Bố Thí Cúng Dường, có một cách làm tốt hơn...

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Bố Thí Cúng Dường, có một cách làm tốt hơn...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Pháp bố thí cúng dường để tạo phước đức, phước vật và ngăn ngừa tham khởi. Nhiều cách làm, mức độ khác nhau trong việc hành trì pháp này, các bạn hành trì pháp này ra sao...Chú Tiểu xin đưa ra quan điểm của mình.

Có 4 cách thức hành trì pháp này, ta xem xét các thành phần liên quan pháp này là: người cho, của cho, người nhận.
1. Người cho tốt, người nhận không tốt.
- Người cho với tâm muốn chia sẽ với người khó khăn với vật chất chân chính nhưng người nhận là người không tốt thì quả báo tốt không thể có được.

2. Người cho không tốt, người nhận tốt.
- Quả báo tốt vẫn có, ở đây như một sự chuyển nghiệp vậy. Ở góc độ hối hận, muốn giảm bớt nghiệp xấu mình gây ra. Là một niềm tin, một hi vọng...

3. Người cho tốt, người nhận tốt.
- Điều này thực sự quá tuyệt với, quả báo tốt không gì bằng.

4. Người cho không tốt, người nhận không tốt.
- Điều này thực sự quá nguy hiểm, quả báu xấu như được nhân lên gấp bội lần.

Nên thực hành pháp này tốt nhất cho đối tượng nào ?
Dựa theo câu nói: "Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật thiết thực nhất"
- Đối tượng nên nhất: Xuất Gia, vì rằng những vị này đang cầu tiến đến điều thiện lành nhất.
- Đối tượng cầu xin: là những người cầu cứu, cần giúp đở. Những người này ra tín hiệu cần cứu giúp.
- Đối tượng im lặng: là những người có cũng được, không có cũng chẳng cầu xin gì. Cho thì lấy không cho thì thôi.

HI vọng mọi điều ta phát tâm thiện lành đều như ý nguyện !


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bố Thí Cúng Dường, có một cách làm tốt hơn...

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bố thí như vậy là còn khởi tâm phân biệt. Nên bố thì theo cách: "Tam luân không tịch"; Không có người cho, không có người nhận và không có vật bố thí. Nghĩa là cho tất cả mà không kể đến nhân quả, phước đức gì hết.
Hình ảnh


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Bố Thí Cúng Dường, có một cách làm tốt hơn...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Mời battinh cho ví dụ rõ ràng hơn thế nào là:
- Không có người cho, Không có người nhận, Không có vật bố thí ?
- Cho tất cả mà không kể đến nhân quả, phước đức thì hiểu thế nào, xin cho ví dụ nào đó để Chú Tiểu hiểu rõ hơn nha...


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bố Thí Cúng Dường, có một cách làm tốt hơn...

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú Tiểu chắc cũng có đọc qua kinh Kim Cang chứ! Trong đó có phẩm nói về Bố thí Ba La Mật với tinh thần "Vô Trụ" nơi bốn pháp: "Nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả tướng".

Phật dạy rằng: Bố thí mà còn ý nghĩ có người cho, người nhận, và vật thí là bố thí chưa rốt ráo vì bố thí mà còn tính toán là bố thí có ý mong cầu. Đừng tưởng rằng: mình bố thí là do có đối tượng, nên mình mới cho và vật thí càng có giá trị cao và nhiều chừng nào thì bố thí sẽ có nhiều công đức lớn. Tất nhiên, hễ có bố thí là mình đã có phước báo rồi! Ở đây, chúng ta muốn học hạnh bố thí không chỉ có phước mà luôn cả huệ nữa! Phước đức tự nhiên mà có theo hành động bố thí, chứ đừng nghĩ bố thí để mong cầu phước báu, quả lành...

Bố thí phải mang ý nghĩa của "tam luân không tịch" có nghĩa là ba không (không thấy người cho, không thấy người nhận, và không thấy vật thí) và được luân chuyển liên tục, không dứt. Phần nhiều, chúng ta quan niệm là phải bố thí cho đúng người và đúng cách. Nhưng theo tinh thần Bát nhã là bố thí mà không thấy có cho, có nhận, và có vật thí. Khi mình phát tâm muốn cho là mình cứ cho. Bất kể người kia là ai, và vật thí là gì, tài thí hay pháp thí, v.v...

