Thế nào là "Ngộ" ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Sunyanitya
Bài viết: 31
Ngày: 06/08/11 07:37
Giới tính: Nam

Thế nào là "Ngộ" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Sunyanitya »

Ngộ là Hiểu ? là lĩnh hội đc chân lý ?

Có lần được nghe, đại nghi, đại ngộ, và ko có tiểu ngộ. Vậy Ngộ thực sự ra sao ? Có phải là hiểu đc rùi ko ? là tự hiểu ra chăng ?

Giả như hiểu đc cái từ Vô Thường, hiểu rằng vạn vật ko có gì trường tồn mãi, ko có tự tính v.v... như vậy là ngộ chăng ?

Biết rằng mọi vật đều ko thoát sinh thành hoại diệt, hay sanh lão bệnh tử, ừ, hiểu đc điều đó có phải là ngộ ?

Hay là tận mắt thấy trẻ con sinh ra, thấu cái niềm vui đó. Tận mắt thấy bệnh tật ghê gớm, hãi cái cảnh đó. Tận mắt thấy cảnh già nua yếu đuối, thương cái cảnh đó. Tận mắt thấy ng chết bi thảm, sợ cái cảnh đó. Rồi hiểu ra vạn vật đều ko thoát sinh lão bệnh tử , vậy đó là ngộ, hay cái trên là ngộ ?

Và rồi Giác Ngộ liên quan ra sao đến Ngộ ?

Mong các DH chia sẻ và chỉ dẫn giúp.

A Di Đà Phật


Hồng Nhật
Bài viết: 66
Ngày: 11/11/10 20:28
Giới tính: Nam
Đến từ: Nha Trang,Khánh Hòa

Re: Thế nào là "Ngộ" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hồng Nhật »

Hiểu thì mới chỉ là khai ngộ thôi,còn ngộ là phải thấy được.Phật đã nói :"hiểu được Phật tánh thì vẫn còn vọng,phải thấy được Phật tánh thì mới hết vọng",từ "thấy" ở đây có thể hiểu là sống trong Phật tánh. :D :D :D


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thế nào là "Ngộ" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

"Ngộ" là từ Hán Việt. có 2 nghĩa.

1/(Động từ) Hiểu ra, vỡ lẽ.
◇Lỗ Tấn 魯迅: Tha lập tức ngộ xuất tự kỉ chi sở dĩ lãnh lạc đích nguyên nhân liễu 他立即悟出自己之所以冷落的原因了 (A Q chánh truyện 阿Q正傳) Y liền hiểu ra nguyên do tại sao cho nỗi lòng hiu quạnh của mình.

2/(Động từ) Khai mở tâm thức, làm cho không mê muội nữa, làm cho tỉnh.
◎ví dụ: hoảng nhiên đại ngộ 恍然大悟 bỗng chợt bừng mở tâm thức.

Nói một cách đơn giản, ngộ là vỡ lẽ ra điều gì đó trước đó suy nghĩ rất lâu mà không thể nghĩ ra được, nay hiểu ra sự thật, thấy được chân lý.

ngoài ra còn có Đại ngộ là Chỉ sự giác ngộ thâm sâu, chứng ngộ.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thế nào là "Ngộ" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Hiểu Mê rồi mới nói Ngộ

Thế Nào Là Mê?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Thế nào là "Ngộ" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Thưa các vị thiện hữu kính mến!!!
"ngộ" và "mê" chỉ là tên gọi, chỉ là cái âm trong cổ họng để kêu lên và đặt ra cho sự việc đó
Giống như thấy một con vật bơi dưới sông, người ta đặt tên cho nó là "cá", thấy một con vật bay trên trời người ta đặt tên cho nó là "chim". Bản chất từ "chim" và "cá" không có khái niệm của nó mà nó dựa trên sự mô tả
Như Lão Tử đã nói:
"Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó [đạo] thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến."

Khi chúng ta vừa hiểu một việc gì đó, thì từ cổ họng sẽ phát ra tiếng "ngộ". Có thể, chúng ta đã tiến bộ hơn lúc đầu, nhưng không phải là vĩnh cữu. Bởi lẽ, cái "hiểu" của chúng sanh luôn VÔ THƯỜNG
tương tự với "mê"
kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thế nào là "Ngộ" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Văn tự, tuy khả năng hẹp thấp, nhưng nếu có thể nhân ngón tay mà thấy được mặt trăng, thì văn tự vẫn là hữu dụng. Đó là phép "dĩ huyễn độ chân". Tuy nhiên, nếu đã "được cá mà chẳng biết quên nôm; được ý mà chẳng biết quên lời", như Trang tử đã ví. Cho nên chỗ dở của văn tự là chỗ ta chẳng biết nắm lấy nó (chấp) và buông bỏ nó (xả) đúng thời, đúng lúc.

Người ta chưa hiểu được "ngộ" về mặt ngữ nghĩa, nghĩa đen chưa hiểu mà bày thêm nghĩa bóng, mà bày ra dẫn giải cao xa thêm khó hiểu...Thánh nhân có câu: "Cổ vịt ngắn mà cứ muốn kéo cho dài...", bởi vậy mới khổ!!! Đơn giản không muốn mà cứ muốn phức tạp cao xa. :((


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Thế nào là "Ngộ" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Chân lý thì không có phân biệt phức tạp hay cao xa, nó như là một hiện tượng tự nhiên của đất trời. Dù mình không muốn hay muốn thì nó vẫn tồn tại. Con người sáng tạo ra từ "phức tạp" và từ "cao xa" nhờ vào ý niệm của mình, mà ý niệm là không có thực, ý niệm chỉ đơn thuần là cảm giác và hiểu biết chủ quan. Người phật tử cần phải bám vào cái căn bản của giáo lý là VÔ THƯỜNG để hiểu, không nên chấp vào ý niệm nhiều, vì trên cuộc đời này, có gì là vĩnh cữu bất biến? Kể cả sự hiểu biết và quan niệm của con người cũng thay đổi dần

Do đó sự "ngộ" hay sự "mê" cũng sẽ thay đổi. Khi giác ngộ đến một lúc nào đó thì sẽ trở thành mê, khi mê man đến một lúc nào đó thì sẽ trở nên ngộ, là chuyện thường tình của quy luật.
Nếu hiểu được điều này thì tâm sẽ rất tự tại... :D
Tức là, không còn chấp vào "mê" và "ngộ" nữa...
Sửa lần cuối bởi Hư Danh vào ngày 27/08/11 09:16 với 1 lần sửa.


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thế nào là "Ngộ" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Hư Danh đã viết:Người phật tử cần phải bám vào cái căn bản của giáo lý là VÔ THƯỜNG để hiểu, không nên chấp vào ý niệm nhiều, vì trên cuộc đời này, có gì là vĩnh cữu bất biến? Kể cả sự hiểu biết và quan niệm của con người cũng thay đổi dần

Do đó sự "ngộ" hay sự "mê" cũng sẽ thay đổi. Khi giác ngộ đến một lúc nào đó thì sẽ trở thành mê, khi mê man đến một lúc nào đó thì sẽ trở nên ngộ, là chuyện thường tình của quy luật.
Nếu hiểu được điều này thì tâm sẽ rất tự tại... :D
"Thấy núi không còn là núi nữa rồi"..thế mà núi vẫn sờ sờ trước mắt, chỉ thấy Vô thường mà không thấy Thường hằng...nhãn quan xem xét sự vật hiện tượng bị "đứt đoạn", nghĩa là chỉ nhìn thấy pháp hữu vi-hữu tướng chưa thấy được pháp vô vi-vô tướng, cho nên chỉ thấy Vô thường nhưng không thây được Thường trụ- thường hằng.

Khi giác ngộ đến một lúc nào đó thì sẽ trở thành mê, khi mê man đến một lúc nào đó thì sẽ trở nên ngộ cái này là ám chỉ cái gì vậy? Nhảy cóc qua bên Dịch Lý thuộc Kinh dịch ah? Nếu theo phương diện Kinh Dịch mà luận thì cũng chưa thấy được bất biến mà chỉ thấy có mỗi biến đổi "hết ngày dài lại đêm thâu" thôi. kinhle kinhle kinhle


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Thế nào là "Ngộ" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Xuân-Hạ-Thu-Đông là bốn mùa trong một năm. Lẽ dĩ nhiên, là không có mùa thứ 5, thứ 6(chỉ 4 mùa thôi!). Đó là Thường Trụ, là bất biến rồi!
Nhưng khi xem xét vấn đề trên khía cạnh "khí hậu", thì khí hậu sẽ luôn thay đổi từ mùa này sang mùa khác(trong 4 mùa). Đó là vô thường
Vậy, Vô Thường nằm bên trong cái Thường Trụ chứ còn gì?

Ngộ-Mê là hai khái niệm trong nhận thức. Lẽ dĩ nhiên, là không có "vừa ngộ, vừa mê", hay "vừa không ngộ, vừa không mê"(chỉ có hai khái niệm thôi). Đó là Thường Trụ
Nhưng khi xem xét vấn đề trên khía cạnh "tỉnh mê", thì con người sẽ thay đổi từ mê sang tỉnh, khi đạt đến "đỉnh", thì con người sẽ thay đổi từ tỉnh sang mê. Đó là Vô Thường kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thế nào là "Ngộ" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Hư Danh đã viết:Xuân-Hạ-Thu-Đông là bốn mùa trong một năm. Lẽ dĩ nhiên, là không có mùa thứ 5, thứ 6(chỉ 4 mùa thôi!). Đó là Thường Trụ, là bất biến rồi!
Giả sử ngoài 4 mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông, còn có thêm mùa thứ 5, mùa thứ 6, mùa thứ 7...cho đến mùa thứ 10!?! thì vẫn không nói lên cái gì là thường trụ-bất biến.
Hư Danh đã viết:Nhưng khi xem xét vấn đề trên khía cạnh "khí hậu", thì khí hậu sẽ luôn thay đổi từ mùa này sang mùa khác(trong 4 mùa). Đó là vô thường
Vậy, Vô Thường nằm bên trong cái Thường Trụ chứ còn gì?
Vẫn không chỉ cho thấy được Thường trụ, còn mơ hồ.
Xuân, Hạ, Thu,Đông bốn mùa thay đổi luân phiên nhau, sự biến đổi đó lặp đi lặp lại theo chu kỳ bất biến là thường trụ.
Thường trụ chi phối cả vạn pháp, thường trụ chính là Tâm các pháp, thường trụ "núp" bóng đàng sau các cặp đối đãi nhị nguyên. Nếu không có thường trụ chi phối các quy luật sẽ dẫn đến mất trất tự và rối loạn., thì lúc đó sẽ có hiện tượng:
Xuân hết, Đông đến, Hạ lại về,
hoa mai nở rộ khắp... mùa thu

Hư Danh đã viết:Ngộ-Mê là hai khái niệm trong nhận thức. Lẽ dĩ nhiên, là không có "vừa ngộ, vừa mê", hay "vừa không ngộ, vừa không mê"(chỉ có hai khái niệm thôi). Đó là Thường Trụ
Vẫn không chỉ cho thấy rõ đâu là Thường trụ.

Chủ đề này là "Thế nào là "Ngộ"?" nhưng Hư Danh dẫn dắt sang Vô thường, Thường trụ thì đâu có làm sáng tỏ cái gọi là "ngộ".
Ngộ là tỉnh ngộ, giác ngộ, hiểu ra sự thật, thấy được chân lý. Hiểu một cách đơn giản là vậy, không nên phức tạp rắc rối cao siêu gây ngộ nhận.
Kính.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thế nào là "Ngộ" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Nhưng nếu mà hiểu ra được Thường trụ là gì thì đồng thời cũng lý giải được thế nào là "Ngộ"! :D


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Thế nào là "Ngộ" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Đồng Nát đã viết:
Hư Danh đã viết:Người phật tử cần phải bám vào cái căn bản của giáo lý là VÔ THƯỜNG để hiểu, không nên chấp vào ý niệm nhiều, vì trên cuộc đời này, có gì là vĩnh cữu bất biến? Kể cả sự hiểu biết và quan niệm của con người cũng thay đổi dần

Do đó sự "ngộ" hay sự "mê" cũng sẽ thay đổi. Khi giác ngộ đến một lúc nào đó thì sẽ trở thành mê, khi mê man đến một lúc nào đó thì sẽ trở nên ngộ, là chuyện thường tình của quy luật.
Nếu hiểu được điều này thì tâm sẽ rất tự tại... :D
"Thấy núi không còn là núi nữa rồi"..thế mà núi vẫn sờ sờ trước mắt, chỉ thấy Vô thường mà không thấy Thường hằng...nhãn quan xem xét sự vật hiện tượng bị "đứt đoạn", nghĩa là chỉ nhìn thấy pháp hữu vi-hữu tướng chưa thấy được pháp vô vi-vô tướng, cho nên chỉ thấy Vô thường nhưng không thây được Thường trụ- thường hằng.

Khi giác ngộ đến một lúc nào đó thì sẽ trở thành mê, khi mê man đến một lúc nào đó thì sẽ trở nên ngộ cái này là ám chỉ cái gì vậy? Nhảy cóc qua bên Dịch Lý thuộc Kinh dịch ah? Nếu theo phương diện Kinh Dịch mà luận thì cũng chưa thấy được bất biến mà chỉ thấy có mỗi biến đổi "hết ngày dài lại đêm thâu" thôi. kinhle kinhle kinhle
tangbong kính các Đạo hữu.

Muốn "ngộ" cái thường hằng (bất sanh bất diệt) thì trước phải "ngộ" cái sanh diệt.
Diệt mà không sanh là cái bất sanh bất diệt.
Phật có cái ngộ rốt ráo gọi là liễu tri.

kính,bt


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.335 khách