Mộng hay thật?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Mộng hay thật?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Kiến hòa đồng giải.

Còn nếu như không thể kiến hòa thì nên chấm dứt. Cố tranh luận cũng chẳng có ích cho ai cả ngoài việc tranh cải vô bổ, khơi động ngã mạn, hãy giành thì giờ đó mà tìm hiểu thêm các tài liệu hoặc dụng công phu thì hay hơn.

Khi gặp người hỏi, không nhất thiết phải trả lời.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Mộng hay thật?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

BATKHONG1985 đã viết:Kiến hòa đồng giải.

Còn nếu như không thể kiến hòa thì nên chấm dứt. Cố tranh luận cũng chẳng có ích cho ai cả ngoài việc tranh cải vô bổ, khơi động ngã mạn, hãy giành thì giờ đó mà tìm hiểu thêm các tài liệu hoặc dụng công phu thì hay hơn.

Khi gặp người hỏi, không nhất thiết phải trả lời.
Đây là nơi "Phật pháp vấn đáp" thì phải có vấn có đáp. Do đó :

Khi gặp người hỏi, nhất thiết phải trả lời

Khi tranh luận thì phải có hỏi, có trả lời. Đối với doccoden thì luôn trả lời những câu hỏi của người đối thoại, nhưng đến khi dcd hỏi thì người đối thoại lại tránh né :D Vậy thì còn gì là tranh luận, với những người như Đồng Nát thì đúng là chỉ mất thì giờ một cách vô bổ.


Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Mộng hay thật?

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

Đồng Nát đã viết:Chào các thiện hữu,
Có người bị kẻ cướp kề dao ngay cổ để cướp tư trang, Đồng Nát đi ngang qua thấy vậy ngó lơ, rồi bỏ đi luôn và nghĩ trong đầu:

Tốt xấu gì, đó đâu phải kẻ cướp, hay là việc làm thiện hay bất thiện, tại người ta sinh tâm phân biệt nên gọi là kẻ cướp, hay gọi là việc bất thiện đó chứ.
Cái hiện tượng gọi là "cướp" đó đâu có thật đâu, do tâm biến hiện ra đó chứ, như là mộng huyễn hư vọng mà thôi, tự nó tan biến thôi.

Nghĩ vậy có được không thưa các thiện hữu làm bạn lành để cho Đồng Nát dựa nương! kinhle
Hình như càng học phật pháp càng lúc Đồng Nát loạn nên đem ruột gan để lên đầu như thế đó. kinhle
hihi, đi đường thấy người ta bị cướp, trong lòng em cũng nghĩ, đó là quả báo mà người ta phải chịu, cũng không nên can thiệp vào làm gì :))


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Mộng hay thật?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

doccoden đã viết:
BATKHONG1985 đã viết:Kiến hòa đồng giải.

Còn nếu như không thể kiến hòa thì nên chấm dứt. Cố tranh luận cũng chẳng có ích cho ai cả ngoài việc tranh cải vô bổ, khơi động ngã mạn, hãy giành thì giờ đó mà tìm hiểu thêm các tài liệu hoặc dụng công phu thì hay hơn.

Khi gặp người hỏi, không nhất thiết phải trả lời.
Đây là nơi "Phật pháp vấn đáp" thì phải có vấn có đáp. Do đó :

Khi gặp người hỏi, nhất thiết phải trả lời

Khi tranh luận thì phải có hỏi, có trả lời. Đối với doccoden thì luôn trả lời những câu hỏi của người đối thoại, nhưng đến khi dcd hỏi thì người đối thoại lại tránh né :D Vậy thì còn gì là tranh luận, với những người như Đồng Nát thì đúng là chỉ mất thì giờ một cách vô bổ.
Vâng, đó là quan điểm của riêng DH.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Mộng hay thật?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Duyên Khởi đã viết:
hihi, đi đường thấy người ta bị cướp, trong lòng em cũng nghĩ, đó là quả báo mà người ta phải chịu, cũng không nên can thiệp vào làm gì :))
Vậy khi cướp vô nhà bạn rồi cướp, hiếp, giết chết những người thân của bạn thì sao ? Chả lẽ bạn cũng nghĩ "quả báo mà người thân của mình phải chịu, cũng không nên can thiệp vào làm gì" ? :D


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Mộng hay thật?

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
doccoden đã viết: Tam đoạn luận không bao giờ sai, chỉ có ví dụ của bác binh là sai, thậm chí cái ví dụ mà tôi trích lại cũng sai nốt :D Nếu binh vẫn không tìm thấy chỗ sai thì tôi sẽ phân tích cho mà thấy.


Nhắc lại, Tam đoạn luận là một lập luận gồm 3 đoạn, trong đó 2 đoạn đầu là tiên đề còn đoạn cuối là một chân lý được đúc kết theo logic.
Phần chữ màu đỏ của ĐH thật sự ko thích hợp.

- Sai theo Pháp thế gian :

Ngay cả Aristotle (người đã khởi xướng Tam đoạn luận) còn không nói ‘Tam đoạn luận không bao giờ sai’. 1 vài phân tích có thể có lợi ích :
‘Lưu ý rằng, một lập luận đúng (có hiệu lực) không nghĩa là một kết luận là đúng sự thật. Một lập luận là đúng nếu kết luận là hiển nhiên trên cơ sở các tiền đề đã cho. Khi đề cập đến tính đúng của lập luận người ta đã không đề cập tới tính chân lý của tiền đề. Như vậy khi xem xét tới tính đúng của lập luận người ta đã không xem xét kết luận là đúng hay sai. Nói một lập luận là đúng chỉ có nghĩa là trên cơ sở các tiền đề đã cho, lý luận để đưa tới kết luận là hợp logic. Tuy nhiên, nếu tiền đề của một lập luận có hiệu lực là đúng thì kết luận của nó sẽ đúng.’ - http://vi.wikipedia.org/wiki/Logic_h%C3 ... %E1%BB%A9c
Thêm nữa :
“Tam đoạn luận hầu như là nền tảng của phần lớn, nếu không nói là tất cả, suy tư của con người. Tam đoạn luận là lý luận ba câu. Ví dụ: (1) Mọi người đều chết. (2) Ông Xuân là người. (3) Vì vậy, ông Xuân sẽ chết. Hai câu đầu (1) và (2) của tam đoạn luận nầy là 2 tiền đề–tiền đề 1 và tiền đề 2. “Tiền” là trước (không phải là “money”, nhưng nếu bạn hiểu là money cho dễ nhớ thì cũng tốt, vì money thường đi trước mọi sự :-) ), tiền đề là mệnh đề đi trước; câu (3) là kết đề, tức là kết luận rút ra từ hai tiền đề.

