đi về đâu? Một con người bình thường có nhiều trăm tâm với trên 28 sắc pháp, giới tính có thể là nam hay nữ hay trung tính. Con người có miệng và mũi rõ ràng để hấp thụ dưỡng chất, có tứ chi chân tay để sinh hoạt phù hợp với môi trường đang sinh sống. Để phát triển con người có khả năng giao phối, và để tồn tại họ có bản năng tranh giành thực phẩm và tranh giành quyền giao phối. Người ta gọi là cuộc tranh sống (struggle for life) và đó là định luật đào thải tự nhiên của tập thể con người. Chính vì những lý do nêu trên con người phải đánh nhau, chiến tranh nổ ra từ cá nhân cho đến tập thể.

Con người còn có thú vui và nhu cầu sử dụng chất say, ăn thịt các sinh vật, ăn thịt đồng loại … Họ còn có nhu cầu vui chơi: chơi cờ, đánh bài. Những biểu hiện này là sự thể hiện của các bất thiện tâm cơ bản: tham, sân, si … Với cấu tạo cơ bản của một con người bình thường như thế này, thì khi nhập định có rất nhiều khả năng vẫn tồn tại lanh quanh trong khu vực dục giới. Điều này tùy thuộc ở những sắc pháp nào mang tính chất chế ngự, có vai trò ưu thế; tùy thuộc vào những tâm nào nổi trội và lấn át những tâm khác.

Một con người thích ăn các loại thịt động vật, có thể ăn thịt cả đồng loại (thí dụ như con gấu, sư tử …) thì khi nhập định sẽ đương nhiên tương ưng với các súc sanh, ngạ quỷ, chỉ ăn thịt để sống: cọp, beo, chó … Các thực thể này nổi bật ở tâm tham và sân. Thật vậy, dù no rồi vẫn cứ giết, đó là những tâm không cần ai nhắc bảo, còn câu hữu với tâm hỷ và xả. Một người ưa thích quan hệ nam nữ, khi nhập định sẽ tương ưng với các loại súc sanh thích giao phối. Đây là biểu hiện của tâm tham dục, không cần mách bảo, câu hữu với tâm xả. Một người có thú vui sử dụng chất say, các loại chất say … thích chơi cờ, thích chơi bài … khi nhập định họ sẽ tương ưng với cảnh thiên của dục giới … chư thiên, chư tiên ở cảnh dục giới có cuộc sống nhàn nhã vui chơi, không phải làm việc vất vả như con người, có nam có nữ, có quan hệ nam nữ vi tế hơn con người, cuộc sống mang tính chất tập thể, bầy đoàn, xã hội. Vì vậy người thế gian chúng ta có thói quen gọi là: Quần tiên, chư tiên do họ không sống một mình. Chi tiết này khá giống với xã hội loài người.

Do đó, dù nhập định được thì một con người bình thường, nếu không có một sự chuẩn bị nào cả, không được học tập, thiếu hiểu biết … chúng ta có thể khẳng định rằng - do định luật tương ưng, do định luật nhân quả - hoàn toàn không có khả năng đến được cảnh sơ thiền hữu sắc.

E- HỆ THỐNG THIỀN HỮU SẮC và HY VỌNG

Thật vậy, hệ thống thiền hữu sắc hoàn toàn khác với dục giới. Một người không được học tập hoặc không thực chứng thì không thể nào hình dung nổi. Các thực thể ở cảnh giới thiền hữu sắc này không sinh hoạt tập thể, xã hội … họ sinh hoạt một mình, sống trong tình trạng tâm định tĩnh, tất nhiên là chỉ có một mình, yên bình, phẳng lặng … Thực phẩm là niềm vui gần như bất tận, nhưng loại thực phẩm này không liên quan gì đến thực phẩm ở cảnh thiên của dục giới. Như quí vị đều biết, các chư vị ở hệ thống thiền hữu sắc, họ không có miệng và mũi để tiếp nhận các chất nuôi dưỡng cơ thể. Họ không có khái niệm gì về giới tính nam nữ. Do đó, vì không có nhu cầu giành quyền giao phối, giành quyền kiểm soát thực phẩm, nên tuyệt đối không có chiến tranh. Trong khi ở cảnh thiên hữu sắc của dục giới thì dường như chiến tranh liên tục cũng chẳng khác gì loài người. Ở hệ thống thiền hữu sắc, các bất thiện tâm dường như vắng bóng, quí độc giả nào chứng cảnh giới thiền định này thì biết rõ việc này hơn ai hết.

Tuy nhiên, ở cảnh thiền hữu sắc các phiền não vẫn tồn tại. Họ tưởng rằng có một cái tôi ở cảnh giới thiền hữu sắc, họ tưởng rằng cái vui là bất tận, họ kiêu hãnh vì điều này, họ tưởng rằng định tĩnh là có thật và trường tồn. Tệ hại nhất, họ không ngờ rằng tâm và sắc dù tế nhị cách mấy cũng phải tuân theo định luật: sanh, trụ, hoại, diệt. Chính vì lý do này, những chư vị ở cảnh giới thiền hữu sắc này cũng không thoát nổi sự can thiệp của thần chết.

Vậy có cách nào để nhập vào hệ thống thiền hữu sắc?

Vâng, việc này hoàn toàn khả thi cho một con người bình thường. Trước nhất sử dụng kỹ thuật thiền định để nhập định, sắp xếp cấu tạo tâm, cấu tạo sắc sao cho tương thích với những quy luật khách quan của hệ thống thiền hữu sắc. Thí dụ như cảnh giới này không có chiến tranh, chúng ta phải tập luyện rời bỏ sát sanh: thân, tâm, khẩu, ý. Cảnh giới này chúng ta nên nhớ không có mũi, miệng để thọ thực, hấp thụ dưỡng chất. Do đó, sát sanh như ăn thịt cá … hoàn toàn không phù hợp với lối sinh hoạt của các vị ở hệ thống thiền hữu sắc. Cũng vậy, nếu chúng ta sử dụng chất say như: rượu bia, thuốc phiện … thì làm cho tâm yếu đuối muội lược, đây là một tâm cơ bản, là nền móng của tất cả các bất thiện tâm. Hành động này, lối sống này, hoàn toàn không tương thích với cách sinh hoạt ở hệ thống thiền hữu sắc.

Giới luật căn bản như tất cả mọi người đều biết, là một quyền lợi của bản thân người tu thiền định vì nó tập cho chúng ta có một lề lối sinh hoạt, ở những hệ thống cao hơn, của những thực thể cao hơn. Nói tóm lại, nhập định vào hệ thống thiền hữu sắc cũng khó mà cũng dễ. Điều này lệ thuộc vào ý chí của người tu thiền định.


