Thiền hoa

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

925. Một và hai.

Trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa, đạo sĩ của Đạo giáo thường tranh luận, đấu pháp với các thiền sư. Có một đạo sĩ hỏi Pháp Ấn:
- Phật giáo các người dù dưới dạng thức nào so với Đạo giáo cũng thua cả; bởi vì cảnh giới tối cao của Phật giáo là nhất tâm, nhất thừa, nhất chân pháp giới, nhất Phật, nhất Như Lai, đều là một cả. Trong khi đó Đạo giáo chúng tôi cái gì cũng là hai như càn khôn, âm dương . . . Hai thắng một, hai cao minh hơn một.
- Có thật không? Có thật hai của các ngươi thắng một không?
- Chỉ cần người nói một, chúng tôi sẽ nói hai, nhất định thắng các người.
Pháp Ấn liền nhấc một chân lên hỏi:
- Bây giờ ta nhấc một chân lên, ngươi có nhấc được hai chân lên không?
Đạo sĩ không trả lời được.
(Tinh Vân thiền thoại)

Phật giáo Trung Hoa có 3 võ, 1 tông pháp nạn đều là do đạo sĩ đố kỵ. Phật giáo chuộng hòa bình mà cũng không tránh khỏi, ngay cả 1, 2 cũng là đề tài để tranh luận. Cách đối phó của Pháp Ấn là ứng dụng xảo diệu của Thiền vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

928. Cắn không?

Thời Đức Phật còn tại thế, có một vị tỳ khưu ni tên là Ưu bà tiên na, một hôm đang ngồi thiền trong sơn động bỗng lớn tiếng kêu gọi tôn giả Xá lợi phất ngồi thiền ở động đối diện.
Khi Xá lợi phất tới , bà nói:
- Tôn giả Xá lợi phất! vừa rồi tôi ngồi thiền có vật gì bò qua người, mới đầu không chú ý, sau nhìn lại thì là một con rắn độc. Tôi bị nó cắn một miếng; tôi chắc sắp chết rồi! Thừa lúc độc khí còn chưa phát xin ngài từ bi chiêu tập đại chúng lân cận, tôi muốn cáo biệt họ.
Xá lợi phất nghe xong, nhìn kỹ Ưu bà tiên na nghi hoặc hỏi:

- Có chuyện đó thật sao? Bị rắn cắn sao sắc mặt bà vẫn bình thường vậy?
- Tôn giả! Cái thân này là do tứ đại, ngũ uẩn tạo thành, vốn không có chủ tể, vốn vô thường, do nhân duyên tụ hội nên là không. Tôi đã hiểu đạo lý đó do vậy rắn độc có thể cắn xác thân tôi, nhưng làm sao có thể cắn không tuệ được?


Xá lợi phất nghe rồi, tán thán:
- Bà nói đúng lắm! Bà đã đạt đến bực giải thoát. Dù sắc thân có bị đau đớn cũng có thể dùng huệ kiến chân tâm bất biến. Người tu đạo phải điều tâm tiến vào Niết Bàn bất sinh, bất diệt.
Chết là chết đi sắc thân, không phải là chết đi chân ngã.
Đó là dùng mắt trí tuệ mà nhìn thể tướng, ra khỏi nhà lửa,thật tốt quá.
(Tinh Vân thiền thoại)

Con người vì sanh tử mà phiền não, sợ hãi. Nếu chứng được thiền quán, hoặc khế nhập không huệ thì sẽ tiến vào cảnh giới không sợ nữa. Như Ưu bà tiên na nói rắn độc có thể cắn sắc thân nhưng làm sao có thể cắn không tuệ được?
Bậc thánh sống trong cảnh giới chân thiện mỹ không phải là lìa bỏ thế giới ta bà này mà tới cảnh giới tịnh độ, chủ yếu là không tuệ thiền quán một khi chuyển thì một sát na sẽ thành vĩnh viễn, ô uế thành thanh tịnh, phiền não thành bồ đề, sanh tử thành niết bàn.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

936. Cầu người chẳng bằng cầu mình.

Phật Ấn và Tô Đông Pha cùng đi tản bộ ở vùng ngoại thành bỗng gập một pho tượng đá Quán Thế Âm. Phật Ấn liền chắp tay lạy. Tô Đông Pha hỏi:
- Chúng ta niệm Quán Thế Âm, còn tượng ngài tay cầm niệm châu không biết niệm ai?
- Ngươi tự hỏi mình.
- Đệ tử làm sao biết Quán Âm niệm ai?
- Cầu người chẳng bằng cầu mình.
(Tinh Vân thiền thoại)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

