Những Nụ Cười Thiền

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TÂM HỌC
Tâm học là một phong trào tu tập của cư sĩ chịu ảnh hưởng Thiền. Một hôm, một môn đệ Tâm học đến thiền sư Tưởng Sơn để hỏi về đại ý Phật pháp.

Thiền sư nói:

- Phật pháp không phải là việc sử dụng trí khôn viễn vông của anh để chế ngự thân mình. Đây là một việc làm hoàn toàn có tính cách tức thì, không hoang phí, không hoài niệm quá khứ hoặc dự phóng tương lai.

Đó là lý do cổ nhân khuyên mọi người trước hết phải quý tiếc thời gian, nghĩa là canh chừng tâm chặt chẽ, quét sạch mọi vật dù tốt hay xấu, và giải trừ bản ngã.

Hơn nữa - Thiền sư tiếp - Đối với việc sửa đổi tâm, tốt nhất là quán luật nhân quả. Ví dụ, ngay nếu có người ghét ta, ta không nên thù họ, chúng ta phải phê phán chính mình, xem xét tại sao vô cớ người ta ghét mình, tức là phải có một nguyên nhân nơi chúng ta và còn có những nguyên nhân chưa biết rõ trong ta.

Nắm vững rằng tất cả mọi sự đều là nhân quả, chúng ta không nên phán đoán dựa vào những thành kiến chủ quan. Trên tất cả, mọi việc không xảy ra theo thành kiến chủ quan, mà theo đúng qui luật tự nhiên. Nếu anh biết chắc điều này, tâm anh trở nên sáng suốt.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

LÃNH ĐẠM
Quốc sư Đại Đăng(1) (Daitò Kokushi) là một trong những người xây dựng dòng Ứng - Đăng - Quan(2) nổi tiếng của thiền Lâm Tế.

Theo tập quán các tông phái Thiền thời xưa, Đại Đăng biến mất khỏi tu viện sau khi ngộ để trưởng dưỡng công phu ẩn mình trong dân gian.

Qua nhiều năm sau, người ta bắt gặp Ngài đang sống dưới một gầm cầu giữa những người ăn mày vô gia cư. Từ đó, Ngài trở thành vị thầy của Hoàng đế.

Đại Đăng có lần viết một bài thơ về cuộc đời lang thang của Ngài:
  • Khi ta tọa thiền,
    ta thấy mọi người,
    đến và đi,
    trên chiếc cầu
    như ngàn cây mọc sâu trong núi.
(1) Tức Tông Phong Diệu Siêu (1282-1338)
(2) Lấy theo tên của ba thiền sư Đại Ứng - Đại Đăng - Quan Sơn
hình2.jpg
hình2.jpg (114.67 KiB) Đã xem 933 lần


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

- Tôi giúp mọi người vì tôi không chịu nổi khi thấy họ đau khổ. Còn ngôi chùa mà không có cổng có gì tệ hại đâu?
Câu này rõ quá rồi còn gì.
Ông trưởng giả giúp người vì tình thương (không chịu nổi khi thấy họ đau khổ)
chứ có phải ông giúp người để cầu phước, cầu công đức đâu !

Giúp như vậy gọi là vô vụ lợi.
Làm vì tình thương chứ chẳng vì mục đính nào khác.
Đó chính là cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

binh đã viết:
- Tôi giúp mọi người vì tôi không chịu nổi khi thấy họ đau khổ. Còn ngôi chùa mà không có cổng có gì tệ hại đâu?
Câu này rõ quá rồi còn gì. tangbong
Ông trưởng giả giúp người vì tình thương (không chịu nổi khi thấy họ đau khổ)
chứ có phải ông giúp người để cầu phước, cầu công đức đâu !

Giúp như vậy gọi là vô vụ lợi. tangbong
Làm vì tình thương chứ chẳng vì mục đính nào khác.
Đó chính là cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn
Cái Cổng chùa mà "ăn" được thì càng tệ hại hơn nữa! Hình ảnh


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

hê ! hê, là nhân coi mấy bài trước, nên viết như vậy.
nguyên văn như sau :
"Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn.
Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn.
Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Ðà Hoàn ăn.

Cho một mười vạn vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng cho một vị Tư Ðà Hàm ăn.
Cho một ngàn vạn vị Tư Ðà Hám ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn.
Cho một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho một vị A La Hán ăn.

Cho mười ức vị A La Hán ăn không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn.
Cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật ba đời ăn (Tam Thế Phật).
Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn"
Chỗ này phải giải thích thêm.
Cho ăn nghĩa là cúng dường.
Tại sao cúng dường ngàn ức vị Phật tam thế , không bằng cúng dàng một vị "Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng" ?
Vì Phật Tam thế tức là hóa thân Phật, còn "Vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng" là Pháp thân Phật.
Pháp thân Phật vốn đầy đủ lòng từ bi (tức là tình thuơng).
Cho nên nói "Bố thí vì tình thuơng tức là cúng dàng "Vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

binh đã viết:
"Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn.
Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn.
Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Ðà Hoàn ăn.

