Cỗ chay trong văn hóa tín ngưỡng

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

QuanchayNguyenHong
Bài viết: 5
Ngày: 28/06/12 08:30
Giới tính: Nam
Đến từ: hà nội

Cỗ chay trong văn hóa tín ngưỡng

Bài viết chưa xem gửi bởi QuanchayNguyenHong »

Bài viết được sưu tầm, biên tập bởi quán chay Nguyên Hồng-http://quanchaynguyenhong.com.vn/trang-chu

Cỗ chay trong văn hóa tín ngưỡng
Chẳn hẳn ngày nay bất cứ ai từ trẻ con, người lớn tới các cụ già đều quá quen thuộc với hai hình thức ăn uống : ăn chay và ăn mặn. Ăn mặn ở đấy đơn giản có thể hiểu chế độ ăn uống gắn với thịt, cá và các sản phẩm từ động vật trong khi ăn chay gắn liền với các sản phẩm từ thực vật. Khoa học ngày càng phát triển chứng minh rằng ăn cỗ chay là liều thuốc hoàn hảo giúp con người chúng ta tránh xa được bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, đặc biệt là giúp phòng tránh một cách tốt nhất các căn bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hay nguy hiểm hơn thế nữa là các căn bệnh ung thư.
Có rất nhiều cách khác nhau đẻ làm cỗ chay và ăn cỗ chay. Tựu chung lại có 3 hình thức ăn chay phổ biến nhất hiện nay. Đó là :
• OVO-LACTO VEGETARIAN : Lối ăn chay này bao gồm ăn rau, đậu, hạt, trái cây, và gồm cả trứng (ovo) và sữa bơ (lacto), hầu hết mọi thứ ngoại trừ thịt động vật.
• LACTO-VEGETARIAN : Lối ăn chay cơ bản gióng hệt ovo-lacto vegetarian chỉ trừ là không ăn trứng và các sản phẩm có trứng
• VEGAN (PURE VEGETARIAN) : Những người ăn thuần rau đậu trái cây, không ăn trứng, uống sữa bò, và các sản phẩm biến chế từ sữa bò được gọi là vegan hay pure vegetarian, hay strict vegetarian.

Tuy nhiên hôm nay chúng ta tạm gác lại những vấn đề khoa học để tìm hiểu sơ lược văn hóa ăn cỗ chay, làm cỗ chay trong các văn hóa tín ngưỡng. Cụ thể ở đây là đạo phật- đại diện cho văn hóa phương Đông và công giáo nói chung- đại diện cho văn hóa phương Tây.

QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT
Trước tiên phải nói rằng có rất nhiều quan điểm khác biệt về vấn đề ăn cỗ chay giữa những người Phật giáo từ xưa cho đến nay và thật khó mà san bằng những dị biệt vì truyền thống của mỗi trường phái khác nhau và tập quán của mỗi cá nhân khác nhau. Dù tất cả xuất phát từ kinh phật gốc bằng tiếng phạn được hòa thượng Huyền Trang dịch ra tiếng Hán những mỗi trường phái lúc sinh ra bị ảnh hưởng thêm của lối tư duy người sáng lập trường phái. Trong khuôn khổ bài viết, âu cũng chỉ đề cập đến việc ăn cỗ chay trong văn hóa tín ngưỡng Phật giáo.
Ngày nay ai cũng nói rằng những người Phật giáo Đại Thừa ăn chay và những người Phật giáo Nguyên Thủy ăn thịt. Điều nhận định này hoàn toàn không đúng hẳn. Thông thường Phật Giáo Nguyên Thủy không có những cấm đoán về ăn thịt cá mặc dầu vẫn có những vị sư và cư sĩ Phật tử ở Tích Lan ăn chay thuần túy (strict vegetarians) và có những người khác không ăn thịt nhưng ăn cá. Tại Việt Nam có nhiều vị sư danh tiếng thuộc truyền thống Nguyên Thủy, như Hòa Thượng Thích Minh Châu suốt đời dùng chay.
Những tu sĩ Phật Giáo Đại Thừa Trung Hoa và Việt Nam đều ăn chay thuần túy và nhiều cư sĩ Phật tử cũng cố gắng theo gương họ mặc dầu cũng có một số không ăn chay.
Dầu là Đại Thừa Phật Giáo, một số tu sĩ Nhật Bản và Tây Tạng cũng không ăn chay.
Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng chính Phật không đặt thành vấn đề ăn chay mặn, sự giải thoát không phải do nơi ăn, mà là do nơi thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý, ăn chay mà thân khẩu không lành, ý chứa gươm đao, giới luật không giữ thì đâu gọi là chay. Đức Phật cùng các đệ tử của Ngài đều ăn theo truyền thống khất thực, "ă? để mà sống để hành đạo", chứ không phải "sống để mà ăn để thụ hưởng". Giông như Tế công hòa thượng chúng ta đã nghe rất nhiều, ông là vị hòa thượng vẫn ăn thịt, cá, uống rượu càng tợn hơn nhưng trong ông không có một chút ý niệm sát sinh.

Trong Tăng-Hàm, quyển 37, khi luận bàn về vấn đề sát sanh, có nói như sau:

"Tôi muốn sống, không muốn chết, muốn được sung sướng, không muốn phải đau khổ. Nếu có kẻ nào cướp đi sự sống của tôi, tôi có vui vẻ không? Nếu tôi không vui vẻ, thì kẻ khác cũng không vui vẻ khi tôi cướp đi của họ sự sống và sự sung sướng ấy. Không những thế, phàm cái gì mình không ưa thích thì kẻ khác cũng không thích. Nếu thế thì tại sao ta lại làm cho những kẻ khác những điều mà ta không ưa thích?" (Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Kimura Taiken, Hán dịch: Thích Diễn Bồi, Việt dịch: Thích Quảng Độ)

Thật ra mục đích căn bản của đạo Phật về mặt giới luật là tránh làm mọi điều ác, làm tất cả việc lành và giữ tâm được trong sạch. Sự giác ngộ giải thoát chẳng phải do việc ăn chay hay ăn thịt, mà là do sự trong sạch của thân khẩu ý. Phàm tất cả những việc gì có hại đối với thân tâm, gia đình, xã hội, quốc gia, nhân loại, cho đến tất cả chúng sinh hữu tình, đều bị chi phối bởi năm giới luật căn bản, mà giới cấm sát sanh là giới cấm đầu tiên của Đạo Phật.

Trên đây là tóm lược quan điểm của Phật Giáo Nguyên Thủy về vấn đề ăn chay. Họ có những lý do tin là việc ăn cỗ chay hay không ăn cỗ chay không phải là điều quan trọng trong việc hành trì Phật Pháp. Họ cũng thường trích dẫn bài kinh Amagandha mà Đức Phật giảng cho Jivaka nghe rằng "phẩm hạnh xấu xa của người làm tội bằng nhiều cách khác nhau, còn tệ hại hơn là ăn thịt cá nhiều."


Gạt bỏ những lối nghiên cứu lịch sử chúng ta hãy tìm hiểu quan điểm thực của người Phật Giáo về vấn đề ăn cỗ chay này qua giới luật, đặc biệt là giới cấm sát sinh.

Như trên đã nói, ăn chay là chính sách dinh dưỡng nhằm bảo tồn sức khỏe, thức ăn chỉ là những chất dinh dưỡng, là những thuốc bổ để nuôi cơ thể, đồng thời ăn chay cũng là chính sách thực hành giáo pháp, thực hành giới luật cấm sát sinh và do đó tâm từ bi được phát triển.

Như vậy ăn chay có liên hệ mật thiết với giới cấm sát sinh và vì thế khi nói đến ăn chay mà không nói đến giới cấm này là một việc thiếu sót hay cố tình tách rời hai vấn đề như là khác nhau!

Trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp, Đức Phật đã để lại không biết bao nhiêu là kinh điển, nhưng không ngoài ba điều, mà hai điều đầu tiên thu nhiếp tất cả về giới luật: không làm các điều ác, làm các việc lành và giữ tâm ý thanh tịnh (chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý).

Phật tử tại gia giữ 5 giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Nếu giữ thêm 3 giới nữa là không nằm giường cao, không ướp hoa, xoa phấn, và không ăn trái giờ, được gọi là bát quan trai giới.

Bản chất của chúng sinh, dù loài nào, cũng đều ham sống sợ chết. Giết hại chúng sinh tức là gây cho chúng sinh một sự đau đớn về thân thể và một sự tuyệt vọng khi lòng ham sống bị đe dọa và xâm phạm. Hơn nữa, cái chết của một chúng sinh luôn luôn đồng nghĩa với sự chia lìa thân quyến. Khi một chúng sinh bị đe dọa đến mạng sống, chúng cũng có những phản ứng tự vệ, ít nhất là phát ra những nỗi oán hờn thù hận đến những ai định tâm sát hại chúng. Tại sao chúng ta làm đau đớn hay hủy mạng sống của chúng trong khi chúng ta muốn sống và không muốn ai hành hạ chúng ta?

