Hỏi về Niết Bàn???

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

doccoden đã viết:
Niết Bàn là gì ? :)
_ Trả lời cho gọn :"Bản tánh của vạn pháp" :D
_ Ví dụ cho dễ hình dung : giơ cái bàn tay ra, khi nắm khi xòe thì thấy hễ "nắm" thì mất "xòe" và ngược lại hễ "xòe" thì mất "nắm" ; nhưng bàn tay vẫn còn y nguyên.
_ Do đó có thể thấy, các pháp trong thế gian luôn sinh diệt về hình tướng nhưng bản tánh vẫn luôn thường trụ.
_ Tuy về nhận thức thì phân biệt chúng là 2 nhưng thật ra lại là "tuy hai mà một". Do đó mà Long Thọ mới nói rằng :"Niết Bàn và Thế Gian không mảy may sai biệt" ;)
Thế không còn bàn tay thì bản tánh của nó ở đâu? :D

Kính.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

battinh đã viết:
doccoden đã viết:
Niết Bàn là gì ? :)
_ Trả lời cho gọn :"Bản tánh của vạn pháp" :D
_ Ví dụ cho dễ hình dung : giơ cái bàn tay ra, khi nắm khi xòe thì thấy hễ "nắm" thì mất "xòe" và ngược lại hễ "xòe" thì mất "nắm" ; nhưng bàn tay vẫn còn y nguyên.
_ Do đó có thể thấy, các pháp trong thế gian luôn sinh diệt về hình tướng nhưng bản tánh vẫn luôn thường trụ.
_ Tuy về nhận thức thì phân biệt chúng là 2 nhưng thật ra lại là "tuy hai mà một". Do đó mà Long Thọ mới nói rằng :"Niết Bàn và Thế Gian không mảy may sai biệt" ;)
Thế không còn bàn tay thì bản tánh của nó ở đâu? :D

Kính.
:)) ---> Thế không còn ta với người thì còn ai để mà hỏi "Đạo ở đâu ?"


Do còn bàn tay nên mới còn "nó" để mà luận bàn về bản tánh của nó. Chớ còn đặt trường hợp "không còn bàn tay" thì hiển nhiên là không còn có "nó" nữa rồi. Mà đã không còn "nó" thì ai lại ngô nghê tới độ hỏi tới bản tánh của nó nữa hè ;)


:))

------------------------

Do phàm phu còn "chấp có, chấp ngã" nên tôi mới lấy ví dụ "bàn tay" cho để hình dung. Nhưng đó là quan điểm "hữu ngã" của Ấn độ giáo. Còn với quan điểm "vô ngã" của Phật giáo thì lại rất khó hiểu...
Chưa hết, với trình độ "Tâm bất nhị" thì mới đạt đến cứu cánh tuyệt đối !


Trong kinh Lăng già, Bồ Đề Đạt Ma đã nói thẳng thế này :

"Không có Phật, Niết bàn
Không có Niết bàn, Phật
Lìa năng giác hoặc sở giác
Hoặc có hoặc không có
Tất cả thảy đều lìa"


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

doccoden đã viết:
Do phàm phu còn "chấp có, chấp ngã" nên tôi mới lấy ví dụ "bàn tay" cho để hình dung. Nhưng đó là quan điểm "hữu ngã" của Ấn độ giáo. Còn với quan điểm "vô ngã" của Phật giáo thì lại rất khó hiểu...
Chưa hết, với trình độ "Tâm bất nhị" thì mới đạt đến cứu cánh tuyệt đối !


Trong kinh Lăng già, Bồ Đề Đạt Ma đã nói thẳng thế này :

"Không có Phật, Niết bàn
Không có Niết bàn, Phật
Lìa năng giác hoặc sở giác
Hoặc có hoặc không có
Tất cả thảy đều lìa"
Phàm phu mang sự đầy mình,
Lại hay vác tánh nói chuyện... "thồng tiên".
Kiến đâu chẳng Thấy Niết bàn,
Phật kia lìa mất, Tánh mờ sương mai. :D
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 13/12/11 19:53 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Sương mai bị nắng làm tan
Tánh Phật trong sáng Niết bàn diệu tâm. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

Đồng Nát đã viết:
Duyên Khởi đã viết:he he, em khoái câu chiện nì gê:

Có một câu chuyện vui về Thiền tông như sau :
_ Đạo ở đâu ?
_ Ở trước mắt.
_ Thế sao tôi lại không nhìn thấy ?
_ Vì còn phân biệt, còn ta, còn người nên không thấy.
_ Thế khi không còn ta còn người thì có thấy chứ ?
_ Khi đó thì đâu còn ai hỏi thấy hay không thấy nữa !

