"Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
Hình đại diện của người dùng
vominh2011
Bài viết: 230
Ngày: 02/12/11 22:54
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

"Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

Bài viết chưa xem gửi bởi vominh2011 »

“Không có nghiệp chướng gì của đời trước để đời này phải trả, phải chịu cảnh cơ hàn cực khổ, thiếu cơm ăn, áo mặc hay nhà ở. Nhìn theo kiểu phải trả nghiệp là tự đưa mình vào ngõ cụt, xuống vực thẳm hay đường cùng”.

Hình ảnh


TỪ TIẾP THỊ BÁN SÁCH

Hình ảnh

Cách đây vài tháng, theo thông tin trên mạng, tôi đến dự đêm thiền của một nhà hoạt động nghệ thuật tổ chức tại một khu vườn rất đẹp ngoại ô TPHCM.

Khi đêm xuống, vì chỉ có những ngọn nến đặt trong lồng đèn hoa sen được thả xuống mặt hồ giữa vườn, nên không gian quanh bờ hồ, nơi có gần cả ngàn người đang chờ đợi để nghe buổi “chia sẻ” (tên gọi khá lạ về một buổi thuyết giảng ngoài trời của một sư cô trước cử tọa đông đảo), trở nên tối tăm mờ mịt, thì có một thanh niên, vóc dáng cao lớn, mặc đồng phục nhà vườn, tiến đến chỗ tôi đang ngồi bắt chuyện. Vì lúc đó chỉ có tôi ngồi một mình trên chiếc ghế dài, nên cuộc làm quen diễn ra rất dễ dàng.

Người thanh niên lạ hỏi tôi, giọng ngọt ngào, đầm ấm, gần gũi:

- Dạ, chào anh, thưa anh, chắc anh là Phật tử và quan tâm đến thiền?

- Vâng, tôi theo đạo Phật, có đọc sách thiền học, nhưng thực hành chưa nhiều.

- Vậy, anh có nghe nói đến “Thiền Minh Triết” của đạo sư Duy Tuệ chưa?

Thấy một tên người là một từ trong một thành ngữ quen thuộc với đạo Phật “Duy tuệ thị nghiệp” và lại là “đạo sư”, nên tôi hỏi lại:

- Thầy ở chùa nào vậy?

- Dạ, đạo sư Duy Tuệ không phải sư thầy trong Phật giáo, và thiền Minh Triết cũng không phải là kiểu thiền trong đạo Phật. Đây là một cách thiền hoàn toàn mới, em đã luyện tập và thấy rất có kết quả.

Thấy tôi còn chưa hình dung “thiền mới”, “không phải thiền Phật giáo”, đạo sư mà “không phải sư thầy”, anh ta nói tiếp:

- Để có thể biết “thiền minh triết”, và tư tưởng ưu việt, tuyệt vời của đạo sư Duy Tuệ, qua môn Duy tuệ học, thể hiện trí tuệ dân tộc, tự chủ, tiến bộ hơn rất nhiều so với những học thuyết, tôn giáo du nhập từ nước ngoài, mời anh tìm đọc những quyển sách do đạo sư Duy Tuệ biên soạn, hiện có bán tại các nhà sách lớn, hay có thể, nếu anh cần thì… [lúc đó anh thanh niên chỉ đi tay không].

Tôi ngắt ngang vì ngại kiểu bán sách tiếp thị trực tiếp này, vì làm sao xem trong bối cảnh tối om, mặt còn không nhìn rõ thế này. Hơn nữa, người ta mất công mang sách đến nhưng mình không mua thì cũng khó xử…

- Anh có thể giới thiệu cho tôi tựa sách của đạo sư Duy Tuệ mà anh nghĩ là tôi nên đọc trước tiên để hiểu về tư tưởng của đạo sư và thiền minh triết.

- Dạ, anh là Phật tử, vậy xin giới thiệu đến anh quyển: ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, trình bày một cách hiểu mới về đạo Phật rất sáng tạo. Thưa, nghệ thuật gia tổ chức buổi thiền hôm nay có viết bài giới thiệu cho quyển sách này.

