Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm giàu.

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm giàu.

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

Hôm nay trong lúc giờ giải lao giữa tiết học, mình ngồi đọc sách dạy con làm giàu cuốn 1, thấy có vài điều hay muốn chia sẽ cũng các bạn, nhất là các bạn đang hoặc sắp bước ra đời sống đầy bôn ba mà vẫn giữ tâm đạo.
Mình đã được anh 2 chỉ dẫn và biết nhiều về sách dạy con làm giàu, nhưng mãi đến những ngày nay mới chính thức đọc thực sự và có nhiều cảm xúc lắm.
Mình đọc trong quyển 1, phần người giàu ko làm việc vì tiền. Xin sơ lược qua tí nhé: Trong phần đó người con được 1 người cha nuôi của mình mướn làm việc khuân vác trong những ngày thứ 7 với đồng lương rẻ mạt và sau 1 vài tuần, cậu bé nổi nóng lên và tìm đến cha mình để đòi nghỉ việc hoặc yêu cầu tăng lên đồng lương cho mình. Sau 1h chờ đợi để được gặp cha nuôi, cậu bé với vẻ hằn học bước vào và nói người cha đã ko dạy gì cho mình mà lại còn làm như vậy, bốc lột sức lao động của trẻ nhỏ. Người cha mỉm cười và nói với người con 9t của mình rằng, cha ko ngờ con lại phát triển nhanh đến thế, con đã có giọng điệu, lập luận và cách bày tỏ như những người lớn đã từng làm cho cha khi chỉ mới còn 9t... Cậu bé ngạc nhiên và xựng lại. Người cha bắt đầu nói về bài học của mình sẽ dạy cho con là người giàu ko làm việc vì tiền như thế nào ( mời bạn tìm đọc quyển sách sẽ rõ ^^ )… Sau đó cậu bé ra về với câu nói của người cha: con hãy tiếp tục làm nhé, và vì con nói sẽ ko làm việc vì tiền nên những ngày sau đó ta sẽ ko cho con tiền nữa, hãy làm không công đi nhé ^^!... Cậu bé vẫn tiếp tục làm và đã quen cuộc sống đó, dù cậu không còn tiền để mua những quyển truyện tranh nữa… Sau 1 vài tuần sau, người cha kêu người con lại và mời cậu 1 cây kem, và nói rằng ta sẽ tăng lương cho con. Từ 10 xu người cha tăng từ từ lên đến 5 đô/h, lúc đầu cậu bé còn tỏ ra hồi hợp, e then và muốn nói là đồng ý, nhưng khi nghe mức lương 5 đô, cậu bé đã nhận ra 1 điều gì đó từ người cha của mình. Cha cậu bảo rằng: con thấy đó, tâm trạng mọi người luôn là thế, họ vì: Lòng tham và sự yếu đuối của chính bản thân của mình mà từ đó họ trở thành nô lệ của đồng tiền, họ chỉ đi làm để có tiền, rồi trả quá đơn, rồi lại làm … và lại nợ nần… luôn luôn là thế. Đồng tiền đã gặm nhắm tinh thần và dần chi phối cả cảm xúc của họ… Cha không muốn các con bị rơi vào cạm bẫy đó. Ngay cả những người giàu họ vẫn bị chi phối bởi cảm giác lo sợ khi bị nghèo lại, hoặc họ mất đi số tiền mà họ đang có… cảm giác đó lại càng làm họ thêm yếu đuối và ham muốn kiếm ra nhiều tiền thêm nữa…
… Nhưng nếu nói là không cần tiền như những người nghèo: đó lại là 1 kiểu loạn tâm thần khác, cũng không khác những người quá mê đắm vào tiền, những kiểu né tránh đó chỉ biện hộ cho sự lười biếng hay chỉ là khua môi khi họ vẫn mãi làm 8h/ ngày vì đồng tiền, nếu họ không cần thì họ làm thế làm gì? Hạng người đó còn tệ hơn những người chuyên tích cóp tiền bạc…
Câu chuyện sơ sơ là thế, mình đọc và ngẫm nghĩ tí, chợt mình nhớ về kinh Diệu Pháp Liên Hoa, trong đó có Phẩm các bậc A La Hán kể về câu chuyện người con không mong cầu tiền bạc, danh vọng, chỉ mong mỏi làm việc. Người cha thì vì sợ con lo sợ về quyền lực của mình nên bài đủ các phương tiện đến gần con và từ từ giao các nhiệm vụ lớn lên cho con mình. Rồi đến ngày ông sắp mất mới nói mọi người lại mà bảo rằng đây quả thật là con ta. Người con đó thiệt vui mừng khôn tả, khi tâm không mong cầu mà lại có. Thiệt không gì vui bằng. Thế nhưng Thế Tôn khen các Ngài rất đúng, nhưng các bậc A La Hán không phải dừng lại ở đó, phải luôn mong cầu: quả vị Bồ Đề, vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ta ví các người giống như những người đi đường mệt mỏi mà hiện ra nhà cao của rộng, nói rằng các người đã chứng quả thế này thế kia, nhưng thật ra chỉ là nhà do thần thông có, đoạn đường phía trước còn dài, các ông hãy cố gắng mà đi tiếp…
Mình suy nghĩ lại và tự rút ra 1 vài bài học thế này:
Thứ nhất: trong cuộc sống ngoài đời ta không thể nói là không cần tiền bạc mà chỉ mãi nói với giọng điệu mau tu, coi tất cả như KHÔNG. Sự thật là từ nhỏ mình nhìn những người đó bằng ánh mắt không thích thú và không ưa nói chuyện. Vì sự thật, sự bất cần của họ lại là nỗi khổ của những người xung quanh, những người vợ phải làm lụng cực khổ để nuôi 1 chồng ăn không ngồi rồi mà bảo là tui đang "TU"? Điều đó liệu có công bằng không theo đúng nhân quả?
Thứ 2: không mong cầu vào tiền bạc thì ta sẽ mong cầu điều gì? Ở kinh diệu Pháp Liên Hoa đã cho mình câu trả lời, hãy luôn mong cầu quả VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC,mà trong đó có bao gồm luôn cả TRÍ TUỆ của các vị Phật. Vậy nếu Phật ta, khi đi làm không mong cầu vào tiền bạc, hãy đi làm mà mong cầu có thêm phương tiện gần gũi những người khác như người cha đã hy sinh áo gấm ngọc lụa mà đến hốt PHÂN cùng người con kia, mà từ từ dẫn dắt họ đến chùa, giáo Pháp…
Ngoài ra, mình tìm ra 1 câu trả lời khi các nhà phỏng vấn việc làm hỏi về chuyện tiền bạc: bạn có thể trả lời họ rằng, em không làm vì tiền, có thể em nói các anh chị không tin, hoặc nghĩ rằng em chê, tự cao, chưa hiểu đời… nhưng không em đến đi làm để dc học hỏi, và em muốn điều đó trong suốt cuộc sống của mình. Em đã chọn công ty này với những người thành đạt nổi tiếng trong nước ta, em sẽ cố gắng tiếp cận họ để được học hỏi và giao tiếp rộng hơn với những người khác. Cũng có thể nói em không cần tiền nhưng em cần kiến thức ( hay thực tế hơn đó có thể danh dự, chức vụ …)
Thứ 3: mọi người trong diễn đàn em không biết sao hay có câu nói là đừng mong cầu cái này cái nọ, như thế là sai, sẽ không bao giờ có. ( em đã từng có người phàn nàn về câu nói của em là: 1 lòng theo Phật tìm vô ngã. Nếu em mãi tìm sẽ không có ) Như vậy, theo các anh chị, thì Phật khuyên các bậc A LA HÁN không 1 phút giây quên mong cầu đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là sao? Đôi khi trong thực tế có những cái mọi người không phải ai cũng đã chứng quả, họ vẫn còn mong cầu những điều nhỏ nhoi trong cuộc sống để họ có thêm lòng tin và niềm vui mà đi tiếp… Chúng ta đâu thể nói 1 người hãy niệm danh hiệu của Phật đi rồi Phật sẽ giúp, vậy nếu họ niệm mà không linh ứng biết đâu họ lại quay qua chê bai ta ( thực tế em nhận thấy điều đó rất nhiều ở đạo ta và thiên chúa, không ít người đã bảo rằng đã được gặp đức Chúa hay Mẹ Maria => họ bỏ đạo Phật luôn ). Chả nhẻ các anh chị lại bảo rằng: ôi những con người lầm lỗi, cứ mãi mong cầu ba chuyện thế giang sau dc về cõi Phật… ( em thì ko dám nói câu đó vì sợ rụng răng lắm…)
Thứ 4: 1 điều mà em nhận ra là, các sách Đắc Nhân Tâm hay dạy con làm giàu, đều dạy những điều mà nếu ta thực sự nhìn vào trong kinh điển các chư Phật thiệt đã dạy hết rồi, chỉ là ta hiểu không tới và cũng không chịu suy nghĩ mà thôi. Ví nhứ trong Bát Chánh Đạo: nếu ta làm theo điều đó, trong thực tế cuộc sống sẽ không có những sự tranh luận vô ích mà không đưa đến kết quả gì. Nếu như tự xây dựng chánh Kiến,Suy nghĩ kĩ điều mình sẽ nói ( chánh Tư Duy ),nói ra những điều chánh đáng ( chánh Ngữ ), và làm những việc làm chơn chánh ( chánh Nghiệp )… thì làm sao công ty không đi lên khi tất cả mọi nhân viên đều hướng về VÔ NGÃ, phá chấp ngã bản thân mà chỉ mong cầu cho công ty đi lên?
1 điều muốn chia sẽ nữa là… em đọc báo đạo Phật ngày nay… có 1 bài viết: đạo Phật thật ra không phải là 1 Tôn giáo, đó là 1 Ngành giáo dục dạy con người ta biết cách sống tốt trong cuộc đời… Càng suy nghĩ càng thấy đúng và hay mà nhất là khi em biết: đạo Phật ta ko phải là chủ nghĩa DUY TÂM mà là chủ NGHĨA DUY VẬT… ^^


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cái câu nói đạo Phật không phải chủ nghĩa DUY TÂM mà là DUY VẬT là sao ? Phiền đạo hữu có thể giải thích giùm không ?
A Di Đà Phật.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

Bạn có học môn triết học Mác Lê Nin có thể hỏi thầy cô về chuyện đó. Thầy mình vào đố cả lớp, ổng đó Đạo Phật là chủ nghĩa gì, ai cũng nói Duy Tâm, cả mình cũng vậy... Thầy nói Đạo Phật là chủ nghĩa Duy Vật Chât Phát trong 3 chủ nghĩa duy vật là duy vật chất phát, duy vật siêu hình và duy vật biện chứng ^^ Cùng với duy vật chất phát có thuyết âm dương, thuyết ngũ hành nữa á :D


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

Bạn có học môn triết học Mác Lê Nin có thể hỏi thầy cô về chuyện đó. Thầy mình vào đố cả lớp, ổng đó Đạo Phật là chủ nghĩa gì, ai cũng nói Duy Tâm, cả mình cũng vậy... Thầy nói Đạo Phật là chủ nghĩa Duy Vật Chât Phát trong 3 chủ nghĩa duy vật là duy vật chất phát, duy vật siêu hình và duy vật biện chứng ^^ Cùng với duy vật chất phát có thuyết âm dương, thuyết ngũ hành nữa á :D


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ông bị ông thầy nhà trường đầu độc tà kiến vào tâm để phá hoại phật pháp.

Nói Phật Pháp duy vật như mac nin là sai lầm.

Phật pháp cũng không phải duy tâm.

Bởi Duy Vật và Duy Tâm là tương đối. Phật Pháp nằm ngoài pháp tương đối.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào bạn lnkhanh212 DN đọc bài viết của bạn rất hay. Không biết bạn có tin đạo Phật không?
Vì nhân duyên gì bạn đến với đạo phật?
Nếu bạn tin bạn đã thực hành tu học Pháp môn nào chưa?


lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

Thứ nhất, đạo hữu Thánh_trí: sao lại nói là thầy mình là tà kiến? ĐH có nghĩ là suy nghĩ của mình đúng? chuyện đạo Phật là chủ nghĩa duy tâm không phải mình thầy mình nói, các bạn có thể hỏi những thầy cô dạy môn triết học, hay hỏi các đảng viên xem có chuyện đó ko? Đó là lí do mà tại sao đạo Phật tuy nói là đạo nhưng lại được vào đáng và tham gia bộ máy hành chính nhà nước. Sao lại nhanh phán người ta là tà kiến? bạn có biết câu đó rất là nặng trong thời xưa và thời nay ko? còn nói thầy hủy bán đạo nữa... Thầy là người binh vực cho đạo Phật rất nhiều, ngày nào thầy cũng dành cả tiết để nói về đạo Phật đó. ĐH trách lầm người rồi...
Thứ 2: DN mình là Phật tử. Nhân duyên đưa đến đạo Phật thì là do gia đình, đời vô thường... và vì trí tuệ của mình thấy đó là 1 tôn giáo tuyệt vời và đủ sức thuyết phục mình về cả tâm linh lẫn khoa học. Pháp môn thì mình theo chính là tu thiền. Nhưng cũng có đọc chú và thường niềm Phật. Nhất là khi đông người tâm loạn và khi cơ thể mình có những điều khó chống đở (vd: quá lạnh hay quá mệt mỏi... ) ^^! nói chung pháp môn nào ta cũng chung nhà thôi DN ha ^^


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

đời vô thường...
^^! nói chung pháp môn nào ta cũng chung nhà thôi DN ha ^^
Đúng vậy.
đó là 1 tôn giáo tuyệt vời và đủ sức thuyết phục mình về cả tâm linh lẫn khoa học.
về mặt tâm linh Thì Đạo Phật thuyết phục bạn ở điểm nào?
về mặt khoa học thì Đạo Phật thuyết phục bạn ở điểm nào?
Thông thường nhiều người mất thăng bằng trong cuộc sống mới tìm đến đạo Phật bạn nghĩ sao về điều này?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

="lnkhanh212"]Thứ nhất, đạo hữu Thánh_trí: sao lại nói là thầy mình là tà kiến? ĐH có nghĩ là suy nghĩ của mình đúng? chuyện đạo Phật là chủ nghĩa duy tâm không phải mình thầy mình nói, các bạn có thể hỏi những thầy cô dạy môn triết học, hay hỏi các đảng viên xem có chuyện đó ko? Đó là lí do mà tại sao đạo Phật tuy nói là đạo nhưng lại được vào đáng và tham gia bộ máy hành chính nhà nước. Sao lại nhanh phán người ta là tà kiến? bạn có biết câu đó rất là nặng trong thời xưa và thời nay ko? còn nói thầy hủy bán đạo nữa... Thầy là người binh vực cho đạo Phật rất nhiều, ngày nào thầy cũng dành cả tiết để nói về đạo Phật đó. ĐH trách lầm người rồi...
Ông còn nhỏ ngây thơ lắm.

Trước khi gán ép cho Phật Pháp là Duy Vật hay Duy Tâm. Vậy thì tôi hỏi ông hai câu hỏi:

1. Học Thuyết Duy Vật và Duy Tâm bắc nguồn từ đâu?
2. Thế nào là duy vật và thế nào là duy tâm?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Đắc Nhân Tâm, tức là được lòng người, làm cho người vui và yêu thích mình để có lợi cho mình trong cuộc sống...ở đây khong nói tốt hay xấu chỉ cả, đây chỉ là pháp thế gian, còn trong nhị biện-đối đãi mà thôi. Pháp Phật dạy mình tu hành để cho người khác vui sao? Cho người khác yêu quý mình vì mình làm cho họ hài lòng sao? Nào có như vậy mà đem ra so sánh...

Còn cái chữ "làm giàu" đó là Tâm thế tục, chứ Phật nào dạy làm giàu để tự trói buộc bởi tâm tham vậy???
Phật dạy Tâm ly xả...

Nói tới ly xả chợt nhớ cái chuyện thời này phóng sanh, người bây giờ phóng sanh khong phải vì thương loài vật hay vì hạnh từ bi, mà phóng sanh càng nhiều để mình được hưởng cái phước hữu lậu, phóng ra tức buông xuống, nhưng buông xuống đâu không thấy chỉ thấy Tâm tham nổi lên... rồi mới thành ra có chuyện có Cầu thì mới có Cung ứng, thành ra mới có kẻ mua người bán ngay tại trước cổng chùa... các loài vật để phóng sanh cái sự đời!!! Kẻ mua đem ra thả, người bắt trở lại bán= luân hồi, đáo tới đáo lui như vậy sao gọi là giải thoát??? nó xà quần...nó luân hồi ngay trước con mắt mà chẳng thể thấy sao???

Nói chuyện nào ra chuyện đó, bắt từ cái này nhảy qua lạm bàn tới "Duy tâm duy vật" thành ra duy lý!!!
tangbong


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Bài viết của bạn lnkhanh212 thể hiện bạn là người đọc nhiều sách và cũng được học nhiều.
- Bạn dẫn dắt từ cuốn sách " Dạy con làm giàu", một cuốn sách rất hay, mình đọc cũng được một số quyển từ mấy năm trước, hình như có 7 hay 8 quyển gì đó. Câu chuyện nói về hai người bạn và người bố bạn dẫn cũng rất khéo. Bạn cũng dẫn dắt rất tốt khi xâu chuôi nó với kinh Diệu Pháp Liên Hoa với hàm nghĩa một hành động tương tự.

Bạn cũng nói về sách Đắc Nhân Tâm, tôi nghĩ bạn là người đọc và học nhiều, chắc bạn cũng đã đọc về "Tinh Hoa Xử Thế" cũng như một số sách tâm lý kinh doanh khác nữa ( vì mình cũng là người học cả về Quản trị kinh doanh nên nghĩ vậy thôi).

Bạn lập luận khá tốt với ý nghĩa bắt đầu là dù tu tập đến A La Hán thì vẫn không thể coi thường vật chất, tiền bạc được. Cái này quá đúng rồi còn gì. Phật còn phải tự mình mang bình bát đi nữa là. Tuyệt vời nhất là nếu một người nói chỉ tu, coi nhẹ tất cả thì gánh nặng đè lên người thân ( như vợ con), cái này quá hay, quá đúng. tangbong

Mình cũng thấy điều bạn nói ở đây rất đúng. Chính đức Thích Ca đã nói điều này mà bạn. Có thể nhiều người không để ý chứ việc tu khổ hạnh mấy năm gần như kiệt sức, rồi sau đó uống sữa và ăn cơm rồi tu hành thành đạo, đó chẳng phải là đúng ý của bạn vừa nói sao. Thực tế thì đạo phật mà đức Thích Ca dạy chúng ta chính là vậy, chính là Trung đạo. Cái Trung là ở đây đó. Không sinh tồn sao có thể tu hành? Coi thân này là giả, không đáng sống chỉ nên bỏ mà lại lập tức bỏ ngay thì lấy thân đâu để mà học mà tu? Đến thân đức Thích Ca còn mượn thân ở Thế gian mà dạy bảo, thuyết pháp độ chúng sanh tới 80 năm đó thôi. Sao lai nói thân này không đáng quý? Gương của Thế tôn đó sao lại không thấy. Đọc đến kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì cần phải thấy thấu sâu xa một chút.

Nhưng có một điểm tôi phải nêu rõ, Tăng chúng tu hành có chúng sanh cúng dường. Điều này là đem lại lợi ích cho cả hai. Không phải cứ không lao động sản xuất mà chỉ tu hành là sai, cũng không phải chỉ lao động sản xuất mà không tu đạo là đúng đâu. Những đệ tử của Phật khi còn tại thế hay đến cả sau này đều là có cúng dường, có nhân duyên với nhau từ lâu xa đó. Mẹ ngài Mục Kiền Liên kiếp trước có ơn cũng dường chu cấp cho Mục Liên kiếp đó còn là một vị tăng nên ngài làm con ở kiếp sau và độ cho mẹ khỏi ba đường ác đó. Nhẫn đến các câu chuyện trong kinh điển gần như đều là vậy.

Chia sẻ đôi chút suy tư. Mong được kết bạn tangbong
A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Bộ môn triết học của thế gian còn nằm trong tri kiến hạn hẹp của phàm phu. Nếu thực sự chịu nghiên cứu Phật pháp sẽ thấy Phật pháp còn hơn cả triết học. Tất cả những lời nói của thầy cô trong trường đa phần được dạy bởi người đi trước, cho nên không hẳn là đúng hết. Tốt nhất là tự mình nên tìm hiểu cho chắc ăn, nếu họ có dạy sai thì mình nên góp ý, chớ im lặng để họ chất chứa thêm tà kiến.

Đạo hữu nên nghe bài giảng này:


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.62 khách