Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Phiêu Dao
Bài viết: 46
Ngày: 14/08/11 00:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con

Bài viết chưa xem gửi bởi Phiêu Dao »

Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con đẻ cái???.Khi con người chấm dứt việc sanh con,thì chẳng còn ai luân hồi nữa...
Từ đó,chấm dứt tình yêu,chấm dứt sự ham muốn về thể xác trần tục của phàm phu cõi trần.Cuối cùng,khi nhân loại tuyệt chủng là lúc con người được giải thoát
Có phải là như vậy?


Hình đại diện của người dùng
bebobebi
Bài viết: 191
Ngày: 17/02/11 11:41
Giới tính: Nam
Đến từ: hcm

Re: Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con

Bài viết chưa xem gửi bởi bebobebi »

cậu hỏi theo khía cạnh nào mới dc

khía cạnh 1 : vì nghiệp quả giửa cha mẹ và con cái có sự tương quan, nên ko sinh con sẽ bớt đi phần nghiệp do con gây ra .vì thế sẽ giảm nghiệp mà ko phải luân hồi

khía cạnh 2 : ko sinh ra thì luân hồi như thế nào cho đc .vì ko đẻ cơ mà :d

câu mún hỏi theo khía cạnh nào


[b][color=#BF0000]ym : ve_chai92[/color][/b]
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hãy suy nghĩ mấy lời sau đây:

Tại sao có bệnh? Tại vì có Thân.
Tại sao có Thân? Tại vì có Nghiệp
Tại sao có Nghiệp? Tại vì tạo Nghiệp
Tại sao tạo Nghiệp? Tại vì do Vô Minh (nhận vọng làm chân, chạy theo lục trần mà hành sự)

Cũng có thể nói là do 12 nhân duyên. Nhưng ở đây muốn nhấn mạnh là tại do Tâm mình. Kinh Hoa Nghiêm nói "Tất cả do tâm tạo". Bệnh là do Tâm tạo. Thân là do Tâm tạo. Nghiệp là do Tâm tạo. Không có cái nào chẳng phải do Tâm tạo cả.

Ví dụ hiện tại đây tâm tham sân si khởi lên muốn ăn thịt con gà. Liền đi mua con gà về cắt cổ nhổ long. Thế đã gieo Nhân xấu. Do vậy cái Quả xấu ở tương lai có thể là làm con gà bị người ta cắt cổ nhổ long lại. Do vậy Kinh Lăng Nghiêm nói "Người chết làm dê, dê chết làm người, ăn nuốt lẩn nhau, nghiệp quả xoay vần không lúc nào ra khỏi được."

Tại sao có thân gà? Vì do nghiệp nhân từng cắt cổ nhổ long con gà đời quá khứ. Rồi tại sao lại gây nghiệp cắt cổ nhổ long con gà từ đời quá khứ? Bởi vì đời quá khứ khởi tâm tham sân si muốn ăn thịt con gà.

Do có cái "Tâm" của thời quá khứ nên mới có cái "thân" của thời hiện tại. Do vậy mới hay "Tất cả do tâm tạo". Tất cả thế giới, hư không, chúng sanh, nghiệp quả mà mình hiện có hiện thấy bây giờ đều là do tâm tạo. Dù đó là tâm của thời quá khứ hay hiện tại mà hiện hành. Núi sông đất liền trời trăng mấy nước cả vũ trụ nầy cũng đều do tâm mà có.

Nếu tâm không có tạo, thì đâu có vũ trụ, ngân hà, thái dương hệ, quả địa cầu, chúng sanh, loài người v.v... huống gì là có bệnh khổ do thân ư?

Do vậy muốn hết cái bệnh, muốn hết cái thân, muốn hết cái nghiệp, muốn hết luân hồi sanh tử phải nhắm vào nguồn góc cái Tâm mà giải quyết. Chứ không phải là nhắm vào việc không sanh con. Ông nghĩ như thế là ý nghĩ đoạn diệt tà kiến của ngoại đạo. Thân không hành dâm dục mà tâm ông suy nghĩ dâm dục thì có lợi ích gì?

