Bát chánh đạo dạy ta những điều hiển nhiên bình thường quá ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

tudison
Bài viết: 24
Ngày: 04/06/13 02:14
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tu Di Sơn

Bát chánh đạo dạy ta những điều hiển nhiên bình thường quá ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tudison »

Ví dụ như tứ niệm xứ . quán thân bất tịnh , quán thọ là khổ , quán tâm vô thường , quán pháp vô ngã ... là những điều mới mẻ với nhận thức con người . Tứ niệm xứ này là chủ đề để suy tư .

Chứ theo như tôi hiểu bát chánh đạo dạy : chánh mạng : hầu như con người ai chẳng làm việc chân chánh chánh ngữ : hầu như những khi tâm trí bình thường ai chẳng nói lời hay ý đẹp

Tôi thật không hiểu bát chánh đạo là pháp thiền pháp tu gì nữa . Thật tình tôi không hiểu bát chánh đạo lắm . Quý đạo hữu thực hành bát chánh đạo như thế nào trong đời sống hàng ngày ? Nó là cách sống hay là pháp quán tưởng ?


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Bát chánh đạo dạy ta những điều hiển nhiên bình thường q

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
tudison đã viết:Ví dụ như tứ niệm xứ . quán thân bất tịnh , quán thọ là khổ , quán tâm vô thường , quán pháp vô ngã ... là những điều mới mẻ với nhận thức con người . Tứ niệm xứ này là chủ đề để suy tư .

Chứ theo như tôi hiểu bát chánh đạo dạy : chánh mạng : hầu như con người ai chẳng làm việc chân chánh chánh ngữ : hầu như những khi tâm trí bình thường ai chẳng nói lời hay ý đẹp

Tôi thật không hiểu bát chánh đạo là pháp thiền pháp tu gì nữa . Thật tình tôi không hiểu bát chánh đạo lắm . Quý đạo hữu thực hành bát chánh đạo như thế nào trong đời sống hàng ngày ? Nó là cách sống hay là pháp quán tưởng ?
chánh mạng : hầu như con người chẳng ai làm việc chân chánh

chánh ngữ : lời hay ý đẹp đâu phải là Chánh Ngữ (có khi là Tà Ngữ).

"xli) Bốn phi Thánh ngôn: Vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ngữ" - http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong33.htm
* ngữ: tạm dịch là những lời văn hoa bóng bẩy nhưng không đem đến lợi ích và dễ đưa ngươi nghe đến mê muội.

Này Hiền hữu! hãy tập sống và tập tu với những điều "bình thường", đừng nên sống với những điều dị thường hay bất thường.

Kính chúc an lạc và tăng trưởng trong Thiện pháp !!!

:)


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Bát chánh đạo dạy ta những điều hiển nhiên bình thường q

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Bát Chánh Đạo:
1. Chánh ngữ: lời nói chân chánh, có thể nói là không được nói chơi, nói điều tưởng tượng không thật. Khó lắm chứ không dễ đâu.
2. Chánh nghiệp: đối nhân xử thế giữa người và người, hành động làm sao chân chánh, không hổ thẹn lương tâm, không gây nhiều oán chướng.
3. Chánh mạng: nuôi sống bản thân bằng nghề chân chánh, không giết hại sinh vật, không làm năm nghề cấm. Kể cả việc ăn chay nữa đó.
4. Chánh tinh tấn: luôn luôn siêng năng hành trì giáo pháp của Đức Phật, thực hành không giây phút ngưng nghỉ. Tinh tấn Ba La Mật của Bồ tát là ngăn chặn vọng tưởng khởi, luôn giữ chánh niệm. Phàm phu chúng ta đôi khi lơ là, mất chánh niệm, hay nhớ nhưng do hoàn cảnh xung quanh có lực mạnh quá nên chúng ta không kìm được. Như vậy cũng khó lắm.
5. Chánh tư duy: luôn suy ngẫm những điều hay, lẽ phải, đúng pháp như: vô thường, khổ, vô ngã...
6. Chánh kiến: cái thấy chân chánh, đừng nghĩ cái này dễ nha. Khó lắm đó, có khi phải tu tập cả chục năm mới có được cái thấy như thật, cái thấy không sai lệch.
7. Chánh định: giữ cho tâm không tán loạn, như vậy cũng rất khó.
8. Chánh niệm: luôn tỉnh giác và nhận biết tất cả phản ứng của thân tâm. Như vậy cũng không dễ.

Bát Chánh Đạo là tám con đường chân chánh, muốn thành tựu thiện pháp hay Thánh quả đều phải đi trên con đường này. Bát Chánh Đạo có thể áp dụng vào đời sống hằng ngày. Nếu chỉ nhìn và hiểu như thế thì là lý thuyết suông, phải thực hành mới hiểu rõ. Cứ y theo lời dạy của Phật là được thôi, nhưng cũng phải tùy duyên.

Chúc đạo hữu an lạc.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Bát chánh đạo dạy ta những điều hiển nhiên bình thường q

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Bát chánh đạo có thể chia làm 3:
Giới: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng
Định: chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định
Tuệ: chánh tư duy, chánh kiến
Tuy có vẻ bình thường, nhưng con đường này ko tự nhiên mà có, mà cần phải tu tập.

Bên cạnh đó, 37 phẩm bồ đề có liên quan đến nhau.
vd: chánh tinh tấn là tứ chánh cần, chánh niệm là tứ niệm xứ, chánh định là 9 tầng thiền + cận định,.....
Sửa lần cuối bởi Vọng ngã vào ngày 07/06/13 05:27 với 1 lần sửa.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Bát chánh đạo dạy ta những điều hiển nhiên bình thường q

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Lâm Nghĩa đã viết:Bát Chánh Đạo:
1. Chánh ngữ: lời nói chân chánh, có thể nói là không được nói chơi, nói điều tưởng tượng không thật. Khó lắm chứ không dễ đâu.
2. Chánh nghiệp: đối nhân xử thế giữa người và người, hành động làm sao chân chánh, không hổ thẹn lương tâm, không gây nhiều oán chướng.
3. Chánh mạng: nuôi sống bản thân bằng nghề chân chánh, không giết hại sinh vật, không làm năm nghề cấm. Kể cả việc ăn chay nữa đó.
4. Chánh tinh tấn: luôn luôn siêng năng hành trì giáo pháp của Đức Phật, thực hành không giây phút ngưng nghỉ. Tinh tấn Ba La Mật của Bồ tát là ngăn chặn vọng tưởng khởi, luôn giữ chánh niệm. Phàm phu chúng ta đôi khi lơ là, mất chánh niệm, hay nhớ nhưng do hoàn cảnh xung quanh có lực mạnh quá nên chúng ta không kìm được. Như vậy cũng khó lắm.
5. Chánh tư duy: luôn suy ngẫm những điều hay, lẽ phải, đúng pháp như: vô thường, khổ, vô ngã...
6. Chánh kiến: cái thấy chân chánh, đừng nghĩ cái này dễ nha. Khó lắm đó, có khi phải tu tập cả chục năm mới có được cái thấy như thật, cái thấy không sai lệch.
7. Chánh định: giữ cho tâm không tán loạn, như vậy cũng rất khó.
8. Chánh niệm: luôn tỉnh giác và nhận biết tất cả phản ứng của thân tâm. Như vậy cũng không dễ.
Kính Hiền hữu LN! ở đây, cđ xin trích dẫn Kinh văn lời Phật dạy về Con Đường TRUNG ĐẠO (Khổ Diệt Đạo THÁNH ĐẾ) kinhle
"Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế. Ðó là bát chi Thánh đạo, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tin tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tri kiến? Này các Tỷ kheo, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tri kiến.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này các tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tư duy.

Này các Tỷ kheo thế nào là Chánh ngữ? Tự chế Không nói láo, tự chế Không nói hai lưỡi, tự chế Không ác khẩu, tự chế Không nói lời phù phiếm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là CHÁNH ngữ.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cướp, tự chế không tà dâm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh nghiệp.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh mạng? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh mạng.

Này các Tỷ kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tinh tấn.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm?
Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên Thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, Để CHẾ NGỰ THAM ƯU ở đời; trên các cảm Thọ... trên các Tâm... quán pháp trên các Pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm Để CHẾ NGỰ THAM ƯU ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt đạo thánh đế."


- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong22.htm
* Chánh Ngữ của người xuất gia khác với chánh ngữ của người tại gia: chánh ngữ của vị Xuất gia thì toàn là Không ... với Không... (đó là sự Im Lặng của bậc Thánh), còn Chánh ngữ của người tại gia thì phải "học ăn học NÓI học gói học mở" :)

* Chánh Mạng của người xuất gia cũng khác với Chánh mạng của người tại gia: người tại gia thì có thể làm bất cứ ngành nghề nào nhưng phải tinh tấn và đúng Pháp(chân chính), còn người Xuất gia thì chỉ có một Chánh mạng duy nhất đó là ĂN XIN để nuôi dưỡng thân mạng và bố thí Pháp để lợi ích chúng sanh. ("Ăn Xin" tương ưng với danh tự "Chánh Mạng của Tỷ-kheo" hơn là bố thí Pháp vì có vị bố thí Pháp nhưng cũng có vị thì không, nhưng tất cả các vị Xuất gia đi khất thực đều là đang thực hành Chánh Mạng)

(P/s: Hiền hữu tudison hãy khéo léo tác ý trên chi thứ 7 của Bát THÁNH Đạo để hiểu rõ về con đường Trung Đạo)

Kính chúc Chư Hiền an lạc và tăng thịnh Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Bát chánh đạo dạy ta những điều hiển nhiên bình thường q

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Vọng ngã đã viết:.......

chánh ngữ : đức Phật có dạy quán xét theo 4 tiêu chí: có đúng sự thật ko, có lợi ích ko, có hợp lòng ko, và có hợp thời ko .....
Kính Hiền hữu Vọng ngã! Thế Tôn dạy có "5 tiêu chí" chứ không phải là "4 tiêu chí" khi sử dụng ngôn ngữ. Như thế nào là 5 ?

"Chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Ngươi có thể dùng khi nói với các người khác: đúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói đúng thời hay phi thời. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói lời chơn thực hay nói lời không chơn thực. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói lời nhu nhuyến hay nói lời thô bạo. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích. Chư Tỷ-kheo, khi nói với các người khác, các Ngươi có thể nói với từ tâm hay với sân tâm.
Chư Tỷ-kheo, ở tại đây, các Ngươi cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ, chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng địa vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, như vậy các Ngươi cần phải học tập."
- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung21.htm

như vậy, này Hiền hữu! lời Hiền hữu nói là có chỗ tương ưngcó chỗ Không tương ưng;
như thế nào những chỗ tương ưng?

ở đây,
- "có lợi ích ko" (lời Hiền hữu) tương ưng với "lợi ích hay không lợi ích" (Kinh văn)
- "đúng sự thật ko" tương ưng với "chơn thực hay không chơn thực"
- "có hợp thời ko" tương ưng với "đúng thời hay phi thời"
như vậy, này Hiền hữu! là những chỗ tương ưng.

và như thế nào là những chỗ không tương ưng?
ở đây,
- "4 tiêu chí" (lời Hiền hữu) Không tương ưng với "5 loại ngôn ngữ" (Kinh Văn)
- "hợp lòng ko" Không tương ưng với "nhu nhuyến hay thô bạo"
như vậy, này Hiền hữu! là những chỗ Không tương ưng.

* trong kinh Phật dạy 5 loại ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện và biến mãn lòng Từ, vậy mà "4 tiêu chí" Hiền hữu nêu lên lại thiếu mất chi "với Từ tâm hay với sân tâm". Đó là sự thiếu sót to lớn. :)

ở đây, vì sự trong sáng và minh bạch của Chánh Pháp, cđ xin được làm rõ sự sai khác giữa "Hợp Lòng" # "Nhu Nhuyến" :

chi "Nhu nhuyến hay thô bạo" mà Phật dạy ở đây là chỉ cho thái độvăn phong của người nói chứ không chỉ cho dụng tâm của người nói, còn "Hợp Lòng" là chỉ dụng tâm làm cho vừa lòng, cho đẹp lòng người. Đức Phật đi thuyết giảng là vị Pháp chứ không phải vị Nhân cho nên dùng chữ "hợp lòng" ở đây thật sự không thích hợp.

