Trang 1 trên 3

Vòng Vô Minh

Đã gửi: 02/12/09 11:25
gửi bởi hlich
tangbong
Vì không cần biết sự khởi thủy (thỉ) của vô minh nên có câu “vô thỉ vô minh” và sự sinh tử trong vô minh được nói đến như một cái vòng. Vòng sinh tử, vòng vô minh, bạn có thể xác định trên một vòng tròn điểm nào là khởi đầu không?

Vì vòng sinh tử giản dị hóa chỉ là sự tiếp diễn của “thập nhị nhân duyên”, sự tiếp diễn đó được xếp theo vòng tròn, hãy tưởng tượng một diễn biến xoay vòng như sau,

… > vô minh > … > vô minh > hành > thức > danh sắc > lục nhập > xúc > thọ > ái > chấp > hữu > sinh > lão bệnh tử > … > vô minh > …

Vòng sinh tử, vòng vô minh, trên trục thời gian, là sự chuyển vận vòng vòng của vô minh.

Ô kê, nếu bạn chấp nhận vòng vô minh trên thì kế đến là sự ngưng bặt sự chuyển vận của vô minh. Muốn chuyển vận ngưng bặt thì phải bẻ gãy vòng vô minh. Muốn bẻ nó thì trước hết mình chọn chỗ để bẻ.

Từ vô minh đến lục nhập là những chuyện đã xảy ra cho nên mình chẳng làm gì được nữa.

Từ hữu đến lão bệnh tử rồi lại vô minh là những chuyện sẽ xảy ra nên mình chẳng làm gì được.

Hiện tại là khoảng lục nhập cho đến chấp.

1. Khúc giữa lục nhập và xúc rất vi tế, có thể bẻ gãy qua thiền định, không cho xúc sanh khởi.

2. Khúc giữa xúc và thọ vẫn rất vi tế, có thể bẻ gãy qua thiền định, không cho thọ sanh khởi.

3. Khúc giữa thọ và ái vi tế, có thể bẻ gãy qua tỉnh giác và quyết chí, không cho ái sanh khởi.

4. Khúc giữa ái và chấp vi tế, có thể bẻ gãy qua tỉnh giác và quyết chí, không cho chấp sanh khởi.

Hiện tại nếu không bạn không trong thiền định thì chỉ còn 3 và 4. Mình chọn số 3 vì một khi ái khởi thì phải quyết chí lắm chấp mới không sanh khởi.

Vòng vô minh sinh sản rất nhanh, chỗ gãy sẽ được bình phục nhanh chóng. Tuy nhiên nếu ta kiên trì thì có thể lúc nào đó nó sẽ bị gãy tới mức không còn bình phục lại.

Một bài thơ giúp trí nhớ,

thập nhị nhân duyên

khởi từ vô thủy vô minh
là tiền căn nghiệp chợt sinh niệm hành
rồi đưa tới thức hình thành
bắc cầu hoài dựng cho danh sắc vào
bồi thêm lục nhập theo sau
chào đời xúc cảm bắt đầu tiếp thu
biệt phân hưởng thụ từ từ
ham vui ái dục cũng như bồng đèo
lửa lòng ngùn ngụt chấp theo
hiện sinh hiện hữu hoài đeo quấn người
vòng sinh liên tục không nguôi
lão rồi bệnh tử mãi bùi ngùi thay

Chúc tinh tấn.
:)

Re: Vòng Vô Minh

Đã gửi: 02/12/09 16:16
gửi bởi binh
12 nhân duyên là vòng luân hồi (dĩ nhiên cũng do vô minh)
Có một bài tham luận về 12 nhân duyên. (nằm trong phần trung thừa của topic "Phật học tổng quan")

viewtopic.php?f=35&t=404

Re: Vòng Vô Minh

Đã gửi: 03/12/09 02:57
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Thân con đầy nghiệp chướng.
kinhle kinhle kinhle
kinhle kinhle kinhle


NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Re: Vòng Vô Minh

Đã gửi: 23/01/10 03:00
gửi bởi laitutran247
Hòa Thượng Tuyên Hóa

Ngày mai chúng ta sẽ có một người khách là một vị pháp sư từ New York đến San Fransico. Chúng ta sẽ ra phi trường nghênh tiếp vị pháp sư này. Tất cả chư vị tăng ni và cư sĩ tại chùa Kim Sơn đều nên đi, đặc biệt là quý vị cư sĩ. Tôi mong là sẽ có nhiều người đến đó chào đón vị pháp sư này. Khi tôi đến New York vào mùa Xuân vừa rồi thì không có ai ra đón tôi tại phi trường. Quả Tu có hỏi tôi là: “Sao không có thầy nào ra chào mừng Sư phụ cả?”. Lý do không có ai chào đón tôi là vì trong quá khứ tôi đã từng không nghênh tiếp người khác. Chúng ta sẽ thay đổi cung cách này bằng cách chào đón các vị khách tăng tại phi trường khi họ đến đây. Bất kể vị khách tăng đó có chào đón người khác trong quá khứ hay không, bất kể người đó là một vị tăng kiểu nào đi nữa, chúng ta sẽ chào đón người đó.