:D kinhle
Hay thì hay thật, nhưng mà câu chuyện này không có pháp hành để giúp chúng ta có trí tuệ, mà giúp chúng ta "có cái" để đối đáp, để nói theo mỗi khi ai hỏi "Thiền là gì, Đạo là gì?", nhưng kỳ thực mình chẳng biết nó là cái gì hết đâu thiện hữu ạ! Đồng Nát ngày trước cũng khoái những câu chuyện hấp dẫn này lắm... :D
tangbong
Vì ko học kinh tạng Nikaya - ko nghe nhiều, ko có tư duy quán chiếu nên ĐH thấy ko có pháp hành. Chữ màu xanh là vị Thiền sư đang chỉ cho vị đồng học thấy rõ các Nhân duyên. Vì ko thấy rõ các Nhân duyên nên vị đồng học đã có tác ý câu hỏi ko khế hợp.
..................................
Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama ? Khi được hỏi: "Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng ?", Tôn giả Gotama đã trả lời: "Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng ?" Tôn giả Gotama thấy có sự nguy hại gì mà Ngài không chấp nhận hoàn toàn những tri kiến này như vậy ?

– Này Vaccha, nghĩ rằng: "Thế giới là thường trú", như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết- bàn. Này Vaccha, nghĩ rằng: "Thế giới là vô thường"... (như trên)... "Thế giới là hữu biên"... "Thế giới là vô biên"... "Sinh mạng và thân thể là một"... "Sinh mạng và thân thể là khác"... "Như Lai có tồn tại sau khi chết"... "Như Lai không có tồn tại sau khi chết"... "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết"... Này Vaccha, nghĩ rằng: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này Vaccha, Ta thấy có sự nguy hại này mà Ta không chấp nhận hoàn toàn những tri kiến như vậy.

– Nhưng Tôn giả Gotama có tà kiến nào không ?

– Này Vaccha, tà kiến đã được Như Lai đoạn trừ. Nhưng này Vaccha, đây là điều Như Lai đã thấy: "Đây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt; đây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt; đây là tưởng, đây là tưởng tập, đây là tưởng diệt; đây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt; đây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt". Do vậy ta nói rằng, với sự đoạn trừ, ly tham, đoạn diệt, xả bỏ, vứt bỏ tất cả ảo tưởng tất cả hôn mê, của tất cả ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên, mà Như Lai được giải thoát, không còn chấp thủ.

– Thưa Tôn giả Gotama, một Tỷ-kheo được tâm giải thoát như vậy sanh khởi chỗ nào ?

– Sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng. (nghĩa là câu hỏi không hợp lý)

– Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi?

– Không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

– Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy sanh khởi và không sanh khởi ?

– Sanh khởi và không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

– Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi và không không sanh khởi ?

– Không sanh khởi và không không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

– Khi được hỏi: "Tôn giả Gotama, vị Tỷ-kheo được tâm giải thoát như vậy sanh khởi tại chỗ nào ?", Tôn giả đáp: "Sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng". Khi được hỏi: "Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi ?" Tôn giả đáp: "Không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng". Khi được hỏi: "Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy sanh khởi và không sanh khởi?", Tôn giả đáp: "Sanh khởi và không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng". Khi được hỏi: "Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi và không không sanh khởi ?", Tôn giả đáp: "Không sanh khởi và không không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng". Thưa Tôn giả Gotama, tôi trở thành vô tri về điểm này, tôi trở thành mê mờ về điểm này, và một số tin tưởng tôi đã có đối với Tôn giả Gotama do các cuộc đàm thoại lúc trước đem lại, nay đã biến mất nơi tôi.

– Này Vaccha, thôi vừa rồi, vô tri của Ông ! Thôi vừa rồi, mê mờ (của Ông) ! Này Vaccha, sâu kín là pháp này, khó thấy, khó giác ngộ, an tịnh, thù thắng, không thể luận bàn, tế nhị, chỉ bậc trí mới hiểu. Thật rất khó cho Ông có thể hiểu được, khi Ông thuộc tri kiến khác, kham nhẫn khác, lý tưởng khác, hành trì khác, Đạo sư khác. Và này Vaccha, nay Ta trở lại hỏi Ông. Hãy trả lời nếu Ông kham nhẫn. Này Vaccha, Ông nghĩ thế nào? Nếu một ngọn lửa cháy đỏ trước mặt Ông, Ông có biết: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt tôi ?"

– Tôn giả Gotama, nếu một ngọn lửa cháy đỏ trước mặt tôi, tôi có biết: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt tôi".

– Nhưng nếu, này Vaccha, có người hỏi Ông như sau: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt Ông, ngọn lửa này do duyên gì mà cháy đỏ ?", nếu được hỏi vậy, này Vaccha, Ông trả lời như thế nào ?

– Thưa Tôn giả Gotama, nếu có người hỏi tôi như sau: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt Ông, ngọn lửa này do duyên gì mà cháy đỏ ?", nếu được hỏi vậy, thưa Tôn giả Gotama, tôi sẽ trả lời như sau: "Ngọn lửa cháy đỏ trước mặt tôi, ngọn lửa này cháy đỏ do duyên nhiên liệu cỏ và củi".

– Này Vaccha, nếu ngọn lửa ấy bị tắt trước mặt Ông, Ông có biết: "Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi ?"

– Tôn giả Gotama, nếu ngọn lửa ấy được tắt trước mặt tôi, tôi sẽ biết: "Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi".

– Này Vaccha, nếu có người hỏi Ông như sau: "Ngọn lửa này đã tắt trước mặt Ông, ngọn lửa ấy từ đây đã đi về phương hướng nào, phương Đông, phương Tây, phương Bắc, hay phương Nam ?", được hỏi vậy, này Vaccha, Ông trả lời thế nào ?

– Không có thể áp dụng ở đây, Tôn giả Gotama. Vì rằng, này Tôn giả Gotama, ngọn lửa ấy đã cháy vì duyên nhiên liệu cỏ và củi. Khi cỏ và củi ấy hết và vì không có nhiên liệu khác, nên được xem là không có nhiên liệu, đã bị tắt.

– Cũng vậy, này Vaccha, do sắc pháp này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, sắc pháp ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát khỏi cái gọi là sắc, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy như đại dương. Khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.
Do thọ này, .....
Do tưởng này...
Do hành này.....
Do thức này, nhờ đó mà một người nhận thức Như Lai có thể nhận thức được, cái thức ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt được tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát cái gọi là thức, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy như đại dương, khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.

http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... trungbo072
Đoạn Kinh này với đoạn đối thoại của 2 vị Thiền sư có văn sai khác ('Lửa' & 'Đạo') nhưng nghĩa tương đồng: chỉ cho 1 người ko khéo tác ý đã khởi lên những 'tưởng' ko khế hợp vì ko thấy rõ các Nhân duyên. ĐH có thể quán chiếu và tìm thấy ý nghĩa.

:)


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

cục đất đã viết:
Đồng Nát đã viết:
Duyên Khởi đã viết:he he, em khoái câu chiện nì gê:

Có một câu chuyện vui về Thiền tông như sau :
_ Đạo ở đâu ?
_ Ở trước mắt.
_ Thế sao tôi lại không nhìn thấy ?
_ Vì còn phân biệt, còn ta, còn người nên không thấy.
_ Thế khi không còn ta còn người thì có thấy chứ ?
_ Khi đó thì đâu còn ai hỏi thấy hay không thấy nữa !

:D kinhle
Hay thì hay thật, nhưng mà câu chuyện này không có pháp hành để giúp chúng ta có trí tuệ, mà giúp chúng ta "có cái" để đối đáp, để nói theo mỗi khi ai hỏi "Thiền là gì, Đạo là gì?", nhưng kỳ thực mình chẳng biết nó là cái gì hết đâu thiện hữu ạ! Đồng Nát ngày trước cũng khoái những câu chuyện hấp dẫn này lắm... :D
tangbong
Vì ko học kinh tạng Nikaya - ko nghe nhiều, ko có tư duy quán chiếu nên ĐH thấy ko có pháp hành. Chữ màu xanh là vị Thiền sư đang chỉ cho vị đồng học thấy rõ các Nhân duyên. Vì ko thấy rõ các Nhân duyên nên vị đồng học đã có tác ý câu hỏi ko khế hợp.
(....)
Đoạn Kinh này với đoạn đối thoại của 2 vị Thiền sư có văn sai khác ('Lửa' & 'Đạo') nhưng nghĩa tương đồng: chỉ cho 1 người ko khéo tác ý đã khởi lên những 'tưởng' ko khế hợp vì ko thấy rõ các Nhân duyên. ĐH có thể quán chiếu và tìm thấy ý nghĩa.
:)
Pháp hành là gì? câu kết luận như vậy là pháp hành sao? có chỉ ra phương tiện gì theo thứ lớp để tu hành một cách cụ thể không? hay chỉ nói đến "kết quả" mà thôi? Hay là Đồng Nát không thực sự hiểu được những gì thiện hữu giải thích?