các ví dụ làm rõ:
Câu Hỏi HAI MÓC CÂU

".........
Sau khi ngồi một bên, Vương tử Abhaya bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Như Lai có thể nói những lời, do những lời ấy người khác không ưa, không thích chăng?
-- Này Vương tử, phải chăng ở đây, (câu hỏi) có dụng ý một chiều?
-- Bạch Thế Tôn, các vị Nigantha đã bị bại ở đây rồi.
-- Này Vương tử, vì sao Vương tử lại nói như vầy: "Bạch Thế Tôn, các vị Nigantha đã bị bại ở đây rồi"?
-- Bạch Thế Tôn, ở đây, con đi đến Nigantha Nataputta, sau khi đến con đảnh lễ Nigantha Nataputta rồi ngồi xuống một bên. Bạch Thế Tôn, Nigantha Nataputta nói với con đang ngồi một bên: "Này Vương tử, Vương tử hãy đi đến luận chiến với Sa-môn Gotama, và nhờ vậy tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi cho Vương tử: "Sa-môn Gotama có thần lực như vậy, có uy lực như vậy, đã bị Vương tử Abhaya luận chiến".
Bạch Thế Tôn, khi được nói vậy, con thưa với Nigantha Nataputta: "Thưa Tôn giả, nhưng làm thế nào, tôi có thể luận chiến với Sa-môn Gotama, một vị có thần lực như vậy, có uy lực như vậy?" -"Này Vương tử, hãy đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy nói với Sa-môn Gotama như sau: "Bạch Thế Tôn, Như Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy, những người khác không ưa, không thích chăng?"
Nếu Sa-môn Gotama được Vương tử hỏi như vậy và trả lời như sau: "Này Vương tử, Như Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy, những người khác không ưa, không thích", thời Vương tử hãy nói với Sa-môn Gotama: "Bạch Thế Tôn, nếu xử sự như vậy, thời có gì sai khác giữa kẻ phàm phu với Ngài? Kẻ phàm phu có thể nói lời nói, do lời nói ấy, những người khác không ưa, không thích".
Còn nếu Sa-môn Gotama được Vương tử hỏi như vậy và trả lời như sau: "Này Vương tử, Như Lai không có thể nói lời nói, do lời nói ấy những người khác không ưa, không thích", thời Vương tử hãy nói với Sa-môn Gotama: "Bạch Thế Tôn, nếu xử sự như vậy, thời vì sao Devadatta được Ngài nói như sau: Devadatta phải đọa vào đọa xứ, Devadatta phải đọa vào địa ngục, Devadatta phải đọa trong một kiếp, Devadatta không thể nào cứu chữa được? Và vì Ngài nói những lời như vậy, Devadatta phẫn nộ, không hoan hỷ".
Này Vương tử, Sa-môn Gotama, khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không thể nhả ra, cũng không thể nuốt vào. Ví như một móc sắt bị mắc vào cổ họng của một người nào, người ấy không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào được. Cũng vậy, này Vương tử, Sa-môn Gotama, khi bị Vương tử hỏi câu hỏi hai móc như vậy, sẽ không có thể nhả ra, cũng không có thể nuốt vào".
Lúc bấy giờ, có đứa con nít ngây thơ nằm giữa trên đầu gối của Vương tử Abhaya. Rồi Thế Tôn nói với Vương tử Abhaya:
-- Này Vương tử, Vương tử nghĩ thế nào? Nếu đứa con nít này, do sự vô ý của Vương tử, hay do sự vô ý của người vú hầu, thọc một cái que hay nuốt một hòn đá vào trong miệng, vậy Vương tử phải làm gì?
-- Bạch Thế Tôn, con phải móc cho ra. Bạch Thế Tôn, nếu con không thể móc ra lập tức, thời với tay trái con nắm đầu nó lại, với tay mặt lấy ngón tay làm như cái móc, con sẽ móc cho vật ấy ra, dầu có phải chảy máu. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì con có lòng thương tưởng đứa trẻ.
-- Cũng vậy, này Vương tử,
lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.
Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, ở đây Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy.

Vì sao vậy? Này Vương tử, Như Lai có lòng thương tưởng đối với các loài hữu tình.
........"

- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung58.htm
như vậy, "Hợp Lòng người" không phải là chi pháp để Như Lai xem xét giảng giải một lời nói, chỉ có "như thật như chân, tương ưng mục đích, đúng thời" mới là chi pháp để Như Lai xem xét giảng giải một lời nói.
Độ 2 người và chịu Quả báo

Trong Tích Truyện Pháp Cú trích dẫn kệ ngôn số 179 và 320 có nói về gia đình Bà-la-môn Màgandiyà. Ông có một cô con gái cũng tên là Màgandiyà(Mạn-la-hoa) đẹp tuyệt trần và ông chỉ muốn gả cô con gái cho Phật khi có duyên được nhìn thây Phật :) . Sự kiện này đã giúp Thế Tôn độ cả 2 vợ chồng ông Bà-la-môn chứng được Tam quả (A-na-hàm) nhưng cô con gái cũng vì nhân duyên ấy lại hiềm khích và thù hằn Thế Tôn do lời nói: "Ðức Phật bảo Bà-la-môn: - Này Màgandiyà, ngày xưa ta đã thấy ba ma nữ ấy, thân thể như vàng ròng tinh khiết không có đờm dãi và những thứ bất tịnh khác của thân thể, Ta cũng không hề khởi tham đắm. Còn thân ái nữ ông, đầy đủ ba mươi hai thứ bất tịnh, một cái bình nhơ uế được sơn phết. Dù cho chân Ta lấm bùn, cô gái này nằm phục ở ngưỡng cửa Ta, Ta chẳng muốn chạm đến cô, dù là chỉ bằng gót chân."
- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-phapcu-ev/ttpc14.htm

Quả Báo

"Phật Bị Lăng Nhục
Câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở Kỳ Viên, trong trường hợp của chính Ngài.

Trong truyện tích Pháp Cú (179) đã đề cập đến trường hợp Màgandiyà bị Phật từ chối, và cô bị chạm tự ái nặng. Khi trở thành hoàng hậu, nàng quyết tâm trả thù Phật. Nàng tung tiền mướn cư dân thành, bảo họ rằng:

- Khi Sa-môn Cồ-đàm đến đây khất thực, các ngươi hãy tụ tập những người hạ tiện đi theo chửi mắng ông ta, đuổi ông ta đi.

Khi đức Phật và A-nan đi đến thành, dân cư không tin Tam Bảo đã đi theo Ngài, la hét.

- Ông là kẻ giặc cướp, ngu dốt, khùng, ông là lạc đà, bò, lừa, quỷ ở địa ngục, là súc sanh, không có hy vọng được cứu rồi, ông chỉ có nước chờ bị đọa thôi...

Như vậy, họ dùng mười cách mắng chửi để mắng chửi Phật. Nghe các câu mạ nhục, Tôn giả A-nan bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, dân cư nơi này chửi mắng chúng ta, xin hãy đi nơi khác.

- Chúng ta sẽ đi đâu, A-nan?

- Ði đến thành phố khác, bạch Thế Tôn.

- Nếu như dân ở thành phố đó cũng chửi mắng ta?

- Thì chúng ta lại đi đến thành phố khác, bạch Thế Tôn.

- Nếu như đến nơi kia cũng bị mắng chửi?

- Ði đến chỗ khác nữa, bạch Thế Tôn.

- Này A-nan! Chúng ta không nên làm như thế. Bất cứ nơi nào có rắc rối, phiền não nổi lên, chúng ta nên ở lại đó cho đến khi chúng lắng dịu hẳn, và chỉ khi đó chúng ta mới nên đi nơi khác. Nhưng ai đã chửi mắng chúng ta?

- Bạch Thế Tôn, những kẻ hạ tiện, nô tỳ, tất cả đều chửi mắng.

- Này A-nan! Ta như con voi đã ra trận. Và như con voi giữa trận hứng chịu tên bay từ bốn phía, bổn phận ta phải nhẫn nại nghe những lời ác độc thốt ra.

Và Ngài lấy mình làm tiêu đề giảng pháp với các câu:

(320) Ta như voi giữa trận,
Hứng chịu cung tên rơi,
Chịu đựng mọi phỉ báng,
Ác giới rất nhiều người
.

........ "

- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-phapcu-ev/ttpc23.htm
như vậy, này Hiền hữu! cùng một thời Pháp, Thế Tôn độ cả 2 vợ chồng Bà-la-môn Màgandiyà chứng được Tam quả nhưng cô con gái lại chẳng hữu duyên nên sinh ra oán cừu; như vậy, là ý nghĩa lời Thế Tôn đã nói: "lời nói nào như thật như chân, tương ưng với mục đích và lời nói ấy khiến những người khác không ưa không thích; ở đây, Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy"

Như vậy, này Hiền hữu! Như Lai thuyết giảng là vị Pháp chứ không phải vị Nhân nên không có sự kiện Như Lai nói để cho "hợp lòng người", dầu rằng có khi vì độ người, Như Lai chịu lãnh thọ quả báo.

* Như vậy, ở đây cđ có đôi lời nắc nhở Chư Hiền hữu!
Khi chúng ta trao đổi qua Diễn Đàn, ai cũng có quyền tự do ngôn luận (đúng nội quy DĐ), có quyền nói lên chánh kiến mà mình đã được học đã được nghe; nhưng khi dụng danh tự "Phật đã giảng, Phật đã dạy thế này thế kia ...", xin Chư vị hoan hỷ trích dẫn Kinh văn hay là nguồn của lời giảng đó, như vậy thời việc làm và lời nói của Chư Hiền là tương ưng (giúp người khác có thêm nguồn tư liệu để tăng trưởng chánh kiến). Tránh trường hợp, Chư Hiền đang nói theo sở kiến cá nhân (có khi thiếu có khi dư) lại cho rằng "Đức Phật có dạy thế này thế kia..." thì thật là có lỗi, người khác nghe và tin nhận thì hóa ra họ đang gom nhặt cành lá mà tưởng đâu là lõi cây. Vì lợi ích cho người học Pháp, vì sự minh bạch và trường tồn của Chánh pháp mà cđ nói lên những lời này. kinhle

Kính chúc Chư Hiền an lạc và tăng thịnh Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Bát chánh đạo dạy ta những điều hiển nhiên bình thường q

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Thật có lỗi vì sự không rõ ràng, vọng ngã xin sám hối.
Xin đính chính lại 4 tiêu chí đó là sự kinh nghiệm thực hành riêng của vn. Nay xin xóa.

vn nghĩ, Thế tôn thuyết pháp vì lòng từ chứ chẳng vì Pháp. Ở đây, đối tượng chính của lòng từ đó là Nhân, và các chúng sinh khác.
Khi giác ngộ, Thế tôn đảnh lễ Pháp, nhưng lại không muốn thuyết Pháp. Chính Phạm thiên Sahampati gợi lòng thương tưởng của Thế tôn với chúng hữu tình.
Bởi vậy vì nhân lòng từ mà nói Pháp. Chứ không vì Pháp mà nói Pháp.
Thật xin lỗi đạo hữu vì không nhớ chính xác kinh nào.

Bên cạnh đó, mong hiền hữu giải thích thêm về "Như Lai chịu lãnh thọ quả báo.". vọng ngã có hoài nghi về câu này.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
old and new
Bài viết: 15
Ngày: 15/12/13 17:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: Bát chánh đạo dạy ta những điều hiển nhiên bình thường q

Bài viết chưa xem gửi bởi old and new »

tudison nói :
Ví dụ như tứ niệm xứ . quán thân bất tịnh , quán thọ là khổ , quán tâm vô thường , quán pháp vô ngã ... là những điều mới mẻ với nhận thức con người . Tứ niệm xứ này là chủ đề để suy tư .

Chứ theo như tôi hiểu bát chánh đạo dạy : chánh mạng : hầu như con người ai chẳng làm việc chân chánh chánh ngữ : hầu như những khi tâm trí bình thường ai chẳng nói lời hay ý đẹp

Tôi thật không hiểu bát chánh đạo là pháp thiền pháp tu gì nữa . Thật tình tôi không hiểu bát chánh đạo lắm . Quý đạo hữu thực hành bát chánh đạo như thế nào trong đời sống hàng ngày ? Nó là cách sống hay là pháp quán tưởng ?
Thật là tội nghiệp !mình sẽ chuẩn bị 1 bài viết dài về vấn đề này ! nhưng trước hết khẳng định với tudison rằng : "bất cứ ai mọi lúc & mọi thời ai mà bước lên con đường Bát Chánh Đạo(thực hành 1 cách thật sự và nghiêm túc,chính xác) là bước lên con đường trở thành bậc Thánh"
chứng minh :
(Kinh Chuyển Pháp Luân, Tương Ưng Bộ)
hay kinh Pháp Cú -Phẩm Phật Đà-câu 191 :

Biết khổ, nguyên nhân khổ,
Biết khổ bị tiêu tan,
Biết tám chi thánh đạo
Đường đi tới niết bàn.

hay kinh Pháp Cú -Phẩm Đạo-câu 273 và 274 :

273.Bốn câu, lý thù thắng
Đạo thù thắng, tám chi
Cụ nhãn, bậc thù thắng
Pháp thù thắng, dục ly.
274.Chỉ con đường như vậy
Có thể làm các ngươi
Tri kiến được thanh tịnh
Ác ma phải xa rời.


==> Đó chính là thực hành Tứ Niệm Xứ thông qua Bát Chánh Đạo-Đạo Đế đó Thiện Hữu. chính là dùng Chánh Niệm soi vào Thân Tâm (tóm tắt của Thân Thọ Tâm Pháp) của mình để mà giác ngộ ra Sự Thật Tứ Diệu Đế với Khổ Tập (Nguyên Nhân Khổ) là 12 Nhân Duyên. Đức Phật dạy :
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
hay :
“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo, thời ở đấy không có đệ nhất Sa Môn, ở đấy không có đệ nhị Sa Môn, cũng không có đệ tam Sa Môn, cũng không có đệ tứ Sa Môn. Này subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh Đạo thời ở đấy có đệ nhất Sa Môn, đệ nhị Sa Môn, cũng có đệ tam Sa Môn, cũng có đệ tứ Sa Môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không Sa Môn. Này suhadda, nếu những vị Tỳ kheo này sống chân chánh, thời đại này không vắng những vị A La Hán”.

Đức Phật đã khẳng định rằng chân lý (Bát Chánh Đạo) phù hợp cho bất cứ ai và mọi thời. Nếu thực hành cố gắng, sống chân chánh theo Chánh Pháp thì "thời đại này không vắng những vị A La Hán". Phật khẳng định rằng tu Tứ Niệm Xứ (Tức là Chánh Niệm thuộc Bát Chánh Đạo) liên tục thì ít nhất từ 7 ngày đến 7 sẽ đạt được Thánh quả TuĐà Hoàn. Minh chứng:
" Này các Tỷ kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm... trong năm năm... trong bốn năm... trong ba năm... trong hai năm... trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng... trong năm tháng... trong bốn tháng... trong ba tháng... trong hai tháng... trong một tháng... trong nửa tháng... vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn."
Pháp Hành Thiền của Đức Phật dạy trong Tứ Niệm Xứ là thanh cao nhất, giản dị nhất, giá trị nhất, an toàn nhất, hạnh phúc nhất…


"Tất cả những ai tự xưng là Phật tử mà không thực hành Bát Chánh Đạo để thấy rõ Khổ, Nguyên Nhân Khổ, Và Sự Diệt Khổ thì không phải là Đệ tử của Phật."
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Bát chánh đạo dạy ta những điều hiển nhiên bình thường q

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

nghe qua thì hiển nhiên bình thường . Nhưng khi thực hành thì cực kì khó . Liệu bạn có thể giữ mình được suốt cả vài chục năm sống không ? Thực hành được vài giây , vài phút là muốn nghiêng ngả , ảnh hưởng rồi . Điều bình thường hay không ?


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot], Google [Bot]435 khách