Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
abeo
Bài viết: 4
Ngày: 23/12/12 19:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: hà nội

Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi abeo »

Bài này nguyên chép lại từ 1 tác giả đăng trên 1 trang thiên chúa giáo. Có thể không có cái nhìn khách quan về Phật giáo:
Giá trị của thuyết Vô Ngã

Một thực tế không thể phủ nhận được là trên 2500 năm nay, kể từ ngày thuyết Vô Ngã ra đời, ảnh hưởng của thuyết Vô Ngã và của những phó phẩm ra từ thuyết ấy đã gây thêm phấn khích cho các tư tưởng vô thần. Vô Ngã không còn giới hạn trong phạm vi triết học mà đã trở thành một thứ "giáo lý tôn giáo" mang ít nhiều ảnh hưởng đến các luồng tư tưởng vô thần rải rác khắp Âu, Á.
So sánh với Ấn giáo về quan điểm Vô Ngã
Ấn Độ giáo (Hinduism) gọi tắt là Ấn giáo, khởi phát tại Ấn Độ khoảng 1500 năm trước Công Nguyên, vốn đã có một vai trò lịch sử, triết học và tôn giáo quan trọng trong vùng nầy. Thuyết Duyên Khởi của Phật Thích Ca ảnh hưởng rất nhiều từ thuyết Nhân Duyên và Luân Hồi của Ấn giáo. Điều quan trọng là Thích Ca đã dựa trên cở sở của thuyết ấy để triển khai thành giáo lý Vô Ngã. Nếu có thể ví Ấn giáo như một dòng sông chảy về phương Nam thì Phật giáo là một dòng tách ra từ thượng nguồn của dòng sông ấy và chảy ngược về phương Bắc. Bởi vì, ngoài sự nhận định giống nhau của thuyết Nhân Duyên và thuyết Duyên Khởi thì Ấn giáo và Phật giáo hoàn toàn khác biệt. Trong khi Ấn giáo cổ xúy cho Ngã (Atman - The Innermost Self) và đề cao một Thực-Thể-Cao-Siêu-Tuyệt-Đối (Brahman - The Ultimate Reality) thì Phật giáo lại phủ nhận cả hai.
Dòng tư tưởng Ấn giáo
Ấn giáo và Phật giáo đều khởi đầu thuyết Nhân Duyên và Duyên Khởi bằng Vô Minh (ngu dốt, u mê, tăm tối) nhưng trong Ấn giáo có một chủ thể, một Ngã, một cái tôi vì vô minh mà đi tìm những thỏa mãn bên ngoài bản ngã đích thực cho nên dẫn đến hậu quả đau khổ vì không bao giờ có thể thỏa mãn được với cái “bản ngã giả định” đó. Từ đó, quan điểm Nghiệp lực (Karma) được suy diễn ra để dẫn cái tôi đi từ "kiếp" này sang "kiếp" khác, cho đến khi nó bừng tỉnh nhận ra bản ngã đích thực của mình (bản lai diện mục) và trở về hội nhập với Thực thể cao siêu tuyệt đối, còn gọi là Đại Ngã (Brahman).
Ấn giáo gọi bản ngã đích thực của một người là Atman, bản ngã đích thực này không hề thay đổi. Bên cạnh đó, con người còn có bản ngã vật chất vô thường (thể xác, tư tưởng, cảm xúc). Vì con người tập chú vào bản ngã vật chất quá nhiều, miệt mài tìm kiếm hạnh phúc trong một vũ trụ vật chất cũng vô thường (luôn luôn biến đổi) cho nên không bao giờ tìm gặp hạnh phúc mà chỉ gặt hái những đau khổ thất vọng. Thật ra, hạnh phúc theo Ấn giáo, là sự ý thức về bản ngã đích thực và mối quan hệ giữa bản ngã cá nhân (Tiểu Ngã) với Đại Ngã. Khi con người bừng tỉnh từ trong quá trình u mê tăm tối tìm kiếm, nhận thức được bản ngã đích thực của mình, là lúc con người trở về với chân hạnh phúc và được giải phóng khỏi luân hồi, khỏi mọi đau khổ.
Thí dụ sau đây có thể dùng để minh họa cho ý tưởng nói trên:
Một ông vua nằm mơ thấy mình là một tên ăn mày đói rách, hạ tiện… lúc nào cũng khao khát được ăn no mặc ấm nhưng suốt giấc mơ không bao giờ sự khao khát ấy được thoả mãn, cho nên ông vua có cảm giác đau khổ. Trong một giấc mơ khác, ông vua mơ thấy mình là một tên lính và khao khát được trở thành một viên soái tướng oai vệ, suốt cả giấc mơ sự khao khát ấy cũng không bao giờ được thỏa mãn nên ông vua lại có cảm giác đau khổ. Tiếp thêm một giấc mơ khác, ông vua mơ thấy mình là một tay phú hộ giầu có, nhưng chiến tranh loạn lạc nổi lên của chìm, của nổi đều tiêu tán và phú hộ biến thành cùng đinh khiến cho ông vua có cảm giác tiếc nuối, đau đớn… Những giấc mơ của ông vua có thể liên kết với nhau bằng một chi tiết nào đó, và hết giấc mơ này tiếp giấc mơ khác cho đến khi ông vua mơ thấy mình làm vua, vui sướng quá… bừng tỉnh, và thấy mình là vua thật!
Trong Ấn Giáo, sự giác ngộ và giải thoát không bỗng nhiên như sự giác ngộ của Phật Thích Ca. Muốn diệt vô minh để chấm dứt luân hồi, người tin theo Ấn giáo phải trả hết những nghiệp xấu đã gây ra và phát huy những nghiệp lành. Chỉ khi nào sự thăng tiến của tâm linh tiến đến mức độ chỉ làm ra những việc lành, lúc ấy con người mới bừng tỉnh khỏi cơn mê truyền kiếp, nhận thức được bản ngã đích thực, rời khỏi luân hồi trở về hội nhập vào Đại Ngã.
Dòng tư tưởng Phật giáo
Trong Phật giáo, một người có thể đạt đến giải thoát một cách tiệm tiến qua sự thăng tiến của tâm linh như trong Ấn giáo (xem thêm chữ Tâm). Tuy nhiên, điểm hệ trọng hoàn toàn khác biệt giữa Phật giáo và Ấn giáo đó là Phật giáo phủ nhận Tiểu Ngã (cái tôi của mỗi người) lẫn Đại Ngã. Sự phủ nhận đó được thể hiện trong chính câu nói của Thích Ca nói với các đệ tử nhằm phản bác niềm tin về Ngã và Đại Ngã trong Ấn giáo: "Hỡi các Tỳ Kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: Vũ trụ là linh hồn, ta sẽ là linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian - quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?" (Trung Bộ Kinh)
Quan điểm nói trên dẫn đến kết luận: Vạn vật vô ngã, đã vô ngã thì không có tự tánh (không có bản thể). Vì vạn vật đều là vô ngã, không có tự tánh nên vạn vật là KHÔNG. Bản tánh chân thật của vạn vật là KHÔNG. Mọi hiện tượng thấy được và không thấy được (vật lý và tâm lý = sắc tướng và vô sắc tướng) đều liên tục biến đổi cho đến khi chúng trở về trạng thái thật, tức là KHÔNG. Cho nên, chỉ cần thấy được tánh không của vạn vật sẽ ý thức được vạn vật vô ngã và lập tức dứt mọi phiền ưu lao khổ, hội nhập Niết Bàn, tỉ như người vừa choàng tỉnh ra khỏi cơn ác mộng, trở về với đời sống thực tế. (Đây chính là điểm "hốt nhiên giác ngộ" trong Phật giáo mà Ấn giáo không có.) Người chưa giác ngộ cũng ví như người còn ở trong cơn ác mộng, vì tâm cứ bám víu vào những hiện tượng xảy ra trong cơn ác mộng nên giấc ngủ càng say và ác mộng càng nhiều, ác mộng này kết nối và sinh ra ác mộng khác…
Phật Thích Ca dạy rằng có 84,000 pháp môn (con đường tu tập để giác ngộ). Không một kinh sách nào liệt kê hay phân loại 84,000 pháp môn mà Đức Phật khẳng định. Tuy nhiên, có thể tin rằng con số 84,000 chỉ là một con số tượng trưng chỉ về số nhiều đếm không xuể như phương ngôn "hằng hà sa số" (số lượng cát ở sông Hằng=vô lượng pháp môn tu). Khi nói có 84,000 pháp môn tu tập để đạt đến giải thoát, hoặc nói có 84,000 sinh mạng trong một ly nước chỉ là một cách nói biểu tượng. Điều có thể chắc chắn đó là những pháp môn tu tập mà không một pháp môn nào giống pháp môn nào (về điểm này thì Ấn giáo và Phật giáo giống nhau). Pháp môn mà qua đó Đức Thích ca giác ngộ thành Phật là Pháp môn Thiền Định. Nhờ thiền mà Phật Thích Ca giác ngộ được Vô Ngã.
Giá trị Triết học
Thuyết Vô Ngã của triết Phật tự làm cho mình mâu thuẫn với chính mình. Trên cơ sở và phương pháp lý luận, Thuyết Vô Ngã rất dễ bị phản biện, vì Vô Ngã luôn luôn có chung một mẫu số với Hữu Ngã: Nếu không có Ngã thì "cái gì" đau khổ? "cái gì" tạo nghiệp và chuyển nghiệp? "cái gì" suy tư? ”cái gì" đi tu? "cái gì" giác ngộ? "cái gì" nhập Niết Bàn? "cái gì" giảng dạy và viết ra thiên kinh vạn quyển tràn lan? Một câu hỏi khác cũng rất "hóc búa": Nếu con người của Đức Thích Ca là "không thật" thì chân lý Vô Ngã do Ngài tìm ra "có thật" hay không? Bởi vì thuyết Vô Ngã là một sản phẩm tối cao, cuối cùng, và chân thật của trí tuệ mà trí tuệ đó ở trong một chủ thể tên là Thích Ca, nếu Thích Ca vốn là Vô Ngã, tức là không có thật; thì cái trí tuệ "của" Thích Ca cũng không có thật, suy ra chân lý Vô Ngã mà trí tuệ không có thật ấy nhìn thấy cũng chỉ là ảo ảnh. Lý lẽ rõ ràng nầy đã đánh bại thuyết Vô Ngã dễ dàng.
Trên một phương diện khác, các bậc trí thức Phật giáo cho rằng thuyết Vô Ngã gặp khó khăn về mặt lý luận bởi vì ngôn ngữ không đủ để chuyên chở những điều vi diệu của tư duy. Người xưa từng nói: "Ý tại ngôn ngoại" nghĩa là cái ý tứ nằm ở ngoài lời nói, lời nói không sao diễn đạt được những điều mà tư duy chứng nghiệm. Nhưng nói thế khác nào bảo rằng tất cả giáo lý Phật giáo đều chưa nói lên được chân lý, ai bám vào nó là sai lầm! Bởi, Đức Thích ca xưng nhận mình là người chỉ đường cho chúng sinh đến với chân lý mà chân lý không được giải bày minh bạch, khúc triết thì làm sao thế nhân có thể lãnh hội được, nhất là thế nhân đã u mê tăm tối từ vô lượng kiếp? Phải chăng đây chính là nguyên cớ khiến cho xưa nay chưa có ai khác ngoài Đức Thích Ca đắc đạo thành Phật?
Cũng có những nhà nghiên cứu Phật học giảng rằng, cái NGÃ mà Đức Thích Ca khẳng định không có thật đó, chỉ là những cái "Ngã giả định" được thêu dệt nên trong tâm trí của con người. Cái Ngã giả định này đã được đề cập trong Ấn giáo. Ấn giáo phân biệt rõ ràng một bản ngã giả định và một bản ngã đích thật. Phật giáo thì tuyên bố vạn vật vô ngã rồi thêm vào thuyết "sắc không" khiến cho giới bình dân đại chúng không thể nào thấu triệt cái lý luận của thuyết Vô Ngã; trong khi đó, những bậc thượng trí, dốc lòng đi tìm chân lý của sự giải thoát khỏi đau khổ thì miệt mài chiêm nghiệm thuyết Vô Ngã như những học sinh ưu tú, hiếu học, kiên trì cố giải cho được một phương trình không có nghiệm số! Chính giữa giới bình dân đại chúng và những bậc thượng trí lại có thành phần những kẻ chẳng hiểu biết gì về Phật pháp, chỉ thuộc lòng một số kinh sách, đem ra nói như vẹt để gạt gẫm thiên hạ nhằm thu lợi về danh, sắc, tài vật…
Nhưng giảng về Vô Ngã như thế khác nào cho rằng Phật giáo cũng "ngầm" công nhận một bản ngã đích thật như Ấn giáo? Phật giáo khẳng định mọi pháp đều vô ngã (kể cả Niết Bàn) thì làm gì "có" một cái Ngã nào trong Phật giáo? Sự vi diệu của thuyết Vô Ngã là ở chỗ: ngay cả Niết Bàn cũng Vô Ngã! Tuy nhiên, khi tìm hiểu các khái niệm về Niết Bàn hay Bản Ngã, người ta cũng có thể cho rằng Phật giáo không hề chối từ các chủ thể có thật và vĩnh cửu như: Hư vô, Niết bàn, Tâm, Phật, Chúng sinh, Tứ đại… (Thật ra, khi dùng các danh từ chủ thể, Hư vô, Niết bàn, Tâm, Phật, Chúng sinh, Tứ đại… thì cũng đã chấp ngã rồi!) Trong tư duy của Đức Thích Ca, một chủ thể là một chủ thể, nó có thật, vốn không sanh, không diệt, thường hằng, vĩnh cửu… đối chiếu với sự không có thật, vốn cũng không sanh, không diệt, thường hằng, vĩnh cửu. Một chủ thể như vậy không có bản ngã, không có tên gọi, vượt ngoài nghị luận, chỉ có thể chứng nghiệm qua tư duy, bằng trí tuệ. Cho nên, để trả lời cho các câu hỏi: "Nếu không có Ngã thì "cái gì" đau khổ? "cái gì" suy tư? "cái gì" giác ngộ? "cái gì" nhập Niết Bàn?" một nhà Phật học chân chính chỉ mĩm cười, im lặng; họ gọi là thái độ niêm hoa vi tiếu, bất khả tư nghị.
Giá trị Tôn giáo
Từ khởi thủy, Phật giáo không phải là một tôn giáo theo ý nghĩa đích thực của danh từ tôn giáo, bởi Phật giáo phủ nhận Một Đấng Thần Linh Tuyệt Đối và không hề có các hình thức, nghi lễ thờ phượng, cũng không sùng bái một ai cả. Trong quá trình trôi chảy của dòng triết Phật, hàng trăm, hàng ngàn những dòng chảy của các nguồn triết học, tín ngưỡng (kể cả mê tín dị đoan), và tôn giáo thế tục đã gặp gỡ và hoà nhập vào dòng triết Phật trước khi tách trở ra chảy theo dòng riêng của chúng. Những dòng chảy này đã đem lại nhiều mầu sắc không hề có trong Phật giáo và khi chúng tách trở ra, chảy theo dòng riêng của mình thì chúng đã để lại ảnh hưởng của mình trong triết Phật đồng thời mang theo ảnh hưởng của triết Phật trong chính giáo lý của chúng.
Các môn đồ của Đức Thích Ca và về sau, những người ái mộ Phật pháp, ngày càng tôn giáo hóa triết Phật, đồng thời tùy ý diễn đạt những sự dạy dỗ của Phật Thích Ca, nhiều khi thực hành sai lạc ý nghĩa của Phật pháp, và dung nạp các trào lưu tư tưởng, triết học, tín ngưỡng, tôn giáo khác… mà khiến cho triết Phật biến dạng thành Phật giáo với nhiều tông, nhiều phái như ngày nay.
Thuyết Vô Ngã dù là một cột trụ trong giáo lý của Phật giáo nhưng không phải người tín đồ hoặc tu sĩ Phật giáo nào cũng am tường về thuyết này. Hầu hết các tín đồ Phật giáo tôn thờ Phật Thích Ca như là một vị thần linh tuyệt đối có quyền ban ơn, giáng phúc và cứu họ khỏi những khổ đau, bất hạnh trong cuộc đời. Đại chúng Phật tử tin rằng cứ làm lành, lánh dữ, đi chùa, niệm Phật, tụng kinh… để kiếp này đời sống được an nhàn, sung túc hơn và kiếp sau được đầu thai vào một cảnh sống tốt đẹp hơn còn khi nào đắc đạo thành Phật, thoát vòng sinh tử là điều ít có ai nghĩ đến.
kính mong các bậc tiện tri thức cho ý kiến ạ kinhle kinhle kinhle con cũng mới biết phật pháp thôi ạ, mong mọi người cho con biết ở hà nội có chỗ vào tu thiền không ạ? con cảm ơn


" Mong rằng, bất cứ công đức thiện nghiệp gì tôi có được, đều hướng về sự giác ngộ tất cả hữu tình; mong rằng nó trở thành một giọt nước trong biển công hạnh của chư Phật đang làm việc không biết mệt để giải thoát tất cả chúng sinh."
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Atman (tiểu ngã) hay Brahman (đại ngã) đều có nghĩa là "cái tôi"
Đã có cái tôi tất nhiên có cái đối đãi là "cái chẳng phải tôi". Có đối đãi tất nhiên có biến dịch, thay đổi, có thay đổi tất nhiên chẳng phải thường , hằng. Nếu chẳng phải Thường, Hằng thì chẳng phải chơn, và sẽ diệt theo qui luật "Thành, trụ, hoại, không" của vũ trụ.

Vì có ngã tức nhiên có thiên chấp. Có thiên chấp tức nhiên không bình đẳng. Vì thế các tôn giáo công nhận một Brahman, một Thượng đế đều không bình đẳng, vì vậy họ tự cho là mình đúng, trội hơn những tôn giáo khác. Kết quả là họ giáo huấn tín đồ đi cải đạo cho những người theo tôn giáo khác, và thế là chiến tranh tôn giáo nổ ra. Trong quá khứ đã có rất nhiều chiến tranh tôn giáo làm tàn hại sinh linh nhiều vô kể. Thành ra các tôn giáo tôn sùng một Brahman, một Thượng đế, thay vì đem lại hạnh phúc cho nhân loại lại trở thành nguồn gốc các đau khổ, tang thuơng của loài người.

Người viết bài trích trên không thấu hiểu đạo Phật, nên chỉ có những nhận xét phiến diện, sai với tinh thần của Phật giáo.

Đạo Phật quan niệm "vô ngã" không có nghĩa là không có ngã, mà khi giác ngộ thì đó chỉ là "Tánh" Tánh này nhận biết một cách "vô ngã", có nghĩa là không thiên chấp, không có "cái tôi" nên cũng không cho là có mình có người, có tâm có pháp v.v...
Tánh biết này hằng hữu, nên gọi là "Chơn ngã".
Vạn pháp do tánh này nhận biết mà có hiện hữu, cho nên nó không thật có.
Vì biết rằng mọi pháp đều chẳng thật nên không có thiên chấp, không có đúng sai, hơn kém v.v...
Chỉ khi nào nhận ra tánh biết này thì mọi việc, mọi sự đều được giải quyết. Tất cả chỉ là huyễn ảo. Chỉ còn lại một tánh biết chơn thật.
Chính vì vậy mới có chuyện "Hốt nhiên khai ngộ".

Đại đạo ngoài mọi ngôn từ, suy tưởng, cho nên càng nói càng xa đạo, càng luận càng sai trái.
Xin ngừng ở đây.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
abeo
Bài viết: 4
Ngày: 23/12/12 19:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: hà nội

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi abeo »

vâng, cảm ơn bác binh ạ tangbong , con mới tu tập phật pháp khoảng mấy tháng thôi ạ, lúc tìm tài liệu về phật pháp thì thấy cái này trên wikimedia, đọc xong thấy khá cay cú vì biết nó sai nhưng không phản biện được, và hơi hoang mang vì có cả thật giả lẫn lộn trong này,nhưng cũng thấy có cái thấy họ viết theo logic: đã là chim thì phải biết bay, thế nên chim cánh cụt cũng phải bay được. :)) Nhân tiện cho con hỏi, ở hà nội có chỗ nào tu thiền không ạ? chứ như mấy hôm trước, vừa ngồi thiền vừa niệm phật, mà đau đầu lệch bên phải luôn ạ? :-SS


" Mong rằng, bất cứ công đức thiện nghiệp gì tôi có được, đều hướng về sự giác ngộ tất cả hữu tình; mong rằng nó trở thành một giọt nước trong biển công hạnh của chư Phật đang làm việc không biết mệt để giải thoát tất cả chúng sinh."
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"abeo"]
Dòng tư tưởng Phật giáo
Trong Phật giáo, một người có thể đạt đến giải thoát một cách tiệm tiến qua sự thăng tiến của tâm linh như trong Ấn giáo (xem thêm chữ Tâm). Tuy nhiên, điểm hệ trọng hoàn toàn khác biệt giữa Phật giáo và Ấn giáo đó là Phật giáo phủ nhận Tiểu Ngã (cái tôi của mỗi người) lẫn Đại Ngã. Sự phủ nhận đó được thể hiện trong chính câu nói của Thích Ca nói với các đệ tử nhằm phản bác niềm tin về Ngã và Đại Ngã trong Ấn giáo: "Hỡi các Tỳ Kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: Vũ trụ là linh hồn, ta sẽ là linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian - quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?" (Trung Bộ Kinh)
Trước hết tác giả nầy nói có điểm rất đúng, nhưng có điểm còn chưa thông bởi tác giả giới hạng Phật Pháp chỉ ở Nam Tông, và đôi khi lầm lẫn cái tư tưởng của Bắc Tông sang Nam Tông. Song, tôi cũng khen tin thần học hỏi của vị tác giả nầy. Theo bài viết thì có lẽ Tác Giả là người Phật Tử nhưng đăng bài ở trang Thiên Chúa giáo.

Học Thuyết Vô Ngã chính là nhắm vào học thuyết Hữu Ngã để phản biện. Bởi thời xưa tới giờ ai cũng tin rằng cái Ngã (thân, linh hồn và tâm) là thật có. Cho nên bây giờ muốn phá kiến chấp thật có thì phải dùng pháp Vô Ngã. Do được Vô Ngã nên giải thoát một it phần, xong chỉ mới phá được Ngã Chấp mà chưa phá được Pháp Chấp. Phá Ngã Chấp là giới hạng ở Phật Giáo Nam Truyền. Tiến lên nữa là phải phá Pháp Chấp. Do vậy Phật Giáo Bắc Truyền hình thành. Khi Ngã và Pháp chấp đều phá sạch thì lúc đó mới giác ngộ giải thoát thật sự, mới được gọi là Phật, Chánh Biến Tri.

Do vậy có thể nói rằng Phật Pháp chỉ là thuyền bè đưa người qua bến giác, nếu chấp vào thuyền bè quá thì dù tới bến giác cũng chưa bước xuống được bờ. Cũng thế, Phật thuyết pháp để phá chấp, chúng ta lại chấp vào cái pháp ấy cho là cứu cánh thì chúng ta bị pháp ấy trối buộc mình. Thế thì cũng chưa thật giải thoát bởi còn pháp chấp. Do vậy Kinh Kim Cang, Phật nói: "Phật Pháp còn phải buông xuống, huống gì là không phải phật pháp", lại nói "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", lại nói "ai nói Như Lai có đắc có thuyết là phỉ báng Như Lai".

Những lời nói ấy chứng minh rằng Phật dạy chúng ta "Đừng Trụ Chấp vào bất kỳ cái gì". Nhưng chúng ta lại không hiểu, đem tâm bám chấp vào thì chúng ta bị trối buộc không giải thoát được.

Cốt tủy của Phật Pháp là dạy chúng ta phải buông xuống cái tâm bám chấp của mình đi. Tại sao chúng ta còn bám chấp?

Quan điểm nói trên dẫn đến kết luận: Vạn vật vô ngã, đã vô ngã thì không có tự tánh (không có bản thể). Vì vạn vật đều là vô ngã, không có tự tánh nên vạn vật là KHÔNG. Bản tánh chân thật của vạn vật là KHÔNG. Mọi hiện tượng thấy được và không thấy được (vật lý và tâm lý = sắc tướng và vô sắc tướng) đều liên tục biến đổi cho đến khi chúng trở về trạng thái thật, tức là KHÔNG. Cho nên, chỉ cần thấy được tánh không của vạn vật sẽ ý thức được vạn vật vô ngã và lập tức dứt mọi phiền ưu lao khổ, hội nhập Niết Bàn, tỉ như người vừa choàng tỉnh ra khỏi cơn ác mộng, trở về với đời sống thực tế. (Đây chính là điểm "hốt nhiên giác ngộ" trong Phật giáo mà Ấn giáo không có.) Người chưa giác ngộ cũng ví như người còn ở trong cơn ác mộng, vì tâm cứ bám víu vào những hiện tượng xảy ra trong cơn ác mộng nên giấc ngủ càng say và ác mộng càng nhiều, ác mộng này kết nối và sinh ra ác mộng khác…
Câu "hốt nhiên giác ngộ" là câu nói của Thiền Tông. Tức ám chỉ nghi tình bùng vỡ của người tham thiền, nay đập nát khối nghi, minh tâm kiến tánh (trạng thái không còn bị lệ thuộc bởi thức, vì vậy không thể dùng ý thức suy lường vì nằm ngoài cái hiểu biết của bộ óc, chỉ khi nào chứng thật mới biết, do vậy ngài Duy Ma Cật im lặng ở thành Tỳ Da Ly, bởi không thể dùng lời nói hay ý thức mà được minh tâm kiến tánh, và vì tâm tánh vượt ngoài óc suy lường).

Như đã nói trên, được Nhân Vô Ngã thì giải thoát một phần nào thôi, còn Pháp chấp thì chưa xong. Do vậy Pháp Hoa Kinh dụ cái chỗ ấy chỉ như "Hóa Thành Giả Tạm" trên con đường giác ngộ giải thoát thành Phật.

Phật Thích Ca dạy rằng có 84,000 pháp môn (con đường tu tập để giác ngộ). Không một kinh sách nào liệt kê hay phân loại 84,000 pháp môn mà Đức Phật khẳng định. Tuy nhiên, có thể tin rằng con số 84,000 chỉ là một con số tượng trưng chỉ về số nhiều đếm không xuể như phương ngôn "hằng hà sa số" (số lượng cát ở sông Hằng=vô lượng pháp môn tu). Khi nói có 84,000 pháp môn tu tập để đạt đến giải thoát, hoặc nói có 84,000 sinh mạng trong một ly nước chỉ là một cách nói biểu tượng. Điều có thể chắc chắn đó là những pháp môn tu tập mà không một pháp môn nào giống pháp môn nào (về điểm này thì Ấn giáo và Phật giáo giống nhau). Pháp môn mà qua đó Đức Thích ca giác ngộ thành Phật là Pháp môn Thiền Định. Nhờ thiền mà Phật Thích Ca giác ngộ được Vô Ngã.
Đúng rồi, 84,000 pháp môn là ý nói có nhiều pháp đưa đến giác ngộ giải thoát chứ không phải giới hạng hay chỉ có 84,000 mà thôi. Tuy trên hình tướng tu tập có khác, nhưng vẫn đưa đến một mục đích là "Phá chấp để giác ngộ giải thoát".

Trong Thiền Tông thì có nhiều câu thoại đầu và công án cho thiền giả tham. Mỗi thoại đầu và công án là một pháp môn tu rồi.
Trong Kinh Lăng Nghiêm có nêu ra 25 pháp viên thông, cũng phải nhờ Nghi mới Ngộ.

Giá trị Triết học
Thuyết Vô Ngã của triết Phật tự làm cho mình mâu thuẫn với chính mình. Trên cơ sở và phương pháp lý luận, Thuyết Vô Ngã rất dễ bị phản biện, vì Vô Ngã luôn luôn có chung một mẫu số với Hữu Ngã: Nếu không có Ngã thì "cái gì" đau khổ? "cái gì" tạo nghiệp và chuyển nghiệp? "cái gì" suy tư? ”cái gì" đi tu? "cái gì" giác ngộ? "cái gì" nhập Niết Bàn? "cái gì" giảng dạy và viết ra thiên kinh vạn quyển tràn lan? Một câu hỏi khác cũng rất "hóc búa": Nếu con người của Đức Thích Ca là "không thật" thì chân lý Vô Ngã do Ngài tìm ra "có thật" hay không? Bởi vì thuyết Vô Ngã là một sản phẩm tối cao, cuối cùng, và chân thật của trí tuệ mà trí tuệ đó ở trong một chủ thể tên là Thích Ca, nếu Thích Ca vốn là Vô Ngã, tức là không có thật; thì cái trí tuệ "của" Thích Ca cũng không có thật, suy ra chân lý Vô Ngã mà trí tuệ không có thật ấy nhìn thấy cũng chỉ là ảo ảnh. Lý lẽ rõ ràng nầy đã đánh bại thuyết Vô Ngã dễ dàng.
Phải biết, thuyết Vô Ngã chỉ là phương tiện giúp người phá Ngã Chấp. Đừng chấp vào thuyết ấy nếu không lại bị cái chấp trối buộc, bao giờ mới giải thoát. Chính do chấp vào thuyết vô ngã, nên sanh ra mâu thuẫn.

Cho nên khi lên đến Đại Thừa thì phá luôn cả hai pháp Hữu Ngã và Vô Ngã. Bởi hai pháp ấy là tương đối. Muốn chứng pháp môn Bất Nhị như trong Kinh Duy Ma Cật thì phải dẹp cái tâm bám chấp về Hữu Vô, Chánh Tà, Thiện Ác. Phải hoàn toàn thoát khỏi pháp tương đối thì mới giải thoát giác ngộ. Bởi Tâm Tánh vượt ngoài ý thức tương đối suy lường.

Lục Tổ hỏi ngài Huệ Minh rằng: "Trong lúc ông không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bộ mặt thật của ông xưa nay?" ngài Huệ minh do dứt cái tâm Thiện Ác, Có Không, tất cả pháp tương đối v.v... liền giác ngộ tự tâm.

Nói thuyết vô ngã để phá chấp, nếu ta chấp cho đó là pháp tối cao, thì không những chúng ta không hiểu gì vô ngã mà cũng chẳng được vô ngã. Buông xuống đi!

Những câu hỏi như "Cái gì đau khổ, tạo tác, suy tư giác ngộ v.v..." ở trong Kinh Lăng Nghiêm ngài Anan cũng từng hỏi, Phật bảo "Cái đó là tâm hư vọng.... nhưng ta không bảo cái đó không phải là tâm của ông nếu rời tiền trần mà cái tâm ấy vẫn còn thì tạm gọi đó là tâm củ ông. Còn nếu rời tiền trần mà các tâm ấy không có thì đó không phải là tâm ông."

Nói tóm lại, đừng chấp vào bất cứ pháp gì. Nếu chấp cho pháp Hữu Ngã là thật thì bị pháp Hữu ngã trói buộc. Nếu chấp pháp Vô Ngã là thật thì bị pháp Vô Ngã trói buộc. Đã bị trói vậy rồi còn nói gì là Vô Ngã hay Hữu Ngã nữa?

Trên một phương diện khác, các bậc trí thức Phật giáo cho rằng thuyết Vô Ngã gặp khó khăn về mặt lý luận bởi vì ngôn ngữ không đủ để chuyên chở những điều vi diệu của tư duy. Người xưa từng nói: "Ý tại ngôn ngoại" nghĩa là cái ý tứ nằm ở ngoài lời nói, lời nói không sao diễn đạt được những điều mà tư duy chứng nghiệm. Nhưng nói thế khác nào bảo rằng tất cả giáo lý Phật giáo đều chưa nói lên được chân lý, ai bám vào nó là sai lầm! Bởi, Đức Thích ca xưng nhận mình là người chỉ đường cho chúng sinh đến với chân lý mà chân lý không được giải bày minh bạch, khúc triết thì làm sao thế nhân có thể lãnh hội được, nhất là thế nhân đã u mê tăm tối từ vô lượng kiếp? Phải chăng đây chính là nguyên cớ khiến cho xưa nay chưa có ai khác ngoài Đức Thích Ca đắc đạo thành Phật?
Chấp vào thuyết Vô Ngã là thật có, là tối cao, cho nên mới bị dính mà thấy mâu thuẩn bởi không hiểu ý PHật. Chính trong Kinh Kim Cang Phật còn nói "ai cho Như Lai có thuyết pháp là phỉ báng Như Lai". Trong Tâm Kinh lại nói "Vô tất cả pháp thanh văn duyên giác bồ tát phật".

Nói cho đúng thì chỉ có chư Tổ Thiền Tông mới đích thật là chư Phật. Tại sao? Bởi Phật nghĩa là Giác, Chánh Biến Tri. Chư Tổ Thiền Tông đã giác ngộ triệt để cái tâm tánh của các ngài và sống thật với tâm tánh ấy. Cái biết của các ngài cùng khắp bởi không là cái biết của bộ óc ý thức mà là của chân tâm tự tánh. Sự Giác của các ngài không khác của PHật Thích Ca, bởi tâm tánh là tương đồng.

Sự vi diệu của thuyết Vô Ngã là ở chỗ: ngay cả Niết Bàn cũng Vô Ngã! Tuy nhiên, khi tìm hiểu các khái niệm về Niết Bàn hay Bản Ngã, người ta cũng có thể cho rằng Phật giáo không hề chối từ các chủ thể có thật và vĩnh cửu như: Hư vô, Niết bàn, Tâm, Phật, Chúng sinh, Tứ đại… (Thật ra, khi dùng các danh từ chủ thể, Hư vô, Niết bàn, Tâm, Phật, Chúng sinh, Tứ đại… thì cũng đã chấp ngã rồi!) Trong tư duy của Đức Thích Ca, một chủ thể là một chủ thể, nó có thật, vốn không sanh, không diệt, thường hằng, vĩnh cửu… đối chiếu với sự không có thật, vốn cũng không sanh, không diệt, thường hằng, vĩnh cửu. Một chủ thể như vậy không có bản ngã, không có tên gọi, vượt ngoài nghị luận, chỉ có thể chứng nghiệm qua tư duy, bằng trí tuệ. Cho nên, để trả lời cho các câu hỏi: "Nếu không có Ngã thì "cái gì" đau khổ? "cái gì" suy tư? "cái gì" giác ngộ? "cái gì" nhập Niết Bàn?" một nhà Phật học chân chính chỉ mĩm cười, im lặng; họ gọi là thái độ niêm hoa vi tiếu, bất khả tư nghị.
Giá trị Tôn giáo
Từ khởi thủy, Phật giáo không phải là một tôn giáo theo ý nghĩa đích thực của danh từ tôn giáo, bởi Phật giáo phủ nhận Một Đấng Thần Linh Tuyệt Đối và không hề có các hình thức, nghi lễ thờ phượng, cũng không sùng bái một ai cả. Trong quá trình trôi chảy của dòng triết Phật, hàng trăm, hàng ngàn những dòng chảy của các nguồn triết học, tín ngưỡng (kể cả mê tín dị đoan), và tôn giáo thế tục đã gặp gỡ và hoà nhập vào dòng triết Phật trước khi tách trở ra chảy theo dòng riêng của chúng. Những dòng chảy này đã đem lại nhiều mầu sắc không hề có trong Phật giáo và khi chúng tách trở ra, chảy theo dòng riêng của mình thì chúng đã để lại ảnh hưởng của mình trong triết Phật đồng thời mang theo ảnh hưởng của triết Phật trong chính giáo lý của chúng.
Các môn đồ của Đức Thích Ca và về sau, những người ái mộ Phật pháp, ngày càng tôn giáo hóa triết Phật, đồng thời tùy ý diễn đạt những sự dạy dỗ của Phật Thích Ca, nhiều khi thực hành sai lạc ý nghĩa của Phật pháp, và dung nạp các trào lưu tư tưởng, triết học, tín ngưỡng, tôn giáo khác… mà khiến cho triết Phật biến dạng thành Phật giáo với nhiều tông, nhiều phái như ngày nay.Thuyết Vô Ngã dù là một cột trụ trong giáo lý của Phật giáo nhưng không phải người tín đồ hoặc tu sĩ Phật giáo nào cũng am tường về thuyết này. Hầu hết các tín đồ Phật giáo tôn thờ Phật Thích Ca như là một vị thần linh tuyệt đối có quyền ban ơn, giáng phúc và cứu họ khỏi những khổ đau, bất hạnh trong cuộc đời. Đại chúng Phật tử tin rằng cứ làm lành, lánh dữ, đi chùa, niệm Phật, tụng kinh… để kiếp này đời sống được an nhàn, sung túc hơn và kiếp sau được đầu thai vào một cảnh sống tốt đẹp hơn còn khi nào đắc đạo thành Phật, thoát vòng sinh tử là điều ít có ai nghĩ đến.
Đúng rồi, Phật pháp không phải là tôn giáo.

Đúng rồi, trải qua ngàn năm, phật pháp bị pha trộn nhiều.

Đúng rồi, Phật tử không có mấy ai nghĩ đến sinh tử mà tu hành, chỉ đi chùa, cúng dường, tụng kinh niệm phật, cầu xin cho đời sống tốt đẹp và chết thì tái sanh đời sống tốt hơn thôi. Đáng buồn! Nhưng Phật pháp nói đến Nhân Duyên. Có Nhân Duyên thì mới độ được, không nhân duyên thì không độ được. Bởi thế "Thân người là khó, phật pháp khó được nghe" Nếu dễ có dễ nghe thì ai cũng giác ngộ giải thoát hết rồi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Đọc qua bài trên thấy người này am hiểu về Phật Pháp vì nếu không biết Phật Pháp thì không thể biết về Vô Ngã, Tánh Không được. Có thể người này là Phật Tử đăng bài này để đánh thức cái nhìn lầm lẫn mà các Tôn giáo khác đối với Phật Giáo.
- PHẬT GIÁO là gì?
- PHẬT là Giác Ngộ, GIÁO: là giáo dục.
Đạo Phật giáo dục con người giác ngộ. Đạo Phật là dạy chúng sinh thành Phật. Phật ra đời cũng chỉ vì điều này.
Vô Ngã: Vô là Không, Ngã là Ta. tức là: Không có Ta.
- Chúng ta mê lầm, rất đơn giản khi người khác hỏi bạn là ai? thì liền nói tên mình ra. Chấp cái tên, cái thân này, lời nói, ánh mắt, làn da, mái tóc này là của mình. Thực tế khi chết thì cái mà mình nhận là Ta này trở về với tứ đại: đất, nước, gió , lửa. VẬY cái Ta này không Thật.
- Cái TA nào là thật: Cái TA thật là không có danh từ ngôn ngữ nào cả, vì có ngôn ngữ thì có suy lường tính toán...vì vậy nói Vô Ngã, cũng đừng chấp vào câu này.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hồng Nhật
Bài viết: 66
Ngày: 11/11/10 20:28
Giới tính: Nam
Đến từ: Nha Trang,Khánh Hòa

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi Hồng Nhật »

Theo mình thì chúng ta cũng không nên trích 1 bài nào ở các trang của Thiên Chúa giáo ra mà tranh luận.Vì ở bên tôn giáo họ mấy linh mục lại truyền giảng khác.Đã có người ở bên Thiên Chúa giáo tranh luận với mình thế này:Bạn ấy nói,Phật nói tới tự nhiên,vạn vật ra đời tự nhiên,bà mẹ tự nhiên sáng tạo ra tất cả,và tự nhiên đó chính là Thượng Đế.Thế mình mới hỏi:Phật nói tới tự nhiên khi nào,bạn có hiểu gì về giáo lý Phật pháp không,ai giảng giải cho bạn như vậy...?Thì cậu ta không trả lời được.Các luận điểm của thế gian đều được Đức Phật nói rõ trong kinh Phạm Võng,chúng ta cố gắng học để nắm rõ thì khỏi phải phân biệt với tranh luận nữa. :-/ :-/ :-/
Học thuyết Vô ngã là để phá chấp cái ngã không thật chứ đâu phải là không có ngã.


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Đọc xong phần này tôi thấy buồn cười là người ngoại đạo lại hiểu về Phật pháp hơn các Phật tử trong đây. Nhân đây tôi xin giải thích lại "ngã" và "vô ngã", dù đơn giản nhưng rất nhiều người hiểu sai:
_ NGÃ tức là một sự vật hiện tượng nào đó tự thân hiện hữu.
_ VÔ NGÃ tức là một sự vật hiện tượng nào đó không tự thân hiện hữu.


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

abeo đã viết:Thuyết Duyên Khởi của Phật Thích Ca ảnh hưởng rất nhiều từ thuyết Nhân Duyên và Luân Hồi của Ấn giáo. Điều quan trọng là Thích Ca đã dựa trên cở sở của thuyết ấy để triển khai thành giáo lý Vô Ngã. Nếu có thể ví Ấn giáo như một dòng sông chảy về phương Nam thì Phật giáo là một dòng tách ra từ thượng nguồn của dòng sông ấy và chảy ngược về phương Bắc. Bởi vì, ngoài sự nhận định giống nhau của thuyết Nhân Duyên và thuyết Duyên Khởi thì Ấn giáo và Phật giáo hoàn toàn khác biệt. Trong khi Ấn giáo cổ xúy cho Ngã (Atman - The Innermost Self) và đề cao một Thực-Thể-Cao-Siêu-Tuyệt-Đối (Brahman - The Ultimate Reality) thì Phật giáo lại phủ nhận cả hai.
Tác giả hiểu sai về "vô ngã" rồi. Chỉ có thuyết Luân Hồi của Ấn giáo, còn Duyên Khởi là của riêng Phật giáo, vì nó cũng là một cách nói về "vô ngã". Vì không tự hiện hữu nên ắt phải là "cái này có do cái kia có..." Do đó PG phủ nhận sự hiện hữu của Atman và Brahman, những hiện thân của bản ngã.
abeo đã viết: Trong Ấn Giáo, sự giác ngộ và giải thoát không bỗng nhiên như sự giác ngộ của Phật Thích Ca. Muốn diệt vô minh để chấm dứt luân hồi, người tin theo Ấn giáo phải trả hết những nghiệp xấu đã gây ra và phát huy những nghiệp lành. Chỉ khi nào sự thăng tiến của tâm linh tiến đến mức độ chỉ làm ra những việc lành, lúc ấy con người mới bừng tỉnh khỏi cơn mê truyền kiếp, nhận thức được bản ngã đích thực, rời khỏi luân hồi trở về hội nhập vào Đại Ngã.
Dòng tư tưởng Phật giáo
Trong Phật giáo, một người có thể đạt đến giải thoát một cách tiệm tiến qua sự thăng tiến của tâm linh như trong Ấn giáo (xem thêm chữ Tâm). Tuy nhiên, điểm hệ trọng hoàn toàn khác biệt giữa Phật giáo và Ấn giáo đó là Phật giáo phủ nhận Tiểu Ngã (cái tôi của mỗi người) lẫn Đại Ngã. Sự phủ nhận đó được thể hiện trong chính câu nói của Thích Ca nói với các đệ tử nhằm phản bác niềm tin về Ngã và Đại Ngã trong Ấn giáo: "Hỡi các Tỳ Kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: Vũ trụ là linh hồn, ta sẽ là linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian - quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?" (Trung Bộ Kinh)
Quan điểm nói trên dẫn đến kết luận: Vạn vật vô ngã, đã vô ngã thì không có tự tánh (không có bản thể). Vì vạn vật đều là vô ngã, không có tự tánh nên vạn vật là KHÔNG. Bản tánh chân thật của vạn vật là KHÔNG. Mọi hiện tượng thấy được và không thấy được (vật lý và tâm lý = sắc tướng và vô sắc tướng) đều liên tục biến đổi cho đến khi chúng trở về trạng thái thật, tức là KHÔNG. Cho nên, chỉ cần thấy được tánh không của vạn vật sẽ ý thức được vạn vật vô ngã và lập tức dứt mọi phiền ưu lao khổ, hội nhập Niết Bàn, tỉ như người vừa choàng tỉnh ra khỏi cơn ác mộng, trở về với đời sống thực tế. (Đây chính là điểm "hốt nhiên giác ngộ" trong Phật giáo mà Ấn giáo không có.) Người chưa giác ngộ cũng ví như người còn ở trong cơn ác mộng, vì tâm cứ bám víu vào những hiện tượng xảy ra trong cơn ác mộng nên giấc ngủ càng say và ác mộng càng nhiều, ác mộng này kết nối và sinh ra ác mộng khác…
Tác giả hiểu sai về Ấn giáo, thật ra chẳng cần "phải trả hết những nghiệp xấu đã gây ra" chỉ cần nhận ra mình là Chân ngã là cũng có thể "hốt nhiên giác ngộ". Còn ở PG thì nhận thức được bản tánh trống không (tánh không) chứ không phải là "liên tục biến đổi cho đến khi chúng trở về trạng thái thật, tức là KHÔNG".
abeo đã viết:Phật Thích Ca dạy rằng có 84,000 pháp môn (con đường tu tập để giác ngộ). Không một kinh sách nào liệt kê hay phân loại 84,000 pháp môn mà Đức Phật khẳng định. Tuy nhiên, có thể tin rằng con số 84,000 chỉ là một con số tượng trưng chỉ về số nhiều đếm không xuể như phương ngôn "hằng hà sa số" (số lượng cát ở sông Hằng=vô lượng pháp môn tu). Khi nói có 84,000 pháp môn tu tập để đạt đến giải thoát, hoặc nói có 84,000 sinh mạng trong một ly nước chỉ là một cách nói biểu tượng. Điều có thể chắc chắn đó là những pháp môn tu tập mà không một pháp môn nào giống pháp môn nào (về điểm này thì Ấn giáo và Phật giáo giống nhau). Pháp môn mà qua đó Đức Thích ca giác ngộ thành Phật là Pháp môn Thiền Định. Nhờ thiền mà Phật Thích Ca giác ngộ được Vô Ngã.
Pháp môn mà qua đó Đức Thích ca giác ngộ thành Phật là Pháp môn Thiền Quán chứ không phải Thiền Định. Hãy nhớ là trước đó ngài đã theo học Thiền Định của Ấn giáo, đạt tới mức độ rất cao nhưng vẫn không giác ngộ.

abeo đã viết:
Giá trị Triết học
Thuyết Vô Ngã của triết Phật tự làm cho mình mâu thuẫn với chính mình. Trên cơ sở và phương pháp lý luận, Thuyết Vô Ngã rất dễ bị phản biện, vì Vô Ngã luôn luôn có chung một mẫu số với Hữu Ngã: Nếu không có Ngã thì "cái gì" đau khổ? "cái gì" tạo nghiệp và chuyển nghiệp? "cái gì" suy tư? ”cái gì" đi tu? "cái gì" giác ngộ? "cái gì" nhập Niết Bàn? "cái gì" giảng dạy và viết ra thiên kinh vạn quyển tràn lan? Một câu hỏi khác cũng rất "hóc búa": Nếu con người của Đức Thích Ca là "không thật" thì chân lý Vô Ngã do Ngài tìm ra "có thật" hay không? Bởi vì thuyết Vô Ngã là một sản phẩm tối cao, cuối cùng, và chân thật của trí tuệ mà trí tuệ đó ở trong một chủ thể tên là Thích Ca, nếu Thích Ca vốn là Vô Ngã, tức là không có thật; thì cái trí tuệ "của" Thích Ca cũng không có thật, suy ra chân lý Vô Ngã mà trí tuệ không có thật ấy nhìn thấy cũng chỉ là ảo ảnh. Lý lẽ rõ ràng nầy đã đánh bại thuyết Vô Ngã dễ dàng.
Đúng vậy, thuyết Vô Ngã là phương tiện nên nó cũng không thật. Nhưng cái sai của tác giả ở chỗ nhìn từ góc độ của Nhị nguyên luận, dùng tư tưởng sai để đo lường phương tiện. Dùng cái không thật (ảo ảnh) mà đòi đánh bại thuyết Vô Ngã (phương tiện) thì chả khác gì tác giả tự vả mồm mình.

abeo đã viết:Trên một phương diện khác, các bậc trí thức Phật giáo cho rằng thuyết Vô Ngã gặp khó khăn về mặt lý luận bởi vì ngôn ngữ không đủ để chuyên chở những điều vi diệu của tư duy. Người xưa từng nói: "Ý tại ngôn ngoại" nghĩa là cái ý tứ nằm ở ngoài lời nói, lời nói không sao diễn đạt được những điều mà tư duy chứng nghiệm. Nhưng nói thế khác nào bảo rằng tất cả giáo lý Phật giáo đều chưa nói lên được chân lý, ai bám vào nó là sai lầm! Bởi, Đức Thích ca xưng nhận mình là người chỉ đường cho chúng sinh đến với chân lý mà chân lý không được giải bày minh bạch, khúc triết thì làm sao thế nhân có thể lãnh hội được, nhất là thế nhân đã u mê tăm tối từ vô lượng kiếp? Phải chăng đây chính là nguyên cớ khiến cho xưa nay chưa có ai khác ngoài Đức Thích Ca đắc đạo thành Phật?
Chỉ người có trí mới hiểu Phật pháp, nhưng không chỉ có Đức Thích Ca là người có trí. Đúng là "tất cả giáo lý Phật giáo đều chưa nói lên được chân lý" nhưng không thể vì vậy mà tác giả phán bừa rằng "ai bám vào nó là sai lầm". Nó là phương tiện, nên bám vào nó làm chiếc phao để qua sông.

abeo đã viết:Cũng có những nhà nghiên cứu Phật học giảng rằng, cái NGÃ mà Đức Thích Ca khẳng định không có thật đó, chỉ là những cái "Ngã giả định" được thêu dệt nên trong tâm trí của con người. Cái Ngã giả định này đã được đề cập trong Ấn giáo. Ấn giáo phân biệt rõ ràng một bản ngã giả định và một bản ngã đích thật. Phật giáo thì tuyên bố vạn vật vô ngã rồi thêm vào thuyết "sắc không" khiến cho giới bình dân đại chúng không thể nào thấu triệt cái lý luận của thuyết Vô Ngã; trong khi đó, những bậc thượng trí, dốc lòng đi tìm chân lý của sự giải thoát khỏi đau khổ thì miệt mài chiêm nghiệm thuyết Vô Ngã như những học sinh ưu tú, hiếu học, kiên trì cố giải cho được một phương trình không có nghiệm số! Chính giữa giới bình dân đại chúng và những bậc thượng trí lại có thành phần những kẻ chẳng hiểu biết gì về Phật pháp, chỉ thuộc lòng một số kinh sách, đem ra nói như vẹt để gạt gẫm thiên hạ nhằm thu lợi về danh, sắc, tài vật…
Nhưng giảng về Vô Ngã như thế khác nào cho rằng Phật giáo cũng "ngầm" công nhận một bản ngã đích thật như Ấn giáo? Phật giáo khẳng định mọi pháp đều vô ngã (kể cả Niết Bàn) thì làm gì "có" một cái Ngã nào trong Phật giáo? Sự vi diệu của thuyết Vô Ngã là ở chỗ: ngay cả Niết Bàn cũng Vô Ngã! Tuy nhiên, khi tìm hiểu các khái niệm về Niết Bàn hay Bản Ngã, người ta cũng có thể cho rằng Phật giáo không hề chối từ các chủ thể có thật và vĩnh cửu như: Hư vô, Niết bàn, Tâm, Phật, Chúng sinh, Tứ đại… (Thật ra, khi dùng các danh từ chủ thể, Hư vô, Niết bàn, Tâm, Phật, Chúng sinh, Tứ đại… thì cũng đã chấp ngã rồi!) Trong tư duy của Đức Thích Ca, một chủ thể là một chủ thể, nó có thật, vốn không sanh, không diệt, thường hằng, vĩnh cửu… đối chiếu với sự không có thật, vốn cũng không sanh, không diệt, thường hằng, vĩnh cửu. Một chủ thể như vậy không có bản ngã, không có tên gọi, vượt ngoài nghị luận, chỉ có thể chứng nghiệm qua tư duy, bằng trí tuệ. Cho nên, để trả lời cho các câu hỏi: "Nếu không có Ngã thì "cái gì" đau khổ? "cái gì" suy tư? "cái gì" giác ngộ? "cái gì" nhập Niết Bàn?" một nhà Phật học chân chính chỉ mĩm cười, im lặng; họ gọi là thái độ niêm hoa vi tiếu, bất khả tư nghị.
Khi dùng các danh từ chủ thể trên thì cũng không phải là chấp ngã, mà chỉ là gọi là giả danh.
abeo đã viết:Giá trị Tôn giáo
Từ khởi thủy, Phật giáo không phải là một tôn giáo theo ý nghĩa đích thực của danh từ tôn giáo, bởi Phật giáo phủ nhận Một Đấng Thần Linh Tuyệt Đối và không hề có các hình thức, nghi lễ thờ phượng, cũng không sùng bái một ai cả. Trong quá trình trôi chảy của dòng triết Phật, hàng trăm, hàng ngàn những dòng chảy của các nguồn triết học, tín ngưỡng (kể cả mê tín dị đoan), và tôn giáo thế tục đã gặp gỡ và hoà nhập vào dòng triết Phật trước khi tách trở ra chảy theo dòng riêng của chúng. Những dòng chảy này đã đem lại nhiều mầu sắc không hề có trong Phật giáo và khi chúng tách trở ra, chảy theo dòng riêng của mình thì chúng đã để lại ảnh hưởng của mình trong triết Phật đồng thời mang theo ảnh hưởng của triết Phật trong chính giáo lý của chúng.
Các môn đồ của Đức Thích Ca và về sau, những người ái mộ Phật pháp, ngày càng tôn giáo hóa triết Phật, đồng thời tùy ý diễn đạt những sự dạy dỗ của Phật Thích Ca, nhiều khi thực hành sai lạc ý nghĩa của Phật pháp, và dung nạp các trào lưu tư tưởng, triết học, tín ngưỡng, tôn giáo khác… mà khiến cho triết Phật biến dạng thành Phật giáo với nhiều tông, nhiều phái như ngày nay.
Thuyết Vô Ngã dù là một cột trụ trong giáo lý của Phật giáo nhưng không phải người tín đồ hoặc tu sĩ Phật giáo nào cũng am tường về thuyết này. Hầu hết các tín đồ Phật giáo tôn thờ Phật Thích Ca như là một vị thần linh tuyệt đối có quyền ban ơn, giáng phúc và cứu họ khỏi những khổ đau, bất hạnh trong cuộc đời. Đại chúng Phật tử tin rằng cứ làm lành, lánh dữ, đi chùa, niệm Phật, tụng kinh… để kiếp này đời sống được an nhàn, sung túc hơn và kiếp sau được đầu thai vào một cảnh sống tốt đẹp hơn còn khi nào đắc đạo thành Phật, thoát vòng sinh tử là điều ít có ai nghĩ đến.
Đoạn này tác giả nói đúng, nếu không lầm thì đây là bài viết của một tên tiến sĩ thần học, tên gì thì tôi quên rồi :D


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Hồng Nhật đã viết:Theo mình thì chúng ta cũng không nên trích 1 bài nào ở các trang của Thiên Chúa giáo ra mà tranh luận.Vì ở bên tôn giáo họ mấy linh mục lại truyền giảng khác.
Tôi lại thấy rất nên, vì bất cứ ai dù ngoại đạo hay phật tử đều nên hiểu cho đúng giáo lý phật học. Do hiểu sai họ mới đả kích, còn phật tử hiểu sai thì đi lạc đường.
Hồng Nhật đã viết: Học thuyết Vô ngã là để phá chấp cái ngã không thật chứ đâu phải là không có ngã.
:)) "cái ngã không thật" cũng tức là "không có ngã" đó bạn.


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

binh đã viết:
Người viết bài trích trên không thấu hiểu đạo Phật, nên chỉ có những nhận xét phiến diện, sai với tinh thần của Phật giáo.
Hãy xem lại mình có hiểu đúng đạo Phật chưa :D
binh đã viết:Đạo Phật quan niệm "vô ngã" không có nghĩa là không có ngã, mà khi giác ngộ thì đó chỉ là "Tánh" Tánh này nhận biết một cách "vô ngã", có nghĩa là không thiên chấp, không có "cái tôi" nên cũng không cho là có mình có người, có tâm có pháp v.v...
Tánh biết này hằng hữu, nên gọi là "Chơn ngã".
Vạn pháp do tánh này nhận biết mà có hiện hữu, cho nên nó không thật có.
Vì biết rằng mọi pháp đều chẳng thật nên không có thiên chấp, không có đúng sai, hơn kém v.v...
Chỉ khi nào nhận ra tánh biết này thì mọi việc, mọi sự đều được giải quyết. Tất cả chỉ là huyễn ảo. Chỉ còn lại một tánh biết chơn thật.
Chính vì vậy mới có chuyện "Hốt nhiên khai ngộ".

Đại đạo ngoài mọi ngôn từ, suy tưởng, cho nên càng nói càng xa đạo, càng luận càng sai trái.
Xin ngừng ở đây.
:))

1. Tánh biết không phải "cái tôi" vậy ra ai biết chứ đâu phải là tôi biết.
2. "Vạn pháp do tánh này nhận biết mà có hiện hữu, cho nên nó không thật có" => cái biết tạo tác ra cái nhận biết? :D
3. Đã gọi là "tánh biết" sao lại còn có "cái nhận ra tánh biết" ? Nếu vậy thì cái "tánh biết" trở thành "cái bị nhận biết", còn "cái nhận ra tánh biết" mới chính là "tánh biết".
4. Nếu nói "Tất cả chỉ là huyễn ảo" thì sao lại còn có "tánh biết chơn thật". Còn nếu có thật một cái "tánh biết" thì không thể nói "Tất cả chỉ là huyễn ảo".


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

doccoden đã viết
Tánh biết không phải "cái tôi" vậy ra ai biết chứ đâu phải là tôi biết.
Tri kiến lập tri tức vô minh bổn
Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Vô ngã dưới cái nhìn 1 người theo đạo thiên chúa

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
doccoden đã viết: _ VÔ NGÃ tức là một sự vật hiện tượng nào đó không tự thân hiện hữu.
Hiền hữu! những danh tự này do Hiền hữu tự mình chứng được, hay Hiền hữu nghe được từ ai, hay Hiền hữu học từ kinh sách nào,... ??
Nếu không có gì phiền hà, kính mong Hiền hữu trích rõ nguồn câu nói ấy.

(cđ hỏi vì muốn biết chúng ta có học tập từ chung một vị Thầy, chung một giáo phái; tránh đi vào hý luận vô ích)

Kính chúc an lạc và tinh tấn !!

:)


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]257 khách