Không sát sinh tức là không tước đoạt sự sống, hay tôn trọng sự sống chính là nền tảng căn bản của nếp sống an lạc cho cá nhân và hoà bình cho xã hội. Sát sanh là nguyên nhân của chiến tranh tàn phá. Con người giết thú vật một cách si mê ngu muội, đâu biết rằng niềm oán hận không thể nào xóa bỏ cứ chồng chất theo năm tháng khó mà cản ngăn nỗi thù sâu oán trả.
Đạo Phật chủ trương cấm sát sinh, thể hiện qua việc ăn chay, như là một chính sách dinh dưỡng tốt và cần thiết cho sự hành trì Phật pháp của mỗi cá nhân, ổn định cho gia đình, xã hội, và tận diệt nguồn gốc của chiến tranh.

Phật giáo Đại Thừa : không có một kinh nào Đức Phật cho phép ăn thịt. Không những vậy Đức Phật còn nói rõ việc ngăn cấm ăn thịt. Điều này cũng dễ hiểu thôi, bởi vì chính từ kinh điển Đại Thừa, Đức Phật công bố rõ ràng rằng tất cả chúng sinh đều bình đẳng, vì đều có Phật tánh (tức là tính giác) và đều sẽ giác ngộ trong tương lai: "Ta là Phật đã thành, và chúng sinh là Phật sẽ thành."

Sau đây là những lý do không ăn thịt được Đức Phật nói ra trong Kinh Lăng Già ( Lankavatara) :

1. "Tất cả chúng sinh từ xưa đến nay, lần lượt theo nhân duyên làm lục thân quyến thuộc với nhau, suy nghĩ thịt này là người thân kiếp trước của mình, do đó không nên ăn thịt.
2. Thịt lừa, la, lạc đà, chồn, chó, trâu, ngựa, người, thú v.v.. vì nhiều hàng thịt bán lẫn lộn, do đó không nên ăn thịt.
3. Như thợ săn, đồ tể, cầm thú ngửi mùi họ liền sanh kinh sợ, chó thấy oán ghét sủa vang, do đó không nên ăn thịt.
4. Vì khiến người tu hành chẳng sanh khởi từ tâm, do đó không nên ăn thịt. Phàm phu ham thích hôi thúi bất tịnh, có tiếng tăm xấu xa, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến người trì chú chẳng thành tựu, do đó không nên ăn thịt.
5. Vì người sát sanh thấy hình súc sinh khởi thức phân biệt, ham đắm mùi vị, do đó không nên ăn thịt. Kẻ ăn thịt bị chư Thiên chê bỏ, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến miệng hôi hám, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến người có nhiều ác mộng, do đó không nên ăn thịt.

Trên đây là những quan điểm khái quát của phật giáo nguyên thủ và phật giáo đại thừa về vấn đề ăn cỗ chay. Tựu chung lại ngoài những lợi ích mà bản thân ăn chay đem lại, Phật pháp khuyên con người ta sống tích đức, lương thiện, không làm những chuyện trái lương tâm. Đấy mới giá trị cốt lõi tốt đẹp mà phật giáo đem lại cho con người ta.



QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA CÔNG GIÁO
Chúng ta đã được ăn cỗ chay trong văn hóa tín ngưỡng phật giáo, một nét đẹp truyền thống gắn với nên văn hóa phương Đông lâu đời. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về văn hóa ăn cỗ chay trong văn hóa công giáo, đại diện cho nên văn hóa Phương tây.
Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu ước và Tân Ước. Chúa Giêsu giữ chay 40 ngày đêm để làm gương cho các tín hữu. Trong Giáo hội công giáo, ăn cỗ chay có mục đích và ý nghĩa như sau
• Bỏ mình, hãm mình, hi sinh, đền tội, dẹp tính mê ăn uống, đó là một trong 7 mối tội đầu (Thứ 5 Kiêng bớt chớ mê ăn uống).
• Tỏ lòng Sám hối tội lỗi,
• Thông cảm Sự Thương khó của Chúa Kitô.
Mỗi người chúng ta, chẳng ai là không phải đền tội, tội đầy đầu trong tư tưởng, lời nói, việc làm sai, thiếu sót bỏ không làm việc tốt phải làm..."lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng".
Do đó, nếu Giáo hội không buộc ăn chay kiêng thịt, thì tự mình cũng nên tìm cách hãm mình đền tội cách nhẹ ở đời này, hơn là để đền tội "cách nặng" trong luyện ngục đời sau!

 Giáo hội toàn cầu chọn các thứ sáu quanh năm làm ngày đền tội (Gl khoản 1250), nhưng để tùy mỗi Giáo hội địa phương xác định ăn chay kiêng thịt, Hội đồng Giám mục được chọn hình thức khác thay thế.
o Giáo hội chỉ buộc các giáo dân toàn cầu ăn chay và kiêng thịt một năm 2 lần (Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh) (Gl 1251).
o Cũng khoản 1251 này, Giáo hội dạy: " Vào các ngày thứ sáu , nếu không trùng với ngày lễ Trọng, thì phải kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo Hội đồng Giám mục đã qui định (Gl 1253)".

