cung sao hội dưới cái nhìn của đạo Phật ( chánh kiến)

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

NguyenKhoa85
Bài viết: 108
Ngày: 15/11/11 09:03
Giới tính: Nam

cung sao hội dưới cái nhìn của đạo Phật ( chánh kiến)

Bài viết chưa xem gửi bởi NguyenKhoa85 »

CÚNG SAO GIẢI HẠN
Hoàng Liên Tâm
Hằng năm, cứ vào dịp đầu năm Âm Lịch, nhất là tuần lễ thứ hai trong tháng Giêng mà cao điểm là ngày Rằm, người Phật tử Việt Nam và Trung Hoa thường có lệ đi chùa dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn. Vì là ngày Rằm đầu năm nên các chùa ở trong nước cũng như hải ngọai thường tổ chức lễ rất trọng thể nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng Phật tử. Hầu như chùa nào cũng có chương trình cầu an đầu năm. Tuy nhiên vẫn còn một số chùa nhận ghi danh Phật tử cúng sao giải hạn vào ngày Rằm tháng Giêng.

Đến thăm một ngôi chùa khá lớn và nổi tiếng tại Hà Nội vào dịp đầu năm vừa qua, chúng tôi cũng thấy chương trình cầu an đầu năm từ ngày mồng tám đến ngày Rằm, có cúng sao giải hạn. Lễ Phật xong, chúng tôi vào phòng khách thăm thầy trú trì. Trong phòng cũng khá đông Phật tử đến nhờ thầy xem tuổi, xem sao hạn và ghi danh vào danh sách cần cúng sao giải hạn. Chúng tôi nghe thầy nói với một Phật tử: "Phật tử năm nay sao Thái Bạch, vào hạn khánh tận, thái bạch là sạch cửa nhà, phải dùng tám ngọn đèn hay tám ngọn nến làm lễ hướng Tây, mỗi tháng cúng vào ngày Rằm, khấn đức Thái Bạch Tinh Quân". Tới lượt Phật tử khác và cứ như thế, người vào người ra mang trong lòng nỗi buồn vui đầu năm theo những vì sao đã an bài cho đời mình trong năm.

Tôi rời chùa mà lòng như không vui, tự hỏi ai đã đem tập tục cúng sao giải hạn vào nơi già lam, biến chốn thiền môn nghiêm tịnh thành nơi thờ cúng Thần Tiên, cầu hên xui may rủi cho con người và cũng thương thay cho những ai đặt lòng tin không đúng chỗ, trao phận mình cho người khác sử lý qua việc khấn sao xin giải trừ hạn xấu.

Thật ra, lễ Rằm Tháng Giêng, còn gọi là lễ Thượng Nguyên là lễ hội dân gian ở Việt Nam, được du nhập từ nước láng giềng Trung Hoa phương Bắc. Gọi thượng nguyên là cách phân chia theo Âm lịch: thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và hạ nguyên (Rằm tháng Mười) của hệ thống lịch tính theo mặt trăng. Theo một số sách Trung Hoa, như Đường Thư Lịch Chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao phát sáng trên trời. Có sách nói là bảy sao, rồi về sau có sách thêm vào hai sao La Hầu và Kế Đô. Chín vì sao đó là Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu và Kế Đô. Có sách thêm sao Thái Bạch nữa thành mười sao. Chín vì sao này hay còn gọi là Cửu Diệu là các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũ hành. Theo sách này cho rằng thì hàng năm mỗi tuổi âm lịch chịu ảnh hưởng của một vì sao gọi nôm na là sao chiếu mạng. Do đó có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu. Hai sao La Hầu và Kế Đô là sao xấu, là loại ám hư tinh vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời.

Đó là theo tập tục dân gian vốn có từ thời xa xưa mông muội, khi mà con người cảm thấy quá bé nhỏ trước thiên nhiên, bị đủ loại bệnh hoạn mà chưa tìm ra thuốc chữa, cho là vì các vị Thần trừng phạt, nên sợ sệt trước đủ mọi loại Thần mà họ có thể tưởng tượng ra được, từ thần Sấm, thần Sét, thần Cây Đa, cây Đề, thần Hổ, thần Rắn, thần Núi, thần Sông (Hà Bá) v.v…

Nhưng căn cứ vào kinh sách liễu nghĩa của nhà Phật, theo lời Phật dạy trong Pháp Tứ Y : "y cứ theo kinh liễu nghĩa, chẳng y cứ theo kinh không liễu nghĩa", thì chúng tôi thấy không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Tuy vậy, vẫn có một số ít chùa, ở những vùng địa dư còn chịu nhiều ảnh hưởng truyền thống tín ngưỡng dân gian đa thần, thì các vị tu sĩ Phật giáo cũng đành phải, gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng sơ cơ học đạo giải thoát, mà tổ chức các buổi lễ lạc, bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác. Ngoài ra, cũng có một số chùa ở chốn thị thành, mặc dầu biết việc cúng sao giải hạn là không phù hợp với chánh pháp nhưng vẫn duy trì, hoặc do nhu cầu phát triển chùa cần sự trợ giúp của thí chủ, hoặc vì lo ngại Phật tử sẽ đi nơi khác hay theo thầy bùa, thầy cúng mà tội nghiệp cho họ phải xa dần Phật đạo.

Tại sao chúng tôi nói là không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Bởi vì tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên. Bảy ngôi sao, chín ngôi sao hay mười ngôi sao nói ở trên là do chính con người đặt tên và vẽ cho mỗi ngôi sao mang một đặc tính, chứ đức Phật không hề nói về chúng. Ngài dạy chúng ta về nhân quả. Ngài dạy rằng không có quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất hiện lên, mà đều do các hành động qua tâm, khẩu và ý của con người tạo ra. Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến. Thí dụ như chúng ta muốn có cam ngọt thì chúng ta phải chọn giống hay chiết cành từ cây cam ngọt, như cam Texas chẳng hạn. Thêm vào đó chúng ta phải chăm sóc, bón phân, tưới nước đúng thời kỳ, thì thế nào chúng ta cũng sẽ hái được cam ngọt.

Tương tự như vậy, mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Những nhân duyên xấu do chúng ta tạo tác sẽ trổ quả xấu, những nhân duyên tốt sẽ trổ qủa tốt. Nhà Phật có câu "muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại"; Tuy nhiên, nhân quả không đơn thuần mà rất đa dạng, trùng trùng, chẳng phải chỉ do trực tiếp ở đời hiện tại mà lại có thể do ảnh hưởng từ nhiều đời trong quá khứ, ngoại trừ những người tu hành liễu đạo, tới được trạng thái "Tâm Không" thì: "Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không"(Vĩnh Gia Huyền Giác).

Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng. Phật giáo dạy rằng bất luận việc gì xảy đến cho chúng ta, đều do một hay nhiều nguyên nhân, chớ không do ngẫu nhiên, thời vận hên xui hay số mạng an bài.

Đối với Phật giáo, không có ngày nào xấu, mà cũng không có ngày nào tốt, mà cũng không có sao hạn xấu tốt. Nếu ta đi coi xăm, bói quẻ, coi sao, coi hạn, thầy nói ngày ấy tốt mà lại đi làm những chuyện không tốt lành, như ăn trộm, gây gỗ, đánh nhau, giết người, chắc chắn chúng ta sẽ bị pháp luật trừng trị và ngày tốt do ông thầy nói ấy trở thành ngày xấu ngay. Như vậy ngày tốt, ngày xấu không có cơ sở, chỉ là do con người bày ra mà thôi. Lại thí dụ có hai đạo quân giao tranh, đều chọn ngày tốt và giờ hoàng đạo ra quân, vậy mà chỉ có một bên thắng, và cả hai bên, dù thắng dù thua, cũng đều có tử sĩ và thương binh. Chọn ngày tốt mà làm việc giết người thì quả trổ ra sẽ có chết chóc là vậy.

Đối với sự cúng sao giải hạn, nếu chỉ mua sắm lễ vật mang lên chùa để xin thầy cúng sao La Hầu, Kế Đô hay Thái Bạch gì đó để giải hạn xấu giùm thì nghịch lại lý Nhân Qủa. Nếu vị thầy cầu xin đức Thái Bạch Tinh Quân, đức La Hầu Tinh Quân, … tha tội, giải hạn xấu nổi thì những người giầu có cứ tạo ác rồi sau đó xin thầy cúng sao giải hạn cho tai qua nạn khỏi, cho khỏi bị tù tội, tạo nhân ác mà hưởng được quả thiện, thì toàn bộ nền đạo lý xây dựng trên quan điểm về lý Nhân Quả mà nhà Phật rao giảng phải sụp đổ sao?

Có người hỏi rằng, nếu chỉ tin vào quy luật Nhân Quả thì có nên cúng bái Cầu Siêu, Cầu An không?

Xin thưa, cúng bái Cầu Siêu, Cầu An khác với cúng Sao giải hạn.

Trường hợp Cầu Siêu, đó là một hình thức tưởng niệm người đã qua đời, với tâm thành ước mong thần thức người quá vãng được sanh về nơi tốt đẹp. Chuyện lời cầu có được đáp ứng hay không thì chưa ai chứng minh bằng khoa học được. Nhưng lòng thương nhớ mà thân nhân dành cho người quá vãng nếu được biểu lộ bằng những buổi lễ trang nghiêm, với niềm tin tưởng thành kính, chí tâm cầu nguyện cho người quá vãng, thì nếu như thần thức người quá vãng còn trong trạng thái thân trung ấm, sẽ có thể có cảm ứng tốt mà vơi đi nỗi buồn rầu, lo sợ, sân hận, có thể tạo được cơ hội cho nghiệp lành dẫn dắt mà tái sanh.

Ngay như những buổi cúng giỗ, nếu gia đình người quá vãng có thể thiết lễ trên chùa, cùng nhau vì người quá vãng mà tụng một thời kinh, dùng một bữa cơm chay tịnh, thì ngoài biểu tượng của lòng hiếu thảo từ con cái hướng lên cha mẹ, hoặc tình thương mến đối với người thân nhân đã qua đời, cũng còn là một duyên lành của những người tham dự với nhà Phật khởi lên từ kỷ niệm đối với người quá vãng.

Còn trường hợp lễ Cầu An thì chúng tôi thiết nghĩ, nếu muốn có được kết quả tốt thì chính người bệnh phải cùng với thân nhân tham dự buổi lễ. Mà phải tham dự với tâm niệm chí thành. Người bệnh và tất cả thân nhân đều đồng tâm chí thành tụng niệm, thì ngay trong những giờ phút chí thành đó, tâm họ đã thanh tịnh. Nhà Phật quan niệm rằng tất cả Thân và Tâm đều vô thường, cho nên khi Tâm chuyển thì nghiệp chuyển, nghiệp chuyển thì bệnh chuyển. Bệnh là do Thân, Khẩu, Ý Nghiệp xấu tạo nên.

Có câu: "Tâm được tịnh rồi, tội (nghiệp) liền tiêu".

Vậy muốn Cầu An cho có kết quả thì ngoài vị thầy, chính người bệnh và thân nhân phải cùng nhau hành trì để cho Tâm được tịnh. Sự kiện thân nhân nên cùng tụng niệm là để cho người bệnh được tăng trưởng niềm tin khi thấy có bạn đồng tu, chứ nhân vật chính vẫn phải là người bệnh. Còn như chỉ đưa tiền cho vị thầy để nhờ thầy tụng niệm giùm, rồi xoa tay hoan hỉ về nhà chờ kết quả thì trái quy luật nhân quả. Vị thầy tụng niệm thì Tâm thầy tịnh, người bệnh không được ảnh hưởng, ngoại trừ chút hy vọng.

Đức Phật là vị đạo sư, Ngài không làm chuyện bất công là ban phước hoặc giáng họa cho ai, đã dạy chúng ta rằng phải tạo nhân lành để hưởng quả tốt trong Nhân Thừa. Rồi Ngài dạy chúng ta con đường để thăng tiến trong năm Thừa của nhà Phật, từ Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa, rồi đi tới giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Quý vị tu sĩ trong đạo Phật là Trưởng Tử Như Lai, hiển nhiên là phải nối tiếp bước chân của Đức Phật mà soi chiếu Ánh Đạo Vàng cho Phật tử, dạy Phật tử những điều Phật dạy trong kinh. Quý vị tu sĩ Phật giáo không phải là những người môi giới giữa Thần Thánh và tín đồ như tu sĩ của một số tôn giáo khác, tự nhận là có thể cầu xin Thần Thánh ban ơn giáng họa được. Chúng ta cần dùng trí tuệ để hiểu rõ con đường Giải Thoát của nhà Phật.

Trong kinh Phật Giáo Nguyên Thuỷ (kinh Trường Bộ), Đức Phật đã khuyên các thầy Tỳ Kheo, những người đã thọ dụng sự cúng dường của tín thí Phật tử, không nên thực hành những tà hạnh như: "chiêm tinh, chiêm tướng, đoán số mạng, xem địa lý, xem mặt trăng, mặt trời, các sao mọc lặn, sáng mờ, … sắp đặt ngày lành để đưa (rước) dâu hay rể về nhà, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước, …"

Ngoài ra, cũng trong kinh Nguyên Thuỷ (Giải Thoát Kinh), Đức Phật đã dạy về giáo pháp của chư Phật. Ngài dạy rằng:

"Ai hành trì chánh Pháp

Là cúng dường Đức Phật

Bằng cách cao quí nhất

Trong các sự cúng dường…"

Pháp mà Ngài dạy có thể tóm lược trong ba điều, đã trở thành quen thuộc với mọi người Phật tử:

"Không làm các việc ác

Siêng làm các việc lành

Thanh tịnh hoá tâm ý…"

Như vậy, nếu mỗi Phật tử đều hành trì ba điều Đức Phật dạy kể trên thì giờ nào, ngày nào, tháng nào hay năm nào cũng đều là giờ hoàng đạo, là ngày tốt, tháng tốt và năm tốt cả; đâu cần phải đi nhờ thầy cúng sao giải hạn nữa. Và hành trì như thế mới là cách cúng dường cao quý nhất trong các cách cúng dường Đức Phật.


Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: cung sao hội dưới cái nhìn của đạo Phật ( chánh kiến)

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Chậc ! Tôi tính đi cúng sao giải hạn (năm nay La Hầu) mà đọc bài này xong tự nhiên thấy tâm an hẳn ! =D> Chứng tỏ tôi bấy lâu dốt nát cắm đầu vào tường mà đi !

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: cung sao hội dưới cái nhìn của đạo Phật ( chánh kiến)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong Phật pháp không có chuyện bói toán, cúng sao giải hạn.
Bói toán, tử vi, cúng sao giải hạn được xếp vào tà mạng. (không phải chánh mạng)
Bói toán, tử vi gọi là khẩu thực, dùng miệng nói để kiếm ăn
Xem sao hạn gọi là ngưỡng thực, ngẩng nhìn trời mà kiếm ăn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: cung sao hội dưới cái nhìn của đạo Phật ( chánh kiến)

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

Ở đời không tin bói toán là đúng, nhưng phủ nhận mọi sự lợi ích từ các việc xem tướng số hay xem thiên thời địa lợi là 1 phần của sự vô minh...
Mình không biết mọi người tu như thế nào thì mình không biết, nhưng mình tin chắc rằng Đạo phải đi liền với Đời. Nếu nói ko xem tướng số thời lượng, há chả nói Khổng Minh, Nguyễn Bĩnh Khiêm... là những người ngu dốt mạt hạng?????
Đạo Phật cũng có nói trong phần chánh mạng là không nên coi tướng số người, mình tự nhận xét điều đó là đúng, vì sao? thời nay nếu phẩu thuật thẩm mỹ quá nhiều là 1, nếu chỉ nhìn tướng mà có tâm sanh phân biệt đối xử mà không nhìn việc để phán xét thì chả phải chăng thành người có trí mà lười biếng suy nghĩ là 2... nhưng cũng không phải vì vậy mà xét đoán cực đoan là không nên xem tướng gì hết. Vì khi đức Phật ra đời ngài đã được hàng hà các vị sa môn tiên đoán 2 con đường rõ ràng, chả nhẽ ta nói các người đó sai? thời đại nhà Lý, nếu Sư Vạn Hạnh không nhìn ra tướng số của đứa bé mồ côi Lý Công Uẩn, mà chỉ xét bé theo 1 con đường lối là tu hành thì thời ta đâu có 1 vị vua kiệt xuất, 1 vị vua anh minh đem đến cho cả Đạo và Đời đều được an vui ( vì vua có cho xây dựng chùa chiềng và phần đời sau cũng xuất gia )...
Về phần đoán xét cúng sao, thì mình lấy ví dụ như 1 người doanh nhân đang muốn làm giàu, mà tài sản ko đủ nên mới đi vai Ngân Hàng để có 1 số vốn để được làm ăn. Thì sẽ có 2 trường hợp: 1/ Nếu người đó làm ăn tốt thì sẽ có tiền để chi trả số nợ lẫn TIỀN LỜI. 2/ Nếu người đó làm ăn không lời, thì thậm chí mất hết số tiền đang có lẫn mượn, mà còn mang theo cả nợ lãi chồng chất.
Ở đây mình chỉ nêu lên ý kiến vậy thôi ^^! tùy theo suy nghĩ mỗi người he ^^! Chúc các bạn năm mới ngày càng thêm hiểu đạo Pháp, ngày càng có thêm Duyên lành để thực hành và chiêm nghiệm, Và hơn hết là ngày càng khai trừ được Vô Minh và Phước báo viên mãn ^^. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật... :x :x :x


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: cung sao hội dưới cái nhìn của đạo Phật ( chánh kiến)

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Kính chư đh, theo tui nghĩ, Ở một góc độ văn hóa Châu Á, Mỗi năm nếu Phật tử nào chưa cảm thấy yên Lòng, đầu năm đi chùa Lễ Phật, sau đó nhờ nhà Chùa " Cầu An, Cúng sao giải hạn" tui thấy cũng có cái hay của Khóa lễ này, miễn là chúng ta đừng đi quá đà(lạm dụng để gieo rắc mê tín _ trục lợi...) là được rồi ! ví như chuyện đi thăm Mồ Mã Cha Mẹ,Ông Bà, Tổ Tiên, sau một nén nhang đã thành kính thắp lên cúng Tổ Tiên, và dăm ba tờ giấy vàng mã , đốt lên cho ấm lòng chốn " cô tịch" kể cũng hay thôi mà !
nay kính.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: cung sao hội dưới cái nhìn của đạo Phật ( chánh kiến)

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

lnkhanh212 đã viết:Ở đời không tin bói toán là đúng, nhưng phủ nhận mọi sự lợi ích từ các việc xem tướng số hay xem thiên thời địa lợi là 1 phần của sự vô minh...
Mình không biết mọi người tu như thế nào thì mình không biết, nhưng mình tin chắc rằng Đạo phải đi liền với Đời. Nếu nói ko xem tướng số thời lượng, há chả nói Khổng Minh, Nguyễn Bĩnh Khiêm... là những người ngu dốt mạt hạng?????
Đạo Phật cũng có nói trong phần chánh mạng là không nên coi tướng số người, mình tự nhận xét điều đó là đúng, vì sao? thời nay nếu phẩu thuật thẩm mỹ quá nhiều là 1, nếu chỉ nhìn tướng mà có tâm sanh phân biệt đối xử mà không nhìn việc để phán xét thì chả phải chăng thành người có trí mà lười biếng suy nghĩ là 2... nhưng cũng không phải vì vậy mà xét đoán cực đoan là không nên xem tướng gì hết. Vì khi đức Phật ra đời ngài đã được hàng hà các vị sa môn tiên đoán 2 con đường rõ ràng, chả nhẽ ta nói các người đó sai? thời đại nhà Lý, nếu Sư Vạn Hạnh không nhìn ra tướng số của đứa bé mồ côi Lý Công Uẩn, mà chỉ xét bé theo 1 con đường lối là tu hành thì thời ta đâu có 1 vị vua kiệt xuất, 1 vị vua anh minh đem đến cho cả Đạo và Đời đều được an vui ( vì vua có cho xây dựng chùa chiềng và phần đời sau cũng xuất gia )...
Về phần đoán xét cúng sao, thì mình lấy ví dụ như 1 người doanh nhân đang muốn làm giàu, mà tài sản ko đủ nên mới đi vai Ngân Hàng để có 1 số vốn để được làm ăn. Thì sẽ có 2 trường hợp: 1/ Nếu người đó làm ăn tốt thì sẽ có tiền để chi trả số nợ lẫn TIỀN LỜI. 2/ Nếu người đó làm ăn không lời, thì thậm chí mất hết số tiền đang có lẫn mượn, mà còn mang theo cả nợ lãi chồng chất.
Ở đây mình chỉ nêu lên ý kiến vậy thôi ^^! tùy theo suy nghĩ mỗi người he ^^! Chúc các bạn năm mới ngày càng thêm hiểu đạo Pháp, ngày càng có thêm Duyên lành để thực hành và chiêm nghiệm, Và hơn hết là ngày càng khai trừ được Vô Minh và Phước báo viên mãn ^^. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật... :x :x :x
Thiện hữu muốn nghe chuyện thực tế thì Đồng Nát kể cho mà nghe.
Theo phương diện thế tục mà nói, Phật tử tại gia còn làm ăn buôn bán, tiền tài danh vọng...Cho nên chỉ có tiền đẻ ra tiền, ông bà có câu:"có bột mới gột nên hồ" chứ làm gì có chuyện "nước lã mà vã nên hồ" bao giờ! Vì vậy làm ăn buôn bán thì phải có đồng vốn lận lưng, không có thì phải vay mượn để làm vốn.

