Hãy chọn Niết Bàn.

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Hãy chọn Niết Bàn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào các đạo hữu,

Theo như lời giảng của HT Thích Thiện Châu, niết bàn có hai mức độ :

Niết bàn toàn phần nơi các bậc giác ngộ hoàn toàn.
Niết bàn từng phần nơi những người đang tu dưỡng.

Từ Niết bàn từng phần đến Niết bàn toàn phần có bốn phẩm vị gọi là bốn quả:

1.Dự lưu (vào dòng): tức là người trừ được sự chấp có ta, nghi ngờ, mê tín lễ nghi
và giới điều.
2. Nhất lai (sanh lại một lần): tức là người trừ bớt được một phần của tham dục và
tàn bạo.
3. Bất lai (không sanh lại): tức là người trừ hết năm điều trên.
4. A la hán (vô sanh): tức là người trừ thêm năm điều nữa: tham muốn sanh cõi sắc,
tham muốn sanh cõi vô sắc, kiêu ngạo, loạn động và vô minh

Chúng ta đang tu học theo lời Phật, đang hướng về cái đích cuối cùng là Niết bàn. Nhưng mà giữa cuộc sống cõi Ta bà đầy cám dỗ, dục vọng này đã làm cho Thân Tâm Ý của chúng ta ít nhiều bị chi phối, ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng.

Vậy các đạo hữu hãy tự chọn cho mình mức độ nào của Niết bàn từng phần và phải làm như thế nào để đạt được Niết bàn toàn phần…. ???? và có đạo hữu nào chưa đạt được không nhỉ ??? xin chia sẻ…!!! hihihi

Thân.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Hãy chọn Niết Bàn.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Làm gì có Niết bàn từng phần !

Tu theo hệ Nam Tông có các mức độ cao thấp như sau
1- Dứt kiến hoặc, đắc quả Tu Đà Hoàn (sẽ sinh lại cõi đời 7 lần nữa) (thất lai)
2- Dứt kiến hoặc và tư hoặc, đắc quả Tư Đà Hàm (sẽ sinh lại cõi đời một lần nữa) (nhất lai)
3- Dứt 2 hoặc trên, và Phiền não hoặc , đắc quả (A Na Hàm) không còn sinh trở lại cõi đời. (bất lai). Sau khi chết là đắc La Hán, nhập Niết bàn.
4- Dứt 3 hoặc trên, được lậu tận và phá được chấp ngã, đắc quả (A La Hán). (Gọi là quả Vô sinh). Ở quả này A La Hán có thể nhập Niết Bàn bất cứ lúc nào, hoặc có thể kéo dài đời sống thêm một tiểu kiếp, không phụ thuộc thọ mệnh.

Như vậy chỉ có A La Hán mới có thể nhập Niết Bàn mà thôi.
Không có Niết Bàn từng phần.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Hãy chọn Niết Bàn.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Nguyên Chiếu đã viết:Chào các đạo hữu,

Theo như lời giảng của HT Thích Thiện Châu, niết bàn có hai mức độ :

Niết bàn toàn phần nơi các bậc giác ngộ hoàn toàn.
Niết bàn từng phần nơi những người đang tu dưỡng.

Từ Niết bàn từng phần đến Niết bàn toàn phần có bốn phẩm vị gọi là bốn quả:

1.Dự lưu (vào dòng): tức là người trừ được sự chấp có ta, nghi ngờ, mê tín lễ nghi
và giới điều.
2. Nhất lai (sanh lại một lần): tức là người trừ bớt được một phần của tham dục và
tàn bạo.
3. Bất lai (không sanh lại): tức là người trừ hết năm điều trên.
4. A la hán (vô sanh): tức là người trừ thêm năm điều nữa: tham muốn sanh cõi sắc,
tham muốn sanh cõi vô sắc, kiêu ngạo, loạn động và vô minh

Chúng ta đang tu học theo lời Phật, đang hướng về cái đích cuối cùng là Niết bàn. Nhưng mà giữa cuộc sống cõi Ta bà đầy cám dỗ, dục vọng này đã làm cho Thân Tâm Ý của chúng ta ít nhiều bị chi phối, ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng.

Vậy các đạo hữu hãy tự chọn cho mình mức độ nào của Niết bàn từng phần và phải làm như thế nào để đạt được Niết bàn toàn phần…. ???? và có đạo hữu nào chưa đạt được không nhỉ ??? xin chia sẻ…!!! hihihi

Thân.
Đó là bốn Thánh quả của bậc Thinh Văn, chứ đâu phải là Niết Bàn.

Niết Bàn có bốn loại: Hữu dư y Niết Bàn, Vô dư y Niết Bàn, Tánh tịnh Niết Bàn và Vô trụ xứ Niết bàn.
  • - Hữu dư y Niết Bàn: Hàng Nhị thừa, trừ hết kiến tư hoặc và các phiền não ở trong đường tu của họ, nhưng mà báo thân của họ còn; dư là dư cái báo đó còn, còn nương tựa vào cái dư báo đó, chưa xả báo thân. Mặc dù các ngài ở trong đời nhưng không bị phiền não trói buộc (triền phược: trói buộc; đối lại với triền phược là giải thoát) như chúng ta; các ngài sống trong cõi Ta Bà uế độ này nhưng họ cảm thấy là Niết Bàn tự do tự tại.

    Đến khi các ngài xả báo thân thì họ trở về với Vô dư y Niết Bàn (Y ở đây là nương tựa).

    - Tánh tịnh Niết Bàn: Tất cả chúng sanh đều có tánh tịnh Niết Bàn, tức là bản thể (Bản thể thì vô tướng, vì vô tướng nên có đủ các tướng). Nhưng bản thể này mặc dù ai cũng có nhưng vì bị vùi lấp bởi vô minh nên chưa trở về, khôi phục được.

    - Vô trụ xứ Niết Bàn: Nghĩa là chỗ nào cũng là Niết Bàn được cả, đối với Phật bởi vì không còn phiền não, không còn vô minh cho nên đến đâu cũng là Niết Bàn cả. Còn hàng Bồ tát thì họ còn tiếp tục tu, các ngài hướng thượng cho đến Phật vị đâu có nhập Niết Bàn.
Chỉ có Phật và bậc A la Hán mới có đủ bốn thứ Niết Bàn kể trên.

Còn hạng phàm phu như chúng ta, chưa có ai dám can đảm vỗ ngực tự xưng là mình đã chứng được một trong bốn Thánh quả nói trên, chứ đừng nói là Niết Bàn.

Có một điều tôi thắc mắc, không hiểu có phải đạo hữu viết sai về Tam nghiệp "Thân, Khẩu, Ý" thành "Thân, Tâm, Ý" không nhỉ!? Tâm cũng là ý không lẽ có tới hai tâm à!

Tam nghiệp tức là ba nghiệp về Thân, Khẩu Ý, có mười điều thiện:
  • - Thuộc thân nghiệp có ba điều: không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục.

    - Thuộc khẩu nghiệp có bốn điều: không nói láo, không nói lời thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói lời thô bạo.

    - Thuộc về ý nghiệp có ba điều: không tham lam, không sân hận, không ngu si.
Vậy thì bốn giới của Tâm là gì?! :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Hãy chọn Niết Bàn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào hai đạo hữu Binh và Battinh,
binh đã viết:Làm gì có Niết bàn từng phần !
Không có Niết Bàn từng phần.
battinh đã viết:Đó là bốn Thánh quả của bậc Thinh Văn, chứ đâu phải là Niết Bàn..
Vậy theo hai đạo hữu nên hiểu lời giảng của HT Thích Thiện Châu như thế nào ?
battinh đã viết:Có một điều tôi thắc mắc, không hiểu có phải đạo hữu viết sai về Tam nghiệp "Thân, Khẩu, Ý" thành "Thân, Tâm, Ý" không nhỉ!? Tâm cũng là ý không lẽ có tới hai tâm à!
Cái này tôi viết nhầm, cám ơn đạo hữu battinh đã chỉ giúp.

Kính.
Sửa lần cuối bởi Nguyên Chiếu vào ngày 07/10/14 22:15 với 1 lần sửa.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Hãy chọn Niết Bàn.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vậy theo hai đạo hữu nên hiểu lời giảng của HT Thích Thiện Châu như thế nào ?
Đ/h phải hỏi thầy Thiện Châu chứ, sao lai hỏi tôi ? Tôi đâu có nói Niết Bàn từng phần đâu ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Hãy chọn Niết Bàn.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

binh đã viết:
Vậy theo hai đạo hữu nên hiểu lời giảng của HT Thích Thiện Châu như thế nào ?
Đ/h phải hỏi thầy Thiện Châu chứ, sao lai hỏi tôi ? Tôi đâu có nói Niết Bàn từng phần đâu ?
Niết Bàn toàn phần là nói về Phât đã vào Niết Bàn.

Niết Bàn từng phần là nói các bậc Thinh văn đang đi vào Niết Bàn qua bốn Thánh quả.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Hãy chọn Niết Bàn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Có 2 loại Niết Bàn:
- Niết Bàn của A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát là -> Niết Bàn Tương Đối (trong kinh Pháp Hoa gọi là Hóa Thành)
- Niết Bàn của Phật là -> Niết Bàn Tuyệt Đối (trong kinh Pháp Hoa gọi là Bảo Sở)


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Hãy chọn Niết Bàn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào đạo hữu Hoa Sen Cõi Tịnh, Binh, Battinh,

Cám ơn các đạo hữu đã chia sẻ.

Theo các đạo hữu, nếu người cư sĩ tại gia thực hiện tốt 8 giới có được xem là Niết bàn tương đối ( từng phần ) không ?

Kính.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Hãy chọn Niết Bàn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Nguyên Chiếu đã viết:Chào các đạo hữu,

Theo như lời giảng của HT Thích Thiện Châu, niết bàn có hai mức độ :

Niết bàn toàn phần nơi các bậc giác ngộ hoàn toàn.
Niết bàn từng phần nơi những người đang tu dưỡng.

Từ Niết bàn từng phần đến Niết bàn toàn phần có bốn phẩm vị gọi là bốn quả
:

1.Dự lưu (vào dòng): tức là người trừ được sự chấp có ta, nghi ngờ, mê tín lễ nghi
và giới điều.
2. Nhất lai (sanh lại một lần): tức là người trừ bớt được một phần của tham dục và
tàn bạo.
3. Bất lai (không sanh lại): tức là người trừ hết năm điều trên.
4. A la hán (vô sanh): tức là người trừ thêm năm điều nữa: tham muốn sanh cõi sắc,
tham muốn sanh cõi vô sắc, kiêu ngạo, loạn động và vô minh

Chúng ta đang tu học theo lời Phật, đang hướng về cái đích cuối cùng là Niết bàn. Nhưng mà giữa cuộc sống cõi Ta bà đầy cám dỗ, dục vọng này đã làm cho Thân Tâm Ý của chúng ta ít nhiều bị chi phối, ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng.

Vậy các đạo hữu hãy tự chọn cho mình mức độ nào của Niết bàn từng phần và phải làm như thế nào để đạt được Niết bàn toàn phần…. ???? và có đạo hữu nào chưa đạt được không nhỉ ??? xin chia sẻ…!!! hihihi

Thân.
Trời xui đất khiến thế nào mà Đạo hữu vớ phải cái này vậy ? #-o

Tôi chỉ nêu ra những cái tầm bậy để Đạo hữu tự suy tư và tìm hiểu ý nghĩa, không phải ai nói gì cũng nghe thì có ngày chết vì thiếu hiểu biết! :D

"Theo như lời giảng của HT Thích Thiện Châu, niết bàn có hai mức độ :

Niết bàn toàn phần nơi các bậc giác ngộ hoàn toàn.
Niết bàn từng phần nơi những người đang tu dưỡng.

Từ Niết bàn từng phần đến Niết bàn toàn phần có bốn phẩm vị gọi là bốn quả
"
<= nội cái câu mở hàng này là đã thấy trật lất so với kinh văn:

"(IV) (64) Bất Ðộng

1. Này các Tỷ-kheo, những ai có lòng tịnh tín bất động ở nơi Ta, tất cả những vị ấy là những bậc Dự lưu. Với những bậc Dự lưu ấy, năm hạng người đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh.
Và năm hạng người nào, đạt được cứu cánh, ngay ở nơi đây?

2. Hạng trở lui nhiều nhất là bảy lần (Thất lai), hạng Gia gia, hạng Nhứt chủng, hạng Nhất lai, và vị nào là vị A-la hán ngay trong hiện tại. Năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây.
Và năm hạng người khác nào, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh?

3. Hạng Trung gian Niết-bàn, hạng Tổn hại Niết-bàn, hạng Vô hành Niết-bàn, hạng Hữu hành Niết-bàn, hạng Thượng lưu Niết-bàn đạt được sắc cứu cánh. Với năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh.

Này các Tỷ-kheo, những ai có lòng tịnh tín bất động ở nơi Ta, tất cả những vị ấy là những bậc Dự lưu. Với những bậc Dự lưu ấy, năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh."
(Chương X, Tăng Chi Bộ Kinh)

ĐH đếm lại xem có bao nhiêu "mức độ Niết Bàn" :D từ một phẩm vị Dự Lưu, tùy duyên tùy cơ có thể chứng đủ kiểu Niết bàn luôn chứ không nhất thiết phải trải qua bốn phẩm vị theo như cách diễn dịch của Thầy Thiện Châu. :D

"Chúng ta đang tu học theo lời Phật, đang hướng về cái đích cuối cùng là Niết bàn." <= có vẻ như Đạo hữu cho rằng Phật dạy cho những người Phật tử tại gia tu để hướng đến cái đích cuối cùng là Niết Bàn. Tìm khắp hai tạng Kinh - Luật tôi chẳng tìm thấy chỗ nào Phật dạy cho người cư sĩ tại gia mấy cái đó cả. Một lần nọ, có ông bà-la-môn cũng bày đặt hỏi Phật về Niết Bàn :D Phật trả lời cho ổng đầy đủ mà chẳng thấy đả động gì đến 4 quả vị Sa môn:

"55.- Niết-bàn

Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn … Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn :

- Thiết thực hiện tại là Niết bàn, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu ?

- Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn …

Bị si làm mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ đến hại mình … nên suy nghĩ đến hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại … không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.

Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Khi vị ấy, này Bà-la-môn, cảm thọ tham ái được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ sân được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ si được đoạn tận, không có dư tàn. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, … được người trí tự mình giác hiểu.

- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama ! Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng."
(Chương III, Tăng Chi Bộ Kinh)

Đạo hữu có thấy Thầy Thiện Châu suy diễn một đằng, Đức Thế Tôn giảng dạy một nẻo không? :D Cho nên hãy cẩn thận, đừng để chết vì thiếu hiểu biết. Một lần nữa xin lưu ý Đạo hữu, Đức Phật không có dạy cho đệ tử Tục gia tu để hướng đến Niết Bàn, và hãy ghi nhớ lời Phật nhắc nhở các đệ tử như sau:

"(VII) (77) Không Thể Nghĩ Ðược

- Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn?

Phật giới của các đức Phật, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ... thống khổ.
Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến... thống khổ.
Tâm tư thế giới, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

-Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ."
(phẩm Không Hý Luận, Chương IV - Tăng Chi Bộ Kinh)

Không biết ĐH có hiểu hết những gì tôi nói không, nhưng mà hãy tránh sa đà vào những xảo ngôn hý luận, nên cân nhắc những gì lợi ích thiết thực thì làm; còn ngược lại thì hãy bỏ bớt đi, giống như lời của Tú Xương vậy nè:

Một Trà một Rượu một Đàn Bà
Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được thứ nào hay thứ ấy
Họa may chừa Rượu với chừa Trà :D

Thân ái !


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Hãy chọn Niết Bàn.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Không biết đã viết:
Khi vị ấy, này Bà-la-môn, cảm thọ tham ái được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ sân được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ si được đoạn tận, không có dư tàn. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, … được người trí tự mình giác hiểu.

- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama ! Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng."[/i] (Chương III, Tăng Chi Bộ Kinh)

Đạo hữu có thấy Thầy Thiện Châu suy diễn một đằng, Đức Thế Tôn giảng dạy một nẻo không? :D Cho nên hãy cẩn thận, đừng để chết vì thiếu hiểu biết. Một lần nữa xin lưu ý Đạo hữu, Đức Phật không có dạy cho đệ tử Tục gia tu để hướng đến Niết Bàn,
Do đâu mà đạo hữu "Không biết" nói Phật không dạy đệ tử cư sĩ (tục gia) tu hướng đến Niết Bàn.

Thời Phật tại thế, ngài độ vô số các đệ tử xuất gia và tục gia đắc bốn Thánh quả đấy! Điển hình là Khi Phật thành đạo, về hoàng cung độ vua cha là Tịnh Phạn và bà Da Du Đà La đắc quả Tu Đà Hướn. Vua Tịnh Phạn khi lâm bệnh, sắp thăng hà, đức Phật thuyết pháp cho vua cha và ngay đó vua đắc quả A la hán và nhập diệt (Niết Bàn). Sau đó Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết kinh Vi Diệu Pháp trong ba tháng cho thân mẫu Ma Da và sau đó bà đắc quả Tu Đà Hườn. Còn nữa là ông thợ cạo Ưu Bà Li, người gánh phân Ni Đề v.v...
  • Vua, quan, dân thứ lắm người
    Lánh xa tục lụy đạt nơi Bồ Đề
    . tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Hãy chọn Niết Bàn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Cám ơn các đạo hữu đã chia sẻ, có vài thắc xin được trao đổi tiếp:
Không biết đã viết:ĐH đếm lại xem có bao nhiêu "mức độ Niết Bàn" :D từ một phẩm vị Dự Lưu, tùy duyên tùy cơ có thể chứng đủ kiểu Niết bàn luôn chứ không nhất thiết phải trải qua bốn phẩm vị theo như cách diễn dịch của Thầy Thiện Châu. :D
Trãi qua bốn phẩm vị theo thầy Thiện Châu tức là một người muốn về Niết bàn thì phải có đủ 4 phẩm vị đó mới về được. Các trường hợp mà đ/h không biết nói theo tôi đã có sẵn 4 phẩm vị rồi.
Không biết đã viết:Tìm khắp hai tạng Kinh - Luật tôi chẳng tìm thấy chỗ nào Phật dạy cho người cư sĩ tại gia mấy cái đó cả. Một lần nọ, có ông bà-la-môn cũng bày đặt hỏi Phật về Niết Bàn :D
battinh đã viết:Do đâu mà đạo hữu "Không biết" nói Phật không dạy đệ tử cư sĩ (tục gia) tu hướng đến Niết Bàn.

Thời Phật tại thế, ngài độ vô số các đệ tử xuất gia và tục gia đắc bốn Thánh quả đấy! Điển hình là Khi Phật thành đạo, về hoàng cung độ vua cha là Tịnh Phạn và bà Da Du Đà La đắc quả Tu Đà Hướn. Vua Tịnh Phạn khi lâm bệnh, sắp thăng hà, đức Phật thuyết pháp cho vua cha và ngay đó vua đắc quả A la hán và nhập diệt (Niết Bàn). Sau đó Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết kinh Vi Diệu Pháp trong ba tháng cho thân mẫu Ma Da và sau đó bà đắc quả Tu Đà Hườn. Còn nữa là ông thợ cạo Ưu Bà Li, người gánh phân Ni Đề v.v...
Với hai ý kiến này thì các đạo hữu nên tin vào ý kiến nào ?

Kính.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
tung
Bài viết: 25
Ngày: 08/09/14 02:05
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Hãy chọn Niết Bàn.

Bài viết chưa xem gửi bởi tung »

Đã quy y Tam Bảo, là đệ tử Phật, không hướng tới cứu cánh Niết Bàn thì hướng tới cái gì? >:P


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.92 khách