Thập Thiện Nghiệp

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Thập Thiện Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

*** Sát Sanh ***

“Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu được đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải đoản mạng , chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải bị nhiều bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến đoản mạng, con đường ấy đưa đến nhiều bệnh hoạn. Này Thanh niên, tức là sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình.

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, phẫn nộ, nhiều phật ý, bị nói đến một chút thời bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối, và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy... cõi dữ... xấu sắc. Con đường ấy đưa đến xấu sắc, này Thanh niên, tức là phẫn nộ... bất mãn.”

Có phải chăng những người hay sát sinh thường có nhiều bệnh tật?
Như thế người hay phẩn nộ, có sân hận, có bất mãn sẽ có sắc xấu?

Các việc làm trên chẳng mang lại cho ta lợi ích về tuổi thọ, tránh được tai nạn, niềm vui và tái sinh vào nơi thiện thú.



*** Lấy của không cho ***

Người ấy lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy.”
Này các Tỷ-kheo, lấy của không cho được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ *. Quả dị thục hết sức nhẹ của lấy của không cho là được làm người với sự tổn hại tài sản

→ Là một người hiểu biết, không bao giờ mong lấy đi những gì không được cho đến, ngay cả đến đồ lượm được hay vật không chủ (trong rừng núi), vì đó chính là của mà không có người có ý muốn cho đến ta. Với cam kết chỉ nhận, chỉ lấy những gì thực sự được cho, nhưng cũng không quá giới hạn của nó, Đức Phật có dạy: “chúng ta không nên kết bạn với người cho gì cũng lấy”.

(*): Cuộc đời người này làm đầy đủ, trọn vẹn, tâm chuyên nhất hướng tới điều này quá nhiều.

Kiếp này có người chưa đến tuổi thọ mà chết, do đói, nguyên nhân là bởi một quá khứ lâu xa đã bắt bỏ đói một chúng sanh nào đó, hoặc do cướp giật thực phẩm, hoặc do phá hoại mùa màng, nương rẫy của kẻ khác, hoặc do thù oán mà đốt lương thực, thực phẩm v.v... - Do nhân như vậy nên người kia đã bị chết đói nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm trong bốn đường ác. Nghiệp còn dư sót, tuy được sanh làm người nhưng quả báo vẫn còn chạy theo! Nếu quả nghiệp theo kịp lúc thiếu niên thì bị chết đói lúc thiếu niên. Quả nghiệp theo kịp lúc trung niên thì bị chết đói lúc trung niên. Nhân quả vận hành một cách chính xác, không thiên vị, thiên lệch bao giờ!

-----------------------------------

Nếu có người hiểu sự cho như ta hiểu, không ai ăn gì mà không chia cho người khác một phần, người đó sẽ không ích kỷ. Nếu có người nhận ta sẽ cho luôn phần còn lại

“Người cầy ruộng gieo lúa đi gieo lúa lại. Họ cày đi cày lại. Họ cho xứ sở thóc lúa nhiều lần. Người ăn xin xin đi xin lại. Người hào phóng cho hoài. //** Bằng cách bố thí họ đi vào thiên đường hoài. **// Những người vắt sữa bò vắt sữa hoài. Bò con chạy lại bò cái mẹ hoài. Sự sống được thai nghén trong bụng mẹ hoài. Chúng sinh chết đi chết lại. Chúng sanh bị đưa ra nghĩa địa hoài. Người khôn ngoan đạt bất tử và không bị sinh ra hoài.”

Năng lực bố thí làm phát sanh thiện phước vô cùng lớn với //** trạng thái tâm hỷ + lòng từ **// khi cho đi với lòng sẳn sàng cho.

“Lại nữa, này Mahànàma, Ông hãy tùy niệm Thí của mình: "Thật là được lợi cho ta ! Thật là khéo được lợi cho ta ! (Vì rằng) với quần chúng bị cấu uế xan tham chi phối, ta sống trong gia đình, với //** tâm không bị cấu uế của xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí **//". Này Mahànàma, khi nào bậc Thánh đệ tử tùy niệm Thí... Trong khi ấy, tâm được chánh trực nhờ duyên Thí... nhập được pháp lưu tu tập tùy niệm Thí.”

//*** Nói chân thật, không giận hờn, đích thân bố thí cho người đến xin***/. Đó là ba việc lành đưa người đến cõi chư Thiên
One should speak the truth. One should not be angry. One should give when asked to. These are three good deeds that help carry men the realm of heaven.

Người sân tham không thể sanh lên cõi trời, người ngu si không ưa tán dương việc bố thí, nhưng người trí thấy bố thí lại tùy hỷ công đức và tương lai họ sẽ dự hưởng phần an lạc.
Misers cannot go to the heaven, fools cannot indeed praise charity. A wise man rejoices in alsmgiving and thus becomes happy thereafter.

/*** Chúng ta chỉ lấy những gì được cho và luôn cho những gì ta có thể cho ***/


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Thập Thiện Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Lời nói được chia ra làm 4 loại: nói lời thô ác, lời vu khống - lời hai lưỡi, lời nói không chân thật, lời nói phiếm (lời nói không thiết thực, lợi ích)

- Lời thô ác: “Và người ấy nói lời thô ác, bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định.” Như: “bà đó điên, người đó rất tham, mày là đồ khùng, nó là kẻ miệng mồm ác độc…..”, đây là những lời nói thuộc vào lời nói thô ác.
“Đoạn tận lời nói thô ác, từ bỏ lời nói thô ác, những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người, người ấy nói những lời như vậy.”

- Lời hai lưỡi
: “Người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này ; nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ, nói những lời đưa đến chia rẽ.”

“Đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này ; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hiệp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp”

- Lời nói láo, lời không chân thật:

“Người ấy nói láo, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng tôi, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi : "Này người kia, hãy nói những gì người biết" ; dầu cho vị ấy không biết, vị ấy nói : "Tôi biết" ; dầu cho vị ấy biết, vị ấy nói : "Tôi không biết". Hay dầu cho vị ấy không thấy, vị ấy nói : "Tôi thấy" ; hay dầu cho vị ấy thấy, vị ấy nói : "Tôi không thấy". Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì.”

“Ở đây, này các Tỷ-kheo có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi : "Này người kia, hãy nói những gì người biết", nếu biết, người ấy nói : "Tôi biết", nếu không biết, người ấy nói : "Tôi không biết" ; hay nếu không thấy, người ấy nói : "Tôi không thấy" ; nếu thấy, người ấy nói : "Tôi thấy". Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì.”

- Lời nói phiếm:
“Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi Luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích.”

“Đoạn tận lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói chánh Pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích.”


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Thập Thiện Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

*** Tà hạnh ***

Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một sắc nào khác lại khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, trói buộc như vậy, say sưa như vậy, chướng ngại như vậy cho sự đạt đến an ổn khỏi các khổ ách, tức là, này các Tỷ-kheo, sắc đẹp của nữ nhân (cảm xúc của nữ nhân). Và này các Tỷ-kheo, loài hữu tình nào ái nhiễm, tham luyến, tham đắm, say đắm, say mê sắc đẹp nữ nhân (cảm xúc nữ nhân), chúng sẽ bị sầu ưu lâu dài, vì bị rơi vào uy lực của nữ xúc. Nữ nhân, khi đang đi, sẽ đứng lại để chinh phục tâm người đàn ông; khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi cười, khi nói, khi hát, khi khóc, khi bất tỉnh, khi chết, sẽ đứng lại để chinh phục tâm người đàn ông.

Này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói rằng: "Là bẩy mồi toàn diện của Màra", thời người ấy đã nói một cách chơn chánh về nữ nhân, thật là "một bẩy mồi hoàn toàn của Màra".

Và Đức Phật giáo giới tiếp: “Ta tuyên bố rằng với người ác giới theo ác pháp, sở hành bất tịnh, đáng nghi ngờ, những hành vi che đậy, không phải sa môn nhưng tự nhận sa môn, nội tâm hôi hám, ứ đầy tham dục, tính tình bất tịnh. Này các Tỳ kheo, vị ấy có thể đi đến chết, hay khổ gần như chết. Sau khi thân hoại mạng chung sinh vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục.

Buddha taught:
/*** Buông lung theo tà dục, sẽ chịu bốn việc bất an: “mắc tội, ngủ không yên, bi chê (phiền não, mất danh dự), đọa địa ngục” ***/

Vô phước, đọa ác thú bị khủng bố, ít vui, quốc vương kết trọng tội: đó là kết quả của tà dâm. Vậy chớ nên phạm đến.
There is acquisition of demerit as well as evil destiny. No joy of the frightened man. The king imposes a heavy punishment. Therefore, man should never commit adultery.

Giả sử mưa xuống bạc vàng cũng chẳng thỏa mãn được lòng tham dục. Người trí đã biết rõ sự dâm dật vui ít khổ nhiều.
Even a shower of gold pieces cannot satisfy lust. A wise man knows that lusts have a short taste, but long suffering.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]118 khách