Tam đoạn luận trên đây là tam đoạn luận suy diễn, vì nó “suy” từ cái chung (mọingười) đến cái riêng (ông Xuân).
Lý luận theo chiều ngược lại, từ vài cái riêng đến cái chung, goi là quy nạp. Và quy nạp thì dựa vào quan sát các trường hợp cá nhân, mà “quy” về một định luật chung cho tất cả. Ví dụ: (1) Hùng Vương chết, Hai Bà Trưng chết, Trần Hưng Đạo chết, Quang Trung chết, ông tôi chết, bà tôi chết, v.v.. (2) Các vị đó là người. (3) Vì vậy, mọi người đều phải chết.

• Hai tam đoạn luận này ta dùng rất thường xuyên trong ngày, nhưng gọn gàng hơn. Ví dụ, suy diễn kiểu các bà :-) : “Ông này làm gì mà ôm điện thoại đi ra xa, nói nhỏ xíu. Chắc là liên hệ bất chính với cô nào rồi.” Đây là rút ngắn của môt tam đoạn luận: (1) Đàn ông nói điện thoại cách bí mật là có liên hệ bất chính với đàn bà. (2) Ông này đang bí mật. (3) Vì vậy, ông này có liên hệ bất chính.

Lỗi lầm thường thấy nhất trong tam đoạn luận suy diễn là tiền đề đầu tiên thường quá rộng, theo kiểu vơ đũa cả nắm. Trong ví dụ trên, ở tiền đề 1, ta thấy ngay là nói chuyện bí mật đâu nhất thiết có nghĩa là có liên hệ bất chính, giả sử đó là bí mật quốc phòng hay bí mật nghề nghiệp thì sao?

Muốn cho chính xác hơn thì ta phải “thu nhỏ” lại một tí,và nói theo kiểu xác suất. Ví dụ: (1) Đàn ông, không thuộc diện có bí mật nghề nghiệp, mà nói chuyện bí mật thì có khả năng cao là có liên hệ bất chính. (2) Ông này không thuộc diện có bí mật nghề nghiệp mà cứ nói chuyện kiểu bí mật trước mặt mình, (3) thì có khả năng cao là có liên hệ bất chính.

“Khả năng cao” thì khá chính xác trên phương diện lý luận, nhưng không mạnh như trăm-phần-trăm. Vì vậy, các quí vị thiếu kinh nghiệm thuyết phục thường cứ cố ăn nói viết lách kiểu trăm-phần-trăm cho mạnh mẽ, nhưng làm người nghe và người đọc nhận ra ngay là mình lớ ngớ và không thành thật.

Điểm yếu của tiền đề 1 của tam đoạn luận suy diễn cũng chính là điểm yếu của kết đề của tam đoạn luận quy nạp. (1) Tôi thấy ông A nói điện thoại bí mật và có liên hệ bất chính. (2) Tôi cũng thấy ông B cũng vây; ông C cũng vậy.… (3) Vì vậy, hễ đàn ông nói chuyện điện thoại bí mật là có liên hệ bất chính.

Kết luận này quá rộng, theo kiểu vơ đũa cả nắm, cho nên không tin được. Nếu giảm lại một tí theo cách nói xác suất thì dễ tin hơn: “Vì vậy, hễ đàn ông nói điện thoại bí mật là có khả năng có liên hệ bất chính.”

Cả suy diễn và quy nạp (cũng như mọi luận lý khác của con người) đều có môt điểm rất yếu nữa, đó là các từ ngữ của con người luôn luôn có tính cách mù mờ, dùng tạm qua ngày thôi, chứ không giải quyết điều gì rốt ráo được. Ví du: (1) Hồng nhan thì đa truân. (2) Cô ấy đẹp quá. (3) Thành ra đời cô ấy khổ.

Phản biện: “Trời, con nhỏ đó, cái mặt mẹt như vậy mà chị nói là đẹp. Nó cực vì chuyên môn nói xạo, chớ hồng nhan cái gì!”

Ở đây ta thấy, từ “đẹp” rất mù mờ. Đẹp xấu tùy người đối diện, tùy say hay tĩnh. Bất cứ từ nào trong ngôn ngữ con người cũng đều mù mờ như thế. Cho nên, những người tin rằng có thể dùng ngôn ngữ và lý luận để giải quyết mọi thắc mắc ở đời, tìm ra mọi chân lý ở đời, là những người rất thiếu kinh nghiệm về lý luận.

• Một điểm yếu rất lớn khác nữa là tất cả mọi phương thức lý luận (kể cả tam đoạn luận) chỉ do con người tìm ra được trong cuộc sống mắt thấy tai nghe. Ví dụ: Tiền đề “Mọi người đều chết”. Ta biết được điều này là do thấy trong lịch sử (qua sách vở) và chung quanh ta ai cũng có lúc chết, cho nên ta “qui nạp” thành kết luận “Mọi người đều chết.” Rồi ta lại mang kết luận quy nạp này làm tiền đề cho một suy diễn mới, “Mọi người đều chết, hắn là người, cho hắn tha hồ ba hoa chích chòe đi rồi cũng có lúc phải chầu chúa thôi!”

Tức là quy nạp, suy diễn, hay bất kỳ lý luận nào ta sẽ học sau này, cũng chỉ là do kinh nghiệm quan sát của con người mà ra. Cho nên, các lý luận này khi gặp điều gì vượt quá vòng kinh nghiệm thường ngày của con người thì hoàn toàn không sử dụng được. Ví dụ: Tự nhiên có một cô gái rất trẻ, nhìn mới hai mươi mấy, đến gặp bạn và nói: “Tôi nói cho cậu bé hay nhé, cậu năm nay cở bốn mấy, thế thì cậu phải gọi tôi là ‘bà tiên tổ’ mới đúng, vì tôi năm nay 3.125 tuổi rồi.” Nếu cô bé này cứ nhất định như thế, và nếu chúng ta không thể chứng minh được tông tích cô này, toàn hệ thống công an cảnh sát của thế giới không có cách nào chứng minh được cô này từ đâu mà có, thì lúc đó ta có thể thấy lời cô ta nói có một cái gì đó có thể có giá trị, chứ chưa chắc là cô ta điên, và qui luật “Mọi người đều phải chết” có thể không dùng được, tối thiểu là trong trường hợp cô bé này.