Nhóm CTR
Sửa lần cuối bởi CTR vào ngày 27/09/12 21:56 với 4 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đạo Phật không dạy thiền định để đạt đến tầng trời sắc giới.
Đạo Phật chỉ dạy thiền định để giải thoát về tư tưởng, giải thoát khỏi luân hồi mà thôi.
Bài này nói về thiền định để đạt cảnh giới hữu sắc thiền, không nằm trong mục đích của đạo Phật.
Di chuyển.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tại sao lại đặt tên Threat là "Nhập định : Thiên đường của hàng nhái"
Ý các bạn nói rằng những người nhập định bây giờ toàn là hàng nhái cả sao ?
Như vậy tức là bôi bác đạo Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CTR đã viết :
Huynh Binh thân mến,

Nhóm CTR là một nick như bao nhiêu nick khác trên diễn đàn. Chúng tôi đăng ký đúng theo quy định của diễn đàn và có email để liên lạc.
Có lẽ huynh có gì đó hiểu lầm chăng? CTR đặt tên bài viết như vậy là ý muốn nói rằng khi hành giả nhập định được rồi thì vẫn có thể lọt vào những cảnh giới thấp hơn cõi người, chứ không chắc sẽ tiến được lên đúng tầng thiền mà mình mong muốn. Nó giống như huynh có ý muốn mua 1 cái đồng hồ xịn nhưng cuối cùng có thể mua lầm hàng nhái.
CTR là đệ tử thuần thành của đức Phật đàng hoàng và lấy chuyện tu tập làm lẽ sống của đời mình đó huynh ơi; vậy nên không bao giờ dám xúc phạm những người đang tu tập vì hiểu rất rõ ràng về luật nhân quả.
Nếu những gì CTR viết là sai, thì CTR tin rằng diễn đàn này còn rất nhiều ngọa hổ tàng long sẽ hoan hỉ chỉ ra những điều sai trái cho nhóm học hỏi. Khi nhóm viết điều gì thì sẵn sàng chịu trách nhiệm về những gì mình đã viết ra. Không ai trên đời là hoàn hảo, thế nên nhóm muốn chia sẻ những kinh nghiệm tu tập của bản thân, mục đích chính yếu là để học hỏi từ những người giỏi hơn mình; nhờ vậy có cơ hội hoàn thiện bản thân. CTR tin đó cũng chính là mục tiêu hoạt động của diễn đàn.
Đôi lời nói thẳng thắn nhưng chân thật. Xin huynh cùng ban điều hành từ tâm lượng thứ nếu nhóm có gì sai sót.

Nhóm CTR
Nếu nhóm CTR có ý tốt, muốn chia sẽ kinh nghiệm tu tập thì chúng tôi rất hoan nghênh, Nhưng các đ/h phải cẩn thận về tựa đề, nếu không sẽ có nhiều người nghĩ lầm về đạo Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
CTR
Bài viết: 10
Ngày: 12/09/12 07:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM, Việt Nam

THẦN THÔNG: Khi Tu Thiền Định

Bài viết chưa xem gửi bởi CTR »

Hình ảnh

THẦN THÔNG KHI TU THIỀN ĐỊNH

I. Những quan niệm khác nhau về thần thông:

Có rất nhiều quan điểm chung quanh vấn đề này:

- Không thừa nhận sự tồn tại của thần thông, thần lực. Nó tồn tại trái ngược với nền tảng khoa học mà con người thiết lập được từ thời Phục Hưng. Nếu công nhận sự tồn tại của nó, có nghĩa là bác bỏ những thành tựu khoa học của 300 năm qua. Nó đi ngược lại các quy luật vật lý như bảo toàn, dẫn truyền, tiêu hao năng lượng.
- Thần thông, thần lực chỉ là mê tín dị đoan, không có thật khó kiểm chứng, sự thật là không thể kiểm chứng được. Không đáp ứng yêu cầu của luận lý hình thức.
- Có người cho là trình độ khoa học hiện nay, không đủ khả năng để giải thích thần thông, thần lực. Vấn đề này nằm ngoài giới hạn của khoa học hiện hành.
- Có người thì lại cố gắng sử dụng lý thuyết của khoa học hiện hành, thí dụ như tác giả Barbara Ann Brennen, cũng có những tác giả người Việt Nam, để lý giải thần thông.

- Nếu đứng trên quan điểm của tôn giáo của trường phái phật giáo, thì người ta công nhận có thần thông và quan niệm rằng:
* Thần thông là pháp tu rất cao và khó.
* Thần thông không liên quan đến nhân quả.

- Có người cũng công nhận có thần thông, bằng cách sao chép những tài liệu nói về thần thông.
- Rất nhiều người khác, tạm mô tả là tu hành có hình thức, thường đến một nơi thờ phụng tôn giáo nào đó, làm những nghi thức tôn giáo và họ chẳng biết gì về vấn đề thần thông. Nói chung là người ta thờ ơ với vấn đề này.

Sau đây là công thức tu thiền định:
- Raja Yoga: Kỷ luật bản thân, Kiểm soát tinh thần, Tham thiền nhập định
- Phật giáo: Giới, Định, Huệ

II. Lúc nào thì thần thông xuất hiện?

- Raja Yoga: Samyama gồm 3 bước: Dharana, Dhyana, Samadhi. Thần thông xuất hiện ở giai đoạn Samahdi.
- Phật giáo: Cũng không khác gì Raja Yoga. Thần thông là hệ quả tất yếu của Tứ thiền hữu sắc.
Lúc này người tu thiền định có 1 loại thân xác gọi là hữu sắc của hệ thống thiền hữu sắc. Ở hệ thống này, tâm và thân của người tu thiền định hoàn toàn khác với lúc mới ngồi để bắt đầu thiền định.

Chúng ta thử thuyết minh cho rõ phần này:
Thân tâm lúc ngồi để tu thiền định: Tâm cấu tạo bằng nhiều trăm tâm. Thân có ít nhất 28 sắc pháp. Thân Tâm này cần phải ăn ngủ để tồn tại, sử dụng trong cảnh Dục giới, cảnh Thế gian, trong các cử động vật chất và trong các cử động tinh thần.

Thân của thiền Hữu sắc: Tâm chỉ còn 50, giảm xuống còn 2, 3 tâm. Thân chỉ còn 23 sắc pháp hoặc ít hơn nữa. Nếu vô tình bước vào Vô tưởng định, số sắc pháp còn ít hơn nữa, thân này sống bằng hỷ lạc (không phải là thực phẩm, nước uống, không khí). Sắc pháp tế nhị, hình dáng lờ mờ, lúc có lúc không. Cụ thể không có thân, không có miệng, mũi, có khi không có mắt (vì không cần nhu cầu thực phẩm, nước, không khí). Thân tâm này sử dụng trong cảnh hữu sắc, đôi khi là Vô tưởng, các động tác của loại thân tâm này chính là cái người ta gọi là “thần thông”.

Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu người ta tưởng các thần thông là cử động của thân tâm dục giới. Thật vậy, khi ngồi công phu, sau khi thật sự nhập định, chúng ta có thể đi từ nơi này đến nơi kia nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng, chúng ta có thể đi xuyên qua tường, xuyên qua cửa một cách vô ngại, nói không dùng miệng, không có âm thanh mà vẫn hiểu rõ ràng, không gian xa gần không trở ngại, biết quá khứ vị lai, hiểu được tâm ý dễ dàng … Những động tác tinh thần và sắc nói trên của thực thể thiền hữu sắc chỉ là những động tác bình thường, cơ bản, bền vững, chẳng có gì là thần thông cả. Do đó, có thể có nhiều quí độc giả, nếu thực sự đắc thiền hữu sắc, thì tất nhiên đã có những động tác tâm, sắc bình thường, nhưng đó là thần thông thực sự mà quí độc giả vô tình không biết. Rất nhiều người lầm tưởng đó là thần thông thuộc về thân tâm dục giới. Điều này tuyệt đối mâu thuẫn và sai lầm so với lý thuyết Phật giáo cũng như Raja Yoga. Thần thông xuất hiện ở Samadhi hoặc Tứ thiền hữu sắc (nhất tâm = Samadhi). Không có tài liệu chính qui nào nói về thần thông xuất hiện ở thân tâm thế gian, dục giới …

Lý thuyết về luồng tâm thức của Vi diệu Pháp lại một lần nữa khẳng định vấn đề này một cách rõ ràng và chắc chắn, không thể lầm lẫn được. Thần thông xuất hiện ở giai đoạn Javana tốc hành tâm (lúc nhập định) - thuộc hệ thống thiền hữu sắc - không hề có tài liệu nào nói thần thông xuất hiện trước khi nhập định, lúc người tu đang ở cảnh thế gian, dục giới … xin quí độc giả vui lòng xem lại Trung Bộ Kinh, các bộ Vi Diệu Pháp, chân ngôn Patanjali.

Đây có thể là một tin mừng cho một số quí đọc giả lâu nay tưởng lầm là mình tu tập chẳng có kết quả gì cả. Cũng thông tin này, lại có thể có một số quí độc giả lâu nay tưởng lầm rằng mình đắc thần thông, nhưng thật ra là thần thông của tha lực, không phải thực sự do định lực mà có. Đa nhân cách là một hiện tượng rất phổ thông.

Sự thật thần thông theo quan điểm của Phật giáo và Raja Yoga không phải là mục đích di sơn, đảo hải, sờ mặt trăng mặt trời, bay trên mây. MỤC ĐÍCH THỰC SỰ CỦA TU THIỀN ĐỊNH LÀ ĐẠT ĐƯỢC SỰ MINH TRIẾT.

Câu 5 phần 3 của Kinh Patanjali đã ghi rõ: Thực hiện được Samyama là tiến đến giai đoạn tri giác.
Câu 9: Tinh thần tự chủ đó là trạng thái tinh thần phát huy quyền lực trên mọi biến thể. Đây là những câu mở đầu cơ bản nhất của chương nói về thần thông. Trường phái Phật giáo cũng định nghĩa về thần thông: Thông tuệ, trí tuệ, thông suốt, biết mình và người trong, ngoài. Tóm lại, cả hai trường phái đều gặp nhau trong một từ chung: Minh triết.
Câu 51: Từ bỏ thần thông đã có, thì diệt được các điều xấu xa đi đến đích giải thoát, tự do.

III. Tập luyện thần thông khó hay dễ? Hậu quả của thần thông ở mặt tích cực, tiêu cực là gì và thần thông nào là cao nhất?

a.Tập luyện thần thông khó hay dễ: còn lệ thuộc vào việc người ta quan niệm thế nào là thần thông.

- Những hiện tượng tự nhiên khách quan như có người có thể hút các đồ vật, làm toán rợ … thì chẳng cần phải tập luyện gì cả.
- Dựa vào các thực thể, các chư vị ở các cảnh giới khác thì cũng không phải tập luyện gì nhiều. Người ta thường gọi đó là bị nhập: lên đồng, cô, cậu, trạng … Rất nhiều người gọi là tu thiền định cũng ở trạng thái này; trong đó có những tập thể như: Subut, La Ti Thăng …
- Tu thiền, thực sự sử dụng định lực của chính mình, tập trung tư tưởng, để làm cái gì đó lại là một vấn đề khác hẳn - Quí độc giả nào tự mình tập luyện để đạt được một khả năng nào đó, chắc chắn đã thấy việc tập luyện không phải là dễ - Tập thần thông không phải là chuyện dễ dàng, tự nhiên mà có, nó cũng phải đi qua rất nhiều giai đoạn, mất rất nhiều thời gian, công sức …

Nếu chúng ta qui ước với nhau phát biểu sau đây: “Thần thông là những cử động của sắc và tâm của các thực thể ở các cảnh giới khác với cảnh giới loài người”, thì với phát biểu này, người tu có quyền chọn lựa khá rộng rãi: từ thần quyền … cho đến tập luyện nhãn của các vị ở cõi thiền hữu sắc, kể cả ở các cõi cao hơn nữa, đó là sự tùy chọn của quí độc giả.
Chúng ta đã định nghĩa “thần thông là cử động của tâm và sắc …”. Cử động, đi, đứng … cũng phải tập từ từ, từ bò đến đi chập chững rồi mới chạy nhảy … thì ở cảnh giới khác cũng vậy. Ở cảnh dục giới thế gian có em bé nào - dù là thần đồng - 12, 13 tuổi mà lái được máy bay tiềm kích, trực thăng … bao giờ đâu ! Đào tạo phi công tiềm kích, trực thăng … không phải chuyện đơn giản.

b. Hậu quả của thần thông

Chỉ duy nhất trong lúc đang nhập định, chúng ta phát hiện ra một loại thân tâm mà mình vốn có, đó là tâm và sắc của hệ thống thiền định hữu sắc. Trong trạng thái này, thân tâm của người tu thiền định, ngồi im bất động, chỉ có tác dụng là một công cụ hữu duyên, tạm thời. Thân tâm ở cảnh hữu sắc này có những sinh hoạt hết sức bình thường, con người chúng ta lại gọi là thần thông, đây là một loại thần thông không phải xuất phát từ dục vọng, không cầu, không mong, chỉ là quả báo tất yếu của thiền hữu sắc. Vậy mà Vi Diệu Pháp vẫn coi những tâm này có tính chất dị thục có nghĩa là tạo ra quả báo, cũng may là thiện quả.

Lại có một loại thần thông do các thực thể ở cảnh dục giới, xuất phát từ tâm tham ái, chấp ngã do tin tưởng mình có một cái tôi thực sự, trường tồn, hạnh phúc … Loại thần thông do tâm mạn thực sự là một cuộc chạy đua vũ trang trên vòng đua Olympic, mang tên cuộc đua “Thập nhị nhân duyên”, còn gọi là vòng đua của luân hồi sinh tử hay vòng đua của thần chết, mà đích đến là địa ngục trong chính tâm của mình. Đó là một trò chơi … giải khát bằng rượu độc

Thần thông và phiền não là một hàm số đồng biến. Thần thông phát triển thì phiền não tăng trưởng, chẳng làm gì trong lòng cũng buồn phiền một cách kỳ lạ. “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Quí độc giả nào từng trải qua việc tập luyện thần thông thực sự sẽ cảm nhận được tâm trạng này. Truyền thống Phật giáo, cũng như Raja Yoga luôn cổ vũ, để có tâm “duy tác”. Raja Yoga khuyến dụ tu sĩ phải từ bỏ thần thông, bỏ tâm mạn, đừng nghe lời nịnh hót của thần thánh, nếu muốn giải thoát.

c. Thần thông nào cao nhất?