Bố thí theo tinh thần bình đẳng, chứ đừng nghĩ rằng:
  • - Phải bố thí cho người lớn chứ không cho trẻ em.
    - Phải bố thí cho người tu hành chứ không cho người thường.
    - Phải bố thí cho người chứ không cho thú vật.
    - Phải bố thí cho Hòa Thượng chứ không cho chú tiểu.
Hình ảnh


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Bố Thí Cúng Dường, có một cách làm tốt hơn...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Những điều Battinh nói như trên Chú Tiểu hiểu. Tuy nhiên như vậy thì việc Chú Tiểu phân ra ba đối tượng bố thí:

- Đối tượng nên nhất: Xuất Gia, vì rằng những vị này đang cầu tiến đến điều thiện lành nhất.
- Đối tượng cầu xin: là những người cầu cứu, cần giúp đở. Những người này ra tín hiệu cần cứu giúp.
- Đối tượng im lặng: là những người có cũng được, không có cũng chẳng cầu xin gì. Cho thì lấy không cho thì thôi.

thì phải chăng đã là không nên của cái gọi là Tam luân không tịch ? Xét ra 2 chúng ta nói 2 phạm trù khác nhau.

Theo như pháp bố thí ba la mật, làm được rốt ráo như vậy ắt hẳn chỉ có bậc chân tu. Còn 3 đối tượng Chú Tiểu nêu ra như trên là chỉ ở mức độ phàm phu hành trì pháp thí này, cái pháp thí chung chung và nên nhất vậy.

Vì rằng Chú Tiểu có nhờ battinh cho ví dụ, nhưng không thấy nói thì Chú Tiểu xin được ví dụ thế này xem đúng ý của cái gọi là tam luân không tịch nha:

Ba cái không dưới đây đọc là thấy khó hiểu nếu không có giải thích và ví dụ rõ ràng.
- Không có người cho: Không có người cho thì người nhận từ đâu ?
- Không có người nhận: không có người nhận thì người cho sẽ cho ai ?
- Không có vật bố thí: không có vật thí thì lấy gì làm trung gian cho người cho và nhận ?
+ Theo Chú Tiểu thì 3 cái không trên nên ngắn gọn dể hiểu là: Cho bằng tâm không phân biệt, tâm này ví như tâm thánh vậy thì đúng hơn.
+ Còn 3 đối tượng Chú Tiểu nêu trên nó thuộc phạm vi nên nhất của các Phật tử đang hành trì pháp bố thí cũng như cách hiểu về đối tượng nhận của bố thí.

Còn những cái này Chú Tiểu lại xin đôi lời:

- Phải bố thí cho người lớn chứ không cho trẻ em.
- Phải bố thí cho người tu hành chứ không cho người thường.
- Phải bố thí cho người chứ không cho thú vật.
- Phải bố thí cho Hòa Thượng chứ không cho chú tiểu.

Bốn liệt kê này gom lại 1 câu: không phân biệt trong bố thí.

Dưới con mắt phàm phu hay những con mắt của người đời thì NHÌN là trước nhất để có phát tâm thí hay không ? Như khi thấy một người giàu, rất khó khăn vượt e ngại mà đem 1 hộp cơm từ thiện đến cho họ, nhưng NHÌN thấy người nghèo, nhất là người già và trẻ em vơí hình tướng khắc khổ thì nhào đến cho ngay là chuyện rất bình thường. Nhưng Chú Tiểu xét thấy vấn đề này rất nhiều Phật tử bám vào mà chưa thấy có đối tượng nhận của bố thí sẽ đem lại phước đức to lớn hơn cho người Cho nên đưa ra 3 đối tượng trên để quý vị xem xét.

--------------

Chú Tiểu đưa ra 3 đối tượng trong việc bố thí như vầy là do:
- Hiện nay nhiều người khi nói về bố thí thì có một quan niệm chung chung mà Chú Tiểu cảm thấy nó sai lệch đó là: Chùa giàu không thí, sư xài đồ xịn không thí, người giàu không thí, người nghèo thì bố thí nhiệt tình...

Chính vì quan niệm này nên Chú Tiểu mới nói Đối Tượng NÊN NHẤT THÍ là Xuất Gia.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề mà phân tích Bố Thí thì dài và ý không cùng trong một chủ đề thì nói qua nói lại thì không nên.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bố Thí Cúng Dường, có một cách làm tốt hơn...

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thôi thì: "Le silence est d'or, parole est d'argent" (Im lặng là vàng, nói là bạc). Câu cách ngôn này học từ lớp ba trường làng. tangbong :D
Hình ảnh


Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Bố Thí Cúng Dường, có một cách làm tốt hơn...

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa đã viết: 1. Người cho tốt, người nhận không tốt.
- Người cho với tâm muốn chia sẽ với người khó khăn với vật chất chân chính nhưng người nhận là người không tốt thì quả báo tốt không thể có được.

2. Người cho không tốt, người nhận tốt.
- Quả báo tốt vẫn có, ở đây như một sự chuyển nghiệp vậy. Ở góc độ hối hận, muốn giảm bớt nghiệp xấu mình gây ra. Là một niềm tin, một hi vọng...

