Hai người con chia của (Kinh Bách Dụ)

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Hai người con chia của (Kinh Bách Dụ)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hôm qua đi chùa lạy Phật, tụng kinh, nghe pháp, được thầy tặng cho một cuốn kinh Bách Dụ mới toanh. Sách được dịch bởi Thích Phước Cẩn, nhà xuất bản Tôn Giáo ấn tống. Cuốn sách mỏng gồm một trăm bài kinh ngắn có lời bình của dịch giả.

Lật hú họa một trang được ngay bài số 58. Xin chép lại để chúng ta cùng học hỏi:

58. HAI NGƯỜI CON CHIA CỦA

Thuở xưa, ở nước Ma La, có người dòng Sát Đế Lợi bị bệnh trầm trọng. Biết mình sắp chết, ông dặn dò hai con rằng:

- Sau khi cha chết, hai con chia tài sản của cha để lại cho đồng đều.

Vài hôm sau, người cha mất. Hai người con theo lời di chúc chia gia tài làm hai phần. Người anh nói với người em:

- Chia như vậy không công bằng.

Ngược lại, người em cũng nói với người anh như thế. Bây giờ, có ông lão quê mùa nói với họ rằng:

- Bác có cách này, tài sản sẽ được chia đồng đều cho hai cháu. Hãy cắt tất cả vật hiện có ra làm đôi, mỗi người một nửa.

Hai anh em nghe rồi, đồng ý, liền cắt quần áo làm đôi, mân bàn cưa đôi, chén bát, nồi nêu đều cắt làm đôi, ngay cả tiền cũng cắt làm đôi.

Chia của như thế, bị người khác chê cười.

Qua mẫu chuyện này, việc làm của ngoại đạo đối với bốn cách đáp được đề cập hoặc như sau:

  • 1. Quyết định đáp: Mọi người đều phải chết.

    2. Phân biệt đáp: Chết ắt có sanh, ái dục hết thì vô sanh.

    3. Phản vấn đáp: Nếu ai hỏi: "Người là hơn hết phải không?". thì hỏi lại: "Ông hỏi người so với ba ác đạo hay so với chư thiên?" Nếu so với ba ác đạo thì người hơn; so với chư thiên thì người kém.

    4. Trí đáp: Hoặc hỏi mười bốn nạn, hoặc hỏi thế giới và chúng sanh hữu biên hay vô biên, có đầu có cuối hay không có đầu có cuối.
Các ngoại đạo tự cho mình là trí tuệ, làm luận Phân biệt, phá hết bốn cách đáp này. Dụ như người quê mùa chia tài sản kia, đến tiền cũng cắt làm đôi để chia vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách