Thiền hoa

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1078. Một ngón tay thiền.

Câu Chi lúc đầu sống trong am, có một vị tỳ kheo ni tên là Thật Tế đến thăm. Ni cô đến am, không thông báo cũng không bỏ nón, chống trượng đi quanh thiền sàng của Câu Chi ba vòng nói:
- Nếu thầy nói có đạo lý tôi sẽ dở nón.
Ni cô hỏi liền ba lần, Câu Chi không đáp được một câu. Thật Tế giận phất áo định đi, Câu Chi nói:
- Trời gần tối rồi, xin hãy lưu lại một đêm.
- Nếu thầy nói có đạo lý, tôi sẽ lưu lại một đêm.
Câu Chi lại không đáp được. Khi ni cô đi rồi Câu Chi than rằng:
- Ta là nam tử mà không có khí khái trượng phu!
Về sau khi Thiên Long đến đó, Câu Chi mời vào thuật lại chuyện ni cô đến thăm, Thiên Long giơ một ngón tay lên khai thị, Câu Chi tức khắc đại ngộ. Về sau, hễ có ai đến hỏi pháp Câu Chi đều chỉ giơ một ngón tay lên.
Có một đồng tử khi ai hỏi chuyện gì đều giơ một ngón tay lên. Có người mách Câu Chi, Câu Chi nghe rồi dấu dao trong tay áo, gọi đồng tử đến hỏi rằng:
- Ngươi cũng hiểu Phật pháp rồi phải không?
- Dạ!
Câu Chi lại hỏi:
- Phật là gì?
Đồng tử giơ một ngón tay lên, Câu Chi liền vung dao lên chặt đứt. Đồng tử đau quá vừa khóc, vừa chạy. Câu Chi hét lớn bảo đứng lại, đồng tử quay đầu lại.
Câu Chi hỏi:
- Phật là gì?
Theo tập quán đồng tử giơ tay lên, không thấy ngón tay đâu, bỗng nhiên đại ngộ.
(Thiền Chi Hoa)

Khi Câu Chi mới gập ni cô, theo lời than của ông chúng ta thấy ông còn chấp tướng nam nữ. Do đó ông không trả lời ni cô được. Thiên Long giơ một ngón tay lên biểu thị tự tánh bình đẳng, không có tướng nam nữ, một ngón tay chỉ sự tuyệt đối. Do đó Câu Chi liễu ngộ. Về sau, dùng một ngón tay để tiếp dẫn người học. Đồng tử không hiểu ý nghĩa chân chính của một ngón tay, chỉ chấp hình tướng giơ tay, nghĩ rằng giơ tay là Phật pháp. Cho đến khi bị Câu Chi chặt đứt, không có ngón tay để giơ lên mới hiểu rằng Phật pháp không tồn tại ở hình tướng.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1087. Tâm không được đậu.
Có một lão thiền tăng, tham thiền hàng 60 năm mà vẫn chưa khai ngộ; một hôm gập một vị pháp sư trẻ. Hai người nói chuyện về Tứ thánh đế. Lão thiền tăng rất khâm phục pháp sư, khẩn khoản xin pháp sư khai thị.
- Chỉ cần thầy ngày ngày cung dưỡng thực phẩm ngon lành. Ta nhất định chỉ cho thầy pháp môn chứng ngộ.
Lão thiền sư lòng tha thiết cầu đạo nên hàng ngày đều cung dưỡng pháp sư những thực phẩm ngon nhất.
Ít lâu sau, lão thiền sư yêu cầu pháp sư chỉ thị vì tuổi mình đã cao không còn thì giờ để chờ đợi nữa. Vị pháp sư trẻ định đùa một phen bèn nói:
- Được, thầy hãy theo ta!
Pháp sư dẫn lão thiền tăng đến một căn phòng trống, chỉ một góc phòng bảo lão thiền tăng quỳ xuống, lấy nhành dương phẩy vào đầu:

- Đây là quả Tu Đà Hoàn.
Lão thiền tăng thành tâm, một niệm chẳng loạn ngay đó chứng được sơ quả.
Pháp sư lại bảo:
- Tuy thầy được sơ quả nhưng hãy còn phải sanh tử 7 kiếp, hãy đứng dậy đi ra góc khác.Lão thiền tăng ra góc khác qùy xuống.
Pháp sư lại lấy nhành dương phẩy vào đầu:

- Đây là quả Tư Đà Hàm, hãy còn sanh tử; đứng dậy ra góc khác.
Lão thiền tăng lại ra góc khác quỳ xuống. Pháp sư lại lấy nhành dương phẩy vào đầu:

- Đây là quả A Na Hàm, quả không thối chuyển, nhưng ở sắc, vô sắc giới còn thân hữu lậu, niệm niệm đều khổ. Hãy đứng dậy đi ra góc khác.
Lão thiền tăng lại đi ra góc khác quỳ xuống.Pháp sư lại lấy nhành dương phẩy vào đầu:

- Đây là quả A La Hán, đã tuyệt sanh tử. Tốt lắm!
Lão thiền tăng lúc đó đã đắc quả A La Hán, vui vẻ vô cùng hướng pháp sư đảnh lễ.
Pháp sư mắc cỡ:
- Ta chỉ rỡn thôi, thầy đừng cho là thật.
Lão thiền tăng thành thật:
- Lão tăng thực đã chứng quả A La Hán, không phải rỡn đâu!
(Tinh Vân Thiền Thoại)

Lão thiền tăng thiền 60 năm chưa thể khai ngộ vì cơ duyên chưa hợp. Pháp sư trẻ đùa rỡn là không phải, nhưng lại giúp được cho lão thiền tăng. Thực là:
Cố ý trồng hoa, hoa chẳng nở.
Vô tâm cắm liễu, liễu xum xuê.
Lão thiền tăng kiên trì tọa thiền 60 năm, có thể nói hành hữu dư, lại đối với pháp sư cung kính cúng dường coi trọng tuệ giải. Đó là hành, giải đều đều trọng nên sự khai ngộ, chứng quả dễ như trở bàn tay.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1095. Thuyết pháp.
Đời Đường, Văn Tông hoàng đế rất thích ăn nghêu, vì vậy dân chúng vùng duyên hải thường bắt nghêu để tiến cống triều đình. Có một lần ngự trù khi đang nấu nướng, cậy vỏ nghêu ra thì thấy nghêu có hình tượng Bồ Tát Quán Âm rất trang nghiêm. Văn Tông sai đặt nghêu vào hộp báu, cung phụng tại Hưng Thiên Tự. Chuyện ly kỳ như vậy nên khi thiết trào, Văn Tông hỏi quần thần:
- Chư khanh có ai biết trong nghêu có thánh tượng là điềm gì không?
Một vị đại thần tâu:
- Đây là chuyện siêu phàm nhập thánh, người thường khó biết, thánh thượng nếu muốn biết thì xin mời thiền sư Dược Sơn, là người thâm hiểu Phật pháp, học rộng hiểu nhiều mà hỏi.
Khi tới cung Dược Sư thưa:
- Đây là Bồ tát hiện thân thuyết pháp, vì hoàng thượng mà thuyết pháp.
- Bồ tát tuy hiện thân, sao trẫm không nghe thuyết pháp?
- Bệ hạ thấy trong nghêu có Quán Âm thánh tượng, có khiến bệ hạ có tín tâm không?
- Vì chính mắt thấy, đương nhiên trẫm tin.

- Bệ hạ đã khởi lòng tin, đó là Quán Âm đã thuyết pháp rồi.
(Tinh Vân Thiền Thoại)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1103. Giáo dục.

Có một tín đồ, lễ Phật xong, đến hoa viên tản bộ, thấy viên đầu (ông tăng coi vườn) đang sửa sang cây cỏ. Hoặc cắt cành, hoặc nhổ cả rễ cắm sang chậu khác. Cây khô thì tưới nhiều nước, săn sóc chu đáo. Tín đồ thắc mắc:
- Vì sao cây mọc tốt thầy lại cắt lá? Cây khô héo lại tưới nước? Lại nhổ cây từ chậu này đưa sang chậu khác?
- Trồng cây cỏ cũng như giáo dục con cái, người sao thì cây cỏ cũng vậy.
- Hoa cỏ sao giống người được?
- Săn sóc hoa cỏ thì đối với cây mọc xum xuê, sinh trưởng thác loạn phải cắt bớt cành, tỉa bớt lá khiến nó không phí phạm sinh lực, tương lai sẽ phát dục tốt. Tương tự như những người trẻ phải bỏ đi ác tập mà đi vào đường chính, thứ 2 nhổ cây trồng sang chậu khác là khiến cây từ đất xấu sang đất tốt, giống như khiến người trẻ lìa bỏ hoàn cảnh xấu đến gần gũi thầy hay bạn tốt; thứ 3 tưới các cây khô, thực ra những cây này có vẻ như đã chết, nhưng sinh cơ vẫn còn. Đối với con cháu xấu không thể không cứu; phải biết con người bản tính vốn lành, chỉ cần có tâm giúp đỡ thì sẽ được. Sới đất là trong đất có những hạt chờ được nẩy mầm, cũng như những học sinh nghèo khổ nhưng có tâm hướng thượng chỉ cần trợ giúp là có thể thành công.
Tín đồ nghe lời rất vui vẻ:
- Cảm ơn thầy đã cho một bài học giáo dục rất hay.
(Tinh Vân Thiền Thoại)
Kinh Nát Bàn nói:” tình và vô tình cùng viên cảnh trí” Trên thế gian này không có sanh mạng nào là không cứu được, không có người nào là không thể dạy. Cổng chùa thường có tượng Phật cười toe toét dụng ý dùng từ bi (ái) nhiếp thọ, phía sau có tượng Vi Đà cầm gậy hàng ma ý là dùng uy võ (lực) chiết phục. Cha mẹ, sư trưởng một mặt dùng từ ái, một mặt dùng uy võ, con cháu không thể không thành tài.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1115. Thiền là gì?

Có một tín đồ định học tọa thiền, nhưng không biết học tập thế nào. Một hôm lấy hết can đảm đến chùa hỏi Vô Tướng:
- Lão sư, con rất ngu, biết mình không phải là pháp khí để học thiền, như nhìn ngọn núi cao mà không thề trèo tới, mong thầy chỉ cho con Thiền là gì?
- Ngũ tổ Pháp Diễn từng kể một câu chuyện:
Có 2 cha con một tên trộm; một hôm đứa con bảo bố:
- Cha, càng ngày cha càng lớn tuổi, lúc nào rảnh hãy chỉ cho con mánh khoé ăn trộm, nếu không sau này con làm sao kiếm ăn?
Ông bố bằng lòng. Một hôm dẫn con đến nhà một phú ông ăn trộm; dùng chùm chìa khóa vạn năng mở rương quần áo bảo đứa con chui vào đó khóa lại và kêu lên: Có trộm! Có trộm!
Sau đó soay mình chạy. Người nhà phú ông nghe có trộm chạy tới thấy không mất đồ đạc gì, cũng không thấy tên trộm đâu, do đó lại ngủ lại. Lúc đó đứa con nằm trong rương không hiểu ý bố sao lại khóa mình trong rương, bây giờ phải làm gì để đào thoát? Linh cơ nhất động, giả tiếng chuột gậm quần áo. Một lúc sau bà chủ gọi chị người làm mang đèn lại coi. Chị người làm vừa mở rương, tên trộm bèn đẩy ngã và thổi tắt đèn, co giò chạy mất. Phú ông phát giác có trộm bèn sai gia nhân đuổi theo. Đuổi đến bờ sông, tên trộm nhỏ trong lúc nguy cấp sanh trí xô một tảng đá lớn xuống sông rồi quay trở lại; nghe có tiếng nói:
- Thật tội nghiệp! tên trộm bị bức quá, đã nhẩy xuống sông rồi!
Tên trộm nhỏ về nhà thấy bố đang nhậu, bèn trách bố sao lại khóa mình trong rương? Ông bố chỉ hỏi con làm sao ra. Đứa con thuật lại đầu đuôi, ông bố thích trí bảo con:
- Con sau này không sợ không có cơm ăn.
Cũng giống như tên trộm con, từ không có biện pháp mà tìm ra biện pháp. Đó là Thiền.
(Tinh Vân Thiền Thoại)
Trí tuệ Thiền là phát từ nội tâm.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1121. Nhọt mặt người.

Ngộ Đạt Tri Huyền thiền sư khi còn là vân thủy tăng, một hôm trên đường đến kinh sư, gập một ông tăng Tây Vực mắc bệnh mà không có ai chiếu cố. Ông không quản ngại rửa ráy, bôi thuốc cho ông tăng bệnh, ông tăng này sau khi khỏi bệnh bảo Ngộ Đạt:

- Sau này nếu có tai nạn gì hãy đến Tây Thục, Cửu Long Sơn ở giữa khoảng 2 cây tùng lớn gập ta.
Nhiều năm sau, pháp duyên của Ngộ Đạt ngày càng vượng, vua Đường Ý Tông rất tôn kính phong làm quốc sư, còn tặng đàn hương pháp tọa. Thiền sư tự giác rất vinh hạnh. Một hôm đầu gối thiền sư bỗng nổi một cái nhọt có hình mặt người có đủ mắt, mũi, miệng, răng như người thường. Thiền sư tìm đủ thầy chạy chữa mà không khỏi. Chính lúc bị bó tay sực nhớ đến lời dặn của ông tăng Tây Vực. Ông bèn y hẹn đến Cửu Long Sơn. Ông tăng Tây Vực chỉ dòng suối bên hàng tùng bảo:
- Ông đừng lo, hãy rửa nhọt bằng nước suối này sẽ hết.
Ngộ Đạt định vục nước rửa nhọt, thì hình mặt người trong nhọt bỗng mở miệng:


- Chờ một chút, ông có biết tại sao lại có nhọt này không? Ông có biết trong Tây Hán Sử có thuật chuyện Viên Ưởng giết oan Triều Thác không? Ông chính là Viên Ưởng chuyển thế, còn ta chính là Triều Thác. Từ 10 kiếp nay, trong vòng luân hồi trôi chảy ta đều tìm cơ hội để báo thù. Nhưng trong 10 kiếp này ông đều là tăng thanh tịnh giới hạnh, nên ta không có cơ hội hạ thủ. Gần đây trong triều, ngoài dân đều kính trọng, ông sinh lòng ngã mạn, làm mất đạo hạnh; do đó ta mới có thể nhập vào thân ông. Bây giờ nhờ Già Nặc Già tôn giả từ bi lấy nước tam muội rửa hết tội nghiệp. Từ nay về sau không còn cùng ông oan oan tương báo.
Ngộ Đạt nghe rồi toát mồ hôi, vội vục nước rửa, cảm thấy đau đớn kịch liệt ngất đi. Khi tỉnh lại thì nhọt mặt người không còn nữa, ông tăng Tây Vực cũng không thấy đâu.
(Tinh Vân Thiền Thoại)

Tuy tham thiền minh tâm kiến tánh, nhưng tam thế nhân quả nghiệp báo rõ ràng không ai có thể trốn thoát được, chỉ có làm việc thiện, kết thiện duyên, sám hối tiên nghiệp, mới có thể cứu được. Ở tự tánh tuy không có tội nghiệp, nhưng ở sự tướng thì nhân quả nghiễm nhiên do đó hiện báo, sinh báo, hậu báo không thể không báo. Ngộ Đạt may gập Già Nặc Già tôn giả, cho thuốc trị bệnh. Tôn giả báo đáp giúp giải oan tiên nghiệp. Về sau Ngộ Đạt viết Thủy sám lưu hành thế gian phổ độ thế nhân. Như vậy nghiệp báo lại chẳng nên thận trọng ư?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1136. Chiến sĩ.

Một lần, một đoàn quân dã chiến học diễn tập, các sĩ quan nhận thấy tạm trú ở tu viện Nga Sơn là thích hợp nhất. Do đó yêu cầu nhà chùa cung cấp cho 3 bữa ăn. Nga Sơn bảo Điển Tọa:
- Cung cấp thực phẩm cho họ như chúng ta thường dùng hàng ngày để kết duyên.
Do đó đoàn quân chỉ có rau và củ cải, không có thịt cá để ăn. Đoàn quân rất tức giận, một vị sĩ quan chạy đến tìm Nga Sơn phẫn nộ trách:
- Ngươi coi bọn ta là hạng ngươi gì?
- Ta coi các ngươi như chính mình.
- Vậy sao chỉ cho bọn ta ăn toàn rau và củ cải?
- Chúng ta hàng ngày đều ăn rau và củ cải mà không chán.
Sĩ quan giận dữ hét lớn:
- Ngươi biết chúng ta là ai không? Chúng ta là chiến sĩ đánh giặc chẳng tiếc thân mạng.
Nga Sơn cũng không khách khí hét lại:
- Còn ngươi coi bọn ta là ai? Chúng ta là sứ giả của chân lý, cái gì chúng ta cũng xả bỏ để cứu độ chúng sinh!
(Tinh Vân Thiền Thoại)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1138. Người thiếu nữ hấp dẫn nhất.

