Chia sẻ đôi điều trên đường tu học

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Chia sẻ đôi điều trên đường tu học

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Chào các Đạo hữu,

Theo tôi nhận thấy cho đến bây giờ mọi người vẫn còn tranh cãi với nhau Pháp môn nào là tốt nhất, người thì tin tưởng Kinh điển này do Phật Thích Ca thuyết "chính thống", Kinh điển kia không phải do Đức Phật thuyết...mà về vấn đề này thì đâu phải mới mẻ gì? Không phải chỉ có hàng phật tử tại gia mà kể cả các bậc Tăng Ni các tông phái khác nhau vẫn tranh luận về vấn đề này suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo sau khi Đức Phật Thích Ca tịch diệt.

Nhưng điều tôi muốn nói ra đây là tôi sẽ không bàn luận về các tông phái phật giáo, điều đó chỉ dẫn đến lạm bàn tranh cãi không có hồi kết thúc như mấy trăm năm qua mà thôi, mà chẳng giúp được gì nhiều cho đường tu học của chúng ta.

Điều tôi muốn chia sẻ suy nghĩ của mình cùng các bạn là cho đến bây giờ chuyện sinh tử cấp bách đến nơi, thời gian không còn nhiều vậy mà không lo tinh tấn tu học mà còn phải tranh cãi pháp nào đúng, pháp nào hay.

Nếu một pháp môn có cao siêu đến đâu nhưng chúng sinh không đủ phước duyên với Phật Pháp thì sao mà gặp được pháp đó? Không phải pháp môn cao hay thấp mà có hợp với căn cơ hay không mà thôi, do căn cơ quyết định phương tiện nào là cứu cánh cho chính chúng sinh đó. Nếu không do căn cơ cao thấp khác nhau thì sao có đến 84 ngàn pháp môn làm phương tiện cứu độ chúng sinh? Các pháp không nằm ngoài nhân quả!

Vì vậy ai thấy pháp nào hợp cho chính mình thì các bạn hãy lấy đó mà tinh tấn hành trì, điều quan trọng là thực hành lâu dài từng ngày từng ngày rồi sẽ có kết quả. Yếu tố thời gian rất quan trọng, cứ như kiến tha lâu đầy tổ vậy, làm mà như không có làm, tu mà như không có tu vậy.

Theo kinh nghiệm của tôi thì bạn nào thấy việc tụng các loại kinh, các thần chú quá khó, hoặc tọa thiền không được thì cứ dùng pháp môn niệm danh hiệu các vị Phật hay Bồ Tát đều được, cái này bản thân tôi đã thực hành qua nên thấy linh ứng dễ thực hiện bất kỳ nơi đâu, miễn là nơi đó không ô uế và bạn chỉ cần ăn mặc cho nghiêm trang là được. Buổi sáng khi trên đường lái xe đi làm tôi cũng niệm được, buổi chiều lái xe trên đường về tôi cũng niệm được. Khi niệm không cần đếm số lượng mà bạn đang niệm, chỉ cần chú tâm niệm được bao nhiêu biến thì niệm, càng nhiều càng tốt, khi nào cảm thấy đủ thì ngưng, tùy tâm ý của bạn. không có gì phải gượng ép. Việc tụng niệm trên đường như vậy cũng có cái lợi là bạn sẽ được yên ổn suốt dọc đường, đi đến nơi về đến chốn, nếu tâm bạn đang loạn động do có việc lo nghĩ thì việc tụng niệm đó cũng giúp bạn định tâm định trí sáng suốt ra quyết định cho công việc, tay lái cũng vững vàng và nhất là những rủi ro do ngoại cảnh đưa tới cũng không có, yên tâm hơn. Điều này dễ thực hiện, chính tôi cũng thực hành một thời gian dài từ quãng đường hơn 20km từ TPHCM đến chỗ làm tại Bình Dương và nay tôi muốn chia sẻ với mọi người.

Nếu bạn có thời gian thì tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc tươm tất ngồi trước bàn thờ Phật hay Bồ Tát Quán Âm đảnh lễ xong ngồi niệm (nhớ trải lót một miếng đệm mỏng để bạn không ngồi trực tiếp trên nền nhà, việc này cũng rất quan trọng), niệm bao lâu bao nhiêu biến tùy tâm, không nên gượng ép.

Theo kinh nghiệm tôi thực hành, tôi thường ăn chuối hay trái cây và uống một ly nước, rồi mới bắt đầu tụng niệm vào buổi sáng, bắt đầu là thắp nhang niệm danh hiệu Phật bồ tát và lễ lạy, nhớ niệm Tịnh khẩu nghiệp chơn ngôn, thường tôi niệm mỗi một câu chú (Om Mani Padme Hum) khoảng từ 15' trở lên đến 30' mới bắt đầu thấy có "lực" của chư Phật gia hộ trong lúc niệm. Nhớ là bạn chỉ lo tập trung niệm, không được mong cầu chi hết dễ sinh vọng tưởng rồi không nhất tâm chánh niệm, điều gì đến sẽ đến một cách tư nhiên khi bạn tạo tác đủ duyên với Phật pháp; Bạn nên niệm âm thanh rõ ràng và tai bạn phải lắng nghe âm thanh do bạn niệm ra từng chữ một, nhớ là 2 bàn tay luôn chắp hợp chưởng trước ngực hoặc đưa cao lên trước trán của bạn. Khi tụng niệm bạn nhớ quán tưởng âm thanh phát ra phải từ bi và tha thiết như là bạn đang nói với Phật. Nếu bạn muốn niệm đến chỗ nhất tâm chánh niệm thì bạn chỉ nên chọn một câu thần chú mà bạn ưa thích, việc tụng lặp đi lặp lại một câu thì dễ đi đến nhất tâm chánh niệm hơn là tụng kinh, vì khi bạn tụng kinh do lời kinh thay đổi liên tục từ câu này sang câu khác nên tâm của bạn cũng phải biến đổi theo, việc đó làm cho bạn khó đi đến nhất tâm, tập trung vào một điểm. Theo tôi thì tụng thần chú thì học cách tụng theo âm Phạn thì hiệu quả rất cao, mỗi âm niệm ra có thần lực hơn, thực ra đọc thần chú theo âm Phạn dễ hơn đọc theo thần chú đã được dịch âm.

Các bạn nhớ hồi hướng công đức rồi kết thúc buổi tụng niệm.

Ngoài ra cần giữ 5 giới luật cho nghiêm, nhất là giới luật đầu tiên là không nên sát sanh, bạn nên bố thí-cúng dường thì lâu ngày hội đủ các duyên phước (mặc dù là hữu lậu) dần dần sẽ được sự chuyển biến thân tâm, việc đọc hiểu kinh điển sẽ dễ dàng hơn. Việc tu tập tạo tác theo thời gian khi hội đủ các nhân duyên thì bạn thuận duyên trên đường tu học gặp thiện tri thức, bậc Tôn đức thâm chí tiếp nhận được "điển" của chư Phật chư bồ Tát gia hộ cho bạn thêm. Chủ yếu là do bạn tinh tấn thực hành ngày qua ngày.

Tôi xin kết thúc ở đây, rất mong những điều chia sẻ trên đây ít nhiều đem lại lợi ích trên đường tu học cho các bạn.
Cảm ơn đã dành thời gian xem những điều tôi chia xẻ ở đây.

Namo Amitabha
Namo Avalokitesvara
Namo Maitreya

Om! Santih .lokah samastah sukhino bhavanti.
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 05/09/11 07:30 với 3 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Chia xẻ đôi điều trên đường tu học

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cảm ơn đạo hữu đã chia sẻ những nội dung rất hữu ích và thiết thực này.
Chúng ta nên hành trì thôi.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot], Google [Bot]91 khách