Thiền hoa

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1021. Mây trên trời xanh, nước trong bình.

Lý Cao rất ngưỡng mộ phong thái và trí tuệ của Dược Sơn bèn tìm vào núi bái phỏng. Tới nơi chỉ thấy Dược Sơn cầm sách đứng dưới tùng cây chăm chú đọc hầu như không thèm để mắt tới Lý Cao. Lý Cao thấy Dược Sơn mục hạ vô nhân, nổi giận nói rằng:
- A! Gập mặt chẳng như nghe danh.
Nói rồi phất tay áo định đi. Chính lúc đó, Dược Sơn bỏ sách xuống, mỉm cười mà rằng:


- Xin hỏi tiên sinh vì sao trọng tai mà khinh mắt vậy?
Lý Cao không hiểu lời nói bóng gió của Dược Sơn, bèn hỏi:
- Xin hỏi đại sư thế nào là Đạo?
Dược Sơn giơ tay chỉ lên trời, rồi lại chỉ xuống đất hỏi:
- Ngươi hiểu không?
- Không hiểu.
Dược Sơn nói:
- Mây trên trời xanh, nước trong bình.


Lý Cao nghe rồi lập tức đại ngộ, bỏ ngay thái độ khinh mạn, cung kính bái tạ Dược Sơn, và làm ngay một bài kệ dâng lên Dược Sơn đại ý, “Đại sư tu luyện thân hình như con hạc, đọc sách dưới gốc tùng, khi tôi đến hỏi Đạo ngài, đại sư chỉ đơn giản đáp, “Mây trên trời xanh, nước trong bình.”
Bài kệ của Lý Cao:
練得 身 形 似 鶴 形
Luyện đắc thân hình tự hạc hình
千株 松 下 兩 函 經
Thiên châu tùng hạ lưỡng hàm kinh
我來 問 道 無 餘 說
Ngã lai vấn đạo vô dư thuyết
雲在 青 天 水 在 瓶
Vân tại thanh thiên thủy tại bình
Luyện được thân hình giống nhạn hình
Dưới tùng ngàn gốc hai hòm kinh
Ta tìm hỏi Đạo không lời khác
Mây ở trời xanh, nước trong bình.
(Thích Thanh Từ dịch)

(Thiền Chi Hoa)
Mây trên trời xanh không biết có trời. Nước ở trong bình không biết có bình tự do, tự tại chẳng bị trói buộc. Đó chính là bản chất của Đạo. Vạn vật trong vũ trụ cũng đều thế cả không phân biệt cao hay thấp giống như câu của Lục Tượng Sơn:” Đạo ở khắp thiên hạ, không chỗ nào là thiếu cả.”


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1023. Mặt mũi lúc chưa sanh.

Hương Nghiêm tham phỏng Quy Sơn. Quy Sơn nói:
- Ta nghe nói lúc ngươi ở với Bách Trượng, hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, vì ngươi thông minh lanh lợi. Nay sinh tử là việc lớn, ta hỏi ngươi lúc cha mẹ chưa sanh ra thì mặt mũi ngươi như thế nào?
Câu hỏi này làm Hương Nghiêm không biết đâu mà đáp. Về phòng, đem những sách vở thường đọc, giở xem từng quyển hy vọng tìm lời giải đáp mà không thấy. Nhân đó cảm khái mà nói rằng, “Bánh vẽ trong sách không làm thỏa mãn cơn đói của ta”.
Do đó, yêu cầu Quy Sơn giải thích bí mật.
Quy Sơn từ chối:
- Giả sử nay ta giải thích cho ngươi, tương lai ngươi sẽ mắng chửi ta; vả lại những kiến giải của ta không quan hệ gì đến ngươi cả.
Hương Nghiêm cực kỳ thất vọng đem hết sách vở ra đốt, phẫn hận mà rằng:
- Ta là gã chẳng ra gì, học Phật chẳng nổi chỉ nên làm một vị tăng hóa duyên khất thực mà thôi!
Bèn từ biệt Quy Sơn, vân du khắp nước. Khi tới Nam Dương bèn đi tham bái di tích của Huệ Trung quốc sư và tạm trú ở đó. Một ngày kia, chính lúc đang rẫy cỏ, bẩy một hòn gạch văng lên, chạm vào cây tre kêu thành tiếng. Tiếng động ấy bỗng nhiên đưa Hương Nghiêm vào ngộ cảnh. Hương Nghiêm bèn về phòng tắm gội sạch sẽ, đốt hương hướng vào quãng không và nói:
- Sư phụ, ơn huệ của người còn lớn hơn ơn cha mẹ sinh thành, nếu sư phụ giảng cho con lúc đó thì con đâu có ngày nay.
Hương Nghiêm cảm kích làm một bài kệ dâng Quy Sơn như sau:
一擊 忘 所 知
Nhất kích vong sở tri
更不 假 修 持
Cánh bất giả tu trì
動容 揚 古 路
Động dung dương cổ lộ
不墮 悄 然 機
Bất đọa tiễu nhiên cơ
處處 無 蹤 跡
Xứ xứ vô tung tích
聲色 外 威 儀
Thanh sắc ngoại uy nghi
諸方 達 道 者
Chư phương đạt đạo giả
咸言 上 上 機
Hàm ngôn thượng thượng cơ
香 嚴 智 閑
Hương Nghiêm Trí Nhàn
Tiếng dội lùm tre quên sở tri
Có gì đối trị giả tu trì
Đổi thay thần sắc nêu đường cổ
Nếp cũ tiêu điều chẳng trệ si
Chốn chốn dạo qua không dấu vết
Sắc thanh nào nhiễm được uy nghi
Mười phương đạt giả đều như vậy
Tối thượng là đây biết nói gì?
(Trúc Thiên dịch)

(Thiền Chi Hoa)
Ngôn ngữ là công cụ để chuyển đạt ý thức, nhưng dùng ngôn ngữ để diễn đạt tự tánh thì không thể được. Do đó, thiền gia không dùng ngôn ngữ để giải thích, chỉ cố làm sao cho người ta khởi nghi tình, thâm nhập tham cứu. Mục đích là xóa bỏ mọi chấp trước (bao quát tất cả những kinh nghiệm nghe, thấy) mà có thể chứng được tự tánh. Cũng như trường hợp của Hương Nghiêm nghe tiếng động của hòn gạch va vào cây tre mà giác ngộ tự tánh không bị câu thúc bởi hình thể, không, thời gian. Quy Sơn không chịu giảng ra, không phải là không giảng ra được mà là sợ làm dứt đoạn huệ mạng của Hương Nghiêm, muốn để tự Hương Nghiêm theo thiền cơ mà ngộ chân như tự tánh. Do đó, Hương Nghiêm tắm gội sạch sẽ, đốt hương mà lạy tạ sư phụ cũng chẳng phải là lạ.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1026. Tất cả hiện thành.

Có lần La Hán hỏi Pháp Nhãn:
- Người từng nói tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức; giờ xin hỏi hòn đá ở trước sân kia là ở trong tâm hay ở ngoài tâm?
- Ở trong tâm.
- Tại sao ngươi lại đem khối đá lớn kia ném vào trong tâm vậy...!? :)

Câu nói này làm cho Pháp Nhãn khốn quẫn, quyết tâm nhờ La Hán giải đáp. Mỗi ngày đều đưa những lời đáp mới, La Hán đều nói:

- Phật pháp chẳng phải như vậy.
Cuối cùng Pháp Nhãn chỉ còn cách thưa với La Hán rằng:
- Đệ tử đã cùng lời, tuyệt lý rồi.

- Nếu lấy Phật pháp mà nói tất cả đều hiện thành vậy...!? :D

Nghe câu nói đó Pháp Nhãn hoát nhiên đại ngộ.
(Thiền Chi Hoa)

“Tất cả hiện thành” là chỉ chúng sinh đều có Phật tánh hay “Phiền não tức Bồ Đề.” “Sinh tử tức Niết Bàn” dụng tức là thể. Phật tánh vốn không trong ngoài, hòn đá là Phật tánh hiển lộ sao lại phân biệt trong tâm, ngoài tâm? Tinh thần của thiền là vượt ngoài cả Dụng lẫn Thể. Về sau Pháp Nhãn làm phương trượng thường nói với đệ tử rằng, “Xưa nay thực thể vốn hiện thành ngay trước mắt chỉ vì bị các ngươi biến thành danh tướng vậy.”


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1027. Xả thức, dụng căn.