Thần thông cao nhất có lẽ là không có thần thông, vì sắc tức thị không, không tức thị sắc, điều này người tu ai mà chẳng biết. Thật vậy, bước ra khỏi vòng luân hồi sanh tử thì thần thông dùng để làm gì? Một nơi không có chiến tranh, thì vũ khí dùng để làm gì? Cổ nhân từng nói “quân tử phòng thân tiểu nhân phòng gậy”. Thần thông chỉ có giá trị ở một môi trường, một tập thể nhất định nào đó mà thôi!.

Chúng ta thử tưởng tượng một kịch bản hư cấu như sau: Có một hôm, ti vi khắp thế giới thông báo, Tổng thống của một số nước: Nga, Iran, Serya, North Korea, … đồng loạt tuyên bố “I have no ego” (tôi không có ngã) … cổ phiếu khắp thế giới sẽ tăng vọt như diều gặp dông! … 11 hàng không mẫu hạn của Mỹ, F35, F22, trực thăng Hybrid Osprey V22, Apache Block III mang ra sale off … Thần thông của người tu thiền định lúc đó … cũng phải For Lease … vì không còn việc phải dùng. Địa đàng Eden không có kho để tồn trữ thần thông và vũ khí. Bách khoa từ điển WIKIPEDIA tại EDEN không có từ ngữ chiến tranh, quan trọng hơn nữa không có chữ : ICH, IO, JE, I, NGÃ, TÔI, …


Nhóm CTR
Sửa lần cuối bởi CTR vào ngày 28/09/12 00:46 với 6 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
CTR
Bài viết: 10
Ngày: 12/09/12 07:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM, Việt Nam

Kiểm soát bất thiện tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi CTR »

Hình ảnh

KIỂM SOÁT BẤT THIỆN TÂM

Trên tinh thần tôn trọng luận lý hình thức, tôn trọng quý độc giả, chúng tôi sẽ nêu ra ba thí dụ, lối lý luận này là hình thức qui nạp. Tất nhiên loại lý luận này cũng có mặt tiêu cực, tích cực.

Thuở còn đi học, tôi quen một cô bạn gái, gia đình công giáo. Chú của cô là một vị Linh mục, đã có bảy chức, thuộc về dòng trí thức và mở trường dạy học. Mẹ của cô rất ghét vị Linh mục này vì cho ông là đạo đức giả. Cá nhân tôi nhận thấy ông ta rất bồn chồn, căng thẳng ...

Cô vợ tôi có một thân nhân rất gần, giới tính là nam, bị gia đình buộc đi tu từ khi còn nhỏ, ngày nay đã gần 80 tuổi, đại diện một trường phái của Việt Nam. Đối với người đời đó là một vị tăng đạo cao đức trọng. Nhưng theo tôi, vị này cả ngày ngồi đứng không yên, lúc nào cũng bứt rứt; có cơ hội là kể về cô bạn gái mà vị này đã quen (cách đây đã hơn nửa thế kỷ) y như cô bạn gái đang ngồi trước mặt.

Có một vị Ni cô - chúng ta tạm gọi như vậy - tu khi chưa tới 20 tuổi đời ở một trường phái khổ hạnh, khá nổi tiếng tại miền Nam trước năm 1975, không tài sản, và chuyên ngủ ngồi. Chẳng bao lâu cô mở huệ, biết quá khứ vị lai, khách sắp tới thì biết trước. Tất nhiên nhiều người kính nể vì khả năng, thực lực của cô. Nhưng từ khi vị sư phụ mất đi, cô gặp một vị gọi là sư huynh - tất nhiên là cũng tu - thì cô thay đổi hẳn, cô có những chuỗi cười kỳ lạ, nói năng huyên thuyên, không tự kiềm chế được. Dường như cô yêu vị sư huynh này! Lúc này vị Ni cô khoảng trên 40 tuổi, cô đã hoàn toàn đổi khác.

Qua 3 câu chuyện đời thường kể trên, chắc chắn sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn về sức mạnh thực sự của bản năng mà dù muốn hay không, ta vẫn phải chung sống với nó cho đến khi chết. Như quý vị đã biết, tâm lý học kinh viện đã dạy chúng ta rằng, bản năng khuynh hướng (tendency), tính cách nghiêng chiều (Inclination), nguyên động lực thúc dục mãnh liệt (Promotor), hành động mù quáng: Chim di trú, Ong làm tổ, Cá Hồi lội ngược dòng quay vế nguồn, người sinh con ... chắc quý vị còn nhớ, thì bản năng bảo tồn là đứng đầu trong các bản năng:
- bản năng sinh sản.
- bản năng bảo tồn ...

Phân tâm học là chủ thuyết quan trọng của lịch sử con người. Nó được xếp ngang hàng với lý thuyết tương đối, thuyết tiến hóa, thuyết lượng tử ... Sigmund Freud, cha đẻ ra lý thuyết này (hiện đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, mang tính thực tiễn vì vậy cho phép chúng tôi gọi đó là chủ thuyết - doctrine), thì cho bản năng tình dục là quan trọng nhất. Ai cũng biết từ ngữ LIBIDO, mặc cảm yêu cha ghét mẹ, yêu mẹ ghét cha, cuồng dâm (Sadisme), ẩn ức tình dục, giải thoát ẩn ức, tiềm thức ...
Đối với tác giả Alfred Adler thì cho rằng mặc cảm tự ti là mặc cảm chi phối toàn thể tâm lý con người. Quan hệ nam nữ chính là hành động thay thế (Acte de substitution) nói lên mặc cảm tự ti là muốn trở về nơi an toàn là bụng mẹ. Ngoài ra còn nhiều tác giả khác nữa cũng nói về vấn đề này.

Vẫn theo phân tâm học, bản năng tình dục có 2 lối thoát:
1. Thăng hoa (Sublimation)
2. Đồi trụy (Degradation)

Phân tâm học hay tâm lý học đều cho ta thấy con người bình thường và bản năng cơ bản là không thể tách làm hai. Nhưng những tâm lý này Vi diệu pháp sắp vào loại bất thiện tâm. Thật vậy, nếu thiếu nguyên động lực là bản năng như: giữ gìn sự sống, tránh những gì có hại cho mình, bảo trì nòi giống ... thì con người không thể tồn tại, không thể phát triển giống nòi. Các sinh vật trên hành tinh này nói chung, dường như được Thượng đế chia cắt đồng đều bản năng này. Trên quan điểm đó, có lẽ tu hành theo bất cứ trường phái nào cũng đều là hành động chống lại chính mình. Thật vậy, nếu tất cả mọi người đều là khôn ngoan, giác ngộ ... thì ai sẽ làm công việc sản xuất, vận chuyển, giao thông, cung cấp điện nước ... và phấn đấu cho một viễn cảnh đầy hứa hẹn và đáng hy vọng? Câu trả lời là dành cho mỗi chúng ta.

Còn các vĩ nhân tiêu biểu của các trường phái tu hành thì nghĩ gì về vấn đề này? Dường như người ta đều tránh một chủ thuyết cực đoan và hầu hết đều lựa chọn chủ thuyết ôn hòa. Thí dụ như:
Sakya muni với con đường trung đạo.
Khổng Tử với thuyết trung dung.

Có thật là "Kẻ thù lớn nhất trong đời là chính mình" không? hay "Ngu dốt lớn nhất trong đời là nói dối, nhất là nói dối chính mình" mới là câu phát biểu đúng? Quyền lựa chọn là của chúng ta.


QUAN SÁT THỰC TẾ QUA TIẾN TRÌNH THIỀN ĐỊNH

Dường như đối với bất cứ người nào thực hành thiền định thật sự, đều biết đến những loại tâm gây trở ngại là: sân hận, tham dục, hôn trầm, phóng tâm và hoài nghi. Truyền thống phật giáo sắp những loại tâm trên là bất thiện tâm. Như quý vị đã đọc ở phần trên, nó thuộc về bản năng và nó chính là bạn là tôi. Chống lại nó, là chống lại chính mình. Nếu ta dùng sức mạnh tâm lý để đè nén nó vì nhân danh đạo đức, nhân danh tôn giáo ... đều đưa đến trạng thái mà phân tâm học gọi là ẩn ức (Refoulement). Theo phân tâm học trạng thái này có thể làm cho người ta bị điên. Do đó, công tác tư tưởng là mình tự giải thích cho chính mình để hiểu được một cách thông suốt, không bị dồn nén mới tránh được hệ quả trên.

Có thể tự giải thích cho chính mình như thế này: tôi biết rằng tôi đang chống lại tôi, một kịch bản đầy tính chất bi đát, tôi phải tự biết rằng cuộc sống này không trường tồn, hạnh phúc không trường tồn ... tôi là người nên tôi sẽ phải chết. Vậy thì tiếc gì những thứ không cần thiết, tôi phải cố gắng lên để có một ngày mai tốt đẹp hơn.

Đây là cái khó khăn của lúc cận định, nhập định v.v... đây là khó khăn lúc chúng ta khi còn đang loanh quanh ở những cảnh dục giới. Ở cảnh dục giới này, có thể có người lầm tưởng là mình đã bước qua ngưỡng cửa của nhập định. Có ít nhất một tín hiệu báo động cho chúng ta để nhận ra đó không phải là trạng thái nhập định, đặc biệt là tín hiệu về ái dục và các đối tượng của giác quan.

Một khi bạn thực sự ở cảnh Sơ thiền hữu sắc, thì những trở ngại ở cảnh dục giới không còn nữa và ta có thể nói: Gánh nặng của những tâm dục giới từ nay khép lại. Thân nhẹ nhàng như mây ...

Một lần nữa xin chân thành cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết này. Kính chúc quý độc giả nhiều may mắn.


Nhóm CTR
Sửa lần cuối bởi CTR vào ngày 28/09/12 01:20 với 7 lần sửa.


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào CTR và nhóm CTR đọc bài của bạn DN thấy kinh nghiệm về sắc giới và vô sắc giới thì ít mà toàn thấy kinh nghiệm đời thường thì nhiều. Sự miêu tả thăng hoa trong quá trình thiền định không thấy có.
Những king nghiệm chứng đạt trí tuệ liên hệ với kinh Nam truyền Phật thuyết cũng không.
Chưa đưa ra được phương pháp tu tập.
Mong nhóm CTR hãy viết những gì để người tu học Phật pháp được lợi ích.


Hình đại diện của người dùng
CTR
Bài viết: 10
Ngày: 12/09/12 07:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM, Việt Nam

THỰC TẾ NHẬP CHÁNH ĐỊNH THEO LỘ TRÌNH TÂM

Bài viết chưa xem gửi bởi CTR »

Hình ảnh

THỰC TẾ NHẬP CHÁNH ĐỊNH THEO LỘ TRÌNH TÂM ĐÃ GIẢN LƯỢC (CITAVITHI)

SAMASAMADHI: tiếng Việt Nam thường dịch ra là chánh định.

- RAJAYOGA và trường phái Phật giáo cùng chia sẻ 1 định nghĩa: "Tư cách chú tâm vào một vật duy nhất"
- Thật ra, đây là một kỹ thuật điển hình kinh điển và hàn lâm. Nhưng thực tế, ít ai quan tâm tới lối tập này, người ta hay chọn những lối tập hoàn toàn khác hẳn.
- Mục đích của trường phái Phật giáo là giải thoát. Do đó, các tâm của thiền định phải là thiện tâm, chứ không thể là bất thiện tâm hay vô nhân tâm. Chính xác là thiện tâm duy tác. Để hiểu rõ vấn đề này, xin quý độc giả vui lòng tham khảo thêm tài liệu Vi Diệu Pháp.

Rất nhiều người cho là muốn thiền định thì cần phải buông xả hết, thậm chí kiến thức cũng được xem là một trở ngại. Thế nhưng truyền thống Phật giáo, RAJAYOGA có đồng quan điểm cho là "Thiếu sót lớn nhất trong đời là thiếu hiểu biết""Tài sản lớn nhất trong đời chính là sự hiểu biết".

Loại thiền định được trình bày trong bài này đòi hỏi người có ý định tập luyện phải hiểu rất rõ về các loại tâm. Sau đó, cần phải nhớ một số các loại tâm thường gặp. Trên cơ sở này, người tập thiền sẽ sử dụng kỹ thuật nghiệp vụ thiền định để làm chủ, điều khiển luồng tâm thức hướng về mục đích mà mình muốn đạt được.

Chúng ta hãy quan sát và so sánh luồng tâm thức của một người bình thường không điều khiển được với luồng tâm thức của một người thiền định điều khiển được.
- Trong 1 thời gian là T, có 3 tâm nổi lên và chìm xuống của người bình thường.
- Trong khi, cùng trong 1 thời gian T này thì người thiền định chỉ có 1 tâm nổi lên và không chìm xuống. Người ta gọi là An chỉ tâm.

Để đạt được đường biểu diễn của người thiền định, chúng ta sẽ thực hiện các bước nêu sau:

1. Chọn 1 vị thế để tập luyện: vị thế phù hợp với mình, không kiểu cọ nặng về hình thức. Chúng ta nên để ý, không có một vị thế nào thích hợp cho mọi người và mọi lúc. Làm sao để kiểm tra một vị thế được gọi là tốt cho chính mình? câu trả lời là chúng ta chọn bất cứ vị thế nào, ở trong tư thế đó mình có thể ngủ được mà không đổ gục. Việc cố gắng để ngồi cho thật thẳng và cho rằng xương sống sẽ thẳng với tư thế này chỉ là một ảo giác. Môn cơ thể học của ngành y cho biết xương sống có hình cong.

2. Chọn 1 vật làm đối tượng để quan sát: đối tượng có thể là bông hoa, hình tượng tôn giáo, 1 viên bi có màu thích hợp ... Tuy vậy, còn một lối chọn lựa nữa, không chính thống, đi ra ngoài truyền thống Vi Diệu Pháp, nhưng thực tế lại tỏ ra rất hiệu quả trong việc tu thiền định. Các Lạt Ma Tây Tạng nổi tiếng khắp Thế Giới nhờ vào quán tưởng các loại đàn pháp. Đàn pháp có 2 cái lợi:
- Cái lợi thứ nhất: đàn pháp là một đối tượng phức tạp, do đó muốn đạt đến nhất tâm cao thì 2 yếu tố tầm và tứ phải hết sức mãnh liệt.
- Cái lợi thứ hai: là tạo ra sự dung thông vô ngại giữa hành giả và các bậc giác ngộ. Việc chọn lựa đối tượng xin dành cho quý độc giả.

3. Chú tâm nhìn vào đối tượng, sau đó nhắm mắt lại, tâm này người ta gọi là "Tầm", từ ngữ này tương đương với từ ngữ tâm lý học là chú ý. Xin phép được nhắc lại cùng quý độc giả là tâm lý học cho biết chúng ta chú ý vì những lý do sau đây: Cái gì mạnh, cái gì lạ, cái gì có lợi cho mình và cái gì mình thích. Căn cứ vào tâm lý học, quý độc giả cân nhắc về việc chọn đối tượng. Tiếp theo gọi là "Tứ", chữ này có nghĩa là liên tục chú ý đến đối tượng.

4. Nếu thực hiện được việc "Tầm" và "Tứ" thì khả năng tâm sẽ đứng yên, gọi là "An Chỉ Tâm", nghĩa là tâm bằng phẳng yên lặng.

Bây giờ chúng ta hãy thử mô tả tiến trình thực sự của một người nhập định:

Có lẽ, rất nhiều quý độc giả quan tâm tới phần này, kể cả người đã từng nhập định và những người chưa hề nhập định bao giờ. Những gì chúng tôi sắp trình bày sau đây chỉ là một loại định cạn cợt, hay nhiều lắm, là sơ thiền hữu sắc. Tưởng nên nhắc lại, loài người chúng ta, ở trong cõi thấp nhất của 7 cảnh Thiên, đặc điểm của cảnh Thiên là có "nam" và "nữ", vẫn có những thú vui của các giác quan. Do đó, khi nhập định gặp những vị này, chúng ta phải hiểu ngay, là chúng ta đang ở cảnh thiên, chứ đừng lầm tưởng là sơ thiền hữu sắc. Sơ Thiền Hữu Sắc, không có nam nữ, không có thú vui của dục giới, quang cảnh phẳng lặng yên bình, thanh tịnh dịu mát.

- Thời gian để nhập định được, theo các công cuộc khảo cứu thì mất đến 20 phút cho đến 2 giờ. Thực tế thì điều này tùy thuộc rất nhiều vào khả năng, định lực của từng cá nhân.
- Trước khi nhập định, nhất là đối với người sơ cơ, tâm lý trở nên hỗn loạn.
- Sau đó, có thể bị mất ý thức, bị mê đi, tùy thuộc vào từng người. Nhưng một khi định lực trở nên mạnh mẽ, thì việc hôn trầm không còn nữa. Điều này quý độc giả nào từng trải qua sẽ hiểu rất rõ. Tình trạng mất ý thức kéo dài bao nhiêu lâu cũng như trên đã trình bày, nó tùy thuộc vào định lực.
- Thế rồi, bỗng nhiên mình thấy con người mất trọng lực, không còn biết phương hướng, tâm lý phẳng lặng. Nó giống như một khoảng trống không gian không có cái gì ở trong cả. Chúng ta mất ý thức về thời gian, các nhu cầu vật chất và tinh thần không còn hiện hữu, món nợ lớn nhất trong đời là tình cảm là thân nhân cũng mất hoàn toàn ra khỏi ý thức.
- Nếu người tu tập còn đủ bình tĩnh và sáng suốt thì thấy hai cái tâm của thiền định là: "Nhất tâmLạc" hiện hữu rất rõ ràng. Thường thường vì tâm hỷ là vui mừng, làm chúng ta mất bình tĩnh, nên không tự quán xét được.

Trạng thái nhập định là một trạng thái xa lạ, đúng hơn là kỳ lạ đối với con người bình thường, nên chúng ta rất bỡ ngỡ, lạc lõng, mất phương hướng, thường không tự chủ được. Giống như trong giấc mơ, chúng ta không tự chủ được, nên mới sanh ra ác mộng. Ở trạng thái thiền định chúng ta rất yếu đuối, bị cuốn đi trong làn gió như một chiếc lá, dù rất muốn tự chủ, nhưng không tự chủ được, chúng ta lang thang không mục đích, đến một nơi vô định ... hiện tượng này cũng rất giống với người cận tử, thế rồi bỗng nhiên ta xuất định, vì định lực đã hết, cũng giống như một chiếc xe hết xăng. Phải tập nhiều năm, tất nhiên là tùy từng người, chúng ta mới tự làm chủ được. Thiền định còn có một cảm giác khó có thể tả được, một cảm giác không thể cho là xúc giác hay ý thức. Cảm giác này là sự dễ chịu, hạnh phúc về tinh thần lẫn thể chất. Y học giải thích là trong nhập định, bộ não con người đã tiết ra một loại hóa chất tương tự như một loại thuốc phiện.

Hệ quả của việc nhập định tất nhiên là sự chuyển đổi của tâm và cảnh giới. Do đó, người tu thiền định hay gặp các thực thể ở rất nhiều cõi giới khác nhau. Mặt khác, vì cấu tạo tâm của người tu thiền định, trong lúc nhập định (chúng ta nên để ý chỉ ở trong lúc nhập định mà thôi) hoàn toàn khác hẳn. Họ trở thành một con người khác. Do đó, họ có những giác quan khác, nên trình độ hiểu, biết khác hẳn lúc bình thường. Đầu tiên, người ta sẽ cảm thấy vui vui, kèm theo lo sợ, vì không biết tại sao mình lại biết trước những việc sẽ xảy ra. Thật ra, đây là một dấu ấn quan trọng, một tín hiệu lạc quan, báo cho mình biết là thành quả đã đạt được do công lao chính mình bỏ ra.

Với sự hiểu biết về nền tảng của tâm và có kỹ thuật tốt, nhập chánh định thành công là một hy vọng, một vùng đất hứa cho tất cả mọi người.


Nhóm CTR
Sửa lần cuối bởi CTR vào ngày 28/09/12 00:45 với 3 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
CTR
Bài viết: 10
Ngày: 12/09/12 07:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM, Việt Nam

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA TRẠNG THÁI NHẬP ĐỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi CTR »

Hình ảnh

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA TRẠNG THÁI NHẬP ĐỊNH - PHẦN I

Mục đích của bài viết này là cung cấp một số kỹ thuật và một số lý thuyết (không thể tránh khỏi) cho bất cứ ai có nhu cầu nhập định, vì nhiều mục đích khác nhau và không phân biệt trường phái. Bài viết này được xây dựng dựa trên rất nhiều cơ sở: Trường phái Raja yoga, trường phái Phật giáo, trường phái thôi miên ... và kinh nghiệm thực tế của chính những người viết bài này. Chúng ta thường cho rằng những trường phái nói trên chẳng liên quan gì tới nhau. Nhưng thực sự, các trường phái này đều sử dụng những kỹ thuật - về mặt cơ bản - rất giống nhau. Trong cuộc sống hằng ngày, người ta có thể thấy có rất nhiều trạng thái giống như người nhập định thụ động. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào cách định nghĩa nhập định là gì.

Trong bài viết này, chúng ta chỉ giới hạn nhập định ở khu vực dục giới. Nhiều lắm là sơ thiền hữu sắc. Kỹ thuật nhập định ở đây chỉ thuần túy là kỹ thuật nhằm chuyển đổi từ một người bình thường qua một người với cái tâm đứng im, còn gọi là an chỉ tâm. Ở trạng thái này, người tập thiền định tự phát hiện ra rằng dường như mình có nhiều con người ...

Có những hiện tượng có vẻ giống như nhập định thụ động: khi xem hát những loại nhạc quá kích động, người ta cũng có thể bị xỉu. Các loại thuốc gây nghiện, thuốc ngủ, thôi miên, lên đồng, cận tử ... có thể những tác nhân này tạm thời làm cho người ta mất ý thức. Trong điều tra tội phạm, việc chiếu nguồn sáng cực mạnh vào người bị hỏi cung là nhắm mục đích làm cho người đó mất đi ý thức, mất đi khả năng nói dối, ký ức về sự thật được khơi dậy từ tiềm thức. Người thôi miên khuyến dụ đối tượng nhìn vào mắt của mình, nhìn vào một nguồn sáng nhỏ, nhìn vào một cái gì đó đã được chuẩn bị từ trước cũng với mục đích cũng tương tự như trên; là làm đối tượng tạm thời mất đi ý thức. Trong chiến tranh, người ta sử dụng những công cụ phát âm thanh cực lớn, phát ra mùi cực kỳ khó chịu để làm cho binh sĩ đối phương mất ý thức, thậm chí bỏ chạy. Các võ sĩ nhu đạo trong khi đấu đối kháng cũng thét lên tiếng thét là " kiai ".

Quan sát các hiện tượng nói trên và cố gắng tìm ra các mối quan hệ giữa các hiện tượng, chúng ta có thể đưa đến một phát biểu có tính chất của một qui luật tổng thể khách quan. Đó là: Khi một hay nhiều giác quan của một người bị tác động, bị kích thích vượt qua một ngưỡng nào đó của việc chịu tải thông thường sẽ làm cho con người mất đi ít nhiều ý thức, mất tự chủ, thậm chí là bất tỉnh.

Trong diễn đàn về xe hơi ở Việt Nam, có kể về trường hợp một thanh niên trong đoàn du lịch, ngừng lại đêm khuya ở một cái đèo miền Trung để ăn cơm, trong lúc đi ra ngoài thì gặp ma. Người thanh niên mất ý thức không nói được nữa, khi trở về nhà bi bệnh nhiều ngày. Mặc khác, con người không có khả năng điều khiển một máy móc gì đó có trên 7 phần khác nhau. Điều này chứng tỏ là do ý thức bị quá tải (Napoleon có thể đọc cho người ta viết một lúc 7 bức thư khác nhau là một trường hợp hy hữu). Một trong những nguyên nhân tai nạn máy bay thường xảy ra là do những nhầm lẫn của phi công (Pilot error). Kinh nghiệm trong cuộc sống đời thường, chúng ta cũng từng nói: tôi nghe xong là choáng váng ... sợ quá tôi muốn xỉu.

Nếu chúng ta biết vận dụng những phản ứng tâm sinh lý tự nhiên của con người, thì chúng ta có thể giải thích, ứng dụng một cách có hiệu quả vào việc thiền định của mình. Suy cho cùng việc nhập định cũng chẳng có gì là bí ẩn cả. Thật ra đó chỉ là việc ứng dụng những thao tác kỹ thuật đơn sơ. Biết sử dụng những đối tượng bình thường, để làm quá tải một hay nhiều giác quan, thì hiệu ứng thiền định sẽ xẩy ra một cách cơ học. Và nếu thực hành nhiều lần, kinh nghiệm sẽ dạy cho ta biết thao tác kỹ thuật nào là tốt nhất để đưa đến việc định tâm. Đây chính là ông thầy tốt nhất của chúng ta.

Ai đó từng theo đuổi việc thiền định mang tính chuyên nghiệp đều đã, đang và sẽ trải qua giai đoạn tầm sư học đạo. Tất nhiên đây là việc tốn nhiều công của, gặp hết người này đến người khác, tham khảo biết bao nhiêu tài liệu, sách vở, thực tập nhiều trường phái. Nhưng cuối cùng thấy mình vẫn chỉ là mình, chẳng thay đổi gì, chỉ đành tự an ủi, tôi có thay đổi tâm tánh hơn xưa. Điều này có thể hoàn toàn đảo ngược nếu chúng ta có kiến thức về lý thuyết một cách có hệ thống về cấu tạo và vận hành của chính bản thân mình; kèm theo đó là kỹ thuật về thiền định mang tính chất thực tiễn và hiệu quả. Lúc đó, tất cả những điều nói trên sẽ trở thành kỷ niệm của quá khứ

Chân lý vốn đơn giản. Chính vì đơn giản nó làm cho người ta bất ngờ.

Để có thể triển khai một cách hiệu quả các kỹ thuật thiền định, thì việc xây dựng kiến thức hạ tầng cơ sở vững chắc là điều thật sự cần thiết. Thật thế, nếu chúng ta nghi ngờ vào các kỹ thuật mà chính mình đang sử dụng, thì việc nhập định rất khó thành công.
Nếu phân tích theo truyền thống Vi diệu pháp, chúng ta thiếu rất nhiều các yếu tố TÂM để thành công trong thiền định. Lẽ ra chúng ta cần phải có những yếu tố tâm như là thắng giải (chọn lựa để quyết định), tinh tấn (cương quyết đăt mục tiêu không ngừng nghỉ... ), phải có lòng ham muốn để thực hiện gọi là pháp dục, phải nuôi dưỡng các tâm nói trên, gọi là mạn căn.