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

Đồng Nát đã viết:
cục đất đã viết:
Đồng Nát đã viết:
Duyên Khởi đã viết:he he, em khoái câu chiện nì gê:

Có một câu chuyện vui về Thiền tông như sau :
_ Đạo ở đâu ?
_ Ở trước mắt.
_ Thế sao tôi lại không nhìn thấy ?
_ Vì còn phân biệt, còn ta, còn người nên không thấy.
_ Thế khi không còn ta còn người thì có thấy chứ ?
_ Khi đó thì đâu còn ai hỏi thấy hay không thấy nữa !

:D kinhle
Hay thì hay thật, nhưng mà câu chuyện này không có pháp hành để giúp chúng ta có trí tuệ, mà giúp chúng ta "có cái" để đối đáp, để nói theo mỗi khi ai hỏi "Thiền là gì, Đạo là gì?", nhưng kỳ thực mình chẳng biết nó là cái gì hết đâu thiện hữu ạ! Đồng Nát ngày trước cũng khoái những câu chuyện hấp dẫn này lắm... :D
tangbong
Vì ko học kinh tạng Nikaya - ko nghe nhiều, ko có tư duy quán chiếu nên ĐH thấy ko có pháp hành. Chữ màu xanh là vị Thiền sư đang chỉ cho vị đồng học thấy rõ các Nhân duyên. Vì ko thấy rõ các Nhân duyên nên vị đồng học đã có tác ý câu hỏi ko khế hợp.
(....)
Đoạn Kinh này với đoạn đối thoại của 2 vị Thiền sư có văn sai khác ('Lửa' & 'Đạo') nhưng nghĩa tương đồng: chỉ cho 1 người ko khéo tác ý đã khởi lên những 'tưởng' ko khế hợp vì ko thấy rõ các Nhân duyên. ĐH có thể quán chiếu và tìm thấy ý nghĩa.
:)
Pháp hành là gì? câu kết luận như vậy là pháp hành sao? có chỉ ra phương tiện gì theo thứ lớp để tu hành một cách cụ thể không? hay chỉ nói đến "kết quả" mà thôi? Hay là Đồng Nát không thực sự hiểu được những gì thiện hữu giải thích?
tangbong
ĐH hãy kham nhẫn ! :)
cục đất đã nói rõ là Thế Tôn cũng như vị Thiền sư đã chỉ cho vị đồng học của mình thấy rõ các Nhân duyên. Chỉ là vì Thiền tông có truyền thống bất lập văn tự nên chỉ nói gỏn lọn (nhưng mà hình như đoạn trên cũng lập văn tự hơi bị nhìu :) ), còn Thế Tôn là Thầy của Trời Người nên pháp Ngài giảng là đầy đủ Nhân duyên, với 'sơ thiện, trung thiện, hậu thiện' có nghĩa có văn đủ đầy.

Vì không thấy rõ các Nhân duyên nên vị ấy đã tác ý những 'tưởng' ko thích hợp. (rơi vào kiến kiết sử: 'Đạo', 'Lửa', 'sanh khởi',... )
Câu kết như trên là để ngăn lại dòng tư tưởng ko thích hợp và để xoay lại quán chiếu các Pháp.

Tác ý những 'tưởng' ko thích hợp là phi pháp hành
Ko tác ý những 'tưởng' ko thích hợp chính là pháp hành.


ĐH xem lại trong diễn đàn có bao nhiêu bài ĐH nói có Nhân có duyên, đưa sự thảo luận đi đúng Pháp ?
Bài nào có đầy đủ Nhân duyên thì bài ấy có lợi ích và giúp người xem đến gần Chánh pháp của chư Phật, bài nào không đầy đủ Nhân duyên thì bài ấy sẽ ko đầy đủ lợi ích, ko giúp người xem đến gần Chánh pháp của chư Phật (đôi khi bị bỏ quên, bị tranh cãi, bị khóa...). Bởi vì Duyên khởi chính là Pháp bảo của Thế Tôn lưu truyền ở thế gian.

:)


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Ở đây rõ ràng có cái gì đó Đồng Nát chưa thấu đáo ý của thiện hữu?
Thứ nhứt, đối với Phật từ còn sơ cơ thì bài đó không ích lợi gì cho họ, vì họ không có hiểu các Tổ nói gì, nhưng vẫn nhận thấy cái gì "hay hay", "cao siêu" nên chắc chắc sẽ nói theo, không hiểu mà nói theo đến khi có ai hỏi ngược lại không giải thích được thì nói lòng vòng theo cái cách "Cắc ké là mẹ kỳ nhông, kỳ nhông là ông kỳ đà..." cứ xà quần như vậy chẳng tới đâu, dẫn đến như thiện hữu nói "Tác ý những 'tưởng' ko thích hợp là phi pháp hành" kinhle , cái này đầy trên diễn đàn nào cũng có nhất là các vị ham thích thiền tông nhưng chưa có thực hành thiền mà chỉ đọc các câu chuyện đó, đó là lý do Đồng Nát đốn hạ vì tu học người sơ cơ, còn ai có học có hành thì nói làm chi, phải không thiện hữu? :)

Đơn giản như câu "đói ăn, mệt ngủ" thì ai đã thực hành pháp thiền rồi thì hiểu ngay đó là giữ chánh niệm, tỉnh giác trong các oai nghi, ăn trong chánh niệm, ăn trong tỉnh giác...đi-đứng-nằm-ngồi cũng thế, "quét lá đa cũng thiền" là cầm cây chổi quét trong chánh niệm, quét trong tỉnh giác...

riêng bây giờ nói đến chánh niệm, sao là tỉnh giác? thì chắc chắn 100% là người sơ cơ chưa đào sâu kinh Phật, không hiểu được từ "chánh niệm", "tỉnh giác" là gì...huống hồ nói một cách mơ hồ "đói ăn, mệt ngủ" vì ngay nào mà chẳng ăn, ngày nào chẳng ngủ, ngày nào chẳng bưng nước, dâng cơm, chẻ củi... ai cũng làm mỗi ngày mà có ai giác ngộ cái gì đâu? Chắc thei65n hữu chưa đo hết bài của Đồng Nát nên cũng không thực sự hiểu ý.

Còn phật tử sơ cơ thì sao hiểu được điều đó, ít hành mà chỉ nói theo thôi, người sơ cơ như Đồng Nát đây thì nhiều như cát sông Hằng, còn hàng hữu học có trí tuệ đếm trên đầu ngón tay trên diễn đàn, thiển ý của Đồng Nát là vậy. kinhle
Tùy duyên vậy.


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Thì đúng rồi.
Bài đó nói đơn giản ngắn gọn như vậy thì người sơ cơ mới đọc vào sao hiểu được ?
Nhưng cũng ko nên vì mình ko hiểu mà nói là 'ko ý nghĩa, ko pháp hành...' (như bài kinh Canki Phật có dạy cách hộ trì Chân lý - 'Chớ nên nghĩ chỉ đây mới là đúng, còn ngoài ra là sai lầm' :) )
Vì hiểu được điều này nên cục đất đã tìm lại nguyên văn lời Phật dạy trong Kinh tạng để nói rộng về đoạn đó. Và rõ ràng đoạn đó so với Kinh tạng thì văn sai khác nhưng nghĩa tương đồng.
Và vì thấy có lợi ích cho người đọc nên cục đất mới làm như vậy.
Thật hoan hỷ khi được trao đổi Pháp học cùng ĐH !

:)


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Có nhiều cái "kỳ kỳ" lắm thiện hữu ơi! :)
một bên chấp không,một bên chấp có...cái này nhiều nhiều như cát sông Hằng :D , rồi xong bên chấp có đi phản biện với bên chấp không, dĩ nhiên ai cũng thấy mình đúng mới đi phản biện, còn Đồng Nát cũng thấy mỗi bên đều không sai (ủa sai kỳ vậy??? lẽ thường phải có một bên sai và một bên đúng, đằng này ai cũng đúng hết mà khong ai chấp nhập ai là sao??? vậy Đồng Nát anh chàng ..."ba phải" ah??? :D

Họ thấy sao nói vậy sao bảo họ sai? Chỉ có điều chưa thấy bao quát, chỉ có điều mỗi người nhìn thấy một phía (biên kiến), trong khi Phật dạy như thế là 2 cái thấy cực đoạn (nhị biên-nhị kiến), con đường Trung Đạo là không thấy có 2 (nhị kiến), đây là đườgn chúng ta phải đi đó là con đường trong 37 phẩm trợ đạo cho mỗi chúng ta.
Kính.
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 19/12/11 05:22 với 1 lần sửa.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết:con đường Trung Đạo là không thấy là không thấy có 2 (bất nhị)
Không thấy thì giống như gỗ đá?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

BATKHONG1985 đã viết:
Đồng Nát đã viết:con đường Trung Đạo là không thấy là không thấy có 2 (bất nhị)
Không thấy thì giống như gỗ đá?
"con đường Trung Đạo là không thấy có 2 (nhị kiến)" tức tâm bất nhị.
Xin lỗi đồng nát đánh máy sai.

Cảm ơn. tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.147 khách