Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển?

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Xin cho phép con được đặt câu hỏi để có cơ hội học tập từ các ĐẠO HỮU:

Người tự nguyện, tự giác đi theo Phật Đạo phải làm thế nào để tự bản thân của người đó biết được là đã hiểu chính xác ý của CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT muốn truyền dạy khi khảo cứu những LỜI CHÂU NGỌC CỦA CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT vẫn còn được lưu lại trong Kinh-điển Phật Giáo?

Con xin thành kính cảm ơn!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Nói cho cùng thì phải minh tâm kiến tánh mới thông được 12 phần kinh, suốt được 1700 công án. Nếu không, hễ còn một phàm thức nào suy diễn viễn vong đều trái ý Kinh. Rơi vào tội phỉ báng Phật Pháp, dẫn dắt người sai đường. (y kinh giải nghĩa tam thế phật oan, tin ta mà không hiểu ý ta là phỉ báng ta).

2. Nói cạn cợt thì phải thấy được cửa đạo, mở ra mà đi, càng đi thì mới càng sáng tỏ lời dạy trong Kinh của Phật, Tổ. Chẳng cần học mà tự biết. Mà cái biết là tự do mình có công phu mới được, mà từng chút từng chút, lâu ngày mới ngộ được nhiều. Song, con đường nầy không có tốt cho người tham thiền, bởi sẽ dễ lọt vào kiến giải. Đây gọi là tham thiền được giải ngộ, chứ không phải là con đường mà chư Phật, Tổ muốn chúng ta đi đến tức là Chứng Ngộ, Nhập Tri Kiến Phật hay Minh Tâm Kiến Tánh. Bởi giải ngộ nếu không khéo thì chướng ngại đường tham thiền. Cho nên nói chấp giải ngộ thì bị "Sở tri chướng" hay "Sở Tri Ngu", làm ngăn đường đạo.

Nhưng được giải ngộ mà mình biết đừng chấp vào sự giải ngộ đó, mà chỉ lấy cái giải ngộ làm niềm tin chân chính về Tâm Tánh mình, và phương pháp tham thiền để mình được lòng tin vững chắc mà tiếng thẳng đến chỗ sơn cùng thủy tận, minh tâm kiến tánh mới thôi thì được.

Khi cánh cửa thiền được mở ra thì lúc nầy chỉ tự mình cất bước mà đi, không còn ai can thiệp vào nữa, ngay cả thầy mình. Chư Phật và Tổ cũng chỉ muốn cho mình mở được cánh cửa thiền nầy, rồi tự mình có đi hay không là do mình thôi, họ không thể thay thế mình đi được. Cho nên mình phải đi một mình.

Nhưng, trước khi khởi hành một lộ trình diệu vợi, mình đã có bản đổ và kim chỉ nam trong tay rồi, cửa chánh cũng đã mở cho đi vào rồi. Và Mình cũng biết được lộ trình và nơi chốn mà mình phải đến. Không còn phải sợ lạc đường nữa. Chỉ từ từ mà đi thôi.

Bước vào cửa đạo, xoay lại nhìn thế gian lần cuối, thương sót những ai còn ở lại chưa thấy được cửa thiền, cứ quanh quẩn ở trong vòng nghiệp thức, và nhớ lại chính mình khi xưa từng kinh nghiệm bao nhiêu năm dùng các pháp phương tiện để đào xới tâm mình, và nay đã mõi mệt rồi, bây giờ dửng dưng không còn dùng các phương tiện để dày xéo tâm mình nữa. Buông xuống tất cả, xoay đầu lại, hướng về sơn cùng thủy tận mà đi.

Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu?

Đi! Đi! Đi!
Cửa đạo vô biên không bờ bến
Trăng thanh gió mát chỉ ta đi
Sơn cùng thủy tận nơi nào đến
Hỏi chi cửa đạo cùng huyền môn
Đi chỉ biết đi, ngồi biết ngồi

----------
Hãy xem ngài Nam Tuyền giảng:
Sư thượng đường (thăng tòa) rằng: "Phật Nhiên Đăng đã nói rồi, nếu do tâm thức suy nghĩ sanh ra các Pháp, đều hư giả chẳng thật. Tại sao? Vì tâm còn chẳng có, làm sao sanh ra các Pháp, giống như lấy hình ảnh để phân biệt hư không, như lấy âm thanh để trong rương, cũng như thổi mạng lưới muốn cho đầy." Nên Lão Túc (Mã Tổ) nói: "Chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải Vật, để dạy các anh em thực hành. Căn cứ lời Phật, thập địa bồ tát trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, đắc pháp tạng bí mật của chư Phật, đắc tất cả thiền định giải thoát, thần thông diệu dụng, đến tất cả thế giới phổ hiện sắc thân, thị hiện thành Đẳng Chánh Giác, chuyển đại Pháp luân, nhập niết bàn, đem vô lượng nhập vào một lỗ chân lông, giảng một câu kinh trải qua vô lượng kiếp, nghĩa cũng chưa hết, giáo hóa vô lượng chúng sanh, đắc vô sanh pháp nhẫn, còn bị gọi là sở tri ngu, cực vị tế sở tri ngu, toàn trái với đạo, thực khó! thực khó! Trân trọng (cáo biệt)."(Nếu chấp theo những lời kể trên làm sở tri, thì bị gọi là sở tri ngu)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kinh điển có rất nhiều nghĩa khác nhau, tùy người mà mức độ thẩm thấu khác nhau. Khi trình độ tâm linh của mình càng cao thì càng hiểu nhiều khía cạnh hơn.

Giá trị của Kinh để là lưu trữ những lời dạy của Phật, giá trị của những lời dạy ấy là giúp chúng sanh tu trong chánh pháp và giác ngộ giải thoát. Đúng sai của Kinh lúc này phải được kiểm định qua hai bước là hiểu và thực hành: nếu thiện pháp tăng trưởng thì đó là chánh pháp và ngược lại (Theo tinh thần Trung bộ kinh)


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Phật dạy thì tùy theo trình độ người nghe mà Đức Phật giảng dạy khác nhau.

Cũng 4 Đế, 12 Nhân Duyên, 6 Ba La Mật, Tánh Không, Niết Bàn... tùy theo trình độ người nghe mà Đức Phật giảng dạy khác nhau.

Khi hành giả khi thực hành đến mức nào thì sẽ hiểu và thấy được Lý Sự trong Kinh đến mức ấy.

Cho đến bậc A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát nhiều khi cũng nói là các Ngài chỉ là y lời Phật dạy mà biết chứ các Ngài chưa Tự Chứng Biết.

Muốn biết mình hiểu đúng hay sai Kinh Phật thì y theo đây mà kiểm chứng.

Càng thực hành mà tham sân si càng giảm thì đó là Hiểu Đúng Làm Đúng.

Càng thực hành mà tham sân si càng tăng thì đó là Hiểu Sai Làm Sai.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

onebiglove đã viết:Xin cho phép con được đặt câu hỏi để có cơ hội học tập từ các ĐẠO HỮU:

Người tự nguyện, tự giác đi theo Phật Đạo phải làm thế nào để tự bản thân của người đó biết được là đã hiểu chính xác ý của CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT muốn truyền dạy khi khảo cứu những LỜI CHÂU NGỌC CỦA CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT vẫn còn được lưu lại trong Kinh-điển Phật Giáo?

Con xin thành kính cảm ơn!
Bạn đã hiểu mình chưa ? học lời dạy của Đức Phật rồi thì phải hiểu mình , chưa hiểu mình làm sao hiểu đúng lời dạy của Đức Phật được .
Kinh Lăng Nghiêm Tông Thông , kinh Ma Ha Bát Nhã , kinh Đại Bảo Tích , kinh Hoa Nghiêm .
là những lời dạy tột cùng của giáo lý , giúp bạn hiểu rõ về mình .


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Thánh_Tri đã viết:1. Nói cho cùng thì phải minh tâm kiến tánh mới thông được 12 phần kinh, suốt được 1700 công án. Nếu không, hễ còn một phàm thức nào suy diễn viễn vong đều trái ý Kinh. Rơi vào tội phỉ báng Phật Pháp, dẫn dắt người sai đường. (y kinh giải nghĩa tam thế phật oan, tin ta mà không hiểu ý ta là phỉ báng ta).

2. Nói cạn cợt thì phải thấy được cửa đạo, mở ra mà đi, càng đi thì mới càng sáng tỏ lời dạy trong Kinh của Phật, Tổ. Chẳng cần học mà tự biết. Mà cái biết là tự do mình có công phu mới được, mà từng chút từng chút, lâu ngày mới ngộ được nhiều. Song, con đường nầy không có tốt cho người tham thiền, bởi sẽ dễ lọt vào kiến giải. Đây gọi là tham thiền được giải ngộ, chứ không phải là con đường mà chư Phật, Tổ muốn chúng ta đi đến tức là Chứng Ngộ, Nhập Tri Kiến Phật hay Minh Tâm Kiến Tánh. Bởi giải ngộ nếu không khéo thì chướng ngại đường tham thiền. Cho nên nói chấp giải ngộ thì bị "Sở tri chướng" hay "Sở Tri Ngu", làm ngăn đường đạo.

Nhưng được giải ngộ mà mình biết đừng chấp vào sự giải ngộ đó, mà chỉ lấy cái giải ngộ làm niềm tin chân chính về Tâm Tánh mình, và phương pháp tham thiền để mình được lòng tin vững chắc mà tiếng thẳng đến chỗ sơn cùng thủy tận, minh tâm kiến tánh mới thôi thì được.

Khi cánh cửa thiền được mở ra thì lúc nầy chỉ tự mình cất bước mà đi, không còn ai can thiệp vào nữa, ngay cả thầy mình. Chư Phật và Tổ cũng chỉ muốn cho mình mở được cánh cửa thiền nầy, rồi tự mình có đi hay không là do mình thôi, họ không thể thay thế mình đi được. Cho nên mình phải đi một mình.

Nhưng, trước khi khởi hành một lộ trình diệu vợi, mình đã có bản đổ và kim chỉ nam trong tay rồi, cửa chánh cũng đã mở cho đi vào rồi. Và Mình cũng biết được lộ trình và nơi chốn mà mình phải đến. Không còn phải sợ lạc đường nữa. Chỉ từ từ mà đi thôi.

Bước vào cửa đạo, xoay lại nhìn thế gian lần cuối, thương sót những ai còn ở lại chưa thấy được cửa thiền, cứ quanh quẩn ở trong vòng nghiệp thức, và nhớ lại chính mình khi xưa từng kinh nghiệm bao nhiêu năm dùng các pháp phương tiện để đào xới tâm mình, và nay đã mõi mệt rồi, bây giờ dửng dưng không còn dùng các phương tiện để dày xéo tâm mình nữa. Buông xuống tất cả, xoay đầu lại, hướng về sơn cùng thủy tận mà đi.

Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu?

Đi! Đi! Đi!
Cửa đạo vô biên không bờ bến
Trăng thanh gió mát chỉ ta đi
Sơn cùng thủy tận nơi nào đến
Hỏi chi cửa đạo cùng huyền môn
Đi chỉ biết đi, ngồi biết ngồi

----------
Hãy xem ngài Nam Tuyền giảng:
Sư thượng đường (thăng tòa) rằng: "Phật Nhiên Đăng đã nói rồi, nếu do tâm thức suy nghĩ sanh ra các Pháp, đều hư giả chẳng thật. Tại sao? Vì tâm còn chẳng có, làm sao sanh ra các Pháp, giống như lấy hình ảnh để phân biệt hư không, như lấy âm thanh để trong rương, cũng như thổi mạng lưới muốn cho đầy." Nên Lão Túc (Mã Tổ) nói: "Chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải Vật, để dạy các anh em thực hành. Căn cứ lời Phật, thập địa bồ tát trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, đắc pháp tạng bí mật của chư Phật, đắc tất cả thiền định giải thoát, thần thông diệu dụng, đến tất cả thế giới phổ hiện sắc thân, thị hiện thành Đẳng Chánh Giác, chuyển đại Pháp luân, nhập niết bàn, đem vô lượng nhập vào một lỗ chân lông, giảng một câu kinh trải qua vô lượng kiếp, nghĩa cũng chưa hết, giáo hóa vô lượng chúng sanh, đắc vô sanh pháp nhẫn, còn bị gọi là sở tri ngu, cực vị tế sở tri ngu, toàn trái với đạo, thực khó! thực khó! Trân trọng (cáo biệt)."(Nếu chấp theo những lời kể trên làm sở tri, thì bị gọi là sở tri ngu)
TT chỉ nên nói những điều trên với đồng môn Thiền tông của mình, không nên khuyên Phật tử theo phương cách của Thiền. Vì PG tùy thuộc theo căn cơ sở thích của nhiều hạng người mà có các phương tiện tu tập phù hợp. Do đó các phương pháp tu hành trong PG không có cái nào là hay hoặc dở cả, TT thấy "hay" là do nó hợp với TT. Chẳng hạn Thiền không hợp với người duy lý, ưa suy luận. Người duy cảm, hướng ngoại, theo đức tin cũng không nên theo Thiền. Cũng như trong âm nhạc có nhiều thể loại, cái nào hợp với mình thì khen hay chứ không có thể loại nào hay hoặc dở cả.

Phật giáo luôn đề cao sự tự lực của bản thân, nhưng vẫn còn đó Tịnh độ tông: một môn phái chủ trương dùng tha lực, đa số người Việt theo Phật giáo đều theo Tịnh độ đủ nói lên ưu điểm của nó. Thiền tông khắc kỵ lý luận, nhưng Phật giáo là một tôn giáo có luận lý nhiều nhất, giáo lý của PG bao gồm cả Kinh và Luận. Hãy xem thử 2 phương cách khác hẳn nhau sau đây:

Có hai đường lối quán Không. Một lối là thể nhập trực tiếp tánh Không không thông qua phân tích bằng luận lý và ngôn ngữ. Đó là pháp hành thâm Bát nhã hay pháp chiếu kiến ngũ uẩn giai không của Quán Tự Tại Bồ tát nói đến trong phần mở đầu Tâm kinh. Theo lối thể không quán này, hành giả không quán sát ngoại giới và nội tâm nên thường khi năng lực duy trì tịnh chỉ bị suy giảm, niềm xác tính sẽ trở nên mơ hồ và tình nghi hoặc sẽ sinh khởi.

Lối thứ hai gọi là tích không quán, tức là dùng quán sát và phân tích để thấy các pháp không tự có mà là do nhân duyên hòa hợp mới có, nghĩa là hiện hữu không có tự tánh. Tâm kinh mô tả pháp này trong mấy câu: “Xá lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; Sắc tức thị không, không tức thị sắc; Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.” Thường người ta nghi ngờ làm sao có thể dùng phân tích và lý luận mà thấu triệt được tánh Không hay Vô phân biệt trí theo lối tích không quán, vì nhân và quả không cùng bản tính. Theo Bảo Tích kinh (Ratnakùta Sùtra) đức Phật đánh tan sự nghi ngờ này trong lời giảng dạy tu sĩ Kashyapa:

“Này Kashyapa, thí dụ, ông cọ xát hai que củi với nhau làm sinh ra lửa và hai que củi ấy cũng bị thiêu rụi ngay trong tiến trình sinh lửa. Cũng như thế, này Kashyapa, vọng tưởng phân biệt đích thực làm phát sinh năng lực thành đạt trí Bát nhã và trí Bát nhã chứng ngộ tức thì tiêu diệt vọng tưởng phân biệt đích thực.”

Tìm hiểu Trung Luận - Nhận Thức và Không Tánh (Phần II)



---------

Dù theo Thiền tông, TT "ghét" lý luận nhưng không nên vì vậy mà nói năng lủng củng rồi tự cho rằng "phong cách Thiền" phải như vậy :D Bạn nên tập cách ăn nói cho rõ ràng, chẳng hạn nói:
Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu?
thì không rõ ý của TT. Câu nói trên không rõ là bạn nói đến cái gì (cái gì sanh, cái gì chết). Nên nói cho rõ là:
Tôi từ đâu đến (sanh ra), chết đi về đâu?

Đây là thắc mắc muôn thuở của người đời, nhưng TT cũng như nhiều người hay có cái "bệnh" mà PG gọi là "chấp trước". Ở câu trên là đã mặc nhiên cho rằng đã biết rõ cái "tôi" rồi, chỉ không biết nó từ đâu đến và đi về đâu, thế là thắc mắc. Nhưng tôi dám chắc là TT chẳng biết tôi là ai/cái gì cả, đúng không? :) Do đó điều trước tiên là cần phải tìm biết cái tôi, sau đó hãy tìm hiểu tiếp xem nó từ đâu đến và đi về đâu.
Cũng như có vô số chiếc xe đang chạy trên đường, bạn chưa xác định là chiếc xe nào mà thắc mắc là nó sẽ ở đâu trong 1 giờ nữa (!) Chỉ khi xác định đúng chiếc xe cần biết, sau đó mới căn cứ vào tốc độ và địa điểm hiện tại sẽ biết nó sẽ ở đâu trong 1 giờ nữa.

TT hãy nói cho tôi biết "tôi là ai/cái gì?" thì tôi sẽ cho bạn biết nó từ đâu đến và đi về đâu :)


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

onebiglove đã viết: Người tự nguyện, tự giác đi theo Phật Đạo phải làm thế nào để tự bản thân của người đó biết được là đã hiểu chính xác ý của CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT muốn truyền dạy khi khảo cứu những LỜI CHÂU NGỌC CỦA CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT vẫn còn được lưu lại trong Kinh-điển Phật Giáo?
Theo QN thấy, Phật pháp chỉ có 1 hương vị duy nhất là giải thoát, mà tất cả mọi lý luận thế gian và tôn giáo khác không mang lại được. Nương vào hương vị đó, nhắm đến mục đích đó là đi đúng đường.

Còn làm sao để biết mình hiểu chính xác ý Chư Phật, Chư Bồ Tát thì QN thấy chúng ta không bao giờ có thể hiểu ý của Chư Phật, Chư Bồ Tát một cách chính xác, qua tâm trí phàm phu của mình. Ngay cả Bồ Tát còn chưa hiểu hết ý của Chư Phật, huống hồ là chúng ta. Gọi là Bất Khả Tư Nghì.

Cho nên, không mong tự mình hiểu được chính xác. Chỉ là hiểu phần nào. Chỉ một câu nói của đức Bổn Sư nói ra, chúng ta học và hành cả đời không xong, dù đọc đi đọc lại, QN vẫn luôn cảm thấy nó vẫn còn chứa hàm ý gì đó, mà chỉ khi ta thực sự giác ngộ mới hiểu.

Thông thường, QN thấy chúng sanh thời nay, đa phần là trí tuệ, đức hạnh, nhẫn nhục, tinh tấn thua xa các chư Tổ khi xưa, còn so với Phật thì càng xa vời. Cho nên, tu theo Pháp môn nào thì nên y theo lời dạy của Phật đối với pháp môn đó. Dĩ nhiên, lời Phật dạy cao thâm, ta khó mà hiểu đúng, nên thông thường sẽ theo lời dạy của những Bậc Tổ Sư đạo cao đức trọng.

Theo Thiền Tông thì y theo lời dạy của Chư Tổ Thiền, theo tông chỉ của Thiền.
Theo Tịnh thì y theo lời dạy của Chư Tổ Tịnh, theo tông chỉ của Tịnh.
Theo Mật thì y theo lời dạy của các vị là bậc Thầy nơi dòng truyền thừa mình đang theo.
Theo Thiền nguyên thủy thì QN thấy những bộ Kinh NT để lại khá tinh túy, và ngôn từ giản dị. Dĩ nhiên, cũng cần một vị Thầy thực sự tin tưởng.

Nương theo những lời dạy đó tùy theo pháp môn mình chọn, thấy tương ưng với lời Phật dạy trong Kinh điển, thì thực hành theo. Và sau khi mình thực hành rồi, mới có thể dần đến hiểu lời Phật dạy trong Kinh. Hiểu ở đây gọi là thực sự hiểu, chứ chẳng phải những suy luận.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"doccoden"]
TT chỉ nên nói những điều trên với đồng môn Thiền tông của mình, không nên khuyên Phật tử theo phương cách của Thiền. Vì PG tùy thuộc theo căn cơ sở thích của nhiều hạng người mà có các phương tiện tu tập phù hợp. Do đó các phương pháp tu hành trong PG không có cái nào là hay hoặc dở cả, TT thấy "hay" là do nó hợp với TT. Chẳng hạn Thiền không hợp với người duy lý, ưa suy luận. Người duy cảm, hướng ngoại, theo đức tin cũng không nên theo Thiền. Cũng như trong âm nhạc có nhiều thể loại, cái nào hợp với mình thì khen hay chứ không có thể loại nào hay hoặc dở cả.
Tôi chỉ đứng trên cái lập trường của Thiền Tông hay cái mà tôi đang thực hành mà nói. Rồi mỗi người đứng trên cái lập trường pháp môn của mình học hiểu thực hành mà nói.

Tôi không khuyên mọi người phải tham thiền vì dĩ nhiên biết căn cơ mỗi người khác. Song, ở diễn đàn thì chẳng biết ai căn cơ thế nào trừ khi là từng đối đáp qua lại thì dựa trên đó mà biết được căn cơ của họ. Song, đây là diễn đàn chung, biết đâu người nầy không hiểu thì còn người khác. Cho nên phải nói thẳng vậy đó. Ai nhận được thì nhận, không nhận được thì thôi chứ sao bây giờ.

Như ông Lê Trường mới đây, tôi cũng tùy căn cơ mà đáp, tôi còn khuyến nếu là bạn của Lâm Nghĩa thì học theo Lâm Nghĩa trì danh hiệu Phật trong lúc rỗi rảnh kia mà. Chứ tôi đâu có đem pháp thiền tông mà nói.

Phật giáo luôn đề cao sự tự lực của bản thân, nhưng vẫn còn đó Tịnh độ tông: một môn phái chủ trương dùng tha lực, đa số người Việt theo Phật giáo đều theo Tịnh độ đủ nói lên ưu điểm của nó.
1. Kinh Tăng Chi Bộ có ghi:

"Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn."

Do vậy thấy ai cũng ùng ùng theo cũng chưa hẳng là có ưu điểm gì.

Nhiều khi đời mạt, con người sống bằng trí năng hay bản năng nhiều quá nên căn cơ kém dần, và cách Phật đã xa mà không nhận ra được, hay thực hành được Thiền mà Phật dạy.

Hơn nữa, lúc xưa trước khi Tịnh Độ nhập vào Việt Nam từ Trung Hoa, thì Việt Nam đã có Thiền. Như Đời Lý, Đời Trần (Trần Nhân Tông), Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ, ngài Liễu Quán cũng tham thiền minh tâm kiến tánh.

Chỉ sau nầy căn tánh con người kém cỏi, thiền tông bị thất truyền cả 300 năm ở Việt Nam, chúng sanh thì chẳng còn biết gì về Thiền tu tập sai lầm không đưa đến minh tâm kiến tánh, rồi đồng thời Trung Quốc truyền Tịnh Độ sang Việt Nam, bà con ai nấy thấy trì danh tự thì dễ quá nên làm theo, do vậy mà nhiều người theo thôi.

Chứ tôi nghĩ Căn Tánh của Người Việt vốn là căn tánh Đại Thừa, rất thích hợp Tu theo Thiền Tông như bao triều đại trước đã từng vang dội một thời.

Chỉ tại không người thực hành, không người đứng ra hoằng pháp đó thôi.

Dẫu có được ưu điểm như là trì danh tự lập đi lập lại thì ai không biết làm, nên ai cũng cho là dễ, đó là ưu điểm. Song chẳng biết kết quả sẽ như thế nào, có giác ngộ giải thoát thật sự hay không?

Đa phần ai cũng muốn tu để giác ngộ giải thoát. Nếu tu nhân không đúng thì làm sao đưa đến kết quả mong muốn được.

Thiền tông khắc kỵ lý luận, nhưng Phật giáo là một tôn giáo có luận lý nhiều nhất, giáo lý của PG bao gồm cả Kinh và Luận. Hãy xem thử 2 phương cách khác hẳn nhau sau đây:

Có hai đường lối quán Không. Một lối là thể nhập trực tiếp tánh Không không thông qua phân tích bằng luận lý và ngôn ngữ. Đó là pháp hành thâm Bát nhã hay pháp chiếu kiến ngũ uẩn giai không của Quán Tự Tại Bồ tát nói đến trong phần mở đầu Tâm kinh. Theo lối thể không quán này, hành giả không quán sát ngoại giới và nội tâm nên thường khi năng lực duy trì tịnh chỉ bị suy giảm, niềm xác tính sẽ trở nên mơ hồ và tình nghi hoặc sẽ sinh khởi.

Lối thứ hai gọi là tích không quán, tức là dùng quán sát và phân tích để thấy các pháp không tự có mà là do nhân duyên hòa hợp mới có, nghĩa là hiện hữu không có tự tánh. Tâm kinh mô tả pháp này trong mấy câu: “Xá lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; Sắc tức thị không, không tức thị sắc; Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.” Thường người ta nghi ngờ làm sao có thể dùng phân tích và lý luận mà thấu triệt được tánh Không hay Vô phân biệt trí theo lối tích không quán, vì nhân và quả không cùng bản tính. Theo Bảo Tích kinh (Ratnakùta Sùtra) đức Phật đánh tan sự nghi ngờ này trong lời giảng dạy tu sĩ Kashyapa:

“Này Kashyapa, thí dụ, ông cọ xát hai que củi với nhau làm sinh ra lửa và hai que củi ấy cũng bị thiêu rụi ngay trong tiến trình sinh lửa. Cũng như thế, này Kashyapa, vọng tưởng phân biệt đích thực làm phát sinh năng lực thành đạt trí Bát nhã và trí Bát nhã chứng ngộ tức thì tiêu diệt vọng tưởng phân biệt đích thực.”

Tìm hiểu Trung Luận - Nhận Thức và Không Tánh (Phần II)
Sở dĩ Phật nói nhiều Kinh vì để pháp nhiều chấp trước chúng sanh. Thời Phật biết bao đạo, biết bao luận sư. Cho nên muốn khai triển giáo lý Phật thì phải đánh tan mọi lý luận của nhiều đạo nhiều luận sư.

Nhưng khi Phật pháp có chỗ đứng trong thiên hạ rồi, khi truyền sang Trung Quốc thì không cần phải tranh luận cho nhiều, cho nên Tổ Thiền Tông chỉ nói một câu, đánh một gậy, hét một tiếng là đã có thể khiến người giác ngộ. Người không hiểu thì cứ tiếp tục tham, đến một ngày nọ gặp hoa nở, nghe tiếng chuông chùa vang liền giác ngộ.

Khi Truyền sang Trung Quốc, có tranh luận chỉ là tranh luận trong tông phái thôi, vì sang Trung Quốc mới lập ra nhiều tông phái khác nhau. Chứ không còn tranh luận với đạo khác, ngoại trừ Đạo Giáo, Khổng Giáo.

Dù theo Thiền tông, TT "ghét" lý luận nhưng không nên vì vậy mà nói năng lủng củng rồi tự cho rằng "phong cách Thiền" phải như vậy :D Bạn nên tập cách ăn nói cho rõ ràng, chẳng hạn nói:
Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu?
thì không rõ ý của TT. Câu nói trên không rõ là bạn nói đến cái gì (cái gì sanh, cái gì chết). Nên nói cho rõ là:
Tôi từ đâu đến (sanh ra), chết đi về đâu?
Tôi thì không rành nhiều tiếng Việt, nên không thể dùng nhiều lời gọn đẹp để nói. Biết thì biết mà giải thích cho người ta thì khó bởi ngôn ngữ có giới hạng. Hơn nữa, thiền thì khó giải thích.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

...vậy là tới nay, vẫn tồn tại một thực tế đáng xót xa là trong Diễn Đàn Phật Pháp này: vẫn chưa có ai hiểu đúng được 100% nội dung chơn thật trong tất cả Kinh-điển Phật Pháp.

...những chỗ chưa được hiểu đúng của một người học Phật tu nhân thì tạm được gọi là "gót chân Ạchille" của người học Phật tu nhân đó.

Sự kính sợ, khiếm tốn, hạ mình trong giao tiếp xã hội chỉ có ở những người thực sự hiểu biết Đạo-Đời, những Bậc Chân Sư.

("gót chân Achille là hàm ý gì? _ Xin hỏi và tri ân ở Ông GOOGLE.COM)

Mong là tất cả những người học Phật tu nhân đang tại thế đều luôn luôn thấy được điểm yếu của mình để có thể được tăng thịnh và an lạc luôn luôn trong Chánh Pháp của Thế Tôn.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào onebiglove
Xin cho phép con được đặt câu hỏi để có cơ hội học tập từ các ĐẠO HỮU:

Người tự nguyện, tự giác đi theo Phật Đạo phải làm thế nào để tự bản thân của người đó biết được là đã hiểu chính xác ý của CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT muốn truyền dạy khi khảo cứu những LỜI CHÂU NGỌC CỦA CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT vẫn còn được lưu lại trong Kinh-điển Phật Giáo?

Con xin thành kính cảm ơn!
Phải thực hành thì mới hiểu chính xác ý của CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT muốn truyền dạy khi khảo cứu những LỜI CHÂU NGỌC CỦA CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT vẫn còn được lưu lại trong Kinh-điển Phật Giáo


onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

con kính cảm ơn lời dạy rất hữu ích của ĐẠO HỮU dieungo.

con ủng hộ cách nghĩ của ĐẠO HỮU.

Phải thực hành lời Phật dạy...

...và phải có ấn chứng cụ thể...

Bản thân con đã từng chia sẻ ẩn danh một nội dung về Phật giáo đến trên 1000 địa chỉ Email, đã nhận được thông tin phản hồi đa chiều từ nhiều nơi trên thế giới nên đã ngộ được nhiều điều bổ ích cho mình và xã hội.

Bắt đầu từ hôm nay, con sẽ tạm vắng mặt ở Diễn Đàn này để tập trung lo cuộc sống đời thường và thực hành những lời Phật dạy, kẻo Tử Thần chợt bất ngờ xuất hiện cưỡng bức bắt đi mà không báo trước thì phải "hối tiếc ngàn thu"...

Xin kính chúc ĐẠO HỮU dieungo và các thành viên của Diễn Đàn này sức khỏe, trí huệ và an lạc.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Làm thế nào biết mình hiểu đúng nội dung trong Kinh điển

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

onebiglove đã viết:con kính cảm ơn lời dạy rất hữu ích của ĐẠO HỮU dieungo.

con ủng hộ cách nghĩ của ĐẠO HỮU.

Phải thực hành lời Phật dạy...

...và phải có ấn chứng cụ thể...

Bản thân con đã từng chia sẻ ẩn danh một nội dung về Phật giáo đến trên 1000 địa chỉ Email, đã nhận được thông tin phản hồi đa chiều từ nhiều nơi trên thế giới nên đã ngộ được nhiều điều bổ ích cho mình và xã hội.

Bắt đầu từ hôm nay, con sẽ tạm vắng mặt ở Diễn Đàn này để tập trung lo cuộc sống đời thường và thực hành những lời Phật dạy, kẻo Tử Thần chợt bất ngờ xuất hiện cưỡng bức bắt đi mà không báo trước thì phải "hối tiếc ngàn thu"...

Xin kính chúc ĐẠO HỮU dieungo và các thành viên của Diễn Đàn này sức khỏe, trí huệ và an lạc.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Tinh tấn là tinh thần tốt. Tuy nhiên, đừng cố gượng ép. Cố quá thành "quá cố". Giữ cho tinh thần thoải mái, tâm trí ổn định, bình thản trước những gì cuộc đời sẽ ném vào mặt bạn. Tổ sư nói "Nhất tâm bất sinh, vạn pháp vô cữu". (Một tâm không sanh, muôn pháp không lỗi). Cho nên hãy cứ thong thả thực hành.

Ngoài ra Tổ sư cũng nói:
"câu thứ nhất tiến được kham cùng Phật Tổ làm thầy, câu thứ hai tiến được kham cùng người trời làm thầy, câu thứ ba tiến được tự cứu chẳng xong"

Lấy ví dụ:

Có người hỏi Vân Môn:
Đạo là gì?
-Bỏ <------ câu thứ 1
-Bỏ cái gì?
-Bỏ tà, làm chính <-----câu thứ 2

DH hãy tham cứu đến khi thấu lý này thì sẽ hiểu đúng kinh điển. Lời DH Thánh Tri nói ở trên không sai đâu.

Chúc an vui.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]224 khách