THỬ THÁCH NGƯỜI TU ĐẠO

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
dieutam9393
Bài viết: 2
Ngày: 30/05/19 07:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội

THỬ THÁCH NGƯỜI TU ĐẠO

Bài viết chưa xem gửi bởi dieutam9393 »

Nếu không muốn trở thành người tốt thì nghiệp báo không hiện đến. Càng quyết chí làm người tốt bao nhiêu thì nghiệp báo càng đến tới tấp bấy nhiêu. Khi muốn thành Phật thì Ma đến thử thách.

Khuyết điểm lớn nhất của chúng sanh là si ái, ngày đêm sống trong si ái, không thể xả bỏ được. Nếu chuyển được tâm háo sắc thành tâm tu học Phật Pháp, từng giờ, từng phút không lãng quên việc tu học, thì sẽ mau chóng thành Phật.

Đối với kẻ mới phát tâm tu, điều chướng ngại nhất khi dụng công là lòng tham đắm sắc dục giữa nam và nữ. Đây là vấn đề căn bản nhất.

Người tu Đạo nên chú ý. Chớ nên gieo duyên nhiễm ô với người khác. Sợi dây trói buộc bất tịnh này sẽ làm chúng ta đọa lạc.

Tu Đạo là tu theo Trung Đạo - với ai cũng phải đối xử bình đẳng, lấy lòng từ bi làm căn bản, nhưng nhớ phải cẩn thận, chớ đi lạc vào lưới rọ ái tình.

Tu hành thì cần phải giữ mình cho trong sạch, như giữ đôi mắt không để dính một hột cát vậy.

Người tu Đạo ở bất cứ nơi nào cũng đều phải che giấu và tẩy xóa tung tích, đừng nên để lộ diện.

Người có đức hạnh không phải do địa vị hay tuổi tác, mà trong những hành vi kín đáo im lặng, tự nhiên hiển lộ phẩm cách đặc thù của họ, khiến người khác đều kính nể.

Người thật sự biết cách tu hành thì nhất cử nhất động đều là tu cả.

Ở chùa chúng ta phải biết tiết kiệm mọi vật dụng. Rằng:

"Thương tiếc vật của chùa
Như bảo vệ tròng con mắt".

Người chân chánh tu Đạo thì phải xem xét mọi hành vi, cử động của chính mình. Đi đứng nằm ngồi chớ rời chánh niệm. Đừng như cái gương- chỉ biết soi mặt người mà không tự soi lại mặt thật của mình.

Người xuất gia phải nghiêm trang giữ gìn bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Nên nói: "Đi nhẹ như gió, ngồi vững như chuông, đứng thẳng như cây thông, nằm như cung tên".

Người tu hành phải tu tướng vô ngã, tu đến mức độ không còn cái "ta". Nếu không còn cái "ta" thì có thể nhận chịu hết tất cả, cảnh giới nào đến tâm cũng đều không động, tự xem mình ví như hư không.

Nếu hiểu rõ Giới Luật thì có thể thâm nhập toàn cõi Phật pháp. Nếu không hiểu Giới Luật thì giống như mây bay trên trời, lơ lơ lửng lửng, không có một điểm tựa căn bản.

Căn bản của Giới Luật chỉ có một điều, đó là không ích kỷ.

Tinh tấn trì Giới chủ yếu là ngay tại những nơi không ai thấy. Không phải chỉ tinh tấn trì Giới trước mặt người khác mà khi ở một mình cũng phải luôn tinh tấn, siêng năng, nghiêm trì Giới Luật.

Nhất định mình phải giữ giới luật cho thật tinh nghiêm. Đây là điều vô cùng trọng yếu, hết sức quan trọng.

Giới Luật là sinh mạng của người tu hành.

Chúng ta học Phật pháp tức là học không não hại kẻ khác. Là Phật tử phải nên ăn chay? Vì nếu ăn thịt tức là làm tổn hại sinh mạng của những chúng sanh khác.

Ăn chay là phải chịu thiệt thòi vì không thể hưởng được của ngon vật lạ trong cuộc đời. Nhưng nếu không ăn chay mà lại ăn thịt loài vật thì sau khi chết phải tới địa phủ để thanh toán nợ nần. Tôi lấy lương tâm mà nói thật cho các vị biết rằng: Nếu mọi người không ham "khoái khẩu", không ham hưởng thụ thì sau khi chết sẽ không phải ra tòa!

Bạn cho rằng ăn chay thì ăn trứng cũng được? Cũng được! Chờ tới khi bạn đầu thai làm gà rồi khi đó bạn sẽ hiểu phận làm gà chính do ăn trứng gà mà ra.

Nhiều người làm đồ chay như thịt, gà, vịt hay cá, là vì họ chưa quên được mùi vị của thịt thà. Cứ muôn nếm nó. Họ nói rằng ăn thịt giả như vậy để đỡ thèm, lừa cái khẩu vị. Trong Phật giáo, nhất định phải sửa đổi thói xấu này. Nếu không sửa đổi, trải qua thời gian lâu dài, e chẳng còn người xuất gia nào ăn chay nữa.

Tôi nghĩ rằng đã ăn chay thì ngay cả tên món ăn cũng không nên đặt tên gà vịt gì đó vào. Tôi hy vọng rằng mỗi người tín đồ Phật giáo cần có con mắt hiểu biết chân lý (trạch pháp nhãn). Mình phải hiểu nhân quả, chớ lầm lẫn trong quá trình gieo nhân, thọ quả.

Ăn chay thì ăn cho thanh tịnh, đừng nhớ mãi mùi vị thịt. Người ta làm đồ ăn theo hình đáng con tôm con cá, (tuy giả), thì chẳng khác gì làm nhục đạo Phật. Người tín đồ không quan sát rõ ràng, tùy tiện cho là được. Căn bản làm vậy là thiếu trí huệ, không có mắt nhận biết chân lý, không thấu suốt nhân quả, chỉ mơ hồ mê muội mà thôi.

Khi động vật bị giết, trong tâm chúng chất chứa lòng oán độc, thù hằn, muốn báo thù. Ngay lúc lâm chung, lòng chúng sợ hãi, thù hằn, muốn báo thù. Tâm lý oán độc căm thù ấy sản sinh ra độc tố khiến người ăn thịt nó sẽ ăn độc tố ấy.

Thịt gì ăn vào, trải qua thời gian lâu lâu, khí chất thân bạn toàn do khí chất của những thứ thịt ấy làm ra: Nào là khí của heo, khí của bò... Máu của bạn cũng là máu của chúng. Do đó thịt của bạn cũng biến thành thịt của chúng. Xin các bạn có trí huệ hãy suy nghĩ thâm sâu về việc này.

Một tô canh đầy thịt cá (tuy nhỏ), song chứa đựng lòng oán hận, thù hằn sâu như biển. Nói chẳng hết nổi oán thù ấy.

Trong thịt có chứa một thứ khí ô trược. Đó là vì nó phát xuất từ vật ô trược mà ra. Vì thế người ăn thịt thì khó có thể trì giới, khó khai trí huệ, khó đắc tam muội.

Ăn thịt thì dục niệm sẽ nhiều, vọng tưởng cũng nhiều, rất khó nhập định. Không ăn thịt thì dục vọng mới nhẹ, lòng sẽ biết đủ, cũng sẽ bớt vọng tưởng. Đó là do khí huyết mình nhẹ nhàng, không hỗn trược.

Do sát sinh nên oán khí kết tụ, tràn đầy vũ trụ rồi dẫn tới đủ thứ tai nạn. Nếu người ta không sát sinh mà phóng sinh, không ăn thịt bất kỳ chúng sinh nào thì những tư tưởng bạo lực ác ôn sẽ tiêu trừ. Vì sao có những người hung tợn, bạo động, dữ dằn? Là bởi do họ ăn thịt. Ăn thịt làm tăng thêm dục vọng, tăng thêm tánh nóng nảy, không còn chút từ bi.

Từ vô lượng kiếp tới nay, hết đời này sang đời khác, mỗi người tạo bao nghiệp không đồng, nên vọng tưởng cũng không đồng. Nghiệp nặng thì vọng tưởng nhiều, nghiệp nhẹ thì vọng tưởng ít.

Tâm cung kính có thể biến cải tánh cương cường thành tánh dịu dàng, hiền từ.

"Kẻ thấy lỗi của ta là Thầy ta". Người nói ra lỗi của chúng ta tức là bậc thiện tri thức của chúng ta; vì thế, chúng ta phải nên cảm ơn, chớ sanh tâm oán thù.

Nguồn : Trích từ những lời dạy của Hòa Thượng Tuyên Hóa.


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: THỬ THÁCH NGƯỜI TU ĐẠO

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

dieutam9393 đã viết:Nếu không muốn trở thành người tốt thì nghiệp báo không hiện đến. Càng quyết chí làm người tốt bao nhiêu thì nghiệp báo càng đến tới tấp bấy nhiêu. Khi muốn thành Phật thì Ma đến thử thách.

Khuyết điểm lớn nhất của chúng sanh là si ái, ngày đêm sống trong si ái, không thể xả bỏ được. Nếu chuyển được tâm háo sắc thành tâm tu học Phật Pháp, từng giờ, từng phút không lãng quên việc tu học, thì sẽ mau chóng thành Phật.

Đối với kẻ mới phát tâm tu, điều chướng ngại nhất khi dụng công là lòng tham đắm sắc dục giữa nam và nữ. Đây là vấn đề căn bản nhất.

Người tu Đạo nên chú ý. Chớ nên gieo duyên nhiễm ô với người khác. Sợi dây trói buộc bất tịnh này sẽ làm chúng ta đọa lạc.

Tu Đạo là tu theo Trung Đạo - với ai cũng phải đối xử bình đẳng, lấy lòng từ bi làm căn bản, nhưng nhớ phải cẩn thận, chớ đi lạc vào lưới rọ ái tình.

Tu hành thì cần phải giữ mình cho trong sạch, như giữ đôi mắt không để dính một hột cát vậy.

Người tu Đạo ở bất cứ nơi nào cũng đều phải che giấu và tẩy xóa tung tích, đừng nên để lộ diện.

Người có đức hạnh không phải do địa vị hay tuổi tác, mà trong những hành vi kín đáo im lặng, tự nhiên hiển lộ phẩm cách đặc thù của họ, khiến người khác đều kính nể.

Người thật sự biết cách tu hành thì nhất cử nhất động đều là tu cả.

Ở chùa chúng ta phải biết tiết kiệm mọi vật dụng. Rằng:

"Thương tiếc vật của chùa
Như bảo vệ tròng con mắt".

Người chân chánh tu Đạo thì phải xem xét mọi hành vi, cử động của chính mình. Đi đứng nằm ngồi chớ rời chánh niệm. Đừng như cái gương- chỉ biết soi mặt người mà không tự soi lại mặt thật của mình.

Người xuất gia phải nghiêm trang giữ gìn bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Nên nói: "Đi nhẹ như gió, ngồi vững như chuông, đứng thẳng như cây thông, nằm như cung tên".

Người tu hành phải tu tướng vô ngã, tu đến mức độ không còn cái "ta". Nếu không còn cái "ta" thì có thể nhận chịu hết tất cả, cảnh giới nào đến tâm cũng đều không động, tự xem mình ví như hư không.

Nếu hiểu rõ Giới Luật thì có thể thâm nhập toàn cõi Phật pháp. Nếu không hiểu Giới Luật thì giống như mây bay trên trời, lơ lơ lửng lửng, không có một điểm tựa căn bản.

Căn bản của Giới Luật chỉ có một điều, đó là không ích kỷ.

Tinh tấn trì Giới chủ yếu là ngay tại những nơi không ai thấy. Không phải chỉ tinh tấn trì Giới trước mặt người khác mà khi ở một mình cũng phải luôn tinh tấn, siêng năng, nghiêm trì Giới Luật.

Nhất định mình phải giữ giới luật cho thật tinh nghiêm. Đây là điều vô cùng trọng yếu, hết sức quan trọng.

Giới Luật là sinh mạng của người tu hành.

Chúng ta học Phật pháp tức là học không não hại kẻ khác. Là Phật tử phải nên ăn chay? Vì nếu ăn thịt tức là làm tổn hại sinh mạng của những chúng sanh khác.

Ăn chay là phải chịu thiệt thòi vì không thể hưởng được của ngon vật lạ trong cuộc đời. Nhưng nếu không ăn chay mà lại ăn thịt loài vật thì sau khi chết phải tới địa phủ để thanh toán nợ nần. Tôi lấy lương tâm mà nói thật cho các vị biết rằng: Nếu mọi người không ham "khoái khẩu", không ham hưởng thụ thì sau khi chết sẽ không phải ra tòa!

Bạn cho rằng ăn chay thì ăn trứng cũng được? Cũng được! Chờ tới khi bạn đầu thai làm gà rồi khi đó bạn sẽ hiểu phận làm gà chính do ăn trứng gà mà ra.

Nhiều người làm đồ chay như thịt, gà, vịt hay cá, là vì họ chưa quên được mùi vị của thịt thà. Cứ muôn nếm nó. Họ nói rằng ăn thịt giả như vậy để đỡ thèm, lừa cái khẩu vị. Trong Phật giáo, nhất định phải sửa đổi thói xấu này. Nếu không sửa đổi, trải qua thời gian lâu dài, e chẳng còn người xuất gia nào ăn chay nữa.

Tôi nghĩ rằng đã ăn chay thì ngay cả tên món ăn cũng không nên đặt tên gà vịt gì đó vào. Tôi hy vọng rằng mỗi người tín đồ Phật giáo cần có con mắt hiểu biết chân lý (trạch pháp nhãn). Mình phải hiểu nhân quả, chớ lầm lẫn trong quá trình gieo nhân, thọ quả.