• Nhận xét trên đây có hậu quả rất lớn cho đời sống con người trên thế giới ngày nay: Trong những lãnh vực xa hơn kinh nghiệm mắt thấy tai nghe (cộng thêm các máy móc phụ mắt và phụ tai), thì toàn hệ thống suy luận của con người không sử dụng được, và đó là lý do tại sao mà tôn giáo và các truyền thông tâm linh luôn luôn sống mạnh cho đến ngày nay, dù là tôn giáo và các truyền thống tâm kinh nói nhiều điều rất khác với kinh nghiệm hằng ngày và lý luận hằng ngày của ta. Các tôn giáo và truyền thống tâm tinh thường nhấn mạnh đến những kinh nghiệm vượt xa kinh nghiệm hằng ngày—Ví dụ: Nói chuyện với Chúa hiện ra trước mặt, nói chuyện với Quan âm Bồ tát hiện ra trước mặt… Ở đây ta không bàn đúng sai, ta chỉ cần hiểu rằng các kinh nghiệm cá nhân siêu hình, dù thật hay không thật, là các kinh nghiệm không thuộc trong lĩnh vực hoạt dộng của ngôn ngữ và lý luận thông thường. Cho nên nếu ta cố gắng tranh biện về các vấn đề này tức là ta rất thiếu kinh nghiệm về ngôn ngữ và lý luận.

• Một điểm quan trọng khác trong việc sử dụng và hiểu biết ngôn ngữ là: Ngôn ngữ, vì giới hạn rất lớn của nó, thường được sử dụng như là “hé cánh cửa” để mời ta vào bên trong và thấy rõ hơn. Nếu ta không chịu mở cửa bước vào, thì không thể thấy bên trong. Ví dụ: Bạn thường ngày về nhà 6 giờ chiều. Hôm nay không hẹn nhưng lại về 11 giờ đêm, vào nhà thấy nàng còn ngồi đó bên mâm cơm và nói “Em đợi anh từ chiều đến giờ.” Bạn thực sự thấy được gì, thấy được bao nhiêu, trong câu nói đơn sơ nhẹ nhàng đó, hay là chỉ lý luận: “Đến giờ thì đi ngủ đi chứ, tại sao đợi làm gì?”

• Luận lý học là khoa học về sử dụng ngôn ngữ và lý luận chính xác. Nó rất cần cho chúng ta trong công việc và đời sống hằng ngày. Cho nên ta phải nắm vững. Và khi đã nắm vững, ta cũng phải biết ngôn ngữ và lý luận có rất nhiều giới hạn. Khi đọc hay nghe một câu nói, có nghĩa là chúng ta nhận được cái bánh ít bọc lá chuối. Ngôn ngữ lý luận là lớp lá bọc, tư tưởng tâm tình là bánh bên trong. Ta ăn bánh bỏ vỏ, hay ăn vỏ bỏ bánh?”
- Nguồn : http://blog.apps.zing.vn/tommydinh/blog ... 0?zmever=0
(chư ĐH ko cần phải đọc hết toàn bài, chỉ cần lưu ý những chữ màu xanh là nắm đc ý chính của tác giả)

Như vậy thì rõ rồi nhé ! Tính đúng đắn của Tam Đoạn luận phụ thuộc vào tiên đề khởi xướng (diễn dịch)/ tiên đề kết luận (quy nạp). Mà tính đúng đắn của các tiền đề này thì Aristotle ko có đảm bảo. Aristotle chỉ bảo đảm các lập luận này là logic và chuẩn xác.

- Sai theo Pháp Phật :
Hộ trì chân lý, này Bharadvaja không đủ để một người có trí đi đến kết luận một chiều là: "Chỉ đây là không bao giờ sai, ngoài ra đều là sai lầm"

Kinh Canki số 95 Kinh Trung Bộ
(phần màu đỏ in đậm là phần cục đất sửa đổi so với Chánh kinh, văn sai khác nhưng nghĩa tương đồng)

Chúc an lạc và tăng thịnh trong các Thiện pháp !

:)


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Mộng hay thật?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

cục đất đã viết:tangbong
doccoden đã viết: Tam đoạn luận không bao giờ sai, chỉ có ví dụ của bác binh là sai, thậm chí cái ví dụ mà tôi trích lại cũng sai nốt :D Nếu binh vẫn không tìm thấy chỗ sai thì tôi sẽ phân tích cho mà thấy.


Nhắc lại, Tam đoạn luận là một lập luận gồm 3 đoạn, trong đó 2 đoạn đầu là tiên đề còn đoạn cuối là một chân lý được đúc kết theo logic.
Phần chữ màu đỏ của ĐH thật sự ko thích hợp.

- Sai theo Pháp thế gian :

Ngay cả Aristotle (người đã khởi xướng Tam đoạn luận) còn không nói ‘Tam đoạn luận không bao giờ sai’. 1 vài phân tích có thể có lợi ích :
‘Lưu ý rằng, một lập luận đúng (có hiệu lực) không nghĩa là một kết luận là đúng sự thật. Một lập luận là đúng nếu kết luận là hiển nhiên trên cơ sở các tiền đề đã cho. Khi đề cập đến tính đúng của lập luận người ta đã không đề cập tới tính chân lý của tiền đề. Như vậy khi xem xét tới tính đúng của lập luận người ta đã không xem xét kết luận là đúng hay sai. Nói một lập luận là đúng chỉ có nghĩa là trên cơ sở các tiền đề đã cho, lý luận để đưa tới kết luận là hợp logic. Tuy nhiên, nếu tiền đề của một lập luận có hiệu lực là đúng thì kết luận của nó sẽ đúng.’ - http://vi.wikipedia.org/wiki/Logic_h%C3 ... %E1%BB%A9c
Thêm nữa :
“Tam đoạn luận hầu như là nền tảng của phần lớn, nếu không nói là tất cả, suy tư của con người. Tam đoạn luận là lý luận ba câu. Ví dụ: (1) Mọi người đều chết. (2) Ông Xuân là người. (3) Vì vậy, ông Xuân sẽ chết. Hai câu đầu (1) và (2) của tam đoạn luận nầy là 2 tiền đề–tiền đề 1 và tiền đề 2. “Tiền” là trước (không phải là “money”, nhưng nếu bạn hiểu là money cho dễ nhớ thì cũng tốt, vì money thường đi trước mọi sự :-) ), tiền đề là mệnh đề đi trước; câu (3) là kết đề, tức là kết luận rút ra từ hai tiền đề.