951. Nhớ đóng cửa lại.

Một tên trộm lẻn vào một ngôi chùa tính làm một mẻ. Hắn lục lọi khắp nơi mà chẳng thấy một vật gì đáng giá để trộm cả, tính bỏ đi. Lúc đó đang nằm ngủ trên giường, Vô Tướng bảo:
- Này ông bạn, khi nào đi ra nhớ đóng cửa hộ.

Tên trộm mới đầu kinh ngạc, rồi tùy tiện trả lời:
- Thật là lười hết nói, ngay cả cửa cũng nhờ người khác đóng hộ, chả trách trong chùa không có một vật gì đáng tiền.


- Ông bạn quá trớn rồi, muốn ta ngày ngày khổ sở kiếm tiền mua đồ để ngươi trộm sao...!? :)

***
Tên trộm cảm thấy gập loại hòa thượng này thực không có cách nào đối phó.
(Tinh Vân thiền thoại)
Thiền không phải là không có gì cả. Cái mà thiền sư có là một bảo tàng mà người khác không thể nào lấy trộm được.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

954. Mười điều về sau hối hận.

Một học tăng hỏi Vân Cư:
- Đệ tử cứ làm xong một chuyện, sau lại hối hận là vì sao?
- Ngươi hãy nghe ta kể 10 điều về sau hối hận:
1/. Là gập thầy chẳng học.
2/. Là gập bạn hiền chẳng kết giao.
3/. Là thờ cha mẹ bất hiếu.
4/. Là đối với chủ bất trung.
5/. Là thấy việc nghĩa chẳng làm.
6/. Là thấy nguy chẳng cứu.
7/. Là có tiền của chẳng bố thí.
8/. Là đối với đất nước chẳng trung.
9/. Là đối với nhân quả chẳng tin.
10/. Là đối với Phật đạo chẳng tu.

Đối với 10 loại hậu hối trên ngươi thuộc loại nào?
Ông tăng gãi đầu thưa:
- Xem ra đều là bệnh của con.
- Đã biết đó là bệnh sao không sớm trị đi?
- Con không biết cách trị, xin thầy từ bi khai thị.
- Trong 10 hậu hối, ngươi hãy thay chữ chẳng bằng chữ nên là được. Thí dụ gập thầy nên học.
(Tinh Vân thiền thoại)

Ác tập của con người, chẳng đến Hoàng Hà chẳng từ tâm, không thấy quan tài không đổ lệ. Kinh nói bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả. Chúng sanh khi thấy quả báo hiện tiền rồi mới hối hận, giả như ngay từ đầu đối với sự tốt khẳng định, đối với sự xấu phủ định thì về sau sẽ không bị hối hận.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

955. Rễ cây.

Có một Phật tử đọc kinh, gập câu “Kim cương không cứng rắn nhất mà nguyện lực mới cứng rắn nhất”, không hiểu ý nghĩa là sao, bèn đến hỏi Vô Tướng. Vô Tướng giảng:
- Người học Phật không bị ma nghiệp, cơ duyên, . . . chướng ngại khiến tâm bồ đề bị thối chuyển thì phải nhờ nguyện lực duy trì. Lịch đại tổ sư, đạo nghiệp hoàn thành không người nào là không nhờ nguyện lực; thí dụ như bồ tát Phổ Hiền có 10 đại nguyện, bồ tát Quán Thế Âm có 12 đại nguyện, Phật A Di Đà có 48 đại nguyện, bồ tát Địa Tạng có đại nguyện “Nếu địa ngục còn có một người thì ta thề không thành Phật.”
- Tại sao muốn thành Phật lại phải lập nguyện phổ độ chúng sanh?
- Lấy một cái cây làm thí dụ: chúng sanh là rễ, bồ tát là hoa, Phật là quả. Muốn cây đơm hoa kết quả thì phải săn sóc tưới bón cho rễ, tránh cho rễ bị tổn hại nếu không làm sao cây trổ hoa, kết quả? Vì vậy kinh Hoa Nghiêm nói: “Muốn thành Phật, trước phải làm trâu, ngựa chúng sanh.”
- Nguyện lực của thầy là gì?
- Không thể bảo cho ngươi biết.
- Vì sao?
- Nguyện lực của ta là của ta, sao ngươi không tự phát nguyện lực?
Phật tử cuối cùng tâm khai, ý giải lạy tạ mà đi.
(Tinh Vân thiền thoại)

