Hỏi về Niết Bàn???

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong À, nếu đạo hữu chấp nhận được những lời trên của bt & hiểu như bt hiểu, thì đạo hữu cũng hiểu ý nghĩa 4 chữ "bản lai diện mục".

Ngoài ra thì phải hành trì mới thấy được. tangbong tangbong tangbong bt


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tất cả chúng sanh, tất cả chư Phật đều có sẵn Bồ Đề Niết Bàn. Chẳng qua chúng sanh mê muội chẳng hay biết mà thôi nên phải chịu khổ. Còn chư Phật đã giác ngộ trở về được với cái Bồ Đề Niết Bàn sẵn có nên các ngài không còn chịu khổ nữa.

Bồ Đề Niết Bàn không gì khác hơn là chính cái Chân Tâm Tự Tánh của mình. Ai cũng sẵn có, có nhận được, có trở về được và sống được với Chân Tâm Tự Tánh hay không là do nơi chính mỗi người chúng sanh.

Nếu giác ngộ trở về sống với chân tâm tự tánh thì gọi là được Niết Bàn. Chứ không phải chết mà gọi là Niết Bàn. Đó là sai lầm.

Dù chúng sanh có sống hay chết thì Bồ Đề Niết Bàn vẫn nguyên vẹn thường trụ cùng khắp.

Chúng sanh mê muội Bồ Đề Niết Bàn cũng vẫn nguyên vẹn thường trụ như thế.
Phật Đà giác ngộ, Bồ Đề Niết Bàn cũng vẫn nguyên vẹn thường trụ như thế.

Thánh chẳng thêm, phàm chẳng bớt.

Đừng đem tâm sanh diệt để luận bàn Bồ Đề Niết Bàn.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

biển tâm đã viết:tangbong
Tâm sanh các pháp: tâm này là vọng tâm, pháp này là pháp không thật hữu. Pháp không thật mà tâm chấp vào rồi sanh khởi đẹp xấu, yêu ghét, được mất, hơn thua….nên mới nói tâm sanh các pháp (chữ pháp mang nhiều ý nghĩa lắm đạo hữu ạ, pháp là sắc vật chất mà pháp cũng có ý nghĩa trạng thái tâm nữa đó)

Đạo hữu Đồng Nát ngẫm nghĩ đi nha, một khi tâm động niệm thì trạng thái tâm chuyển đổi (thương, ghét, khổ, vui….) & cảnh vật cũng thay đổi theo cái nhìn, phán đóan, suy diễn…… của trạng thái tâm.

Sở dĩ bt mong đạo hữu xem kỹ nhân quả duyên khởi vì không có pháp nào ra ngoài nhân duyên cả. Nếu biết các pháp là duyên sinh (không thật hữu) thì tâm không khởi niệm. Vậy là tâm không sinh pháp.

bt rất hoan hỉ & hạnh phúc góp chút ít hiểu biết cơ bản, chỉ ngại làm spam diễn đàn thôi.

tangbong tangbong tangbong kính mến,bt
ái dà, Đồng nát "để lộn ruột gan lên đầu" hết rồi, :D từ từ quán xét xong sẽ hỏi tiếp.
Cảm ơn thiện ơn Biển Tâm nhiều nhiều.
Chúc an lạc và thành tựu trong chánh Pháp.
Kính tangbong


Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

Đồng Nát đã viết:
biển tâm đã viết:tangbong Đạo hữu Đồng Nát ơi, đâu có Phật nào thành chúng sanh .
Chào thiện hữu Biển tâm, :D
Nhưng mà rõ ràng là bài viết trên nói làm sao mà làm Đồng Nát ngu muội này hiểu như vậy mới đi hỏi lại chớ? :D
Chẳng hạn như Đồng Nát bây giờ còn ngu muội nói bậy là "Phật sau khi đánh mất chân như nên thành chúng sanh", sau đó nhờ thiện hữu BT giải thích xong làm cho Tâm của Đồng Nát sáng ra hiểu được, thấy được rằng Phật không thể thành chúng sanh, sau khi hiểu được như vậy thì rồi thì lẽ nào Đồng Nát lại mất đi cái hiểu biết, cái thấy đó, cũng như thế sao một bậc Thánh rồi có thể trở thành phàm phu được nữa sau khi Đại giác ngộ... :D

Nhưng mà trước khi là Tâm chúng sanh như Đồng Nát bây giờ, vậy Tâm của Đồng Nát trước đó là Tâm gì???
Tặng thiện hữu Biển Tâm mấy đóa hoa vô thường nở trong cõi vô thường tangbong :D
Kính. tangbong
Dạ, tâm đó cũng là tâm của chúng sanh thui ạ :))
Chỉ khi giác ngộ, mới có tâm chân như thui ạ
Tâm của ông gian thương giàu có đời này, khác với tâm của ông quét chùa đời trước. :))
Cho nên, tâm vọng niệm luôn sanh diệt. Tưởng khác nhưng không phải khác :D


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
KIM CO MAT TICH đã viết:Nay tôi có thắc mắc điều này:
1. Nhập Niết Bàn là gì vậy? Đó là một cảnh giới hay là gì nhỉ?
1. ‘Nhập Niết Bàn’ là chấm dứt thọ mạng, ko còn tái sanh. Đó là 1 ‘trạng thái’: - ‘Trạng thái’ không còn khởi lên, không còn liên hệ với ‘Sắc, Thọ, Tưởng, hành, Thức’.

Chánh kinh : "Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn dễ sử dụng, vững chắc như vậy, Ta dẫn tâm hướng tâm đến túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tân minh. Ta như thật thắng tri: Đây là khổ. Đây là khổ tập. Đây là khổ diệt. Đây là con đường đưa đến khổ diệt. Đây là những lậu hoặc. Đây là những lậu hoặc tập khởi. Đây là những lậu hoặc đoạn diệt. Đây là con đường đưa đến lậu hoặc đoạn diệt. Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, khởi lên trí hiểu biết: Ta đã giải thoát. Ta thắng tri: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành. Những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa. Trong đêm, canh ba, Ta chứng được minh thứ ba. Vô minh diệt, minh sanh. Bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi ta sống, không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần".

Đoạn này tương ưng với lời tuyên bố của Phật khi Ngài vừa đản sanh trên thế giới này.
Ngài đã thắng tri : ‘Ta đã Giải thoát, không còn trở lui trạng thái này nữa’. Như vậy, nghĩa là Ngài đạt được ‘trang thái’ khác, không còn hệ lụy với trạng thái này (tức 5 uẩn). Mà chúng ta đang dùng 5 uẩn để trao đổi nên không thể liễu giải vấn đề này.
Và đây cũng là vấn đề không được tuyên bố :
1. Bấy giờ một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, đối với Thánh đệ tử có nghe nhiều, nghi ngờ không khởi lên đối với những vấn đề không được tuyên bố?
2. - Này Tỷ-kheo, do kiến diệt, với vị Thánh đệ từ có nghe nhiều, nghi ngờ không khởi lên đối với những vấn đề không được tuyên bố:
"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
"Sau khi chết, Như Lai không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
"Sau khi chết, Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
Này Tỷ-kheo, kẻ phàm phu không có nghe nhiều, không tuệ tri kiến, không tuệ tri kiến tập khởi, không tuệ tri kiến đoạn diệt, không tuệ tri con đường đưa đến kiến đoạn diệt; kiến ấy của người ấy tăng trưởng. Người ấy không thoát khỏi khổ".
Này Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có nghe nhiều, tuệ tri kiến, tuệ tri kiến tập khởi, tuệ tri kiến đoạn diệt, tuệ tri con đường đưa đến kiến đoạn diệt; kiến của người ấy tiêu diệt. Người ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Người ấy thoát khỏi khổ".
Này Tỷ-kheo, do biết vậy, do thấy vậy, vị Thánh đệ tử có nghe nhiều không có tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai có tồn tại", không có tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai không có tồn tại", không có tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại", không có tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai không tồn tại và không không tồn tại".
Do biết vậy, do thấy vậy, này Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có nghe nhiều có một thái độ không tuyên bố đối với những vấn đề không được tuyên bố.

http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi06.html
2. Niết Bàn có mấy loại?

Chúng sinh bị trói buộc trong Luân hồi là do các kiết sử, tùy theo mức độ đoạn trừ kiết sử mà đạt được ‘trạng thái’ Niết bàn tương ưng :
'Trung gian Niết-bàn, Tổn hại Bát-Niết-bàn, Vô hành Niết-bàn, Hữu hành Bát-Niết-bàn, Thượng lưu Bát-Niết-bàn, Hữu dư y Niết-bàn, Vô dư y Niết-bàn'

http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi06.html


Và vấn đề này, Phật chỉ thuyết tóm lược, không có thuyết rộng rãi vì nó thuộc vấn đề không tuyên bố hay không thể nghĩ đến được.
Niết Bàn của A La Hán và của Phật giống hay khác nhau điểm gì?
Phật chính là vị A La Hán đầu tiên, chưa có Phật làm gì có danh tự 'A La Hán' hay danh tự 'Niết-bàn'. Và Niết-bàn thâm sâu vô lượng như biển lớn, không thể suy lường được : ‘15. Ví như, này Pahàràda, phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không vì vậy biển lớn được thấy có vơi có đầy. Cũng vậy, này Pahàràda, nếu có nhiều Tỷ-kheo nhập vào Niết-bàn giới không có dư y, Niết-bàn giới cũng không vì vậy được thấy có vơi có đầy. Này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ năm mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.'

http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi02.html

Nhưng sau khi đọc qua, tại hạ chỉ kết luận 1 câu:

"Niết bàn chẳng thể nghĩ và bàn, nếu có thể nghĩ và bàn thì đó chẳng phải là Niết Bàn". Bởi nó chẳng phải có, cũng chẳng phải không. Nhưng, những gì tri kiến chúng ta nghĩ bàn được đều hoặc là "có" hoặc là "không", Niết Bàn lại không thuộc có và không, cho nên ta không thể hiểu được Niết Bàn, có lẽ Chứng Quả mới biết được.
Đoạn này ĐH đã tìm được đường ra mặc dù vẫn có sai phạm ở những từ 'màu đỏ'.
Vậy: Niết Bàn có phải là Chân Tâm, Bản Tánh hay không? Chứng nghiệm Niết Bàn tức là chứng nghiệm chân tâm, bản tánh?
Nhưng đến đây ĐH lại chui vào, rơi vào ngã kiến và truy hối. :)
Hãy ‘quán’ lại lời Phật đã dạy, không phải không nhân Duyên mà Phật không tuyên bố.

Chúc ĐH an lạc, tinh tấn trong giáo Pháp Thế Tôn !

:)


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính thiện trí thức Cục_Đất. tangbong

kn xin góp một ít sự hiểu biết cỏn con giải nghĩa hai câu này :
Này Tỷ-kheo, kẻ phàm phu không có nghe nhiều (thiếu pháp học vào pháp hành trung đạo tứ niệm xứ, khổ thánh đế),
không tuệ tri kiến ( thiếu tuệ tri kiến khổ đế ) , không tuệ tri kiến tập khởi (thiếu tuệ tri kiến tập đế) ,
không tuệ tri kiến đoạn diệt (thiếu tuệ tri kiến đoạn diệt khổ đế), không tuệ tri con đường đưa đến kiến đoạn diệt (thiếu tuệ tri kiến đạo đoạn diệt khổ đế), ; kiến ấy của người ấy tăng trưởng (10 kiết sử, trong đó cỏ 3 kiết rất trọng đại là tà kiến, thân kiến và giới cấm thủ). Người ấy không thoát khỏi khổ" (khổ trong ba cõi 6 đường).
Này Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có nghe nhiều (đầy đủ pháp học vào pháp hành trung đạo tứ niệm xứ, khổ thánh đế),
tuệ tri kiến (tuệ tri kiến khổ thánh đế ), tuệ tri kiến tập khởi (tuệ tri kiến tập khổ thánh đế ),
tuệ tri kiến đoạn diệt (tuệ tri kiến đoạn diệt khổ thánh đế), tuệ tri con đường đưa đến kiến đoạn diệt (tuệ tri kiến đạo đoạn diệt khổ thánh đế); kiến của người ấy tiêu diệt (10 kiết sử). Người ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não (Niết Bàn).
Ta nói rằng: "Người ấy thoát khỏi khổ" ( không còn sanh tử, luân hồi trong 3 cõi 6 đường).
kn nghĩ sau viết như vậy, không biết có viết đúng kinh văn hay không ?

Chúc quý đạo hữu thân tâm thường an tỉnh. tangbong

Kinh, kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
không tuệ tri kiến
đoạn này của Kinh Tăng Chi nói đến các hý luận về Như Lai cho nên kiến ở đây là tà kiến về Như Lai

tà kiến về Như Lai là điều duy trì sự khổ não; muốn không có sự sinh khởi của tà kiến này, hay bất cứ tà kiến hoặc phiền não nào khác, thì:

trước hết ta phải nhận ra nó; vì nếu không thì nó có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào đủ duyên – đây là ý nghĩa của tuệ tri kiến

sau khi nhận ra nó ta tiếp tục tư duy quán chiếu tại sao có sự chấp vào nó – đây là ý nghĩa của tuệ tri kiến tập khởi

khi biết rõ sự tập khởi của nó thì ta sẽ có cách tránh nó qua chánh niệm tỉnh giác – đây là ý nghĩa của tuệ tri kiến đoạn diệt và tuệ tri kiến đoạn diệt đạo

:)


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

hlich đã viết:tangbong
không tuệ tri kiến
đoạn này của Kinh Tăng Chi nói đến các hý luận về Như Lai cho nên kiến ở đây là tà kiến về Như Lai

tà kiến về Như Lai là điều duy trì sự khổ não; muốn không có sự sinh khởi của tà kiến này, hay bất cứ tà kiến hoặc phiền não nào khác, thì:

trước hết ta phải nhận ra nó; vì nếu không thì nó có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào đủ duyên – đây là ý nghĩa của tuệ tri kiến

sau khi nhận ra nó ta tiếp tục tư duy quán chiếu tại sao có sự chấp vào nó – đây là ý nghĩa của tuệ tri kiến tập khởi

khi biết rõ sự tập khởi của nó thì ta sẽ có cách tránh nó qua chánh niệm tỉnh giác – đây là ý nghĩa của tuệ tri kiến đoạn diệt và tuệ tri kiến đoạn diệt đạo

:)
tangbong
Kính đạo hữu hlich.
"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
"Sau khi chết, Như Lai không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
"Sau khi chết, Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
Đúng rồi, đoạn kinh văn trên đã nói rõ bốn lần "Như Lai", đây là sự sơ sót của kn.
Xin cám ơn đạo hữu nhắc nhở. tangbong

Kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

khai nhụy đã viết:
"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
"Sau khi chết, Như Lai không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.
"Sau khi chết, Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến.



Kính,kn
Một trong những câu hỏi mà Đức Phật im lặng, không trả lời :"Sau khi chết, Như Lai có tồn tại hay không ?" Vì biết trước câu trả lời sẽ thuộc 1 trong 4 câu nói trên, mà chúng đều là tà kiến nên Phật đã im lặng, không trả lời :))

---------------------

Niết Bàn là gì ? :)
_ Trả lời cho gọn :"Bản tánh của vạn pháp" :D
_ Ví dụ cho dễ hình dung : giơ cái bàn tay ra, khi nắm khi xòe thì thấy hễ "nắm" thì mất "xòe" và ngược lại hễ "xòe" thì mất "nắm" ; nhưng bàn tay vẫn còn y nguyên.
_ Do đó có thể thấy, các pháp trong thế gian luôn sinh diệt về hình tướng nhưng bản tánh vẫn luôn thường trụ.
_ Tuy về nhận thức thì phân biệt chúng là 2 nhưng thật ra lại là "tuy hai mà một". Do đó mà Long Thọ mới nói rằng :"Niết Bàn và Thế Gian không mảy may sai biệt" ;)

Có một câu chuyện vui về Thiền tông như sau :
_ Đạo ở đâu ?
_ Ở trước mắt.
_ Thế sao tôi lại không nhìn thấy ?
_ Vì còn phân biệt, còn ta, còn người nên không thấy.
_ Thế khi không còn ta còn người thì có thấy chứ ?
_ Khi đó thì đâu còn ai hỏi thấy hay không thấy nữa !