Tam đoạn luận trên đây là tam đoạn luận suy diễn, vì nó “suy” từ cái chung (mọingười) đến cái riêng (ông Xuân).
Lý luận theo chiều ngược lại, từ vài cái riêng đến cái chung, goi là quy nạp. Và quy nạp thì dựa vào quan sát các trường hợp cá nhân, mà “quy” về một định luật chung cho tất cả. Ví dụ: (1) Hùng Vương chết, Hai Bà Trưng chết, Trần Hưng Đạo chết, Quang Trung chết, ông tôi chết, bà tôi chết, v.v.. (2) Các vị đó là người. (3) Vì vậy, mọi người đều phải chết.

• Hai tam đoạn luận này ta dùng rất thường xuyên trong ngày, nhưng gọn gàng hơn. Ví dụ, suy diễn kiểu các bà :-) : “Ông này làm gì mà ôm điện thoại đi ra xa, nói nhỏ xíu. Chắc là liên hệ bất chính với cô nào rồi.” Đây là rút ngắn của môt tam đoạn luận: (1) Đàn ông nói điện thoại cách bí mật là có liên hệ bất chính với đàn bà. (2) Ông này đang bí mật. (3) Vì vậy, ông này có liên hệ bất chính.

Lỗi lầm thường thấy nhất trong tam đoạn luận suy diễn là tiền đề đầu tiên thường quá rộng, theo kiểu vơ đũa cả nắm. Trong ví dụ trên, ở tiền đề 1, ta thấy ngay là nói chuyện bí mật đâu nhất thiết có nghĩa là có liên hệ bất chính, giả sử đó là bí mật quốc phòng hay bí mật nghề nghiệp thì sao?

Muốn cho chính xác hơn thì ta phải “thu nhỏ” lại một tí,và nói theo kiểu xác suất. Ví dụ: (1) Đàn ông, không thuộc diện có bí mật nghề nghiệp, mà nói chuyện bí mật thì có khả năng cao là có liên hệ bất chính. (2) Ông này không thuộc diện có bí mật nghề nghiệp mà cứ nói chuyện kiểu bí mật trước mặt mình, (3) thì có khả năng cao là có liên hệ bất chính.

“Khả năng cao” thì khá chính xác trên phương diện lý luận, nhưng không mạnh như trăm-phần-trăm. Vì vậy, các quí vị thiếu kinh nghiệm thuyết phục thường cứ cố ăn nói viết lách kiểu trăm-phần-trăm cho mạnh mẽ, nhưng làm người nghe và người đọc nhận ra ngay là mình lớ ngớ và không thành thật.

Điểm yếu của tiền đề 1 của tam đoạn luận suy diễn cũng chính là điểm yếu của kết đề của tam đoạn luận quy nạp. (1) Tôi thấy ông A nói điện thoại bí mật và có liên hệ bất chính. (2) Tôi cũng thấy ông B cũng vây; ông C cũng vậy.… (3) Vì vậy, hễ đàn ông nói chuyện điện thoại bí mật là có liên hệ bất chính.

Kết luận này quá rộng, theo kiểu vơ đũa cả nắm, cho nên không tin được. Nếu giảm lại một tí theo cách nói xác suất thì dễ tin hơn: “Vì vậy, hễ đàn ông nói điện thoại bí mật là có khả năng có liên hệ bất chính.”

Cả suy diễn và quy nạp (cũng như mọi luận lý khác của con người) đều có môt điểm rất yếu nữa, đó là các từ ngữ của con người luôn luôn có tính cách mù mờ, dùng tạm qua ngày thôi, chứ không giải quyết điều gì rốt ráo được. Ví du: (1) Hồng nhan thì đa truân. (2) Cô ấy đẹp quá. (3) Thành ra đời cô ấy khổ.

Phản biện: “Trời, con nhỏ đó, cái mặt mẹt như vậy mà chị nói là đẹp. Nó cực vì chuyên môn nói xạo, chớ hồng nhan cái gì!”

Ở đây ta thấy, từ “đẹp” rất mù mờ. Đẹp xấu tùy người đối diện, tùy say hay tĩnh. Bất cứ từ nào trong ngôn ngữ con người cũng đều mù mờ như thế. Cho nên, những người tin rằng có thể dùng ngôn ngữ và lý luận để giải quyết mọi thắc mắc ở đời, tìm ra mọi chân lý ở đời, là những người rất thiếu kinh nghiệm về lý luận.

• Một điểm yếu rất lớn khác nữa là tất cả mọi phương thức lý luận (kể cả tam đoạn luận) chỉ do con người tìm ra được trong cuộc sống mắt thấy tai nghe. Ví dụ: Tiền đề “Mọi người đều chết”. Ta biết được điều này là do thấy trong lịch sử (qua sách vở) và chung quanh ta ai cũng có lúc chết, cho nên ta “qui nạp” thành kết luận “Mọi người đều chết.” Rồi ta lại mang kết luận quy nạp này làm tiền đề cho một suy diễn mới, “Mọi người đều chết, hắn là người, cho hắn tha hồ ba hoa chích chòe đi rồi cũng có lúc phải chầu chúa thôi!”

Tức là quy nạp, suy diễn, hay bất kỳ lý luận nào ta sẽ học sau này, cũng chỉ là do kinh nghiệm quan sát của con người mà ra. Cho nên, các lý luận này khi gặp điều gì vượt quá vòng kinh nghiệm thường ngày của con người thì hoàn toàn không sử dụng được. Ví dụ: Tự nhiên có một cô gái rất trẻ, nhìn mới hai mươi mấy, đến gặp bạn và nói: “Tôi nói cho cậu bé hay nhé, cậu năm nay cở bốn mấy, thế thì cậu phải gọi tôi là ‘bà tiên tổ’ mới đúng, vì tôi năm nay 3.125 tuổi rồi.” Nếu cô bé này cứ nhất định như thế, và nếu chúng ta không thể chứng minh được tông tích cô này, toàn hệ thống công an cảnh sát của thế giới không có cách nào chứng minh được cô này từ đâu mà có, thì lúc đó ta có thể thấy lời cô ta nói có một cái gì đó có thể có giá trị, chứ chưa chắc là cô ta điên, và qui luật “Mọi người đều phải chết” có thể không dùng được, tối thiểu là trong trường hợp cô bé này.

• Nhận xét trên đây có hậu quả rất lớn cho đời sống con người trên thế giới ngày nay: Trong những lãnh vực xa hơn kinh nghiệm mắt thấy tai nghe (cộng thêm các máy móc phụ mắt và phụ tai), thì toàn hệ thống suy luận của con người không sử dụng được, và đó là lý do tại sao mà tôn giáo và các truyền thông tâm linh luôn luôn sống mạnh cho đến ngày nay, dù là tôn giáo và các truyền thống tâm kinh nói nhiều điều rất khác với kinh nghiệm hằng ngày và lý luận hằng ngày của ta. Các tôn giáo và truyền thống tâm tinh thường nhấn mạnh đến những kinh nghiệm vượt xa kinh nghiệm hằng ngày—Ví dụ: Nói chuyện với Chúa hiện ra trước mặt, nói chuyện với Quan âm Bồ tát hiện ra trước mặt… Ở đây ta không bàn đúng sai, ta chỉ cần hiểu rằng các kinh nghiệm cá nhân siêu hình, dù thật hay không thật, là các kinh nghiệm không thuộc trong lĩnh vực hoạt dộng của ngôn ngữ và lý luận thông thường. Cho nên nếu ta cố gắng tranh biện về các vấn đề này tức là ta rất thiếu kinh nghiệm về ngôn ngữ và lý luận.

• Một điểm quan trọng khác trong việc sử dụng và hiểu biết ngôn ngữ là: Ngôn ngữ, vì giới hạn rất lớn của nó, thường được sử dụng như là “hé cánh cửa” để mời ta vào bên trong và thấy rõ hơn. Nếu ta không chịu mở cửa bước vào, thì không thể thấy bên trong. Ví dụ: Bạn thường ngày về nhà 6 giờ chiều. Hôm nay không hẹn nhưng lại về 11 giờ đêm, vào nhà thấy nàng còn ngồi đó bên mâm cơm và nói “Em đợi anh từ chiều đến giờ.” Bạn thực sự thấy được gì, thấy được bao nhiêu, trong câu nói đơn sơ nhẹ nhàng đó, hay là chỉ lý luận: “Đến giờ thì đi ngủ đi chứ, tại sao đợi làm gì?”

• Luận lý học là khoa học về sử dụng ngôn ngữ và lý luận chính xác. Nó rất cần cho chúng ta trong công việc và đời sống hằng ngày. Cho nên ta phải nắm vững. Và khi đã nắm vững, ta cũng phải biết ngôn ngữ và lý luận có rất nhiều giới hạn. Khi đọc hay nghe một câu nói, có nghĩa là chúng ta nhận được cái bánh ít bọc lá chuối. Ngôn ngữ lý luận là lớp lá bọc, tư tưởng tâm tình là bánh bên trong. Ta ăn bánh bỏ vỏ, hay ăn vỏ bỏ bánh?”
- Nguồn : http://blog.apps.zing.vn/tommydinh/blog ... 0?zmever=0
(chư ĐH ko cần phải đọc hết toàn bài, chỉ cần lưu ý những chữ màu xanh là nắm đc ý chính của tác giả)

Như vậy thì rõ rồi nhé ! Tính đúng đắn của Tam Đoạn luận phụ thuộc vào tiên đề khởi xướng (diễn dịch)/ tiên đề kết luận (quy nạp). Mà tính đúng đắn của các tiền đề này thì Aristotle ko có đảm bảo. Aristotle chỉ bảo đảm các lập luận này là logic và chuẩn xác.

- Sai theo Pháp Phật :
Hộ trì chân lý, này Bharadvaja không đủ để một người có trí đi đến kết luận một chiều là: "Chỉ đây là không bao giờ sai, ngoài ra đều là sai lầm"

Kinh Canki số 95 Kinh Trung Bộ
(phần màu đỏ in đậm là phần cục đất sửa đổi so với Chánh kinh, văn sai khác nhưng nghĩa tương đồng)

Chúc an lạc và tăng thịnh trong các Thiện pháp !

:)

Bạn CD không hiểu đúng ý của tôi khi nhấn mạnh "Tam đoạn luận không bao giờ sai". Tôi nói như vậy theo nghĩa là nó không bao giờ sai (luôn luôn đúng) theo mối liên hệ trong Tam đoạn luận. Tức là 2 tiên đề mà đúng thì phần 3 kết luận lúc nào cũng đúng. Mà "tiên đề" được xem là chân lý mặc nhiên rồi, nên trong cuộc sống lúc nào cũng phải lấy những "sự thật đã được thừa nhận" để làm tiên đề cho Tam đoạn luận. Chẳng ai lại lấy "sự thật" còn mơ hồ, chưa thể kiểm chứng, làm tiên đề cho Tam đoạn luận.

Mở rộng ra, "tiên đề" lại là "sự thật đã được thừa nhận", nhưng có khi chỉ là sự thật tương đối, có giới hạn. Lúc này thì "tiên đề" lại sai nên phần 3 kết luận, do dựa trên tiên đề nên phải sai theo. Bạn chỉ trích như vậy là do đứng ở góc độ "xét về mặt đúng sai của tiên đề" chứ không phải đứng ở góc độ "xét về mặt đúng sai của mối tương quan nhân quả trong Tam đoạn luận".

Như vậy thì rõ rồi nhé ! Tính đúng đắn của Tam Đoạn luận phụ thuộc vào tiên đề khởi xướng (diễn dịch)/ tiên đề kết luận (quy nạp). Mà tính đúng đắn của các tiền đề này thì Aristotle ko có đảm bảo. Aristotle chỉ bảo đảm các lập luận này là logic và chuẩn xác.

Rõ rồi nhé :D Bạn vạch ra sự sai trái Tam Đoạn luận ở góc độ "phụ thuộc vào tiên đề khởi xướng", còn tôi khẳng định nó chả bao giờ sai là đứng ở góc độ "bảo đảm các lập luận này là logic và chuẩn xác"

-----------------

Tôi không đồng ý với những phần bạn tô xanh !
_ Chân lý lúc nào cũng thông qua kinh nghiệm quan sát của con người mà ra.

Bởi vậy tôi luôn ủng hộ dùng khoa học để thẩm tra mọi tôn giáo,trong đó có Phật giáo. Còn như quan điểm của bạn thì tôn giáo đứng trên khoa học. Tôi là người duy lý nên phán xét vấn đề theo lý trí, còn những vấn đề về lòng tin, siêu hình học... thì chỉ là món ăn tinh thần của những tâm hồn yếu ớt. Nếu có ai khó chịu vì những câu nói trên thì hãy thông cảm cho bản tính "nghĩ sao nói vậy" của tôi :D


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Mộng hay thật?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

_ Chân lý lúc nào cũng thông qua kinh nghiệm quan sát của con người mà ra.

Người nào cho câu này là chân lý người đó mải mải là khẻ phàm nhân thiển trí.
Chỉ có người đã từng trãi qua kinh nghiệm thực hành thực chứng mới có thể thẩm thấu lời Đức Phật dạy.
Bởi vậy tôi luôn ủng hộ dùng khoa học để thẩm tra mọi tôn giáo,trong đó có Phật giáo.
Tôi là người duy lý nên phán xét vấn đề theo lý trí, còn những vấn đề về lòng tin, siêu hình học... thì chỉ là món ăn tinh thần của những tâm hồn yếu ớt.
Câu nầy đá câu kia,
Trí tuệ của Bác sĩ, kỷ sư, những nhà khoa học chỉ là trí tuệ còn luân hồi sanh tử trong tam giới, làm sao có thể đem ra so sánh với trí tuệ
vô biên của Đức phật, bởi vậy một người duy lý nên phán xét vấn đề theo lý trí theo khoa học để thẩm tra lại thiếu đi kinh nghiệm thực hành thực chứng thì làm sao mới có thể thẩm thấu lời Đức Phật dạy. :(


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
trungduong
Bài viết: 94
Ngày: 17/12/11 10:56
Giới tính: Nam
Đến từ: BLBL

Re: Mộng hay thật?

Bài viết chưa xem gửi bởi trungduong »

khai nhụy đã viết:_ Chân lý lúc nào cũng thông qua kinh nghiệm quan sát của con người mà ra.

Người nào cho câu này là chân lý người đó mải mải là khẻ phàm nhân thiển trí.
Chỉ có người đã từng trãi qua kinh nghiệm thực hành thực chứng mới có thể thẩm thấu lời Đức Phật dạy.
Bởi vậy tôi luôn ủng hộ dùng khoa học để thẩm tra mọi tôn giáo,trong đó có Phật giáo.
Tôi là người duy lý nên phán xét vấn đề theo lý trí, còn những vấn đề về lòng tin, siêu hình học... thì chỉ là món ăn tinh thần của những tâm hồn yếu ớt.
Câu nầy đá câu kia,
Trí tuệ của Bác sĩ, kỷ sư, những nhà khoa học chỉ là trí tuệ còn luân hồi sanh tử trong tam giới, làm sao có thể đem ra so sánh với trí tuệ
vô biên của Đức phật, bởi vậy một người duy lý nên phán xét vấn đề theo lý trí theo khoa học để thẩm tra lại thiếu đi kinh nghiệm thực hành thực chứng thì làm sao mới có thể thẩm thấu lời Đức Phật dạy. :(
Đúng vậy! tangbong
Người mà dùng lấy khoa học để thẩm tra Phật giáo mà không qua thực hành thì mãi mãi cũng chỉ là đãy sách mà thôi. Chẳng ích lợi cho tự thân một khi thọ mạng chấm dứt.
Vậy còn chưa tỉnh ngộ ngồi đó mà cãi lý.
Dừng lại đi được rồi đó ạ. tangbong tangbong =((


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Mộng hay thật?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Học Nhơn Minh Luận thì không học, lại đưa ra Tam đoạn luận và kêu cái này dễ hơn, Trong Nhơn Minh Luận có Ngũ Đoạn Luận, dạy phương pháp "dụ"( Dụ ở đây nghĩa là đưa ra các ví dụ, chứ không phải dạy cách đi dụ phỉnh người khác đâu :) ), nếu nắm vững Nhơn Minh Luận là nắm được phương pháp luận thì sẽ tự thấy được mâu thuẫn nội tại trong chính bản thân mình, tự mình sáng ra, ngoài ra còn có thể biện giải như các đệ tử Phật không hề nao núng trước ngoại đạo thử thách.
Vì không thấu đáo cho nên ngỡ là Nhơn Minh Luận thì cũng như Tam đoạn Luận nên lấy Tam đoạn luận thế cho Nhơn Minh Luận, bởi vậy rồi cứ lấy "râu ông này cắm cằm bà kia" xong cứ kêu người khác biện giải, mất thì giờ cả 2 phía vì cho chơi lòng vòng kiểu "cắc ké là mẹ kỳ nhông, kỳ nhông là ông kỳ đà..." cuối cùng không có hồi kết. Biết rõ vậy mà. kinhle

• Lỗi lầm thường thấy nhất trong Tam đoạn luận suy diễn là tiền đề đầu tiên thường quá rộng, theo kiểu vơ đũa cả nắm dẫn đến kết đề(kết luận) cũng "vơ đũa cả nắm"! Đồng Nát xin thử lập luận theo Tam Đoạn Luận thử xem ai dám bắt bí được Đồng Nát:

Ví dụ lập luận theo Tam đoạn Luận như sau:
Tiên đề 1: Gỗ nhẹ hơn sắt. (quá chính xác luôn! ai dám cãi nào?) :D
Tiên đề 2: Do gỗ nhẹ nên gỗ nổi được trên mặt nước, do sắt nặng nên sắt chìm dưới nước. (thiệt là ai cũng thấy vậy mà, dám cãi không?) :D
Kết đề: Vì vậy cái gì làm bằng gỗ thì nổi được trên mặt nước, cái gì được làm bằng sắt thì "chìm nghỉm" dưới nước! (tuyên bố chắc như đinh đóng vào cột...bê-tông! :D )

Phản biện: vậy tàu thuyền làm bằng sắt sao không chìm :D
"Cứng họng! á khẩu!" sau khi bị phản biện :((

Ví dụ 2:
Tiên đề 1: Ngựa có 4 chân, người có 2 chân.(không hề sai!)
Tiên đề 2: Ngựa chạy nhanh hơn người. (Đúng luôn, thiệt vậy ai dám cãi) :D
Kết đề: Do ngựa có 4 chân nên chạy nhanh hơn người có 2 chân.

Phản biện: vậy nếu người ta không cưỡi ngựa mà bước xuống đi chung với ngựa thì có tổng cộng 6 chân, chắc 6 chân phải đi nhanh hơn 4 chân?
Áh..."áh khẩu" vì tin vào Tam đoạn luận suy diễn do "đoạn kiến" thầy đúng mà hiểu sai, dẫn đến kết luận sai, nhà Phật gọi là "tà kiến"! :D

Cũng giống như nói "Ai cũng phải chết cả, chết là hết!" nhưng đó là quan niệm của phàm phu do "đoạn kiến" nghĩa là chỉ thấy được một giai đoạn trong cả một quá trình biến đổi Vô thỉ vô chung, rồi vội vàng kết luận "chết là hết", nhưng Phật chỉ ra cho thấy rằng "chết chưa phải là hết" mà là tiếp tục lăn trôi trong luân hồi!
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 25/12/11 20:42 với 1 lần sửa.


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Mộng hay thật?

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
khai nhụy đã viết:_ Chân lý lúc nào cũng thông qua kinh nghiệm quan sát của con người mà ra.

Người nào cho câu này là chân lý người đó mải mải là khẻ phàm nhân thiển trí.
Chỉ có người đã từng trãi qua kinh nghiệm thực hành thực chứng mới có thể thẩm thấu lời Đức Phật dạy.
Bởi vậy tôi luôn ủng hộ dùng khoa học để thẩm tra mọi tôn giáo,trong đó có Phật giáo.
Tôi là người duy lý nên phán xét vấn đề theo lý trí, còn những vấn đề về lòng tin, siêu hình học... thì chỉ là món ăn tinh thần của những tâm hồn yếu ớt.
Câu nầy đá câu kia,
Trí tuệ của Bác sĩ, kỷ sư, những nhà khoa học chỉ là trí tuệ còn luân hồi sanh tử trong tam giới, làm sao có thể đem ra so sánh với trí tuệ
vô biên của Đức phật, bởi vậy một người duy lý nên phán xét vấn đề theo lý trí theo khoa học để thẩm tra lại thiếu đi kinh nghiệm thực hành thực chứng thì làm sao mới có thể thẩm thấu lời Đức Phật dạy. :(
Lời ĐH là hoàn toàn khế hợp, nhưng lại ko tương ưng với 'tâm' người đang vấn. Mong ĐH khéo tác ý ~ Pháp này để ko làm nảy sinh bất Thiện pháp, vì Thế Tôn có dạy : "Chớ có nghe lời Ta chỉ vì kính phục Ta ! Hãy để cho các hàng hữu học thử thách lời Ta nói, giống như người thợ kim hoàng khéo léo thử Vàng". Lời ĐH ấy nói ko hoàn toàn trọn vẹn chứ ko phải ko đúng.
Lời thật mong ĐH hoan hỷ ! :)
doccoden đã viết: Chân lý lúc nào cũng thông qua kinh nghiệm quan sát của con người mà ra
Chính vì hiểu rõ 'ý' (tâm) của ĐH nên cục đất đã giải rõ nghĩa này (tức Tam đoạn luận), cục đất còn tỏ rõ ĐH thường ko trọn vẹn nghĩa văn trong các Pháp. Dù là Pháp thế gian nhưng cũng cần hiểu đúng quan điểm người khởi xướng (nếu ko thì tác giả buồn lắm :) ). Mấy ai đọc vào câu nói của ĐH mà hiểu được đầy đủ ý nghĩa ? cục đất đã giúp ĐH làm cho đầy đủ ý nghĩa, ĐH ko cảm ơn sao lại còn ‘trường uốn’. :)

Những chữ màu đỏ ở trên thật sự ko trọn vẹn.
1 Pháp ngay trong hiện tại ĐH còn ko tỏ rõ thì còn nói gì là 'Chân lý' (tức là ĐH ngồi yên hay chuyển động)
Và nay, cục đất xin hỏi lại ĐH: 'Ngay lúc này, ĐH nhìn thấy một ngôi sao cách chúng ta 2 tỷ năm ánh sáng. ĐH có thể trả lời đc rằng : ngôi sao này hiện đang tồn tại hay ko tồn tại, đang nhỏ hay lớn như thế nào, năng lượng là bao nhiêu... ?' (có thể trả lời bằng 'mắt' của tự thân quan sát, có thể nhờ các nhà Khoa học với các dụng cụ đo đạc hiện đại nhất hiện nay hoặc mai sau để trả lời câu hỏi)

Khi nào ĐH trả lời đầy đủ, rành rọt nghĩa văn của các Pháp thì cục đất chấp nhận ~ danh tự màu đỏ là trọn vẹn. Nếu ĐH ko thể trả lời đầy đủ, rành rọt nghĩa văn của các Pháp thì ~ danh tự màu đỏ hãy tạm nên gác lại.

Và đối với vấn đề này (dù là Nhơn Minh Luận, Tam đoạn luận hay Kinh Luận...), Pháp Bảo để lại 1 Pháp còn cao hơn để 'đối trị' :
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:

Có một số Sa môn, Bà là môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ và là chói sáng quan điểm của mình nhưng họ lại bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc quan điểm của người khác. Chúng con có những nghi ngờ và phân vân trong những vị này, ai nói sự thật, ai nói sai sự thật ?

Này các Kàlàmà,
1.chớ có tin vì nghe truyền thuyết,
2.chớ có tin vì theo truyền thống,
3.chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng,
4.chớ có tin vì lý luận siêu hình,
5.chớ có tin vì đúng theo một lập trường,
6.chớ có tin vì phù hợp với định kiến,
7.chớ có tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền và
8.chớ có tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình.

Này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: Các pháp này là bất thiện, là tội lỗi; các pháp này bị những người có trí chỉ trích; các pháp này nếu chấp nhận và thực hiện đưa đến bất hạnh và khổ đau, thì này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng.

Này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: Các pháp này là thiện, là không có tội lỗi; các pháp này được những người có trí tán thán; các pháp này nếu chấp nhận thực hiện đưa đến hạnh phúc và an lạc, thì này Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú.

http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi07.html
cục đất tu theo Phật, lòng tôn kính đức Phật là tuyệt đối. Vì lòng tôn kính Phật là tuyệt đối, cục đất còn Không chấp nhận Kinh Tạng Nikaya (Kinh Văn nguyên thủy) là những lời Phật dạy còn nói gì những thứ như 'Tôn giáo, Khoa học, Kinh luận, giáo điều...'

Chân lý ko phụ thuộc vào Phật, ko phụ thuộc Tôn giáo, ko phụ thuộc Khoa học... nên ko thể lấy ~ thứ đó làm y cứ cho Chánh Trí.

Pháp Bảo là Vô thượng trên đời; dành cho người có trí ko phải cho người vô trí; đến để mà thấy, ko phải đến để mà nghe.

Chúc chư ĐH an lạc và tăng thịnh trong Thánh pháp của Thế Tôn !

:)


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Mộng hay thật?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

cục đất đã viết: Chính vì hiểu rõ 'ý' (tâm) của ĐH nên cục đất đã giải rõ nghĩa này (tức Tam đoạn luận), cục đất còn tỏ rõ ĐH thường ko trọn vẹn nghĩa văn trong các Pháp. Dù là Pháp thế gian nhưng cũng cần hiểu đúng quan điểm người khởi xướng (nếu ko thì tác giả buồn lắm :) ). Mấy ai đọc vào câu nói của ĐH mà hiểu được đầy đủ ý nghĩa ? cục đất đã giúp ĐH làm cho đầy đủ ý nghĩa, ĐH ko cảm ơn sao lại còn ‘trường uốn’. :)

Ấy :D Tôi có ‘trường uốn’ gì đâu, chỉ giải thích cho rõ ý hơn. Còn cục đất hiểu sai ý tôi nên tôi mới giải thích cho rõ ý chứ không phải là hiểu đúng ý tôi để rồi "giúp ĐH làm cho đầy đủ ý nghĩa" => ko cảm ơn được :))


cục đất đã viết:Những chữ màu đỏ ở trên thật sự ko trọn vẹn.
1 Pháp ngay trong hiện tại ĐH còn ko tỏ rõ thì còn nói gì là 'Chân lý' (tức là ĐH ngồi yên hay chuyển động)
Và nay, cục đất xin hỏi lại ĐH: 'Ngay lúc này, ĐH nhìn thấy một ngôi sao cách chúng ta 2 tỷ năm ánh sáng. ĐH có thể trả lời đc rằng : ngôi sao này hiện đang tồn tại hay ko tồn tại, đang nhỏ hay lớn như thế nào, năng lượng là bao nhiêu... ?' (có thể trả lời bằng 'mắt' của tự thân quan sát, có thể nhờ các nhà Khoa học với các dụng cụ đo đạc hiện đại nhất hiện nay hoặc mai sau để trả lời câu hỏi)

Khi nào ĐH trả lời đầy đủ, rành rọt nghĩa văn của các Pháp thì cục đất chấp nhận ~ danh tự màu đỏ là trọn vẹn. Nếu ĐH ko thể trả lời đầy đủ, rành rọt nghĩa văn của các Pháp thì ~ danh tự màu đỏ hãy tạm nên gác lại.
:)) Bạn lại hiểu sai nữa, hãy xem lại những gì bạn viết :

Trong những lãnh vực xa hơn kinh nghiệm mắt thấy tai nghe (cộng thêm các máy móc phụ mắt và phụ tai), thì toàn hệ thống suy luận của con người không sử dụng được

Bởi vậy tôi không dùng "kinh nghiệm mắt thấy tai nghe" mà lại dùng :

Chân lý lúc nào cũng thông qua kinh nghiệm quan sát của con người mà ra

Ai cũng biết giác quan con người bị giới hạn ra sao rồi. Máy móc trong khoa học chính là phần "kéo dài" của giác quan con người. Mọi phát minh đều phải qua quan sát thực nghiệm xác nhận thì mới là chân lý, nếu không thì dù lý thuyết có hợp lý thế nào cũng chỉ là giả thiết.

Còn câu hỏi "ngôi sao" của bạn tôi thấy lạ. Chả lẽ dụng cụ đo đạc hiện đại nhất cũng bó tay ? Mà có như vậy thì cũng chả dính dáng gì đến câu nói "Chân lý lúc nào cũng..." :D



cục đất đã viết:Và đối với vấn đề này (dù là Nhơn Minh Luận, Tam đoạn luận hay Kinh Luận...) Thế Tôn dạy 1 Pháp còn cao hơn để 'đối trị'. Chúng ta cùng ôn lại :
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:

Có một số Sa môn, Bà là môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ và là chói sáng quan điểm của mình nhưng họ lại bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc quan điểm của người khác. Chúng con có những nghi ngờ và phân vân trong những vị này, ai nói sự thật, ai nói sai sự thật ?

Này các Kàlàmà,
1.chớ có tin vì nghe truyền thuyết,
2.chớ có tin vì theo truyền thống,
3.chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng,
4.chớ có tin vì lý luận siêu hình,
5.chớ có tin vì đúng theo một lập trường,
6.chớ có tin vì phù hợp với định kiến,
7.chớ có tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền và
8.chớ có tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình.

Này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: Các pháp này là bất thiện, là tội lỗi; các pháp này bị những người có trí chỉ trích; các pháp này nếu chấp nhận và thực hiện đưa đến bất hạnh và khổ đau, thì này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng.

Này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: Các pháp này là thiện, là không có tội lỗi; các pháp này được những người có trí tán thán; các pháp này nếu chấp nhận thực hiện đưa đến hạnh phúc và an lạc, thì này Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú.

http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi07.html
cục đất tu theo Phật, lòng tôn kính đức Phật là tuyệt đối. Vì lòng tôn kính Phật là tuyệt đối, cục đất còn Không chấp nhận Kinh Tạng Nikaya (Kinh Văn nguyên thủy) là những lời Phật dạy còn nói gì những thứ như 'Tôn giáo, Khoa học, Kinh luận, giáo điều...'

Chân lý ko phụ thuộc vào Phật, ko phụ thuộc Tôn giáo, ko phụ thuộc Khoa học... nên ko thể lấy ~ thứ đó làm y cứ cho Chánh Trí.

Pháp Bảo là Vô thượng trên đời; dành cho người có trí ko phải cho người vô trí; đến để mà thấy, ko phải đến để mà nghe.

Chúc chư ĐH an lạc và tăng thịnh trong Thánh pháp của Thế Tôn !

:)

Bạn phản bác tôi về vấn đề PHƯƠNG PHÁP NHÂN THỨC, nhưng rồi bạn lại kết luận có khác gì tôi ? :))

Để tránh lầm lẫn mất thì giờ, mời bạn giải thích về thấy cho rõ ràng.

Bởi vì theo tôi hiểu thì ý bạn là :

Chân lý lúc nào cũng thông qua thấy[/b của con người, ngoài cái đó ra thì không đáng tin.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot], Google [Bot]350 khách