Lòng từ bình đẳng bố thí

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Thiện hữu
Bài viết: 62
Ngày: 22/12/14 20:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: nước Hoa Kỳ

Lòng từ bình đẳng bố thí

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiện hữu »

Khi bố thí chẳng phân biệt người nhận là người trì giới hay phá giới, phước điền hay chẳng phải phước điền, là thiện tri thức hay chẳng phải thiện tri thức. Lúc bố thí chẳng thấy người nhận là người pháp khí hay chẳng phải pháp khí, chẳng lựa ngày giờ, nơi chốn, cũng chẳng tính đói kém, no đủ, chẳng thấy nhân quả, chẳng thấy đây là chúng sanh hay chẳng phải chúng sanh, là phước, là chẳng phải phước. Tuy chẳng còn thấy người thí, người nhận và của cải đem bố thí, cho đến chẳng thấy đoạn diệt và quả báo mà vẫn không ngừng thực hành hạnh bố thí.

Nầy thiện nam! Nếu thấy trì giới, phá giới cho đến quả báo thì chẳng thể nào bố thí được. Nếu không bố thí thì chẳng đầy đủ Đàn [na] Ba la mật. Nếu chẳng đầy đủ Đàn Ba la mật thì chẳng thể thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nầy thiện nam! Ví như có người bị mũi tên độc bắn vào thân, quyến thuộc vì muốn trừ độc cho người ấy được an ổn nên liền mời thầy thuốc đến để nhổ mũi tên. Người ấy mới nói: "Hãy khoan! Chớ chạm đến tôi. Nay phải xét coi mũi tên độc nầy từ đâu đến? Ai bắn? Người bắn là Sát lợi, Bà la môn, Tỳ xá hay Thu đà? Lại còn nghĩ rằng: "Mũi tên bằng gỗ, bằng tre hay bằng dương liễu? Nếu là mũi tên bằng sắt thì từ đâu làm? Là cứng hay mềm? Nếu mũi tên bằng lông chim thì của chim nào? Quạ hay Ó? Chất độc trong mũi tên do đâu mà có? Tự nhiên có hay do người chế hay là nọc độc của loài rắn?". Như thế, người ngu kia chưa biết được các điều ấy thì đã chết mất.

Nầy thiện nam! Bồ Tát cũng vậy, nếu lúc thực hành bố thí phân biệt người thọ nhận là trì giới hay phá giới cho đến quả báo thì rốt cuộc chẳng bố thí được. Nếu chẳng bố thí thì chẳng thể đầy đủ Đàn ba la mật thì chẳng thể thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nầy thiện nam! Bồ Tát lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh, khởi lòng thương bình đẳng tưởng như con. Lại nữa, lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh khởi lòng xót xa ví như cha mẹ săn sóc đứa con đang bệnh. Lúc thực hành bố thí, tâm Bồ Tát vui mừng như cha mẹ thấy con lành bệnh. Sau khi đã bố thí, tâm Bồ Tát buông xả như cha mẹ thấy con đã lớn khôn có thể sanh sống tự tại.

Kinh Đại Bát Niết Bàn
Phẩm Phạm hạnh thứ 15


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.94 khách