:))


Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

he he, em khoái câu chiện nì gê:

Có một câu chuyện vui về Thiền tông như sau :
_ Đạo ở đâu ?
_ Ở trước mắt.
_ Thế sao tôi lại không nhìn thấy ?
_ Vì còn phân biệt, còn ta, còn người nên không thấy.
_ Thế khi không còn ta còn người thì có thấy chứ ?
_ Khi đó thì đâu còn ai hỏi thấy hay không thấy nữa !

:D kinhle


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Duyên Khởi đã viết:he he, em khoái câu chiện nì gê:

Có một câu chuyện vui về Thiền tông như sau :
_ Đạo ở đâu ?
_ Ở trước mắt.
_ Thế sao tôi lại không nhìn thấy ?
_ Vì còn phân biệt, còn ta, còn người nên không thấy.
_ Thế khi không còn ta còn người thì có thấy chứ ?
_ Khi đó thì đâu còn ai hỏi thấy hay không thấy nữa !

:D kinhle
Hay thì hay thật, nhưng mà câu chuyện này không có pháp hành để giúp chúng ta có trí tuệ, mà giúp chúng ta "có cái" để đối đáp, để nói theo mỗi khi ai hỏi "Thiền là gì, Đạo là gì?", nhưng kỳ thực mình chẳng biết nó là cái gì hết đâu thiện hữu ạ! Đồng Nát ngày trước cũng khoái những câu chuyện hấp dẫn này lắm... :D


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Hỏi về Niết Bàn???

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Đồng Nát đã viết:
Duyên Khởi đã viết:he he, em khoái câu chiện nì gê:

Có một câu chuyện vui về Thiền tông như sau :
_ Đạo ở đâu ?
_ Ở trước mắt.
_ Thế sao tôi lại không nhìn thấy ?
_ Vì còn phân biệt, còn ta, còn người nên không thấy.
_ Thế khi không còn ta còn người thì có thấy chứ ?
_ Khi đó thì đâu còn ai hỏi thấy hay không thấy nữa !

:D kinhle
Hay thì hay thật, nhưng mà câu chuyện này không có pháp hành để giúp chúng ta có trí tuệ, mà giúp chúng ta "có cái" để đối đáp, để nói theo mỗi khi ai hỏi "Thiền là gì, Đạo là gì?", nhưng kỳ thực mình chẳng biết nó là cái gì hết đâu thiện hữu ạ! Đồng Nát ngày trước cũng khoái những câu chuyện hấp dẫn này lắm... :D

Gì cũng được chớ mà để nói theo nhưng kỳ thực mình chẳng biết nó là cái gì hết thì chả khác gì con két :))


Câu chuyện trên tưởng như chuyện hài hước, nói mẹo hay chơi chữ...nhưng thực ra có ý nghiêm túc và sâu sắc. Vì cái gì cũng là "nó" nên không thể phân biệt ra chủ thể (cái thấy) và đối tượng (cái bị thấy). Nhưng nếu không thể dùng từ "thấy" theo nghĩa thông thường thì người ta lại hiểu sai rằng không có "nó" (hễ có thì phải thấy, không thể thấy sao biết là có ?) ;)

Ngoài sự giới hạn ra, ngôn từ cũng tùy theo ngữ cảnh mà có nghĩa khác nhau. Chẳng hạn :
1_ "Sau khi chết thì Như Lai có còn tồn tại hay không?"
2_ "Như Lai không từ đâu đến, cũng không đi về đâu"
thì từ "Như Lai" ở 2 câu trên lại có 2 nghĩa khác nhau. Do đó chớ cả mừng mà dùng câu 2 làm đáp án trả lời cho câu 1 :D


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách