Thiền hoa

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1187. Phục Tòng

Mỗi khi Bàn Khuê thuyết pháp, tín đồ đến nghe chật cả pháp đường, tưởng chừng một giọt nước cũng không lọt. Do đó, ngoại đạo đố kỵ, quyết định đến giảng đuờng cùng ông tranh luận. Bàn Khuê đang thuyết pháp bỗng nghe có tiếng nói lớn:
- Thiền sư! người tôn kính ông, kính phục lời ông nói, nhưng đối với hạng người như ta thì không phục ông. Ông có thể làm cho ta phục không?
Bàn Khuê chỉ phía bên phải:
- Hãy đến đây ta sẽ làm cho ông coi.
Ngoại đạo vẹt chúng đi về phía phải.
Bàn Khuê lại mỉm cười:
- Mời sang phía trái dễ nói chuyện hơn.
Ngoại đạo lại đi sang bên trái.
- Ấy! Không đúng, ông đến trước mặt ta tốt hơn.
Ngoại đạo lại đi ra phía trước.
- Đấy ông xem, ông đã phục tòng ta rồi; ta nghĩ ông là một người phi thường tuỳ hòa; bây giờ hãy ngồi xuống nghe pháp đi.
(Tinh Vân Thiền Thoại)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1199. Tâm lượng.

Một tín đồ hỏi Vô Đức:
- Cùng một tâm , sao tâm lượng có thể lúc lớn lúc nhỏ?
Thiền sư không trực tiếp trả lời, bảo:
- Ngươi hãy nhắm mắt lại, tạo một tòa thành.
- Thành đã tạo xong.
- Lại nhắm mắt lại, tạo một sợi lông.
Tín đồ theo lời lại tạo một sợi lông trong tâm.
- Lông đã tạo xong.
- Khi ngươi tạo tòa thành, là chỉ do tâm ngươi thôi hay phải nhờ tâm người khác nữa để tạo?
- Chỉ dùng tâm con thôi.
- Khi tạo sợi lông, ngươi chỉ dùng 1 phần tâm ngươi thôi hay dùng toàn tâm?
- Toàn tâm.
- Như vậy tạo một toà thành ngươi chỉ dùng một tâm, khi tạo một sợi lông ngươi cũng chỉ dùng một tâm. Do đó tâm có thể lớn có thể nhỏ.
(Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)

Đây là cách giảng trực tiếp khiến học nhân tự mình thể hội tâm lượng; không bị không gian hạn chế.Cái bị hạn chế là 5 thức đầu, đó là thức tâm. Chân tâm siêu việt thời, không tự vận dụng tự như. Chúng ta vì bị căn, trần, thức trở ngại nên không thấy chân tâm.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1200. Nan Đà Tôn Giả.

Nan Đà Tôn Giả trong quá khứ là người thích nữ sắc. Về sau chứng quả A La Hán. Phàm đã chứng quả vị A La Hán thì đã đoạn dâm dục. Phiền não háo sắc dĩ nhiên là không còn tồn tại. Tuy vậy mỗi khi vào ngồi thiền ông đều nhìn nữ chúng trước cho thấy tập khí vẫn còn.
(Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)

Đức Phật có nói: “thánh hiền có thể đoạn phiền não, nhưng không thể đoạn tập”. Vì tập khí do nhiều kiếp dưỡng thành nên khó mà dứt bỏ. Nhà Thiền dùng gậy hay hét, thậm chí động tay, động chân chỉ có mục đích là cắt đứt sự hoạt động thức tâm của học nhân. Khi vọng niệm manh động, bỗng nhiên bị một loại chấn động bất ngờ, niệm đầu nhất định bị cắt đứt. Đây là một phương pháp đoạn tập tốt nhất, vì vậy thiền gia thường hay dùng.

Hết Quyển Trung

Các Sách Trích Dịch và tên soạn giả, dịch giả:

Bích Nham Lục bạch thoại chú giải Hứa Văn Cung
Bình Thường Tâm Thị Đạo Bồ Đề Học xã
Ch’an and Zen Teaching Lu K’uan Yu
Chích Thủ Chi Thanh Dư Tiến Phu
Đồ giải thiền vấn đáp Trần Hòa Chương
Entretiens de Lin-Tsi Paul Demiéville
Hảo Tuyết phiến phiến Lâm Thanh Huyền
Hương Thủy Hải Lâm Thanh Huyền
Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông Bồ Đề Học Xã
Mumonkan & Hekiganroku Katsuki Sekida
Nhất Nhật Nhất Thiền Ngữ Long Mãn
Nhất Vị Thiền - quyển phong Lý Anh Đệ
- quyển hoa Hoàng Tĩnh Nhã
- quyển nguyệt Lâm Tân Cương
Niêm Hoa vi Tiếu Cố Vĩ Khang
Phật dữ Thiền Minh Kính
Sinh hoạt Thiền Dương Huệ Nam
The Center Within Gyomay M. Kubose
Thiền Cơ Lâm Minh Dục
Thiền Cơ Sử Nễ Tại Chân lý Trung Giác Tình Viên Thông
Thiền Đích Cố Sự Hựu Nhất Tập Giản Huệ Căn
Thiền Lâm Tuệ Ngữ Vân Lăng
Thiền Lý Dữ Nhân Sinh Bồ Đề Học Xã
Thiền Ngộ Bình Điền Tinh Canh
Thiền Ngoại Thuyết Thiền Trương Trung Hành
Thiền Sinh Mạng Đích Vi Tiếu Trịnh Thạch Nham
Thiền Sư Khải Ngộ Pháp Thái Vinh Đình
Thiền Tông Dật sự Đạo Long
Thiền Tông Tọa Thạch Minh Bồ Đề Học Xã
Thiền Tông Trí Tuệ Ngữ Lục Bồ Đề Học Xã
Thiền Tông Công Án Bí Truyền Dư Tiến Phu
Thiền Thuyết Thái Chí Trung
Thiền Viên Vương Trần Canh
Tinh Vân Thiền Thoại Tinh Vân
Trung Quốc Thiền Khang Hoa
Vô Môn Quan bạch thoại chú giải Thánh Tham
Zen Koans Gyomay M. Kubose
Zen Light Barragato


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1231. Bao dung.
Có 2 chú tiểu tranh cãi, không ai nhường ai; chỉ còn cách tìm sư phụ làm trọng tài. Chú thứ nhất trình sư phụ lý do của mình. Sư phụ nghe rồi bảo:
- Ngươi đúng!
Chú ta nghe rồi vui vẻ đi ra.
Chú thứ hai trình ý kiến của mình, sư phụ nghe rồi bảo:
- Ngươi cũng rất đúng!
Chú này rất cao hứng đi ra.
Thị giả đứng hầu một bên, ngạc nhiên hỏi:
- Sư phụ bảo chú này đúng, chú kia cũng đúng, vậy thì ai sai?
Thiền sư cuời bảo thị giả:
- Ngươi cũng đúng!

(Hảo tuyết phiến phiến)
Có thị phi là có đối đãi, không khế hợp với Đạo. Thiền tâm là bao dung. Kinh Hoa Nghiêm nói nếu trụ ở phân biệt sẽ làm hỏng mất thanh tịnh, ngu si tà kiến tăng, vĩnh viễn không thấy được chư Phật. Đối với người mới tu, bao dung là một loại học tập; còn đối với người khai ngộ, đã thấy được thực tướng của vạn pháp, biết Phật tánh của mọi người đều bình đẳng thì sự bao dung là lý đương nhiên.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1296. Ta không phải là ống loa.

Có một học tăng đến bái phỏng Thiết Chu, yêu cầu Thiết Chu giảng cho ông nghe Lâm Tế Lục .
- Ngươi tìm lầm người rồi, muốn nghe Lâm Tế Lục, tốt nhất là hãy đến Viên Giác Tự kiếm Hồng Xuyên.
- Không, con đã nghe Hồng Xuyên giảng rồi. Nghe nói thầy là truyền nhân của Trích Thủy hòa thượng, con muốn nghe thầy giảng. Thiết Chu chối từ hai ba lần không được đành dẫn học tăng ra luyện võ trường cùng luyện võ. Hai người luyện đến đổ mồ hôi hột mới ngưng. Thiết Chu dẫn ông tăng trở lại pháp đường.
- Thế nào ta giảng Lâm Tế Lục ra sao?
Ông tăng ngạc nhiên không thốt ra lời. Thiết Chu nhắc lại câu hỏi, ông tăng bất đắc dĩ đáp:
- Lâm Tế Lục của thầy chỉ là một bản kiếm phổ sao?
- Ta là kiếm khách, do đó ta chỉ đề xướng kiếm đạo. Ta tuy cùng Trích Thủy học Thiền nhưng ta không phải là ống loa.
- Nói vậy thì chư tổ xưa nay truyền pháp truyền tâm đều là ống loa cả sao?
- Truyền pháp, truyền tâm là truyền pháp truyền tâm, truyền loa là truyền loa.
(Tinh Vân thiền thoại)

Không phải là loa truyền, đó là phong cách đặc biệt của thiền sư. Nói đi nói lại chỉ là thiền vẹt không phải là truyền pháp truyền tâm. Phàm học thiền lý phải tự mình tiêu hóa trước, sau đó mới nói ra lời.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tự tánh có nhiều tên do ứng duyên mà lập:
- kinh Bồ tát giới gọi là Tâm Địa vì vạn thiện từ đó mà ra.
- kinh Bát Nhã gọi là Bồ Đề vì lấy giác làm thể, còn gọi là Niết Bàn vì đó là chỗ về của chư Thánh.
- kinh Kim Cương gọi là Như Lai vì không từ đâu đến.
- kinh Kim Quang Minh gọi là Như Như vì chân thường bất biến.
- kinh Tịnh Danh gọi là Pháp Thân vì báo, hóa thân nương dựa vào.
- luận Khởi Tín gọi là Chân Như vì bất sanh, bất diệt.
- kinh Niết Bàn gọi là Phật Tánh vì là thể của 3 thân.
- kinh Viên Giác gọi là Tổng Trì vì lưu xuất công đức.
- kinh Thắng Ứng gọi là Như Lai Tạng vì ẩn phục, hàm nhiếp.
- kinh Liễu Nghĩa gọi là Viên Giác vì phá tôi, độc chiếu.
Trong Thiền Tông có lúc gọi là:
- Diệu tâm vì hư linh, độc chiếu
- Vô đề bát vì tùy xứ sinh nhai.
- Xuy Mao Kiếm vì chặt đứt căn trần.
- Mâu ni châu vì giúp đỡ bần cùng.
- Chủ nhân ông . . .

1401. Giác ngộ.

Động Sơn hỏi thủ tọa một câu, thủ tọa trả lời nhiều lần nhưng đều không được chấp nhận. sau cùng đến lần thứ 96. Động Sơn bảo:
- Sao trước ngươi không nói thế “
Một ông tăng nọ, được nghe 95 câu trả lời của thủ tọa nhưng câu cuối cùng lại không nghe được. Mỗi lần gập trong nhà tắm ông đều năn nỉ thủ tọa nói cho ông nghe câu nói đó nhưng đều bi từ chối. Ba năm sau, thủ tọa bị ốm nặng. Ông tăng mang dao đến bảo thủ tọa:
- Ba năm qua, tôi năn nỉ ông nói, ông đều từ chối. nếu bây giờ ông vẫn không bảo cho tôi biết, tôi sẽ giết ông.
- Được rồi! Đợi một chút! Nhưng tôi bảo cho ông biết dù tôi có nói thì cũng chả có ích lợi gì cho ông.
Ông tăng lạy thủ tọa đi ra.
(Zen and Zen classic)

Khi ông tăng nhận được lời hứa sẽ được thỏa mãn điều ông muốn thì ông không còn muốn nữa: Ông đã giác ngộ. Giác ngộ là không còn muốn giác ngộ nữa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1421. Người làm mặt nạ.

Một hôm, Xá Lợi Phất gập một người bạn cũ trên đường. Sau khi chào hỏi xong, rất kinh ngạc bảo:
- Xin lỗi tôi nói thật, khí sắc ông sao xấu thế! Sắc mặt hung dữ khó coi quá! Ông hãy bảo trọng!
Người bạn này sau khi nghe lời khuyên của Xá Lợi Phất liền suy nghĩ tại sao tướng mạo mình lại biến thành hung ác? Suy đi tính lại cuối cùng đã hiều: thì ra hàng ngày mình chế tạo các mặt nạ quỷ Dạ Xoa, La Sát, mặt xanh nanh vàng, không ngừng nghĩ đến những khuôn mặt khó coi không ngờ tướng mạo mình biến thành Dạ Xoa, La Sát. Thật đúng là tướng do tâm sanh, đáng sợ thật.

Từ nay ta không làm mặt nạ Dạ Xoa, La Sát nữa mà sẽ điêu khắc các tượng Phật, Bồ Tát, ông quán tưởng Phật, Bồ Tát từ bi, thân thiết biết bao. Càng điêu khắc càng hoan hỉ, tướng mạo ông dần dần thanh thản.
Một hôm Xá Lợi Phất gập lại ông trên đường, không ngăn được hỏi:
- A! Tướng mạo ông làm sao lại biến thành từ bi, thanh thoát như vậy?
Bạn ông mỉm cười:
- Hiện nay, hàng ngày tôi điêu khắc tượng chư Phật và Bồ Tát đó!
(Báo Phổ Môn số 238)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1431. Tất cả đều do tâm.

1- Đại sư Cưu Ma La Thập lúc lên bẩy, đến chùa chơi, thấy 1 quả chuông lớn đặt trên đất, bèn nhấc lên. Khi đặt chuông xuống thầm nghĩ “Ta mới có 7 tuổi, làm sao lại có sức mạnh như thế này? Lại thử nhấc chuông lên thì không sao nhấc lên được nữa.

2- Cổ thư có chép Lý Quảng đời Hán khi đi đánh trận thấy trong đám bụi rậm bên đường có một con hổ bèn trương cung bắn. Mũi tên liền xuyên qua con hổ. Ông xuống ngựa xem thì ra không phải là con hổ mà là một tảng đá. Ông tự nhủ:”Ta mạnh như thế sao?” Bèn giơ cung bắn một phát nữa, nhưng tên không cắm vào đá được, nói gì đến xuyên qua!
(Tĩnh Không thuyết cố sự)
Hai truyện trên chứng minh rằng người ta khi không có vọng niệm thì bản năng có năng lực vô hạn định. “Nhất thiết duy tâm tạo” là chỉ đạo lý này.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1448. Truyền đăng.

Một hôm Huệ Khả bạch với tổ Đạt Ma:
- Con đã bặt hết mọi duyên rồi.
- Ngươi không đoạn diệt chứ?
- Không đoạn diệt.
- Lấy gì làm chứng.
- Con luôn tỉnh thức, không thể dùng lời mà nói được.
- Đó là sự truyền tâm của chư Phật, đừng nghi ngờ gì cả.
(Zen light)

Câu nói của Huệ Khả “con luôn tỉnh thức” chỉ rằng tâm ông luôn ở đây và bây giờ: nội tâm luôn thắp sáng. Lúc đó không có sự phân cách giữa chủ thể và đối tượng. Không có người truyền pháp và người nhận pháp, không có lời dạy (đăng) và không có sự giảng dạy (truyền đăng), chỉ có ánh sáng.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1479. Không tu.

Lúc trước, có một ông tú tài, đọc vài quyển ngữ lục của chư tổ, cho rằng mình đã đại ngộ, đến tham Quy Tông nói mình đã đạt cảnh giới vô tu, vô đắc, vô chứng rồi. Tông chỉ mỉm cười. Khi tú tài cáo từ, Tông đưa ra đến cửa bảo:
- Áo bông của các hạ sao lại có chỗ rách ở lưng vậy?
Tú tài hoang mang hỏi:
- Ở đâu! ở đâu vậy?
- Đúng là một người không tu, không đắc, không chứng vậy!
Tú tài đỏ mặt, đi mất.
(Phật pháp tu chứng tâm yếu)

Có người nói “Thiền là ngộ, không phải là tu. Thiền là đốn, không phải là tiệm. Thiền gọi là thiền chỉ đến Lục tổ là ngưng, từ đó về sau chỉ là giáo không phải là thiền.” Vì giáo là tiệm tu, từng bước từng bước tiến lên có tu, có đắc, có chứng; mà thiền là ngộ rồi liền nghỉ, ở đâu, lúc nào chỉ tùy duyên phóng khoáng, nhậm vận tiêu dao. Câu nói này nghe qua rất cao diệu, nhưng trong thực tế, sợ rằng không phải. Vì có tông và giáo nên mới có phân biệt đốn, tiệm, ngộ, tu. Nghiên cứu giáo lý, thấy được bản tánh gọi là giáo, chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật gọi là tông. Cả hai đều cùng đạt mục đích không khác, cho nên cổ nhân có nói “giáo là thiền có tiếng, thiền là giáo không tiếng”. Nếu nói ngộ rồi liền nghỉ thì sao Lục tổ ngộ rồi còn phải ẩn tu hàng mười mấy năm trời?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1489. Tụng kinh.

Chi hòa thượng nghe nói có ông tăng hàng ngày tụng 100 bộ kinh Kim Cương bèn sai thị giả vời đến, hỏi:
- Nghe nói mỗi ngày ông tụng 100 bộ kinh Kim Cương có phải không?
- Dạ phải!
- Ông có tham ý kinh không?
- Dạ không .
- Ông nên tụng mỗi ngày một bộ, tham cứu Phật ý; nếu ngộ được một câu thì như nếm một giọt nước biển, mà biết được vị của trăm sông.
Ông tăng nghe lời. Một hôm tụng đến câu “nên biết như thế, thấy như thế, tín giải như thế, chẳng sinh pháp tướng “ liền có chỗ ngộ.
(Phật pháp tu chứng tâm yếu)
Nhiều người học Phật, thấy Phật nói tụng kinh công đức không thể nghĩ bàn, nghĩ rằng càng tụng nhiều công đức càng lớn. Công đức này tích tụ có thể dẫn đến khai ngộ. Không biết rằng tụng mà không hiểu ý thì khác gì con vẹt học nói tiếng người, làm sao mà khai tâm kiến tánh? Tụng nhiều chỉ là gieo thiện nhân, chờ quả phúc mà thôi.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1490. Chư Phật không dối.

Hoàng Bá sau khi xuất gia rồi, nhận rằng phải buông bỏ mọi ân tình, đạt đến vô vi thì mới là chân chính báo ân. Do đó trong 30 năm tu học không hề về thăm nhà một lần. Nhưng trong thâm tâm ông rất nhớ thương mẹ già. Năm ông 50 tuổi trên đường đi tham phỏng, bất tri bất giác hướng về cố hương. Mẹ ông rất tưởng nhớ con đã xuất gia, nhưng chẳng có tin tức gì, thương nhớ khóc lóc khiến mắt bị mù luôn. Để tưởng niệm con bà lập một quán trà bên đường, chiêu đãi các vân thủy tăng, mời họ về nhà, rửa chân cho họ để tỏ lòng kính lễ. Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa là chân trái của Hoàng Bá có một nốt ruồi lớn. Mắt bà đã bị mù nên hy vọng trong khi rửa chân, vạn nhất có thể nhận ra con chăng. Hôm đó Hoàng Bá tiếp thọ mẫu thân chiêu đãi. Một mặt để mẹ rửa chân, một mặt thuật sự tích Phật xuất gia, hy vọng mẹ sẽ khởi tín tâm. Hoàng Bá chỉ đưa chân phải cho mẹ rửa. Hoàng Bá 2 lần về nhà. Tuy thấy khó lìa bỏ nhưng ông cố nén đau thương lên đường hành cước. Hàng xóm không nhịn được mách cho bà mẹ biết người kể truyện Phật xuất gia chính là đứa con mà bà ngày đêm mong nhớ. Bà như phát cuồng nói:
- Chả trách tiếng nói giống tiếng con ta.
Nói rồi đuổi theo đến bờ sông, không may lúc đó Hoàng Bá đã lên thuyền và thuyền đã rời bến. Bà mẹ lỡ bước rơi xuống sông bất hạnh bị chết đuối.
Hoàng Bá đứng ở bờ bên kia thấy mẹ lỡ bước bị chết đuối không nén được bi thương, khóc rằng:
Một con xuất gia, 9 tộc lên trời, nếu không được vậy chư Phật đã nói dối.
Bèn quay trở lại, làm lễ hỏa táng cho mẹ. Khi hỏa táng dân làng đều thấy hình ảnh của bà mẹ bay lên không.
(Tinh Vân thiền thoại)

Hoàng Bá Hy Vận người Phúc Kiến, xuất gia ở Giang Tây thọ pháp với Bách trượng Hoài Hải, nhưng giác ngộ và được ấn chứng ở nơi Nam Tuyền. Hoàng Bá không phải là không hiếu thuận. Gọi là hiếu có 3 bậc:
1- Tiểu hiếu: phụng dưỡng cha mẹ.
2- Trung hiếu: quang tông, diệu tổ
3- Đại hiếu: độ cho cha mẹ siêu thăng.
Hoàng Bá độ cho mẹ siêu thăng là đại hiếu vậy.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.74 khách