3. Người cho tốt, người nhận tốt.
- Điều này thực sự quá tuyệt với, quả báo tốt không gì bằng.

4. Người cho không tốt, người nhận không tốt.
- Điều này thực sự quá nguy hiểm, quả báu xấu như được nhân lên gấp bội lần.
Theo tui, thì người nào cũng nhận được quả báo tương tưng. Luật nhân quả vốn máy móc, nó không biết như thế nào là tốt, như thế nào là xấu. Ông đừng suy diễn rồi đưa suy nghĩ mình vào nhận định một cách thiếu khách quan như vậy
Kính! tangbong


Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bố Thí Cúng Dường, có một cách làm tốt hơn...

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

Tại đây, này Ananda, sau khi bố thí cho các loại bàng sanh, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm phần công đức. Sau khi bố thí cho những phàm phu theo ác giới, cúng dường này có hy vọng đem lại ngàn phần công đức. Sau khi bố thí cho các phàm phu gìn giữ giới luật, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn lần công đức. Sau khi bố thí cho các người ngoại học đã ly tham trong các dục vọng, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn ức lần công đức. Sau khi bố thí cho các vị trên con đường chứng quả Dự lưu, cúng dường này có hy vọng đem lại vô số vô lượng công đức. Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Dự lưu? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Nhất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Nhất lai? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả A-la-hán? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả A-la-hán, đệ tử Như Lai? Còn nói gì đến những vị Ðộc Giác Phật? Còn nói gì đến các Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác?

(Kinh Phân Biệt Cúng Dường)


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Bố Thí Cúng Dường, có một cách làm tốt hơn...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Thuyết Bất Đắc khẩu khí cao ngạo ghê. Những gì Chú Tiểu viết ra đây mà theo chiều hướng định nghĩa là do học lại của các giảng sư. TBD nói thế thì chắc phải hơn hẳn cả 1 giảng sư nhỉ ?

Còn nếu TBD muốn nói cái sai cái chưa đúng của Chú Tiểu ở 4 điều trên thì đưa ra lý lẻ mình đi. Cải một hồi chắc cũng phần nào tỏ tường cho ai đó...


Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bố Thí Cúng Dường, có một cách làm tốt hơn...

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

battinh đã viết:Khi mình phát tâm muốn cho là mình cứ cho. Bất kể người kia là ai, và vật thí là gì, tài thí hay pháp thí, v.v...
Những người quyên tiền ủng hộ cho các tổ chức khủng bố thì có phước hay có tội? B-)

Cho tiền một kẻ nghiện để mua ma túy thỏa mãn cơn nghiền thì có phước hay có tội? :(

Cho tiền một kẻ lười biếng để hắn vào casino sát phạt đỏ đen thì có phước hay có tội? X-(

Đem khẩu súng cho một tay côn đồ du đãng thì có phước hay có tội? ~x(

Đem rượu và phim ảnh khiêu dâm tặng cho thanh thiếu niên thì có phước hay có tội? timeeeout

Tinh thần "Tam luân không tịch" là dạy người bố thí cúng dường vì lòng từ bi chứ không vì mưu cầu phước báo vị kỷ, và nhất là không được tự hào chấp công, chứ không phải là dạy người ta bố thí bất cứ thứ gì, cho bất cứ đối tượng nào một cách thiếu trí tuệ như những thí dụ mà tôi nêu trên. 8->


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Bố Thí Cúng Dường, có một cách làm tốt hơn...

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Đúng là có 5 thứ bố thí không được phước mà là có tội : Lấy dao thí cho người , lấy độc thí cho người, lấy bò hoang thí cho người, lấy dâm nữ thí cho người, tạo các miếu thần.
http://giacngo.vn/mobile/?CategoryID=13 ... tID=3E6259
Ngoài những thứ nêu trên thì ở thời hiện đại còn biết bao nhiêu thứ độc hại đối với con người nói riêng và cho chúng sinh nói chung mà ta không nên bố thí. Người học Phật thì đương nhiên là phải biết rõ cái gì có hại cho mình, cho người để tránh không bố thí và biết rõ cái gì có lợi cho mình, cho người để mà bố thí.
Nói là bố thí không cần phân biệt là ai hay là vật gì chỉ là để phá tan mọi phân biệt, chấp trước, để đối trị tâm tham lam, keo kiệt mà thôi, cũng không nên chấp vào câu này. Nên nói cho đầy đủ là " ngoài những thứ có hại cho mình và cho người thì nên bố thí bằng tấm lòng, với tâm vô sở cầu, không phân biệt là ai hay là vật gì ". Bởi thường thường người ta hay bố thí với tâm mong cầu công đức, phước báo, mong chờ được đền đáp, bố thí cái này để được cái kia, bố thí có điều kiện, bố thí mà phân biệt các đối tượng nhận bố thí, bố thí cái nhỏ thì được chứ bố thí cái lớn thì không, bố thí với tâm bất thiện, bố thí xong thường hay ghi nhớ, kể công, khoe khoang, ngã mạn v.v... Cho nên phải phá chấp là vậy.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.86 khách