Thiền hoa

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1492. Tham gần đừng tham xa.

Lúc trước, có một ông tăng tham thoại đầu “Mặt mũi lúc cha mẹ chưa sanh là thế nào?” Tham đã nhiều năm mà vẫn chưa khai ngộ. Về sau gập một vị đại đức bèn xin vị này từ bi chỉ thị phương tiện. Đại đức hỏi :
- Ông Tham thoại đầu nào?
- Tôi tham thoại đầu “Mặt mũi lúc cha mẹ chưa sanh là thế nào?”
- Ông tham quá xa, hãy tham gần hơn.
- Làm sao tham gần?
- Không cần biết mặt mũi lúc cha mẹ chưa sanh, hãy tham khi một niệm chưa sanh thì sao?
Ông tăng ngay đó đại ngộ.
(Phật pháp tu chứng tâm yếu)

Chúng ta thường coi Đạo là xa vời, ngộ đạo khó khăn. Đạo không ở đâu xa, ngay trước mắt. Khi ngôn ngữ chưa hình thành, một niệm còn chưa sanh chính tại lúc đó hồi quang “là cái gì?” nếu mãnh tỉnh, thì đó là ngộ đạo.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1498. Tình và vô tình.

Hoàng Sơn Cốc hỏi Hối Đường:
- Hữu tình và vô tình cùng viên chủng trí, câu nói này có thật không?
- Câu nói này là thật nhưng từ miệng ông ra thì không thật.
- Tại sao vậy?
Hối Đường không trả lời, lấy một cái đũa đánh con chó đang nằm dưới gầm bàn. Con chó kêu oẳng một tiếng rồi chạy đi. Hối Đường lại lấy đũađánh xuống bàn một cái rồi nói:
- Chó là loài hữu tình, đánh một cái liền chạy. Bàn là vật vô tình mặc cho đánh vẫn ở lại. Tình và vô tình sao thành một thể?
Hoàng Sơn Cốc không biết làm sao trả lời. Hối Đường lại bảo:
- Núi có thần núi, sông có thần sông, cây có thần cây, hoa có thần hoa. Sơn hà đại địa diệu dụng vô tận. Tạp trúc xanh xanh là bát nhã. Hoa vàng xum xuê là diệu đế. Do đó tình và vô tình cùng viên cảnh trí.
Nghe Hối Đường nói, Hoàng Sơn Cốc đầy bụng nghi ngờ vì thấy thiền sư trước sau mâu thuẫn. Hối Đường kết luận:
- Nếu có suy nghĩ thì không phải là thiền đạo, làm sao hiểu vạn vật là chính mình?
Hoàng Sơn Cốc cuối cùng khế ngộ.
(Tinh Vân thiền thoại)

Sinh công thuyết pháp đá cũng gật đầu. Đó là hữu tình thuyết pháp cho vô tình nghe. Ở cõi Tịnh độ, chim chóc, hoa lá cây rừng đều niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng. Đó là vô tình thuyết pháp cho hữu tình nghe. Nhìn nước chẩy, hoa rụng, khiến chúng ta cảm thấy vô thường. Do đó, chúng ta không nên cảm thấy cô độc, phân biệt tình và vô tình. Chúng ta phải điều hợp vì tất cả đều là tự tánh lưu lộ. Hoa hương, điểu ngữ tất cả đều không dấu diếm gì. Tâm nhãn còn chưa mở sao?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1501. Sơn hà đại địa từ đâu ra?

Một ông tăng hỏi Vân Cư:
- Sơn hà đại địa từ đâu sinh ra?
- Từ vọng tưởng sinh ra.
- Vậy có thể từ vọng tưởng sinh ra một đính vàng không?
Vân Cư không thể trả lời được, muốn bỏ đi nhưng ông tăng không chịu muốn thiền sư giải đáp vấn đề này. Hai người tranh luận không thôi.
Đương thời Vân Môn Khuông Chân nghe được chuyện này bình luận:
- Chỉ là dây leo.
(Thiền thị thập ma)

Theo đạo lý mà nói câu trả lời của Vân Cư không sai vì sắc tức là không, không tức là sắc. Sơn hà đại địa là do nhân loại điên đảo vọng tưởng mà ra. Nhưng như ông tăng hỏi nếu cứ vọng tưởng có thể sinh ra một đính vàng thì trên thế giới này vàng không còn giá trị gì nữa. Câu bình luận của Khuông Chân có nghĩa là muốn biết sơn hà đại địa có phải là do vọng tưởng sinh ra không thì phải tự mình thể nghiệm và chứng thực, chứ không phải dùng lời tranh luận, chỉ là lọai dây leo. Tương tự hai người đứng bên cạnh một cái bàn, trên có đặt một chén nước. Một người nói chén nước này nóng, người kia nói chén nước lạnh. Hai người tranh luận không thôi, ai cũng nói mình đúng, người kia sai. Làm sao giải quyết? Thực tế rất giản dị, chỉ cần uống một ngụm nước là biết ngay nước nóng hay lạnh.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1503. Trà vẫn vậy, nhưng người đã khác.

Có một hàn sĩ lên kinh ứng thí. Trong khi chờ đợi, ra ngoại ô du ngoạn để tiêu khiển. Mải xem phong cảnh, chiều xuống lúc nào không hay. Vừa mệt vừa khát nhìn phía trước ông thấy một ngôi chùa nhỏ, bèn vào xin tá túc qua đêm. Hàn huyên xong, vị trụ trì bưng ra mời khách một chén trà xanh. Vị hàn sĩ uống một hơi cạn chén trà, cảm thấy vị trà như cam lộ, trên thế gian này không có thức uống nào bằng. Về sau vị hàn sĩ thi đậu, được bổ làm quan to. Tuy ông đã thưởng thức rất nhiều danh trà, nhưng không có loại trà nào bằng vị trà nơi chùa cũ. Một hôm, không nhịn được, ông dẫn vài tùy tùng quay trở lại chốn xưa. Sau khi cảm tạ vị trụ trì, ông nâng chén trà lên uống. Ông phát giác vị trà đã biến đổi, không còn thơm ngọt như cũ. Ông lấy làm lạ bèn hỏi trụ trì. Vị trụ trì bảo ông:
- Trà vẫn vậy, nhưng người đã khác.
(Thiền thị thập ma)

Tuy cùng uống một loại trà, nhưng tâm cảnh đã khác. Lần thứ nhất là một vị hàn sĩ, vừa mệt vừa khát đương nhiên chén trà xanh phổ thông cũng trở thành cam lồ. Lần thứ hai, đã là một vị quan to, ăn toàn cao lương, uống toàn danh trà, cho nên trà xanh phổ thông sẽ thành vô vị. Trên thế gian này nhiều sự tình cũng đều như vậy: xấu, tốt; đúng, sai; đẹp, xấu trong mọi tình huống đều chỉ vì tâm cảnh bất đồng tạo thành phân biệt. Chỉ cần bảo trì được một loại tâm bình hòa thì thế giới trước mắt chúng ta sẽ dần dần hiển hiện bộ mặt chân thật.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1510. Thư mẹ.

Thiền sư Huệ Tâm, lúc 15 tuổi còn là một tiểu sa di, vì thông minh lanh lợi, được Hoàng đế triều kiến và ban nhiều tặng phẩm. Ông gửi tặng phẩm vua ban về quê tặng lại mẹ để tỏ lòng hiếu kính. Mẹ ông gửi cho ông một lá thư, trong viết: “Con gửi cho mẹ những phẩm vật Hoàng Đế ban cho con. Mẹ đương nhiên rất vui, nhưng khi mẹ cho con xuất gia làm tăng là mong con trở thành một thiền nhân có tu, có chứng chứ không phải mong con sống trong trường danh lợi. Nếu con chỉ ham hư vinh thì đã trái với nguyện vọng của mẹ. Mẹ hy vọng khi con nhận được thư này hãy ghi nhớ trong lòng thế nào là chân tham, thật học.” Sa di Huệ Tâm nhận được thư mẹ, lập chí làm một vị hoằng pháp độ chúng học theo kinh Hoa nghiêm.”nguyện vì chúng sinh lìa khổ, chẳng màng sự an lạc của chính mình”, không truy cầu danh lợi nữa.
Huệ Tâm được mẫu thân làm cho cảm động, nhờ người nhắn mẹ năm tới sẽ xin phép sư phụ về quê thăm viếng. Không lâu, mẹ ông lại gửi cho ông một lá thư nữa: “Mẹ cho con xuất gia, nhập đạo; con đã thuộc về Phật môn, thuộc về chúng sinh, con không thuộc về riêng mẹ nữa. Từ nay trở đi con phải là Phật tử, hiếu kính sư trưởng, thân cận tam bảo, không chỉ nghĩ đến mẹ. Năm tới về thăm mẹ, con phải nhớ như vậy.
(Tinh Vân thiền thoại)
Huệ Tâm được mẹ dạy dỗ hai lần, tinh cần học đạo, phát tâm lập nguyện sau trở thành một vị tăng bảo chân chính.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1512. Mặc kệ nó.

Nơi một chùa kia, có một đứa nhỏ con nhà nghèo khổ, được vị trụ trì từ bi thâu nhận, cho làm việc trong vườn rau. Nhiều năm trôi qua, đứa nhỏ lớn lên và trở thành viên đầu (ông tăng coi việc trồng rau). Một hôm ông bảo một vị sư huynh:
- Đệ thấy các sư huynh mỗi ngày đều tham thiền nhập định; đệ cũng muốn tập không biết có được không, xin sư huynh trình với sư phụ.
Vị sư huynh này trình lại cho sư phụ hay.
Vị trụ trì thấy khó quá vì ông tăng không biết chữ, chẳng đọc qua một quyển kinh nào, lại còn phải bận rộn chăm sóc vườn rau đâu có lúc nào rảnh để ngồi thiền tĩnh tu, bèn thuận miệng bảo:
- Mặc kệ nó.
Nào ngờ vị viên đầu nghe được câu này rất phấn khởi. Mỗi ngày khi làm việc đều niệm thầm câu này chẳng kể trời mưa, trời nắng, khi ăn, khi ngủ. Về sau ông cảm thấy dù không niệm tâm tánh cũng tự nhiên yên tĩnh. Mỗi khi gặp phiền não hay vọng tưởng ông lại niệm “Mặc kệ nó “. Vài năm sau, một hôm ông đang tưới rau, bình tưới bỗng vỡ làm ướt cả người. ông bỗng nhiên ha hả cười lớn vì ông cảm thấy thân tâm thanh tịnh như hư không, các tâm niệm điên đảo vọng tưởng biến mất không còn tung tích.
(Thiền thị thập ma)
Chỉ cần mặc kệ vọng tưởng, mặc kệ phân biệt, tự tánh quang minh tự nhiên hiển lộ.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1532. Tâm bất sinh.
Có một người bị bệnh cùi muốn xuất gia, xin Bàn Khuê xuống tóc. Thiền sư đồng ý và tự mình cử hành nghi thức thế độ. Lúc đó, viên quan lại được Lãnh chúa sai đến phụ giúp Bàn Khuê tỏ ý bất mãn sao một vị cao tăng tôn quý lại tiếp xúc với một người bệnh không tinh khiết như vậy. Bàn Khuê bảo ông:
- Ta thấy tâm ông còn bẩn hơn người này!
(Thiền dữ nhân sinh)
Có sự phân biết sạch bẩn, giầu nghèo, sang hèn, v . v . là còn ở trong thế giới hiện tượng của nhị nguyên đối đãi. Nếu có thể trở về cái tâm lúc chưa phân biệt, thì đó là cái tâm chưa bị ô nhiễm. Cái tâm ấy, Bàn Khuê gọi là tâm bất sinh.

1533. Người thợ lò rèn.
Có một người thợ lò rèn vì nuôi dưỡng gia đình, phải gắng sức làm việc mỗi ngày, cảm thấy rất khổ sở. Một hôm có một vị cao tăng đến hóa duyên, ông thuận mồm hỏi vị cao tăng này con đường thoát khổ. Vị cao tăng chỉ cho ông pháp môn niệm Phật: hễ mỗi lần dùng búa nện xuống thanh sắt lại niệm một tiếng Phật, mỗi động tác kéo bễ lại niệm một tiếng Phật. Từ đó người thợ rèn cảm thấy sinh hoạt rất có ý nghĩa, ngày ngày làm việc rất vui vẻ. Vài năm sau tâm ông đã đạt tới tịnh độ pháp giới. Một hôm ông đọc bài kệ:

叮叮 噹 噹
Đinh đinh đang đang
百煉 成 鋼
Bách luyện thành cương
太平 將 至
Thái bình tương chí
我往 西 方
Ngã vãng Tây phương

Đinh đinh! Đang đang!
Luyện mãi thành gang
Bình an sẽ đến
Ta về tây phương.

Nói xong liền mất.
(Thiền ngữ không nhân tâm)


1534. Nguy hiểm.
Đời Đường, một hôm thi sĩ Bạch Cư Dị đến bái phỏng Điểu sào thiền sư, thấy thiền sư trú ở trên cây, bèn nói:
- Chỗ ở của thiền sư rất nguy hiểm.
- Nếu so sánh thì chỗ ở của thái thú còn nguy hiểm hơn.
- Chỗ ở của đệ tử có gì nguy hiểm?
- Tự mình không ngừng khởi tâm động niệm, nơi nơi bị cảnh chuyển, giống như củi để gần lửa, khiến cho mình lo lắng không tự tại, lại không nguy hiểm sao?
(Thiền ngữ không nhân tâm)
Tự tại là chân chính tỉnh giác, chân chính tự do, chân chính từ trong hư ảo mà giải thoát.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1551. Làm sao thành Phật?

Một ông tăng hỏi huệ Trung:
- Làm sao để thành Phật?
- Bỏ cả Phật và chúng sanh xuống thì lập tức giải thoát.
- Bỏ cả xuống thì làm sao tương ứng với Phật?
- Không có thành kiến thiện, ác tự nhiên có thể thấy Phật tánh.
- Thấy Phật tánh rồi làm sao chứng được Phật thân?
- Ngươi phải vào cảnh vực Tỳ Lô Giá Na.
- Làm sao tới được thanh tịnh Pháp thân?
- Không cầu thành Phật.
- Cứ như thầy nói thì Phật là gì?
- Tâm là Phật.
- Tâm có phiền não, làm sao thành Phật?
- Để phiền não tự nhiên đi.
- Cứ như thầy nói, chẳng là đoạn diệt thì là vô ký không sao?
- Nếu dùng đoạn diệt trừ phiền não thì là nhị thừa, để phiền não không sanh mới là đại Niết Bàn.
(Thiền ngộ không nhân tâm)

Qua đoạn đối thoại trên chúng ta thấy không là bỏ xuống thành kiến, chấp trước, tham dục, chỉ trích của người khác về mình, oán hận, bất mãn khiến tâm linh chân chính phát xuất tự do, trí huệ. Đó là giác, là thiền, là con đường thành Phật.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1603. Niệm Phật.

Có người nói:
Như con nít suốt ngày gọi mẹ: mẹ ơi! Mẹ à! Bà mẹ không thấy phiền sao? Cũng vậy cả ngày niệm A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! A Di Đà Phật lại chẳng phiền sao?
(Phật pháp tu chứng tâm yếu)

Người nói câu này tưởng như rất thông minh, rất hiểu đạo lý, kỳ thực đây không phải là thông minh thật, còn là vọng tưởng. Thứ nhất ông không biết rằng Phật và phàm phu bất đồng, Phật là vô tâm tương ứng làm gì có phiền não? Thứ nhì ông không biết rõ niệm Phật. Niệm Phật không phải là kêu réo A Di Đà Phật mà là dùng Phật hiệu để tẩy tâm, cach diện miên mật chuyển di vọng niệm khiến tâm không tĩnh. Tâm là thổ, thổ là tâm. Tâm tĩnh tức Phật thổ tĩnh. Càng lâu càng thâm, tất được cực lạc tĩnh thổ, tự thấy A Di Đà Phật. Người nói câu này không hiểu đạo lý cứ như các lão ông, lão bà một lòng niệm Phật tốt hơn.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1641.- Cháo đã nguội rồi.