Theo 2 giả thiết thiện hữu đưa ra thì hoàn toàn hợp lý:
1/ Nếu người đó làm ăn tốt thì sẽ có tiền để chi trả số nợ lẫn TIỀN LỜI. 2/ Nếu người đó làm ăn không lời, thì thậm chí mất hết số tiền đang có lẫn mượn, mà còn mang theo cả nợ lãi chồng chất.

Nhưng đừng vì như vậy mà nói là cần phải bói toán để đoán biết vận mệnh, thời cơ xem thành bại ra sao nhờ đó mà biết đường đối phó xoay sở để không bị thất bại. Như vậy là khong thấy được vấn đề là gì.

Người không cần bói toán nhưng có trí tuệ, có kiến thức thương mại, hay am tường quy luật mua bán trên thương trường do kinh nghiệm lâu năm tích lũy mà có thì họ không cần bói toán gì hết, họ khong phó mặc cho may rủi, chủ yếu làm ăn uy tín chất lượng, tạo mối quan hệ với bạn hàng tốt (không gap trúng lừa đảo do tuân thủ các nguyên tắc mua bán nhờ đó hạn chế được rủi ro).

Trên đường làm ăn lâu năm, Đồng Nát từng chung vốn với người vừa giàu có (tiền tính bằng triệu đô la) mà vừa trí tuệ (từng là giảng viên Đại học) nhưng trong gia đình anh đó không hề thờ cúng Thần tài ông địa, chỉ theo tập quán người Việt thờ ông bà tổ tiên, chỉ làm những việc tốt cho mọi người như đầu tư tiền để tạo cong ăn việc làm cho người trẻ tuổi, làm từ thiện...tóm lại là hành thiện nghiệp mặc dù không biết gì về Phật pháp.

Nếu mà nói rằng cúng kiến giải sao hạn chắc chắn không hề có, quan sát và thấy như vậy Đồng Nát diệt được "tà kiến". Và ngoài ra còn nhiểu gia đình bạn thân khác cũng vậy, họ không có lên chùa cúng sao giải hạn, không thờ thần tài ông địa, chỉ có thờ Quan Âm bồ tát...nhưng tại sao họ giàu có nhà của biệt thự khắp nơi ở sài gòn vậy? Có người bạn thân làm việc cho IBM tại TPHCM mức lương 2500 UDS/tháng mà người này khong hề cầu xin hay chưa từng biết cúng sao giải hạn mà là do học hành làm việc bằng kiến thức trí tuệ lâu ngày thăng tiến, trong đời sống người nay không làm các việc bất thiện, Đồng Nát quan sát thấy rằng tất họ có trí tuệ và biết tích lũy...không phung phí tiền bạc, giúp người đúng chỗ đúng lúc.

Nói rộng ra hơn, nhìn xa ra nữa...Bill Gate, làm giàu bằng trí tuệ hay do cầu xin cúng sao giải hạn, bói toán mà có??? nếu nhìn Bill Gate thì rõ ràng đúng luật nhân quả mà Đức Thế Tôn truyền dạy. Vì hiện nay tổ chức "The Bill & Melindar Gate Foundation" do vợ chồng Bill Gate thành lập làm từ thiện hàng chục tỷ USD trong nhiều năm qua, rõ ràng đây là tác thiện nghiệp và chủng tử thiện (hạt giống thiện) này sẽ lưu giữ trong Tàng Thức (A-lại-da thức) nếu tái sanh làm người trở lại nghiệp thiện huân tập này sẽ tiếp tục trong đời sau vừa hưởng quả ngọt và nhờ chủng tử này sẽ tiếp tục phát tâm làm từ thiện trong đời sau. Nhìn quả hiện tại biết nhân quá khứ, tức tiền kiếp chắc chắn Bill Gate tạo rất nhiều thiện nghiệp nên kiếp này giàu có và trí tuệ hơn người....

Hãy tiếp tục quan sát trong danh sách 10 người đứng đầu danh sách người giàu nhất thế giới 2011 do Forbes xếp hạng còn có các tỉ phú:
Carlos Slim Helu & family (74 tỷ USD), Warren Buffett (50 Tỷ USD)...chúng ta hãy xem lại cuộc đời của họ sinh ra lớn lên rồi làm giàu như thế nào sẽ rõ luật nhân quả... chứ không phải do thần linh hay các vị sao quyết định cho các vị tỷ phú này. Chỉ có trí tuệ và tài năng kinh doanh và phước báo đưa họ trở thành những người giàu nhất...

Rõ ràng ở đây có sự tác nghiệp, trí tuệ giúp cho nhận định đúng, ra quyết định đúng trong kinh doanh, tạo uy tín, chất lượng...như thế rõ ràng đều do trí tuệ và tác nghiệp mà thành tựu. Trí cao thì thành tựu cao.

Thần linh (trong nhà phật gọi là Qũy thần, thuộc cảnh giới địa Thiên ở gần với thế gian nhất) nếu họ có ban phước phước lộc thì cũng căn cứ trên những người có tâm thiện, sống thiện, biết cúng dường nhưng họ trợ duyên thông qua tác nghiệp: nghĩa là có làm thì mới có tiền, không làm thì không có tiền. Còn nếu bạn đang mắc nghiệp thì thần linh cũng chẳng giúp được gì đâu, Thần Linh cũng chẳng giúp cho người làm ác, làm bậy bao giờ!!!

Chư Phật, chư Bồ tát thì an nhiên tự tại chứ nào mà có chuyện ban lộc phát tài, ban phước??? Có chăng trợ duyên hoằng pháp độ sanh để chúng sanh tu học, chứ cho tài cho lộc để hưởng thụ đắm nhiễm trong trần cảnh biết ngày nào ra???

Thế giới chúng ta đang cư trú là giới nghiệp, có làm thì mới có tiền, không làm thì không có tiền, người có trí tuệ biết làm ăn đúng phương pháp thì đồng tiền quay vòng nhanh hơn sinh lợi nhiều hơn... Hãy quan sát, những người không có trí tuệ thì càng mê tín càng cầu xin chư thần nhưng thực sự họ giàu có không??? hay họ vẫn sống trong phiền não.

Hãy quan sát và nhận định cho đúng.

