Phá Chấp Ngã?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Phá Chấp Ngã?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Đang có cuộc sống đàng hoàn đầy đủ tiện nghi, đang dược nhiều người quý trọng, có cong ăn việc làm hẳn hoi, để thực hành phá chấp ngã thay vì Thiền quán Tứ Niệm Xứ thì đi ra đường chường mặt đứng xin ăn, nhận của bố thí của bá tánh, như vậy có phá chấp ngã được không thưa thiện hữu? hay để Đồng Nát đi làm thử xem sao :D Nếu mà không thể làm dược chuyện này thì chắc chắn cái ngã còn rất to rồi, hình như có quán gì nữa cũng không bằng ra đướng ngoài đường làm ăn mày rồi vừa quán xem thử có chịu nổi "cái nhục" này không :))


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Phá Chấp Ngã?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

nếu mình còn chấp vào sự có ngã để mà phá ngã thì có thể bị lệch lạc ngay từ ban đầu; sự huấn nhục cũng có thể tăng ngã mạn không chừng?

cho nên nghe theo lời Phật tu học tứ niệm xứ là chắc ăn

:)


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phá Chấp Ngã?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Câu hỏi của bác Đồng Nát buồn cười quá! :D

Nếu bác không muốn quán Tứ Niệm Xứ, thì thử làm người đi lượm đồng nát, bia lon, vỏ chai v.v... để rồi quán thử coi mình là gì!? Biết đâu chừng bác lượm được nhiều thứ đó rồi đem về gạn lọc sạch sẽ, phân loại và tinh luyện sẽ được đồng nguyên chất!

Vì người xưa có câu: "Tu như lọc cát tìm vàng".... tangbong :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Phá Chấp Ngã?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đồng Nát đã viết:Đang có cuộc sống đàng hoàn đầy đủ tiện nghi, đang dược nhiều người quý trọng, có cong ăn việc làm hẳn hoi, để thực hành phá chấp ngã thay vì Thiền quán Tứ Niệm Xứ thì đi ra đường chường mặt đứng xin ăn, nhận của bố thí của bá tánh, như vậy có phá chấp ngã được không thưa thiện hữu? hay để Đồng Nát đi làm thử xem sao :D Nếu mà không thể làm dược chuyện này thì chắc chắn cái ngã còn rất to rồi, hình như có quán gì nữa cũng không bằng ra đướng ngoài đường làm ăn mày rồi vừa quán xem thử có chịu nổi "cái nhục" này không :))
Có người làm được rồi đó :"Đức Phật" , từ vị trí Thái tử, con vua, từ bỏ hết thảy, kể cả vợ đẹp, con ngoan, đi khất thực (xin ăn). Thời đó đâu đã có tăng mà nói người ta cúng dàng. Thời đó đi khất thực thì đúng là xin ăn rồi.
Mình không làm được bởi vì không đủ dũng khí để làm, không đủ tâm để cầu đạo, không đủ từ bi để cầu giải thoát cho chúng sinh. Chỉ có hàng Bồ tát mới làm được như vậy.
Muốn làm được như vậy thì bây giờ phải tu tập hạnh Bồ tát đi là vừa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Phá Chấp Ngã?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