Ngày mai mọi người được mời đi chào đón vị pháp sư này. Khi chúng ta trồng một hạt giống, chúng ta sẽ gặt hái được quả tương đương. Khi chúng ta nghênh tiếp kẻ khác, kẻ khác sẽ nghênh tiếp chúng ta.

 

(Dịch từ sách "Timely Teachings" trang 203)

Re: Vòng Vô Minh

Đã gửi: 08/06/10 08:03
gửi bởi vacun
khó nhĩ :-?

Re: Vòng Vô Minh

Đã gửi: 08/06/10 20:48
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Thế mới tự xét, tự suy nghĩ.

Re: Vòng Vô Minh

Đã gửi: 03/06/19 03:00
gửi bởi trangsucvt
Liệu có phải vòng vô minh là vòng tay phong thủy 12 hạt mà người Trung Quốc hay thấy đeo số hạt đó. 12 hạt cũng tương ứng với vòng tràng sinh trong môn tử vi , tử bình. Vòng tràng sinh đó cũng biểu trưng cho " Thành - Trụ - Hoại - Diệt " trong đạo Phật ?

Re: Vòng Vô Minh

Đã gửi: 10/07/19 22:48
gửi bởi BATKHONG1985
Gọi là vòng, ý nói như một vòng tròn, trên đó sẽ không có chỗ nào gọi là bắt đầu. Hễ dính vào thì nó lòng vòng chẳng có gốc rễ hay điểm tựa khởi thủy. Người tỉnh mộng rồi chẳng hỏi gốc rễ là đâu.

Re: Vòng Vô Minh

Đã gửi: 13/07/19 05:41
gửi bởi sotam26
trangsucvt đã viết:Liệu có phải vòng vô minh là vòng tay phong thủy 12 hạt mà người Trung Quốc hay thấy đeo số hạt đó. 12 hạt cũng tương ứng với vòng tràng sinh trong môn tử vi , tử bình. Vòng tràng sinh đó cũng biểu trưng cho " Thành - Trụ - Hoại - Diệt " trong đạo Phật ?
Kính!
h/h trangsuc thân mến!
Trong lúc chờ h/h hlich có ý kiến !
Để trả lời cho câu hỏi của h/h !
Có một vài gợi ý cho bạn đây:
_ 1. Mười hai Nhân Duyên là giáo lý có từ thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế ! có nghĩa là giáo lý này có trên 2600 năm !
_ 2. Phong thủy 12 hạt có từ lúc nào !? rồi môn tử vi, tử bình có từ lúc nào!? ở TQ hay du nhập, cải biên từ Ấn.
Khi bạn rõ được câu 2 ! là bạn đã tự trả lời cho mình vậy!
chúc h/h thân tâm thường tĩnh.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Re: Vòng Vô Minh

Đã gửi: 17/07/19 06:09
gửi bởi khuclunglinh
Kính mọi người một ly trà [smile]

KLL thấy có 1 bài viết về Thập Nhị Nhân Duyên trong TVHS trong đó có 1 sơ đồ thật hay nên đem về để mọi người đồng duyệt [smile]

https://thuvienhoasen.org/a9301/09-thap-nhi-nhan-duyen


Ở trong sơ đồ đó .. có 1 CÁI VÔ MINH ... và HAI CON NGƯỜI: 1 người hiện tại .. và 1 người vị lai ...

