Tu viện Palkhor, kiến trúc đặc biệt của Tây Tạng

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Dị Nhân
Bài viết: 15
Ngày: 30/09/14 22:55
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM

Tu viện Palkhor, kiến trúc đặc biệt của Tây Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi Dị Nhân »

Tu viện Palkhor, kiến trúc đặc biệt của Tây Tạng
Tu viện Palkhor (Palcho) nằm ở trung tâm phố cổ Gyantse, giữa Lhasa và Shigatse. Palkhor nổi tiếng vì đây là nơi tu hành của 3 hệ phái Phật giáo khác nhau bao gồm: phái Sakyapa, Kadampa và Gelugpa. Các hệ phái này cùng chia sẻ một chánh điện và các phòng nghiên cứu Phật giáo.

Hình ảnh
Ảnh: Khung cảnh Tu viện Palkhor và Tháp Kumbum.

Trong lịch sử Tây Tạng, đã có những tranh cãi giữa 3 hệ phái nói trên. Nhưng kể từ khi Tu viện Palkhor được thành lập cách đây gần 600 năm, 3 hệ phái đã cùng tồn tại dựa trên tôn giáo chung của họ cũng như trên những học thuyết khác nhau. Nhờ vậy họ đã tạo cho tu viện Palkhor trở thành một nơi thân thuộc và bình yên.

Đền Kumbum nằm bên cạnh tu viện Palkhor, đây từng là nơi sống và tu luyện của cùng lúc nhiều giáo phái Lạt Ma thời kỳ thế kỉ 13-14. Đền Kumbum nổi tiếng với linh tháp lớn nhất và kiến trúc độc đáo nhất Tây Tạng, một công trình mà không nơi nào trong cao nguyên mênh mông Tây Tạng có được.

Hình ảnh
Ảnh: Đôi mắt Phật từ bi trên linh tháp Kumbum

Trong linh tháp có tới 100.000 bức tranh tường, những bức tượng Phật, các chư vị Bồ Tát do đó đền Kumbum còn được gọi là Đền Thập Vạn Phật. Tầng sáu của Kumbum có đôi mắt Phật vẫn thật từ bi, độ lượng dõi theo bốn hướng. Đây là linh tháp đầu tiên và duy nhất vẽ đôi mắt ở phần tháp hình trụ tròn, biểu tượng cho yếu tố Nước. Người ta nói đó là " Nước mắt Bồ Tát". Người Tây Tạng quan niệm đi một vòng Kumbum từ dưới lên trên là đi một vòng từ vòng tử sinh luân hồi đến Niết bàn.

Tu viện Palkhor và đền Kumbum là những công trình đặc biệt thu hút du khách đến với Gyantse.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.64 khách