Dân gian có câu: "gieo gió gặt bão, ở hiền gặp lành" thì cũng không ngoài luật nhân quả Đức Thế Tôn dạy.
Không gieo trồng mà muốn hái quả sao? xin đừng mơ ngủ giữa ban ngày nữa! kinhle

Không cần cầu xin nữa, có tội thì lo xám hối, hành trì thì hồi hướng hết công đức cho tất cả chúng sanh trong pháp giới, phát lòng vô thượng tu hành và biết cách làm ăn thì sẽ hưởng ngay quả thật to lớn ngay trong hiện kiếp. Có người làm thiện nhiều mà không giàu có vì không có trí tuệ thế gian (kiến thức kinh doanh) để làm giàu thì nghĩ là không có nhân quả, có người chỉ biết cầu xin nhưng không biết làm ăn nên thất bại, phải tác nghiệp đúng thì mới đem lại kết quả cao. Còn có yếu tố rủi ro do vô thường, cho nên thần linh không có giúp được gì đâu. hãy quan sát bao nhiêu nguoi cúng kiếng hàng năm, ai là ngươi giàu có nhất do cúng kiếng? Hay do làm ăn giỏi mà có, cộng với phước báu mà được hưởng do thuận duyên trong đời sống và kinh doanh? Gửi tên tuổi mọi người trong gia đình lên chùa cúng giải sao hạn, cúng cầu an, nhưng đó không có quan tâm tự tu tư hành không có trí tuệ, đắm nhiễm trong dục lạc danh vọng, thử hỏi cả năm người đó có an không mà cầu??? Nội - Ngoại phải tương ưng với nhau, cho dù Mười phương chư Phật vì lòng Đại Bi thương xót chúng sanh dùng Oai lực mà độ cho chúng sanh được an ổn nhưng người có nhận được hay an ổn hay không thì phải Định Tâm định trí, mà muốn định tâm định trí thì phải do tu hành mới có được. Trên đường làm ăn thời buổi bậy giờ, có chút tiền thì phải có tiệc tùng, ăn nhậu...tâm động loạn như vậy thì Phật nào độ cho nổi! Tịnh Độ nghĩa là có tịnh tâm thì mới độ. Thử xem lại, có pháp môn nào của Phật mà không cần tịnh thân-khẩu-ý không???
Đồng Nát nói nhiều quá, xin ngừng ở đây. Chúc an lạc, tỉnh giác (khỏi ngủ mơ) trí tuệ. Kính. tangbong
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 30/01/12 16:50 với 1 lần sửa.


NguyenKhoa85
Bài viết: 108
Ngày: 15/11/11 09:03
Giới tính: Nam

Re: cung sao hội dưới cái nhìn của đạo Phật ( chánh kiến)

Bài viết chưa xem gửi bởi NguyenKhoa85 »

Ở đời không tin bói toán là đúng, nhưng phủ nhận mọi sự lợi ích từ các việc xem tướng số hay xem thiên thời địa lợi là 1 phần của sự vô minh...
ĐH inkhanh212 khi nói lên câu này thật sự đáng buồn thay khi chính bản thân ĐH chưa có thể nắm rõ được lý nhân - quả và nhân duyên của nó.Người học phật nhìn sự việc diễn biến và xảy ra bằng con mắt trí tuệ chứ không phải bằng tướng số,thiên thời địa lợi.Thời đức Phật tại thế, mỗi thời Pháp đức Phật thuyết ra dựa trên sự quan sát chúng sanh trên nhân quả,xem xét sự việc qua lý nhân duyên sinh chứ đâu có dựa trên thiên thời địa lợi tướng số mà nó pháp.

Việc coi tướng,, coi bói,cúng sao tất cả chẳng qua là phương tiện của chư tổ mục đích để giúp chúng sanh còn có chút công đức có thể tiêu trừ nghiệp,gieo duyên với Tam Bảo khi phát tâm bố thí cúng dường làm điều thiện Nghiệp.Nhưng do ngày nay, cái lý của nó người ta không nghĩ đến mà chỉ biết đến cái lợi, buôn thần bán thánh,coi tướng coi số làm nhiều chuyện hại người và hại luôn chính bản thân mình.

Bỏ 30.000 - 50.000 có khi cả trăm ngàn ra xem bói,xem tướng.Hên thì được "thầy" phán làm ăn phát đạt mọi chuyện như ý, ko may thì "thầy" phán vận xấu mạng xấu. Tự nhiên bỏ tiền ra mua bao nhiêu cái phiền muộn, vui buồn không có của thầy bà.Mọi chuyện thầy bà phán nếu đúng cho là linh quá,còn không trúng thì an ủi số mình cao nên vượt qua tất cả.Nói trắng nói đen gì cũng được thật là nực cười.

Nếu cho dù có bói xem tướng đều đúng hết, thi đã sao, mọi chuyện nhân - quả rõ ràng,có chạy cũng không khỏi,đăm ra nươm nướp lo sợ mọi thứ, nhờ thầy bà giải hạn xấu,tam tai..v..vv Thiệt là vô minh khi chúng sanh không có chánh kiến,lòng tin nhẹ dạ chạy theo mê lầm tà kiến.

Điều bản thân chúng ta cần nhin rõ sự thật,chấp nhận sự thật thay vì chốn chạy.Nghiệp của mình đã gieo thì đến khi thọ quả cũng là điều tất nhiên.Làm việc xấu mà cứ mong cầu quả báo tốt sao mà được.Người hiểu đạo biết dừng lại cái xấu,biết sám hối cái xấu đã gieo,biết tu tâm hành thiện tích đức thì may ra còn chuyển Nghiệp ( chuyển nghiệp chứ không phải là hết Nghiệp,mười phần giảm còn còn 3 phần tùy theon công đức tích lũy nhưng cũng phải trả Nghiệp).

Với N_K mọi thứ tất cả là phương tiện,an hay không an,tốt hay không tốt là do bản thân ta.Phàm những gì mang lại sự lợi ích chân thật an lạc đó mới chính là chánh pháp Như Lai tangbong Nam mô A Di Đà Phật tangbong


lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: cung sao hội dưới cái nhìn của đạo Phật ( chánh kiến)

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

Hehe bởi thế mình mới bảo là tùy theo duyên cơ và suy nghĩ từng người suy nghĩ về câu nói của mình là như thế nào ^^!
Mình chỉ nói thế và làm như thế nào thì ắt mỗi người sẽ rõ, Đạo không nên dùng lời mà nói. Giống như Đức Thích Ca nói với ngài Xá Lợi Phất, cõi ta vốn thanh tịnh và trang nghiêm như bao cõi Phật khác, nhưng vì Tâm mà xuất ra nhiều thứ khác. Có núi, có rừng, có tiền, có bệnh... và thị hiện ra nhiều thứ khác để tùy căn cơ mỗi người mà nói Pháp. Ví như cõi hương tích, Phật Hương Tích chỉ dùng mùi hương mà truyền đạt ý và các chư vị bồ tát đều hiểu... còn ta? vì sao phải nói Nhân nói quả... nói trắng ra cũng là chỉ để dạy bảo, bày pháp phương tiện mà nói thôi.
Còn nếu bạn Đồng Nát có nói làm ăn với những người chục triệu đô thì sẽ rõ, thì mình không dám so, vì mình chỉ mới đi theo anh 2 của mình làm bên sàng vàng của Viettin bank, chỉ mới giao lưu học hỏi với các anh chị tự làm nên bằng đôi bàn tay của mình mỗi ngày vài trăm đô thôi, và mọi người đó luôn dạy cho mình những bài học như, hãy luôn coi tiền là phương tiện, là công cụ chứ nên coi đó là chủ nhân của mình. Tuy chưa có tài khoản chính thức ( vì chưa ra trường ) nhưng anh 2 mình đã dạy mình nhưng nguyên tắc và mình nhớ rất rõ 1 nguyên tắc của cả công ty sàn giao dịch của FX PRO là: Không làm bất cứ gì vào ngày tam nương, chỉ xem và quan sát không được giao dịch.
Còn 1 anh khác của mình làm bên công ty trang trí nội thất, anh luôn dạy mình 1 điều, đi đến đâu, địa phương nào phải hiểu rõ phong thủy, muốn làm ăn phát đạt phải biết tôn trọng tất cả mọi người, cả người sống và người chết. Vì thế anh thường vào các khu nghĩa trang, hay đài tưởng niệm mà dâng hương. Và vì thế, tuy không có bằng cấp, không có được sự trí tuệ viên mãn nhưng anh luôn là người được nhiều người trọng dụng, tin tưởng và luôn làm ăn tốt. ( mỗi tháng lương của anh chính thức thì chỉ có khoãng 15M tính thêm chi phí phụ cấp thì được khoảng 30... chắc cũng không bằng những người làm 2500$/tháng)...
Còn bạn đưa ra Bill Gate, Warren Buffet thì xin thưa, hãy nghiên cứu quá trình họ làm giàu chứ đừng nhìn vào cái kết quả hiện giờ họ có, bạn chỉ mới nhìn hiện tại và tương lai, còn quá khứ họ đã đứng trên xương máu của bao nhiều người bạn có biết? có biết Warren đã tiếc biết bao nhiêu khi nói với người bạn mình: tôi thật buồn biết bao khi thấy vợ mình cầm hơn 500$ đi trang trí lại nhà cửa, anh nghĩ sao nếu tôi dùng số tiền đó đầu tư trong 20 năm?. ( trích những thói quen làm giàu của Warren và Sorros ).
Mình đã nói mình là 1 người thích Đời và Đạo đi liền nhau. Bạn có nghĩ 1 sinh viên Đại Học BK, 1 nhà kĩ sư tương lai, 1 người theo khoa học từ đó giờ có tin vào những điều vô lí bói toán? Chỉ có thể tự trải qua mà tự biết thôi bạn ơi...


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: cung sao hội dưới cái nhìn của đạo Phật ( chánh kiến)

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Ở đây chỉ nói có làm mới có tiền, không do cầu xin mà có được. Có một cảnh giới mà cầu xin gì họ cũng khiến cho bạn thành công, thậm chí muốn xây chùa to thì cầu sẽ toại nguyện, nhưng đến khi xả thân tứ đại ra, coi như mắc nợ họ rồi các vị hay cầu xin đó phải về cảnh giới đó của họ mà trợ nợ tính bằng rất lâu triệu kiếp..

Còn nói về mặt trái của đồng tiền trong kinh doanh, không muốn nói. tất cả cũng gộp lại trong chữ Tham mà ra thôi. Thiện ác do tác ý tác nghiệp mà ra.
Ta-bà này có gì tuyệt đối chỉ thử ra xem? Và đâu là con đường Trung đạo để bước? thật chẳng dễ gì.

Còn bài viết trên của Đồng Nát thi nói để mọi người tham khảo thôi, ai nghe được thì nghe, tùy duyên...

Đồng Nát thì nghèo chứ không phải người giàu có: cái Đồng Nát học được là Vô thường - Vô ngã, giờ không còn ham thích danh vọng nữa.

Chuc an lạc và thành tựu.
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 31/01/12 14:19 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: cung sao hội dưới cái nhìn của đạo Phật ( chánh kiến)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Khi xưa TTLL còn học cấp 3, trước khi đi thi Đại học, chị gái TTLL có đi xem bói. Ba người thầy bói đều phán: trượt năm đầu, năm sau đỗ hai trường.
Nói thật, TTLL không tin lắm nhưng vẫn sợ. :-SS
Cuối cùng, TTLL vẫn quyết tâm thi Đại học Y Hà Nội. Thi chỉ có một trường với quyết tâm "trượt năm sau thi lại".
Kết quả: vẫn đỗ, thừa 0,5 điểm.

TTLL nói ra đây không phải là để khoe mà để thêm một bằng chứng để quý vị lưu tâm tự kiểm chứng. Nếu mà xem bói đúng hết thì thế gian này, những ai chăm đi xem sẽ sướng và giàu hết. Và bản thân người xem bói cũng chẳng phải khổ sở ngồi bói kiếm tiền từng ngày.
Thôi. Thế gian kệ thế gian. Chẳng hiểu quý vị thế nào. TTLL vẫn không tin lắm cũng không bác bỏ. Cứ coi đó là thứ vui thi vị cuộc sống, cho cuộc sống muôn màu. Đôi khi đi bói quẻ cũng thay đổi không khí. Cũng giống như bữa ăn thêm món. Điều chỉnh cho tâm mình không bi lụy vào đó là được.
Có điều quý vị đừng nhầm giữa bói toán với luật Phong thủy. Phong thủy là nét văn hóa của người Á Đông. Đã là văn hóa thì xin không bàn tới.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: cung sao hội dưới cái nhìn của đạo Phật ( chánh kiến)

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

Hehe mình chốt lại lời mình muốn nói thế này nhé.
Chỉ cũng là bắt chước giống kinh DUY MA CẬT thôi ^^!
" cúng sao hay không cúng sao cũng chỉ là 1 không khác "
Rất vui được mọi người chia sẽ ý kiến, đóng góp nhau và dạy dỗ em thêm về những điều suy nghĩ.
Chúc các đạo hữu 1 năm mới an vui trong tinh thần, sung túc trong vật chất, tự tại với không gian, và tự do với chính mình ^^!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: cung sao hội dưới cái nhìn của đạo Phật ( chánh kiến)

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Có tiền thì đem mà cho
Còn hơn coi bói rước lo vào người :)
Không làm bất cứ gì vào ngày tam nương
Lời nói này đã ra ngoài giáo Pháp của Thế Tôn.
Ngay cả người thế gian còn không chấp nhận, còn nói gì là người cầu Đạo.
W. Buffet từng nói rằng : "Ngày cuối tuấn là ngày vui vẻ của mọi người nhưng với tôi đó là ngày buồn chán, tôi cảm thấy tẻ nhạt và mau già khi phải trải qua những ngày này"

dĩ nhiên Buffet không ích kỷ mà cho rằng ngày vui vẻ của mọi người lại là ngày 'buồn chán' của Ông.
Ý Ông nói rằng ngày cuối tuần là ngày đóng cửa của TTCK, 1 nhà đầu tư như Ông sẽ không có việc để làm, như vậy sẽ sinh chây lười & buồn chán. Quan điểm của Buffet quá rõ ràng, hễ thị trường mở cửa giao dịch (các ngày trong tuần) đối với Ông những ngày đó là ngày may mắn và có ý nghĩa; không có tam nương hay là không tam tương :)

thứ nữa, nếu quan điểm trên là có hiệu lực thì tất cả các sàn giao dịch phải đóng cửa (vì ko ai giao dịch); đằng này đã có mở cửa thì ắt có người giao dịch, vậy trong những người đó chắc chắn sẽ có người lời và cũng có người lỗ; sự lời/ lỗ của những người đó là tuân theo quy luật của Thị trường chứ không phụ thuộc vào ngày tam nương hay là không tam nương

lưu ý bên lề: W. Buffet là 'Vua đầu tư' đã vượt qua 'Vua công nghệ' (Bill Gates) về phương diện Tài chính; một điểm đáng chú ý là Buffet ko hề rành máy tính và Ông thường đọc các báo cáo tài chính bắng giấy do các phòng ban gởi về cho Ông

Lại nữa,
đi đến đâu, địa phương nào phải hiểu rõ phong thủy, muốn làm ăn phát đạt phải biết tôn trọng tất cả mọi người, cả người sống và người chết
Robert Kiyosaki (tác giả bộ sách "Dạy con làm giàu") là người đã đi lên từ 2 bàn tay trắng, trong đó kênh đầu tư chính yếu đem lại lợi nhuận cho Ông và vợ là Bất Động Sản (món này hạp với 'phong thủy' nhất trong tất cả các món), nhưng trong toàn bộ tri kiến R. Kiyosaki để lại về cách làm giàu & đầu tư BĐS hoàn toàn không có tri kiến nào về 'phong thủy' trong đó
(cđ ko có ý nói 'phong thủy' là hoàn toàn sai, cđ đang nói về quan điểm và kinh nghiệm của mỗi người trong mỗi trường hợp của họ)
R.Kiyosaki & vợ đầu tư BĐS hầu như khắp nơi trên Thế giới, những nơi Ông đầu tư thì 'Đông, Tây, Nam, Bắc..' hướng nào cũng có; vậy xét theo 'phong thủy' thế nào cũng phạm chỗ này, sai chỗ kia.. nhưng hầu hết, tất cả trong số đó đều giúp Ông sinh lời.

1 đoạn đối thoại có thể làm rõ vấn đề này :

"thưa Bố, con phải làm thế nào để trở nên giàu có ?

- con trai, con cần phải học hỏi và trở nên khôn ngoan về Tài chính

- vậy trước tiên con cần học những gì thưa Bố ?

- hiểu rõ 'Tài sản' và 'Tiêu sản', đây là Khái niệm quan trọng nhất trong trí tuệ Tài chính nếu con muốn tham gia lĩnh vực này, có nhiều người ko hiểu rõ 2 khái niệm này mà dấn thân trong lĩnh vực Tài chính và cả 1 đời họ ko thành tựu được gì.

- Chà, quan trong đến thế sao; vậy thế nào là 'Tài sản', thế nào là 'Tiêu sản' thưa Bố ?

- Hiểu 1 cách đơn giản: cái gì bỏ Tiền vô túi con cái ấy là 'Tài sản', cái gì lấy Tiền ra khỏi túi cái ấy là 'Tiêu sản'

- dạ, thưa Bố, Bố có thể cho con 1 ví dụ ?

- có thể được con trai; con đoán xem, Ta giàu được như ngày hôm nay là nhờ đầu tư vào cái gì

- Bất động sản, có phải không thưa Bố ?

- Ừm, đúng 1 phần con trai; nhưng có phải tất cả BĐS mà Ta đầu tư đều sinh lợi cho Ta

- con cũng vừa nảy sinh câu hỏi này, có phải hẳn nhiên là các BĐS đều sinh lợi cho Bố?

- không hẳn là như vậy con trai, tùy theo người sử dụng mà 1 món đầu tư trở thành 'Tiêu sản' hay 'Tài sản' đối với người đó; chiếc xe con đi, con phải tốn chi phí đổ xăng bảo trì bảo dưỡng mà ko sinh lợi, chiếc xe ấy là 'Tiêu sản' của con; cũng chiếc xe ấy với những chi phí ấy con có thể cho thuê hoặc bằng cách này cách khác con làm cho nó sinh lợi, khi ấy chiếc xe là 'Tài sản' của con; cũng như thế này con trai, hầu hết những người giao dịch BĐS với Ta, họ có những món hời rất tốt trong tay nhưng chính thói quen Tài chính tồi tệ đã làm cho ~ món hời ấy trở thành 'Tiêu sản'; nhưng khi Ta mua lại chúng với 1 giá tốt, Ta đã làm cho chúng trở thành 'Tài sản', khi làm xong điều này, phần việc còn lại của Ta chỉ là bảo vệ chúng và nhìn dòng 'thu nhập thụ động' chảy vào túi mình từ năm này sang năm khác

- vâng thưa Bố, con đã hiểu thế nào là 'Tài sản, thế nào là 'Tiêu sản'

- tốt lắm con trai, khái niệm đơn giản như vậy nhưng tạo ra khác biệt rất lớn trong thế giới Tài chính; đây là bước đi quan trọng đầu tiên của tất cả những ai muốn xây dựng 1 vương quốc Tài chính. Và Bố có 1 câu hỏi muốn dành tặng cho con : "bằng cách nào, không dùng tiền mặt mà con có thể gia tăng được tài sản", khi nào giải được câu hỏi này thì khi ấy con ko cần lo nghĩ gì về Tài chính nữa"

(đây là lời đối thoại người Cha muốn dạy cho con mình về IQ Tài Chính, cđ đã viết lại theo trí nhớ của mình, có lẻ ko đúng nguyên bản nhưng đảm bảo ý chính của nội dung)

Trường hợp này, R. Kiyosaki đã được dạy cách học hỏi và gia tăng Trí tuệ về đầu tư chứ ko hề dính líu gì đến 'phong thủy', và thực tế thành công trong cuộc sống của Ông là minh chứng rõ ràng cho điều này.
Câu chuyện ý nghĩa có liên quan :

trước đây , cđ có hùn hạp mở Công ty làm ăn với 1 người bạn thân, công việc những năm đầu cũng vất vả nhưng cũng đạt được 1 số thành tựu; thế rồi vì biến cố gia đình và bắt gặp được Đạo pháp nên cđ đã quyết định rời bỏ con đường Kinh doanh ấy; bạn cđ vì nuối tiếc và muốn kêu cđ trở lại nên thường hay tới lui gọi mời, nhưng cđ đã trả lời : "Đạo có đồng thì mới có thể làm bạn đồng hành; còn hôm nay, lý tưởng của tao đã khác nên tao ko thể cùng mày đi trên con đường đó nữa, mày hãy hiểu như vậy"
Nghe nói vậy, bạn cđ cũng hiểu và chấp nhận. Dù ko còn làm việc chung nhưng hễ Công ty có biến cố gì hay cần tư vấn về vấn đề Tài chính, bạn cđ cũng đều đến nhà và hỏi ý kiến cđ.

Có lần, anh bạn ấy đã hỏi như sau :
"vấn đề Tài chính, hễ ko biết thì thôi, nhưng đã biết rồi thì thật là nhức đầu. Trước đây cũng như bây giờ, nền Tài chính thế giới phụ thuộc vào nền Kinh tế nước Mỹ. Kinh tế nước Mỹ mà có chuyện gì là nó lôi nguyên cả nền Kinh tế Thế giới đi theo, trong khi đó FED (cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ : Federal Reserve System) thì điều hành Kinh tế Mỹ theo những cách tồi tệ. Các đời Tổng thống Mỹ cũng biết rõ điều này, có Ông muốn thay đổi thì chưa làm được gì đã bị xử, tỉ lệ % Tổng Thống Mỹ bị ám sát còn cao hơn tỉ lệ % binh lính Mỹ hy sinh trên chiến trường. Vậy làm sao để ngăn chặn điều này, làm sao để cứu những con cừu không lối thoát ?"

ý câu hỏi của bạn cđ là : Kinh tế Mỹ là nên Kinh tế huyết mạch chi phối nền Kinh tế toàn cầu, nhưng đơn vị Tối cao có đủ chức năng in tiền Mỹ là FED lại chịu sự chi phối của tài phiệt Thế giới, tức chỉ 1 số ít người có quyền lực và có đầy đủ phương tiện để tranh thủ lợi ích cá nhân (giới tài phiệt này đủ quyền hành chi phối cả Chính phủ Mỹ và có lịch sử lâu đời, ĐH có thể tham khảo quyển 'Chiến tranh Tiền tệ' nếu muốn tỏ rõ thêm về vấn đề này). Vậy làm cách nào để ngăn chặn điều đó, giải cứu cho những người lao động khỏi bị bóc lột trong nền 1 Kinh tế ma mảnh ngày nào cũng mất giá ?

cđ đã trả lời: - về câu hỏi này, tao lấy vấn đề của Đạo trả lời cho mày được ko (vì cđ thấy tương ưng, có thể dùng phương tiện để giới thiệu với anh ấy về Đạo, bạn của cđ là người Công giáo :) )

anh bạn : - được, mày nói đi !

- vấn đề tồi tệ Tái chính của Thế giới cũng giống như vấn đề Luân hồi đau Khổ của chúng sinh, về điều này chính những người tu học lâu năm trong Đạo Phật còn ko tỏ rõ, còn nói gì là những người Ngoài đạo; cũng như vậy là vấn đề mà mày nêu ra, chính những người hoạt động tài chính lâu năm còn ko tỏ rõ, còn nói gì những người chân ướt chân ráo mới vào nghề
Này bạn! Luân hồi là vô thỉ vô chung, không phải Phật ra đời mới có; nhưng khi Phật ra đời, Người đã tu hành Giác ngộ Giải thoát khỏi Luân hồi, rồi Người tuyên dạy con đường để thoát khỏi Luân hồi, chứ Người không có dạy ngăn chặn Luân hồi. Cũng vậy, câu hỏi mà mày nêu ra ko thích hợp, cách đặt câu hỏi sai sẽ đưa đến cách giải quyết vấn đề sai. Mày nên hỏi cách "làm sao để thoát khỏi tình trạng Tồi tệ này, hơn là hỏi cách làm sao để ngăn chặn nó"; nên tìm cách Giải thoát cho mình rồi giúp Giải thoát cho người, hơn là ngồi đó lo nghĩ chuyện bên Tây bên Tàu mất thời gian vô ích. Hãy học tập tư tưởng của R.Kiyosaki và Donald Trump, IQ Tài chính (trí tuệ về Tài chính) là con đường duy nhất có thể giải quyết vấn đề này.

anh bạn: - Ừm, mày nói rất có lý, nói chuyện với mày làm tao thông suốt hơn. Cảm ơn mày nhiều lắm !
Lại nữa, Này ĐH ! Thói thường, con người ta đã thụ ân thọ hưởng những điều gì, người ta thường hướng tâm sùng bái những bậc đã khai sáng ra chúng. Ví dụ như nghề Mộc, cũng có giai thoại về Ông tổ nghề Mộc và những người hoạt động trong lĩnh vực gỗ Mộc đều tưởng nhớ & cúng bái ngày của Tổ; cũng như vậy đối với nghề Thuốc, nghề Y,..

Có câu : "Kính Thầy mới được làm Thầy"
Cho nên ko xét đến khía cạnh thực hư của vấn đề, chỉ xét trên khía cạnh đạo đức và Nhân Quả thì những tín điều như vậy cũng ko hại gì mà còn giúp cho người hành trì đi trong Thiện pháp (biết kính ngưỡng những bậc đáng kính những bậc Tổ khai sáng còn hơn là cứ dương dương tự đắc, cái gì mình cũng hay, cái gì mình cũng giỏi.. :) )

Trường hợp này, ĐH đang nương nhờ tri kiến các Anh chị mình trong lĩnh vực đầu tư, vậy thì nên tùy thuận các Anh chị và khéo sử dụng phương tiện trong lĩnh vực mình hoạt động mà đối đáp với Đời; nhưng ko nên bám chấp vào đó mà cho rằng luôn đúng và tuyên truyền tùy tiện đến mọi người, như vậy sẽ làm sinh khởi các bất Thiện pháp (có thể tham khảo topic "Làm sao để tránh rơi vào tội phỉ báng , phá hoại Phật Pháp" - viewtopic.php?f=43&t=8225)

và ĐH có nói rằng : "khi đức Phật ra đời ngài đã được hàng hà các vị sa môn tiên đoán 2 con đường rõ ràng, chả nhẽ ta nói các người đó sai?"

Không biết ĐH tiếp nhận tri thức này từ nguồn nào nhưng cđ đã được học trong Kinh văn do Ngài A-nan thuật lại như sau :
"Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn : "Bồ-tát khi sanh ra, này Ananda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau : "Ta là bậc tối thượng ở trên đời ! Ta là bậc tối tôn ở trên đời ! Ta là bậc cao nhất ở trên đời ! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa" - http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... trungbo123

Như vậy, dù lời tiên đoán của các Sa-môn, Bà-la-môn là hư hay là thật (lời Thế Tôn nói trước, lời các Bà-la-môn nói sau), thì lời tuyên bố này của Thế Tôn đã bác bỏ hoàn toàn những Tiên đoán nêu trên. Thế Tôn khẳng định rõ là Ngài sẽ chứng thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và đây là đời sống cuối cùng của Ngài, ko có khả năng thứ 2 có thể xảy ra (điều này tương ưng với đoạn Kinh bác bỏ ~ tà hạnh như 'bói toán, chiêm tinh,...' thuộc Trường Bộ Kinh trong bài trích của ĐH NguyenKhoa)

và Thế Tôn đã dạy : "Này chư Tỷ-kheo, Như Lai thuyết pháp ví như chiếc bè, dùng để vượt qua, không phải để nắm giữ" - http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... trungbo022

Như vậy, đối với 1 người học Đạo cầu Giải thoát, Chánh Pháp mà Thế Tôn tuyên dạy còn ko thể chấp giữ, còn nói gì là những phương tiện hành xử trong Thế gian

cđ có đôi lời chia sẽ, dù sao cũng là tri kiến vay mượn từ Thế gian, khi có Duyên cũng nên đền trả lại Thế gian, nghĩ vậy nên cđ đã viết lên những lời này, mong rằng ít nhiều được lợi ích !

Chúc ĐH cùng đại chúng an lạc và tăng thịnh trong các Thiện pháp !

:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.104 khách