Chúng ta đều biết khi làm một việc gì có lòng tin thì dễ thành công. Ngược lại, nếu có tâm lý tiêu cực, tất nhiên khó thành công được. Có thể do việc thiếu kiến thức làm chúng ta không hiểu rõ nên sanh ra nghi ngờ. Những tâm này theo truyền thống Phật giáo, xếp vào loại tâm xa lìa mục đích giải thoát. Trước khi tiến đến việc thực hiện các thao tác kỹ thuật, tưởng cũng cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề tâm lý của người tập thiền định.

Yếu tố gây bối rối đầu tiên là hiện nay có rất nhiều kỹ thuật, trường phái, lý thuyết, chủ thuyết nói về thiền định. Nếu vậy thì câu hỏi được đặt ra là cái nào là tốt nhất? cái nào nên chọn? có cần phải có Thầy hay có thể tự tu? có cần tịnh cốc, tịnh thất? ...
Một kỹ thuật đúng, một lý thuyết đúng chính là câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên. Sakya Muni (Phật Thích Ca) từng nói trước khi bỏ thân xác lại thế gian: "Tri thức đúng đắn là thầy của mọi người". Lời nói này dường như bao hàm chân lý của sự minh triết cho bất cứ ai muốn theo đuổi bất cứ bộ môn khoa học nào. Quan điểm của Sakya Muni đã được thực tế chứng minh là đúng. Thực vậy, người ta có thể học rất nhiều bộ môn ở những trường đại học trên thế giới qua phương tiện online.

Những người tu tập thiền định (ở đây chúng ta đang đề cập đến những người chuyên nghiệp), đã từng theo đuổi công việc này qua nhiều năm tháng, ở bất cứ trường phái nào, đều nhận thấy rằng có người chẳng bao giờ nhập định được, có người thì lúc được, lúc không. Đây chính căn bệnh nan y, là tai họa cho người tu tập thiền định. Mặc dù nhiều phương thức "chữa trị" đã được đề xuất nhưng đâu vẫn vào đấy.

Sở dĩ phải vô cùng dài dòng về vấn đề này ở phần trên, vì chúng ta có tham vọng tìm ra đáp án mang tính chất thực tế và hiệu quả. Chúng ta hy vọng có một lý thuyết tốt và một kỹ thuật giúp cho những người thực hành thiền định không phải đi đường vòng, tránh được thất bại không cần phải có. Từ đó chúng ta hy vọng tìm ra qui luật tổng thể khách quan của bộ môn thiền định.

Như đã trình bày ở phần trên, bài viết này ít nhiều cũng mang tính chất, mang ý định đột phá trong bộ môn thiền định. Đây không phải là một sáng tác, nhưng ít nhất cũng mang tính hệ thống hóa lý thuyết và kỹ thuật của bộ môn thiền định. Ở đây người ta có thể tìm thấy những gì thực tế và hiệu quả hơn so với những bản thống kê về các loại tâm quá lạt lẽo của những bộ Vi diệu pháp.

Tác giả của bài viết này đã cố tránh một lý thuyết, một kỹ thuật mang quá nặng tính chất chủ nghĩa duy tín ngưỡng, chủ nghĩa duy lý trí, xa thực tế ... khó áp dụng cho người bình thường như chúng ta; vì vô tình nó sẽ biến thành một chủ nghĩa không tưởng.
Một lý thuyết và kỹ thuật mang tính chất thực tế và hữu hiệu khi nó đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
- Phải thỏa mãn được những qui luật cơ bản của tư duy hình thức.
- Lý thuyết này xét ở mặt chủ nghĩa thực tiển phải đáp ứng được qui luật tư duy hình thức, có nghĩa là tiên đề lý thuyết được kinh nghiệm, thực tế chứng minh là đúng.

Đã có một lý thuyết và kỹ thuật đáp ứng được những yêu cầu nói trên ... ít nhất về mặt khoa học hiện đại, nó mang tính chất thực tiễn. Khi sử dụng những phép đo lường trong y khoa, những kỹ thuật tu tập này đã chứng minh đem lại những hệ quả tích cực: thí dụ như sự xuất hiện của sóng Theta khi đo điện não trên người thiền định lâu ngày. Sóng Theta này đem lại sự thanh tịnh, trạng thái an lạc và tình thương; huyết áp giảm v.v...

Sau đây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu trường phái thiền định nguyên thủy Phật giáo và một số trường phái khác.

Còn tiếp...
Sửa lần cuối bởi CTR vào ngày 28/09/12 00:44 với 2 lần sửa.


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào bạn CTR bạn viết thì rất dài nhưng túm lại cái định mà bạn trình bày chẳng qua cũng là vô ký không khác gì khi ta mệt ta đi ngủ. (Dùng cường độ ánh sáng mạnh chiếu vào mặt người khác cũng khiến người ta mệt mỏi rồi rơi vào vô ký, dùng thôi miên cũng khiến người ta rơi vào vô ký,...) Vô ký ngoan không, không phải là chánh định của Phật giáo. Bạn không lên viết những thứ la lá khiến những người sơ cơ sẽ bị nhầm lẫn.
Khi người hành thiền muốn tiến vào chánh định họ biết rất rõ từng tiến trình tâm chứ không phải rơi vào chỗ không biết gì rồi dần dần thấy mọi cảnh vật mờ mờ xung quanh,...
Cái cảnh mờ mờ ấy chính là hành ấm khi người nằm mơ khi ngủ. Tóm lại bạn lên viết những kiến thức có ích hơn để đại chúng được lợi lạc hơn.


Hình đại diện của người dùng
CTR
Bài viết: 10
Ngày: 12/09/12 07:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM, Việt Nam

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi CTR »

Chào bạn Dieungo,

Cảm ơn bạn đã góp ý cho CTR. Những gì CTR viết là diễn tả kinh nghiệm nhập định của chính bản thân. Bạn có thể vui lòng viết về kinh nghiệm nhập định của bạn để CTR học hỏi thêm không? Đặc biệt CTR rất quan tâm là bạn đã nhập định được bằng cách nào. Những gì bạn viết sẽ đem lại lợi lạc cho đại chúng trong đó có CTR. Công đức này của bạn là vô lượng đó.

CTR


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào bạn CTR. DN thấy bạn có vẻ nghiêng về Chỉ nhiều lên bạn có thể dùng phương pháp niệm hơi thở.
http://daitangkinhvietnam.org/kinh-a-ha ... ho-ra.html
DN thấy bạn diễn tả trạng thái định chung chung lên cũng không thể chia sẻ kỹ hơn chi tiết hơn với bạn. Nhưng có một điều bạn đừng để quên hơi thở của mình. Có nói ra chia sẻ ra cũng không ai tin.


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.85 khách