Vòng thập nhị nhân duyên miêu tả có ba giai đoạn và ba lần "NHÂN KHỞI" = mà NHÂN = ÁI, THỦ, HỮU


Chúng ta thử tưởng tượng "MỘT NGƯỜI" hút một điếu thuốc ... thấy ngon .. thấy thoải mái .. muốn hút lại lần nữa

- để cảm nhận điều đó .. phải có CĂN = LỤC CĂN

- và LỤC CĂN thu nhận những thứ tương ưng do lục căn có thể mang lại là LỤC TRẦN

CĂN + TRẦN --> THỨC [vốn là cái biết] ... cái biết đó .. cho rằng .. có 1 CON NGƯỜI .. đó vốn là VÔ MINH ... mà nhân của sự vô minh ấy chính là: ÁI THỦ HỮU [smile]

do đó:

hút 1 điếu .. sẽ để lại trong tâm hương vị 1 điếu --> bằng nhận thức, bằng cái biết

Cái Biết ấy ... tồn tại .... như là DANH và SẮC

Danh và Sắc ấy chính là VI TRẦN đã tự mình có đủ các căn ... làm chủ các căn .. tự mình có thể có "NĂNG, SỞ" để mà tiếp tục: LỤC NHẬP [tiếp tục thu hút], XÚC [tìm đến, kiếm tới], THỌ [cảm nhận], ÁI THỦ HỮU [yêu mến, giữ gìn, sở hữu]


Từ chỗ cho rằng: CÓ 1 CON NGƯỜI .. + cộng với đã là người phải luôn có sự hoạt động = VÔ MINH + HÀNH .. và mỗi hành động phải luôn có 1 người có ý thức của người đó .... cho nên chỗ HUÂN TẬP [TẬP ĐẾ] là chỗ cứ khởi cùng cái nhân đó, ái thủ hữu đó ..

cũng vì lý do đó mà Kinh Lăng Nghiêm có đoạn 10 phương chư phật đồng thanh nói:

LỤC CĂN là đầu mối của sanh tử

LỤC CĂN là đầu mối của giải thoát


đó là vì qua đường LỤC CĂN .. mà có VÔ MINH = sự cho rằng có 1 CON NGƯỜI là thật xuất hiện .... trong khi hiện thực là "CON NGƯỜI" đó .. chỉ lả ẩn hiện biến đổi của BA THƯỜNG (tánh giới thọ) trong 1 không gian và 1 thời gian ..

và cũng qua đường LỤC CĂN .. chúng ta có thể tu học .. nhìn thấy sự tan rã của "NHÂN CỦA VÔ MINH" = là ÁI THỦ HỮU ... và cũng là nhìn thấy RÕ RÀNG:

--> đâu có người nào đâu ... chỉ có 1 hiện thực đồng khắp ... là ba thường biến đổi theo nhân duyên ... tùy duyên làm ra những "CON NGƯỜI SINH DIỆT" như vậy .. chứ thực chất luôn chỉ có BA THƯỜNG [smile]

Duy Thức Học có 1 bài tụng về Ý Thức [smile]

Tánh, Giới, Thọ tam hằng chuyển dịch

Căn, Tùy, Tín đẳng tổng tương liên

Động thân phát ngữ độc vi tối

Dẫn, Mãn năng chiêu nghiệp lực khiên.

DỊCH NGHĨA

Tánh, Giới, Thọ ba thường biến đổi

Căn, Tùy, Tín chung nhau liên tiếp

Thân động, miệng thốt nó hơn hết

Dẫn nghiệp, Mãn nghiệp thọ quả báo.


Do đó ... bằng quy trình hoạt động biến đổi thập nhị nhân duyên, đức Phật muốn cho chúng ta nhận ra 1 hiện thực:

mỗi lần "chúng ta" cảm nhận là mình đang có khổ .. thực chất "KHÔNG CÓ 1 NGƯỜI ĐANG KHÔ"

bởi vì nếu cho rằng có 1 NGƯỜI ĐANG CÓ KHỔ = sẽ dẫn dến giới hạn là người có khổ đó tự mình tìm giải pháp ... cho người đó bằng "ÁI THỦ HỮU" = cái nhân tạo ra người đó ...

trong khi đó .. SỰ BIẾN ĐỔI của BA THƯỜNG vẫn có rất nhiều DUYÊN phù hợp .. tùy duyên không có bị giới hạn của 1 "CON NGƯỜI LÀM CHỦ" là cho bị giới hạn đi những giải pháp khác ... cho nên, đó mới là thực hành VÔ CHỦ , tưc là đừng chỉ để "CON NGƯỜI ĐANG CÓ KHỔ" đó làm chủ --> GIẢI QUYẾT MỌI VẤN ĐỀ .. nếu bản thân tự mình đên chỗ bế tắc không còn xoay chuyển được .. cứ NHỚ CHỖ --> "VÔ CHỦ" ... đê cho BA THƯỜNG làm chuyện chuyển pháp, chuyển vật [smile]


cho nên Tam Tổ Tăng Xán nói:

đản mạc tắng ái đồng nhiên minh bạch

** cũng là nói đừng để "CON NGƯỜI" --> làm chủ .. thì dễ tới chỗ minh bạch hơn


Lục Tổ Huệ Năng trong bài kệ... phân biệt NGỌN GỐC ..cũng nói:

Bồ Đề Bổn Vô Vật ... có gì dính trần ai ?

** giải thoát của bồ đề ... là chỗ không có gì dính trần ai.... nhắc nhở chúng ta đừng quên "CHƠN TÂM" nó hoạt động như thế nào .. để mà .. có SỰ XUẤT HIỆN của TA, của chúng sinh, vạn vật ...


Lão Tử cũng nói hệt như vậy:

Tấm gương sáng, bụi bặm chẳng làm dơ được. Tinh thần trong, lòng ham muốn chẳng dính vô được.

** GƯƠNG là gương .. bụi là bụi ... Tinh thần trong = hoàn toàn trong sạch là tinh thần .... lòng ham muốn chẳng phải tinh thần ấy ... [smile]


Trong kinh Sa Môn Quả, Kinh Trường Bộ, đức Phật cũng nói chỉ có một cái tâm

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy --> mà từ đó Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến tam thông lục minh ... tạo ra tất cả các thân sắc ... và cái thân đó .. chính là PHÁP THÂN [smile]

** điều đó chứng minh là "CHỖ VÔ SANH" = "VÔ NGÃ" = TRỐNG RỖNG .. không có AI HẾT ..... --> CÓ THỂ TẠO RA TẤT CẢ ... và dó cũng là nguyên lý: Từ Trống Rỗng --> Vạn Vật xuất hiện [smile] ...



Thí dụ: nếu có 1 người to lớn vạm vỡ .. tự dưng tát mình một cái tát ...

đánh thì không lại .. kiện cáo thì không ai thấy ..


nếu để cho 1 CÁI TÔI = TÔI ĐÃ BỊ ĐÁNH GIẢI QUYẾT .. thì đúng là nan giải: bởi vì không có bằng chứng, không thể cậy nhờ ai .. muốn kiếm chỗ đánh lại thì đánh hỏng lại .. muốn chửi thì cũng không chửi được .. cho nên .. chỗ KHỔ đó --> là DO BỊ 1 CÁI TÔI LÀM GIỚI HẠN ... như vậy: do 1 cái tát tai ... mà cái TÔI lâm cảnh khổ .. cảnh hoại làm khổ nó .. cũng như là sinh diệt

Thế Gian ly sinh diệt ..

do như HƯ KHÔNG "hoa"

TRÍ [của con người] bất đắc HỮU VÔ

nhi hưng đại bi tâm


cho nên .. yếu chỉ của Kinh Lăng Già cũng chỉ hệt chỗ = ĐẠI BI TÂM TƯỚNG ở là chỗ "KHÔNG CÓ 1 CON NGƯỜI" tồn tại ..

cái đau của một cái tát tan biến có thể chỉ 1 lát, 1 giờ .. 1 ngày .. vài ngày

nhưng cái đau của MỘT CON NGƯỜI phải tính toán phải suy tư .. phải giải quyết phải trả thù ===> có thể hàng năm ...


trong khi đó .. nếu nhận ra "KHÔNG CÓ 1 CON NGƯỜI" = cái đau chỉ là BA THƯỜNG biến đổi tùy duyên CÓ .. tùy duyên KHÔNG ... rùi thì dễ đoạt lại bổn tâm hơn [smile]

và đó là câu truyện BÁCH TRƯỢNG bị MÃ TỔ NHÉO MŨI [smile]

Sư theo hầu Mã Tổ đi dạo, thấy một bầy vịt trời bay qua, Tổ hỏi: "Đó là cái gì?" sư đáp: "Con vịt trời." Tổ hỏi: "Bay đi đâu?" sư đáp: "Bay qua." Mã Tổ bèn nắm lỗ mũi sư kéo mạnh, đau quá sư la thất thanh. Mã Tổ bảo: "Lại nói bay qua đi!" Nghe câu ấy, sư tỉnh ngộ.

Trở về phòng thị giả, sư khóc lóc thảm thiết, những người chung phòng nghe được bèn hỏi: "Huynh nhớ cha mẹ phải không?" sư đáp: "Không." "Bị người ta mắng chửi phải không?" sư đáp: "Không." Vị sư hỏi: "Vậy tại sao lại khóc?" sư đáp: "Lỗ mũi tôi bị Hòa Thượng kéo đau thấu xương." Vị thị giả kia lại hỏi: "Có nhân duyên không khế hội?" sư đáp: "Đi hỏi Hòa Thượng đi." Vị thị giả ấy tới hỏi Mã Tổ rằng: "Thị giả Hoài Hải có nhân duyên gì chẳng khế hội, mà đang khóc ở trong phòng, xin Hòa Thượng vì chúng con mà nói pháp."

Mã Tổ bảo: "Y đã khế hội, các ngươi tự hỏi lấy y."

Vị thị giả lại trở về phòng hỏi: "Hòa Thượng nói huynh đã khế hội, nên bảo chúng tôi về hỏi huynh." sư bèn cười ha hả. Các vị sư bảo: "Vừa rồi khóc sao bây giờ lại cười?" sư đáp: "Vừa rồi khóc bây giờ lại cười.".

Chúng tăng không ai hiểu chuyện gì.



Mong mọi người ai cũng làm được điều an vui ấy [smile]

KLL

Re: Vòng Vô Minh

Đã gửi: 26/07/19 03:44
gửi bởi sotam26
Kính!
Chư hiền thân mến!
Nay chúng ta thử trở lại đế tài tuy cũ ! nhưng đã nói thì mới !
đó là :
" cái gì" luân hồi, tái sinh !
Đọc trên mạng có giảng sư cho rằng " thức " tái sinh! ( ts - thượng tọa Nhật Từ chùa Giác Ngộ) !
Theo quan điểm trên! Khi mạng chung ! thức sẽ lìa khỏi xác tái sinh nơi khác !
Theo quan điểm này !có cái nghi sau:
_ có rơi vào " thường " !? _ có vi phạm Tam Pháp Ấn ! Khổ, Vô Thường, Vô Ngã !? ( Nam, Bắc đều công nhận).
_ nếu thay chữ " thức" = " linh hồn" ! thì có giống ngoại đạo !? ( cách này Vấn Đạo, docoden thường dùng ! )!?.
_ mạng chung có nghĩa ngũ uẩn ( sắc, thọ, tưởng, hành, thức) phân rã ! vậy còn " thức" nào đi tái sinh !? .
Kính mong chư hiền cho kiến giải _ chung ta cùng luận đàm Phật Pháp !
Kính chúc cả nhà thân tâm thường tịnh.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Re: Vòng Vô Minh

Đã gửi: 26/07/19 05:24
gửi bởi BATKHONG1985
sotam26 đã viết:Kính!
Chư hiền thân mến!
Nay chúng ta thử trở lại đế tài tuy cũ ! nhưng đã nói thì mới !
đó là :
" cái gì" luân hồi, tái sinh !
Đọc trên mạng có giảng sư cho rằng " thức " tái sinh! ( ts - thượng tọa Nhật Từ chùa Giác Ngộ) !
Theo quan điểm trên! Khi mạng chung ! thức sẽ lìa khỏi xác tái sinh nơi khác !
Theo quan điểm này !có cái nghi sau:
_ có rơi vào " thường " !? _ có vi phạm Tam Pháp Ấn ! Khổ, Vô Thường, Vô Ngã !? ( Nam, Bắc đều công nhận).
_ nếu thay chữ " thức" = " linh hồn" ! thì có giống ngoại đạo !? ( cách này Vấn Đạo, docoden thường dùng ! )!?.
_ mạng chung có nghĩa ngũ uẩn ( sắc, thọ, tưởng, hành, thức) phân rã ! vậy còn " thức" nào đi tái sinh !? .
Kính mong chư hiền cho kiến giải _ chung ta cùng luận đàm Phật Pháp !
Kính chúc cả nhà thân tâm thường tịnh.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính chào đạo hữu,
Chỉ có vô minh là cái nhân khởi lên sự tái sanh, vô minh ở tầng bậc đầu tiên chính là không rõ biết tứ thánh đế.
Một người khi đã thực tập chánh niệm được 100%, kể cả khi nằm mộng, các thứ dục không thể lôi kéo thì chẳng thế nào tái sanh được!

Vô minh cũng chỉ là trạng thái mê muội giả tạm, không phải thường hằng, nên ruốt cuộc không thể nói cái gì tái sanh. Đó chỉ là các pháp nhân duyên nương gá vào nhau, với một người chánh niệm tỉnh thức thì các sự việc ấy liền diệt với vị đó.

Tất cả ai khẳng định có cái đi tái sanh thì đều là còn chấp ngã. Nói cách khác, tái sanh là pháp nhân duyên, chẳng có gì chủ thể cố định trong pháp tái sanh này!