binh đã viết:
Đồng Nát đã viết:Đang có cuộc sống đàng hoàn đầy đủ tiện nghi, đang dược nhiều người quý trọng, có cong ăn việc làm hẳn hoi, để thực hành phá chấp ngã thay vì Thiền quán Tứ Niệm Xứ thì đi ra đường chường mặt đứng xin ăn, nhận của bố thí của bá tánh, như vậy có phá chấp ngã được không thưa thiện hữu? hay để Đồng Nát đi làm thử xem sao :D Nếu mà không thể làm dược chuyện này thì chắc chắn cái ngã còn rất to rồi, hình như có quán gì nữa cũng không bằng ra đướng ngoài đường làm ăn mày rồi vừa quán xem thử có chịu nổi "cái nhục" này không :))
Có người làm được rồi đó :"Đức Phật" , từ vị trí Thái tử, con vua, từ bỏ hết thảy, kể cả vợ đẹp, con ngoan, đi khất thực (xin ăn). Thời đó đâu đã có tăng mà nói người ta cúng dàng. Thời đó đi khất thực thì đúng là xin ăn rồi.
Mình không làm được bởi vì không đủ dũng khí để làm, không đủ tâm để cầu đạo, không đủ từ bi để cầu giải thoát cho chúng sinh. Chỉ có hàng Bồ tát mới làm được như vậy.
Muốn làm được như vậy thì bây giờ phải tu tập hạnh Bồ tát đi là vừa.
Chào thiện hữu, nói đúng đó! đúng là làm được như Ngài không dễ đâu. Đồng Nát nảy sinh câu hỏi này la do thực tế khi Đồng Nát thay đổi điều kiện sống từ chỗ đang tiện nghi, khi đi làm xa nhà đến một nơi ăn ở sinh hoạt thiếu tiện nghi, chung với nhiều người không biết gì Phật pháp, ăn thịt chó như cơm bữa...là thấy ngay phiền não, từ đó mới nghiệm ra thói quen rất nguy hiểm cho việc tu học, vì quen ở trong cảnh thuận lợi tu hành thấy không có vấn đề gì cả, cũng giống như ngồi thiền một mình trong không gian tĩnh mịch, trước bàn thờ Phật lâu ngày cũng có cảm giác an lạc, thanh tịnh, cũng có Định Tâm, nhưng khi thay đổi môi trường sống, hoàn cảnh sống thì cũng như đưa vàng vào trong lửa mới biết vàng có phải thật là vàng không...Đồng Nát ngồi thiền 6 tháng nơi không gian thanh tịnh, trong không gian mình yêu thích thì dễ có cảm giác hơn an lạc, đắc ý với những gì mình đang làm...đó là do thói quen sống trong một môi trường một điều kiện thuận lợi mà thôi, cần có sự thay đổi thói quen mới làm bài test được. :D

Đồng Nát thấy phát tâm bố thí cho người khác, cúng dường thì dễ hơn là thọ nhận sự bố thí của người khác đó, chỉ khi nào bạn sa cơ thất thế, gặp khó khăn phải nhận sợ giúp đỡ, nhận tiền bạc của người khác giúp mình bạn sẽ cảm được, biết được bản thân chấp cái ngã ở mức độ ra sao...chứ còn xem sách, tụng kinh, niệm Phật cũng chỉ là thu mình nhún nhường lễ độ thôi, chưa thật sự là kham nhẫn khi chưa vào các hoàn cảnh bất đắc ý, cho nên khi thình lình gặp chuyện bất đắc ý là cái ngã nó đang ngủ quên, nó trỗi dậy ngay...sự thật là vậy, vàng chưa gặp lửa chưa biết là vàng...

Cầm bình bát đi khất thực không phải là chuyện đơn giản đâu, rồi ăn các thứ người ta cho dù dở dù khó nuốt cũng ăn, như vậy mới là quán Tứ Niệm Xứ thực thụ, trong mỗi bước chân đi khất thực vẫn hành thiền, như vậy không Tứ Niệm Xứ là gì? Tại sao chúng ta tu hành mà ai cũng còn chấp ngã hết, có người tưởng hết chấp ngã nhưng thực ra trình độ tu hành lâu năm thì vi tế hơn, không tập khởi, tự chủ được, kiểm soát được so với người sơ cơ còn thô lậu.

Nhận sự giúp đỡ của người trước đây mình không hề thích họ, thâm chí họ giúp xong họ sẽ nói những chuyện thị phi, nhận giúp đỡ vì sợ ban ơn của người khác rồi sẽ hiểu được ngã mình nó đang chấp ở mức độ nào. Phải không thiện hữu? :D
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 13/12/11 01:24 với 2 lần sửa.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Phá Chấp Ngã?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

battinh đã viết:Câu hỏi của bác Đồng Nát buồn cười quá! :D

Nếu bác không muốn quán Tứ Niệm Xứ, thì thử làm người đi lượm đồng nát, bia lon, vỏ chai v.v... để rồi quán thử coi mình là gì!? Biết đâu chừng bác lượm được nhiều thứ đó rồi đem về gạn lọc sạch sẽ, phân loại và tinh luyện sẽ được đồng nguyên chất!

Vì người xưa có câu: "Tu như lọc cát tìm vàng".... tangbong :D
Vậy bạn hãy cười và an lạc trong chánh pháp! :D


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Phá Chấp Ngã?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

hlich đã viết:tangbong

nếu mình còn chấp vào sự có ngã để mà phá ngã thì có thể bị lệch lạc ngay từ ban đầu; sự huấn nhục cũng có thể tăng ngã mạn không chừng?

cho nên nghe theo lời Phật tu học tứ niệm xứ là chắc ăn

:)
Sự thật tế rõ là chúng ta ai cũng có Ngã và đang chấp ngã, chúng ta chưa phải là các vị A-la-hán! ;) Phải biết rõ mình là ai đang đứng ở đâu và cần phải giải quyết vấn đề gì trên tiến trình tu hành giải thoát các trói buộc (kiết sử) trong cuộc sống.

Cổ nhân có câu "Biết mình là sáng", cái này thì cũng chẳng khác nào Tuệ quán đâu.
Chúc an lạc và trí tuệ trong chánh pháp! tangbong


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Phá Chấp Ngã?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Đồng Nát đã viết:Đang có cuộc sống đàng hoàn đầy đủ tiện nghi, đang dược nhiều người quý trọng, có cong ăn việc làm hẳn hoi, để thực hành phá chấp ngã thay vì Thiền quán Tứ Niệm Xứ thì đi ra đường chường mặt đứng xin ăn, nhận của bố thí của bá tánh, như vậy có phá chấp ngã được không thưa thiện hữu? hay để Đồng Nát đi làm thử xem sao :D Nếu mà không thể làm dược chuyện này thì chắc chắn cái ngã còn rất to rồi, hình như có quán gì nữa cũng không bằng ra đướng ngoài đường làm ăn mày rồi vừa quán xem thử có chịu nổi "cái nhục" này không :))
Phá chấp ngã không hẳn là ăn xin, hay ăn mày, mà phá chấp ngã là bố thí. Chỉ có bố thí mới không còn ngã chấp.

Đây là ý đầu tiên Phật dạy trong kinh Kim Cang nhân dịp Tu Bồ Đề hỏi Phật về hàng phục tâm và an trụ tâm của hàng Bồ Tát khi pháp tâm cầu đạo vô thượng.


Bây giờ thử tưởng tượng chung ta đi ăn xin, mà xin được một bát cơm, có người ăn mày đến xin ta nữa phần cơm đó, cả phần cơm đó. Cho thì ta đói, không cho thì cái "ta" nó lớn quá chừng chừng .


Bây giờ là thời hiện đại, bất tác bất thực, chùa chiền không thiếu ruộng đất, không thiếu phương tiện thế gian mà sinh sống. Ngoài đời sống xã hội nhiều người đang có cuộc sống đàng hoàng, đầy đủ tiện nghi, có công ăn việc làm.
Cái thiếu hiện nay trong hàng tăng sỉ củng như phật tử tu tại gia là bố thí, bố thí vô phân biệt , đó là hiện tướng của tâm chấp ngã.
Chúng ta nên hiểu đúng nghĩa "phá chấp Ngã" đó là thực hành bố thí, hành bố thí và bố thí vô phân biệt.
Sửa lần cuối bởi Nhu Thuận vào ngày 12/12/11 19:07 với 1 lần sửa.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Phá Chấp Ngã?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Chiếc Chăn Còn Lại

Thuở xưa có một vị tu sĩ nổi danh là thánh thiện, đạo cao đức trọng. Toàn thể vật sở hữu của Ngài trên thế gian này chỉ vỏn vẹn có hai chiếc chăn da sờn rách và một cái muổng dừa dùng để khất thực sống qua ngày. Tu sĩ sống một cuộc đời vô định, rày đây mai đó, hạc nội mây ngàn, ngũ dưới cội cây ăn cơm của bá gia bá tánh.

Hương danh của tu sĩ bay theo các chiều gió nam, bắc, đông, tây tản mạn qua các đầu lưỡi của bàng dân thiên hạ và chui vào tai của một đức vua cao tuổi, đã quá chán ngán với sự vô thường thay đổi của sự vật và lòng người.

Một hôm, đức vua của chúng ta ngự giá đến thăm tu sĩ, lúc ấy đang tĩnh tọa dưới bóng mát của cội đa ở phía nam ngoại thành.

Vị tu sĩ đón tiếp đức quân vương của mình bằng những lời khuyên minh triết vô giá, chứa đựng trong các thời pháp cao siêu... mà khả năng hạn hẹp của ngôn ngữ trần gian có thể diễn đạt được.

Trong bầu không khí thanh cao đó, đức vua ngồi nghe mê mẩn, quên hết mọi buộc ràng của thế giới cung đình. Ngai vàng, điện ngọc, bầu đoàn thê tử... đối với đức vua trong giây phút ấy chính là những trò hợp tan của mây nổi.

Thình lình, ngự lâm quân thảng thốt bước đến, lắp bắp:

- Muôn tâu, kinh thành đang có biến, xin bệ hạ hồi cung gấp!

Ðức vua bình tĩnh bảo tên cận vệ thân tín:

- Im ngay, ta không muốn gián đoạn thời thuyết giảng vô giá của tôn sư.

Và, đức vua vẫn từ tốn, bình thản nghe những lời nói của vị tu sĩ đã bắt đầu rời rạc. Sau cùng tu sĩ bảo vị quân vương kính tín:

- Muôn tâu, xin đại vương cho phép bần đạo được chấm dứt cuộc hội kiến này vì một việc riêng vô cùng khẩn cấp.

Nhà vua đành bái tạ, cáo từ tu sĩ với một tấm lòng sùng kính và luyến tiếc rồi cùng đoàn ngự lâm quân hồi cung.

Tu sĩ hối hả đi vào kinh thành, đến một bờ rào ở mạn hồ tây, nơi ông đã phơi chiếc chăn ban sáng vì e rằng cơn binh lửa có thể thiêu hủy một nửa gia sản hiếm hoi của mình.

Không ai biết được tu sĩ tên gì, tịch lúc nào và ở đâu, nên câu chuyện này đành lấy tựa đề là “Chiếc chăn còn lại” vậy.

Bạn thân mến!

Chúng ta có thể biểu diễn sự tu hành, phong thái cao siêu thoát tục của mình bằng cách buông xả hết các thứ sở hữu, ngoại trừ các món phụ tùng hết sức cần thiết như vị tu sĩ trên đây chẳng hạn.

Nhưng bạn ơi! Ðôi khi, chúng ta xả bỏ các thứ phụ tùng gồ ghề như quốc thành thê tử, vàng bạc châu báu... cho bàng dân thiên hạ nom thấy thật là dễ dàng... nhưng buông bỏ các thứ sở hữu gớm ghiếc, rẻ mạt như chiếc chăn rách thì lại đòi hỏi một sự nỗ lực kiên trì hơn nhiều. Và, việc buông xả khó khăn, tối quan trọng của một tu sĩ không phải chỉ nằm trong phạm vi các vật sở hữu bên ngoài, mà chính là các thứ phụ tùng ngủ ngầm trong tâm thức của mỗi con người chúng ta như tham, sân, mạn...

Chiếc áo không làm nên nhà tu là vì vậy.

Bậc trí như vách đá

Gió cuồng nộ chẳng lay

Lời tán dương hủy báng

Không sao gợn đôi mày.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phá Chấp Ngã?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Phá Ngã Chấp phải thực hành từ Sự Tu Tập Quán Vô Thường.

Chưa Tu Tập Quán Vô Thường thì Không Thể Phá Ngã Chấp.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Phá Chấp Ngã?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

hlich đã viết:tangbong

nếu mình còn chấp vào sự có ngã để mà phá ngã thì có thể bị lệch lạc ngay từ ban đầu; sự huấn nhục cũng có thể tăng ngã mạn không chừng?

cho nên nghe theo lời Phật tu học tứ niệm xứ là chắc ăn

:)
Bạn hlich thân mến!
Nếu không còn Ngã thì có còn "nghe theo lời Phật tu học Tứ Niệm Xứ " không ?

Xưa, có một anh nông dân chất phác, đang ngồi nghỉ mệt trên một bờ đê thì gặp một nhà ảo thuật, tức Huyễn sư đi đến.

(Xưa có một cô sư ngụ trong tu viện nọ, đang ngừng tay chấp tác ngồi nghỉ mệt trong vườn chùa thì gặp một cô bạn từ thành đô đến.)

Hai người hàn huyên tâm sự, chàng nông dân yêu cầu nhà ảo thuật trổ ít tài mọn cho anh em.

(Hai bên tay bắt mặt mừng, cô sư hỏi bạn những chuyện xảy ra từ phố thị…)

Huyễn sư bèn thí thố xảo thuật. Ông há miệng và phun ra một mụ vợ…

(Cô bạn bèn bắt đầu kể lể: Hôm nọ, em gặp chị Hai ở chợ Bến Thành…)

Mụ đàn bà này lại há miệng phun ra một chàng thanh niên…

(Chị Hai kể lại với em rằng, hôm rằm chị đi chùa Từ Nghiêm và chị gặp cô Ba…)

Chàng thanh niên lại há miệng phun ra một thiếu nữ…

(Cô Ba bảo rằng đích thân cô nghe mụ Tư nói lại rằng…)

Thiếu nữ há miệng phun ra một bé trai…

(Mụ Tư bảo có một đứa em là bé Năm, đang tu ở chùa Dược Sư…)

Bé trai này há miệng phun ra một, hai, ba, bốn bé gái… Các bé gái này đồng thanh cất tiếng thóa mạ anh nông dân…

(Cô bé Năm bảo rằng, rất nhiều người nói về cô sư, họ đồng ý rằng… cô sư là một người hữu danh vô thực, chỉ được cái ăn nói lẻo mép chứ bất tài vô tướng, xài không vô, ngửi không thấu…)

Quên phứt rằng mình đang xem ảo thuật, chàng nông dân đứng dậy, vớ lấy cây cuốc, phang vào đám trẻ…

(Quên phứt mình đang tiếp chuyện với bạn cô sư ứa nước mắt, chảy nước mủi, đỏ mặt, nghẹn lời, sụt sịt nói: Mô Phật, tui có làm gì đâu… ôi, cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng…)

Nhà ảo thuật bị một cán cuốc vào đầu, tức tối bỏ đi…

(Cô bạn cụt hứng, bụng đói meo, khát nước nữa, ngồi củ rũ…)


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phá Chấp Ngã?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

kimcang đã viết:Phá Ngã Chấp phải thực hành từ Sự Tu Tập Quán Vô Thường.

Chưa Tu Tập Quán Vô Thường thì Không Thể Phá Ngã Chấp.
Đạo hữu nói quán Vô thường (anicca) có phải là một pháp quán trong ba pháp ấn không? Hai pháp kia là khổ (dukkha) và vô ngã (anatta).

Kính.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.233 khách