Mỗi người đều có nguyện lực của mình hà tất hỏi nguyện lực của người. Trước hết hãy tự hỏi ta sẽ làm gì cho chúng sanh, tỷ dụ muốn làm một chiếc thuyền để độ người qua sông, làm một con đường để người đi, làm một cây to cho bóng mát mọi người...


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

978. Phật Ấn và Tô Đông Pha.

Một hôm Phật Ấn đăng đàn thuyết pháp. Tô Đông Pha đến tham gia. Mọi người ngồi chật hết phòng, chẳng còn một chỗ trống. Phật Ấn bảo:
- Chật hết rồi, không còn chỗ cho học sĩ!
- Nếu phòng này hết chỗ, tôi lấy thân tứ đại, ngũ uẩn của thầy làm chỗ ngồi.
Phật Ấn thấy Tô Đông Pha muốn luận Thiền liền nói:
- Học sĩ! Ta có một vấn đề hỏi ông, nếu ông trả lời được thì thân ta sẽ là chỗ ngồi cho ông, bằng không thì ông phải để thắt lưng ngọc lại bản tự làm vật kỷ niệm.

Tô Đông Pha vốn tự phụ bèn đáp ứng. Phật Ấn hỏi:
- Bốn đại vốn không, năm uẩn cũng chẳng có, xin hỏi học sĩ ngồi ở chỗ nào?
Tô Đông Pha không trả lời được, đành phải cởi thắt lưng ngọc trao cho Phật Ấn. Thắt lưng này ngày nay vẫn còn lưu giữ ở Kim Sơn Tự.
(Tinh Vân thiền thoại)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

985. Hạt cải đựng núi Tu Di.

Thích Sử Giang Châu Lý Bột hỏi Trí Thường:
- Phật lý có giảng Tu Di đựng hạt cải, điều đó là tự nhiên, đệ tử không thắc mắc; nhưng đối với câu hạt cải đựng Tu Di thì cái hạt cải nhỏ xíu đó làm sao đựng được cả một tòa núi to lớn kia, đó chẳng phải là dối người hay sao?
Trí Thường hỏi lại:
- Nghe nói ông đọc qua thiên kinh, vạn quyển có hay không?
- Có.
- Đầu ông chỉ to bằng trái dừa, xin hỏi “Cái vạn quyển ấy của ông làm sao mà xem được?”
(Thiền Chi Hoa)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

999. Có và không.

Có vị cư sĩ hỏi Trí Tạng:
- Có thiên đàng, địa ngục không?
- Có.
- Có Phật, Pháp, Tăng tam bảo không?
- Có.
Cư sĩ hỏi liên miên qua nhiều vấn đề khác, Trí Tạng đều trả lời “Có.”
Cư sĩ không nhẫn nại được nữa tức giận nói:
- Sao cái gì thiền sư cũng đáp có, không nói khác được sao? Đệ tử đã từng đem những vấn đề trên ra hỏi Hòa thượng Kinh Sơn, cái gì ngài cũng đáp là không. Tại sao thiền sư và hòa thượng Kinh Sơn lại tương phản như thế?
Trí Tạng hỏi cư sĩ:
- Ngươi có vợ con không?
- Có.
- Hòa thượng Kinh Sơn có vợ con không?
Cư sĩ cười đáp:
- Không có.
- Cứ thế mà nói, hòa thượng Kinh Sơn đáp không lại chẳng đúng sao?
Cư sĩ nghe rồi tức khắc đại ngộ.
(Thiền Chi Hoa)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1003. Động tĩnh là một.