Cho một mười vạn vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng cho một vị Tư Ðà Hàm ăn.
Cho một ngàn vạn vị Tư Ðà Hám ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn.
Cho một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho một vị A La Hán ăn.

Cho mười ức vị A La Hán ăn không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn.
Cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật ba đời ăn (Tam Thế Phật).
Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn
"
Chỗ này phải giải thích thêm.
Cho ăn nghĩa là cúng dường.
Bởi vậy chú Hỉ cho ăn nhiều quá thì bội thực, mà nhả ra thì mắc nghẹn! Hình ảnh


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

KHÁCH QUAN
Thiền sư Thiên Quế (TenKei) được xem như là một trong tám nhà Phật học lớn nhất thời ông. Tinh thông mọi trường phái, Thiên Quế đã trùng hưng Thiền tông trong những năm đầu thế kỷ XVII qua những môn đệ chứng ngộ và những tác phẩm có văn phong vừa cổ điển vừa hiện đại.

Có lần Thiên Quế nêu lên bài thơ nổi tiếng của Quốc sư Đại Đăng và thay một câu của chính ông:
  • Khi ta tọa thiền,
    ta thấy mọi người,
    đến và đi,
    trên chiếc cầu
    đúng như họ đang là.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THIỀN VÀ NGHỆ THUẬT CAI TRỊ
Một lãnh chúa thường đến thăm Thiền sư Thiên Quế để hỏi về cốt tủy đạo Phật. Khi Thiền sư bệnh nặng, lãnh chúa gởi người đến thăm. Thiên Quế gởi thư trả lời:

"Chăm sóc một gia đình và cai quản một quốc gia cũng đều là đạo hạnh. Hãy cẩn thận thi hành chính sách nhân đạo, vì sẽ đưa đến sự tín nhiệm và hòa hợp giữa người cầm quyền và dân chúng. Đây là lời khuyên cuối cùng của tôi".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CHÙI ĐÍT PHẬT
Trong hội chúng của thiền sư Bạch Ẩn(1) (Hakuin) có một ông tăng điên nghĩ rằng mình đã chứng đạt nhất tính với Phật. Ông ta xé kinh sách và dùng làm giấy vệ sinh.

Những thầy khác bắt ông hành sám nhưng ông ta không chịu nghe, còn ngạo nghễ vặn lại:

- Có lỗi gì khi dùng kinh Phật chùi đít Phật?

Có người mách việc này với Bạch Ẩn, Ngài bèn hỏi ông ta:

- Người ta nói anh dùng giấy kinh để đi cầu, phải không?

Vị tăng điên nói:

- Vâng, chính tôi là Phật. Có lỗi gì khi dùng kinh Phật lau đít Phật?

Bạch Ẩn nói:

- Anh lầm rồi. Nếu là đít của Phật tại sao lại dùng giấy cũ đã viết rồi? Anh phải chùi bằng giấy trắng sạch.

Vị tăng điên xấu hổ và sám hối.

(1) Bạch Ẩn Huệ Hạc (1685-1768)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XỬ THẾ
Một tăng hỏi thiền sư Bàn Khuê:

- Có gì tệ hại khi đùa cợt trong những lúc vui vẻ tự nhiên?

Bàn Khuê nói:

- Đồng ý, nếu anh muốn mất lòng tin cậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TÂM THUẬT
Một lãnh chúa đến hỏi thiền sư Bàn Khuê về Tâm thuật của Thiền. Thay vì hoan nghinh lời hỏi của ông ta, Bàn Khuê lại mắng vị lãnh chúa rằng:

- Tôi biết ông đã cách chức một nhà thông thái ngoại giáo vì ông không công nhận sự xứng đáng của ông ấy. Làm sao ông có thể hỏi về Tâm thuật thiền?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Nụ Cười Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

MỘT CHỨNG NGỘ
Thiền sư Chuyết Huyền (Setsugen) dạy Từ Định (Jijò), học trò ông:

- Nếu anh thiền định nhất tâm không gián đoạn suốt bảy ngày đêm mà không chứng ngộ, anh có thể chặt đầu ta làm gáo múc phân.

Sau đó không lâu, Từ Định bị bệnh kiết lỵ. Lấy một cái thùng đến một nơi vắng vẻ, Sư ngồi lên và chú tâm.

Sư ngồi liên tục suốt bảy ngày, một đêm Sư thình lình cảm thấy cả thế giới như là một phong cảnh đầy tuyết dưới ánh trăng và dường như toàn vũ trụ quá nhỏ bé không dung chứa nổi mình.

Sư bị rơi vào tình trạng này một thời gian lâu và giật mình tự ngộ khi nghe một tiếng động. Toàn thân Sư toát mồ hôi, và căn bệnh biến mất. Mừng rỡ Sư viết một bài thơ:
  • Sáng chói, linh diệu - cái gì đây?
    Anh vừa chớp mắt mất nó ngay.
    Dao thuốc cạnh bô đang chiếu sáng
    Cuối cùng là chính tôi lâu nay.
hình3.jpg
hình3.jpg (154.32 KiB) Đã xem 864 lần


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.38 khách