Long Nha là một thiền sư đọc nhiều sách vở, giỏi lý luận. Một hôm, một học tăng mới vào thiền viện được 2 ngày, trong bữa ăn sáng đã vội hỏi thiền sư :
-Con có vài câu hỏi xin thầy chỉ giáo : thứ nhất linh hồn của chúng ta có bị hủy diệt không? Thứ hai chúng ta có nhất định bị luân hồi không ? Thứ 3 nếu bị chuyển thế những ký ức của kiếp này có giữ được không? Thứ 4 . . .
Ông tăng còn đang định hỏi nữa thì thiền sư bỗng cắt ngang :
-Cháo của ông đã nguội rồi kìa !
(Nhất Nhật Nhất Thiền)

Ngồi mà luận đạo chẳng thà ngồi thiền. Hãy sống trong hiện tại là việc quan trọng nhất. Có một số người không thực tế, cứ sống như người đi trên mây, tất nhiên không thể có thành tựu gì.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1669.- Còn giận không ?

Có một phụ nữ tính tình cổ quái, hơi một chút là nổi giận. Bà ta cũng biết đây là tánh xấu, nhưng không tự kềm chế được. Do lời khuyên của bạn bè, bà ta tìm đến một vị cao tăng nhờ giúp đỡ. Gập mặt xong bà ta kể cho hòa thượng nghe và mong hòa thượng chỉ thị. Hòa thượng không nói một lời dẫn bà ta vào một thiền phòng rồi khóa lại, bỏ đi. Bà ta bỗng nhiên bị nhốt trong phòng vừa tối, vừa lạnh, hòa thượng cũng không nói cho bà ta một lời gì. Càng nghĩ càng giận, bà ta kêu gọi, mắng chửi, rồi van xin nhưng hòa thượng vẫn mặc kệ. Rất lâu sau đó, hòa thượng đứng ngoài cửa hỏi :
-Còn giận không ?
-Tôi chỉ giận mình tự nhiên nghe lời người ta mà đến đây.
-Chính mình còn không tha thứ cho mình, thì làm sao tha thứ cho người được ?
Hòa thượng bỏ đi, một lát sau trở lại hỏi :
-Còn giận không ?
-Không còn giận nữa.
-Tại sao ?
-Dù tôi có giận hay không cũng bị hòa thượng nhốt ở đây vừa tối, vừa lạnh.
-Thế lại còn tệ hơn vì bà cố nén giận, nên khi phát tác ra nó lại còn mãnh liệt hơn nữa.
Hòa thượng lại bỏ đi. Một lát sau trở lại hỏi :
-Còn giận không ?
-Không giận nữa.
-Tại sao ?
-Vì tôi không để hòa thượng làm tôi nổi giận vì hòa thượng.
-Bà còn chưa thoát ra khỏi cái giận.
Hòa thượng lại bỏ đi. Một lát sau bà ta tự động hỏi hòa thượng :
-Giận thật ra là cái gì ?
Hòa thượng không nói, dường như vô ý để chén trà trong tay rơi xuống đất. Bà ta bỗng nhiên tỉnh ngộ.
(Nhất Nhật Nhất Thiền )

Nếu tâm thông suốt không một vật, giận từ đâu lại ? Tâm có dục vọng giận liền sanh. Con người vì có nhiều dục vọng nên suốt ngày bị phiền não lôi cuốn. Nếu chúng ta có thể lãnh đạm với mọi sự việc thì tâm tự nhiên thanh tịnh.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1696.- Triết lý nhân sinh.

Một hôm, các thiền sinh ngồi quây quần chung quanh sư phụ đợi nghe thầy giảng triết lý nhân sinh. Thiền sư chỉ yên lặng ngồi thiền. Một hồi lâu bỗng hỏi các đệ tử :
-Các ông nghĩ phải làm sao để trừ cỏ dại ?
Các đệ tử kinh ngạc, không ngờ thầy nêu ra vấn đề này. Sau một lúc kinh ngạc họ bắt đầu đưa ra ý kiến.
Ông thứ nhất nói :
-Phải dùng cuốc mà cuốc.
Ông thứ hai :
-Phải dùng lửa mà đốt.
Ông thứ ba :
-Phải dùng thuốc trừ cỏ.
Ông thứ tư :
-Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc.
Thiền sư cười bảo :
-Các ông cứ theo cách của mình mà làm.
Nói rồi phân lô đất cho mỗi người, hẹn năm sau gập lại.
Một năm sau, mọi người tụ hội lại. Các lô đất đã trở thành các nông trại trồng đủ loại nông sản.
(Nhất Nhật Nhất Thiền)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.77 khách