Ẩn Phong khi còn tham học với Mã Tổ có một lần đang đẩy xe gập lúc Mã Tổ cũng đang ngồi duỗi chân trên đường. Ẩn Phong thỉnh Mã Tổ co chân lại để mình đẩy xe qua.
Mã Tổ nói:
- Ta chỉ duỗi chứ không co.
Ẩn Phong không chịu lùi:
- Đệ tử chỉ tiến chứ không lui.
Hai người không ai nhường ai. Về sau, Ẩn Phong tức giận cứ đẩy xe qua làm chân Mã Tổ bị thương. Mã Tổ nhịn đau, về pháp đường, cầm lấy một cái búa giơ lên mà hét lớn rằng:
- Ai đả thương chân ta, mau ra đây.
Ẩn Phong chạy tới trước mặt Mã Tổ, vươn cổ ra cho chém. Mã Tổ chỉ còn cách ném búa xuống.
(Thiền Chi Hoa)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1011. Như bò kéo xe.

Mã Tổ là người Tứ Xuyên, lúc nhỏ thường vào chùa chơi. Đến năm 12 tuổi xuất gia làm sa di, đến học thiền ở Nam Nhạc. Lúc đó Hoài Nhượng là vị trụ trì chùa Bát Nhã. Hoài Nhượng thấy Mã Tổ có tài bèn hỏi:
- Ngươi học tọa thiền để làm gì?
- Để thành Phật.
Hoài Nhượng lấy một viên ngói mài ngay trước mặt Mã Tổ.
Mã Tổ háo kỳ hỏi:
- Thiền sư mài viên ngói làm gì?
- Để làm gương.
Mã Tổ kinh dị hỏi:
- Mài gạch sao thành gương được?
- Mài gạch không thành gương được, vậy ngươi ngồi thiền lại thành Phật sao?
- Vậy làm sao mới thành Phật?
- Đạo lý này như bò kéo xe, nếu xe không đi ta hỏi ngươi đánh xe hay đánh bò?
Mã Tổ bị hỏi không lời đáp được.
Hoài Nhượng lại hỏi:
- Ngươi học tọa thiền hay học tọa Phật? Như ngươi học tọa thiền, thì thiền không phải ở ngồi hay nằm, như ngươi học tọa Phật, thì Phật không có hình tướng nhất định. Pháp không có chỗ trú do đó chúng ta cầu pháp không nên có thủ, xả, chấp trước, như ngươi học tọa Phật chẳng khác gì giết Phật. Nếu ngươi chấp tướng ngồi thì vĩnh viễn không thấy được đại đạo.
Nghe lời dạy ấy Mã Tổ như người đương khát mà được uống đề hồ, do đó bái Hoài Nhượng làm thầy.
(Thiền Chi Hoa)

Ý của Hoài Nhượng là ngồi thiền không phải là thiền. ngồi thiền chỉ là một phương pháp không phải là bản thân của thiền. Nếu chỉ có ngồi thiền không thì chẳng khác gì ngón tay trỏ mặt trăng. Nếu không làm phát xuất được trí huệ Bát Nhã thì chỉ là khô tọa, không cách chi mà kiến tánh thành Phật được.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1020. Con chó không có Phật tánh.

Có ông tăng hỏi Triệu Châu:
- Con chó có Phật tánh không?
- Không!
- Những loài xuẩn động hàm linh đều có Phật tánh, tại sao con chó lại không có?
- Vì có nghiệp thức.
Lại có ông tăng khác hỏi:
- Con chó có Phật tánh không?
- Có.
- Tại sao phải làm thú?
- Biết mà cứ làm!
(Thiền Chi Hoa)

Với cùng một câu hỏi, cách trả lời của Triệu Châu lúc nói có, lúc nói không theo lẽ đương nhiên là đầy mâu thuẫn. Nhưng tại sao lại có sự mâu thuẫn khó hiểu ấy? Đứng trên lập trường của Triệu Châu thì lại chẳng có gì là mâu thuẫn cả. Vì đây là tùy cơ mà đáp, không cốt trả lời mà là làm cho khởi nghi tình rồi do giải được nghi tình mà ngộ. Nếu lấy chữ “không” của Triệu Châu mà giải là không tứ đức (thường, lạc, ngã, tịnh) và chữ “có” là tất cả đều có Phật tánh thì cũng được vì con chó có nghiệp thức thành ra bốn đức không hiện; tuy chó có Phật tánh nhưng mà vì “biết mà cứ làm” tạo ra những ác nghiệp cho nên phải làm kiếp chó. Chữ “không” này của Triệu Châu quả là độc sáng, nó chính là sinh mạng, là tông chỉ của thiền sư vậy.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách