Trí Tuệ và Từ Bi Là Gì và Áp Dụng Như Thế Nào?

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Trí Tuệ và Từ Bi Là Gì và Áp Dụng Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Amitabha Buddha

Xin cám ơn quý vị chia sẽ.

Chúng ta nhiều lúc có Từ Bi nhưng không có Trí Tuệ và ngược lại Trí Tuệ mà chẳng Từ Bi nguyên nhân là ở chổ "chẳng hiểu thế nào là Từ Bi và Trí Tuệ" cũng như áp dụng thế nào vào đời sống.

Như nhiều người thương chiều con cái quá thành ra thương yêu mà không có trí tuệ, khiến nó trở thành hư đốn, phá hoại gia đình tài sản. Như vậy có từ bi thành ra không có từ bi.

Có nhiều người cho mình nói cái gì cũng đúng, rất thông minh trí tuệ, nhưng chẳng thấy có chút hiền hòa từ bi dù là đối với con cái của mình, khiến cho con cái xa lánh mình. Như vậy có trí tuệ mà cũng như không có trí tuệ.

Đấy cũng do bởi "không hiểu biết thế nào là Từ Bi và Trí Tuệ". Muốn dạy con cái thật tốt, muốn dạy người dạy học sinh thật tốt thì chúng ta phải biết dùng cả Từ Bi lẫn Trí Tuệ. Cho nên Kinh Lăng Nghiêm nói Phật là đấn "Từ Nghiêm". Chúng ta cũng phải học hai chữ "Từ Nghiêm" nầy và áp dụng vào đời sống.

Nếu hiểu bản thể của Từ Bi và Trí Tuệ là bất nhị. Cũng như nếu hiểu tất cả chúng sanh và mình chẳng khác đồng một thể tánh, cũng có thể nói mình là chúng sanh, chúng sanh là mình. Khi đã hiểu vậy thì hiểu mình làm lợi ích cho chúng sanh tức là làm lợi ích cho chính mình, bởi vì chúng sanh và mình chẳng phải hai (bất nhị). Nhờ hiểu vậy mà mới khai mởi được cái "đồng thể đại bi" mà làm việc từ bi lợi ích chúng sanh trong trí tuệ. Như vậy vừa có Trí vừa có Bi.

Nói dễ nhưng làm khó, vì chúng ta vẫn còn sống trong vô minh, chưa thật chứng được bản Tâm Thanh Tịnh Sáng Suốt Nhiệm Mầu của mình. Cho nên chỉ có thể tùy duyên, tùy căn cơ mà làm việc lợi ích chúng sanh.

Bậc A La Hán đâu phải độn căn, cái ngài có Trí Tuệ, cũng có Từ Bi nhưng Trí Tuệ và Từ Bi chưa trọn vẹn viên tròn, vẫn còn hạng chế. Nếu chứng được Tâm Viên Giác một cách trọn vẹn như Phật thì Tâm Từ Bi cũng được trọn vẹn, bởi vì Bi Tri đồng một thể tánh vậy. Như đã nói, nếu hiểu chúng sanh và mình là bất nhị, nên lợi ích chúng sanh tức là lợi ích chính mình, thì khởi được cái tâm đồng thể đại bi.

Nhưng các vị Đại A La Hán như ngài Ma Ha Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề v.v... các vị ấy là Bồ Tát hóa thân. Nên chẳng thể xem là tầm thường mà bất kính.

Trong Bài Học Ngàn Vàng của HT Thiện Hoa: "Phàm làm những việc gì trước phải nên sét đến hậu quả của nó".

Nếu chúng ta có thể làm được như vậy thì Trí Bi đầy đủ.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Trí Tuệ và Từ Bi Là Gì và Áp Dụng Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Chánh pháp là Trí Tuệ và Từ Bi của Đấng Như Lai dành cho chúng sinh. Khi chúng ta thực hành theo chánh pháp thì đó cũng là sự áp dụng Trí Tuệ và Từ Bi của Ngài vậy?
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Trí Tuệ và Từ Bi Là Gì và Áp Dụng Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Từ là ban vui
Bi là cứu khổ

Lòng Từ Bi có 3 loại:

1. Chúng Sanh Duyên Từ
2. Pháp Giới Duyên Từ (đồng thể đại bi)
3. Vô Duyên Từ

1. Chúng Sanh Duyên Từ là cái lòng từ khi thấy chúng sanh khổ, khởi tâm muốn cứu giúp. Khi không còn thấy cảnh nữa thì lòng từ ấy cũng diệt theo. Cái nầy hầu như mỗi người chúng ta đều có. Nhưng cũng có người không có!

Tiến lên bước nữa:
2. Pháp Giới Duyên Từ là lòng từ tương quan mật thiết với nhau trong pháp giới. Như có người làm nông dân, có người làm thầy giáo, có người làm bác sĩ, có người làm kinh doanh v.v... khi mỗi một người khổ đau thì cái khổ đau đó tương quan đến mọi người. Cho nên thấy ai khổ đau phải khởi lòng từ cứu giúp, không ngừng nghỉ. Ví như trong một xã hội không thể không có người nông dân, vì ai sẽ làm trồng trọt để cho ta ăn sinh sống? Không có thầy giáo sao ta được hiểu biết? Không có bác sĩ sao ta khỏi bịnh khổ? v.v... Kinh tế ngày nay suy sụp, tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng. Cho nên mọi người ai cũng muốn giúp cho nền kinh tế khá hơn để ai cũng lợi lạc. Thấy người khác khỏ như ta khổ, giúp người như giúp mình. Đây là Pháp Giới Duyên Từ.

Tiên lên cao nữa:
3. Vô Duyên Từ là lòng từ bi của ta thương sót cứu độ chúng sanh "vô điều kiện". Ta đem lòng từ bi trang trải khắp chúng sanh, dù người đó không có duyên với ta. Không phải ai có duyên với mình mới đọ họ, còn không duyên thì không độ. Chư Phật Bồ Tát có Vô Duyên Từ vì ai ai các ngài cũng khởi tâm thương sót cứu độ, không bỏ sót một ai.

Ban vui cứu khổ cho chúng sanh có thể bắc đầu từ hành động rất giảng dị mà đầy ý nghĩ. Đó là:

Hãy ban tặng cho người một nụ cười!

Dù người đó là người thân của ta, hay không quen biết khi đi đường khặp nhau ta cũng nên khởi một nụ cười nho nhỏ tỏ vè chào người ấy.

Thật vậy ngày nào và lúc nào cũng có nụ cười thì bao nhiêu nỏi buồn phiền điều phai nhạc đi. Chúng ta lại được người ta thương yêu quý mến. Chỉ một nụ cười ấy cũng đủ giảm cái buồn phiền không những của ta, mà người ta ban tặng nụ cười cũng được hết buồn ngay trong lúc hiện tại đó.

Đây là gieo nhân duyên với chúng sanh, để sau nầy có thể cứu độ họ, hoặc họ có thể cứu độ mình. Lợi ích vô vàng!

Dường như tôi đã tập làm như vậy từ lúc nào không biết, nhưng hễ tôi nói ra một câu là tôi cười một cái, có khi cười ha ha, có khi nhe răng, có khi mỉm môi. Khi nói chuyện với người khác tôi đều vừa cười vừa nói.

Đối với học sinh của tôi cũng vậy, có đứa nói: "Thầy có nụ cười đẹp quá. You have a beautiful smile."

Có đứa lại nói: "I like your skin, I wish I have the skin like you...tôi thích làn da của thầy...ước gì tôi có làn da như thầy vậy." Có lẽ vì cười riết nên da mặt không có nhăn nheo, mà hồng hào mịnh màn hihihi.... Quý vị mua kem thoa đầy tốn tiền... nếu biết tập cười thì làn da tự nhiên hồn hào mịnh màn đâu cần phải tô điểm!)

Có đứa hỏi: "Why don't you get mad ever...tại sao không thấy thầy nỏi giận bao giờ."

Có bà cô dạy chung nói: "I missed teaching with you.... tôi nhớ dạy chung với bạn quá"

Thế thì chúng ta biết "một nụ cười" không tốn tiền mua mà giúp ích được vô vàng, tại sao không ban tặng người khác bằng nụ cười hồn nhiên của mình? Lại ban cho người khác khổ đau, khuôn mặt sầu thảm giận giữ?

Có lẽ quý vị ngạc nhiên khi thấy tôi hồi nào viết bài có vẻ như một ông già khó tánh mà chủ trương việc "Cười Vô Duyên Từ" nầy!

Hãy ban cho mọi người một nụ cười Vô Duyên Từ như ngài Từ Thị Di Lặc Bồ Tát vậy!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Trí Tuệ và Từ Bi Là Gì và Áp Dụng Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Hãy ban cho mọi người một nụ cười Vô Duyên Từ như ngài Từ Thị Di Lặc Bồ Tát vậy!

Hãy đoán nhận nụ cười Vô Duyên Từ như ngài Từ Thị Di Lặc Bồ Tát.

Bằng cách thường chuyên niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Duyên trần thoát tục.


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Trí Tuệ và Từ Bi Là Gì và Áp Dụng Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

cafene

1. Làm sao để có trí huệ ? ( nếu như ko may mình quá ngu si thì sao?)
2. Làm sao để có từ bi ?

Ai cũng mún có trí huệ và từ bi
nhưng nhìu khi ko bít làm thế nào để có từ bi có trí huệ ?
Xin quý vị chia sẽ


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Trí Tuệ và Từ Bi Là Gì và Áp Dụng Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Chỉ một đường là tu học tới nơi tới chốn thôi chứ sao nữa ! đừng nói là "không may mình quá ngu" ! trong kinh Viên Giác có câu "chúng sinh đã thành Phật từ lâu" chỉ ngại là chúng ta không tin hay chí ít là chúng ta không khởi tâm nghi ngờ chuyện ấy ! nếu nghi thì có cơ may đấy !!!


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Trí Tuệ và Từ Bi Là Gì và Áp Dụng Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Từ bi thì Đ/H Thánh Tri đã có nói rồi.

Siêng đoc. và ứng dung. kinh Phât. vào cuôc. sống nhiều thì tư. nhiên thâm nhâp. kinh tang. Sau khi thâm nhâp. kinh tang. thì tư. nhiên trí tuê. phát triễn.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Trí Tuệ và Từ Bi Là Gì và Áp Dụng Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Giống như ĐH Nhampl đã nói: Nên tư duy, quán chiếu, tìm hiễu "vi diêu. pháp" trong kinh thì từ từ có trí tuê..


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Trí Tuệ và Từ Bi Là Gì và Áp Dụng Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

gioidinhhue viet:
1. Làm sao để có trí huệ ? ( nếu như không may mình quá ngu si thì sao?)
2. Làm sao để có từ bi ?

Ai cũng mún có trí huệ và từ bi
nhưng nhìu khi không bít làm thế nào để có từ bi có trí huệ ?
Xin quý vị chia sẽ

Biết mình ngu thì không ngu.
Thấy mình thiếu từ bi thì ít ra không là người ác độc.

VO_HUU_BAT_KHONG606 lại nói nhảm nữa rồi. :D :D :D

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Trí Tuệ và Từ Bi Là Gì và Áp Dụng Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"gioidinhtue"]

1. Làm sao để có trí huệ ?
Đáp: Văn-Tư-Tu Huệ.

Văn tức là tìm học Kinh Phật, sách vở, băng giảng của Thiện Tri Thức đi trước.
Tư tức là khi nghe phật pháp thì phải có thời gian tư duy quán chiếu về những gì mình đã học.
Tu tức là đem ra áp dụng vào đời sống hằng ngày.

2. Làm sao để có từ bi ?
Đáp: Giới, Định, Tuệ

Giới luật là vị thầy soi sáng con đường tu hành của mình. Giữ giới tức là ngăn thân khẩu ý làm việc sấu ác, vì vậy không hại chúng sanh, ngược lại từ từ sẽ nẩy nở lòng từ bi đối với muôn loài.

Định là do tu tập các pháp thiền định, hoặc niệm phật mà được. Tâm định thì vọng niệm khó sanh, từ bi tự nhiên nẩy nở tròn đầy.

Tuệ là trí sáng suốt khi nhìn sự việc biết rỏ cái nào chánh, cái nào tà, cái nào chân, cái nào vọng v.v... do vậy nó có thể giúp cho ta chuyển hóa tâm sấu ác thành tâm từ bi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
shine2930
Bài viết: 72
Ngày: 08/06/09 08:21
Giới tính: Nam
Đến từ: dau

Re: Trí Tuệ và Từ Bi Là Gì và Áp Dụng Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi shine2930 »

:-P Cháu xin đóng góp
Thiền định làm trí tuệ tăng trưởng ....
Thông minh thì khác với trí tuệ, người uyên bác thông minh là người không bỏn xẻn về kiến thức ... Ví dụ như thầy giáo, giáo sư ... là những người truyền đạt kiến thức thì được quả báo là thông minh, kiến thức rất rộng ... Vậy ngoài chuyện học hành ra thì mình nên đem kiến thức chia sẽ, truyền đạt, giúp mọi người khác thông hiểu thì được quả báo thông minh .... không nên bỏn xẻn về kiến thức, dấu nghề ... hay sợ người khác sẽ giỏi hơn mình ... ( mình làm cản trở việc học của người khác thì bản thân cũng bị quả báo .... )

Về từ bi ... ai muốn có thì đã có sẵn rồi ... chỉ là chưa mạnh dạn lấy ra sử dụng thôi... ví dụ như thấy cảnh bất hạnh, đừng ngước nhìn thương hại, hãy mạnh dạn lên để xem mình giúp được gì ... mạnh dạn lên thì mình cũng truyền cho mọi người khác chút nhiệt huyết về tình yêu thương ...
Tâm tham sân si sẽ thiêu đốt từ bi và trí tuệ của mình .... Tham thì không chia sẽ, hoặc hung hăng, sân giận ... thì thiêu đốt yêu thương ... Thiền định hoặc là trí tuệ, việc tu tập sẽ rất có ích để tăng trưởng từ bi.
" Kính thầy thì được làm thầy " Khi bạn kính trọng ai đó, yêu thương ai đó mình sẽ học hỏi những đức tính tốt của vị đó ... Lòng cung kính đem đến phước báu ... ( Có nhiều câu chuyện kể về việc kính Đức Phật mà được sinh vào thiên giới ) ... Cũng như vậy, mình lễ Phật và mong muốn có tình được tình yêu thương như một vị bồ tát ...

Về việc áp dụng thì khỏi nghĩ bàn ... ^.^ Chỉ sợ thiếu đức hạnh ..... người đức hạnh đầy từ bi trí tuệ, như một bông hoa đem hương thơm đến cho tất cả mọi người.... Như hương hoa thì không bay ngược gió, hương thơm của người đức hạnh thì thì tỏa ngàn dặm xa ... hihi ...
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật.
Mong cho mọi người đều có thật nhiều từ bi và trí tuệ .


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.54 khách