- Tôi thường đi nhà sách, tôi sẽ tìm quyển sách mà bạn vừa giới thiệu ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”

(Sau này, khi mua quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, tôi không thấy lời tựa của nhà hoạt động nghệ thuật mà anh thanh niên nói, thay vào đó là bài “Thay lời tựa” do một người được giới thiệu là một giáo sư sống tại Cộng hòa “Czech” (nguyên văn ghi trong sách)).

ĐẾN VIỆC MỜI… GIA NHẬP TỔ CHỨC

Anh thanh niên thấy tôi quan tâm đến quyển sách qua việc nhắc lại đúng tựa đề khá dài, nên nhiệt thành nói tiếp:

- Dạ anh đọc xong, nếu chia sẻ với những tư tưởng của đạo sư Duy Tuệ được trình bày qua quyển sách ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” và thiền Minh Triết, thì mong anh gia nhập tổ chức Đại Gia đình Minh Triết do đạo sư Duy Tuệ chủ trì, anh sẽ có Phật tâm danh, được thực hành Thiền Minh Triết và Duy Tuệ học.

Anh thanh niên lấy điện thoại, bấm cho tôi xem một số ảnh đạo sư Duy Tuệ, trong đó có một vài ảnh ông cạo đầu mặc áo vàng và áo nâu, với kiểu khiến người ta rất dễ lầm với một nhà sư Phật giáo.

Tôi dần dần thấy một cái gì đó không bình thường: không phải đạo Phật mà có “Phật tâm danh”, thực hành Thiền, đạo sư cạo tóc na ná như tu sĩ Phật giáo. Tôi hỏi vặn:

- Tổ chức Đại Gia đình Minh Triết chắc giống tổ chức “Gia đình Phật tử”, vậy có liên hệ gì đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam không?

- Dạ, không có liên hệ gì hết. Tổ chức Đại Gia đình Minh Triết là một tổ chức quy mô toàn cầu, gồm cả Việt Nam, hoạt động tâm linh và xã hội, quy tụ rất nhiều hiền giả Minh Triết, dưới sự chỉ đạo của Đạo sư Duy Tuệ. Dạ, anh có thể xem trang web của đạo sư Duy Tuệ là duytue.org, đọc bài, nghe và xem pháp âm của đạo sư và các hiền giả trong tổ chức Đại Gia đình Minh Triết để từ đó liên hệ gia nhập tổ chức.

Tôi hỏi căng:

- Vào tổ chức của anh thì có sao không? Có giống như tổ chức của Bà Thanh Hải?

Anh thanh niên lộ vẻ lúng túng, lo lắng. Sau một lúc anh ta trấn tĩnh, trả lời giọng run run:

- Dạ không ạ, tổ chức Đại Gia đình Minh Triết hoàn toàn khác với tổ chức của Bà Thanh Hải. Sách của Đạo sư Duy Tuệ được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam theo đúng luật pháp, khác hẳn việc bị cấm đoán như đối với tác phẩm của Bà Thanh Hải. Ngoài ra, công ty Minh Triết cũng được cấp phép và hoạt động rất mạnh, phân phối nhiều sản phẩm mang tính giáo dục.

Tôi thấy anh thanh niên không còn tự nhiên như trước nữa. Anh thôi không nói chuyện gia nhập tổ chức, mà quay trở lại việc tiếp thị quyển sách ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”. Rồi vội vàng bỏ đi sau một cái chào lấm lét.

Tôi chợt nhớ lại cách đây đã vài năm ở một quán cơm chay, tôi đã được một đệ tử của bà Thanh Hải sà đến bắt chuyện, giới thiệu “Vô thượng sư”, các “tác phẩm” và “Quan Âm pháp” (thay vì Thiền Minh Triết)…

QUYỂN SÁCH ĐƯỢC TIẾP THỊ VIẾT NHỮNG GÌ VỀ ĐẠO PHẬT?

Theo lời giới thiệu của anh thanh niên “hiền giả” trong tổ chức Đại Gia đình Minh Triết, tôi không khó để tìm mua được quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” của tác giả Duy Tuệ. Sách do Công ty Minh Triết và nhà xuất bản Văn hóa Thông tin liên kết xuất bản. Tên của Công ty Minh Triết in hẳn trên bìa sách trước cả logo nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, cho thấy đây là sách “liên kết”, tức không phải là sách kế hoạch A của Nhà xuất bản, mà là sách do công ty Minh Triết đầu tư vốn, nhà xuất bản chỉ cấp giấy phép.

Sách được trình bày với đối tượng chủ yếu là người Phật tử, làm ra có vẻ như sách giáo lý, với những tiêu đề các phần như:

I. Con đường đến với Đức Phật:

- Ước mơ và con đường thực hiện ước mơ của thái tử Tất Đạt Đa.

- Thế nào là “thành Phật”?

- Sau khi thành Phật, ngài ước mơ là làm những gì?
…”

Hay

II. Cuộc sống của người Phật tử tu tại gia:

- Việc thờ phụng trong nhà và ở chùa

- Ăn chay
…”

Tuy nhiên, không cần đọc kỹ lắm người đọc dễ dàng nhận thấy những câu chữ rất không bình thường đối với Phật giáo. Xin phép sẽ được ghi nhận dưới đây.

Để tìm hiểu tư tưởng của tác giả, bạn đọc có thể không cần mua sách, vì giá sách rất đắt (209 trang, bìa mềm, khổ 14 x 20, có kèm dĩa CD, bán 70.000 đồng) mà có thể tìm hiểu trên trang duytue.org, đặc biệt là các bài gọi là “pháp âm” và trang minhtriet.vn.

Mong bạn đọc hãy nghe những gì người tự xưng là “đạo sư”, trong tiếng Anh là “Master”, này nói và viết với những người trong và ngoài tổ chức của ông, đặc biệt hướng tới giới Phật tử để có thể cùng nhau đi đến kết luận thực chất là gì đàng sau hiện tượng này.

Sau đây là một số đoạn văn trích từ quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”:

Trang 12 : “Nếu nói Bát Chánh đạo là chìa khoá giải quyết vấn đề khổ đau, thì tại sao mấy ngàn năm qua không phát huy tác dụng? Tám con đường đó là giải quyết tình trạng của cái đầu mỗi người, chứ không phải lên thiên đàng hay về cõi Phật như kinh sách nói, nhưng tại sao không giải quyết được?”.

Trang 28: “Theo truyền thuyết trong kinh sách, khi đạt được trạng thái an lạc nội tâm thì Đức Phật tuyên bố đại ý rằng: Ta vừa trải nghiệm một trạng thái rất đặc biệt, một trạng thái hoàn toàn không thấy khổ đau nữa. Giờ đây ta đã hiểu rõ nguyên nhân của khổ đau nữa. Giờ đây ta đã hiểu rõ nguyên nhân của khổ đau là gì, ta tuyên bố “Ta đã thành Phật”.

Tuyên bố trên của Đức Phật rất quan trọng. Do ân phước tôi cũng tự nhiên rơi vào trạng thái đặc biệt ấy, và tôi khẳng định rằng trạng thái an lạc tuyệt đối có sẵn trong mỗi con người là có thật. Khi vào trạng thái ấy, con người sẽ mở ra một sự thấy hết sức đặc biệt. Và cái thấy xuất hiện đầu tiên là thấy nguyên nhân nào khiến con người không được sung sướng, mãn nguyện với kiếp người của mình”. Người trích dẫn nhấn mạnh câu “Do ân phước tôi cũng rơi vào trạng thái đặc biệt ấy…” (tức là thành Phật?)

Trang 35: “Nếu đi chùa mà không cải thiện gì thì đừng đi nữa. Nếu niệm Phật mà không giúp ích gì thì đừng niệm nữa”

Trang 39: “Dân chúng cũng như tất cả Phật tử xưa nay luôn mải mê với vấn đề xuất gia và giải thoát. Thế nên, nhiều người bỏ nhà cửa, bỏ gia đình và bỏ sự nghiệp để đi tu và giải thoát. Qua những trình bày trên của tôi quý vị đã rõ người ta đã nghĩ sai hoàn toàn ý nghĩa của giải thoát. Việc hiểu sai dẫn đến sự tự hành hạ mình hết năm nay đến năm khác và cả cuộc đời, rồi truyền hết đời này đến đời khác. Hiểu không đúng thì làm sao thực hành có hiệu quả được!?”

Trang 41: “Nhưng với đa số người, khi cạo đầu vào chùa lại chỉ xuất gia bên ngoài chứ không xuất gia bên trong được. Vì sao? Vì họ bắt đầu phát triển chuyện kiếm tiền, đệ tử, Phật tử, tranh giành chức tước, kể cả chức trụ trì. Vật dụng cũng tuỳ chức phẩm, đại loại như khi ăn thì người trụ trì được sử dụng bát (chén) cao sang hơn. Lúc đầu mang hình tướng xuất gia sau lại ràng buộc và hình thành ý tưởng giai cấp mới trong đầu”. Người trích dẫn nhấn mạnh tác giả quyển sách dùng cụm từ “đa số người”.

Trang 61: Không phải hoàn thành giới luật là không trộm cắp, không tà dâm, không sát sanh, không uống rượu, không nói dối. Đó là vấn đề nhỏ và căn bản đã có từ thời xa xưa.Thời ấy con người mới có mặt trên hành tinh, chưa biết gì nên đưa ra những giới luật đó để dạy họ biết làm người và coi như một thứ pháp luật trong tôn giáo để góp phần bảo vệ trật tự cộng đồng và hạnh phúc cá nhân. Giờ đã qua mấy ngàn năm, con người đã biết giới luật đó rồi, không phải dạy nữa. Giới luật hiện giờ là dạy con người sống phù hợp với cộng đồng, với môi trường và thiên nhiên”.

Trang 67: “Làm gì mà thấy không hiệu quả và gây mệt mỏi thì quý vị không nên làm. Quý vị đều thấy sự phát triển của đời sống hiện tại. Đa số người ta không còn muốn đọc sách nữa, chỉ thích nhìn hình ảnh thôi. Ở nhiều chùa, các thầy cũng không tụng kinh nữa mà cho máy tụng hộ”.

Trang 69: “Ngày xưa, trình độ khoa học kém, muốn hiểu, thấy rõ mọi chuyện không phải dễ, nên họ tạo ra những pháp tu làm cho cái đầu thanh tịnh, để suy nghĩ và nhìn thấy rõ ràng. Nhưng giờ đây, tất cả phơi bày ra hết, nhiều khi đầu không cần phải thanh tịnh vẫn thấy rõ. Do đó, quý vị phải chạy theo cho kịp sự phát triển của khoa học và sự phát triển của nhân loại, chứ đừng như “ếch ngồi đáy giếng”, tưởng mình làm gì cũng đúng, không chịu khó học tập”.

Trang 81: “Nhưng không ít Phật tử đã tạo sự hư hỏng cho một số nhà sư. Họ cấu kết với tăng ni xây dựng chùa lớn, vay mượn để chùa mang nợ. Thông đồng với chùa cho vay nặng lãi, buôn bán kim cương, vàng bạc và đô la trong chùa… Những chuyện như thế vẫn xảy ra, nhưng Phật tử lại lạy lục, tâng bốc, làm đủ thứ chuyện khiến họ hư hỏng”. Người trích dẫn nhấn mạnh, tác giả dùng từ “không ít”.

Trang 84: “Cần hiểu rằng sáng kiến của Đức Phật không phải để lập Phật giáo, mà trước nhất là huấn luyện đệ tử. Về sau, con người nghiên cứu và phổ biến nó trở thành tài sản kiến thức của nhân loại. Những tăng ni xuất gia, đi theo con đường của Đức Phật mới tạo ra Phật giáo. Cho nên, phải biết rằng việc khai thác trí tuệ Đức Phật hiện nay đang được cả nhân loại tiến hành. Và chắc chắn, người ta khai thác tốt hơn tín đồ tu sĩ Phật giáo. Bởi họ nghiên cứu vô tư, khách quan. Họ có tri thức, chịu khó học, nghiên cứu, áp dụng và quả thực họ đã áp dụng có hiệu quả. Còn người trong đạo Phật là theo chủ quan, đội cái mũ đạo Phật trên đầu và cho thế là xong rồi. Do đó, cần thấy rõ tín đồ Phật giáo vẫn nặng về cảm xúc và tưởng tượng, mê tín nhiều lắm. Có lẽ chỉ có một số tín đồ Phật giáo mới bỏ hàng tỷ đồng Việt Nam ra để thực hành các nghi lễ cúng tế hết sức lãng phí và có vẻ bị tâm thần này!”.

Trang 97: “Bởi chính các vị Phật, thánh nhân hay bậc thầy đều dạy và trang bị cho đệ tử hay người khác những đức tin tốt đẹp. Các ngài có thể bảo: “Con hãy tin rằng có Phật, Bồ tát bên cạnh bảo vệ, cứ làm đi. Cứ tỉnh táo nhìn nhận, cái gì đúng thì làm. Hãy cố gắng, đừng sợ thất bại. Lỡ phạm sai lầm, gây đau khổ hay lỡ phá sản… cũng đừng sợ vì lúc nào cũng có Phật, thánh bên cạnh con”. Người nghe như vậy liền làm thật dũng mãnh, không sợ gì cả. Lỡ thất bại thì vẫn tin tưởng có Đức Phật giúp đỡ, thua keo này lại bày keo khác. Như vậy, đức tin được dùng để trấn an sợ hãi, nhút nhát, hèn yếu và sự bình tĩnh, tự tin cho họ. Nghĩ lại mà thấy đau lòng. Cây cối trong rừng chẳng cần đức tin nào mà vẫn sừng sững trước phong ba bão táp, trong khi con người lại cố tìm đức tin gắn vào đầu mà vẫn nhiều tuyệt vọng yếu hèn!”.

Trang 99: “Không có nghiệp chướng gì của đời trước để đời này phải trả, phải chịu cảnh cơ hàn cực khổ, thiếu cơm ăn, áo mặc hay nhà ở. Nhìn theo kiểu phải trả nghiệp là tự đưa mình vào ngõ cụt, xuống vực thẳm hay đường cùng”.

Trang 100: “Trong khái niệm văn hóa, cần chú ý cái nào là văn hóa gốc của dân tộc, cái nào bị tiêm nhiễm sai lầm từ tôn giáo. Không thể đem vào nền văn hóa của chúng ta những lời nói vu vơ từ nền văn hóa khác, cũng không đưa vào đó tư tưởng từ sách vở của một số người chán ngán cuộc đời hoặc điều họ tuyên bố từ tâm trạng bất mãn, chán chường… rồi chúng ta lắp ghép vào nền văn hóa Việt Nam, gây ra suy nghĩ tiêu cực trong đầu óc con người Việt Nam”.

Trang 107: “Biết là sẽ không làm vừa lòng nhiều nơi hay nhiều chùa nhưng tôi vẫn phải nói rằng việc tổ chức triền miên các khóa học cho Phật tử ở chùa, với năm bảy trăm hay cả ngàn người bỏ bê nhà cửa, khăn gói tới chùa học chắc chắn không hiệu quả gì”.

Chúng tôi chỉ mới trích dẫn từ nửa quyển sách, nhưng vì bài đã dài, nên việc trích dẫn sẽ được tiếp tục ở bài sau.

Tuy nhiên, những trích dẫn như trên đã hé lộ được nhiều vấn đề. Đó là gì, xin để bạn đọc suy xét và tiếp tục bàn luận.

Ở bài đầu tiên này, xin phép chỉ giới hạn ở mức tường thuật, ghi nhận, với một số những lưu ý tối thiểu. Chúng tôi chưa đưa ra bình luận, nhận xét cụ thể. Vì vậy, rất mong ý kiến của bạn đọc.
MT

Source::http://www.phattuvietnam.net/diendan/67/17606.html

Đọc thêm:http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-136_4-15024/

http://www.phattuvietnam.net/diendan/67/17639.html


Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
Hình đại diện của người dùng
vominh2011
Bài viết: 230
Ngày: 02/12/11 22:54
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: "Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

Bài viết chưa xem gửi bởi vominh2011 »

Sách này tại hạ đã mua và đọc qua(lúc chưa biết gì về đạo Phật ./..,., ).Thật là tai hại thay vì nhiều người sẽ có nhận thức sai lầm về đạo Phật khi đọc những quyển sách như thế này.A di đà Phật!Thật là tai hại! kinhle


Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
Hình đại diện của người dùng
vominh2011
Bài viết: 230
Ngày: 02/12/11 22:54
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: "Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

Bài viết chưa xem gửi bởi vominh2011 »

Không có lửa thì cũng không có khói,những cái tiêu cực mà ông ta đưa ra không phải là không có. :-?
“Tôi (Dalai Lama) nghĩ rằng trong trường hợp của người Tây tạng cũng như trường hợp của người Ấn, [ta thấy] có khuynh hướng đi tìm những nguyên nhân bên ngoài. Khuynh hướng nhìn vào những thế lực bên ngoài đã ăn sâu vào tâm trí con người và rất khó loại bỏ. Chúng ta chẳng thể làm đuợc gì nhiều đối với những người khác, đối với những thế lực bên ngoài. Nhưng chính chúng ta, nếu chúng ta không hành trì, không giữ gìn giới luật cho nghiêm ngặt thì tôn giáo của chúng ta sẽ trở thành đạo đức giả (hypocritical). Thật là như vậy. Do đó, đây chính là lịch sử đích thực của Phật giáo tại Ấn Độ và Tây tạng.”
Chính những tiêu cực đã tạo cơ hội,có cớ cho những vị như thế này xuyên tạc đạo Phật.Đọc thêm,"Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về sự hủy diệt của Phật giáo tại Ấn độ": http://daitangkinhvietnam.org/diendan/v ... =47&t=7754


Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: "Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Haizzz mềnh từng đọc vài trang đầu trong cuốn này ở chỗ nào đó quên mất rồi . Thấy khó chịu nên bỏ luôn


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Hình đại diện của người dùng
vominh2011
Bài viết: 230
Ngày: 02/12/11 22:54
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: "Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

Bài viết chưa xem gửi bởi vominh2011 »

khach_lang_du đã viết:Haizzz mềnh từng đọc vài trang đầu trong cuốn này ở chỗ nào đó quên mất rồi . Thấy khó chịu nên bỏ luôn
Mình thì lúc đó đang tìm một số sách hướng dẫn về thiền thì bắt gặp quyển này.Ngu quá,đọc qua mấy chỗ thấy hay nên mua(thêm cả cuốn GT Thiền Học-Thích Chân Quang nữa).Cũng may là ngay sau đó không lâu thì bắt đầu tìm hiểu đạo Phật,chứ cứ học theo 2 cuốn này thì xuống địa ngục không chừng. :((

Thế nên mới phải luôn ghi nhớ 4 điều tham chiếu lớn mà Phật dạy. 8->


Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
Hình đại diện của người dùng
vominh2011
Bài viết: 230
Ngày: 02/12/11 22:54
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: "Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

Bài viết chưa xem gửi bởi vominh2011 »

Ây dà,bây giờ sao mà có nhiều vị vượt tổ,siêu Phật,siêu sư,vô thượng sư.... =)) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm,đức Phật đã cảnh báo về biết bao mối đe dọa từ ma khi thiền định.Những câu chuyện kể về các vị tu luyện đến cảnh giới cao,bị ma vương hãm hại quay ra hủy báng Phật xưa nay cũng đâu có ít.Thiền định đạt cảnh giới cao liền sinh vọng tưởng,nghĩ mình đã hóa Phật. :))


Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: "Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Thích Chân Quang bị các ni tố giác....những chuyên khó nói ra. Nay đường tu chấm dứt.
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 18/01/12 02:06 với 1 lần sửa.


Tritam
Bài viết: 75
Ngày: 02/12/11 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Huế

Re: "Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tritam »

tangbong ! chuyện này làm tui nhớ đến Ông Từ Đàm nhiều lắm kinhle kinhle kinhle ! Người dạy , phải có trí tuệ để nhận định ".. không phải các sách viết chuyện về Phật đều là sách PHẬT ". Nam mô A DI ĐÀ PHẬT!
Bản thân tui vì thế cứ theo KINH KIM CANG và LĂNG NGHIÊM để học và tập :">


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: "Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Kinh Lăng Nghiêm nói: "Đời mạt pháp tà sư nói pháp như cát sông hằng".

Tà sư cũng chỉ cho những người không phải Phật Tử, không theo đạo Phật, không phải Tăng Sĩ, mà ngoài đời tự cạo tóc rồi đặt tên cho mình "Đạo Sư, Vô Thượng Sư, Giáo Chủ", rồi mở đạo mới thuyết pháp, dự theo Phật Pháp để hủy Phật Pháp.

Người mà tự cho mình các tên "Đạo Sư, Vô Thượng Sư, Giáo Chủ" mà không biết hổ thẹn sấu hổ thì biết cái "ngã mạn" (Cái Ta) của họ to đến dường nào! Tu hành mà Ngã Chấp tăng trưởng thì đó là tà đạo tà giáo.

Quý vị nghe danh xưng "Đạo Sư, Vô Thượng Sư, Giáo Chủ" cái mê đi theo là trúng trận, mắt lưới bẩy của họ.

Phật Tử đã quy y Phật Pháp Tăng rồi thì không quy y theo thiên, thần, quỷ, vật, ngoại đạo tà giáo. Phật là đấn Pháp Vương Vô Thượng, trí tuệ từ bi không ai sánh bằng. Chúng ta quy y Phật, được Phật làm Thầy thì phúc vô cùng vô tận, hảnh diện vô cùng vô tận rồi. Không nên đi theo ai khác.

Dĩ nhiên cũng có loại Tà Sư ở trong Phật Pháp, nhưng bây giờ khỏi cần theo đạo Phật mà người ta cũng tự cạo đầu nầy nọ, bận áo tu, cho mình là Sư nầy Sư nọ để lừa thiên hạ, không biết sấu hổ, không sợ nhân quả, người mù dẫn kẻ mù vào địa ngục. Ôi đáng thương thay!

Họ không có tu thiền cái gì hết chỉ là học thuyết và tư tưởng sai lầm, thấy bề ngoài mà đánh giá bề trong nên sự đánh giá của họ không có căn cứ rỗng tuếch, ngoài nghe dường như có đạo lý, thật chất bên trong là tà kiến do vọng thức của họ che mờ tâm tánh họ suy nghĩ ra, mà dù có tu thiền, họ cũng tu thiền ngoại đạo chứ không phải Phật Pháp. Cho nên đừng tự hù nhau là tu thiền bị tẩu hỏa nhập ma mà sợ. Hoặc hễ nghe nói tu thiền là nghĩ đến cho là thiền Phật Pháp.

Những bài như thế của họ mình không nên đăng trong diễn đàn Phật Pháp. Tránh gây hiểu lầm, và nhiều tranh cải.

Quý vị Phật Tử muốn tu chân chính, trước cần học Phật Pháp căn bản mà tôi thường nhắt đi nhắt lại đó là đọc sách:

1. Phật Học Phổ Thông của cố HT Thiện Hoa
2. Đức Phật và Phật Pháp của cố HT Narada do Phạm Kim Khánh dịch Việt

Có căn bản về Phật Pháp rồi thì bắc đầu tìm đọc Kinh Phật. Đọc Kinh Phật không hiểu thì tìm băng nghe các Hòa Thượng, Thượng Tọa, Sư Bà giảng. Nghe đi nghe lại nhiều lần, hiểu rồi đem ra áp dụng tu hành. Mong thay!

Tà Sư mỗi ngày mỗi nhiều, mỗi năm mỗi mở đạo mới, dường như là nhanh hơn bao thể kỷ khác, các Phật Tử phải cẩn thận kẻo nghe theo mà lạc đường tà, đọa lạc. Tôi nghe mà đao sót lắm! Nhưng biết làm sao bây giờ! Chỉ biết khuyên quý Phật Tử phải học căn bản Phật Pháp từ hai sách trên. Nếu không học không hiểu thì dễ bị mê hoặc bởi tà kiến ngoại đạo.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: "Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Muốn khỏi lầm lạc trong khi tu học, chỉ nên đọc và thực hành theo kinh sách chính thống đã được ghi trong tam tạng kinh điển
Thí dụ như kinh "Kim Cang", Kinh "Pháp Hoa", kinh Lăng Nghiêm" v.v...
Nội mấy quyển kinh đó cũng dư cho ta nghiên cứu cả đời rồi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
naicon
Bài viết: 60
Ngày: 02/10/07 21:29

Re: "Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

Bài viết chưa xem gửi bởi naicon »

Hê, hình chụp đó không giống tăng mà giống hệt mấy vị bên đạo Tin Lành. Hiện tướng ra thấy rõ quá. :D

Ngày xưa, Ma ba tuần phá hoài pháp của Phật không được, mới tính chuyện như vậy : Sẽ đội lốt phật tử để phá pháp của Phật.

Cho nên, muốn bảo vệ Phật pháp thì cái gì cần nói cứ nói, cần phân tích cứ phân tích, nhưng trước tiên là tự bản thân phải giữ cho được giới mình đã thọ và mở lòng bố thí cũng như khoan dung với mọi người. Bởi điều đó chứng minh ta không phải là con cháu của ma ba tuần ... :D


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: "Đạo sư" Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật?

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
naicon đã viết:Hê, hình chụp đó không giống tăng mà giống hệt mấy vị bên đạo Tin Lành. Hiện tướng ra thấy rõ quá. :D

Ngày xưa, Ma ba tuần phá hoài pháp của Phật không được, mới tính chuyện như vậy : Sẽ đội lốt phật tử để phá pháp của Phật.

Cho nên, muốn bảo vệ Phật pháp thì cái gì cần nói cứ nói, cần phân tích cứ phân tích, nhưng trước tiên là tự bản thân phải giữ cho được giới mình đã thọ và mở lòng bố thí cũng như khoan dung với mọi người. Bởi điều đó chứng minh ta không phải là con cháu của ma ba tuần ... :D
Lành thay, này ĐH ! Lành thay vì những lời khéo nói !

Thế Tôn đã dạy với đại ý rằng : "Chánh Pháp do Ta chứng tri và tuyên giảng là chân lý chân thật ở trên đời, không ai có thể giành mà được không ai có thể hủy mà mất. Chính do các để tử không khéo thọ trì, không khéo viên mãn trong Pháp và Luật là nhân duyên làm cho diệu Pháp bị diệt mất"

lời này đức Phật đã xác chứng là không một tà mạng ngoại đạo nào có thể xuyên tạc hủy hoại được Pháp Phật, chính do các đệ tử tu học không thành tựu lại vi phạm Giới luật là nguyên nhân cho sự hoại diệt của Chánh Pháp

Chúc ĐH cùng đại chúng an lạc và thành tựu trong các Thiện pháp !

:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.58 khách