Lăng Nghiêm thỉnh vấn
Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh
-
- Bài viết: 659
- Ngày: 02/03/13 05:19
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: ben tre
Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn
Vanthuy_dochanh ở thiền viện nào vậy , có có ở thiền viện Thường chiếu không ?
Vì hoasenmaimai này sắp đến thiền viện Thường chiếu , nếu có duyên sẽ gặp lại đạo hữu .
Vì hoasenmaimai này sắp đến thiền viện Thường chiếu , nếu có duyên sẽ gặp lại đạo hữu .
-
- Bài viết: 63
- Ngày: 10/10/13 02:41
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: TlPh
Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn
Tại hạ ko ở Thường Chiếu, nhưng nếu đh hoasenmaimai sớm có duyên đến đó thì cũng rất hay, lên đó để xem lại mình trước giờ đã được gì? Ở Thuơng Chiếu cũng có nhiều bậc tôn túc, nên đh lên đó sẽ có thể học hỏi thêm rất nhiều! Lên đó để cố gắng tìm lại cái mục đích thực sự của mình trong cuộc đời này, ngoài việc ấy ra thì chưa có có việc gì đáng làm cả! Tuy nhiên, thời gian đầu sẽ có nhiều khó khăn, nhưng đã là trượng phu thì vấp ngã ở đâu thì phải đứng dậy ở đó! Hãy giữ lập trường cho thật vững và sẵn sàng buông bỏ tự ngã! Đó là những gì tại hạ muốn chia sẻ cùng đạo hữu!
Vượt khỏi trần lao việc chẳng thường
Nắm vẫn đầu dây giữ lập trường
Nếu chẳng 1 phen xuơng lạnh buốt
Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương!
Vượt khỏi trần lao việc chẳng thường
Nắm vẫn đầu dây giữ lập trường
Nếu chẳng 1 phen xuơng lạnh buốt
Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương!
Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn
Vanthuydochanh không hiểu."Vanthuy-dochanh"]
Đạo hữu quá nhọc nhằn nơi cái biết rồi, đem biết để biết thì đó là hư vọng, nó thuộc về tình thức, còn cái biết mà chưa từng biết ấy mới là cái biết tinh nguyên, vốn là nơi diệu dụng của tự tánh! Đạo hữu chỉ biết Không tông mà chưa rõ cái Tánh tông, pháp môn tri vọng chẳng an lập ở chỗ tri và vọng, vì đây là thuốc bệnh trị nhau vậy! Biết vọng tức lìa vọng, vọng quên thì tâm hiện! Cái biết mà chẳng dính mắc nơi vọng, rõ ràng thường biết đó chính là cái thấy biết mà chưa từng có thấy biết vậy! Hư vọng đã chẳng còn thì cái biết chẳng còn đối tượng, chỉ còn một thể linh minh rỗng lặng ko dấu vết!
Khi chưa minh tâm kiến tánh thì toàn là sống bằng thức. Biết cũng là thức mà không biết cũng là thức. Khởi niệm cũng là thức mà không khởi niệm cũng là thức.
Đọc kinh Lăng Nghiêm mà hiểu lầm lời dạy trong Kinh Lăng Nghiêm. Phật nói Tánh, mà đi hiểu cho đó là Thức! Nên bị ý thức đánh lừa rằng cái thường biết, đánh tiếng chuông cũng biết, không đánh cũng biết cho đó là chơn tánh thì sai lầm. Phật chỉ ví dụ để chỉ cái Tánh, chứ không phải cái đó là Tánh Giác. Phật đã minh tâm kiến tánh thì nói sao cũng là tánh. Mình chưa minh tâm kiến tánh thì hiểu sao cũng là thức.
Rồi lầm cho cái mà mình cảm nhận được hằng ngày như đánh tiếng chuông thì biết nghe, không đánh cũng biết không đánh, cho đó là chơn tánh mình thì là sai lầm, nào ngờ đó vẫn là cái hư vọng thức tình.