Nhiều pháp thực hành:

Niệm Phật thì nhiếp các vọng tâm trở về nhất tâm
Tứ Niệm Xứ thì chánh niệm tỉnh giác từng tâm niệm, hành động, lời nói.
Như Lai Thiền thì dùng đối tượng để quán chiếu để nhiếp tâm
v.v...


Mỗi pháp môn tùy ý chọn mà tu. Không sợ nhanh chậm gì cả. Hễ có thực hành chánh pháp thì có ngày giải thoát giác ngộ. Chúc an vui.

Thánh Tri


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

-Hãy chấm dứt những câu hỏi hoang vu không lợi ich trước, rồi nghĩ đến chấm dứt luân hồi sau !!


Phiêu Dao
Bài viết: 46
Ngày: 14/08/11 00:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con

Bài viết chưa xem gửi bởi Phiêu Dao »

Thánh_Tri đã viết:Hãy suy nghĩ mấy lời sau đây:

Tại sao có bệnh? Tại vì có Thân.
Tại sao có Thân? Tại vì có Nghiệp
Tại sao có Nghiệp? Tại vì tạo Nghiệp
Tại sao tạo Nghiệp? Tại vì do Vô Minh (nhận vọng làm chân, chạy theo lục trần mà hành sự)

Cũng có thể nói là do 12 nhân duyên. Nhưng ở đây muốn nhấn mạnh là tại do Tâm mình. Kinh Hoa Nghiêm nói "Tất cả do tâm tạo". Bệnh là do Tâm tạo. Thân là do Tâm tạo. Nghiệp là do Tâm tạo. Không có cái nào chẳng phải do Tâm tạo cả.

Ví dụ hiện tại đây tâm tham sân si khởi lên muốn ăn thịt con gà. Liền đi mua con gà về cắt cổ nhổ long. Thế đã gieo Nhân xấu. Do vậy cái Quả xấu ở tương lai có thể là làm con gà bị người ta cắt cổ nhổ long lại. Do vậy Kinh Lăng Nghiêm nói "Người chết làm dê, dê chết làm người, ăn nuốt lẩn nhau, nghiệp quả xoay vần không lúc nào ra khỏi được."

Tại sao có thân gà? Vì do nghiệp nhân từng cắt cổ nhổ long con gà đời quá khứ. Rồi tại sao lại gây nghiệp cắt cổ nhổ long con gà từ đời quá khứ? Bởi vì đời quá khứ khởi tâm tham sân si muốn ăn thịt con gà.

Do có cái "Tâm" của thời quá khứ nên mới có cái "thân" của thời hiện tại. Do vậy mới hay "Tất cả do tâm tạo". Tất cả thế giới, hư không, chúng sanh, nghiệp quả mà mình hiện có hiện thấy bây giờ đều là do tâm tạo. Dù đó là tâm của thời quá khứ hay hiện tại mà hiện hành. Núi sông đất liền trời trăng mấy nước cả vũ trụ nầy cũng đều do tâm mà có.

Nếu tâm không có tạo, thì đâu có vũ trụ, ngân hà, thái dương hệ, quả địa cầu, chúng sanh, loài người v.v... huống gì là có bệnh khổ do thân ư?

Do vậy muốn hết cái bệnh, muốn hết cái thân, muốn hết cái nghiệp, muốn hết luân hồi sanh tử phải nhắm vào nguồn góc cái Tâm mà giải quyết. Chứ không phải là nhắm vào việc không sanh con. Ông nghĩ như thế là ý nghĩ đoạn diệt tà kiến của ngoại đạo. Thân không hành dâm dục mà tâm ông suy nghĩ dâm dục thì có lợi ích gì?

Nhiều pháp thực hành:

Niệm Phật thì nhiếp các vọng tâm trở về nhất tâm
Tứ Niệm Xứ thì chánh niệm tỉnh giác từng tâm niệm, hành động, lời nói.
Như Lai Thiền thì dùng đối tượng để quán chiếu để nhiếp tâm
v.v...


Mỗi pháp môn tùy ý chọn mà tu. Không sợ nhanh chậm gì cả. Hễ có thực hành chánh pháp thì có ngày giải thoát giác ngộ. Chúc an vui.

Thánh Tri

Cám ơn đạo hữu Thánh Trí đã không sân và cung cấp câu trả lời thật đầy đủ, sát quyết, tiếp cận vấn đề một cách trực tiếp. Đạo hữu và tôi có cùng chung quan điểm thực hành là chính, chứ không phải học vẹt, nói theo sách vở. Nhưng tôi vẫn còn một vấn đề chưa thể giải quyết được. Mong đạo hữu chỉ giáo thêm cho

Con người quan hệ tình dục do ham muốn, tức là "tâm" theo cách nói của đạo hữu
Vậy, ở một cõi nào đó, con người sinh sản bằng cách "cắt đứt một phần cơ thể, rồi để phần cơ thể đó trong cánh hoa sen, hương sen quấn lấy phần da thịt để tạo ra nhục thể mà lớn lên từng ngày". Hành động "cắt đứt" thay vì "quan hệ tình dục", có phải cũng là do "tâm" gây ra không?( Ở cõi này, không có sự phân biệt giới tính nam và nữ)
pd


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Kinh Hoa Nghiêm nói:

"Nếu có ai muốn biết
Ba đời mười phương Phật
Nên quán pháp giới tánh
Tất cả do Tâm tạo."


Tâm chúng sanh muôn ngàn sai biệt. Nghiệp nhân chúng sanh cũng theo đó mà muôn ngàn sai biệt. Nghiệp quả chúng sanh cũng theo đó mà muôn ngàn sai biệt. Kinh Lăng Nghiêm nói là "Nghiệp quả xoay vần như chùm ác xoa".

Tâm dâm dục hay nói chung cái dục lạc nào như sắc đẹp, tiền của, danh lợi, ngủ, nghĩ v.v... thì phải sanh trong dục giới. Do vậy sanh vào cõi Dục Giới như cõi Người nầy đây cũng là do Tâm dục còn, đã gieo nhân trong thời quá khứ, nghiệp báo phải sanh vào cõi Ta Bà Dục Giới nầy. Hết dục, mà chưa chết cái tâm thì sanh vào cõi Sắc Giới, cho đến Vô Sắc Giới. Muốn thoát sanh tử luân hồi phải thoát khỏi Nhà Lửa Tam Giới: Dục, Sắc, Vô Sắc (Kinh Pháp Hoa, Phẩm Thí Dụ).

Cho đến sanh vào các cõi Phật khác cũng là do Tâm mình. Kinh Duy Ma Cật nói: "Tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh" (Do tâm tịnh mà cõi Phật tịnh).

Đấy là tương xướng với câu Kinh Hoa Nghiêm: "Tất cả do Tâm Tạo" vậy.

*Chùm Ác Xoa: thuộc cây eleocarpus ganitrus, còn gọi là Rudraksha. Người Ấn Độ mấy ngàn năm nay dùng hạt của trái Ác Xoa nối nhau làm sâu chuổi gọi là chùm ác xoa (hay xoay vần như sâu chuổi).


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Phiêu Dao
Bài viết: 46
Ngày: 14/08/11 00:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con

Bài viết chưa xem gửi bởi Phiêu Dao »

Câu chuyện tôi vừa kể, hiện tượng về một cõi(hành tinh nào đó trong vũ trụ) có một loài sinh sản bằng cách cắt đứt cơ thể mình(tựa như loài đĩa, cắt 1 thành 2). Hành động "cắt cơ thể mình" cũng là do "tâm ham muốn" sao?. Tôi thì nghĩ: Đây là hành động có chủ đích. Vì không ai tự cắt cơ thể mình chỉ vì sự ham muốn
Tương tự, việc "quan hệ tình dục để sanh con đẻ cái" ở người, cũng có chủ đích, chứ không đơn thuần chỉ là ham muốn xác thịt
Ngày xưa, khi còn chiến tranh, người ta thường sanh nhiều con. Lý do vì: chết đứa này thì còn đứa kia. Đây là hành động có chủ đích
Ngày nay, người ta chỉ sanh 2 con, vì muốn thực hiện chính sách "Kế Hoạch Hóa Gia Đình". Đây cũng là hành động có chủ đích
Vậy, việc sanh con ít hoặc nhiều là hành động có chủ đích của người
Đặt giả thuyết, nếu các cặp hôn nhân có chung một chủ đích là :" Không sanh con nữa..." thì tái sanh sẽ chấm dứt. Luân Hồi sẽ bị phá vỡ. Vẫn hợp tình hợp lý chứ?
Tất nhiên, chủ đích "không sanh con" xuất phát từ tâm...
Mong kiến giải....


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Phiêu Dao đã viết: Đặt giả thuyết, nếu các cặp hôn nhân có chung một chủ đích là :" Không sanh con nữa..." thì tái sanh sẽ chấm dứt. Luân Hồi sẽ bị phá vỡ. Vẫn hợp tình hợp lý chứ?
Tất nhiên, chủ đích "không sanh con" xuất phát từ tâm...
Mong kiến giải....
1. Tôi viết bài trả lời không phải vì muốn ông tăng thêm kiến giải, chỉ mong ông và mọi người đọc có thể sanh Tín Tâm nới Phật Pháp mà thôi. Do vậy mới tiếp tục trả lời.

2. Chú đích cũng là một tâm niệm, cũng gọi là Tâm tạo vậy. Sanh con hay không sanh con cũng là do tâm tạo. Tâm nghĩ gì thì làm như thế nấy, bị tâm sai sử thì gọi là Phàm Phu Chúng Sanh. Làm chủ được Tâm mình thì gọi là Thánh Nhân Phật Đà.

3. Như tôi đã nói nhiều lần, mọi sự vật hiện tượng mà ông thấy nghe hay biết được đều không ngoài Nhân Quả.

Có con, hay không có con cũng là do Nhân Quả.

Không có Ân, Không có Nợ, Không có Oán với ai thì không có người báo ân, đòi nợ, trả nợ, báo oán mà sanh vào làm con cái của mình.

Người đời cho rằng không có con là vô phước, còn có con nhiều, cháu nhiều là có phước. Đó là sai lằm lắm thay! Chẳng biết rằng có con cháu nhiều tức là có nhiều Ân, Oán, Nợ, họ đến tìm để báo ứng mà thôi!

Cập vờ chồng không có con hay chủ đích không muốn có con thì cũng Thuộc Về Nhân Quả mà thôi!

Ông đừng suy nghĩ đoạn diệt theo ngoại đạo rằng không có con thì chấp dứt sanh tử luân hồi.

Tất cả nghiệp thiện ác ông đã gieo từ vô thủy cho đến đời hôm nay đây đã có thì luân hồi sanh tử vẫn phải còn. Đã gieo Nhân thì ắc phải có Quả, dù là gieo nhân thiện, hoặc gieo nhân ác.

Đó là nói trên hình tướng hành động mà nói. Như ông lở miệng chưởi người hoặc khen người một tiếng thì đó cũng đã gieo nhân rồi. Nhân đã gieo ắc phải luân hồi sanh tử để Quả báo được trả. Do vậy đâu phải hết một tâm niệm, dứt một hành động sanh con là dứt luân hồi.

Vì sao? Vì Tâm ông suy nghĩ rất nhiều, dứt hết một tâm nầy, hành động nầy, nhưng còn vô lượng ngàn muôn tâm niệm khác, hành động khác ông đã tạo, đang tạo và sẽ tạo cũng phải dứt luôn thì mới mong dứt luân hồi sanh tử.

Ông mỗi tháng phải trả tiền: nhà, nước, điện, điện thoại, thức ăn v.v...

Ông đâu thể nói rằng bây giờ tôi trả chỉ một tiền nhà thôi là đủ rồi, không cần phải trả các tiền khác?

Ông dẫu dứt dâm dục, nhưng các tâm niệm khác như sân hận, si mê v.v... vẫn còn thì sao gọi là hết sanh tử luân hồi được?

Nói sâu hơn thì nói về Tâm niệm. Tâm ông cũng như bao tâm của người phàm khác luôn luôn dời đổi, luôn luôn suy nghĩ, luôn luôn chẳng dừng. Như thế cũng đã gọi là luân hồi sanh tử từng tâm niệm từng sát na rồi vậy.

Làm sao nói là chấm dứt sanh tử luân hồi cho được bằng cách không sanh con? Ông nghe có hợp lý không?

Tâm ông nghĩ về không sanh con hay sanh con. Thì Tâm đó là tâm luân hồi sanh tử. Huống chi là làm ra hành động không sanh con hay sanh con!

Nếu cho rằng không sanh con thì chấm dứt luân hồi sanh tử là hợp lý thì đó có khác nào nói rằng chết là hết, kiến giải sai lầm tà bậy của bọn ngoại đạo đâu?

Theo ngoại đạo nói rằng, sau khi chết sống mãi trên thiên đường, đọa mãi dưới địa ngục cũng là kiến giải sai lầm tà bậy chấp thường của ngoại đạo.

Ông phải rời bỏ hai cái cực đoan chấp thường, chấp đoạn nầy mới mong bước chân vào Phật Pháp.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Muốn Chấm Dứt Luân Hồi thì phải Chấm Dứt Tham Ái.

Tham Ái là Cội Gốc của Luân Hồi



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Sunyanitya
Bài viết: 31
Ngày: 06/08/11 07:37
Giới tính: Nam

Re: Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con

Bài viết chưa xem gửi bởi Sunyanitya »

Cho mình hỏi ké 1 câu, hiện giờ sau khi thấu hiểu 1 chút ít Phật lý, thì mình hiểu rằng tất cả đều do Tâm mình chuyển hóa.

Như vậy, tâm rỗng không tức không còn chấp vào bất cứ gì, ko gia đình, ko thân thể, ko ngũ uẩn, ko con cái, ko vật chất, cũng ko có cái gọi là Tâm... Được và mất, chiến tranh hay hòa bình, sanh hay diệt, Tôi hay Họ, ng hay thú vật, ăn chay hay ko ăn chay, Phật hay ngạ quỷ, trời hay địa ngục ... tất cả đều như nhau cả. Lúc đó chỉ còn cái lòng đại từ đại bi đại hỷ đại xả với tất cả chúng sanh.

Tóm lại trong tâm ko còn chấp vào bất cứ cái gì, dù sống trong địa ngục cũng phiêu diêu tự tại như đang ở cõi Phật. Cái Tâm rỗng không mà ta gọi lúc này thì lúc đó cũng ko gọi là cái Tâm rỗng không nữa. "Cái" đó ngôn ngữ ko đủ để diễn tả đc, "Cái cảm giác" lúc đó ngôn ngữ ko diễn tả đc, "Cái suy nghĩ" lúc đó ngôn ngữ cũng ko diễn tả hết đc. "Trạng thái" đó ngôn ngữ ko thể diễn đạt hết đc.

Vì vậy cái từ Niết bàn, Giác Ngộ, Tỉnh thức chúng ta gọi hiện nay cũng chỉ tương đối, những cảm xúc, trạng thái, suy nghĩ chúng ta nghĩ về nó cũng chỉ là tương đối. Giống như 1 từ Hay, hoặc Tuyệt vời ko thể cho ta thấy đc cái hay và tuyệt vời của 1 khúc nhạc, vì chỉ khi nào ta đến đc đó ta mới hiểu rõ đc nó, cũng như phải nghe nhạc rùi mới thấy cái hay mà ngôn từ ko diễn tả đc.

Vạn Pháp, kinh, luận hiện nay cũng giống như 1 câu bình luận về 1 bài hát tuyệt vời (Niết bàn) mà thui. Chúng cho ta thấy đc 1 phần nào đó trạng thái của Niết bàn chứ không cho thấy đc Niết bàn thực sự (vì NB thực sự quá cao siêu và trừu tượng). Cho dù tôi, hay các DH trong này nếu may mắn chứng đc vị quả A la hán, thì cũng khó mà diễn tả đc cho ng khác biết trạng thái đó. Nói chung chỉ khi nào đến đc thì mới thấy hết đc.

Như vậy, mình hiểu đc rằng việc tu hành tạo cho mình cảm nhận của riêng mình, suy nghĩ của riêng mình, có thể đúng, có thể sai. Nhưng nếu đúng thì cũng khó mà dùng lời diễn tả đc hết. Những kinh nghiệm của ng khác cũng của chính họ, ta nghe, biết để tham khảo và củng cố con đường tu hạnh của mình, sửa sang theo cảm nhận của mình để sao cho mình thấy nó đi đúng hướng. Cũng giống như khi đọc Kinh Phật, cũg cố gắng thấy đc Niết bàn theo cách của mình thấy, làm sao để có thể thấy rõ đc cái mà ngôn ngữ ko chỉ rõ đc. Vì thế nên mới có nhiều cách tu, tùy cho từng ng. Như mùa đông thì gà trống lên cây còn vịt xuống nước. Tuy có khác nhau nhưng cùng chung 1 mục đích.

Mình hiểu như vậy có đúng chăng ? Nếu có gì khác mong các DH chỉ dẫn thêm. ^__^

ps: mình ko có ý chê các kinh Phật hiện giờ đâu nha, mình chỉ nói là chúng ko thể chỉ hết đc cái tuyệt vời của Niết bàn thực sự thui .


kevodanh
Bài viết: 124
Ngày: 23/03/09 03:32
Giới tính: Nữ
Đến từ: hcm

Re: Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con

Bài viết chưa xem gửi bởi kevodanh »

Phiêu Dao đã viết:Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con đẻ cái???.Khi con người chấm dứt việc sanh con,thì chẳng còn ai luân hồi nữa...
Từ đó,chấm dứt tình yêu,chấm dứt sự ham muốn về thể xác trần tục của phàm phu cõi trần.Cuối cùng,khi nhân loại tuyệt chủng là lúc con người được giải thoát
Có phải là như vậy?
Đạo hữu có biết luân hồi thì từ đâu mà ra không.....?


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Có phải để chấm dứt luân hồi,ta phải chấm dứt việc sanh con

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

(...)có bốn loại nghiệp này, Ta đã tự chứng tri, chứng ngộ và tuyên thuyết. Thế nào là bốn? Này Punna, có nghiệp đen đưa đến quả báo đen, này Punna, có nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng, này Punna, có nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng, này Punna, có nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp.

Và này Punna, thế nào là nghiệp đen đưa đến quả báo đen? Ở đây, này Punna có người tạo ra thân hành có tổn hại, tạo ra khẩu hành có tổn hại, tạo ra ý hành có tổn hại. Sau khi tạo ra thân hành có tổn hại, khẩu hành có tổn hại, ý hành có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới có tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới có tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc có tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc có tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ thọ, như các chúng sanh trong địa ngục. Như vậy, này Punna, là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình, và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích mình. Do vậy, này Punna, Ta nói: "Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)". Như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp đen đưa đến quả báo đen.

Và này Punna, thế nào là nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng? Ở đây, này Punna, có người làm thân hành không không có tổn hại, làm khẩu hành không có tổn hại, làm ý hành không không có tổn hại. Sau khi làm thân hành không không có tổn hại, khẩu hành không không có tổn hại, ý hành không không có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới không không có tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới không không có tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc không không có tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc không không có tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ không không có tổn hại, thuần nhất lạc thọ, như chư Thiên Subhakinha (Biến Tịnh thiên). Như vậy này Punna là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình; và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích chúng sanh ấy. Do vậy, này Punna, Ta nói: "Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)". Như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng.

Và này Punna, thế nào là nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng? Ở đây, này Punna, có người làm các thân hành có tổn hại và không tổn hại, các khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, các ý hành có tổn hại và không tổn hại. Sau khi làm các thân hành có tổn hại và không tổn hại, khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, ý hành có tổn hại và không tổn hại, vị này được sanh vào thế giới có tổn hại và không tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới có tổn hại và không tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ có tổn hại và không tổn hại, có lạc thọ khổ thọ xen lẫn, như một số loài Người, một số chư Thiên và một số chúng sanh trong đọa xứ. Như vậy, này Punna là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình; và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích chúng sanh ấy. Do vậy, này Punna, Ta nói: "Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)". Như vậy này Punna, được gọi là nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng.

Và này Punna, thế nào là nghiệp không đen trắng, đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp? Ở đây, này Punna chỗ nào có ý chí (Cetana: Tư tâm sở) đoạn trừ nghiệp đen đưa đến quả báo đen, chỗ nào có ý chí đoạn trừ nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng, chỗ nào có ý chí đoạn trừ nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng. Ở đây, này Punna, chỗ nào có ý chí như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp. Này Punna, bốn loại nghiệp này, Ta đã tự chứng tri, chứng ngộ và tuyên thuyết.(...)

Trích Kinh Hạnh con chó
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.229 khách