Pháp Bửu Đàn Kinh, lục tổ Huệ Năng

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Vô Úy Thủ
Bài viết: 123
Ngày: 15/07/11 05:45
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Pháp Bửu Đàn Kinh, lục tổ Huệ Năng

Bài viết chưa xem gửi bởi Vô Úy Thủ »

tangbong Trong Pháp Bửu Đàn Kinh, lục tổ Huệ Năng nói: "Đừng nói có sáng có tối. Dừng hiểu rằng tu theo Đạo là lấy sáng trừ tối, lấy bồ đề phá phiền não. Là vì phiền não tức bồ đề, chẳng khác nhau, chẳng phải hai. Nếu lấy trí tuệ phá phiền não, đó là kiến giải "có hai" (nhị nguyên) của hàng Thanh văn Duyên giác. Hàng trí cao căn lớn không thể vậy.

"Đối với sáng và tối, kẻ phàm thấy có hai, hàng đại giác thấy "bất nhị", Tánh bất nhị ấy là thực tánh chân như. Thực tánh ấy là bình đẳng ở muôn loài, bất cứ ở đâu, ở phàm phu không bớt, ở thánh hiền không thêm, ở phiền não không loạn, ở thiền định chẳng lắng. Cái thấy bất nhị tuyệt đối ấy chẳng loạn, chẳng thường, chẳng đi chẳng đến, chẳng ở trong chẳng ở ngoài mà cũng chẳng ở giữa, chẳng sinh chẳng diệt, như như chẳng động, thường trụ chẳng dời.Đó gọi là ĐẠO. Nếu muốn rõ chỗ tâm yếu của THIỀN thì lành dữ bất tất đừng nghĩ đến, tự nhiện được ngộ nhập vào tánh thanh tịnh của TÂM, tuy vắng lặng linh minh mà diệu dụng đáp ứng với thế sự thì vô cùng vô tận." tangbong


Vô Úy Thủ
Bài viết: 123
Ngày: 15/07/11 05:45
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Pháp Bửu Đàn Kinh, lục tổ Huệ Năng

Bài viết chưa xem gửi bởi Vô Úy Thủ »

Năm 1.900, người ta phát hiện ở quần thể hang động ở Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc – Trung Quốc, được xây dựng từ năm 366, một kho tàng nghệ thuật Phật giáo to lớn gồm rất nhiều bích hoạ, tượng Phật, kinh Phật…

Trong số các cuốn kinh Phật ấy, có cuốn Phật Bảo Đàn kinh. Bản Phật Bảo Đàn kinh này, gọi là bản Đôn Hoàng, do Hoà thượng Thích Mãn Giác dịch...

(…) Cha hiền của Huệ Năng vốn là một quan viên ở Phạm Dương, sau đó người bị giáng chức và phạt làm thường dân ở Tân Châu, Lĩnh Nam. Lúc Huệ Năng còn nhỏ, cha mất sớm, mẹ già và con thơ dọn về Nam Hải. Gian khổ nghèo nàn đến mức phải đi bán củi ngoài chợ. Hốt nhiên có một người khách mua củi, bảo Huệ Năng gánh theo về ngôi khách điếm dành cho các quan viên kia. Sau khi khách lấy củi đi rồi, Huệ Năng được tiền, đang bước ra cửa thì bỗng gặp một vị khách khác đang tụng kinh Kim Cang. Huệ Năng vừa nghe thấy, tâm đã bừng sáng giác ngộ. Huệ Năng tôi bèn hỏi người khách: “Ngài từ đâu tới mà trì tụng kinh này vậy?”. Khách cười đáp: “Tôi đã bái kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Hòa thượng ở Đông Phùng Mộ Sơn, Hoàng Mai huyện, Kỳ Châu. Hiện giờ ở đó môn nhân của ngài có hơn một ngàn người. Lúc còn ở đó, tôi từng nghe ngài khuyên các đồ đệ, Tăng cũng như tục, rằng chỉ cần trì một quyển kinh Kim Cang là thế nào cũng được kiến tánh thành Phật rốt ráo”. Huệ Năng tôi nghe nói thế, biết rằng mình có duyên từ kiếp trước, bèn từ giã mẫu thân, đến ngay Phùng Mộ Sơn ở huyện Hoàng Mai, để bái lạy Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Hòa thượng. (Đoạn 2).

- Hoằng Nhẫn Hòa thượng hỏi Huệ Năng: “Chú là người phương nào mà đến núi này bái lạy ta? Nay chú đến đây với mục đích cầu cái gì vậy?”. Huệ Năng đáp: “Đệ tử là người Lĩnh Nam, vốn chỉ là một tên thường dân ở Tân Châu. Nay lặn lội từ phương xa đến bái lạy Hòa thượng, không để cầu vật gì khác, mà chỉ cầu Phật pháp thôi”. Đại sư bèn quở Huệ Năng rằng: “Chú là dân Lĩnh Nam, vốn là đồ mọi rợ, làm thế nào mà thành Phật cho được?”. Huệ Năng nói: “Con người tuy có Nam Bắc, Phật tánh lại chẳng có Bắc Nam. Tuy thân mọi rợ này không giống với thân Hòa thượng, Phật tánh trong chúng ta có gì là sai biệt?” (…). (Đoạn 3).


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.64 khách