Có một nữ thí chủ, gia cảnh rất sung túc. Bất luận là tiền tài, địa vị, năng lực, quyền lực, dung mạo đều hơn người. Nhưng cô rất cô đơn, ngay một bạn để tâm sự cũng không có. Vì vậy cô đến thỉnh giáo Vô Đức làm sao để có sô lực khiến người khác hoan hỉ. Vô Đức bảo cô:
- Con phải cùng mọi người hợp tác, giống như Phật đầy lòng từ bi nói chuyện Thiền, nghe âm Thiền, làm chuyện Thiền, dùng tâm Thiền, con sẽ thành người có sô lực nhất.
- Làm sao nói chuyện Thiền.
- Là nói chuyện vui vẻ, chân thật, khiêm tốn, làm lợi cho người.
- Thiền âm làm sao nghe?
- Thiền âm là hóa tất cả các âm thanh thành tiếng vi diệu, đem những lời chửi rủa biến thành những tiếng từ bi, đem những tiếng hủy báng biến thành lời nâng đỡ, những tiếng khóc, tiếng ồn ào đều không để ý.
- Làm sao làm chuyện Thiền?
- Là bố thí, làm việc thiện, phục vụ tha nhân, hòa hợp Phật pháp.
- Làm sao dụng tâm Thiền?
- Là ta người một tâm, phàm thánh là một, bao dung phổ lợi tất cả.
Nữ thí chủ nghe rồi sửa đổi không còn kiêu ngạo giầu có, tài giỏi, xinh đẹp. Đối với mọi người rất lễ phép, đối với họ hàng rất quan tâm. Chẳng bao lâu trở thành người hấp dẫn nhất.
(Tinh Vân Thiền Thoại)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1140. Ta ở đâu?

Thiền sư Vô Căn có một lần nhập định 3 ngày; đại chúng tưởng ông đã chết bèn mang đi thiêu. Vài ngày sau, thần thức của Vô Căn xuất định, không tìm thấy thân thể. Cả chùa đều nghe tiếng Vô Căn tự hỏi:
- Ta, ta đang ở đâu?
Càng về đêm tiếng kêu của Vô Căn càng bi thảm khiến mọi người bất an. Một hôm, đạo hữu của Vô Căn là thiền sư Diệu Không biết chuyện này, bảo đại chúng:
- Hôm nay ta sẽ ở trong phòng Vô Căn, khi ông tới ta sẽ nói chuyện với ông. Các ngươi hãy chuẩn bị cho ta một thùng nước và một lò lửa. Ta muốn cho ông biết thế nào là cái ta.
Đêm khuya Vô Căn trở lại tìm thân thể bi thiết kêu lên:
- Ta, ta đi đâu rồi?
Diệu Không trả lời:
- Ngươi ở trong đất.
Vô Căn vào đất tìm Đông, tìm Tây, rất lâu thấy tiếng kêu lên:
- Trong đất không có ta.
- Vậy ngươi vào hư không coi.
- Hư không cũng không có ta.
Diệu Không chỉ thùng nước:
- Ngươi ở trong nước.
- Trong nước không có ta.
Diệu Không chỉ lò lửa:
- Ngươi ở trong lửa.
- Trong lửa cũng không có ta.
- Ngươi đã có thể vào đất, nước, lửa, tự do tự tại ra vào hư không ngươi còn tiếc cái sắc thân bị chướng ngại nữa làm gì?
Vô Căn nghe rồi có tỉnh, từ đó không còn đi tìm cái ta nữa.
(Tinh Vân Thiền Thoại)

Chân ngã không phải là sắc thân. Sắc thân có chướng ngại, có bệnh; sắc thân vô thường, chân ngã là pháp thân. Chân ngã ở khắp hư không, tràn đầy pháp giới, tự cổ đến nay không biến, trải qua vạn kiếp vẫn mới. Thiền giả chứng ngộ chân tâm, cùng pháp thân tương ứng. Vô Căn niệm niệm không quên túi da thối làm sao giải thoát, may gập Diệu Không phương tiện chỉ thị mới tìm lại được chân ngã.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1170. Mặn, nhạt đều có vị.