Muốn được cái Trí của Tự Tánh chiếu soi thì phải minh tâm kiến tánh, tức phải phá nhất niệm vô minh và vô thủy vô minh. Còn cái nầy ngay cả nhất niệm vô minh còn chưa phá được thì làm sao gọi là trí của tự tánh, cứ đi lầm nhận.
Tâm hiện ấy chẳng phải chơn tâm, cũng chỉ là vọng tâm mà thôi. Khởi niệm đã là vọng thức, mà không khởi một niệm cũng thuộc vọng thức!Biết vọng tức lìa vọng, vọng quên thì tâm hiện!
Cái trí nơi tự tánh đáng lý là thường tịch chiếu. Cho nên Phật là Chánh Biến Tri, cái biết cùng khắp vì đã minh tâm kiến tánh. Còn cái ông nói vẫn thuộc là thức bởi vọng khởi thì biết, vọng không khởi thì vẫn biết không khởi, và cái biết không còn đối tượng thì cái biết chìm lặng, đây gọi là tạm an nghĩ, cái nầy còn là thức mơ hồ, đâu phải là thể tánh linh minh đỗng triệt trạm tịch thường hằng, bởi khi có một niệm lại khởi biết, sống dậy trở lại, đâu được tịch chiếu như cái biết cùng khắp của tự tánh! Chớ có lầm nhận!Cái biết mà chẳng dính mắc nơi vọng, rõ ràng thường biết đó chính là cái thấy biết mà chưa từng có thấy biết vậy! Hư vọng đã chẳng còn thì cái biết chẳng còn đối tượng, chỉ còn một thể linh minh rỗng lặng ko dấu vết!
Lời thật mích lòng, nhưng tôi vì chánh pháp mà nói thẳng, vì mọi người thấy rõ đường lành mà cố gắng phơi bài. Chứ không có ý đả phá ai. Bởi tôi không muốn thấy người đi lầm đường mà đứng ngó. Nhưng bây giờ tôi đã chỉ rồi, thì ai có nghe hay không nghe thì tôi đã tròn bổn phận. Mọi việc tùy duyên.
Chúc vanthuydochanh về núi tinh vi suy xét lại.
TT
"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn
Haha, 1 gã mù lại dám đi dạy bảo một gã có mắt như mù. Không dc tri âm cho lắm.
Dạo này anh chàng này lòi ra cái giọng điệu mới mẻ này lại còn tức cười hơn.Lời thật mích lòng, nhưng tôi vì chánh pháp mà nói thẳng, vì mọi người thấy rõ đường lành mà cố gắng phơi bài. Chứ không có ý đả phá ai. Bởi tôi không muốn thấy người đi lầm đường mà đứng ngó. Nhưng bây giờ tôi đã chỉ rồi, thì ai có nghe hay không nghe thì tôi đã tròn bổn phận. Mọi việc tùy duyên.
-
- Bài viết: 63
- Ngày: 10/10/13 02:41
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: TlPh
Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn
Kính thưa đạo hữu thanh-tri, thiết nghĩ đạo hữu vẫn chưa thông cảm cho nhau! Công phu của đạo hữu vốn là để phá cái niệm vô minh ban đầu, tại hạ cũng từng trong thất cũng chỉ để khám phá cái điểm bất giác ban đầu này! Cũng nhờ chút căn duyên mà 1 lúc buông tột thì mới rõ xưa nay cũng không việc khác! Dẫu biết rằng đối với người chưa thấy đạo thì hầu như đều bị cái biết nó lừa, cứ cho là ta hằng biết thì vốn là lầm rồi, cái biết đó là do suy từ tình lý, nên nếu chưa thấu qua ắt rơ vào biển độc! Nếu chấp vào cái biết thì khá ư lầm lỗi! Cho nên người mắt sáng dù biết mà chẳng kẹt nơi cái biết, cũng chẳng trên gấm thêm hoa để làm gì, ngay cả tự biết cũng chẳng lập, chỉ là như thế nên tự tại mà trở về nguồn! Cái biết không bị kẹt, cũng ko chiếu cảnh, thì nó trở về với tự thể, khoảng giữa đều ko có niệm tạo tác chấp trước! Nếu cái biết ko còn chiếu cảnh, cũng ko hề còn cái năng biết, thì nó ở đâu? Một điểm dối cũng chẳng được!
Ông đâu chẳng nghe : thôi đi hết đi, cây sắt trỗ hoa ư? Cũng vậy, ngoại ko dính vọng, trong ko giữ biết, thì còn lại cái gì? Hãy thử thể nhập một lần xem nào? Chứ còn ở chỗ chữ nghĩa phân tích thì bao giờ mới chịu rời gốc cây (a, xin lỗi, tại hạ hơi cao hứng, thông cảm nha)
Động hay tịnh đều là trạng thái của tâm, là thứ bị biết, còn ở đây cái biết còn chẳng giữ, thì động tịnh dùng để làm gì?
Rất mong xét kỹ!
Ông đâu chẳng nghe : thôi đi hết đi, cây sắt trỗ hoa ư? Cũng vậy, ngoại ko dính vọng, trong ko giữ biết, thì còn lại cái gì? Hãy thử thể nhập một lần xem nào? Chứ còn ở chỗ chữ nghĩa phân tích thì bao giờ mới chịu rời gốc cây (a, xin lỗi, tại hạ hơi cao hứng, thông cảm nha)
Động hay tịnh đều là trạng thái của tâm, là thứ bị biết, còn ở đây cái biết còn chẳng giữ, thì động tịnh dùng để làm gì?
Rất mong xét kỹ!
-
- Bài viết: 1159
- Ngày: 28/05/11 14:51
- Giới tính: Nam
Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn
Kính chư vị đạo hữu.
Tâm đạo bị ràng buột nhiều nhất là tình cảm, bởi vì bề ngoài vỏ của nó trông giống tâm từ tâm bi bao bọc, tuệ trực nhận thấy các cảnh khổ do nghiệp lực tạo tác mang nhiều hình dạng lớn nhỏ không đồng điều, không chân, hai chân, hay nhiều chân, của mọi người trong đó có cả chính mình, nên tâm động lòng thương, muốn đem những gì học và hành biết được chia sẻ cho mọi người hầu cùng nhau thoát ra các cảnh khổ này, nhưng ai nào biết được đó chẳng qua chỉ là một cái tâm phóng rất thô mà người trong cuộc lại vô tình chấp thủ vào, khi những tâm phóng này khởi ta phải trực nhận biết (tuệ tri) nó một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng và đơn giản là tâm phóng như sau :
phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng,phóng, biết phóng, phóng, biết phóng,phóng, biết phóng, phóng, biết phóng,phóng, biết phóng, phóng, biết phóng......................................................
với trình độ nhanh hơn như sau :
phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng,.........................................................................................
Nếu là thiền tuệ quán, tứ niệm xứ thì như vầy :
1_ danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng ......................................................
2_ danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng,danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng............................................................................
biết một cách rõ ràng nhưng tâm không có nắm giữ hay chấp thủ vào, bởi trí huệ này dù có nhanh lẹ như thế nào đi nữa cũng bị vô thường và vô ngã chi phối, như vậy mới thật đúng với câu : ưng vô sở trụ, ưng tức là như lý duy tác, vô sở trụ tức là vô sở (==vô ngã) vô trụ (==không nắm bắt hay chấp thủ lấy bất cứ cái chi chi ngay tại sát na cận hiện tại nhất), ngay tại đây không cần tốn công phí sức ( kỳ tâm ).
Nếu chúng ta đọc một hơi liên tục như vậy trong vòng một giây thì sẽ có bao nhiêu tâm ý thức được sanh lên và diệt mất ??? trong một giờ ??? trong một ngày ??? nếu lở như tâm không trực nhận biết tâm phóng này nó là tâm vọng cho đến khi nào tâm trực nhận ra được.
quả thật là nhiều phải không! nếu tâm không rõ những dòng tâm ý thức thì sẽ có bao nhiêu kiếp đi tục sinh ??? thật vô lượng phải không !
con người ai cũng quý cái ngã của mình nên nó mới trở thành thượng đế đưa chúng ta đi vào 6 đường luân hồi vô tận, nó có đáng cho chúng ta yêu quý ??? và gìn giữ ??? rõ ràng là nhận giặc làm cha ? như kinh Pháp hoa đã viết ?
Đọc và hiểu là hai chuyện khác nhau, hiểu và hành là hai chuyện khác nhau, hành và thành là hai chuyện khác nhau. Phải không ? hiểu hay không hiểu mình cứ viết, nếu bây giờ chưa hiểu thì tương lai một lúc nào đó chắc sẽ hiểu thôi.
Trân trọng.
Tâm đạo bị ràng buột nhiều nhất là tình cảm, bởi vì bề ngoài vỏ của nó trông giống tâm từ tâm bi bao bọc, tuệ trực nhận thấy các cảnh khổ do nghiệp lực tạo tác mang nhiều hình dạng lớn nhỏ không đồng điều, không chân, hai chân, hay nhiều chân, của mọi người trong đó có cả chính mình, nên tâm động lòng thương, muốn đem những gì học và hành biết được chia sẻ cho mọi người hầu cùng nhau thoát ra các cảnh khổ này, nhưng ai nào biết được đó chẳng qua chỉ là một cái tâm phóng rất thô mà người trong cuộc lại vô tình chấp thủ vào, khi những tâm phóng này khởi ta phải trực nhận biết (tuệ tri) nó một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng và đơn giản là tâm phóng như sau :
phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng, phóng, biết phóng,phóng, biết phóng, phóng, biết phóng,phóng, biết phóng, phóng, biết phóng,phóng, biết phóng, phóng, biết phóng......................................................
với trình độ nhanh hơn như sau :
phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng, phóng, biết phóng, biết biết phóng,.........................................................................................
Nếu là thiền tuệ quán, tứ niệm xứ thì như vầy :
1_ danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng ......................................................
2_ danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng,danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng, danh phóng, biết danh phóng, biết biết danh phóng............................................................................
biết một cách rõ ràng nhưng tâm không có nắm giữ hay chấp thủ vào, bởi trí huệ này dù có nhanh lẹ như thế nào đi nữa cũng bị vô thường và vô ngã chi phối, như vậy mới thật đúng với câu : ưng vô sở trụ, ưng tức là như lý duy tác, vô sở trụ tức là vô sở (==vô ngã) vô trụ (==không nắm bắt hay chấp thủ lấy bất cứ cái chi chi ngay tại sát na cận hiện tại nhất), ngay tại đây không cần tốn công phí sức ( kỳ tâm ).
Nếu chúng ta đọc một hơi liên tục như vậy trong vòng một giây thì sẽ có bao nhiêu tâm ý thức được sanh lên và diệt mất ??? trong một giờ ??? trong một ngày ??? nếu lở như tâm không trực nhận biết tâm phóng này nó là tâm vọng cho đến khi nào tâm trực nhận ra được.
quả thật là nhiều phải không! nếu tâm không rõ những dòng tâm ý thức thì sẽ có bao nhiêu kiếp đi tục sinh ??? thật vô lượng phải không !
con người ai cũng quý cái ngã của mình nên nó mới trở thành thượng đế đưa chúng ta đi vào 6 đường luân hồi vô tận, nó có đáng cho chúng ta yêu quý ??? và gìn giữ ??? rõ ràng là nhận giặc làm cha ? như kinh Pháp hoa đã viết ?
Đọc và hiểu là hai chuyện khác nhau, hiểu và hành là hai chuyện khác nhau, hành và thành là hai chuyện khác nhau. Phải không ? hiểu hay không hiểu mình cứ viết, nếu bây giờ chưa hiểu thì tương lai một lúc nào đó chắc sẽ hiểu thôi.
Trân trọng.
Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
-
- Bài viết: 63
- Ngày: 10/10/13 02:41
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: TlPh
-
- Bài viết: 1159
- Ngày: 28/05/11 14:51
- Giới tính: Nam
Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn
Ở đây cũng có một người nhắc khéo đó.
Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
- battinh
- Điều Hành Viên
- Bài viết: 6106
- Ngày: 14/11/11 07:58
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Tứ Đại
- Được cảm ơn: 3 time
Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn
Vanthuy-dochanh đã viết: Hóa ra là vậy, nếu thế thì tại hạ vẫn phải làm hàng hậu bối của thầy khainhuy rôi! Quả nhiên người chân thật tu hành thì luôn tâm bình khí hòa, càng tu thì càng nhu hòa, nhẫn đức tỏa sáng đó là công hạnh ko phải tầm thường vậy! Thầy tôi cũng thường nói: người càng tu lâu thì bản ngã càng phải nhẹ", đó là lời thật tiễn! Tại hạ nhớ có chuyện vui như vậy: có 1 vị hỏi thầy tôi: có cách nào chứng thiền mà chẳng cần tu chăng? Thầy tôi liền đáp: "có chứ, đó là thiền trên môi đó, vì chỉ cần nói là đủ rồi" vả lại thầy cũng có nói hiện giờ có pháp môn "thiền quán" rất phát triển, ko cần tu gì cả chỉ cần sáng sáng ra ngoài quán nói thiền bắn bổng!
Ah, mà đạo hữu hỏi cái vị "Thiên Nhai Cuồng Nhân" gì đó, thì thứ lỗi cho tại hạ ko biết!
SƠN CƯ BÁCH VỊNH
Viên Chiếu Tông Bổn
Soạn dịch: Thiên Nhai Cuồng Nhân
Viên Chiếu Tông Bổn
Soạn dịch: Thiên Nhai Cuồng Nhân
- VÀO SÁCH
Thật ra trong đời sống này nói đến công việc thì không lúc nào dứt, cho nên chúng ta không thể nói nhiều hay ít được. Tùy mình liệu lấy, nhiều ít do mình. Vả lại tu cũng là một công việc. Công việc thường không mắc mớ gì đến công việc tu của chúng ta. Tu, việc cả hai hỗ trợ cho nhau, thì việc gì lại không tu được? Công việc nào làm bận rộn chúng ta? Và lúc nào chẳng phải là lúc chúng ta tu?
Hơn nữa cứ như người xưa, trong tất cả cảnh, với tất cả thời, các Ngài đều áp dụng công phu tu hành đắc lực. Tùy thời các Ngài đều thụ dụng an ổn. Như: Giả gạo, ngắm hoa, hái rau, nấu cơm, nấu nước... Các Ngài rất bình thường. Thế ấy tại sao chúng ta lại không bình thường? Không tu được trong những việc bình thường như người xưa. Lý do chúng ta không tu được ở chỗ nào? Chúng ta phải tìm cho ra manh mối, xem tại làm sao chúng ta không tu được trong công việc bình thường. Phải chăng tại chúng ta chưa chịu buông, thật sự buông. Chúng ta chưa quyết liệt, đem toàn thân mạng của mình hạ thủ công phu tu hành.
Một khi chúng ta chịu buông và buông hết rồi thì, cuốc đất cũng tu, làm bất cứ công tác xã hội nào cũng tu. Đã vậy còn than van nỗi gì?
Tuy nhiên, cũng không phải là giản dị. Người xưa tu được trong mọi hoàn cảnh là vì các Ngài nhìn thẳng và uy dũng tiến bước. Một khi nắm được đầu dây thì, phăng miết đến cùng, bao giờ đụng vỡ màng tang mới chịu thôi. Còn chúng ta thì trái lại, chẳng những không quyết liệt liều mạng mà còn liếc ngó hai bên. Tình trạng một nắng mười mưa còn tác động đầy trong sinh hoạt bình thường. Cho nên nói cho cùng là, đối với chúng ta hình ảnh cam phận tầm thường thất bại, bỏ cuộc hiện rõ trước mắt, cũng là một sự kiện dĩ nhiên. Để bổ sung cho những khuyết điểm vừa nêu, chúng ta phải làm sao đây?
Theo thiển ý của tôi, hành giả muốn cho công phu tu hành của mình được đắc lực trong mọi hoàn cảnh thì không gì hơn "Ngang đây hãy coi như mình đã chết và, người chết rồi không bao giờ ngốc dậy lý sự gì nữa". Kẻ ghi câu này với ý hướng khuyến gắng các bạn còn ngỡ ngàng trong Tông môn, cũng để tự răn mình, phải phấn đấu kỳ cùng, dù phải tan thân mất mạng.
Mùa an cư năm Quý Hợi này, nhân đọc qua cơ duyên vào Đạo và cuộc đời của tác giả Sơn Cư Bách Vịnh, tôi cảm thấy có chút gì phấn khởi trên bước đường "tìm về quê cũ". Sau đó tôi có tham khảo một vài bản dịch trước, đem bổ khuyết những chỗ chưa được chu đáo và thêm lời chú dưới mỗi bài thi. Đồng thời phổ vào các cuộc tọa đàm với các điệu trong viện. Kết quả sau những cuộc tọa đàm đó, các điệu yêu cầu tôi tập thành lấy tên là: Sơn Cư Bách Vịnh Thiểm Chú. Có thể là một quyển sách luôn luôn có trong tay nãi của kẻ sơ cơ đi hành cước.
Bút giả rất trông mong sự đóng góp của các bậc cụ nhãn và hành giả các nơi, để tập "Sơn Cư Bách Vịnh Thiểm Chú" này được hoàn bị hơn.
- Kính ghi,
Thiền Viện Thường Chiếu
Mùa An Cư năm Quý Hợi 1983.
Thiên Nhai Cuồng Nhân
Cuốn sách này tôi được một người bạn tặng lúc còn ở Việt Nam, vẫn thường lấy ra đọc những khi nhàn rỗi việc nhà.
Sau này qua Mỹ bỏ lại bên ấy, giờ không biết còn hay mất, tôi có tìm được cuốn sách này do các đệ tử hay môn đồ của tác giả đăng lại trong trang Web Thường Chiếu, nên có lấy xuống lưu trong vào dĩa CD để dành đọc. Xem dòng cuối thì thấy rõ có thể Vanthuy-dochanh là môn đồ của vị này không chừng?
"Vạch lá bắt sâu, sâu co rúm....
Xin đừng phiền nếu có lời xúc phạm đến bậc trưởng thượng, tôn sư.
Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
-
- Bài viết: 63
- Ngày: 10/10/13 02:41
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: TlPh
Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn
Hữu duyên nay mới gặp nhau đây
Phút chốc duyên tàn xin tạm biệt
Vài hàng tiễn người về chốn cũ
Vần thơ xin gữi người tri giao
Một chút ân tình xin hãy nhận
Long Hoa tam hội nguyện tương phùng:
Trăm ngàn kinh điển để ấn tâm
Chẳng phải để học tầm nghĩa lý
Chi thêm tri giải lại rối ren
Vì thế Phật bảo Tổ Anan rằng:
Nhiều kiếp đa văn vẫn không bằng
Một ngày chuyên tu vô lậu nghiệp
Cửa đạo huyền môn đâu dễ thấy
Phải đủ duyên lành mới tỏ tường
Tuy ở trước mặt không gan tất
Mà xa vời vợi tận phương trời
Hữu duyên thiên lý nan tao ngộ
Vô duyện đối diện bất tương phùng
Thấy thì vào mà thẳng tiến Bồ Đề
Một mạch về nhà chẳng sợ lầm đường
Không thấy thì vòng quanh ngoài cửa đạo
Viễn vọng xây cất thành càn thát bà
Chỉ uổng công nhọc nhằn chẳng ích chi
Tâm chẳng thể quán tâm
Tâm chẳng thể tìm tâm
Như lưỡi gươm không thể tự cắt nó
Như ngón tay không thể tự sờ nó
Tâm quá khứ hiện tại vị lai đều không thể được
Lấy gì để quán niệm nó?
Những pháp môn được dựng lập bởi
ông họa sư tâm ý chỉ làm thêm rối rắm
Chỉ cần quên hết đi mọi tư niệm ấy
Thì tự nhiên không tự đâu mà ta đã vào cửa thiền
Không cho chi cũng không nhận chi, hãy tìm xem là cái gì?
Bảo trọng an vui, lên đường bình yên.
TT
Phút chốc duyên tàn xin tạm biệt
Vài hàng tiễn người về chốn cũ
Vần thơ xin gữi người tri giao
Một chút ân tình xin hãy nhận
Long Hoa tam hội nguyện tương phùng:
Trăm ngàn kinh điển để ấn tâm
Chẳng phải để học tầm nghĩa lý
Chi thêm tri giải lại rối ren
Vì thế Phật bảo Tổ Anan rằng:
Nhiều kiếp đa văn vẫn không bằng
Một ngày chuyên tu vô lậu nghiệp
Cửa đạo huyền môn đâu dễ thấy
Phải đủ duyên lành mới tỏ tường
Tuy ở trước mặt không gan tất
Mà xa vời vợi tận phương trời
Hữu duyên thiên lý nan tao ngộ
Vô duyện đối diện bất tương phùng
Thấy thì vào mà thẳng tiến Bồ Đề
Một mạch về nhà chẳng sợ lầm đường
Không thấy thì vòng quanh ngoài cửa đạo
Viễn vọng xây cất thành càn thát bà
Chỉ uổng công nhọc nhằn chẳng ích chi
Tâm chẳng thể quán tâm
Tâm chẳng thể tìm tâm
Như lưỡi gươm không thể tự cắt nó
Như ngón tay không thể tự sờ nó
Tâm quá khứ hiện tại vị lai đều không thể được
Lấy gì để quán niệm nó?
Những pháp môn được dựng lập bởi
ông họa sư tâm ý chỉ làm thêm rối rắm
Chỉ cần quên hết đi mọi tư niệm ấy
Thì tự nhiên không tự đâu mà ta đã vào cửa thiền
Không cho chi cũng không nhận chi, hãy tìm xem là cái gì?
Bảo trọng an vui, lên đường bình yên.
TT
"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
-
- Bài viết: 63
- Ngày: 10/10/13 02:41
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: TlPh
Re: Lăng Nghiêm thỉnh vấn
Thôi đành tùy duyên vậy, hãy để thời gian trả lời vậy! Nhưng ngã kiến chưa dứt thì trước sau vẫn bị che! Đường trước còn dài, hãy tự bảo trọng lấy! Mạt vàng trong mắt là bụi, y châu trên pháp là trần, kỷ linh còn chẳng trọng, Phật tổ là người gì? Vạn pháp chẳng quy tâm, lấy cái gì làm một, há chẳng tự bày lầm lần ư? Muốn tìm cái gì kia chứ, trước mắt mây trắng bây ngàn dặm, chẳng để ông đưa mắt nhìn, khi ông chưa kịp thấy thì cũng đã muộn rồi! Một điểm linh quang ngàn năm khó thấy, chẳng chịu để tâm, qua mất rồi thì muôn vạn duyên lành chỉ thế thôi! Chẳng biết, chẳng biết, trên đầu tóc bạc bao nhiêu lần, mà sao mắt lờ mờ chưa tỏ! Thỏ chạy lâu rồi mà chẳng rời gốc cây, kiếm rớt lâu rồi mà vẫn khắc thuyền, thôi đi, nhọc công mà làm gì? Sao chẳng chịu buông thân? Cảm phiền nhọc mắt lắng xem! Bảo trọng vậy!
Đang trực tuyến
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 16 khách