Cách ăn chay: Được ăn một bữa trưa no (nếu bữa trưa là bữa chính, thì bữa sáng và bữa chiều cũng được ăn ít hơn bữa trưa.
Phẩm và lượng đồ ăn tùy phong tục địa phương (Đức GH Phaolô VI, Tự Sắc về Đền tội Paenitemini ngày 17.2.1966).
Nhưng trong ngày chay không được ăn vặt như kẹo, bánh v.v.
Cần để ý đến tinh thần hi sinh, hãm mình, khắc khổ, tự chế.

Cách kiêng thịt: Kiêng các thứ thịt loài vật máu nóng (loài có vú và chim) kể cả bộ lòng...
Nhưng được ăn trứng và các thứ biến chế từ sữa, được ăn những đồ gia vị, những thứ biến chế từ mỡ loài vật (Paenitemini 3,1).
Được ăn cháo lỏng có mùi thịt (meat gravy and sauces). (Catholic Alamnac 1989 Coi Abstinence).


Giáo luật khoản 1249 viết: Luật Chúa buộc mọi tín hiuwx làm việc thống hối theo cách thức riêng của mỗi người. Nhưng để các tín hữu liên kết với nhau trong một vài nghĩa vụ thống hối chung, luật qui định những ngày thống hối , để trong những ngày ấy, các tín hữu chú trọng đặc biệt đến sự cầu nguyện thi hành việc đạo đức và bác ái, từ bỏ bản thân, bằng cách trung thành chu toàn các bổn phận riêng và nhất là bằng cách giữ chay và kiêng thịt.

Giáo luật khoản 1251 cũng khuyên các chủ chăn và các phụ huynh dạy cho các em dù chưa đến tuổi buộc ăn chay và kiêng thịt để chúng hiểu biết ý nghĩa đích thực của việc thống hối

Ăn cỗ chay, kiêng thịt trong văn hóa tín ngưỡng Công giáo, dù không nhiều như luật giữ chay của mấy đạo khác...nhưng cũng có những nét bản sắc riêng của mình. Giáo luật hy vọng những người "con Chúa" không ai thấy ăn chay kiêng thịt đạo mình là khó quá rồi kêu ca hay khinh thường phạm đến luật Hội thánh mà mang tội.




Những câu danh ngôn về vấn đề ăn chay trong các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau

Chúa phán rằng: Ta đã ban cho các con đầy đủ các loại rau quả và ngũ cốc khắp nơi trên thế giới này. Đó là thức ăn của các con vậy. Thánh kinh (Genesis 1:29)

Người nào làm tổn hại những chúng sinh vô tội cho sự hưởng thụ của chính mình sẽ không bao giờ tìm được hạnh phúc trong cuộc đời này hoặc đời sau. Manu-samhita 5.45

Vì tất cả các loài chúng sinh đều bình đẳng như chính con trai của Ta, làm sao mà Ta có thể để những môn đồ của Ta ăn thịt con của Ta? Ăn thịt đối với Ta không bàn cãi nữa. Ta không chấp nhận và sẽ không bao giờ chấp nhận thực hành này - Ta nghiêm khắc cấm đoán ăn thịt trong bất cứ trường hợp nào. Buddha Shakyamuni

Bất cứ thứ gì mà giết chết thức ăn của quý vị cũng sẽ giết thân thể của quý vị, bất cứ thứ gì giết thân thể của quý vị cũng sẽ giết linh hồn của quý vị… The Essene Gospel of Peace

Chúa phán rằng: Ta ghét các ngươi cúng dường ta nào là thịt trừu nướng, thịt của những loài thú béo bổ khác. Ta không có thích máu của những con bò mộng, của những con cừu hoặc các con dê đực. Vì thế khi các ngươi ngữa tay xin tội, ta đã ngoảnh mặt đi. Khi các ngươi cầu nguyện ta sẽ không nghe, tại vì bàn tay của các ngươi đã vấy đầy máu tanh. Thánh kinh Isaiah (1:15)



Quán chay Nguyên Hồng
Quán chay Nguyên Hồng chuyên tổ chức tiệc buffet chay, làm cỗ chay. Đồ ăn chay tại quán hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản, đồ làm sẳn, các gia vị xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan... Quý vị có nhu cầu tổ chức tiệc buffet hoặc làm cổ chay xin vui lòng liên hệ: Điện thoại : (04) 2216.2222 - Hotline : 094.888.8585.
Xin chân thành cảm ơn.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.76 khách