Hoằng Nhất đại sư là một nghệ thuật gia đầu cửa Phật, ông đem nghệ thuật vào đạo. Một hôm có một nhà giáo đến bái phỏng. Lúc dùng bữa chỉ thấy thiền sư ăn có một món dưa muối. Nhà giáo bất nhẫn hỏi:
- Chẳng lẽ thầy không ngại dưa mặn sao?
- Mặn có vị của mặn.
Sau bữa ăn, thiền sư rót một chén nước lã, nhà giáo lại nhăn mặt:
- Thầy không có trà à? Làm sao mỗi ngày đều uống lạt lẽo như vậy?
Thiền sư cười bảo:
- Nước lã tuy nhạt, nhưng nhạt cũng có vị nhạt của nó.
(Tinh Vân Thiền Thoại)

Câu nói của Hoằng Nhất “mặn có vị mặn, nhạt có vị nhạt” là một câu nói đầy thiền vị. Hoằng Nhất đem Phật pháp áp dụng vào đời sống hàng ngày. Đối với ông không đâu là không có đạo vị. Một cái khăn lông đã dùng ba năm rách tả tơi ông bảo hãy còn dùng được; Ở một quán nhỏ sâu bọ bò tới bò lui, khách đến thăm đều sợ, ông nói chỉ có vài con thôi mà! Có thể nói ông đã thể hội “tùy cảnh mà an” trong đời sống hàng ngày.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1177. Y phục ăn cơm.

Nhất Hưu có một đệ tử là một vị tướng quân. Một hôm tướng quân mời sư phụ đến nhà thọ trai. Khi Nhất Hưu đến nơi, người giữ cửa thấy ông quần áo rách rưới, nhất định không cho vào. Nhất Hưu không có cách nào đành trở về thay một bộ cà sa mới. Lúc dùng bữa Nhất Hưu gắp rau bỏ vào tay áo. Tướng quân rất ngạc nhiên hỏi:
- Xin hỏi có phải sư phụ để dành cho lão mẫu hay cho đại chúng trong chùa? Lát nữa con sẽ sai người mang rau tới, hiện giờ thỉnh sư phụ dùng bữa.
- Hôm nay ngươi mời y phục ăn cơm chứ không mời ta, cho nên ta mới cho áo ăn cơm.
Tướng quân nghe rồi không hiểu gì cả, Nhất Hưu đành phải giải thích:
- Hôm nay khi đến đây, vì mặc áo quần cũ rách, người giữ cửa không cho ta vào. Ta đành phải trở về thay áo cà sa mới hắn mới cho ta vào. Nếu đã lấy tiêu chuẩn áo cũ mới để mời khách, đó là ngươi mời áo không phải là mời ta, do đó ta thay ngươi mời áo ăn cơm.
(Tinh Vân Thiền Thoại)

Từ chuyện này chúng ta thấy người đời chỉ chuộng hư vinh, coi cách ăn mặc mà luận cao thấp, chẳng để ý gì đến nhân cách phẩm đức.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1178. Dành tiền cho tín đồ.

Phật Quang để chấn hưng Phật giáo đã làm nhiều Phật sự. Các đệ tử để giúp thầy hoàn thành lý tưởng, cố gắng khuyến khích các tín đồ làm công đức bố thí. Một hôm, Phật Quang sau khi đi hoằng hóa trở về, các đệ tử tranh nhau báo cáo. Phổ Đạo đắc ý thưa:
- Sư phụ, hôm nay có một vị đại thí chủ bố thí 100 lạng để xây Đại hùng bảo điện.
Phổ Đức báo cáo:
- Sư phụ, Trần cư sĩ ở trong thành đến thăm thầy. Con dẫn đi tham quan các nơi, ông xin cúng dường lương thực cho chùa cả năm.
Hương đăng sư, Tri khách sư đều hướng Phật Quang báo cáo các tín đồ phát tâm hỉ xả. Phật Quang vội ngăn mọi người lại và khai thị:
- Các ngươi đều lao khổ, nhưng hóa duyên nhiều quá thì lại không có công đức.
- Tại sao?


- Phải để cho tín đồ có tiền, có thể làm giầu có thêm thì Phật giáo mới phát triển tốt. Bắt tín đồ phải mang nhiều tiền ra làm công đức cũng ngu xuẩn như giết gà giữ trứng. Đến ngày nào đó tín đồ không còn khả năng cúng dường nữa thì Phật giáo làm sao mà tồn tại?
(Tinh Vân Thiền Thoại)
Lời của Phật Quang thật là nhìn xa thấy rộng. Phật giáo đề cao bố thí nhưng trước hết mình phải không tự làm khổ, tự phiền não. Nguyên tắc này được xử dụng đứng đắn thì bố thí tuy ít nhưng có lợi lâu dài. Người học Phật nếu có thiền thì không chỉ nghĩ đến mình mà còn nghĩ đến người khác. Như vậy đâu thể nói Thiền chỉ trọng ngộ mà không trọng từ bi?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.62 khách