Có ông tăng hỏi Pháp Nhãn:
- Dùng phương pháp nào để phát lộ tự kỷ mà cùng với Đạo hợp nhất?
Pháp Nhãn hỏi lại:
- Ngươi lúc nào phát lộ tự kỷ mà không cùng với Đạo hợp nhất?
Ông tăng lại hỏi:
- Lúc sáu thức không ngộ âm của chân lý thì làm sao?
Pháp Nhãn đáp:
- Đó chẳng qua như bầy gia thuộc của ngươi thôi!
Và hỏi lại:
- Ngươi nói sáu thức không thể tri âm là nói tai hay nói mắt? Nếu quả có chân lý thì đâu có thể vì sáu thức không biết mà không có chân lý đâu? Cổ nhân từng nói “Lìa thanh sắc chấp thanh sắc, lìa danh tự chấp danh tự” là ý đó.
(Thiền Chi Hoa)

Công án này nêu lên hai vấn đề:
Vấn đề một: Người ngộ đạo có sinh hoạt khác thường không? Câu trả lời của Pháp Nhãn nhận định rằng, “Thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông” đều là Đạo, Đạo không ngoài sinh hoạt hàng ngày.
Vấn đề hai: Thức tâm sinh diệt và tự tánh vô sinh diệt không khế hợp thì sao? Chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày vọng tưởng quá nhiều nên tự tánh bị mê mờ nên có thể “tu” nhưng không thể “ngộ.” Đức Phật lúc giác ngộ dưới gốc Bồ Đề có nói rằng, “Kỳ thay! Kỳ thay! Đại địa chúng sinh đều có như lai trí tuệ đức tướng nhưng vì vọng tưởng chấp trước nên không chứng đắc. Nếu lìa vọng tưởng thì nhất thiết trí, tự nhiên trí, vô sư trí, tự nhiên hiện tiền.” “Bầy gia thuộc” là chỉ lục căn, nếu biết dùng lục căn thì lục thức sẽ giúp chúng ta liễu giải tự tánh. (Kinh Lăng Nghiêm: Xả thức dụng căn) Vì lục thức phải nghe lệnh của chủ nhân tự tánh. Chỉ cần không sinh niệm phân biệt tùy duyên mà hành động thì tất cả đều là Đạo không có gì gọi là Thể, là Dụng nữa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1028. Diệu dụng của chữ vô.

Đạo Thụ là môn đồ của Thần Tú, cùng vài vị học tăng trú ở trên núi. Có một vị quái nhân thường xuất hiện, có thể tùy ý hóa thành Phật, Bồ Tát, La Hán, hoặc phóng thần quang hoặc thanh âm làm cho đồ đệ của Đạo Thụ rất kinh khủng, không biết vị quái nhân ở đâu đến mà có quyền phép như vậy? Vị quái nhân tác quái mười năm rồi bỗng nhiên một hôm biến mất, không thấy xuất hiện nữa.
Đạo Thụ bảo môn đồ rằng:
- Vị thuật sĩ này dùng trăm kế, ngàn phương mà lừa dối người; phương pháp đối phó của ta là chỉ không nghe, không thấy nên hắn đã dùng hết cách mà cũng chẳng ăn thua gì!
(Thiền Chi Hoa)

Thuật sĩ dùng hình tướng lừa dối đại chúng, giả như Đạo Thụ cũng dùng hình tướng ứng phó thì không thể thắng được vì cảnh chẳng bao giờ ngưng. Phương pháp của Đạo Thụ là không nghe, không thấy nên vượt cả hình tướng khiến cho thuật sĩ cùng đường mà phải đi. Đạo Thụ chỉ dùng chữ “Vô” mà chế chữ “Hữu”. Bởi vì bất luận chữ hữu rộng lớn như thế nào, bền vững như thế nào cũng còn giới hạn, còn chữ vô thì lớn không ngoài, nhỏ không trong, giải trừ mọi chấp trước, vi diệu vô cùng, đó chính là ứng dụng chữ “không” của nhà Phật đối cảnh không chấp nên không bị vướng mắc vào cảnh mà thắng được cảnh vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1037. Thể hội đại Đạo.