Ăn chay thì ăn cho thanh tịnh, đừng nhớ mãi mùi vị thịt. Người ta làm đồ ăn theo hình đáng con tôm con cá, (tuy giả), thì chẳng khác gì làm nhục đạo Phật. Người tín đồ không quan sát rõ ràng, tùy tiện cho là được. Căn bản làm vậy là thiếu trí huệ, không có mắt nhận biết chân lý, không thấu suốt nhân quả, chỉ mơ hồ mê muội mà thôi.

Khi động vật bị giết, trong tâm chúng chất chứa lòng oán độc, thù hằn, muốn báo thù. Ngay lúc lâm chung, lòng chúng sợ hãi, thù hằn, muốn báo thù. Tâm lý oán độc căm thù ấy sản sinh ra độc tố khiến người ăn thịt nó sẽ ăn độc tố ấy.

Thịt gì ăn vào, trải qua thời gian lâu lâu, khí chất thân bạn toàn do khí chất của những thứ thịt ấy làm ra: Nào là khí của heo, khí của bò... Máu của bạn cũng là máu của chúng. Do đó thịt của bạn cũng biến thành thịt của chúng. Xin các bạn có trí huệ hãy suy nghĩ thâm sâu về việc này.

Một tô canh đầy thịt cá (tuy nhỏ), song chứa đựng lòng oán hận, thù hằn sâu như biển. Nói chẳng hết nổi oán thù ấy.

Trong thịt có chứa một thứ khí ô trược. Đó là vì nó phát xuất từ vật ô trược mà ra. Vì thế người ăn thịt thì khó có thể trì giới, khó khai trí huệ, khó đắc tam muội.

Ăn thịt thì dục niệm sẽ nhiều, vọng tưởng cũng nhiều, rất khó nhập định. Không ăn thịt thì dục vọng mới nhẹ, lòng sẽ biết đủ, cũng sẽ bớt vọng tưởng. Đó là do khí huyết mình nhẹ nhàng, không hỗn trược.

Do sát sinh nên oán khí kết tụ, tràn đầy vũ trụ rồi dẫn tới đủ thứ tai nạn. Nếu người ta không sát sinh mà phóng sinh, không ăn thịt bất kỳ chúng sinh nào thì những tư tưởng bạo lực ác ôn sẽ tiêu trừ. Vì sao có những người hung tợn, bạo động, dữ dằn? Là bởi do họ ăn thịt. Ăn thịt làm tăng thêm dục vọng, tăng thêm tánh nóng nảy, không còn chút từ bi.

Từ vô lượng kiếp tới nay, hết đời này sang đời khác, mỗi người tạo bao nghiệp không đồng, nên vọng tưởng cũng không đồng. Nghiệp nặng thì vọng tưởng nhiều, nghiệp nhẹ thì vọng tưởng ít.

Tâm cung kính có thể biến cải tánh cương cường thành tánh dịu dàng, hiền từ.

"Kẻ thấy lỗi của ta là Thầy ta". Người nói ra lỗi của chúng ta tức là bậc thiện tri thức của chúng ta; vì thế, chúng ta phải nên cảm ơn, chớ sanh tâm oán thù.

Nguồn : Trích từ những lời dạy của Hòa Thượng Tuyên Hóa.
Kính!
h/h diệu tâm mến!
"Nếu không muốn trở thành người tốt thì nghiệp báo không hiện đến. Càng quyết chí làm người tốt bao nhiêu thì nghiệp báo càng đến tới tấp bấy nhiêu."
h/h có thể nói rõ hơn được !?
Tại sao người " tu" theo thiện nghiệp thì quả " bất thiện nghiệp" ( có thể là đời trước tạo tác ) lại hiện đến!?.
Nói như vậy còn ai dám thực hành " thiện nghiệp" !?
có uẩn khúc gì đây !? mong h/h làm rõ !. ( còn cứ cho là "ma" thử thách thì có lẽ " Không Được ổn cho lắm !?).
chúc h/h thân tâm thường tĩnh.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Vạn Vấn
Bài viết: 4
Ngày: 13/01/21 06:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: THỬ THÁCH NGƯỜI TU ĐẠO

Bài viết chưa xem gửi bởi Vạn Vấn »

Sự thử thách ấy hiện hữu, khi đăng bài mà không có mạng... Và phải viết lại từ đầu... Hihi
Hế lò anh em,
Ăn: mắt ăn, mũi ăn, miệng ăn và tâm ăn...
Hành: tâm hành, ý hành, khẩu hành, thân hành
Sợ ? Có nhiều điều để sợ.
Nhưng mà sao lại sợ làm điều tốt, lời tốt, việc tốt?
Cuộc đời này, là một chuỗi những thử thách, bạn lúc nào cũng có lựa chọn.
Ví dụ như ngày trước đi học, tự nhiên có kiểm tra miệng, hoặc kiểm tra viết.
Vậy tại sao lại sợ?...
Hihi tự bạn lý giải nhé!
Nam mô Đức Thế Tôn!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách