Xin hỏi trước khi hành thiền minh sát

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Xin hỏi trước khi hành thiền minh sát

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

TMH thấy duyên đã đủ, muốn thực hành thiền minh sát để có trí tuệ. Có vài thắc mắc mong đạo hữu Biển tâm và các đạo hữu đã hành thiền dạy dỗ cho TMH kinhle
TMH sẽ lần lượt đưa lên các thắc mắc của mình. Hôm nay xin được hỏi 3 câu:
1/ TMH muốn trở lại cõi người để giúp những người khác cùng tu tập, có một lo lắng rằng nếu TMH hành thiền minh sát, đắc quả, lúc đó không còn mong trở lại cõi này nữa. Vậy trước khi chuyện đó xảy ra, có cần phải phát nguyện gì không, để có thể trở lại cõi người?
2/ TMH chưa bao giờ thiền định, vậy thì có hành thiền minh sát được không? (lúc trước TMH có ngồi theo dõi hơi thở 1 lần thì thấy như đầu xuống sát nền nhà, tay chân không còn, rồi TMH không có thực hành nữa).
3/ TMH cũng không có thầy, cũng không có gần gũi vị thầy nào, sẽ tự tập thiền minh sát có được không?
Mong quý đạo hữu từ bi chỉ dạy.
TMH kính,
tangbong tangbong tangbong
kinhle kinhle kinhle


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Xin hỏi trước khi hành thiền minh sát

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Mình trả lời câu1:
_Bạn cứ đắc đạo đi rồi sẽ biết phải làm sao.
câu hỏi của bạn về cơ bản là sai.lo xa quá,lo gần lại đi.


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Xin hỏi trước khi hành thiền minh sát

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Đạo hữu Thongminhhon kính.
Bt xin góp ý.
Thiền Minh Sát Tuệ cần trải qua nhiều giai đoạn (ví dụ giai đoạn quan sát, giai đoạn minh sát, giai đoạn tuệ quán) – khi nào hành giả thấy được danh sắc sanh diệt thì mới bắt đầu thực thụ bước vào Tứ Niệm Xứ.

1- Vì thế sau nhiều tầng tuệ hoặc thoáng tuệ tri vô ngã hoặc vào tầng thứ tư của thiền định, tâm xả của hành giả sẽ khởi phát, lúc ấy hành giả sẽ muốn ra giúp người, giúp đời (khác với giai đoạn trước chỉ muốn thu thúc lục căn & quay lưng với thế giới bên ngoài) . Lúc này nếu muốn đạo hữu có thể phát tâm Bồ Đề.
Bt xin mở ngoặc chỗ này (không 1 ai đã vô ngã mà không có tâm Bồ Đề. Đạo hữu hãy nhìn lại kinh điển: những vị A La Hán đệ tử Phật không phải đã bằng đôi chân trần đem Phật Pháp đi độ đời khắp nước Ấn Độ hay sao ? Còn thời nay, biết bao vị thiền sư Thái Lan, Miến Điện….không phải đã & đang hoằng dương Chánh Pháp, độ tận chúng sinh đó hay sao ? Độ người bằng Pháp không phải là đem lợi lạc cho người ở đời này & cả đời sau hay sao ? Pháp Cú có câu „Pháp thí thắng mọi thí, Pháp vị thắng mọi vị“ đó mà.
Từ Bi Hỷ Xả của bậc Thánh là một sự tự nhiên (vô duyên từ bi) không qua tư duy, đối đãi, điều kiện, không thấy có ta có người.)

2 & 3 - Đạo hữu thấy như vậy là do định mạnh Tưởng phát sinh. Nếu đạo hữu muốn tu Tứ Niệm Xứ mà không có Thầy thì nên trực tiếp vào Minh sát chứ không nên tu Định. Bước đầu là giai đoạn quan sát.
Nhưng, nếu Đạo hữu là người có thiện căn từ kiếp trước cộng với Giới trong sạch hiện tại thì sẽ rất nhanh chóng bước sang Minh sát hay Tuệ quán , lúc ấy phải cần Thầy hướng dẫn, nếu không Thầy thì loay hoay hoài 1 chỗ không tiến lên được.

Thôi thì Đạo hữu cứ thử đi, khi cảm thấy cần Thầy thì đi tìm sau cũng được. HT. Kim Triệu mới về VN dịp Tết, nếu hỏi về Pháp Hành thì có thể tel. sang Mỹ hỏi HT cũng từ bi mà chỉ dạy. Hoặc tìm sư Giác Chánh hay sư Chánh Minh, bt tin chắc các vị Thầy này sẽ giúp cho Đạo hữu.

Kính chúc Đạo hữu đủ duyên lành phát triển ba la mật.

kính,bt


Hình đại diện của người dùng
vominh2011
Bài viết: 230
Ngày: 02/12/11 22:54
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Xin hỏi trước khi hành thiền minh sát

Bài viết chưa xem gửi bởi vominh2011 »

Đh cứ tu luyện cho đạt thành tựu đã,chấp vào chuyện chứng đắc làm gì cho mệt?Trừ phi đh đắc quả A la hán,còn không,đh không thể tu tập Minh Sát mà giải thoát trong ngay đời này được.Không giải thoát dc nhưng sẽ tái sinh vào các cảnh giới tốt.Muốn giải thoát khỏi Ta Bà ngay đời này thì nên niệm Phật nguyện vãng sanh Cực Lạc.Đệ tập thiền Minh Sát,vì nó lợi ích cho mình,giảm tham sân si,tâm trí sáng suốt hơn,đầu óc bớt vọng niệm.Nhưng biết căn cơ mình khó có thể đạt giải thoát bằng con đường này,nên đệ không coi nó là cứu cánh.
lúc trước TMH có ngồi theo dõi hơi thở 1 lần thì thấy như đầu xuống sát nền nhà, tay chân không còn, rồi TMH không có thực hành nữa
Cái này bình thường.Ngồi chú tâm vào hơi thở hoặc bụng phồng xẹp thì chân tay gần như không còn cảm giác.Mình cũng tự tập lấy theo giáo trình của thầy mahasi,duy trì chánh niệm lúc đi đứng,nằm ngồi,ăn,uống...Lúc đó đầu óc tỉnh táo hẳn,ngủ cũng ít đi.Từ tết đến giờ vì lười tập nên mất chánh niệm,đầu óc mụ mị trở lại. ~x( ./..,.,


Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Xin hỏi trước khi hành thiền minh sát

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

vũ ngọc anh đã viết:Mình trả lời câu1:
_Bạn cứ đắc đạo đi rồi sẽ biết phải làm sao.
câu hỏi của bạn về cơ bản là sai.lo xa quá,lo gần lại đi.
Cảm ơn đạo hữu đã khuyên, TMH kém cỏi vẫn chưa hiểu ý đạo hữu, nên không thể cắm đầu hành thiền.
Chúc đạo hữu an lạc, tangbong tangbong tangbong
Biển tâm đã viết:Đạo hữu Thongminhhon kính.
Bt xin góp ý.
Thiền Minh Sát Tuệ cần trải qua nhiều giai đoạn (ví dụ giai đoạn quan sát, giai đoạn minh sát, giai đoạn tuệ quán) – khi nào hành giả thấy được danh sắc sanh diệt thì mới bắt đầu thực thụ bước vào Tứ Niệm Xứ.

1- Vì thế sau nhiều tầng tuệ hoặc thoáng tuệ tri vô ngã hoặc vào tầng thứ tư của thiền định, tâm xả của hành giả sẽ khởi phát, lúc ấy hành giả sẽ muốn ra giúp người, giúp đời (khác với giai đoạn trước chỉ muốn thu thúc lục căn & quay lưng với thế giới bên ngoài) . Lúc này nếu muốn đạo hữu có thể phát tâm Bồ Đề.
Bt xin mở ngoặc chỗ này (không 1 ai đã vô ngã mà không có tâm Bồ Đề. Đạo hữu hãy nhìn lại kinh điển: những vị A La Hán đệ tử Phật không phải đã bằng đôi chân trần đem Phật Pháp đi độ đời khắp nước Ấn Độ hay sao ? Còn thời nay, biết bao vị thiền sư Thái Lan, Miến Điện….không phải đã & đang hoằng dương Chánh Pháp, độ tận chúng sinh đó hay sao ? Độ người bằng Pháp không phải là đem lợi lạc cho người ở đời này & cả đời sau hay sao ? Pháp Cú có câu „Pháp thí thắng mọi thí, Pháp vị thắng mọi vị“ đó mà.
Từ Bi Hỷ Xả của bậc Thánh là một sự tự nhiên (vô duyên từ bi) không qua tư duy, đối đãi, điều kiện, không thấy có ta có người.)

2 & 3 - Đạo hữu thấy như vậy là do định mạnh Tưởng phát sinh. Nếu đạo hữu muốn tu Tứ Niệm Xứ mà không có Thầy thì nên trực tiếp vào Minh sát chứ không nên tu Định. Bước đầu là giai đoạn quan sát.
Nhưng, nếu Đạo hữu là người có thiện căn từ kiếp trước cộng với Giới trong sạch hiện tại thì sẽ rất nhanh chóng bước sang Minh sát hay Tuệ quán , lúc ấy phải cần Thầy hướng dẫn, nếu không Thầy thì loay hoay hoài 1 chỗ không tiến lên được.

Thôi thì Đạo hữu cứ thử đi, khi cảm thấy cần Thầy thì đi tìm sau cũng được. HT. Kim Triệu mới về VN dịp Tết, nếu hỏi về Pháp Hành thì có thể tel. sang Mỹ hỏi HT cũng từ bi mà chỉ dạy. Hoặc tìm sư Giác Chánh hay sư Chánh Minh, bt tin chắc các vị Thầy này sẽ giúp cho Đạo hữu.

Kính chúc Đạo hữu đủ duyên lành phát triển ba la mật.

kính,bt
Xin kính lễ đạo hữu Biển tâm đã chỉ dạy tận tình, cảm ơn đạo hữu đã chỉ ra chỗ ngộ nhận của TMH, cứ nghĩ rằng khi nhàm chán sắc pháp thì không có lý do gì trở lại cõi đời, sự từ bi sẽ là duyên phải không ạ.
TMH sẽ tự mình thực hành, khi nào có khúc mắc sẽ trở lại diễn đàn hỏi tiếp tục.
Thật hạnh phúc khi diễn đàn có được bậc thiện tri thức đáng kính như đạo hữu.
Mong đạo hữu thân tâm an lạc,
kinhle kinhle kinhle tangbong tangbong tangbong
Vô minh đã viết:Cái này bình thường.Ngồi chú tâm vào hơi thở hoặc bụng phồng xẹp thì chân tay gần như không còn cảm giác.Mình cũng tự tập lấy theo giáo trình của thầy mahasi,duy trì chánh niệm lúc đi đứng,nằm ngồi,ăn,uống...Lúc đó đầu óc tỉnh táo hẳn,ngủ cũng ít đi.Từ tết đến giờ vì lười tập nên mất chánh niệm,đầu óc mụ mị trở lại. ~x( ./..,.,
Chúc đạo hữu an lạc, tinh tấn. tangbong tangbong tangbong
TMH kính,


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
trungduong
Bài viết: 94
Ngày: 17/12/11 10:56
Giới tính: Nam
Đến từ: BLBL

Re: Xin hỏi trước khi hành thiền minh sát

Bài viết chưa xem gửi bởi trungduong »

vandaotheravada đã viết:
Thongminhhon đã viết: Xin kính lễ đạo hữu Biển tâm đã chỉ dạy tận tình, cảm ơn đạo hữu đã chỉ ra chỗ ngộ nhận của TMH, cứ nghĩ rằng khi nhàm chán sắc pháp thì không có lý do gì trở lại cõi đời, sự từ bi sẽ là duyên phải không ạ.
TMH sẽ tự mình thực hành, khi nào có khúc mắc sẽ trở lại diễn đàn hỏi tiếp tục.
Thật hạnh phúc khi diễn đàn có được bậc thiện tri thức đáng kính như đạo hữu.
Mong đạo hữu thân tâm an lạc,
kinhle kinhle kinhle tangbong tangbong tangbong
:) Này thiện hữu , sẽ không có cái sự kiện sau khi đắc A La Hán sẽ trở lại cõi đời

Này thiện hữu chỉ có sự kiện các chúng sinh đắc A La Hán tiếp tục hoằng pháp cho đến khi rời bỏ 5 uẩn đầy khổ đau này.

Hãy phân biệt cho rõ 2 sự kiện này. Không 1 vị thánh nào có thể tương ưng trở lại đời này khi mà tham đã được họ đoạn diệt không có dư tàn. :) Còn việc minh trí của họ có tạo ra 1 phân thân nữa hay không và dùng để làm gì thì khó mà biết được :) chính cái này gọi là hóa thân chăng ? :)

tangbong Chúc thiện hữu sớm giác ngộ những gì cần giác ngộ, sớm chứng đạt những gì cần chứng đạt
vậy là chứng a la hán rồi thì sẽ hoằng pháp đến khi rời bỏ thân ngũ uẩn thôi, còn khi rời bỏ ngũ uẩn rồi thì nhập niết bàn chứ không trở lại ta bà hay đi 10 phương hóa độ chúng sanh ạ? như vậy thì sao thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác được ạ? ./..,.,


trungduong
Bài viết: 94
Ngày: 17/12/11 10:56
Giới tính: Nam
Đến từ: BLBL

Re: Xin hỏi trước khi hành thiền minh sát

Bài viết chưa xem gửi bởi trungduong »

biển tâm đã viết:tangbong Đạo hữu Thongminhhon kính.
Bt xin góp ý.
Thiền Minh Sát Tuệ cần trải qua nhiều giai đoạn (ví dụ giai đoạn quan sát, giai đoạn minh sát, giai đoạn tuệ quán) – khi nào hành giả thấy được danh sắc sanh diệt thì mới bắt đầu thực thụ bước vào Tứ Niệm Xứ.

1- Vì thế sau nhiều tầng tuệ hoặc thoáng tuệ tri vô ngã hoặc vào tầng thứ tư của thiền định, tâm xả của hành giả sẽ khởi phát, lúc ấy hành giả sẽ muốn ra giúp người, giúp đời (khác với giai đoạn trước chỉ muốn thu thúc lục căn & quay lưng với thế giới bên ngoài) . Lúc này nếu muốn đạo hữu có thể phát tâm Bồ Đề.
Bt xin mở ngoặc chỗ này (không 1 ai đã vô ngã mà không có tâm Bồ Đề. Đạo hữu hãy nhìn lại kinh điển: những vị A La Hán đệ tử Phật không phải đã bằng đôi chân trần đem Phật Pháp đi độ đời khắp nước Ấn Độ hay sao ? Còn thời nay, biết bao vị thiền sư Thái Lan, Miến Điện….không phải đã & đang hoằng dương Chánh Pháp, độ tận chúng sinh đó hay sao ? Độ người bằng Pháp không phải là đem lợi lạc cho người ở đời này & cả đời sau hay sao ? Pháp Cú có câu „Pháp thí thắng mọi thí, Pháp vị thắng mọi vị“ đó mà.
Từ Bi Hỷ Xả của bậc Thánh là một sự tự nhiên (vô duyên từ bi) không qua tư duy, đối đãi, điều kiện, không thấy có ta có người.)

2 & 3 - Đạo hữu thấy như vậy là do định mạnh Tưởng phát sinh. Nếu đạo hữu muốn tu Tứ Niệm Xứ mà không có Thầy thì nên trực tiếp vào Minh sát chứ không nên tu Định. Bước đầu là giai đoạn quan sát.
Nhưng, nếu Đạo hữu là người có thiện căn từ kiếp trước cộng với Giới trong sạch hiện tại thì sẽ rất nhanh chóng bước sang Minh sát hay Tuệ quán , lúc ấy phải cần Thầy hướng dẫn, nếu không Thầy thì loay hoay hoài 1 chỗ không tiến lên được.

Thôi thì Đạo hữu cứ thử đi, khi cảm thấy cần Thầy thì đi tìm sau cũng được. HT. Kim Triệu mới về VN dịp Tết, nếu hỏi về Pháp Hành thì có thể tel. sang Mỹ hỏi HT cũng từ bi mà chỉ dạy. Hoặc tìm sư Giác Chánh hay sư Chánh Minh, bt tin chắc các vị Thầy này sẽ giúp cho Đạo hữu.

Kính chúc Đạo hữu đủ duyên lành phát triển ba la mật.

kính,bt
đh biển tâm ơi, thế lúc chứng a la hán thì hoằng pháp, còn khi rời bỏ thân ngũ uẩn thì có đi 10 phương hóa độ chúng sanh hay không? hay nhập niết bàn vĩnh viễn ạ?

td nghe là phải hành bồ tát đạo sau đó mới chứng Quả Vị Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cơ, vậy làm sao A La Hán thành Phật được ạ? kinhle


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Xin hỏi trước khi hành thiền minh sát

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

vandaotheravada đã viết: :) Này thiện hữu có thấy thành tựu chánh đẳng giác là vô cùng nhẹ nhàng không ? Gì mà phải 10 với 20 phương ?

tangbong chúc thiện hữu an lạc
Nhưng trong thời pháp này, thế giới này, chỉ có Đức Phật mới đủ tư cách xưng là "Phật Đà" hay "Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác".


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Xin hỏi trước khi hành thiền minh sát

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

DH trích Kinh ngang dọc, cắt xén, khiến người khác hiểu sai nghĩa Kinh.

Để BK trích lại đầy đủ cho:
Kinh Tương Ưng Bộ, Phẩm 47, chương III.
II. Phẩm Nàlanda
Mục 12.
12. II. Nàlanda
1) Một thời, Thế Tôn trú ở Nàlanda, tại rừng Pavàrikamba.
2) Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn... Ngồi một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:
3) -- Như vậy, bạch Thế Tôn, là lòng tịnh tín của con đối với Thế Tôn. Không thể đã có, không thể sẽ có, không thể hiện có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có thể vĩ đại hơn, thắng trí hơn Thế Tôn về Chánh giác.
-- Thật là đại ngôn (ulàra), này Sàriputta, là lời tuyên bố như con ngưu vương này của Ông, lời tuyên bố một chiều, tiếng rống của con sư tử: "Như vậy là lòng tịnh tín của con đối với Thế Tôn. Không thể đã có, không thể sẽ có, không thể hiện có một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào khác, có thể vĩ đại hơn, thắng trí hơn Thế Tôn về Chánh giác".
4) Này Sàriputta, đối với các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời quá khứ, tất cả các vị Thế Tôn ấy, Ông có thể biết rõ tâm niệm với tâm của Ông rằng: "Các bậc Thế Tôn ấy đã có giới đức như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy đã có pháp như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy đã có tuệ như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy đã có hạnh trú như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy đã giải thoát như vậy"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
5) -- Này Sàriputta, đối với các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời vị lai, tất cả các vị Thế Tôn ấy, Ông có thể biết rõ tâm niệm với tâm của Ông: "Các bậc Thế Tôn ấy sẽ có giới đức như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy sẽ có pháp như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy sẽ có tuệ như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy sẽ có hạnh trú như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy sẽ giải thoát như vậy"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
6) -- Này Sàriputta, đối với các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời hiện tại, tất cả các bậc Thế Tôn ấy, Ông có thể biết rõ tâm niệm với tâm của Ông rằng: "Các bậc Thế Tôn ấy hiện có giới đức như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy hiện có pháp như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy hiện có tuệ như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy hiện có hạnh trú như vậy. Các bậc Thế Tôn ấy hiện có giải thoát như vậy"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
7) -- Và này Sàriputta, ở đây, Ông không có chánh trí với tâm của Ông biết được tâm của các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, quá khứ, vị lai, hiện tại; thời này Sàriputta, do ý nghĩa gì Ông lại thốt ra lời đại ngôn, lời tuyên bố như con ngưu vương, lời tuyên bố một chiều, tiếng rống tiếng con sư tử của Ông rằng: "Như vậy là lòng tịnh tín của con đối với Thế Tôn. Không thể đã có, không thể sẽ có, không thể hiện có một Sa-môn, hay Bà-la-môn nào khác, có thể vĩ đại hơn, thắng trí hơn Thế Tôn về Chánh giác"?
-- Bạch Thế Tôn, con không có chánh trí với tâm của con biết được tâm các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, quá khứ, vị lai, hiện tại, nhưng bạch Thế Tôn, con biết được pháp truyền thống (dhammanvayo).
8) Ví như, bạch Thế Tôn, tại một thành ở biên giới, với những hào lũy kiên cố, vững chắc, với những thành quách, tháp canh kiên cố và chỉ có một cửa ra vào. Tại đấy, có một người gác cửa sáng suốt, thông minh, có trí, không cho vào những người lạ mặt, chỉ cho vào những người quen mặt. Trong khi người ấy đi tuần đến con đường xung quanh thành trì ấy để xem, không thấy có một khe hở ở tường nào, hay lỗ hổng ở tường nào, cho đến một con mèo có thể lọt qua được. Và người ấy suy nghĩ rằng: "Có những sinh loại thô lớn nào đi vào hay đi ra ngôi thành này, tất cả phải đi vào hay đi ra cửa này". Như vậy, bạch Thế Tôn, là pháp truyền thống mà con được biết.
9) Bạch Thế Tôn, phàm có những bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nào trong thời quá khứ, tất cả bậc Thế Tôn ấy, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu kém trí tuệ, sau khi khéo an trú tâm trên bốn niệm xứ, sau khi như thật tu tập bảy giác chi, đã chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bạch Thế Tôn, phàm có những bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nào trong thời vị lai, tất cả các bậc Thế Tôn ấy, sau khi đoạn tận năm triền cái, các pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, sau khi khéo an trú tâm trên bốn niệm xứ, sau khi như thật tu tập bảy giác chi, sẽ chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Còn Thế Tôn, bạch Thế Tôn, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu kém trí tuệ, sau khi khéo an trú tâm trên bốn niệm xứ, sau khi như thật tu tập bảy giác chi, chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng giác.
10) -- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Ông hãy luôn luôn thuyết pháp thoại này cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, các nam cư sĩ, các nữ cư sĩ. Này Sàriputta, nếu có những người ngu si nào còn có những nghi ngờ, hay những do dự đối với Như Lai sau khi nghe pháp thoại này của Ta, sự nghi ngờ, do dự ấy của họ đối với Như Lai sẽ trừ diệt.
Trong phần này, Ngài Xá Lợi Phất, đưa ra lời tuyên bố
Như vậy, bạch Thế Tôn, là lòng tịnh tín của con đối với Thế Tôn. Không thể đã có, không thể sẽ có, không thể hiện có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có thể vĩ đại hơn, thắng trí hơn Thế Tôn về Chánh giác.
Rồi Đức Phật nhắc nhở tuyên bố của Ngài Xá Lợi Phất có tính một chiều thông qua bằng các câu hỏi:Đức Phật hỏi Ngài Xá Lợi Phật là có thể biết rõ tâm niệm của Như Lai bằng tâm niệm của Ngài Xá lợi Phất hay không? Ngài Xá Lợi Phất đều đáp là Không Biết. Tâm niệm bậc Chánh Đẳng Giác chính xác ra sao Ngài Xá Lợi Phất không biết.

Ngài Xá Lợi Phất giải thích là tại sao Ngài đưa ra lời tuyên bố trên và hiểu thế nào cho đúng, Ngài nói tuyên bố như vậy là do Ngài biết "Pháp truyền thống" Ngài Xá Lợi Phất lấy ví dụ về cái gọi là Pháp truyền thồng:
Ví như, bạch Thế Tôn, tại một thành ở biên giới, với những hào lũy kiên cố, vững chắc, với những thành quách, tháp canh kiên cố và chỉ có một cửa ra vào. Tại đấy, có một người gác cửa sáng suốt, thông minh, có trí, không cho vào những người lạ mặt, chỉ cho vào những người quen mặt. Trong khi người ấy đi tuần đến con đường xung quanh thành trì ấy để xem, không thấy có một khe hở ở tường nào, hay lỗ hổng ở tường nào, cho đến một con mèo có thể lọt qua được. Và người ấy suy nghĩ rằng: "Có những sinh loại thô lớn nào đi vào hay đi ra ngôi thành này, tất cả phải đi vào hay đi ra cửa này". Như vậy, bạch Thế Tôn, là pháp truyền thống mà con được biết.
Tức là sinh vật lớn khi ra vào thành, chắc chắn sẽ qua cửa mà người đó đang gác. Trong này người gác cổng ví cho Ngài Xá Lợi Phật, Sinh Thoại Thô Lớn ví cho Như Lai.
"Sinh Loại Thô Lớn"=> qua cửa này
Tuyên bố thuộc dạng mệnh đề "Với mọi x thuộc X => x có tính chất P".
Ví dụ: Hình X là hình vuông => X có bốn góc vuông. Nhưng chiều ngược lại thì không đúng.

Như vậy Ngài Xá lợi Phất biết cái chiều suy ra đó nhưng không biết chiều ngược lại mà Thế Tôn đã nhắc nhở Ngài, đồng thời không để cho người khác hiểu lầm tuyên bố của Ngài Xá Lợi Phất. Sau đó, Ngài Xá Lợi Phất mới áp dụng đều đó giải thích tuyên bố của Ngài Xá Lợi Phất mục số 9.
9.Bạch Thế Tôn, phàm có những bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nào trong thời quá khứ, tất cả bậc Thế Tôn ấy, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu kém trí tuệ, sau khi khéo an trú tâm trên bốn niệm xứ, sau khi như thật tu tập bảy giác chi, đã chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bạch Thế Tôn, phàm có những bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nào trong thời vị lai, tất cả các bậc Thế Tôn ấy, sau khi đoạn tận năm triền cái, các pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, sau khi khéo an trú tâm trên bốn niệm xứ, sau khi như thật tu tập bảy giác chi, sẽ chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Còn Thế Tôn, bạch Thế Tôn, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu kém trí tuệ, sau khi khéo an trú tâm trên bốn niệm xứ, sau khi như thật tu tập bảy giác chi, chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng giác.
Như vầy, ta thấy cụm từ "sau khi". Có nghĩa là sau khi thành tựu xong "đoạn năm triền cái, pháp làm ô nhiễm, an trú tâm, như thật tu tập bảy giác chi thì mới có thể thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Tức là: Ai là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác => Người đó đã qua cửa năm trần cái, pháp ô nhiễm, trú tâm, bảy giác chi.

Đó chính là tuyên bố của Ngài Xá Lợi Phất và Đức Phật xác nhận là đúng ở mục 10. Chiều ngược lại được Ngài Xá Lợi Phất xác nhận là Ngài không biết, chỉ có bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mới biết.


Phần trích Kinh thứ hai thì BK khỏi nói, vì nó cũng có ý nghĩa tương tự.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.271 khách