Có người hỏi Mã Tổ:
- Vì sao thiền sư nói: “Tức tâm, tức Phật.”?
- Để dỗ con nít khỏi khóc!
- Đứa trẻ ngưng khóc rồi làm sao?
- Bảo nó: “Phi tâm, phi Phật.”
- Ngoài hai phương pháp trên còn phương pháp nào để tiếp dẫn người tu chăng?
- Bảo cho hắn biết hắn không phải là “vật.”
- Còn người đã giác ngộ thì sao?
- Cứ theo tự tâm mà thể hội đại Đạo.
(Thiền Chi Hoa)

Câu đáp thứ nhất là đối với những người chấp không, dùng khẳng định mà khai thị.
Câu đáp thứ hai là đối với những người chấp có dùng phủ định mà khai thị.
Câu đáp thứ ba là đối với những người chấp không và có. Phải loại trừ mọi chấp trước.
Câu thứ tư là đối với những người đã ngộ rằng không và có không phải là hai, giúp cho ngưòi này giữ được ngộ cảnh.
Nói một cách tổng quát, Phật pháp không có một pháp nhất định, mục đích là làm sao cho chúng sinh khai thị mà ngộ được cái “Phật tri kiến” vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1038. Không ra không vào.

Có vị giảng sư đến hỏi Mã Tổ:
- Không biết Thiền tông chuyên tu pháp nào?
Mã Tổ không trực tiếp trả lời mà hỏi ngược lại:
- Ngươi chuyên tu pháp nào?
- Nói ra thì hổ thẹn, bần tăng đã giảng ngoài hai chục bộ kinh.
- Thật là sư tử hống.
- Không giám!
Mã Tổ bèn giả tiếng sư tử gầm lên. Hòa thượng nói:
- Đó cũng là pháp.
- Pháp gì vậy?
- Sư tử ra khỏi hang.
Mã Tổ lại im lặng không nói. Hòa thượng nói:
- Đó cũng là pháp.
- Pháp gì vậy?
- Sư tử ở trong hang.
Mã Tổ hỏi:
- Không ra, không vào là pháp gì vậy?
Hòa thượng không có lời nào đáp lại được.
(Thiền Chi Hoa)

Tiếng gầm là một pháp sinh diệt. Khi gầm lên chỉ sư tử ra khỏi hang, khi im lặng chỉ sư tử vào trong hang. Cả hai (ra, vào) đều là loại tướng động. Nếu tâm có khởi cầu tĩnh thì tức là đã động rồi. Câu Mã Tổ hỏi: “Không ra, không vào là pháp gì?” chỉ cảnh giới vượt ngoài cả động lẫn tĩnh. Nhưng vì hoà thượng chỉ hiểu có một mặt động không hiểu rằng chân tâm thì động tĩnh là một cho nên không đáp được. “Động tĩnh là một” không thể dùng lý mà ngộ được, lại càng không thể dùng lời mà giảng ra được, chỉ có thực chứng.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Thể và Dụng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1040. Một trở về đâu?

Có ông tăng hỏi Triệu Châu:
- Vạn pháp trở về một, một trở về đâu?
Triệu Châu đáp:
- Ta tại Thanh Châu may một cái áo bông nặng bẩy cân rưỡi.
(Thiền Chi Hoa)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1042. Hạt gạo này từ đâu tới?

Thạch Sương đang đong gạo tại kho, Quy Sơn đến nơi và nói:
- Cẩn thận, đừng làm hao gạo của thí chủ.
Thạch Sương hiểu nghĩa bóng, bèn trả lời:
- Không làm hao đâu!
Quy Sơn nhặt một hạt gạo rơi trên đất và nói:
- Ngươi nói không, vậy hạt gạo này từ đâu ra?
Thạch Sương không lời đáp lại. Quy Sơn lại nói:
- Đừng coi thường hạt gạo này, hàng trăm ngàn hạt gạo từ hạt này mà ra đó!
Thạch Sương hỏi:
- Hàng trăm ngàn hạt từ hạt này mà ra, nhưng chẳng biết hạt này từ đâu ra?
Quy Sơn ha hả cười lớn, trở về phương trượng thất.
(Thiền Chi Hoa)

Câu của Quy Sơn, “hàng trăm ngàn hạt từ hạt này mà ra” ý nói vạn pháp đều do tự tánh sinh ra. Câu của Thạch Sương, “Chẳng biết hạt này từ đâu ta?” là hỏi “Tự tánh từ đâu mà ra?” Quy Sơn biết Thạch Sương đã ngộ tự tánh là đệ nhất nguyên lý nên ha hả cười lớn. Quy Sơn không dùng phương pháp át (hét), bổng (đánh), từ những sự việc tầm thường Quy Sơn đã nhìn thấy những chỗ mà người thường không thể thấy, tuy là những lời bình thường nhưng mỗi lời đều là chân lý, thấm sâu vào tận xương tủy vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1047. Lễ Phật.

Có lần Hoàng Bá đến bái phỏng Diêm Quan thiền sư, vào chùa hướng về tượng Phật hành lễ. Lúc đó Đường Tuyên Tông đang làm sa di ở chùa, hỏi thiền sư rằng:
- Người cầu Đạo không chấp Phật, Pháp, Tăng, xin hỏi vì sao người lại hành lễ?
Hoàng Bá đáp:
- Ta vốn không chấp Phật, Pháp, Tăng, hành lễ chỉ là do tùy duyên mà thôi.
Tuyên Tông lại hỏi:
- Hành lễ có ích gì?
Hoàng Bá tiện tay tát cho Tuyên Tông một cái. Tuyên Tông kêu lên:
- Cái người này, sao lại thô lỗ như vậy?
Hoàng Bá lại hét lên:
- Đây là đâu ngươi biết không? Lại còn kêu thô với tế?
(Thiền Chi Hoa)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1057. Truyền y bát.

Đạt Ma có lần chiêu tập đệ tử lại, bảo họ tự mình phát biểu sự thể hội ngộ cảnh. Đạo Phó thưa rằng:
- Như chỗ con thấy thì văn tự không nên chấp trước hay xả bỏ mà nên coi như một công cụ để cầu Đạo.
Đạt Ma nói:
- Ngươi được phần da của ta.
Có một nữ ni nói:
- Như chỗ con hiểu thì giống như ngài Khánh Hỷ thấy quốc độ của Phật A Xúc một lần rồi không thấy nữa.
Đạt Ma nói:
- Ngươi được phần thịt của ta.
Lại có một vị tên là Đạo Dục nói:
- Tứ đại (đất, nước, gió, lửa) là không, ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) cũng là không, cứ chỗ con thấy thì chính cái thế giới này, một pháp cũng chẳng có.
Đạt Ma nói:
- Ngươi được phần xương của ta.
Sau cùng Huệ Khả bước ra Hành lễ rồi đứng yên không động.
Đạt Ma nói:
- Ngươi được phần tủy của ta.
Do đó, mang y bát truyền cho Huệ Khả.
(Thiền Chi Hoa)

Tự tánh không thể nói ra lời được; vì dùng lời nói tức là có đối đãi là thế pháp không phải là tự tánh. Kinh Pháp Hoa nói rằng: “Chư pháp tịch diệt tướng, bất khả dĩ ngôn tuyên.” Huệ Khả sau khi hành lễ đứng bất động tỏ ý Thể Dụng chẳng hai, là cảnh giới tối cao vì vậy mà được truyền y bát.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1071. Chẳng lầm nhân quả.

Mỗi lần Bách Trượng thượng đường thuyết pháp, đều có một cụ già theo chư sư vào pháp đường nghe giảng. Có một hôm đại chúng đã đi hết chỉ còn lại cụ già. Bách Trượng bèn hỏi cụ là ai, cụ già đáp:
- Lão không phải là người, lúc trước khi tôn giả Ca Diếp tại thế lão là phương trượng ở chính núi này; có một đồ đệ hỏi lão bậc đạo hạnh cao thâm có bị luật nhân quả chi phối không? Lão trả lời không? Vì câu trả lời đó lão bị biến thành chồn, luân hồi đã 500 kiếp rồi, bây giờ xin thầy chỉ điểm cho lão để thoát thân chồn này.
Bách Trượng hỏi:
- Lão trượng muốn hỏi gì?
Cụ già lập lại câu hỏi của đồ đệ.
Bách Trượng đáp:
- Chẳng lầm nhân quả.
Cụ già nghe rồi lập lức tỉnh ngộ lễ tạ Bách Trượng và xin ngài làm lễ mai táng cho mình như một tăng sĩ.
(Thiền Chi Hoa)

Câu chuyện này chủ yếu để thuyết minh luật nhân quả. Chịu chi phối bởi nhân quả là khẳng định; không chịu chi phôi bởi nhân quả là phủ định; do đó đều sai. “Chẳng lầm nhân quả” vượt cả khẳng định và phủ định. Nên thấy được tự tánh chân chánh. Người đắc đạo thấy được hiện tượng giới biến ảo, siêu việt giới vĩnh hằng; và đạo là vượt lên cả hai giới đó, tương tự Tâm Kinh nói: “Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc.”


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.65 khách